1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

107 330 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 327,95 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Ý nghĩa của đề tài 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 12 2.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 12 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 12 2.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 13 2.2 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 15 2.2.1 Phân loại 15 2.2.2 Đánh giá 16 2.3 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 18 2.4 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 22 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 31 3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 31 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31 3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 32 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 33 3.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 35 3.2. Thực trạng về tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 41 3.2.1. Cách phân loại, đánh giá và tổ chức quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ của công ty. 41 3.2.2. Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 45 3.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 49 CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 51 4.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 51 4.1.1 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và cng cụ dụng cụ 52 4.1.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 56 4.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 57 4.2.1 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 59 4.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 60 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 70  

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ

DỤNG CỤ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 12

2.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 12

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 12

2.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 13

2.2 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 15

2.2.1 Phân loại 15

2.2.2 Đánh giá 16

2.3 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 18

2.4 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 22

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 31

3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 31

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 32

Trang 2

3.2 Thực trạng về tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 41

3.2.1 Cách phân loại, đánh giá và tổ chức quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ của công ty 41

3.2.2 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 45

3.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 49

CHƯƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN 51

4.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 51

4.1.1 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và cng cụ dụng cụ 52

4.1.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 56

4.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân 57

4.2.1 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 59

4.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 60

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 70

Trang 4

nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của tác giả khác đã được tôi xin ýkiến sử dụng và được chấp nhận Các số liệu trong khóa luận là kết quả khảosát thực tế tại đơn vị thực tập Tôi xin cam kết về tính trung thực của nhữngluận điểm trong khoa luận này.

Cao Diễm Hương

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ

DỤNG CỤ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã tạo ra những cơhội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phảigiải quyết tốt các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh Trong

đó, kế toán chính là một trong những công cụ quản lý quan trọng không thếthiếu

Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khoản mục chi phínguyên vật liệu – công cụ dụng cụ chiếm một phần lớn trong toàn bộ chi phícủa doanh nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ của chi phí nguyên vật liệu –công cụ dụng cụ cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành của sản phẩm,ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp Vì vậy, bên cạnh vấn đề trọngtâm là kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành, thì tổ chức tốt công tác kếtoán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ cũng là một vấn đề đáng được doanhnghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay

Bộ máy kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tổ chức khoa học,với trình độ chuyên môn của kế toán viên tốt sẽ giúp công ty tiết kiệm đượckhoản chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm được giá thành mà vẫn giữ được chấtlượng sản phẩm cũng như dịch vụ từ đó thu hút khách hàng, các nhà đầu tư.Bên cạnh đó, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động từ đó nâng cao lợinhuận giúp cải thiện đời sống nhân viên , đầu tư mở rộng

Qua thời gian tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán, tôi xin lựa chọn

đề tài “Kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân”làm khóa luận tốt nghiệp.

Trang 6

Trên phương diện lý thuyết, nội dung khóa luận tìm hiểu lý luận chung

về công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ kế toánhiện hành

Trên phương diện thực tế, khóa luận đi sâu nghiên cứu các giải phápnhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu nói riêng và các DNnói chung

1.2 Ý nghĩa của đề tài

- Hệ thống các kiến thức về nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ

- Trên cơ sở những tồn tại trong công tác kế toán nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ tại công ty đưa ra các kiến nghị hoàn thiện

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu, tập hợp những vấn đề lý luận chung về kế toán nguyên liệuvật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp

- Củng cố những kiến thức đã học, hoàn thiện kiến thức công kế toánnguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tạicông ty TNHH Đầu tư Xây dưng Thương mại Mạnh Quân

- Chỉ ra những ưu điểm, tồn tại trong công tác kế toán nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ;

- Đưa ra biện pháp hoàn thiện, củng cố công tác kế toán nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại MạnhQuân

1.4 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng

cụ Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

Trang 7

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiêncứu đề tài Nội dung của phương pháp là so sánh giữa những lý luận được họcvới thực tiễn để nhận thấy những khác biệt

- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Thực hiện phỏng vấn các nhânviên phòng kế toán Thu thập số liệu liên quan,đưa ra các giải pháp hoàn thiệnnhững hạn chế còn tồn tại

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đểhoàn thiện lý luận và có những đánh giá phù hợp

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng tài liệu

có sẵn trong nghiên cứu, để thu nhập thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìntổng quan về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ theo quy định nhànước, có cơ sở so sánh giữa cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng phương phápnày đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều tài liệu, phải có khả năng đánh giá chấtlượng của tài liệu và phân loại tài liệu thông tin mang lại hiệu quả

- Phương pháp toán học: Phương pháp này dung để tính toán những chỉtiêu về giá trị vật liệu nhập, giá trị vật liệu xuất tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh,… trong kì phục cho việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các

số liệu về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ

1.6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu

1) Khóa luận của tác giả Trần Thị Nga-Năm 2011- Đề tài: Hoàn thiệncông tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5 HảiPhòng - Trường: Đại hoc Dân Lập Hải Phòng

- Nội dung khóa luận: Bằng kiến thức của ban thân và qua nhiềuphương pháp nghiên cứu tác giả trình bày tóm tắt cơ sở lý luận chung trongdoanh nghiệp Dựa trên đó trình bày phân tích về thực trạng công tác kế toánnguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hải Phòng Qua thực trạng

Trang 8

đó, tắc giả đưa ra những đánh giá nhận xét cùng những ý kiến đóng góp củamình nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

- Ưu điểm: Khóa luận bố cục rõ ràng, mạch lạc, cụ thể đã tóm tắt đượcnội dung cơ bản về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công

ty Tác giả đã nêu rất rõ về các khái niệm có liên quan, tài khoản cũng như sơ

đồ hạch toán, các nguyên tắc hoàn thiện các nguyên tắc kế toán, đưa lên tất cảchứng từ thực tế liên quan đến công ty Bên cạnh đó, tác giả còn phân tíchđược ưu nhược điểm, đưa ra được những kiến nghị để hoàn thiện công tác kếtoán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng

số 5 Hải Phòng

- Nhược điểm: Nhìn chung bài khóa luận có nội dung khá tốt, tuy nhiênđối với phần đưa ra giải pháp vẫn còn chung chung chưa cụ thể, thiếu ví dụlàm rõ về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5hải phòng

2) Khóa luận của tác giả Phan Quang Long – Năm 2014- Đề tài: Hoànthiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tùng Phương -Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội

- Nội dung: Với những kiến thức đã học từ nhà trường cùng các cáchthức, phương pháp nghiên cứu của bản thân, tác giác đã tóm tắt sơ lược cơ sở

lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh Dựa trên cơ sở lý luận đó, tác giả trình bày phân tích thực trạngcông tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tùng Phương, đưa ra cácphương thức phân loại, đánh giá, cách quản lý nguyên vật liệu của công ty,trình bày tổ chức công tác kế toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu tạicông ty Từ đ, đưa ra nhận xét đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện côngtác kế toán tại Công ty TNHH Tùng Phương

Trang 9

-Ưu điểm: Với kiến thức lý luận chung, tác giả đã hoàn thiện khá tốtbài khóa luận của mình Khóa luận trình bày rõ ràng, liền mạch, đã tóm tắt sơlược được nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Tác giả đãđưa ra chi tiết được các khái niệm, cách phân loại, cách đánh giá nguyên vậtliệu và các chứng từ sổ sách liên quan đến tổ chức công tác kế toán nguyênvật liệu trong doanh nghiệp Đánh giá khách quan, chung thực thực trạng về

kế toán nguyên vật liệu công ty TNHH Tùng Phương Đồng thời, tác giả cũngđưa ra được các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyênvật liệu tại công ty

- Nhược điểm: Còn nhiều chứng từ liên quan đế kế toán nguyên vật liệutại công ty TNHH Tùng Phương chưa được đưa ra để làm rõ hơn vấn đề Cácbiện pháp chưa cụ thể Bài còn thiếu ví dụ minh họa để hiểu hăn về công tác

kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH Tùng Phương

3)Khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Thúy – Năm 2012- Đề tài: Hoànthiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH An Phú - Trường:Đại hoc Dân Lập Hải Phòng

- Nội dung: Đưa ra cơ sở lý luận bao chung về kế toán nguyên vật liệutại doanh nghiệp sản xuất kjinh doanh bào gồm: các khái niệm, cách phânloại, cách đánh giá, cách quản lý nguyên vật liệu Từ cơ sở đó, trình bày phântích về thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, đánh giá nhậnxét về những ưu nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu nhờ đó đưa

ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công tyTNHH An phú

-Ưu điểm: Bố cục bài rõ ràng, mạch lạc, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở

lý luận về tổ chức kế toán NVL tại các doanh nghiệp SXKD Từ hiểu biết củamình phân tích thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH

An Phú một cách chi tiết cụ thể, đưa ra được ví dụ minh họa làm rõ các nội

Trang 10

dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong công ty Đưa ra được cách đánhgiá, phân loại và công tác tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH

An Phú Qua đó đã đưa ra được đánh giá và biện pháp nhằm hoàn thiện côngtác kế toán nguyên vật liệu cho công ty TNHH An Phú

- Nhược điểm: Còn thiếu các chứng từ, sổ sách liên quan Các biệnpháp đưa chưa thực sự hiệu quả, còn chung chung chưa cụ thể

4)Khóa luận của tác giả Lê Thị Kim Hiếu – Năm 2009- Đề tài: Kế toánnguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XDTM và Dịch VụThành Tú - Trường: Đại hoc Quãng Nam

- Nội dung: Từ kiến thức đã học, qua tìm hiểu và quá trình thực tập tácgiả trình bài sơ lược lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng

cụ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Dựa trên cơ sở đó, trình bày phântích thực trạng kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng trong Công ty TNHHXDTM và Dịch vụ Thanh Tú Tác giả trình về cách quản lý nguyên vật liệu,công tác kế toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tạicông ty Từ đó, đưa ra đánh giá nhận xét và trình bày những kiến nghị nhằmhoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tạicông ty

-Ưu điểm: Bố cục bài rõ ràng, tác giả bằng lý luận chung đã khái quátđược kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, đưa rađược các khái niệm, cách đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trongdjoanh nghiệp Trong doanh nghiệp thì tổ chức kế toán nguyên vật liệu – công

cụ dụng cụ từ tổng hợp chi tiết như thế nào Dựa vào đó viết được khá cụ thểthực trạng về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong công ty Từ đóđưa ra đánh giá, nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vậtliệu – công cụ dụng cụ cho công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụThành Tú

Trang 11

- Nhược điểm: Còn thiếu các các chứng từ liên quan Chưa đưa ra các

ví dụ làm rõ phần kế toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu – công cụ dụng

cụ tại công ty Các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu– công cụ dụng cụ tại công ty chưa cụ thể hay thực sự chưa hiệu qua chonhững vấn đề gặp phải trong công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng

cụ trong công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Thành Tú

5) Khóa luận của tác giả Lưu Thị Thùy Phương – Năm 2011- Đề tài:Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV thanNam Mẫu –Vinacomin - Trường: Đại hoc Dân Lập Hải Phòng

- Nội dung: Khái quát hóa những lý luận cơ bản về kế toán nguyên vậtliệu trong doanh nghiệp nhờ những kiến thức đã học và các phương phápnghiên cứu Từ đó, phản ánh thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu vàđánh giá ưu điểm, nhược điểm và các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kếtoán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu –Vinacomin

-Ưu điểm: Từ kiến thức và qua tìm hiểu của bản thân, tác giả đã đưa rađược lý luận chung khái quát về công tác kế toán nghuyên vật liệu tại cácdoanh nghiệp Làm rõ được nội dung, chứng từ , sổ sách, tài khoản kế toán vàquy trình ghi sổ của tổ chức kế toán chi tiết cũng như tổng hợp nguyên vậtliệu trong doanh nghiệp Tác giả cũng đưa ra được các đánh giá nhận xét vàkiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHHmột thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin

- Nhược điểm: Bố cục bài chưa thực sự logic với nhau Chưa có cácchứng từ liên quan , quy trình ghi sổ của tổ chức kế toán chi tiết và tổng hợpnguyên vật liệu trong công ty Các đánh giá, nhận xét về công tác kế toánnguyên vật liệu chưa bám sát với thực trạng về kế toán nguyên vật liệu trongcông ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu - Vinacomin Các biện phápđưa ra chung chung, thiếu ví dụ minh họa

Trang 12

6)Khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân – Năm 2009- Đề tài:Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH và Dịch VụTám Oanh - Trường: Đại học Kinh tế Quốc Dân.

- Nội dung: Qua quá trình thực tập tại công ty và nhờ áp dụng nhữngphương pháp nghiên cứu một cách hiệu quả tác giả đã trình bày phân tíchthực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH và Dịch vụTâm Oanh Từ đó, đưa ra các nhận xét đánh giá và trình bày các kiến nghị củamình nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

-Ưu điểm: Tác giả phân tích thực trạng từ đó đưa ra nhiều nhận xét vàgiải pháp tốt cho công ty

- Nhược điểm: Bố cục bài chưa hoàn chỉnh Không có phần lý luậnchung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp khiến người đọc khóhình dung Thiếu ví dụ minh họa phần kế toán tổng hợp, chi tiết nguyên vậtliệu trong công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Chưa có chứng từ liên quanđến kế toán nguyên vật liệu của công ty

7)Khóa luận của tác giả Vũ Ngọc Bích – Năm 2010- Đề tài: Kế toánnguyên vật liệu tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú- Trường:Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội

- Nội dung: Từ quá trình thực tập tiếp cúc thực tế với tổ chức công tác

kế toán tại công ty cùng áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tácgiả trình bày phân tích thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công tyTNHH Thương mại và Sản xuất Đại Phú Nêu các đặc điểm về phân loại,cách đánh giá và tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty, tổ chức côngtác kế toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Từ đó, đứa ra nhậnxét đánh gía và kiến nghị giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán tại Công tyTNHH Thương mại và Sản xuất Đại Phú

Trang 13

-Ưu điểm: Tác giả đưa ra nhiều vấn đề nhằm đưa ra các nhận xét vàgiải pháp tốt cho công ty.

- Nhược điểm: Nội dung bài chưa logic Phần lý luận chung về toánnguyên vật liệu tại doanh nghiệp sơ sài Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tạicông ty TNHH thương mại và sản xuất Đại Phú chưa được rõ ràng, cụ thể

8) Khóa luận của tác giả Hoàng Thị Tiếp – Năm 2013- Đề tài: Hoànthiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì vàdịch vụ thương mại Hà Nội- Trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội

- Nội dung: Đưa ra cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên vậtliệu trong doanh nghiệp, trình bày chi tiết các khái niệm, phân loại, cách đánhgiá và quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Dựa trên

cơ sở đó nêu ra thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty,trìnhbày tổ chức công tác kế toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu tại công ty,đưa ra các đánh giá nhận xét và kiện nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại HàNội

- Ưu điểm: Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận công tác kế toánnguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất, đưa ra được ví dụ cụ thể Thựctrạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty được nêu rõ ràng chi tiết cụthể Đã đưa ra được đánh giá nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

kế toán tại công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội

- Nhược điểm: Một số chứng từ có liên quan chưa được đưa lên Cácbiện pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty còn quá ít

9) Khóa luận của tác giả Vũ Hải Giang, năm 2013 với đề tài: “Kế toánnguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC”

Nội dung: Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cùng những kiến thứccủa bản thân tác giả đưa ra cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên

Trang 14

vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Dựa trên đó trình bày phân tích

về thực trạng của công ty, về cách phâ loại, đánh giá và công tác quản lýnguyên vật liệu tại công ty TNHH Thương mại VIC Từ đó, đưa ra nhận xét,đánh giá và kiế nghị giúp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tạiCông ty TNHH Thương mại VIC

Ưu điểm: Bố cục bài rõ ràng, mạch lạc Tác giả đã hệ thống hóa được

cơ sở lý luận chung của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Nêuđược thực trạng của công ty về kê toán nguyên vật liệu, đưa ra được nhận xétđánh giá và biện pháp khá tốt

Nhược điểm: Chưa cụ thể phần kế toán chi tiết và tổng hợp nguyên vậtliệu tại công ty, thiếu ví dụ minh hoa cụ thể, thiếu các chứng từ liên quan đến

kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thương mại VIC

10)Khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Xuyến – Năm 2010- Đề tài:Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải

Hà - Trường: Đại hoc Công Nghiệp Hà Nội

- Nội dung: Từ những kiến thức đã được học tác giả đưa ra cơ sở lýluận về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Dựa trên cơ sở đó cùng quátrình thực tập và áp dụng các phương pháp nghiên cứu một cách hiệu quả, tácgiả phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Từ đó, đưa

ra nhận xét đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyênvật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

-Ưu điểm: Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức kế toánnguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phân tích thựctrạng công tác kế toán nguyên vật liệu khá cụ thể rõ ràng từ đó đưa ra đượcnhững nhận xét đánh giá và biện pháp tốt nhằm hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu trong công ty

Trang 15

- Nhược điểm: chưa vẽ cụ thể các sơ đồ hạch toán kế toán nguyên vậtliệu – công cụ dụng cụ và kết luận chung mỗi chương Thiếu ví dụ minh họa

Trang 16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

Khái niệm

“Tất cả mọi vật trong thiên nhiên ở quanh ta mà lao động có ích có thểtác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội đều là đối tượng của laođộng Đối tượng lao động trở thành nguyên vật liệu Chính vì vậy, không phảibất kỳ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu Ví như sắt nằm trongquặng không phải là nguyên vật liệu mà chỉ khi con người tiêu hao lao động

để tìm ra nó cung cấp cho ngành công nghiệp thì khi đó sắt mới được gọi lànguyên vật liệu Nguyên vật liệu nếu xét về hình thái hiện vật thì nó được xétvào tài sản lưu động của doanh nghiệp, còn nếu xét về hình thái giá trị thì nó

là một bộ phận trong vốn lưu động của doanh nghiệp Nguyên vật liệu khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinhdoanh Giá trị nguyên vật liệu chỉ được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giátrị sản phẩm tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không thoả mãn đìnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình Ngoài ra những tư liệukhông có tính bền vững như đồ dùng bằng sành xứ, thủy tinh, giày dép, quần

áo làm việc Dù thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố địnhhữu hình nhưng vẫn coi là công cụ, dụng cụ

Đặc điểm

Nguyên liệu vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh

và bị tiêu hao toàn bộ vào trong quá trình sản xuất, không giữ lại nguyên hình

Trang 17

tháí vật chất ban đầu, giá trị của chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chiphí sản xuất kinh doanh.

Công cụ, dụng cụ tham gia nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm vàcung ứng dịch vụ Khi tham gia vào qúa trình sản xuất thì công cụ vẫn giữnguyên được hình thái vật chất ban đầu Trong quá trình sản xuất giá trị haomòn được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.Nhìn chung công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụngngắn hạn được quản lý và hạch toán như tài sản lưu động

2.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Nhiệm vụ

Ghi chép phản ánh đầy đủ tình hình thu mua dự trữ, nhập-xuất…nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ và công cụ dụng cụ Mặc khác thôngqua tài liệu kế toán còn biết được chất lượng, chủng loại có đảm bảo haykhông, sổ lượng thiếu hay thừa đối với sản xuất để từ đó người quản lý đề racác biện pháp thiết thực đối với sản xuất để đề ra các biện pháp thiết thựcnhằm kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ vàcông cụ dụng cụ

Giúp cho việc kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng,cung cấp, từ đó có các biện pháp đảm bảo nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

cụ công cụ dụng cụ cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất

Yêu cầu quản lý

Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinhdoanh Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phảiđảm bảo cung cấp nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ kịp thời về mặt sốlượng, chất lượng cũng như chủng loại vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càngphát triển đòi hỏi vật liêụ ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sản xuấtsản phẩm và kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các Doanh nghiệp hướng tới

Trang 18

Vì vậy, quản lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiếtkiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là tài sản dự trữ cho sản xuấtthường xuyên biến động Do vậy, các Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽquá trình thu mua, bảo quản và sử dụng vật liệu 1 cách có hiệu quả

Ở khâu thu mua: Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất sản phẩm về mặt số lượng, chủng loại,chất lượng, giá cả hợp lý phản ánh đầy đủ chính xác giá thực tế của vật liệu( giá mua, chi phí thu mua)

Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho tàng hợp

lý, đúng chế độ bảo quản với từng loại vật liệu để tránh hư hỏng, thất thoát,hao hụt, mất phẩm chất ảnh hướng đấn chất lượng sản phẩm

Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bịngừng trệ, gián đoạn Doanh nghiệp phải dự trữ vật liệu đúng định mức tối đa,tối thiểu đảm bảo cho sản xuất liên tục bình thường không gây ứ đọng (dokhâu dự trữ quá lớn) tăng nhanh vòng quay vốn

Trong khâu sử dụng vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mứctiêu hao, đúng chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệunâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm vìvậy đòi hỏi tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất vậtliệu Tính toán phân bổ chính xác vật liệu cho từng đối tượng sử dụng theophương pháp thích hợp, cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho công tác tínhgiá thành sản phẩm Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hìnhthu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra những biệnpháp cần thiết cho việc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vậtliệu trong sản xuất sản phẩm, là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội

Trang 19

2.2 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.2.1 Phân loại

Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp

- Nguyên vật liệu chính( bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là cácloại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể vậtchất của sản phẩm được sản xuẩt ra Vd: xi măng, sắt thép, trong doanhngiệp xây lắp

- Vật liệu phụ: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trìnhsản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm, nhưng có vai trò cần thiết

và nhất định cho quá trình sản xuất như: dầu nhờn, các loại thuốc nhuộm,phụ gia kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm tăng chất lượng sản phẩm,hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất

- Nhiên liệu là loại vật liệu phụ trong quá trình sử dụng có tác dụngcung cấp nhiệt lượng Nhiên liệu có thể tồn tại ở các thể rắn, thể lỏng hoặc thểkhí

- Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị được

dự trữ để sử dụng cho việc sửa chưã, thay thế những bộ phận của tài sản cốđịnh hữu hình

-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu và thiết bịdùng cho công tác xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định

- Vật liệu khác bao gồm các loại chưa được phản ánh ở các loại vật liệutrên Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từviệc thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào nguồn nhập

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế hoặc thuê ngoài gia côngchế biến

Trang 20

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhận vốn góp liên doanh củacác đơn vị khác hoặc được cấp phát biếu tặng.

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ thu hồi vốn góp liên doanh

- Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ khác như kiểm kê thừa, vật liệukhông dùng hết

2.2.2 Đánh giá

Đánh giá nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ: là dùng thước đo tiền tệ

để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định Về nguyêntắc kế toán hàng tồn kho( trong đó bao gồm cả nguyên vật liệu và công cụdụng cụ) phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.Trường hợp giá trị thuần

có thể được thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá thuần có thể thựchiện được

Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá gốc

Giá thực tế nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: Trong hạchtoán, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ được tính theo giá thực tế ( giágốc) tuỳ theo hình thức tính thuế nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theophương pháp khấu trừ hay trực tiếp mà Doanh nghiệp đang áp dụng mà tronggiá thực tế của Doanh nghiệp có hay không có cả thuế giá trị gia tăng

Giá thực tế nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Theo chế

độ kế toán hiện hành kế toán nhập - xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ trong các Doanh nghiệp được tính theo giá thực tế Song do đặc điểm

Trang 21

phong phú về chủng loại và thường xuyên biến động trong quá trình sản xuấtkinh doanh nên để đơn giản hoá và giảm bớt khối lượng tính toán, ghi sổ hàngngày kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo phươngpháp nhất quán trong hạch toán Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho ban hànhtheo QĐ149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cócác phương pháp tính giá vật liệu xuất kho như sau:

- Phương pháp giá thực tế đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán

Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, công cụ, dụng cụ,giá cả biến động thường xuyên, việc nhập, xuất diễn ra liên tục thì việc hạchtoán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công thức và có khí khôngthực hiện được Do vậy việc hạch toán hàng ngày, kế toán nên sử dụng theogiá hạch toán

Giá hạch toán là một loại giá tương đối ổn định, doanh nghiệp có thể sửdụng trong một thời gian dài để hạch toán nhập, xuất tồn kho vật liệu, CCDCtrong khi chưa tính được giá thực tế của nó Có thể sử dụng giá kế hoạch hoặcgiá mua tại một thời điểm nào đó, hay giá vật liệu, CCDC bình quân thángtrước, CCDC hàng ngày hoặc giá cuối kỳ trước để làm giá hạch toán Nhưngcuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu, CCDC xuất, tồn khotheo giá thực tế Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực thế vàgiá hạ sử dụng giá hạch toán đơn giản, giảm bớt khối lượng cho công tác kếtoán nhập, xuất vật liệu

Giá hạch toán chỉ được dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu, còn tronghạch toán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế Giá hạch toán có ưu đIểm là

Trang 22

phản ảnh kịp thời sự biến động về giá trị của các loại vật liệu trong quá trìnhsản xuất kinh doanh.

2.3 Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.3.1 Nội dung

Phương pháp ghi thẻ song song

Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vậtliệu song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghichép gần như nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất,tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trịtrên sổ tiết vật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến saukhi kế toán đã kiểm tra lại, đối chiếu với thủ kho Ngoài ra để các số liệu đốichiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiếtvào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu cho từng nhóm vật liệu

- Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập- xuất, thủ kho căn cứ vào sốlượng thực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗichứng từ ghi vào một dòng trên thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danhđiểm vật tư, cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số lượng nhập, xuất,tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu Hàng ngày hoặcđịnh kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuấtkho về phòng kế toán

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu đểtheo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết được theo dõi cả

về mặt hiện vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập- xuất kho do thủkho chuyển đến, nhân viên kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ phảikiểm tra đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan như( hoá đơn GTGT, phiếu mua hàng )

Trang 23

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồnkho của từng danh điểm vật liệu Số lượng NVL tồn kho phản ánh trên sổ kếtoán chi tiết phải được đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tươngứng Sau khi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho kế toán phải căn cứ vào sổ kếtoán chi tiết nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ lập bảng tổng hợp nhập,xuất, tồn kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, số liệu của bảng nàyđược đối chiếu với số liệu của sổ kế toán tổng hợp.

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại vậtliệu khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất ít không thường xuyên và trình độchuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận kế toán còn hạn chế

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Ở kho: Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập,xuất, tồn kho vật liệu như phương pháp thẻ song song

- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chéptình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cảnăm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng Cuối kỳ trên cơ sở phânloại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lậpbảng kê nhập vật liệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đốichiếu tổng lượng nhập của từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồngthời từ sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vậtliệu

Trang 24

- Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danhđiểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận đượckhi kiểm tra các kho theo định kỳ 3 ngày, 5 ngày hoặc 10 ngày một lần kèmtheo phiếu giao nhận chứng từ và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền NVLnhập, xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn(bảng này được mở theo từng kho) cuối kỳ tiến hành tính tiến trên sổ số dư dothủ khi chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên sổ số dưvới tồn kho trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn Từ bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kếtoán lập bảng tổng hợp nhập, xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toántổng hợp về vật liệu.

2.3.2Chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn GTGT

- Bảng kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất vật tư hạn mức

- Bảng kê chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

- Hóa đơn kim phiếu xuất kho

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

2.3.3 Tài khoản kế toán

Tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu

Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”

Tài khoản 611 “ Mua hàng”

TK 331- Phải trả cho người bán

Tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 133,…

Trang 25

2.3.4 Sổ kế toán

- Sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu

- Sổ chi tiết công cụ dụng cụ

2.3.5 Quy trình ghi sổ

Quy trình nhập kho

Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, bộ phận vật

tư lập phiếu yêu cầu mua hàng, thu thập báo giá, chọn và trình báo giá hợp lýnhất để cấp trên ký duyệt, quyết định mua và liên hệ với nhà cung cấp Đếnthời gian giao nhận, hàng về tới kho, tại đây nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ sẽ được kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng, nếu đạt tiêuchuẩn sẽ tiến hành nhập kho Kết quả kiểm tra sẽ được phản ánh vào biên bảnkiểm nghiệm nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho Kết hợp vớihóa đơn GTGT của hàng mua về đã được kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp,phòng vật tư lập phiếu nhập kho thành 3 liên: 01 liên được lưu tại phòng vật

tư, 01 liên được lưu tại kho, 01 liên được lưu tại phòng kế toán Phiếu nhậpkho sẽ được chuyển xuống kho cùng với vật tư mua về, thủ kho kiểm tra vàghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho rồi ký vào phiếu nhập kho

- Ở kho: căn cứ vào phiếu nhập kho nhận được thủ kho tiến hành ghi vàothẻ kho Sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuấtkho về phòng kế toán

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ kho dùng để theo dõi tình hìnhnhập- xuất- tồn của từng thứ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ về số lượng.Mỗi loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ được theo dõi trên một thẻ kho.Phiếu nhập kho được thủ kho chuyển cho kế toán để ghi chép, phản ánh vào sổ

kế toán

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồnkho của từng loại vật liệu

Trang 26

Quy trình xuất kho

Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch, khi phát sinh nhu cầunguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, các xưởng sản xuất lập tờ kê cấp vật tưchuyển đến phòng vật tư Nếu thấy phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lýtheo định mức vật tư thì phòng vật tư sẽ viết phiếu xuất kho vật tư (03 liên) đểphục vụ nhu cầu sản xuất, tại đây giữ 01 liên Sau đó chuyển cho thủ kho Thủkho xuất vật tư rồi ghi số lượng vật tư xuất và ký vào phiếu xuất kho Ngườinhận vật tư giữ 01 liên phiếu xuất kho và vật tư được chuyển đến phân xưởng

có nhu cầu sử dụng Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ kho Phiếuxuất kho được thủ kho chuyển cho kế toán vật tư để nhập dữ liệu vào máy

2.4 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ

2.4.1 Nội dung

Phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kiểm kê định kỳ theo dõi thường xuyên, liên tục tình hìnhnhập - xuất kho vật liệu Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên tài khoản

kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ xuất

- Khi mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho, căn cứhóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyênliệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho:

Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ (giá mua chưa

có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331, (tổng giá thanh toán)

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên liệuvật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm cả thuế GTGT

Trang 27

- Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưngnguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kếtoán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”.

Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho đểghi vào tài khoản 15 2 “Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ”

Nếu đến cuối tháng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ vẫn chưa

về thì căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận theo giá tạm tính:

Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

Có các TK 111, 112, 141,

Sang tháng sau, khi nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ về nhậpkho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán,thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanhthu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán)

- Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu:

Khi nhập khẩu nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vàocủa hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Trang 28

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường

Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)

Trường hợp mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ có trả trướccho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giágiao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước Phần giá trị nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịchthực tế tại thời điểm mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm

kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếuchưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu vật liệu,công cụ dụng cụ thừa, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Khi có quyết định xử lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ thừaphát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có các tài khoản có liên quan

Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

cụ thừa là của các doanh nghiệp khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thìkhông ghi vào bên Có tài khoản 338 (3381) mà doanh nghiệp chủ động ghichép và theo dõi trong hệ thống quản trị và trình bày trong phần thuyết minhBáo cáo tài chính

Trang 29

- Khi xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng vào sảnxuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,

Có TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

- Đối với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ đưa đi góp vốn vàocông ty con, công ty liên doanh, liên kết: Khi xuất nguyên liệu vật liệu, công

cụ dụng cụ, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có TK 152, 153 - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ (theo giá ghisổ)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ)

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ không theo dõi thường xuyên, liên tụctình hình nhập-xuất kho vật liệu mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị tồn kho đầu

kỳ và cuối kỳ Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên tài khoản kế toántổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị thực tếvật liệu tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối cùng để tính

Vì vậy, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùngcho từng đối tượng và các nhu cầu khác nhau gây khó khăn cho việc phân

bổ vật liệu vào khoản mục chi phí và tính giá thành

- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng đi đường và vật liệu cuối kỳ trướcsang tài khoản 611, kế toán ghi:

Nợ TK 611 (6111) : Mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường

Có TK 152 : Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Trang 30

- Trong kỳ khi mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, căn cứ vàohoá đơn (GTGT) và các chứng từ khác, kế toán ghi:

Nợ TK 611(6111) : Giá mua chưa thuế

Nợ TK 133 (1331) : Thuế giá trị gia tăng

Có TK 111,112,331,311 : Tổng giá thanh toán

- Chiết khấu được hưởng khi mua hàng, ghi:

Nợ TK 331 : Khoản giảm trừ

Có TK 711 : Số giảm trừ giá mua

Có TK 133 (1331) : Giảm trừ thuế giá trị gia tăng

- Hàng mua trả lại không đúng hợp đồng, ghi:

Nợ TK 111,112 : Thu lại bằng tiền

Nợ TK 331 : Ghi giảm công nợ

Có TK 611(6111) : Trị giá hàng trả lại

Có TK 133 (1331) : Giảm thuế giá trị gia tăng

- Phản ánh chi phí thu mua, ghi:

Nợ TK 611 (6111): Mua hàng

Nợ TK 133 (1331): Thuế giá trị gia tăng

Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán

- Phản ánh thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 611 (6111) : Mua nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Có TK 333(3333): Thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 333(33312): Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

- Khi kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 151: Giá trị hàng đi đường

Nợ TK 152 : Giá trị vật liệu tồn kho

Có TK 611 (6111): Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ

- Khi kết chuyển số vật liệu để sử dụng trong kỳ, ghi:

Trang 31

Nợ TK 621, 627, 641, 642: Xuất dùng cho sản xuất

Nợ TK 632 : Xuất bán

Có TK 611 (6111) : Giá trị xuất sử dụng

- Phản ánh giá trị vật liệu thiếu hụt, mất mát, ghi:

Nếu do nhà cung cấp chuyển nhầm, ghi:

Nợ TK 331 : Tổng giá thanh toán

Nợ TK 611 : Hao hụt tự nhiên tính vào chi phí thu mua

Có TK 138 (1381) : Trị giá vật liệu thiếu

- Khi phản ánh giá trị vật liệu thừa: Căn cứ vào các nguyên nhân tìmđược để xử lý, ghi:

Do nhà cung cấp chuyển nhầm:

Nợ TK 338 (3381)

Nợ TK 133 (1331): Thuế giá trị gia tăng

Có TK 331 : Tổng giá thanh toán

Do dôi thừa tự nhiên có thể phản ánh vào thu nhập bất thường ( theochế độ kế toán mới là tài khoản 711 “ Thu nhập khác ” ) hoặc chi phí kinhdoanh, ghi:

Trang 32

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT).

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03- VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 04- VT)

- Hóa đơn

2.4.3 Tài khoản kế toán

Phương pháp kê khai thường xuyên

Tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu

Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”

TK 331- Phải trả cho người bán

Tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 133,…

TK 152, 153

SDĐK

- Trị giá thực tế của nguyên liệu vật

liệu, công cụ dụng cụ nhập kho do

mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia

công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ

các nguồn khác;

- Trị giá nguyên liệu vật liệu, công cụ

dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của

nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh

nghiệp kế toán hàng tồn kho theo

phương pháp kiểm kê định kỳ)

- Trị giá thực tế của nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùngvào sản xuất, kinh doanh, để bán,thuê ngoài gia công chế biến, hoặcđưa đi góp vốn;

- Trị giá nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ trả lại người bán hoặc đượcgiảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên liệuvật liệu, công cụ dụng cụ khi muađược hưởng;

- Trị giá nguyên liệu vật liệu, công cụdụng cụ hao hụt, mất mát phát hiệnkhi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế củanguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụtồn kho đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ)

SDCK: Trị giá thực tế của nguyên

liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho

cuối kỳ

Trang 33

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Tài khoản 611 “ Mua hàng”: dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng,giảm nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế

Bên Nợ

- Kết chuyển trị giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ

- Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ

Bên Có

- Kết chuyển trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá kiểm kê lúc cuối kỳ

- Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ

- Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá đã gửi bán chưa tiêu thụ trong kỳ

- Chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại cho ngườibán

TK 331- Phải trả cho người bán

Tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 133,…

Trang 34

nhập căn cứ vào chứng từ nhập dữ liệu vào máy, bộ chứng từ này sẽ được lưutại phòng kế toán.

Quy trình xuất kho

Căn cứ vào các phiếu xuất kho được lập, máy sẽ tự động chuyển số liệusang Bảng tổng hợp xuất kho sản xuất

Từ Tổng hợp xuất kho sản xuất làm căn cứ lập Bảng phân bổ nguyênliệu vật liệu, công cụ dụng cụ, công cụ, dụng cụ Số liệu để ghi vào từng tàikhoản trong bảng phân bổ là số liệu ở dòng tổng cộng của từng tài khoảntrong bảng

Trang 35

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG THƯƠNG MẠI MẠNH QUÂN

3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên Công ty: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Mạnh Quân

- Địa chỉ: Số 5, ngách 66/72, Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,

Sau chặng đường xây dựng và trưởng thành, Công ty TNHH Đầu tư Xâydựng Thương mại Mạnh Quân không chỉ đánh dấu bởi những bước tăng trưởng

ổn định, nguồn lợi nhuận để đảm bảo đời sống cho CNV mà còn là sự ra đờicủa những công trình giao thông góp phần đem lại niềm vui, sự no ấm chongười dân

Công ty luôn chú trọng đầu tư các thiết bị hiện đại như: ô tô, máy xúc,máy ủi và các loại máy phục vụ cho việc xây dựng các công trình Đồng thời,

để khắc phục tình trạng nguồn kinh phí eo hẹp, doanh nghiệp luôn phải năngđộng tìm các giải pháp thi công, sử dụng nguồn nhân công hợp lý

Công ty luôn chú trọng đến việc phát triển con người, coi đây là mộttrong những mục tiêu quan trọng để xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh

Trang 36

Về công tác chuyên môn, Công ty có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCNV giàu kinh nghiệm, say mê với nghề nghiệp Hàng năm Công ty tự xâydựng kinh phí để đưa CNV đi học tập nâng cao trình độ, an toàn lao động.Thường xuyên quan tâm đến đời sống, chia sẻ những khó khăn vướng mắctrong cuộc sống, đảm bảo đầy đủ các chế độ xã hội với người lao động Nhờvậy, Công ty đã xây dựng được cho mình một đội ngũ kỹ thuật, công nhânlành nghề cùng hợp sức xây dựng doanh nghiệp.

Với những hướng đầu tư bài bản, đến nay Công ty TNHH Đầu tư Xâydựng Thương mại Mạnh Quân trở thành một trong những doanh nghiệp xây lắplớn mạnh, có uy tín trên thị trường, góp phần giải quyết công ăn việc làm cholao động, đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước

Công ty cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như tặngquà cho các cháu thiếu nhi ngày 1/6, Tết Trung thu, các hoạt động đền ơn đápnghĩa, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ ở kho Công ty chủ yếu giao cho

Kế toán theo dõi tình hình nhập- xuất - tồn nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng

Công ty tự tìm kiếm khách hàng thông qua website và đội ngũ nhânviên kinh doanh Khách hàng gọi điện đến công ty để đặt hàng hoặc cần tư

Trang 37

vấn thêm Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gửi báo giá và xácnhận đặt hàng của khách hàng.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty là quy trình sảnxuất liên tục, khép kín Sản phẩm xây lắp được sản xuất qua các bước sau:

- Nghiên cứu công trình xây dựng

- Tiến hành thăm dò, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất

- Tiến hành điều tra, khảo sát

- Lập kế hoạch thực hiện

- Thi công xây lắp công trình

- Nghiệm thu và quyết toán

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty có bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, phòng lãnh đạo của công

ty là những người có năng lực, trình độ trong quản lý điều hành

Chức năng, nhiệm vụ

- Giám đốc công ty: Là người điều hành cao nhất trong công ty và làngười chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyếtđịnh quản lý điều hành sản xuất của toàn công ty Giám đốc Công ty có quyền

ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan

- Phó giám đốc Kế hoạch - kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp Phòng Kếhoạch - Kỹ thuật và Phòng điều độ, là người hỗ trợ cho Giám đốc các vấn đề

về kỹ thuật và quản lý đội thợ

- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách trực tiếp Phòng kinh doanh vàPhòng hành chính Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác kinh doanh,công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng với giámđốc tìm kiếm việc làm và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đúng pháp luật, duy trì

kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác

Trang 38

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Phòng giámđốc mà trực tiếp là Phó Giám đốc kế hoạch - Kỹ thuật về công tác quản lý kỹthuật của toàn Công ty, xây dựng kế hoạch định hướng cho Công ty Phòng

Kế hoạch - Kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch củacông trình, quy trình kỹ thuật, các biện pháp thi công, lập báo cáo kế hoạch vàthực hiện hoạch với công ty

- Phòng Tài chính: Tham mưu giúp việc cho Phòng giám đốc quản lýtài chính đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo đúng luật kế toán củaNhà nước và cấp trên đề ra Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lýtài chính, chủ động khai thác nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh, kiểm tra giám sát hoạt động của đồng vốn để việc đầu tư có hiệuquả và chi tiêu đúng mục đích

- Phòng điều độ: Có nhiệm vụ đặt hàng với nhà cung cấp, chủ động tìmkiếm nhà cung cấp vật tư, hàng hóa sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo nguồncung ứng vật tư thi công các công trình lớn theo đúng tiến độ Quản lý điềuchuyển hàng hóa trong toàn Công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiệuquả nhất, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cấp trên

- Phòng Hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp đời sống tinh thầncho CNV trong toàn công ty, tham mưu cho Phòng giám đốc trong việc quản

lý nhân sự từ khâu sắp xếp, tuyển dụng, bố trí người lao động hợp lý; nghiêncứu và giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, BHXH đảmbảo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành Quản lý lưu trữ hồ sơ

- Đội thợ: Công ty còn có các Đội thợ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp xâydựng tại các công trình Hiện nay Công ty có 02 Đội thợ

Mối quan hệ giữa phòng giám đốc với các phòng ban khác

Trang 39

Đây là mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người bị lãnh đạo theochức năng và nhiệm vụ Các phòng phải chuẩn bị báo cáo về các công việc,vấn đề được giao cho phòng giám đốc theo yêu cầu.

Mối quan hệ giữa các phòng ban

Quan hệ giữa các phòng ban với nhau là mối quan hệ phối hợp để giảiquyết các công việc chung của Công ty Đây là mối quan hệ ngang trong côngtác hàng ngày Các nhân viên giữa các phòng ban quan hệ trực tiếp để giảiquyết và thống nhất công việc Trường hợp các trưởng phòng không thốngnhất được với nhau thì báo cáo lên ban giám đốc xem xét và thực hiện theochỉ đạo của ban giám đốc

3.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ quy mô đặc điểm sản xuất, Công ty áp dụng hình thức kếtoán tập trung Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài chính kếtoán từ khâu ghi chép đến tổng hợp báo cáo, kiểm tra kế toán Bộ máy kế toáncủa công ty được tổ chức thành phòng tài chính và nhân viên kế toán các phầnhành Mỗi nhân viên phụ trách một phần hành kế toán khác nhau Công ty đãquy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:

Phòng Tài chính có nhiệm vụ chủ yếu tổng hợp số liệu kế toán đồng thờithực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán có liên quan đến hoạt động của công

ty, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chính về công tác tài chính – kếtoán tại Công ty, nắm chắc về kỹ năng nghiệp vụ, quy chế kiểm soát tài chínhcủa Công ty và quy định của pháp luật Lập các BCTC và chịu trách nhiệm vềtính chính xác của các báo cáo trước pháp luật Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạohạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty vềcông tác tài chính kế toán của Công ty

Trang 40

- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty Ngoài ra

Kế toán tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũngnhư việc ghi chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty

- Kế toán công nợ phải thu: Tổng hợp PT- chi, GBC- nợ, vào sổ theodõi Quản thanh toán công nợ phải thu, đại diện bên giao dịch với ngân hàng.Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng, viết hóa đơn, theo dõitiến độ thu nợ của nhân viên kinh doanh Hàng tuần gửi báo cáo công nợ phảithu cho kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh để thúc đẩy tiến độ thu nợ

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý TM tại quỹ của Công ty Ghi chépđối chiếu với kế toán TM Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời việc thu chi,tồn quỹ TM vào sổ quỹ

- Kế toán công nợ phải trả: Là người theo dõi công nợ phải trả nhà cungcấp, hàng tháng gửi báo cáo số hàng nhập về, số công nợ phải trả cho banlãnh đạo để có kế hoạch thanh toán tiền cho nhà cung cấp

- Thủ kho: có nhiệm vụ nhập, xuất vật tư hàng hóa cho các công trình.Hàng ngày gửi báo cáo tồn kho cho nhân viên kinh doanh để theo dõi sốlượng, chủng loại hàng hóa có sẵn trong kho để tiện cho việc bán lẻ hànghóa

- Nhân viên điều phối hàng hóa: có nhiệm vụ đặt hàng, gọi hàng phục

vụ cho các công trình của nhân viên kinh doanh đối với những hàng hóakhông có sẵn trong kho, điều phối hàng hóa đến các công trình để thợ lắp đặt

Ngày đăng: 20/06/2016, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w