1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của việt nam trong tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế asean hội nhập WTO

128 596 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 17,66 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP HỌC VIỆN

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DUNG CONG DONG KINH TE

ASEAN HOI NHAP WTO

Trang 2

MUC LUC Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chuwong 1: (ONG QUAN VE ASEAN VA LO TRINH XAY DUNG CONG 11 12 1.2.1 1.2.2 Chương 2: 21 2.1 2142 22 23

ĐÔNG KINH TE ASEAN

Sự ra đời và phát triển của ASEAN

Sự ra đời của ASEAN

Quá trình phát triển của ASEAN Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và những kết quả đã đạt được - — Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN -.- Những kết quả đã đạt được

'VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG TIỀN TRÌNH XÂY DỰNG CONG DONG KINH TE ASEAN HOI NHAP WTO

Chủ trì thành công các Hội nghị cấp cao về xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN

Việt Nam đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN ngay sau khi Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vừa có hiệu lực as

Trang 3

2.3.1 2.3.2 233 24, 'Về thương mại, dịch vụ và đầu tư

'Về nâng cao năng lực cạnh tranh Về hội nhập kinh tế toàn cầu

Góp phần thu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong cộng đồng Chương3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YÊU NHẰM TIẾP 3.1 3.1.1 3.12 3.2 3.2.1 3.2.2 323

TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG TIEN

TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐƠNG KINH TẾ ASEAN HỘI NHẬP WTO

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi trở thành thành viên cũa Cộng đồng kinh tế ASEAN,

Triển vọng của cộng đồng kinh tế ASEAN

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia AEC :

Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát

huy vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát

triển Cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập WTO

Thống nhất nhận thức về AEC và quán triệt quan điểm tích cực

tham gia AEC hội nhập WTO

Trang 4

Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 3.1:

DANH MUC CAC BANG

Lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Việt Nam giai

doan 1996-2006

Thời điểm tiến hành thuế quan hóa các sản phim cam két

theo CEPT/AFTA

Các ngành dịch vụ Việt Nam cam kết trong AFAS

10 nền kinh tế dẫn đầu năm 201 1-2012

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn hợp tác kinh tế

châu Á — Thái Bình Duong

APT: ASEAN Plus Three Framework- Khuén khé ASEAN céng Ba

ARF: Diễn đàn an ninh khu vực

ASA: ASEAN Awap Arrangement- Thảo thuận hoán đổi ASEAN ASC: ASEAN Standing Committee - Uy ban thudng true ASEAN ASC: ASEAN Security Community — Céng déng an ninh ASEAN ASCC: ASEAN Socio-Cultural Community - céng déng van héa x4 hoi ASEAN ASEAN: Association East Asian Nation — Higp h@i cdc quéc gia Dong Nam A CAFTA: China - ASEAN AFTA — Khu vue mau dich ty do ASEAN — Trung Quéc

CEPT: Common Effective Preferetial Tariff — Hiép dinh vé chuong

trình ưu đãi thuế quan

CLMV: Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma

CMI: Sang kién Chiang Mai

EAEC: East Asian Economic Caucus — Dién din kinh té Déng A

EAFTA: East Asian Free Trade Area — Khu vue mau dich ty do Đông Á

EEC: European Economic Community — Cong déng kinh té châu Âu

EHP: Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu của Việt Nam thực hiện

chương trình thu hoạch sớm

ETA: Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

GATS: General Agreement on Trade Services — Higp dinh chung về

thương mại dịch vụ

GATT: The General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung,

về thuế quan và thương mại

Trang 6

IAI: Intergrated ASEAN Initiative — Sáng kiến hội nhập ASEAN

JAFTA: Japan - ASEAN FTA — Khu vue mau dich tu do ASEAN —

Nhat Ban -

PTA: Preferential Trade Arangements — Thao thuan thuong mai ưu đãi

(Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thỏa thuận ưu đãi

thương mại ASEAN)

SEOM: Senior Eeonomic Officials Meeting ~ Cuộc họp các quan chức

kinh tế cao cấp

TEL: Danh mục loại trừ tạm thời

RCEE: Đối tác kinh tế toàn diện

Trang 7

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (association of Southeast Asia

Nations) được thành lập ngày 08 tháng 8 năm 1967 Sự ra đời cia ASEAN da đánh

dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của khu vực nói riêng và thế giới nói

chung Khi thành lập, ASEAN gồm năm nước thành viên Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapoe và Thái Lan Năm 1984, kết nạp thêm Brunei Đến tháng

7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này Cho đến nay, ASEAN có 10

nước khu vực Đông Nam A là thành viên (trừ Đông Tïmo)

Mục tiêu của tổ chức được xác định là hợp tác để phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, cụ thể là “Để rhưúc đẩy tăng trưởng kinh té, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tỉnh thân công bằng và phối hợp nhằm tăng cường nên tảng cho một cộng dong hòa bình và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á” (1) Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động cla ASEAN lúc đầu mang tính chính trị nhiều hơn nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc cách mạng

của 3 nước Đông Dương với khu vực này Nhưng đến năm 1971, các nước

ASEAN đã ra tuyên bố Kualalampơ về việc “xáy dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập” Do những chuyển biến của tình hình thế giới và

khu vực nên những tư tưởng đầu tiên và hợp tác kinh tế trong khu vực cũng đã

hình thành tại thời điểm này và sau đó được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất và lần thứ hai của ASEAN họp tai Bali thang 2/1976 và Kualalampơ vào tháng 8/1977 Ủy ban kinh tế và phi kinh tế của tổ chức đã được thành lập bên

cạnh các ủy ban khác Có thể nói ASEAN ngày càng coi trọng sự hợp tác kinh tế

giữa các nước trong khu vực

Đến hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 (năm 1993), Hội nghị đã quyết định

Trang 8

nghị Bộ trưởng ngoại giao ASBAN tại Băng Cốc Thái Lan quyết định rút ngắn thời gian trong 10 năm (1993-2003) Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư được coi như mốc đánh dấu việc chuyển từ hợp tác chính trị là chủ yếu sang hợp tác kinh tế là

chủ yếu

Vén là một khu vực phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng GDP luôn cao

nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã làm cho nhiều nước trong

khu vực chịu hậu quả nặng nề và việc khắc phục gặp phải nhiều khó khăn nhất là ở

tầm khu vực đúng như nhận định của nguyên Bộ trưởng Tài chính Philipin “Khúng ¡ tất cả các nước thành viên ban đầu của ASEAN,

hoảng khu vực ảnh hưởng t

nhưng các biện pháp lại chủ yêu mang tính quốc gia Như vậy là ASEAN không có vai trò gì và rõ ràng là cái cơ chế mang tính chất thể chế của ASEAN không còn

đủ sức đưa ra bắt l một biện pháp khu vực nào” Như vậy, cuộc khủng hoảng cho

thấy sự cần thiết hơn nữa về sự hợp tác toàn diện nhất là hợp tác kinh tế giữa các ` nước trong khối và giữa khối với các nước, các trung tâm khác trong khu vực va

trên thế giới nhất là tổ chức thương mại thế giới WTO

Năm 2003, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 họp tại Bali (Indonesia) đã

thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II về việc thực hiện Tầm nhìn 2020 bằng

cách hình thành một Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh

:ASEAN, Cộng đồng văn hóa và xã hội ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN

Dù chưa đầy 20 năm kẻ từ khi tham gia ASEAN nhưng Việt Nam đã thể hiện rõ thiện chí, sự chân thành và đây trách nhiệm trong việc xây dựng ASEAN thành

khu vực hòa bình, Ôn định, thịnh vượng và được các thành viên trong khối đánh giá

' cao, Đặc biệt, trong tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015,

thúc đẩy hội nhập -WTO, Việt Nam cũng đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong

mỗi bước tiến của quá trình xây dựng đó Việc nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của Việt Nam trong tiến trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập WTO sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện về những nỗ lực, có gắng và đóng

Trang 9

góp của Việt Nam đối với sự phát triển ngày càng vững mạnh của khối mà trước

Đề tài được thực hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu vẫn diễn biến khá phức tạp, tình hình khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc duy trì và ồn định kinh tế của mỗi quốc gia cũng như cả khối, vì vậy nghiên cứu vấn đề trên đây giúp chúng ta có thể đúc rút những bài học kinh

nghiệm bổ ích cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình

tích cực chủ động hội nhập quốc tế

2 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều công trình cả trong nước lẫn ngoài nước nghiên cứu

về ASEAN, từ việc nghiên cứu sự ra đời, quá trình phát triển của ASBAN đến

nghiên cứu từng lĩnh vực hợp tác như hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại

giao :, từ nghiên cứu các mối quan hệ hợp tt song phương đến đa phường Đáng

chú ý là các công trình sau: Ban thư ký ASEAN (2007): #fội nhập ASEAN trong lãnh vực địch vụ; WendyDobson (2001): Hội nhập sâu hơn vào khu vực Đông Á ~

Tổ chức khu vực và các hệ thống kinh tế quốc tế, Mahathir Mohammad (1997): Tham vọng tương lai — Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á đã sẵn sàng cho _những thách thức của thể kỷ: XI, Phanit Thakun, Những có gắng hội nhập khu vực Đông Nam Á: Một nghiên cứu về các vấn đề tiến bộ của ASEAN; Svetlana

Glinkina, Hình thành liên mình ASEAN qua lăng kính kinh nghiệm của Liên minh

châu Âu trong quan hệ Nga ~ ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội (2007) :

Bản về AEC chúng ta còn có thể tìm thấy trong các phát biểu của các nhà lãnh

đạo các nước tại các hội nghị, diễn đàn khu vực đặc biệt là các diễn đàn gần đây như hội nghị các Bộ trưởng kinh tế, các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo ASEAN

Ngoài ra là các bài viết về AEC được đăng tải trên Internet cũng như báo chí các

„nước trong khu vực như Bangkok Post, Asia Times, Strait Times Cac hoc giả tập

Trang 10

trung phân tích, bình luận về triển vọng của AEC, kể cả các thách thức đối với tổ chức này khi trong khu vực đã tồn tại các thể chế khác như AFTA, AICO, AFAS vaAIA

Các nghiên cứu trong nước gần đây có thể kể tới các công trình tiêu biểu sau:

Phạm Đức Thành, Việt Nam — 4SEAN cơ hội và thách thức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998); Vũ Dương Ninh, Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004; Lê Văn Sang, Đào Lê Minh

(chủ biên), Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998 Nguyễn Duy Quý, Tiến tới một ASEAN hòa bình, ẩn định và phát triển bằn

vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2007); Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,

Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Hà nội (2004);

Chỉ riêng về hợp tác kinh tế tiến tới xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng,

đã có hàng chục công trình nghiên cứu đáng chú ý như Đề án Chính phủ: “Sự tham

gia của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN trong định hướng phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế được tiền hành năm 2006 phân tích và đánh giá mối quan hệ kinh tế, xã hội, ngoại giao của Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế

ASEAN Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thắng, năm 2006 trong “Việt Nam và

ASEAN: Những bước hội nhập tiếp theo”; Trần Văn Tùng và Phạm Ngọc Tân (2007) với công trình “Bồi cảnh quốc tế và tác động của nó đối với quá trình hình thanh AEC” cing phân tích tính tất yếu, điều kiện và quá trình hình thành AEC

Cuốn sách “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Mục tiêu, nội dung và lộ trình” do

Nguyễn Hồng Sơn chủ biên tổng kết 6 bài học từ việc Việt Nam tham gia vào hợp tác kinh tế ASEAN và đưa ra một số khuyến nghị giúp Việt Nam tham gia AEC

hiệu quả Bộ Công thương, Quan hệ kinh tế Việt Nam ASEAN và ASEAN mở rộng

do xuất bản năm 2010; Chương trình cấp Bộ: “Cộng động ASEAN: Cơ sở hình

Trang 11

do Lê Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm cũng đã có những đóng góp quan trọng, tổng thể về -hợp tác và phát triển cộng đồng ASEAN trong đó có AEC

Tại Hội thảo quốc tế “ASEAN: Bén muoi năm nhìn lại và hướng tới” do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày

19/7/2007, các nhà nghiên cứu trong nước cũng có nhiều bài tham luận với những

ý kiến sắc sảo, khoa học khi dự đoán về cấu trúc an ninh chính trị, kinh tế của ASEAN trong tương lai, trong số đó có những tham luận nghiên cứu về AEC Gần đây nhất là Hội thảo quốc tế “7ham gia vào Côn dong kinh té ASEAN: kinh nghiệm quốc tế và ham ý cho Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế - Đại học

Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 10 năm 2013 Hội thảo đã thu hút đông đảo _những nhà nghiên cứu, với nhiều tham luận đi sâu tìm hiểu lộ trình, quá trình xây dựng AEC và đặc biệt là rút ra những kinh nghiệm và hàm ý quý báu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập AEC Bên cạnh đó là hàng trăm bài báo đăng trong

các kỷ yếu hội thảo khác, các Tạp chí trong nước và quốc tế, các nghiên cứu về

ASEAN nói chung và sự ra đời của AEC nói riêng

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò, những đóng góp quan trọng của Việt Nam trong tiến trình xây dựng cộng đồng

kinh tế ASEAN vào năm 2015 và đây cũng là tiền đề, là cầu nối để quá trình hội

nhập WTO của Việt Nam được thực hiện sâu rộng và hiệu quả hơn Chính vì vậy,

chúng tôi chọn vấn đề: “Wœi #rò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

31 Mục đích:

Sự thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là kết quả của sự đồng thuận, nhất trí của các thành viên trong khối, phủ hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện

nay, đồng thời cũng cho thấy nỗ lực cố ging của mỗi quốc gia Chính vì thế, thực

hiện đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ vai trò, những đóng góp của Việt Nam như

Trang 12

tham gia đầy đủ, liên tục ngay từ đầu và cam kết mạnh mẽ với các chủ trương hợp tác; tham gia hoạch định đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập WTO, vai trò trong việc cân bằng các mối quan hệ trong

Cộng đồng

Với những đóng góp ấy, một lần nữa cho thấy sự tích cực, chủ động của Việt Nam trong việc thực hiện đường lối, chủ trương đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, ` đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta

3.2 Nhiệm vụ:

Khi thực hiện đề tài, chúng tôi cố gắng giải quyết những nhiệm vụ chính sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu những nét tổng quan về ASEAN, Lộ trình xây dựng,

Cộng đồng kinh tế ASEAN và những kết quả bước đầu đã được trong quá trình xây dựng Cộng đồng, chúng tôi làm rõ vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây

dựng Cộng, đồng trên các mặt:

+ Chi trì thành công các Hội nghị cấp cao về xây dựng và phát triển Cộng, đồng

kinh tế ASEAN

+ Tham gia đầy đủ, mạnh mệ, liên tục các cam kết, chủ trương hợp tác

+ Tham gia hoạch định, soạn thảo đường lối, chủ trương xây dựng Cộng đồng

+ Góp phần cân bằng những khác biệt, tạo nên sự đồng thuận nhất trí cao giữa các thành viên trong Cộng đồng

- Đề tải cũng chỉ ra những thuận lợi đồng thời nêu rỡ những khó khăn thách 1 thức của Việt Nam hiện nay, để từ đó có chủ trương, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng vào năm 2015 đồng thời thúc đẩy hội nhập WTO sâu rộng hơn

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối trợng:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vai #rò của Việt Nam trong tiễn trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhập WTO

Trang 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

~ Về nội dung:

Chúng tôi tập trung làm rõ vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng

đồng kinh tế ASEAN trên các mặt chủ yếu như: tham gia đầy đủ, mạnh mẽ, liên tục các cam kết, chủ trương hợp tác; tham gia hoạch định, soạn thảo đường lối, chủ trương xây dựng Cộng đồng; góp phần cân bằng những khác biệt, tạo nên sự đồng, thuận nhất trí cao giữa các thành viên trong Cộng đồng; chủ trì thành công các Hội nghị cấp cao về xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN

Đồng thời chúng tôi cũng trình bày chủ trương và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế

ASEAN vào năm 2015, hội nhập sâu rộng hơn nữa vào WTO

~ Về thời gian:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt thời gian được giới hạn năm 2003 (năm

thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN) và mốc kết thúc là thời điểm hoàn thành đề tải nghiên cứu Tuy nhiên để làm sáng rõ và đầy đủ vấn đề nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài; chúng tôi không thể không đẻ cập đến một số nội dung liên quan đến đẻ tài trước thời điểm năm 2003 Mặt khác, Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN hoàn thành vào năm 2015, do đó mốc 2013 (thời điểm hoàn thành đề tài nghiên cứu), không thể hiện sự thay đổi về chất khi

đánh giá vai trò của Việt Nam, thay vào đó, đề tài còn nêư rõ chủ trương, giải pháp

nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vào năm 2015

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng đồng

kinh tế ASEAN hội nhập WTO, chúng tôi'dựa vào phương pháp luận biện chứng _eủa chủ nghĩa Mác-Lênin với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương

pháp lịch sử, phương pháp lôgic Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng các phương pháp

Trang 14

như thu thập tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra

5 Những đóng góp của đề tài

- Đề tài đã hệ thống hóa về sự ra đời, phát triển của ASEAN và lộ trình thành lập AEC, những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Lộ trình đến nay

- Đề tài đã đánh giá vai trò quan trọng của Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế AEC hội nhập WTO trên các phương diện: như chủ trì thành

công các Hội nghị cấp cao về xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN;

_ tham gia đầy đủ, mạnh mẽ, liên tục các cam kết, chủ trương hợp tác; tham gia

hoạch định, soạn thảo đường lối, chủ trương xây dựng Cộng đồng; góp phần cân

bằng những khác biệt, tạo nên sự đồng thuận nhất trí cao giữa các thành viên trong

Cộng đồng

- Để tài cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào AEC, từ đó đưa ra những định hướng chủ yếu nhằm tiếp tục phát huy vai trò

của Việt Nam trong giai đoạn tích cực cho sự ra đời của cộng đồng vào năm 2015

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế nhất là'quan hệ kinh tế quốc tế, giảng viên về quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại và những ai quan tâm

- Ngoài ra, đề tài cũng cung cấp những thông tin co bản về AEC cũng như

` khung khổ lý thuyết về chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa cộng đồng, góp phần nâng

cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với các thể chế trong khu vực nói

chung và AEC nói riêng

6 Kết cấu và nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề

Trang 15

Chương 1: Tổng quan về ASEAN và Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế

ASEAN

1.1 Sự ra đời và phát triển của ASEAN

1.2 Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và những kết quả đã đạt

được

Chương 2: Vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế

ASEAN hội nhập WTO

2.1 Chủ trì thành công các Hội nghị cấp cao về xây dựng và phát triển Cộng,

đồng kinh tế ASEAN `

2.2 Tham gia hoạch định, soạn thảo đường lối, chủ trương xây dựng Cộng đồng

2.3 Tham gia đầy đủ, mạnh mẽ, liên tục các cam kết, chủ trương hợp tác 2.4 Góp phần thu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong, cộng đồng

Chương 3: Định hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN hội

nhập WTO

3.1 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN

3.2 Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN hội

Trang 16

NOI DUNG

2 CHUONG 1

TONG QUAN VE ASEAN VA LQ TRINH XAY DUNG CONG DONG KINH TE ASEAN

1:1 Sự ra đời và phát triển của ASEAN 1.1.1 Sự ra đời của ASEAN

Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử lâu dài và trong quá trình phát triển, -_ khu vực này có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại Các quốc gia trong khu vực có sự tương đồng nhất định về nhiều mặt từ văn hóa, xã hội đến trình độ phát triển kinh tế Chính vì thế nhu cầu liên kết, hợp tác luôn được đặt ra trong quá trình lịch sử Trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế

toàn cầu hóa, nhu cầu hợp tác, liên kết càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết

ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) được thành lập vào ngày 08 tháng 8 năm 1967 tại Băng Cốc (thủ đô Thái Lan) Tại đây, các Bộ trưởng ngoại giao đại diện cho Chính phủ của 5 nước là Indonesia, Malaysia, Philipin,.Singapoe

và Thái Lan đã họp mặt và đi đến ký kết một văn kiện quan trọng, đó là Bản Tuyên bố Băng Cốc, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

Nội dung của Tuyên bố Băng Cốc chỉ rõ sự thành lập Hiệp hội là nhằm mục

tiêu tăng cường sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực các nước có mối quan tâm

và vì quyền lợi chung của tất cả các nước: “Để /húc đây tăng trưởng kinh tế, tiến bọ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tình thần công bằng và phối hợp nhằm tăng cường nên tảng cho một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam A” (4;17)

Mục tiêu hoạt động ban đầu của ASEAn nhằm giữ gìn sự ổn định và an ninh

trong khu vực, tức là lúc đầu tổ chức này mang màu sắc chính trị là chủ yếu mặc

Trang 17

dù trong Tuyên bố Băng Cốc nêu rõ mục tiêu hoạt động của ASEAN bao gồm 7

điểm:

1, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực trên tỉnh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng cường cơ

sở chơ một cộng đồng các nước Đông Nam A hòa bình, thịnh vượng

„2, Thúc đẩy hòa bình và ôn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc

của Hiển chương Liên hiệp quốc ‘

3, Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các ván đề cùng

quan tâm trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính 4, Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cắp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính

5, Cộng tác hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề bán

Hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao

mức sống của nhân dân

6, Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á

7, Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có

‘ton chỉ mục đích tương ty, tim kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ

hơn nữa giữa các tổ chức này(4;18)

Nhu thế có thể thấy, ngay từ khi ra đời, ASEAN đã hoạch định phạm vi liên kết

khá rộng bao hàm không chỉ các nước là sáng lập viên mà cả các quốc gia khác

trong khu vực nhằm mục tiêu đạt đến một khu vực đoàn kết, gắn bó cùng phát

triển, hòa bình và thịnh vượng Cho đến nay, ASEAN đã hội tụ cả 10 nước thành viên (trừ Đongtimo) và thực sự trở thành một khu vực với thị trường lớn trong khu

vực, có mức tăng trưởng cao :

Trang 18

ASEAN có diện tích hơn 4,5 triệu km2, là một thị trường lớn, giàu tiềm năng

với số dân hơn 600 triệu người Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối năm 2012 vẫn tăng mạnh là 5,7% và đạt tổng giá trị 2.310 tỷ USD, tăng thu nhập bình

quân đầu người trong khối, từ 3.591 USD năm 2011 lên 3.751 USD năm 2012 Các

nước ASEAN có nguồn tài nguyên phong phú và hiện nay đang đứng đầu thế giới về curig cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng thế giới), thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường, dầu thô,

đứa Công nghiệp các nước thành viên cũng trên đà phát triển, đặc biệt trong các

lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hang dầu, các loại tiêu dùng Những mặt hàng này được

xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập vào thị trường thế giới ASEAN cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều khu vực khác trên thể giới và cũng được coi là khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển

Cùng với sự phát triển về quy mô và chiều sâu hợp tác, cho đến nay ASEAN

thực sự là một liên kết khu vực tạo nên sức mạnh to lớn của các nước Đông Nam A

'Về mặt chính trị, ngoại giao, vị thé cia ASEAN dang trở nên ngày càng quan trọng,

trên trường quốc tế và khu vực, trở thành một đối trọng với các quốc gia lớn ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc va Ấn Độ Với các chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ đầu tư, khả năng bổ sung và thay thế các nguồn lực sản xuất giữa các nước trong khu vực được tăng lên sẽ dẫn tới hiệu “quả cao trong sản xuất và tiêu dùng của thị trường từng nước thành viên, thúc đây thương mại và đầu tư nội bộ khu vực cũng như giữa khu vực với phần còn lại của nên kinh tế thế giới, thông qua đó để phát triển kinh tế các nước thành viên

'Các hoạt động hợp tác trong ASEAN mang tính toàn diện, sâu sắc trên mọi

lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật và phát

triển của 10 quốc gia thành viên, điều đó tạo ra đặc thù liên kết của khu vực nảy so

Trang 19

với các tổ chức kinh tế thế giới WTO, APEC, ASEAM, cũng như so với nhiều liên

kết kinh tế quốc tế khác hiện nay

1.1.2 Quá trình phát triển của ASEAN

Trải qua'46 năm xây dựng và phát triển, ASEAN đã trải qua những móc lịch sử

đáng nhớ

* Năm 1967, đánh dấu sự ra đời va tn tai cia ASEAN

lệc thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á đã được thai

Ý tưởng về

nghén từ năm 1947 qua sáng kiến của lãnh tụ Miến Điện (Mi-an-ma) U Aung An

về thành lập một liên bang gồm Miễn Điện, Thái Lan, Đông Dương, Indonéia, Philipin, Malaysia nhằm mục đích hợp tác kinh tế Tiếp đó là một loạt sáng kiến

của Indonesia năm 1954 về Khối đoàn kết liên Á (Pan-Asian Unity) và Thái Lan

về Liên minh các nước theo Phật giáo gồm Thái Lan, Miễn Điện và Campuchia Năm 1961, một tổ chức mang tên Hội Đông Nam Á (Association of Southeast

Asia) được thành lập bao gồm Thái Lan, Philippin, Malaysia Năm 1963, Hội

Đông 'Nam Á tan rã và bị thay thế bởi tổ chức Maphilippindo gồm Indonesia,

Philipin, Malaysia, song tổ chức này cũng chỉ tồn tại được trong vòng vài tháng

Nhu vay những nỗ lực đẻ thành lập một tổ chức khu vực đã thất bại trong bối cảnh vô cùng phức tạp lúc bấy giờ

Nam 1967, ASEAN ra đời và tổn tại được là một thành công to lớn của sự hợp

tác giữa các quốc gia Đông Nam Á Tuyên bố Băng Cốc đã nêu ra hai mục đích cơ bản của ASEAN là hợp tác và tương trợ lẫn nhâu đề: (1) Thúc đẩy tăng trưởng,

kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa ở khu vực và (2) Thúc đẩy hòa bình và

ổn định thông qua tôn trọng luật pháp trong quan hệ giữa các quóc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc Mặc dù Tuyên bố

Băng Cốc nêu mục tiêu của ASEAN đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu song bối cảnh lúc đó mục tiêu chính trị của ASEAN vẫn là số 1 Tuyên bố về một

Trang 20

khu vực hào bình, tự do và trung lập năm 1971 của ASEAN cho thấy ưu tiên chính

trị của khối này Hợp tác kinh tế chỉ được đặt ra khi khu vực có hòa bình và ổn định tương đối và ASEAN đã vững mạnh phần nào

* Năm 1976, là bước khởi đầu về hợp tác kinh tế trong khu vực

Năm 1976 đánh dấu bước chuyển biến quan trọng về chất trong quan hệ hợp tác

giữa các nước ASEAN khi cuộc chiến tranh Đông Dương đã kết thúc Tại Hội nghị

thượng đỉnh lần thứ nhất của ASEAN họp tại Ba-li (Indonesia) nguyên thủ các

nước ASEAN đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam A (TAC - Treaty

3 Amity and Cooperation at ASEAN) khang định 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN cam kết cùng phối hợp để đảm bảo sự _ ôn định khu vực đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, giúp đỡ lẫn nhau

giữa các thành viên ASEAN Tại Hội nghị này, các nước ASEAN cũng thành lập

Ban thy ky ASEAN để phối hợp hoạt động giữa các ủy ban và dự án hợp tác

Trên cơ sở đó, năm 1977, ASEAN đã ký thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA - Preferential, Trade Arangements) Tuy nhiên thỏa thuận này chỉ có tác động rất

khiêm tốn và chỉ liên quan đến một số rất it hàng hóa trong thương mại giữa các

nước ASEAN Vào thời điểm đó, các nước ASEAN vẫn chưa sẵn sảng mở cửa kinh tế và còn đang theo đuôi chiến lược phát triển thay thế nhập khẩu và chưa cảm thấy nhu cầu bức thiết phải tự do hóa thương mại vì sợ điều đó có thể ảnh

hưởng đến tốc độ tăng trưởng còn đang khá cao

Năm 1992, hợp tác kinh tế ASEAN được nâng lên một tầm cao mới với việc

thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA — ASEAN Free Trade Area) 'Vào những năm 1990, Đông Nam A đã thực sự có hòa bình và ồn định Chiến

tranh lạnh đã kết thúc chấm dứt sự tranh giành phạm vi ảnh hưởng giữa hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ trong khu vực ASEAN và các nước Đông Dương không,

còn đối đầu nhau về vấn đề Campuchia khi cuộc xung đột ở đây đã được giải

Trang 21

quyết Tuy nhiên các nước ASEAN lại phải đối mặt với sự cạnh trạnh khốc liệt trên toàn cầu Trong bối cảnh vòng đàm phán thương mại đa phương của GATT

vẫn còn bế tắc thì đã có nhiều khu vực thương mại tự đo ra đời như Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực thương mại (mậu dịch) tự do Châu

Mỹ Latinh (MERCOSUR) và Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) ra đời

để bắt kịp xu thế đó

Thỏa thuận về AFTA vượt xã thỏa thuận về PTA trước đó Mục tiêu cơ bản của

AFTA là tiến hành tự do thương mại trong nội khối bằng cách loại bỏ tất cả hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng cách tạo ra một thị trường thống nhất, thúc đây sự phân công lao động trong

nội khối và phát huy lợi thế so sánh của từng nước

Năm 1996, Việt Nam, tiếp theo lần lượt là Lào, Mianmar và Campuchia gia

nhập AFTA, mở ra một triển vọng AFTA trở thành một khu vực thương mại tự do tồn khu vực Đơng Nam Á đúng với tên gọi của nó và một thời kỳ hòa nhập cùng

phát triển

Song song với quá trình mở rộng, ASEAN cũng thực hiện các chương trình hợp ` tác kinh tế sâu rộng khác Năm 1995, ASEAN ký Hiệp định khung bổ sung về dịch

vụ (AFAS — ASEAN Framework Agreement on Service) để loại bỏ đáng kể hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên Năm 1996, ASEAN ký

thỏa thuận về Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO — ASEAN Industrial

Cooperation) để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA cho các công ty của các nước thành viên có đủ điều kiện Năm 1998, ASEAN thiết lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA — ASEAN Investment Area) nhằm tạo ra một mơi trường đầu tư

thơng thống, minh bạch hơn để thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu

vực Năm 2000, ASEAN thông qua sáng kiến liên kết (hội nhập) ASEAN (IAI —

Trang 22

chia, Lao, Mianmar, Việt Nam (CLMV), còn gọi tắt là ASEAN - 4, thu hẹp

khoảng cách để đẩy nhanh hội nhập khu vực Ngoài ra ASEAN còn ký nhiều thỏa

thuận và tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, du lịch,

thương mại tử, giao thông vận tải, thông tin liên lạc khai khoáng và năng, lượng Đặc biệt nhằm giúp các nước và những khu vực địa lý kém phát triển hơn, giảm nghèo va đẩy nhanh quá trình hội nhập, ASEAN đã lập ra tam giác tăng

trưởng kinh tế và hỗ trợ những chương trình phát triển tiểu vùng như Chiến lược

hợp tác 3 dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya — Mekong (ACMECS -

Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong Economic Cooperation Strategy), Khu vực

tăng trưởng kinh tế Đông ASEAN (BIMP - EAGA) và Tiểu vùng sông Mekong, mở rộng Bên cạnh đó ASEAN cũng mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực

là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc théng qua co ché ASEAN + 3, ASEAN +1 (quan hệ giữa ASEAN với từng nước) khẳng định rằng ASEAN không chỉ bó hẹp hoạt động trong khu vực Đông Nam Á mà muốn trở thành hạt nhân của quá trình

hợp tác Đông Á :

Tháng 12/1997, khi chuẩn bị bước sang thế kỷ XXI, các nhà lãnh đạo ASEAN

đã đưa ra “Tầm nhìn 2020”, khẳng định quyết tâm chính trị theo đuổi những mục tiêu mà 3 thập kỷ trước đây, Tuyên bố Băng Cốc đã đặt ra đó là hướng tới một ASEAn là “Một khối hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, hướng ra bên ngoài chung sống trong hòa bình, thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng mối quan hệ đối tác, trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng gồm các xã hội đùm bọc lẫn nhau”

Ý tưởng về một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) — Economic Community, da bắt đầu được hình thành cùng Tầm nhìn ASEAN 2020 Rất nhiều học giả và nhóm tư vấn đã bàn tới ý tưởng thành lập ở Đông Nam Á một cộng đồng kinh tế kiểu

EEC — European Economic Community Tuy nhiên, một khái niệm chính thức và

Trang 23

cụ thể về AEC đã không được nêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020: Mãi đến Hội

righị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 (2002), các nhà lãnh đạo ASEAN mới nhất trí

đưa nội dung thành lập AEC vào chương trình nghị sự, song, vẫn chưa rõ ràng Để

chấm dứt những cuộc tranh luận kéo dài, Hội nghị này đã nhất trí giao cho Công ty MeKinsey, một công ty tư vấn hàng đầu của Mỹ nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ASEAN, đồng thời giao cho nhóm Đặc trách cao cấp về liên kết kinh tế

của Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (HIL/TE ~ ASEAN High Level Task Force)

xây dựng một đề xuất về Cộng dồng kinh tế ASEAN để trình lên Hội nghị thượng

đỉnh ASEAN lần thứ 9

* Năm 2003, đánh dấu tiến trình thực hiện Tâm nhìn ASEAN 2020

` Tháng 10/2003, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 tại Ba-li đã thông qua

Tuyên bố hòa hợp ASEAN II về việc thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 bằng cách hình thành một Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng An ninh (ASC

~ ASEAN Security Community), Cong déng Kinh té (AEC - ASEAN Economic Community), Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC - ASEAN Socio-Cultural

Community) nhằm mục đích bảo đảm hòa bình lâu dài, ôn định và sự thịnh vượng chung của khu vực ASC, AEC và ASCC có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với nhau Việc xây dựng thành công mỗi cộng đồng là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công cộng đồng khác ASC nhằm duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Đông Nam Á và là điều kiện tiên quyết cho hợp tác kinh tế khu vực phát triển cũng

như thúc đây giao lưu giữa những người dân ASEAN Trong khi đó, AEC tạo ra sự

Trang 24

Tại Hội nghị Thượng dinh ASEAN lần thứ 10 (2004), các nhà lãnh đạo ASEAN

đã ký Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP — Vientiane Action Plan) nhằm

xây đựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 Các nhà lãnh đạo cũng thông qua kế

hoạch hành động xây dựng ASC, ASCC và ký hiệp định khung v:

của ASEAN nhằm xây dựng AEC Tiếp đến tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần

thứ 11 tại Kuala Lumpur vào tháng 12/2005 đã quyết định thành lập “Nhóm các

lĩnh vực ưu tiên

nhân vật nỗi tiếng” để soạn thảo Hiến chương ASEAN tạo nền tảng pháp lý quan

trọng nhằm biến ASEAN từ Hiệp hội sang Cộng đồng Tháng 1/2007, Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại Xê-bu (Philippin) đã rút ngắn thời gian hiện

thực Cộng đồng ASEAN để đạt được tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 2015 Theo đó AEC với tư cách là bước tiếp nối ở tầm cao hơn các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN cũng sẽ được hoàn tất vào năm 2015

Từ năm 2007 đến nay, các nước trong khối đang nỗ lực thực hiện các cam kết

và lộ trình hiện thực hóa AEC vào năm 2015 Trong bỗi cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu như hiện nay, việc hiện thực hóa AEC theo

đúng lộ trình vẫn đang là một thách thức lớn Nhưng theo Tổng thư ký ASEAN,

đến cuối tháng 3-2013, ASEAN đã hoàn thành 80% các giải pháp được nêu trong

kế hoạch xây dựng AEC trên tắt cả các lĩnh vực: Giờ đây, Hiệp định đầu tư toàn , diện ASEAN đã được triển khai đầy đủ, hiệp định ASEAN về di chuyển con người

(ASEAN Agreement on Movement of Natural Person ~ MNP) đã được ký kết; việc

: triển khai thí diém chuong trinh Mét cua trén lĩnh vực giao thông vận tải đã có nhiều tiến bộ trong việc phê chuẩn hiệp định”, báo cáo của Tổng thư ký cũng cho

biết, năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP các nước ASEN đạt 5,6% cao hơn mức 4,7% của năm 201 1 nhờ nhu cầu tăng mạnh và các biện pháp hội nhập thương mại, kinh tế vùng ASEAN cũng đã thực hiện thành công việc xóa bỏ hàng rào thuế

Trang 25

tăng mạnh Với những kết quả trên, việc hiện thực hóa AEC vào 2015 chỉ là vấn đề

thời gian

Như vậy xét về tuổi đời, ASEAN thuộc vào thế hệ những tổ chức khu vực đầu tiên ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai như Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC và Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) Hiện nay nội dung hợp tác của ASEAN đã vượt xa OAU nhưng chưa thể bằng EEC - khi mà ở tuổi 40, EEC đã trở thành một liên minh tiền tệ Tuy nhiên, quá trình hợp tác và phát triển của ASEAN không phải dễ dàng, Hiệp hội này đã phải trải qua 2 thập kỷ đến biến ý

tưởng liên kết khu vực Đông Nam Á thành một khối ASEAN; Phải đợi thêm hơn 3

thập kỷ nữa để biến ASEAN trở thành một tổ chức của toàn khối Đông Nam Á, có được những hoạt động hợp tác kinh tế tích cực và để có được một tầm nhìn trong

tương lai và ASEAN còn phải đợi thêm 2 thập kỷ để hoàn thành tầm nhìn đó Song,

quá trình đó cũng cho thấy hợp tác kinh tế ASEAN, thể hiện bởi quyết tâm thành

lập và rút ngắn thời gian hoàn thành AEC, đã trở nên mạnh mẽ và tích cực hơn rất

nhiều

1.2 Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và những kết quả đã đạt

được

1.2.1 Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN a Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

* Mục đích thành lập:

- Mặc dù đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng, các nước ASEAN

vẫn chưa phát huy được lợi thế từ tiềm năng của mình, chưa có sự phát triển thực sự mạnh mẽ và còn bộc lộ nhiều bất cập Mức độ phát triển kinh tế giữa các nước -_ ASEAN không đồng đều Mianmar là nước có thu nhập thấp nhất trong khu vực

hiện nay và chỉ vào khoảng 462USD (2010), trong khi đó Singapoe, Brunei là

những quốc gia nhỏ về diện tích với số dân khiêm tốn nhất trong khu vực lại có thu

Trang 26

nhập bình quân cao nhất với khoảng 56.532USD/năm (Theo số liệu của Ngân hàng

Thế giới, năm 2010, bình quân đầu người của Singapoe thuộc diện cao nhất thế

,giới: Nauy: 51.226 USD/năm; Mỹ: 45.511 USD/năm; Hồng Koong: 45.301

'USD/năm)

Chính vì vậy, các nước ASEAN cho rằng thành lập AEC để xây dựng một khu vực kinh tế ồn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao, có sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các nguồn vốn - từ đó kinh tế sẽ có sự phát triển đồng đều, nghèo đói và sự chênh lệch về kinh tế-xã hội sẽ được giảm bớt Xây dựng cộng đồng ASEAN trong đó, AEC là trụ cột trung tâm, là mục tiêu lớn nhất

của ASEAN hiện nay AEC sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh hiệu quả hơn và mang lại lợi ích to lớn hơn

_ cho hon 600 triệu người dân ASEAN

Những nội dung cơ bản của AEC có thể được nhận biết qua Tuyên bố Hiệp ước

ASEAN II (Ba-li Concord II): “Cộng đồng kinh tế ASEAN là việc thực hiện hóa mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong Tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm hình

thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế xã hội sẽ được giảm bớt

vào năm 2020 .Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành khu vực sản

xuất thống nhất, biến sự đa dạng đặc thù của khu vực thành những cơ hội hỗ trợ kinh doanh, biến ASEAN thành một bộ phận năng động, vững chắc trong hệ thống,

cung cấp toàn câu”

Cũng theo Tuyên bố Hiệp ước ASEAN II, AEC là sự đẩy mạnh những cơ chế

liên kết hiện có của ASEAN như Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp

định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASSAEAN (AICO) để xây dựng ASEAN

Trang 27

thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN và có bổ sung thêm 2 nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di

š chuyển đầu tư tự do hơn

Sau đó theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại CEBU

(Philippin) năm 2007, thời hạn thực hiện AEC được rút ngắn 5 năm

Như vậy, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của

các quốc gia thành viên ASEAN dự định thành lập vào năm 2015 AEC là một

trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2010 là

Cộng động an ninh ASEAN(ASC) và Cộng đồng văn hóa — xã hoi ASEAN (ASCC)

Trên cơ sở kết quả thực hiện VAP (phần về AEC) nhất là việc đã cơ bản hoàn

ˆ thành Khu vực Mậu dịch tự đo ASEAN (AFTA), ASEAN đã nhất trí thông qua Kế

hoạch tổng thể về AEC với những đặc điểm và nội dung sau :

Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành : (i) một thị trường duy nhất và một cơ sở

sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề ; (ii) Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; (iii) 'Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); (iv) Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu Đồng thời, ASEAN nhất trí đề ra Cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược

thực hiện Kế hoạch tổng thể

ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết với lộ

trình hoàn thành đến năm 2010, đó là: Hàng nơng sản; Ơ tô; Điện tử; Nghề cá; Các

sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thường

mai dién tir ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lich; va Logistics

Trang 28

Để đẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng Kinh té (AEC), ASEAN da thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng trụ cột này, là một bộ phận trong Lộ trình ấp cao ASEAN-14

xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua tại Hội nghị

(tháng 2/2009), với các quy định chỉ tiết về định nghĩa, quy mô, cơ chế và lộ trình

thực hiện AEC ‘

*'Biện pháp thực hiện

Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường

ASEAN thống nhất bao gồm: hài hòa các tiêu chuẩn sản phẩn (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyế nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, các quy tắc về

xuất xứ

Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: củng cố mạng lưới sản cuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tằng, đặc biệt là

trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, vận tải, công nghệ thông tin và viễn

thông Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN

triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN

*Quá trình thực hiện:

Để bước đầu thực hiện AEC, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 (2003) đã đồng ý ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm Đặc trách cao cấp (HLTF — High level Task Force) về liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) Cụ thể:

1 Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực Thương mại tự do ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ và đầu tư ASEAN

2 Thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên

Trang 29

3 Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động ngành nghề,

tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển,

Để thực hiện các nội dung của quá trình nêu trên các nước ASEAN đã triển khai các biện pháp cụ thể để thực hiện Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các

ngành ưu tiên Theo nội dung của Hiệp định, các nước thành viên cam kết loại bỏ

thuế quan sớm hơn 3 năm so với cam kết theo Chương trình Thuế quan ưu đãi của AFTA (CEPT/AFTA) Các ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2

ngành dịch vụ là hang không và thương mại điện tử; 2 ngành vừa là hàng hóa vừa

là dịch vụ là y tế và công nghệ thông tin

Tháng 12-2006, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, cát bộ trưởng đã

ˆ quyết định đưa thêm ngành hậu cần (iogistics) vào danh mục ngành ưu tiên hội

nhập Như vậy, tổng cộng có 12 ngành ưu tiên hội nhập Các ngành nói trên được

lựa chọn trên cơ sở lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng lao động, thức độ cạnh tranh về chỉ phí và mức đóng góp về giá trị gia tăng đối với nền kinh tế ASEAN Các nước Brunây, Indonesia, Philippin, Singapoe, Thái Lan sẽ hạ thuế quan đối với các sản phân của 12 ngành ưu tiên xuống 0% vào năm 2007, trong khi đối với các nước còn lại vào năm 2012

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 đã diễn ra từ ngày 27 tháng 2

đến ngày 01 tháng 3 năm 2009 tại Phetchaburi (Thái Lan), với chủ đề: “Một hiến

chương ASEAN vì các dân tộc ASEAN”, hội nghị đã diễn ra trong không khí cả

khối quyết tâm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa nhằm tăng cường sức mạnh

đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động nhiều mặt đến các nên Kinh tế trong khu vực

Trang 30

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo khối đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề cấp bách của khối cũng như những vấn đề toàn thế giới quan tâm, trong đó khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đang tác động mạnh đến nên kinh tế khu vực

Nhìn chung, hội nghị đã thành công với việc ký kết nhiều văn kiên, thỏa thuận hợp tác về kinh tế, văn hóa — xã hôi, an ninh, năng lượng

Thành công quan trọng nhất của Hội:nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14

là việc kỳ tuyên bố Chaam Hua Hin về lộ trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN đến năm 2015 Đây là mục tiêu quan trọng được nêu trong Hiến chương ASEAN

Việc xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên nguyên tắc hợp tác chặt chế giữa

các quốc gia trong khối, là cộng đồng An ninh - Chính trị, Cộng đồng Văn hóa - xã hội, và Cộng đồng kinh tế ASEAN Đến nay, ASEAN đã có một Hiến chương

(có hiệu lực từ tháng 12 năm 2008 sau khi đã hội đủ chữ ký phê chuẩn của 10 nước

thành viên) để làm cơ sở pháp lý hình thành một cộng đồng tương tự như châu Âu Các bước đi cụ thể đầu tiên của Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN đã bắt đầu từ ngày 26 tháng 2 năm 2009 với việc ký kết 6 thỏa thuận về đầu tư toàn diện, về tự do hành nghề y dược, tự do hành nghề nha và tự do hành nghề dịch vụ kế toán được xem là văn kiện quan trọng nhất Ngoài ra, các Bộ

trưởng Năng lượng ASEAN còn ký một Thỏa thuận An ninh dầu mỏ ASEAN Đây

là những cơ sở quan trọng của sự hợp tác toàn khối hướng đến việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, trong đó hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn đầu tư và lao động kỹ thuật cao được tự do lưu thông Và với dân số 600 triệu người, Cộng đồng

ASEAN sẽ.là một trong những thực thể kinh tế năng động và là một khụ Vực có tầm quan trọng về mặt an ninh chung của thế giới

Ngoài ra, các nguyên thủ quốc gia ASEAN cũng đã ký ban hành một số văn

ˆ kiện quan trọng như: Tuyên bố chung về Thành tựu đạt được theo các mục tiêu

phát triển Thiên niên kỷ trong ASEAN; Kế hoạch làm việc thứ 2 của sáng kiến hội nhập ASEAN (IAD); Tuyên bố về an ninh lương thực trong khối ASEAN

Trang 31

Các nhà lãnh đạo của các nước cũng kêu gọi toàn khối hợp sức hành động để

sớm khôi phục các nền kinh tế của các nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế cũng làm sống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vốn đã bị đầy lùi trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại Và chủ nghĩa này đã gây nhiều khó khăn cho các nước phụ thuộc nhiều vào việc mua bán xuất khẩu hàng hóa với các nước phát tri

cũng được các lãnh đạo ASEAN nhắn mạnh Thủ tướng Singapoe Lý Hiển Long Vì vậy, khẩu hiệu chống bảo hộ mậu dịch

đã phát biểu: “76¡ nghĩ chúng ta phải hết sức chú , bằng mọi cách không để cho

„ mình bị rơi vào tình trạng bảo hộ mậu dịch vì ASEAN phụ thuộc vào thị trường

toàn câu này”

Theo Tổng thư ký ASEAN, đến cuối tháng 3-2013, ASEAN đã hoàn thành

80% các giải pháp được nêu trong kế hoạch xây dựng AEC trên tắt cả các lĩnh vực:

“Giờ đây, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN đã được triển khai đầy đủ, hiệp định

ASEAN về di chuyển con người (ASEAN Agreement on Movement of Natural

Person ~ MNP) đã được ký kết; việc triển khai thí điểm chương trình Mộ? cửa trên lĩnh vực giao thông vận tải đã có nhiều tiến bộ trong việc phê chuẩn hiệp định”, báo cáo của Tổng thư ký cũng cho biết, năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP các

„ nước ASEN đạt 5,6% cao hơn mức 4,7% của năm 2011 nhờ nhu cầu tăng mạnh và

các biện pháp hội nhập thương mại, kinh tế vùng

Tính đến nay, các nước ASEAN đã thực hiện thành công việc xóa bỏ hàng,

rao thuế quan giữa 10 nước thành viên, giúp cho việc giao thương hàng hóa trong,

khối tăng mạnh Trong tuyên bố chung, ASEAN cam kết tiếp tục chống bảo hộ mậu dịch từ nay đến năm 2015 và kêu gọi các nước phát triển hãy hảnh động,

chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

* Đánh giá chung về AEC

Trang 32

ˆ_ Xết trên khía cạnh lý thuyết kinh tế quốc tế với những nội dung trên, AEC sẽ không thuộc bắt kỳ hình thức hội nhập kinh tế khu vực nào Các cam kết thực hiện

AEC vượt quá nội dung của một AFTA (vì nó bao ham cả di chuyển tự do các

nguồn lực sản xuất) nhưng lại không đủ để trở thành một thị trường chung (không có chính sách thương mại chung) Do đó AEC có thể được xem như một AFTA

“cộng” (Khu vực mậu dịch tự do

ng thêm sự di chuyển tự do của các yếu tố sản

xuất) hay một thị trường chung “trù” (Một thị trường chung nhưng không có chính

sách thương mại chung)

Xét trên khía cạnh thực tế, bối cảnh ra đời cũng như nội dung của AEC cũng khá khác biệt so với Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC (EEC thành lập năm 1957 va là tiền thân của Liên minh châu Âu - EU) Mặc dù ASEAN hướng tới AEC

trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới thuận lợi hơn so với EEC nhưng xuất phát điểm của AEC lại thấp hơn EEC, mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên lớn hơn, mức khác biệt về thể chế, luật pháp, tôn giáo, văn hóa

cũng cao hơn Ngay nội dung tự do thương mại hàng hóa của ASEAN cũng chưa

được thực hiện tự do hoàn toàn Liên kết kinh tế trong ASEAN mang tính chất linh hoạt và mở, chứ không quy định chỉ tiết, cụ thể và mang tính chất ràng buộc chặt chẽ Ngoài ra ở AEC không có một đầu tàu kinh tế nào như Đức, Anh, Pháp như ở

EEC

Một khác biệt nữa của mô hình AEC và EEC là ở chỗ cách thức ra quyết định

Nguyên tắc ra quyết định của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận trong khi ở EEC, nguyên tắc ra quyết định là “đa số quyết định” được sử dụng khá phổ biến Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN là cơ quan điều phối hội nhập và hợp tác kinh tế trong khối AEC với tính thể chế và quyển lực không cao Trong khi đó Ủy ban Châu Âu (BC) lại là cơ quan có tính thể chế và quyền uy cao đối với các nước

thuộc EEC,

Trang 33

._ Thêm vào đó, khác với EEC, AEC là một cộng đồng kinh tế mở Điều này được thể hiện rõ trên 2 phương diện sau:

Thứ nhất, các nước thành viên của AEC nói riêng và ASEAN nói chung với tư

-_ cách là một khối chung đã và đang hội nhập sâu vào nên kinh tế thế giới Hiện nay, 10 thành viên của AEC đang là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO

Mức độ mở cửa thương mại của các nước thành viên đều lớn (trừ Lào và Mianmar): từ 50% (Indonesia) đến 38,56% (Singapoe) Với tư cách là một khối,

ASEAN da, dang và sẽ tiếp tục ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song,

phương với các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôtxtrẩylia, New Zealand và Mỹ

Thứ hai, các nước thành viên AEC phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu,

vốn và công nghệ từ bên ngoài ASEAN tuy có quy mô: dân số lớn với trên 600

`_triệu dân song quy mô thị trường không lớn Hầu hết các nước ASEAN là những

nước có thu nhập thấp và trung bình, trừ Singapoe và Brunei Hơn nữa, khác với

các khối liên kết khác trên thể giới, ASEAN không có đầu tầu tăng trưởng toàn khối với tiém lực kinh tế và thị trường lớn để có thể thúc đẩy thương mại, đầu tư nội khối, tạo lực hút liên kết các nước thành viên Thương mại nội khối của ASEAN chỉ chiếm khoảng 25% giá trị thương mại của toàn khối (2005) Ngoài ra, năng lực về vốn, trình độ công nghệ chủ yếu vẫn là công nghệ trung gian chứ không phải công nghệ nguồn) của ASEAN rất hạn chế Trong giai đoạn 2001- 2005, gần 90% dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng:chảy vào ASEAN là từ

những nước ngoài khu vực Sự phụ thuộc đó là một trong những nguyên nhân thúc

đây sự ly tâm của một số nước ASEAN nhằm tìm kiếm các hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA) với các nước ngoài khối

1.2.2 Những kết quả đã đạt được

Trang 34

Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một sự tiếp nối của các ¡ chương trình hợp tác kinh tế nội khối ASEAN Hiệp định thương mại hàng hóa

ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Hiệp định

khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) cùng hàng trăm biện pháp trong kế hoạch tổng thể thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2015 đã từng bước tạo nên một cộng đồng kinh tế phát triển năng động

Cho tới nay, ASEAN đã thực hiện được gần 80% số biện pháp đề ra trong Lộ trình tổng thế Cả 12 lĩnh vực thuộc AEC do các cơ quan chuyên ngành như tài

chính (kể cả hải quan), giao thông — van tải, nông nghiệp, viên thông, du lịch, khoa

„ ' học - công nghệ, năng lượng - khoáng sản, hợp tác tiểu vùng, triển khai đều đã >_ đạt được các kết quả quan trọng Các kết quả ni bật là thực hiện đẩy đủ Hiệp định

thương mại hang hóa ASEAN (ATIGA),.Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN

(ACIA), Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), triển khai Kế hoạch tổng thế về kết nối ASEAN, hợp tác giao thông vận tải, thuận lợi hóa thương mại (kể cả cơ chế một cửa ASEAN)

Những thành tựu có tầm quan trọng chiến lược đối với việc hiện thực hóa

mục tiêu xây dựng AEC vào năm 2015, theo bốn trụ cột chính, như sau: Trong lĩnh vực tạo thuận lợi cho thương mại

Với mục tiêu thành lập AEC trong năm 2015, ASBAN từng bước nâng cao

lợi thế thương mại bằng việc dỡ bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan, đẩy mạnh dong chu chuyển tự do hàng hóa và dịch vụ trong khu vực cũng như giữa các quốc gia thành viên ASEAN Để khuyến khích dòng chu chuyển tự do hàng hóa và phát

triển mạng lưới sản xuất hội nhập hơn trong khu vực, các nước ASBAN đã thông

.qua Chương trình thuận lợi hóa thương mại và Các chỉ tiêu thuận lợi hóa thương,

mại vào năm 2008 va 2009 Thuận lợi hóa thưởng mại là một chương trình cải

cách nhằm đây mạnh lợi thế thương mại trong khu vực ASEAN bằng việc cắt giảm

chỉ phí giao dịch Chỉ tiêu thuận lợi hóa thương mại là các chỉ tiêu định lượng xác

Trang 35

định mức ảnh hưởng của cải cách thương mại đối với khu vực nhà nước nói chung

và khu vực tư nhân nói riêng,

VỀ thuế quan:

Các nước hoàn thành nghĩa vụ xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASBAN 6; cắt giảm thuế quan xuống

mức 0-5% đối với 98,86% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước -ASEAN 4 Đưa Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào thực hiện

từ ngày 17-5-2012 Đây là những thành tích quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu tạo ra dòng luân chuyển của hàng hóa

Vào tháng 1 nim 2010, các quốc gia Brunei, Indonesia, Malaysia,

Philipbines, Singapore và Thái Lan (ASEAN-6) đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99.65% trong tông số các dòng thuế trong đó mức thuế 0% áp dụng cho 24.15%

tổng số hàng hóa từ các ngành ưu tiên hội nhập như nông nghiệp, hàng không (vận

chuyển bằng đường hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc

sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ, 14.92% các

sản phẩm từ thép và inox, 8.93% các sản phẩm cơ khí và máy móc, 8% các sản

phẩm liên quan đến hóa chất

Tương tự như vậy, Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam cũng cắt giảm

thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% đối với 98.86% dòng thuế cho các loại hàng hóa nói trên, ngoài ra các loại hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN như thực phẩm chế biến, đồ đạc nội thất, nhựa, giấy, xi măng, gốm sứ, thủy tỉnh, nhôm xuất khẩu sang

Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore and Thailand cũng được

hưởng mức thuế suất 0%

Về thúc đẩy mình bạch hóa thương mại:

ASEAN dự định thành lập trung tâm dữ liệu thương mại ASEAN vào năm

Trang 36

theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), quy tắc xuất xứ (ROO),

các biện pháp phi thuế quan (NT! Ms), thương mại trong nước, nguyên tắc và luật

u cần thiết, danh sách thương nhân được chỉ định của các quốc gia

hải quan, tài

thành viên ASEAN Ngay khi được thành lập và hoạt động với đầy đủ chức năng,

ATR sẽ được đưa lên internet để phục vụ cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân, cơ quan nhà nước, cho những người tìm kiếm thông tin và cho công

chúng

Cải cách về quy tắc xuất sứ:

Để thúc đẩy thông quan hàng hóa và nâng cao tính minh bạch trong giao dịch giữa các quốc gia, các thành viên ASEAN hiện đang phát triển hệ thống chính sách một cửa (ASW), đây là hệ thống liên kết cấp khu vực và sẽ tạo nền móng cho hợp tác hội nhập giữa các quốc gia cũng như người sử dụng cuối cùng đối với

dòng chu chuyển hàng hóa tự do trong ASEAN Các nước thành viên ASEAN

cũng đang xem xét thành lập cơ chế tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Cơ

chế này sẽ được thực hiện vào năm 2012, cho phép những người thực sự tham gia

vào các hoạt động kinh tế như người xuất khẩu, thương nhân, người sản xuất khi , đáp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết, thì được phép tự cấp chứng chỉ xuất xứ

hàng hóa cho mình thay vì phải xuất trình một chứng nhận xuất xứ do nhà nước

cấp

Hiện đại hóa hệ thống hải quan trong ASEAN

'Các cơ quan hải quan trong ASEAN đang xúc tiến cải cách và hiện đại hóa

phương pháp cũng như thủ tục hải quan để nâng cao lợi thế thương mại trong

ngành Chương trình chiến lược phát triển hải quan (SPCD) quy

h chỉ được phép đỡ container khỏi tàu trong vòng 30 phút Để hiện đại hóa hệ thống hải quan,

các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng để thông quan ang héa trong khu vực ASEAN theo tiêu chuẩn quốc tế Việc nảy sẽ góp phần

làm giảm chỉ phí giao dịch và thời gian thông quan hàng hóa dưới sự kiểm soát của

Trang 37

hải quan Cục hải quan ASEAN hiện cũng đang tích cực phối hợp với các ngành

khác nhau để đẩy mạnh và cải thiện chất lượng dịch vụ hải quan cũng như mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn định sẵn Việc cắt giảm hàng rào thuế quan xuống 0% đối

với 99,65% dòng thuế trong ASEAN 6 (Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia,

Philippines, Singapore va Thailand), 0 — 5% đối với 98.86% dòng thuế cho 4 quốc gia còn lại tại khu vực từ tháng 1 năm 2010 đã cho thấy nỗ lực vượt bậc của các cơ quan hải quan trong công tác nâng cao lợi thế thương mại thông qua thông quan

hàng hóa Cục hải quan ASEAN đã thông qua tầm nhìn hải quan ASEAN 2015

trong cuộc họp Tổng cục trưởng hải quan ASEAN điễn ra tại Vientiane, Lào hồi

tháng 6 năm 2008

ASEAN sẽ tiếp tục công cuộc hiện đại hóa thủ tục hải quan sao cho phù hợp

với bản kế hoạch hành động của cộng đồng kinh tế ASEAN Thực hiện các điều

khoản của hiệp định hải quan và hiệp định tối ưu hóa ATIGA trong ASEAN sẽ là

nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện dòng chu chuyển hàng hóa tự

do trong AEC Các tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đã kết thúc đàm phán Nghị định thư số 7 thuộc Hiệp định khung ASEAN vẻ tạo thuận lợi cho hàng quá cảnh

để ký kết vào năm 2011, góp phần xác định các tuyến đường quá cảnh trong ASEAN; tiến tới kết thúc đảm phán Nghị định thư số 2 về xác định các điểm quá

cảnh tại biên giới Đàm phán Biên bản ghỉ nhớ về thực hiện dự án thử nghiệm xây

dựng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia làm tiền đề để xây dựng Cơ chế hải quan một cửa ASEAN cũng đã kết thúc

Bên cạnh đó, vấn đề cơ chế một cửa ASEAN (ASW), đánh giá mức độ phù hợp trong ASEAN, hòa hợp các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật trong việc tiến tới một cộng đồng AEC cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ

“Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư

` Về thương mại, dịch vụ Trong khù vực ASEAN, lĩnh vực dịch vụ đóng

vai trò khá quan trọng, góp phần đáng kể vào việc gia tăng GDP của từng nước

Trang 38

thành viên Giá trị sản phẩm dịch vụ chiếm tới 40% đến 60% GDP Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thương mại trong ASEAN gia tăng nhanh chóng, từ 79 tỷ USD „ trongnăm 2003 đến 219 tỷ USD trong năm 2010 Nhận thấy tầm quan trọng ngày

càng gia tăng của hội nhập nội khối ASEAN đối với lĩnh vực dịch vụ, các bộ

trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã ký kết hiệp định khung ASEAN về dịch vụ

(AFAS) trong năm 1995 tại Bangkok, Thailand AFAS hướng tới các mục tiêu sau:

- Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ngay tại các quốc gia thành viên

ASEAN để nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh ngành dịch vụ ASEAN,

đa dạng hóa năng lực sản xuất, nguồn cung và phân phối dịch vụ;

- Xóa bỏ rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ;

~ Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng việc tự do hóa sâu và rộng hơn, không, chỉ dừng lại ở những dịch vụ được đề cập tới trong hiệp định thương mại chung về

dịch vụ của tổ chức thương mại thế giới Theo AFAS, các nước thành viên cam kết

tiếp tục tham gia vào các vòng đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ nội khối

ASEAN Các vòng đàm phán đều hướng tới mức độ cam kết cao hơn trong lĩnh vực này, đây là những cam kết nằm trong gói cam kết dịch vụ được đề cập đến

trong phụ lục của hiệp định khung

Kể từ thời điểm ký kết AFAS năm 1995 đến nay, ASEAN đã trải qua 5 vòng, đàm phán và đạt được 7 gói cam kết dịch vụ Các gói dịch vụ này bao ham tat ca

các mặt của dịch vụ theo nội dung trong cuộc họp của các Bộ trưởng kinh tế (AEM) như kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, xây dựng, phân phối, giáo dục,

ên, viễn thông và du lịch Các gói cam kết này được

môi trường, y tế, vận tải

-thực hiện thông qua các nghị định thư do AEM ký kết và cập nhật đầy đủ chỉ tiết ủa tiến trình tự do hóa trong các ngành phụ trợ dịch vụ Bắt đầu từ gói cam kết thứ trở đi, mỗi gói cam kết tiếp theo của AFAS đều bao gồm tất cả cam kết mà các ước thành viên ASEAN đã cam kết trong tổ chức thương mại thế giới WTO, các 6i cam kết trước đó, và cả các cam kết mới hay nói cách khác là các cam kết được

Trang 39

điều chỉnh Do đó, những người hoạt động trong lĩnh vực này sẽ biết được đầy đủ

thông tin liên quan tới các cam kết dịch vụ của các nước thành viên ASEAN trong

WTO và cả AFAS thông qua các nội dung được đề cập đến trong gói AFAS gần đây nhất

Cùng với các gói AFAS, còn có 4 gói cam kết dịch vụ tài chính bổ sung

được ký kết bởi các Bộ trưởng tài chính ASEAN và 3 gói cam kết dịch vụ vận tải

đường hàng không khác được ký kết bởi các Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN

Các nước thành viên ASEAN vẫn tiếp tục điều chỉnh các gói cam kết của mình Gói cam kết thứ 8 là gói cam kết gần đây nhất được được ký kết vào năm 2011 Liên quan tới một số vấn đề trước khi đi đến ký kết, các cam kết này phải cùng

hướng tới mục tiêu trong bản kế hoạch hành động của AEC Các nước ASEAN

được trông đợi sẽ tiếp tục cam kết sâu rộng hơn dé đạt được mục tiêu dòng chu chuyển dịch vụ tự do vào năm 2015

Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong ngành dịch vụ, một ngành khá

phát triển gần đây trong ASEAN, cho phép chứng chỉ của các nhà cung cấp dịch

vụ được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại quốc gia của mình sẽ được

thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực Việc này sẽ tạo động lực cho các nhà cung cắp dịch vụ chuyên nghiệp trong ASEAN hoạt động theo đúng những nguyên tắc và quy định tương ứng trong nước Hiệp định khung ASEAN trong ngành dịch vụ (AFAS) được ký kết bởi các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vào năm 1995 tại Bangkok, Thailand đã ghỉ nhận tầm quan trọng của MRA trong việc

hội nhập toàn bộ ngành dịch vụ trong ASEAN Điều khoản số 5 của AFAS thể hiện: “Mỗi nước thành viên có thể thừa nhận trình độ giáo dục, kinh nghiệm, tiêu chuẩn; hoặc bằng cấp, chứng chỉ được cáp tại một nước thành viên ASEAN khác miễn là chúng phản ánh đúng mục đích cấp bằng hoặc chứng chỉ Sự thừa nhận

này có thể căn cứ vào hiệp định hoặc thỏa ước giữa các nước thành viên liên quan hoặc được chấp nhận một cách tự động” Các nguyên thủ ASEAN tại hội nghị

Trang 40

thượng đỉnh lần thứ 7 diễn ra vào năm 2001 tại Bandar Seri Begawan, Brunei

Darussalam da ding ý bắt đầu đàm phán MRA để tăng cường dòng chu chuyển dịch vụ chuyên nghiệp theo AFAS Ủy ban điều phối dịch vy ASEAN (CCS) da

lập một nhóm chuyên gia MRA trong ngành dịch vụ vào tháng 7 năm 2003 dé dam

phán MRAs dịch vụ Kết quả là, CCS đã thành lập được một nhóm chuyên trách

: trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vào tháng 3 năm 2004, nhóm này sẽ thực hiện

_ công tác đàm phán về MRAs trong ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đã được chấp nhận và ký kết bởi các bộ trưởng bao gồm:

MRA trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật (2005) MRA trong lĩnh vực dịch vụ điều dưỡng (2006)

MRA trong lĩnh vực dịch vụ kiến trúc và thỏa thuận khung thừa nhận lẫn nhau đối với chứng chỉ giám sát (2007)

MRA trong lĩnh vực kế toán, MRA đối với nghề bác sỹ và nha sỹ

MRA đối với các chuyên viên du lịch cũng được-thông qua tại phiên họp lần thứ 12 của các bộ trưởng du lịch ASEAN (MAMT) trong năm 2009 tại Hà Nội,

Việt Nam

Về đầu tư ASEAN hướng tới mục tiêu là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong

quá trình hội nhập khu vực vào năm 2015 Vào tháng 2 năm 2009, các Bộ trưởng,

ASEAN đã ký kết hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) nhằm tạo ra một cơ

chế đầu tư minh bạch, thơng thống và tự do theo đúng tiêu chí khi hội nhập kinh

tế ASEAN ACIA, theo đúng như tên gọi, là một hiệp định đầu tư tồn diện nhằm cải thiện mơi trường đầu tư sao cho cạnh tranh, minh bạch, tự do và thơng thống

‘hon Can ctr vao 2 hi ịnh đầu tư ASEAN trước đó là hiệp định ASEAN năm

.1997 về việc thúc đẩy'và bảo vệ hoạt động đầu tư, cũng được biết đến với cái tên

hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN (ASEAN IGA) và hiệp định khung về

hoạt động đầu tư ASEAN (thường được biết đến với tên gọi hiệp định AIA) Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, một lần nữa nhắc lại các điều khoản trong IGA và

Ngày đăng: 22/06/2016, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w