quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam 2006 của LêXuân Bá; Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn đề tài khoa họccấp Bộ năm 2002 của Lê Hồng Thái; Chuyển dịch cơ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lưu Thị Chi
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn “Một số biện pháp chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão – Thành phố Hải Phòng”, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Hải Phòng đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đào Văn Hiệp – Trường Đại học Hải Phòng, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các phòng, ban, ngành chức năng, các xã, thị trấn của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
và các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình,đồng nghiệp, bạn bè và người thân
đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày …tháng 4 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lưu Thị Chi
Trang 3Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH
1.1 Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn 15
1.1.2 Vai trò của lao động nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội 171.1.3 Cơ cấu lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động nông
1.1.4 Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
1.2.1 Thực trạng lao động nông thôn nước ta và quá trình chuyển dịch
1.2.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động ở một số quốc gia trên
1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Trung Quốc
321.2.2.3 Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động ở
Chương 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN AN LÃO GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 372.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện An Lão 37
Trang 42.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động huyện An Lão giai đoạn
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão 65
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
3.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện An
3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 723.1.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 753.1.3 Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế 753.1.4 Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2020 783.2 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động huyện An Lão đến năm 2020 793.2.1 Phát triển các ngành thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động
3.2.2 Tập trung phát triển công nghiệp, thiểu thủ công nghiệp, xây dựng
gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành 803.2.3 Phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ 833.2.4 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp 863.2.5 Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làmcho người lao động 913.2.6 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 93
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
NN - NT Nông nghiệp – Nông thôn
Trang 61.1 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên
của huyện năm 2013 - 2015
2.3 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có khả năng và mất khả năng lao
động
502.4 Chuyển dịch số lượng lao động theo ngành kinh tế 522.5 Chuyển dịch lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 53
Trang 72.6 Chuyển dịch số lượng lao động theo trình độ văn hóa 562.7 Chuyển dịch số lượng lao động nội bộ ngành nông nghiệp 582.8 Chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp 58
2.9 Chuyển dịch số lượng lao động nội bộ ngành công nghiệp – xây
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đã và đangdiễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói chung và Thành Phố Hải Phòngnói riêng Đây là chủ trương lớn, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của đất nước nhằm phát triển mạnh các ngành công nghiệp vàthương mại – dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nayđến năm 2020 Tuy nhiên quá trình CNH - HĐH bên cạnh những tác độngtích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giảiquyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cưnông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồiđất đai phục vụ mục tiêu CNH - HĐH Nông thôn của chúng ta vẫn cònnghèo, lao động thừa, việc làm thiếu, thu nhập không ổn định, chênh lệchgiầu nghèo trong nông thôn, giữa nông thôn với thành thị còn lớn Đầu tư
Trang 8cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn còn chưa thoả đáng nhất là đầu tưđưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, đào tạonghề cho nông dân, giải quyết lao động dư thừa, việc làm cho nông dân mấtđất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp(CCN) và đô thị hoá chưa thoả đáng Hiện nay sự phát triển của các KCN ởcác tỉnh thành trên cả nước thực tiễn cho thấy KCN là công cụ hữu hiệu thựchiện chiến lược lâu dài về đào tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao độngcũng như sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất
An Lão là huyện nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 19
km, là địa phương có bề dày lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,
có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường quan trọng đi qua.Đây là điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hoá, dịch vụ và phát triểnkinh tế, có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kể từ khi pháttriển các khu, cụm công nghiệp đã có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu lao độngnông thôn trong huyện Hình thành các nhóm lao động tham gia vào thịtrường lao động trong và ngoài huyện Bên cạnh những tác động tích cực thìquá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệpngày càng bị thu hẹp, nông dân bị mất tư liệu sản xuất, tình trạng lao độngnông nghiệp dư thừa và thất nghiệp trong nông thôn ngày càng gia tăng, đãtất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân,ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý của huyện là: Lao động nông thôncủa huyện sẽ ra sao? Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướngnào? việc làm của người dân trong huyện chuyển đổi như thế nào dưới tácđộng của CNH - HĐH? Cần có định hướng và những giải pháp nào tác động
Trang 9nhằm nâng cao chất lượng lao động và phân bổ lao động một cách đầy đủ vàhợp lý?
Với ý nghĩa đó nghiên cứu “Một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão – Thành Phố Hải Phòng” là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm làm sáng rõ quá trình và thực trạngchuyển dịch lao động nông thôn trên địa bàn huyện An Lão, cung cấp nhữngluận cứ khoa học cho việc xây dựng định hướng và biện pháp chuyển dịch
cơ cấu lao động huyện An Lão đến năm 2020
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và chuyển dịch cơ cấu laođộng nông thôn nói riêng là vấn đề hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau
- Những công trình, bài viết nghiên cứu chung về chuyển dịch cơ cấu lao động, tiêu biểu là các công trình: Thị trường lao động ở Việt Nam:
Tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và khắc phục khủng hoảng (2000) của LêXuân Bá, Cù Chí Lợi, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Tiền; Chuyểndịch cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001 – 2010 (2010) của Bộ Kếhoạch và Đầu tư; Các giải pháp kinh tế - xã hội đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu lao động tại Việt Nam (2005) của Nguyễn Sinh Cúc; Nguồn nhân lực(2005) của Nguyễn Tiệp; Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở ViệtNam giai đoạn 2001 – 2005: Thực trạng và khuyến nghị trong thời gian tới(2006) của Nguyễn Ngọc Sơn… Các công trình này đã đưa ra nhiều cáchhiểu, định nghĩa khác nhau về chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như cáccách tiếp cận nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động giúp tác giả cócách nhìn nhận, quan niệm đúng đắn về chuyển dịch cơ cấu lao động
- Những công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tiêu biểu là các công trình, bài viết: Các yếu tố tác động đến
Trang 10quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam (2006) của LêXuân Bá; Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn (đề tài khoa họccấp Bộ năm 2002) của Lê Hồng Thái; Chuyển dịch cơ cấu lao động nôngthôn nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động vùng đồng bằngSông Hồng (1996), của Trần Thị Tuyết, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinhtế…Các công trình này đã đề cập đến nội dung, thực trạng và đề xuất đượcmột số giải pháp, kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
ở các vùng, địa phương trong cả nước
- Những công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Thành phố Hải Phòng nói chung và huyện An Lão nói riêng, đáng chú ý là các công trình, bài viết: Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế mạnh làm đầu tàu lôi kéo kinh tế vùng phát triển của
PGS.TS Đan Đức Hiệp – Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đăng trên Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng số ngày 22-01-2012;
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Hải Phòng của Kiều Linh Anh, đăng trên Nhân dân điện tử, số ngày 23 – 4 – 2009; Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành huyện An Lão – Thành phố Hải Phòng của Đặng Thanh Bình, Luận văn Đại học kinh tế; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện An Lão
(2005) của UBND huyện An Lão …
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra nhữngđánh giá góp phần làm sáng rõ hơn những vấn đề mang tính lý luận và thựctiễn đối với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung, cơ cấu lao độngnông thôn nói riêng ở một số cơ sở điển hình Những công trình bài viết trên
là nguồn tài liệu quý giá để giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, so sánh và đưa
ra những đánh giá xác thực Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình khoahọc nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về chuyển dịch cơ cấu lao
Trang 11động nông thôn ở huyện An Lão giai đoạn 2010 – 2015, cùng như đề xuấtcác định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động huyện An Lão đếnnăm 2020.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao độngnông thôn, các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngnông thôn huyện An Lão - thành phố Hải Phòng; đề xuất định hướng và một
số biện pháp chủ yếu nhằm phân bổ và sử dụng lao động nông thôn mộtcách đầy đủ và hợp lý trong những năm tới
- Đề xuất định hướng và một số biện pháp chủ yếu nhằm phân bổ và
sử dụng lao động nông thôn huyện An Lão một cách đầy đủ và hợp lý trongnhững năm tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế- xã hội trong chuyển dịch cơ cấu laođộng nông thôn với các chủ thể là lao động nông thôn trong độ tuổi lao độnghuyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Trang 12- Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn,các đặc điểm của người lao động và hộ gia đình ảnh hưởng đến chuyển dịchlao động nông thôn tại huyện An Lão.
4.2 Phạm vi
- Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm thực trạngchuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện An Lão
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng lao động của huyện 5 năm
2010 – 2015, định hướng và một số biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơcấu lao động nông thôn của huyện giai đoạn 2015 - 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác– Lênin trongkinh tế chính trị học; Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hộihuyện An Lão giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2020
Luận văn còn sử dụng các phương pháp như: tiếp cận hệ thống,nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, thống kê, so sánh, phân tích…
6 Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Bước đầu phân tích đánh giá thực trạng, những yếu tố tác động, đềxuất định hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trênđịa bàn huyện An Lão đến năm 2020, góp phần nâng cao chất lượng côngtác này ở địa phương
- Cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận độngchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển kinh tế xã hội vàphục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập địa phương
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 10 tiết:
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão giai đoạn 2010-2015.
Chương 3: Định hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện An Lão đến năm 2020
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về lao động
+ Lao động:
Trong lịch sử nghiên cứu, có nhiều quan niệm khác nhau về lao động,song theo quan điểm chung nhất, lao động là hoạt động có mục đích, có ýthức của con người với tự nhiên, nhằm thay đổi những vật thể của tự nhiêncho phù hợp với nhu cầu của con người Trong quá trình lao động, conngười sử dụng các tiềm năng trong cơ thể tác động vào giới tự nhiên chiếm
Trang 14giữ những chất trong giới tự nhiên, biến đổi những chất đó làm cho chúngtrở lên có ích trong đời sống của mình Mác cho rằng lao động trước hết làmột quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó vớisức lao động của mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sựtrao đổi chất giữa họ với giới tự nhiên [14, tr31]
Ngày nay, khái niệm lao động đã được mở rộng, lao động là hoạtđộng có mục đích của con người, bất cứ làm việc gì con người cũng phảitiêu hao một năng lượng nhất định Tuy nhiên chỉ tiêu hao năng lượng cómục đích mới được gọi là lao động Theo Từ điển Tiếng Việt, lao động sảnxuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩmvật chất và giá trị tinh thần cho xã hội Vì vậy, lao động là điều kiện khôngthể thiếu được của đời sống con người, lao động mãi là nguồn gốc động lựcphát triển xã hội Bởi vậy, xã hội càng phát triển thì tính chất, hình thức vàphương thức tổ chức lao động càng tiến bộ
+ Lực lượng lao động:
Có nhiều quan niệm khác nhau về lực lượng lao động Theo quanniệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì lực lượng lao động là một bộphận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những ngườithất nghiệp Các nước thành viên của tổ chức này đều thống nhất với quanniệm này Giữa các nước chỉ có sự khác nhau về độ tuổi quy định Gần đây,nhiều nước đã lấy tuổi lao động tối thiểu là 15, còn độ tuổi tối đa có sự khácnhau tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Các trị sốtối đa về tuổi thường trùng với tuổi về hưu Ở Australia không quy định giớihạn tuổi tối đa Theo Tổng cục Thống kê (1995), lực lượng lao động lànhững người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm [1, tr52].Hiện nay, Bộ Luật Lao động ở Việt Nam quy định là đủ 15-60 tuổi đối vớinam và đủ 15-55 tuổi đối với nữ Trong đề tài chúng tôi quan niệm về lực
Trang 15lượng lao động phù hợp với định nghĩa của ILO và theo Bộ luật Lao độnghiện hành, tuy nhiên chỉ lấy trị số tối đa của độ tuổi mà không chia theo giới.
Từ đó khái niệm lực lượng lao động được hiểu là những người có năng lựchành vi, đủ 15-60 tuổi đang có việc làm và chưa có việc làm Ngoài ra lànhững người không thuộc lực lượng lao động Người lao động là bộ phậndân số trong qui định thực tế tham gia lao động (đang có việc làm) và nhữngngười không có việc làm nhưng đang tích cực tìm làm việc Có hai chỉ tiêuthường dùng khi xem xét, đánh giá nguồn lao động, đó là:
- Số lượng lao động:
Số lượng lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi qui định (nam
từ 15-60 tuổi, Nữ từ 15 - 55 tuổi) có khả năng tham gia lao động Tuy nhiên,
do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, những người không nằm trong độ tuổilao động nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộphận của nguồn lao động nhưng do khả năng lao động của họ hạn chế nên
họ được coi là lao động phụ
- Chất lượng lao động:
Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người laođộng, chất lượng lao động thể hiện ở sức khoẻ, trình độ văn hoá, nhận thứchiểu biết về khoa học kỹ thuật và trình độ kinh tế, tổ chức
1.1.2 Vai trò của lao động nông thôn trong phát triển kinh tế- xã hội
+ Khái niệm về lao động nông thôn:
Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo
ra của cải vật chất của những người lao động nông thôn Do đó, lao độngnông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệpnông thôn, dịch vụ nông thôn…
+ Đặc điểm của lao động nông thôn:
Trang 16Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90% lao động nông thôn,
do đó mà đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặcđiểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp Đặc điểm của lao động nôngthôn:
Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ đượctính chất này Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh
mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu,đất đai,…) Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút laođộng không đồng đều Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng laođộng ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn
Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và cóthích ứng lớn Do đó, việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lực lao động
có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chứcquản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nôngnghiệp
Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp.Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động nôngthôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một sốngành khác Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổthông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sứckhỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tính tựchế cao Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám không đáng
kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp,khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất
+ Vai trò của lao động nông thôn:
Như trên đã trình bày, lao động nông thôn cũng là một loại lao động,
là yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất Tuy nhiên, do khu vực nông thôn
Trang 17có đặc thù riêng biệt tạo lên đặc điểm riêng biệt và có các loại lao động khácnhau Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH -HĐH đất nước, trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệtquan tâm Vì vậy lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó đượcthể hiện qua các mặt sau:
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển cácngành trong nền kinh tế quốc dân
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trongnông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xãhội Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhânlực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối vàtuyệt đối
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thựcphẩm: Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, dân sốsống chủ yếu bằng nghề nông Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham giavào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế
và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng giatăng Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngànhnông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồnlao động nông thôn cung cấp Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triểncủa quá trình đô thị hoá, thu nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượnglương thực, thực phẩm ngày càng lớn và yêu cầu về chất lượng cũng ngàycàng cao Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chấtlượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độ tay nghề
và kinh nghiệm sản xuất
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyênliệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản: Công nghiệp chế
Trang 18biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm mà ngườilao động nông thôn làm ra Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển côngnghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩmnông nghiệp
- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngànhkhác: Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của cácngành khác và của chính bản thân ngành nông nghiệp Tại thời điểm01/07/2003, lực lượng lao động của cả nước là 42.128.343 người Trong đó,khu vực nông thôn có 31.941.500 lao động chiếm 75,82% lược lượng laođộng toàn quốc Đến thời điểm 01/7/2004, lực lượng lao động cả nước có43,255 triệu lao động tăng gần 2,7% so với thời điểm 01/07/2003 Trong đólực lượng lao động nông thôn có 32,706 triệu người, chiếm 75,6% lực lượnglao động cả nước Với dân số trên 30 triệu người thì có thể nói nông thôn làmột thị trường tiêu thụ rộng lớn cần phải được khai thác triệt để
1.1.3 Cơ cấu lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
+ Cơ cấu lao động:
Theo giáo trình “Nguồn nhân lực” của PGS.TS Nguyễn Tiệp: Cơ cấulao động là một phạm trù kinh tế xã hội, bản chất của nó là các quan hệ giữacác phần tử, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động, đặc trưng nhất là mốiquan hệ tỉ lệ về mặt số lượng lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trongnền kinh tế quốc dân Giống như các phạm trù khác, cơ cấu lao động cũng
có những thuộc tính cơ bản của mình như: Tính khách quan, tính lịch sử vàtính xã hội
- Tính khách quan:
Tính khách quan của cơ cấu lao động được thể hiện ở chỗ cơ cấu laođộng bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh tế của một quốc gia Tính khách
Trang 19quan của quá trình dân số và của cơ cấu kinh tế đã xác định tính khách quancủa cơ cấu lao động xã hội
- Tính lịch sử:
Cơ cấu lao động xã hội là một chỉnh thể tồn tại và vận động gắn liềnvới phương thức sản xuất của xã hội Khi phương thức xã hội có sự vậnđộng, biến đổi thì cơ cấu lao động một quốc gia cũng có sự vận động, biếnđổi theo
- Tính xã hội:
Cơ cấu lao động mang tính xã hội đậm nét và sâu sắc Quá trình phâncông lao động phản ánh quá trình tiến hóa của lịch sử xã hội loài người Khilực lượng sản xuất có sự phát triển và nhảy vọt, lại đánh dấu sự phân cônglao động xã hội mới Quá trình phát triển phân công lao động mới với cơ cấulao động mới phản ánh trình độ văn minh của xã hội Xét về phương diệnsản xuất cơ cấu lao động phản ánh cơ cấu các giai tầng của xã hội trong nềnsản xuất xã hội Thông qua cơ cấu lao động có thể nhận biết được hoạt độngkinh tế của các giai tầng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển
Thông thường, người ta phân ra làm hai loại cơ cấu lao động là: Cơcấu cung về lao động (cung thực tế, và cung tiềm năng) và cơ cấu lao độngđang làm việc trong nền kinh tế quốc dân
- Cơ cấu cung về lao động phản ánh cơ cấu số lượng và chất lượngcủa nguồn nhân lực
- Cơ cấu lao động đang làm việc phản ánh tỷ lệ lao động trong cácngành, các khu vực và toàn quốc
+ Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấulao động:
Theo giáo trình Kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mộtphạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các
Trang 20yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từtrạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơnvới môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển củaphương thức sản xuất xã hội biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: Một là, lựclượng sản xuất càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân cônglao động diễn ra sâu sắc Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hộiđến lượt nó lại càng làm cho mối quan hệ kinh tế thị trường (cơ chế kinh tếthị trường) càng củng cố và phát triển
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phảnánh mức độ phát triển của nền kinh tế Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau Trongnhững điều kiện nhất định sự cải biến cơ cấu kinh tế kéo theo sự cải biến cơcấu lao động Hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trìnhphân phối, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ,nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực đểtăng trưởng và phát triển
Từ việc nghiên cứu mỗi quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế vớichuyển dịch cơ cấu lao động, nội hàm của chuyển dịch cơ cấu lao động, cóthể hiểu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là quá trình biến đổi, chuyểnhoá khách quan từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới tiến bộ hơn,phù hợp quá trình và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn [30].Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập nhằm mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nângcao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và lao độngnông thôn, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Trang 21Nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gồm hai khíacạnh: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu cung lao động nông thôn theo hướngthay đổi cơ cấu số lượng và chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầusản xuất và thị trường lao động (thể hiện trình độ học vấn; trình độ chuyênmôn kỹ thuật, tay nghề; nhân cách trong lao động; tính năng động xã hội củalao động nông thôn như: khả năng sẵn sàng, sự linh hoạt, tính thích ứng, tácphong và văn hoá trong lao động…) Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu cầu laođộng (sử dụng lao động) nông thôn theo ngành, theo vùng, theo thành phầnkinh tế; theo tình trạng việc làm… ở đây, giữa chuyển dịch cơ cấu cung và
cơ cấu cầu lao động nông thôn có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau Vềnguyên tắc, muốn chuyển dịch cơ cấu cầu (sử dụng) lao động nông thôn đòihỏi cơ cấu số lượng và chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động) nôngthôn phải phát triển đạt đến một trình độ cần thiết phù hợp với yêu cầukhách quan của nền kinh tế nông thôn (cơ cấu kinh tế nông thôn) Ngược lại,
sự chuyển dịch khách quan có tính quy luật của cơ cấu cầu (sử dụng) laođộng nông thôn, phản ánh quá trình xã hội hoá và sự phân công lao độngngày càng hợp lý, tiến bộ, là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng
và phát triển kinh tế nông thôn, đến lượt nó lại đặt ra những yêu cầu mới caohơn về chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động nông thôn (cơ cấu cung laođộng)
Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn liền và quan hệ hữu cơ chặt chẽ vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động vừa là hệ quả củachuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa có sự tác động tích cực đến chuyển dịch cơcấu kinh tế Trong tính tác động qua lại của mối quan hệ dịch chuyển này,chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính chất quyết định đến sự chuyển dịch cơcấu lao động." Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sẽ diễn ratrên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Trang 22theo xu hướng tiến bộ, cân đối, hợp lý sẽ giúp cho việc sử dụng và phâncông lao động nông thôn phù hợp hơn, đem lại hiệu quả hơn.
1.1.4 Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:
1.1.4.1 Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế quyết định tốc độ chuyển dịch cơcấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động Khi tăng trưởng kinh tế cao yêucầu tốc độ chuyển dịch lao động tăng để cung cấp lao động cho các ngànhnhằm đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởngkinh tế tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ, theongành… nhanh hơn do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển kinh
tế đòi hỏi và quyết định
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu laođộng khác nhau, thông thường thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơnchuyển dịch cơ cấu lao động Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng kinh tếnhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp Vìvậy, số lao động giảm đi trong nông nghiệp không tương ứng với số ngườităng lên trong công nghiệp Nói tóm lại:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa là đòi hỏi vừa là hệ quảcủa chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu laođộng theo đúng hướng và phù hợp với cơ cấu ngành
+ Nhân tố đầu tư:
Nhân tố đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện ở
cơ chế, quy mô huy động vốn trong và ngoài nước Đồng thời có cơ cấu đầu
Trang 23tư đúng đắn, đầu tư hiệu quả vào các ngành, các lĩnh vực nhằm đảm bảokhông ngừng nâng cao trình độ của nền kinh tế và có tác động chuyển dịch
cơ cấu lao động
+ Nhân tố thu nhập và dịch chuyển lao động:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, động lực thu nhập cóvai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ởcác khía cạnh sau: Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp vàcông nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động sanghoạt động trong các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống.Nhân tố thu nhập trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao độngcòn thể hiện ở sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị làm các ngànhnghề phi nông nghiệp Dòng di chuyển này có tác động lớn đối với chuyểndịch cơ cấu lao động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
+ Quá trình CNH và đô thị hóa:
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sứclao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với khoa học và côngnghệ tiên tiến hiện đại Quá trình công nghiệp hóa gắn liền với sự phát triểncủa các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao Điều này tạo ra sựbiến đổi mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất Đếnlượt mình sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm cho cơcấu kinh tế thay đổi Khi cơ cấu kinh tế thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự thayđổi của cơ cấu lao động trong nền kinh tế, trong đó có cơ cấu lao động theongành Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị đồng thời là quá trìnhdịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuấtphi nông nghiệp tăng Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình di dân từ
Trang 24nông thôn ra thành thị, hay nói cách khác đây là quá trình dịch chuyển laođộng từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Việc dichuyển này làm giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷtrọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến thay đổi cơ cấulao động theo ngành
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ:
Việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất tác động đến tăngnăng suất lao động, tạo cơ sở vật chất để di chuyển lao động nông nghiệpsang các hoạt động ngành nghề công nghiệp và dịch vụ Khoa học công nghệtạo ra các ngành nghề mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sangchiều sâu Biến đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp vàtri thức
1.1.4.2 Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực:
+ Trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật của người lao động:
Chuyển dịch lao động theo ngành không chỉ đơn thuần là sự thay đổi
về số lượng lao động mà gắn liền với đó là sự thay đổi về chất của lao động
Xu hướng của quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động là giảm tỷ trọng laođộng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành côngnghiệp và dịch vụ Khác hẳn ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lànhững ngành đòi hỏi khá cao về chất lượng lao động Việc tăng tỷ trọng laođộng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi tăng tỷ trọng lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định Mặt khác, quá trình hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn kéo theo yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nôngnghiệp Vì vậy có thể nói quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đòi hỏingười lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định để tiếp thu quy trình
và phương pháp sản xuất mới Nguồn lao động chất lượng cao là nhân tốquan trọng quyết định tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành
Trang 25+ Quy mô dân số:
Mặc dù có những tác động tiêu cực nhưng sự dồi dào về dân số cũng
là yếu tố quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Quy
mô dân số lớn đồng nghĩa quy mô lao động lớn đáp ứng được yêu cầu về sốlượng lao động mở rộng quy mô ngành kinh tế Xét tác động đó trên haiphương diện:
- Nếu chuyển dịch chỉ đơn thuần là việc di chuyển lao động giữa cácngành thì mở rộng quy mô dân số tạo điều kiện bổ sung lao động cho cácngành
- Nếu chuyển dịch theo nghĩa tăng quy mô lao động của nền kinh tếthì quy mô dân số có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần hạn chế tình trạngthiếu hụt nguồn lực
+ Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực:
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đảm bảo choquá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, diễn ra ở hai phương diện: Thứ nhất:Quá trình phát triển đòi hỏi phải có tỷ trọng lớn lao động có chuyên môntrong nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu các ngành các lĩnh vực mới pháttriển, để không ngừng nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế Thứ hai:Quá trình sáng tạo và thành tựu mới của khoa học công nghệ luôn đặt ra đòihỏi phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực Khi chất lượng nguồn nhân lựcđược cải thiện đồng nghĩa việc cung cấp số lượng lớn lao động có tay nghề,chuyên môn kỹ thuật
1.1.4.3 Hệ thống chính sách
Hệ thống chính sách của chính phủ có vai trò quan trọng tác động đếnquá trình dịch chuyển cơ cấu lao động Đây là tổng thể các biện pháp kinh tế
và biện pháp hành chính mà Chỉnh Phủ ban hành để tác động vào nền kinh
tế, nhằm hướng tới sự tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra bước đột phá
Trang 26về chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kỳ Trong đó bao gồm cácchính sách quan trọng như: Chính sách phát triển đồng bộ các loại thịtrường( vốn, sản phẩm khoa học công nghệ, hàng hóa, dịch vụ, lao động… )
1.1.4.4 Nhân tố đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất
Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất là một nhân tố góp phần thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó kéo theo sự thayđổi về cơ cấu lao động nông thôn Theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IXnền kinh tế nước ta bao gồm các thành phần: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tậpthể, Kinh tế cá thể - tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân, Kinh tế tư bản Nhànước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tóm lại: Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơcấu lao động nông thôn trong thời kỳ phát triển mạnh CNH-HĐH và đô thịhoá Để đảm bảo thu nhập trong cuộc sống thì ngoài việc tham gia vào sảnxuất nông nghiệp, một ngành truyền thống của LĐNT thì giờ đây buộc phảichuyển dịch từ lao động nông thôn sang ngành nghề khác để phù hợp với sựphát triển của công cuộc CNH-HĐH và đô thị hoá đất nước
Trang 27Giai đoạn vừa qua, sự chuyển dịch này đã góp phần cải thiện bộ mặtđời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khảnăng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin, vănhóa.v.v cho người dân Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bên cạnh nhữngmặt tích cực, vẫn còn nhiều bất cập cần những chính sách, giải pháp đồng bộ
để khắc phục
Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2011 của Tổng cục Thống kê, năm 2011, cả nước có 15,34 triệu hộ ở khuvực nông thôn, tăng 1,58 triệu hộ (+11,4%) so với năm 2006 Sự gia tăng số
hộ ở nông thôn là do nhu cầu tách hộ và xu hướng sống theo mô hình giađình hạt nhân ngày một nhiều Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ “dân
số vàng” với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao Năm 2011, số ngườitrong độ tuổi có khả năng lao động ở khu vực nông thôn là 32 triệu người,tăng 1,4 triệu người (+4,5%) so với 2006) Đây là thời cơ cho phát triển kinh
tế - xã hội cả nước nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng vì có đượcnguồn lao động dồi dào [18, tr34]
Cùng với chuyển đổi về cơ cấu hộ, cơ cấu nguồn nhân lực nói trên, cơcấu ngành nghề của hộ nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tíchcực Cụ thể, số lượng, tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷsản ngày càng giảm, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càngtăng Số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản là 9,53 triệu hộ,giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006 Số hộ hoạt động trong lĩnh vực côngnghiệp, xây dựng và hộ dịch vụ đạt 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ so vớinăm 2006 Nếu xét về cơ cấu, năm 2011 tỷ trọng hộ nông, lâm, thủy sảngiảm nhanh, chỉ còn 62,2% so với 71,1% so với năm 2006 Tính chung tronggiai đoạn 2001-2011, số hộ nông, lâm, thủy sản cứ qua 5 năm lại giảm đikhoảng từ 9% đến 10% Đáng chú ý, đến năm 2011 đã có 13/63 tỉnh, thành
Trang 28phố có tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ chiếm trên 40% tổng số hộ nông thôn, trong khi năm 2006 con số này chỉ
có ở 5/63 tỉnh, thành phố Xét theo vùng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngànhnghề hộ nông thôn từ nông, lâm, thuỷ sản sang công nghiệp, xây dựng vàdịch vụ rõ nét nhất xảy ra ở vùng Đông Nam bộ và tiếp đó là Đồng bằngsông Hồng [18, tr35]
Trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2001-2011, số hộ nông, lâm,thủy sản cứ qua 5 năm lại giảm đi khoảng từ 9% đến 10%, trong khi đó 2khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại tăng lên: khu vực côngnghiệp, xây dựng tăng ở mức 4,5 - 5%, khu vực dịch vụ tăng chậm hơn ởmức từ và 3,5 - 4,5% Đáng chú ý là đến năm 2011 đã có 13/63 tỉnh (20,6%)
có tỷ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm trên 40% tổng số hộnông thôn (năm 2006 chỉ có 5/63 tỉnh) [18, tr36]
Do việc thực hiện đúng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nôngthôn dẫn đến cơ cấu lao động trong các lĩnh vực ngành nghề có sự thay đổi
rõ rệt Tính đến 2011, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm59,6%, giảm đáng kể so với mức 70,4% của năm 2006 và 79,6% của năm2001; Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng lần lượt ở các năm 2011,
2006 và 2001 là 18,4%, 12,5% và 7,4%; tỷ lệ lao động dịch vụ là 20,5%,15,9% và 11,9% ở 3 năm tương ứng Kết quả đạt được về chuyển dịch cơcấu lao động nông thôn năm 2011 tuy có tiến bộ so với các năm 2001 và
2006 nhưng vẫn còn chậm và có khoảng cách xa so với yêu cầu Trong 10năm từ 2001-2011, tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản mới giảm được20% từ khoảng 80% năm 2001 xuống khoảng 60% vào năm 2011, bình quânmỗi năm giảm được 2% [18, tr38]
Tuy kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm quadiễn ra còn chậm so với yêu cầu, chưa đều giữa các vùng và các địa phương
Trang 29nhưng cũng có điểm mới là xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của laođộng ở khu vực nông thôn ngày càng tăng Trong tổng số người ở độ tuổilao động có tham gia hoạt động nông nghiệp trong 12 tháng qua thì lao độngchuyên nông nghiệp (thuần nông) chiếm 46%; lao động nông nghiệp kiêmngành nghề khác chiếm 32,1% và lao động phi nông nghiệp có hoạt độngphụ nông nghiệp chiếm 21,9% Đáng lưu ý là các làng nghề nông thôn đượckhôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiềulàng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốntrong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đàotạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật Đếnnăm 2011, khu vực nông thôn có 961 xã có làng nghề, chiếm 11% tổng số
xã (tỷ lệ tương ứng của các năm 2001 và 2006 lần lượt là 6% và 8%) Sốlượng làng nghề cũng tăng: Năm 2011 có 1.322 làng nghề so với 1077 làngnghề của năm 2006 và 710 làng nghề của năm 2001 [18, tr50]
Các làng nghề đã thu hút 327 nghìn hộ và 767 nghìn lao động thườngxuyên Bình quân 1 làng nghề có 248 hộ và 580 lao động so với 238 hộ và
609 lao động năm 2006 Vùng có nhiều xã có làng nghề và số lượng làngnghề nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng: 485 xã (chiếm 50,5% tổng số xã
có làng nghề cả nước), 706 làng nghề (chiếm 53% số làng nghề cả nước) và
222 nghìn hộ tham gia với 505 nghìn lao động [18, tr55]
1.2.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động ở một số quốc gia trên thế giới
Trang 301.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản, phía tây giáp biển, Thủ đô của Hàn Quốc
là Seoul Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng 100,032 km vuông, dân số là 48 triệu người Kinh tế
Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèonhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trở thành một trong nhữngnước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới.Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (tính theo sức mua tương đương)của nước này đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên 10.000 USD vàonăm 1995, 25.000 USD vào năm 2007 và đạt mức 32.400 USD vào năm
2014 Theo một báo cáo phân tích và dự báo của Goldman Sachs, Hàn Quốc
có thể trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bìnhquân đầu người là 52.000 USD Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ trênlĩnh vực phát triển kinh tế mà còn là một điển hình, một quốc gia tiên phongtrong chuyển dịch cơ cấu lao động
Trang 31Để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động, Hàn Quốc tập trungvào giải quyết các vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nôngnghiệp Hàn Quốc thực hiện chiến lược tập trung nguồn lực vào xây dựng cở
sở hạ tầng phát triển nông thôn Với cách làm này Hàn Quốc đã giải quyếtcác bài toán về kinh tế và xã hội, tạo ra sự thay đổi căn bản cho bộ mặt nôngthôn Hàn Quốc: giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, đẩy nhanh quátrình dịch chuyển theo ngành Đến đầu thập kỷ 1970, con số thất nghiệp đãgiảm được 37.9% Kết quả là thu nhập quốc dân bình quân đầu người tănghơn 2 lần từ 1962 đến 1972 Sở dĩ Hàn Quốc đạt được những thành côngtrên là do áp dụng hàng loạt các chính sách như: Phát triển cơ sở hạ tầngnông thôn; Thực hiện công nghiệp hóa nông thôn: Khuyến khích doanhnghiệp chuyển về khu vực nông thôn, phát triển các cụm khu công nghiệpnông thôn góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra tácđộng tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Trung Quốc
Ba mươi năm qua, nhờ thực hiện “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị
và tiến cùng thời đại”, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã giànhđược những thành tựu to lớn và quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Nhữngthành tựu mà nhân dân các dân tộc Trung Quốc giành được là rất đáng khâmphục: kinh tế tăng trưởng tăng liên tục, giai đoạn 1978 – 2007, GDP bìnhquân tăng hơn 9%, thực lực kinh tế từ vị trí thứ 10 tăng lên thứ 4, ngoạithương từ thứ 32 vươn lên thứ 3, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 và dựtrữ ngoại tệ đứng đầu thế giới Có nhiều kinh nghiệm trong quá trình pháttriển của Trung Quốc, trong đó có kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu laođộng
Trung Quốc là là một nước lớn về nông nghiệp, dân số nông thônchiếm đến 80%, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là
Trang 32mẫu chốt nhằm thực hiện hiện đại hoá Trung Quốc Thành tựu nổi bật trongđổi mới ở Trung Quốc là xuất phát từ đổi mới trong nông nghiệp và cơ cấulại kinh tế nông thôn Hai đặc trưng quan trọng nhất trong chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc là phát triển công nghiệphưng trấn và sản nghiệp hóa nông nghiệp.
+ Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn: Trongnhững năm đầu của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp đi kèm với pháttriển các hoạt ñộng phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp hưng trấn ở Trungquốc Sở dĩ công nghiệp Hưng trấn của Trung quốc phát triển mạnh do trongthời kỳ đầu hội đủ các yêu cầu về phát triển và đặc biệt là có thị trường tiêuthụ rộng lớn, tuy nhiên, về sau công nghiệp Hưng trấn gặp phải nhiều khókhăn nhất là về thị trường tiêu thụ do yêu cầu về chất lượng sản phẩm trênthị trường tăng cao trong khi điều kiện về đổi mới công nghệ của côngnghiệp nông thôn không đáp ứng kịp Năm 1993 có khoảng 109,5 triệu laođộng được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn,tăng 6,24 triệu hay 6% so với năm 1992, (Báo cáo Kinh tế hàng năm củaTrung Quốc, Green Report, 1994) Nhờ phát triển mạnh mẽ các hoạt độngphi nông nghiệp, lao động nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm, qua
đó thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động ở nông thôn
+ Sản nghiệp hóa nông nghiệp:
Trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhậpkinh tế quốc tế, bản thân nông nghiệp của Trung Quốc cũng phải tự đổi mới
để thích nghi để giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ của nôngdân với những thay đổi nhanh chóng và khó dự báo trước của thị trường.Qua một số thử nghiệm và chọn lọc, Trung Quốc đưa ra chính sách về “sảnnghiệp hóa nông nghiệp” nhằm tìm lời giải cho phát triển nông nghiệp vànông thôn Trung Quốc Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc được
Trang 33hiểu là việc tổ chức kết hợp giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợpvới tập thể, nông hộ cùng với các tổ chức kinh tế khác tiến hành liên kết sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp
và thương mại, kết nối các khâu thành một dây chuyền Sản nghiệp hóa nôngnghiệp ở Trung Quốc bao gồm 5 đặc trưng cơ bản sau: Nhất thể hóa ngànhnghề, liên kết hữu cơ giữa các ngành nông nghiệp trước sản xuất, trong sảnxuất và sau sản xuất; thực hiện nhất thể hóa thương mại, gia công và chếbiến nông sản hàng hóa, liên kết nhiều nông hộ sản xuất nhỏ với thị trườnglớn, liên kết giữa công nghiệp tiên tiến và nông nghiệp truyền thống, liên kếtthành thị với nông thôn, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, dịch vụ hóa xãhội, kết nối các khâu sản xuất - gia công - vận chuyển - tiêu thụ nông sảnhàng hóa thành một dây chuyền cùng thúc đẩy và phối hợp phát triển;Chuyên môn hóa các khâu trong dây chuyền từ sản xuất tới tiêu thụ nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả tổng thể của sản nghiệp hóa; Thươngphẩm hóa, hàng hóa làm ra nhằm phục vụ trao đổi trên thị trường, lấy thịtrường làm hướng đích cuối cùng; Quản trị hóa xí nghiệp, dùng biện phápquản lý xí nghiệp theo kiểu công nghiệp để quản lý nông nghiệp, từ đó làmcho lối sản xuất phân tán, tiểu nông của các hộ nông dân dần đi vào tiêuchuẩn hóa, tổ chức tiêu thụ nông sản một cách khoa học để tối đa hóa lợinhuận cho nông dân; Xã hội hóa dịch vụ, đi vào thúc đẩy kết hợp chặt chẽcác yếu tố sản xuất, cung cấp dịch vụ toàn diện cho các khâu trong dâychuyền sản nghiệp hóa
1.2.2.3 Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động ở một số quốc gia trên thế giới
Chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quátrình công nghiệp hóa nền kinh tế, vì vậy cần phải đáp ứng các vấn đề mớiphát sinh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong điều kiện đất
Trang 34chật, người đông quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đồng nghĩa với quátrình chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp Một bộ phận nôngdân không còn đất hoặc còn rất ít đất để sản xuất nông nghiệp, trong khi đólại chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyển dịch lao động nên dễ rơi vào tìnhtrạng thất nghiệp và vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đặc biệt đối vớinhững lao động đã lớn tuổi Vì vậy, ngoài chính sách đền bù khi thu hồi đất,cần có các giải pháp hỗ trợ về đào tạo nghề mới, chuyển dịch lao động vàcần phải định hướng trước khi thu hồi đất nông nghiệp cho mục đích côngnghiệp, xây dựng mở mang đô thị Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn, cần đặc biệt chú ý đến phát triển khoa học công nghệ, có chiến lượcphát triển phù hợp với điều kiện cụ thể và trong từng thời kỳ cụ thể, có xácđịnh bước đi và chiến lược để đạt mục tiêu đề ra Chính sách phát triển côngnghiệp cần chú ý giữa bố trí công nghiệp tập trung hay phân tán, mức độ tậptrung hay phân tán của bố trí quy hoạch công nghiệp ảnh hưởng mạnh tớichuyển dịch cơ cấu lao động và dòng dân di cư Kinh nghiệm của Hàn quốccho thấy, việc bố trí các doanh nghiệp về nông thôn ngoài tác động tạo việclàm cho lao động nông thôn nhưng cũng có thể làm cho giá thành sản xuấtcủa các doanh nghiệp này tăng cao nếu không đi đồng bộ với cải thiện cơ sở
hạ tầng và các dịch vụ đi kèm khác và như thế có thể dẫn đến sự phát triểnthiếu bền vững của công nghiệp hóa nông thôn Chính sách phát triển sảnnghiệp hóa nông nghiệp Trung Quốc là một minh chứng về phát huy tínhtích cực trong kết nối thành thị-nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp, sảnxuất-thị trường Về cách tiếp cận trong phát triển kinh tế địa phương, trướctiên cần nhấn mạnh vào xác định cơ hội rồi sau đó mới đưa ra sự giúp đỡ.Chiến lược việc làm cần phải lồng ghép nhiều chương trình khác nhau: Đàotạo gắn với việc làm; lập nghiệp và mở rộng kinh doanh đi kèm với với cácdịch vụ hỗ trợ Cũng theo kinh nghiệm của các nước các nội dung chính của
Trang 35chiến lược phát triển nông thôn nên bao gồm: (i) bãi bỏ các chính sách kinh
tế và các đầu tư công cộng có ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp,(ii) đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển nông thôn tổng hợp để tạo sựtiếp cận công bằng về đất ñai, khuyến khích người sản xuất nông nghiệp,(iii) ban hành các chính sách, chương trình nhằm giúp đỡ những người bịthiệt thòi trong khu vực nông thôn có được lợi ích thỏa ñáng thông qua tiếpcận và sử dụng các nguồn lực của đất nước, (iv) thực thi luật về bảo tồn đểbảo vệ nguồn lực đất đai, nguồn nước, nguồn lợi biển để đảm bảo sử dụngbền vững lâu dài (v) cải thiện các dịch vụ hỗ trợ và tăng cường cơ sở hạ tầng
để khuyến khích sản xuất ở nông thôn, mở rộng thị trường đặc biệt đối vớidịch vụ nghiên cứu và triển khai, hệ thống tưới, tiêu nước, cũng như cơ sở
hạ tầng về vận tải và viễn thông; (vi) thực hiện chương trình kiểm soát kếhoạch hóa gia đình để giảm căng thẳng về áp lực đất đai và các nguồn lực cóđịnh khác, (vii) tăng cường các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, dịch vụdinh dưỡng để nâng cao chất lượng lực lượng lao động, (viii) nâng cao hiệuquả họat động của các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triểnnông thôn, (ix) sự tham gia của công chúng hay đại diện vào quá trình hoạchđịnh chính sách của chính phủ
Chương 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
HUYỆN AN LÃO GIAI ĐOẠN 2010-2015 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện An Lão
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Trang 36An Lão là một huyện có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hóa- xã hội và quốc phòng - an ninh của thành phố Cảng HảiPhòng Địa danh An Lão có từ lâu đời nhưng trong lịch sử đã nhiều lần thayđổi do điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách, sáp nhập và được tái lậpvào ngày 8/8/1988 theo Quyết định số 100/HĐBT ngày 6/6/1988 của Chủtịch Hội Đồng Bộ Trưởng.
-Huyện An Lão nằm ở phía Tây Nam, cánh trung tâm thành phốkhoảng 18 km, gần trung tâm đô thị và các khu công nghiệp, có vị trí từ kinh
độ 1060 27'30'' đến 1060 41'15'', vĩ độ Bắc từ 200 42'30'' đến 200 52'30'',phía Bắc giáp huyện An Dương, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phíaĐông giáp quận Kiến An, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Thuỵ, phía TâyTây Bắc giáp huyện Nam Thanh - Kinh Môn Hải Dương Diện tích: 114,9
km2, gồm thị trấn An lão, thị trấn Trường Sơn và 15 xã: An Thái, An Thắng,
An Thọ, An Tiến, Bát Trang, Chiến Thắng, Mỹ Đức, Quang Hưng, QuangTrung, Quốc Tuấn, Tân Dân, Tân Viên, Thái Sơn, Trường Thành, TrườngThọ
An Lão là huyện đồng bằng Duyên hải Bắc Bộ, đặc trưng địa lý củahuyện là ở giữa vùng đồng bằng có 1 dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống ĐôngNam với nhiều điểm cao trên 100m Trong đó có Núi Voi với diện tích gần300ha nằm ở các xã An Tiến và Trường Thành bên bờ sông Lạch Tray Khíhậu địa phương huyện An Lão thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trungbình 28,80C, độ ẩm 85%, lượng mưa 1.470 - 1.820mm/ năm, lượng mưachênh lệch rất lớn vào hai mùa Bình quân có từ 3 - 5 trận bão/ năm vàotháng 5 - tháng 9, là vùng nhạy cảm với bão và xâm nhập mặn bởi vì huyện
An Lão bao bọc trực tiếp bởi hệ thống sông Thái Bình (Văn úc, Lạch Tray,
Đa Độ) và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều
Trang 37Trên địa bàn huyện, hệ thống sông ngòi phân bố đều: phía bắc là sôngLạch Tray, chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều Sông Đa Độ còn gọi là sôngCửu Biều, chảy từ tây - bắc xuống đông - nam uốn khúc theo nhiều vùnggiữa huyện dài 33 km đổ ra biển ở cửa Cổ Trai, từ năm 1960 đã đắp đậpngăn lại mang tên đập Cổ - Tiểu để ghi tên hai cửa biển Cổ Trai, Cửa Tiểucủa hai Tỉnh Kiến An - Gò Công kết nghĩa thời kỳ chống Mỹ Đây là dòngdẫn nước chính của huyện, chiếm khoảng 4 đến 7 triệu m3 Sông Văn Úc,ranh giới tự nhiên giữa An Lão và Tiên Lãng dài 23 km có lưu lượng lớn,nhất là về mùa mưa Do ảnh hưởng của chế độ nhật triều, mực nước bìnhquân vụ chiêm xuân ở vùng trung tâm từ 1,36 m đến 1,76 m Sông ngòi ởđây cung cấp nguồn nước tưới dồi dào, dẫn phù sa làm mầu mỡ đồng ruộng
và là nơi nuôi thả, khai thác thủy sản đồng thời là hệ thống giao thông đườngthủy thuận tiện phục vụ vận tải, du lịch
Về mạng lưới giao thông: đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,đoạn qua huyện dài 13,6 km; tuyến QL 10 qua huyện dài 8,5 km; hệ thốngtỉnh lộ 354, 360, 362, 357 và hàng chục tuyến đường phố và đường nôngthôn được kiên cố hóa với tổng chiều dài gần 180 km Do huyện có đầy đủcác tuyến giao thông từ giao thông nội đồng đến giao thông liên tỉnh, cao tốc
đi qua, trong đó lại có cả đường sông lẫn đường bộ mà hệ thống này đangngày càng được nâng cấp và mở rộng Điều này đã góp phần không nhỏ vàoviệc thu hút các khu công nghiệp, thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất,chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo nên một môi trường cạnh tranh lànhmạnh, giúp các kênh, các luồng maketing hoạt động có hiệu quả
An Lão còn có mỏ đất sét phong hóa ở Tiên Hội, mỏ đất sét trầm tích
Đệ tứ đều đã được khảo sát, phân tích Hai nhà máy gạch ngói hoạt động từthập kỷ 70 cung cấp sản phẩm có chất lượng cho ngành xây dựng thành phố
Trang 38Huyện An Lão với tổng diện tích tự nhiên là 11.490,99 ha, trong đódiện tích đất nông, lâm nghiệp năm 2013 là 8.192 ,96 ha, chiếm 71,3% diệntích đất tự nhiên, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp giảm dần trong tổngdiện tích đất tự nhiên, năm 2014 là 69,66%, năm 2015 là 68,78% (bảng 1.1).Theo nguồn gốc phát sinh đất đai của huyện được chia thành các nhóm sau:
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Chủ yếu là cửa sông Văn Úc vàsông Đa Độ, đất khá tốt, rất thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắnngày Tuy vậy, thường xảy ra lũ lụt, cần xây dựng kế hoạch mùa vụ thíchhợp
- Đất phù sa không được bồi thêm hàng năm: Lượng đất này có địahình vàn cao, vàn trong đê của các con sông Loại đất này khá tốt, có thànhphần cơ giữ thịt, thịt trung bình, thịt nhẹ, hàm lượng chất dinh dưỡng khá,còn giữ được tính chất phù sa gốc, tơi xốp thích hợp cho nhiều loại câytrồng, đặc biệt là cây màu, các loại rau
- Đất bạc màu do thời tiết nóng, mưa tập trung theo mùa làm cho đấtrửa trôi, bạc màu Loại đất này chiếm tỷ trọng nhỏ, độ dày tầng canh tác từ
10 - 20cm, một số chân ruộng ở sâu từ 40 - 50 cm độ có kết vón
Bảng 1.1: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất
tự nhiên của huyện năm 2013 – 2015
Nguồn: Chi cục Thống kế huyện An Lão
Đất đai của huyện được chia thành 5 nhóm sử dụng:
+ Đất nông nghiệp
Trang 392.1.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế- xã hội
+ Tình hình dân số và lao động:
Trải qua lịch sử lâu dài hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dântộc ta, miền đất An Lão, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi đã sớm có ngườiViệt sinh sống Địa danh huyện An Lão và cùng giang Nam Triệu là tên đơn
vị hành chính cấp huyện và tương đương cấp huyện cổ nhất của địa bàn HảiPhòng ngày nay Cư dân An Lão thuần Việt, có tính chất đặc trưng của dântộc Việt: cần cù, siêng năng lao động, bất khuất kiên cường trong đấu tranhchống thiên tai, địch họa Hầu hết những cuộc chiến tranh giữ nước chốngcác thế lực ngoại xâm của dân tộc ta, người dân An Lão đều tham gia đónggóp sức người, sức của Địa bàn An Lão nhiều lần là chiến trường ác liệt,nóng bỏng Ở vùng ven biển, sông nước bao quanh, đất đai chật hẹp, mật độ
Trang 40dân số cao nhưng dân An Lão bất chấp bão tố, hồng thủy, hạn hán đã cải tạođất chua mặn thành ruộng vườn màu mỡ, xây dựng những thôn làng sầm uất,đông vui
Bảng 1.2: Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2013-2015
Dân sốnông thôn
Số ngườitrong độtuổi LĐ
Số người
có khảnăng LĐ
Số ngườimất khả
năng LĐ
2013 124.037 3.413 120.624 71.060 68.395 2.655
2014 124.332 3.594 121.738 71.690 69.030 2660
2015 125.597 3.855 121.742 74.390 71.740 2650
Nguồn: Chi cục thống kê huyện An Lão
Bảng 1.3: CCLĐ theo ngành kinh tế của huyện năm 2013 – 2015
Nguồn chi cục thống kê huyện An Lão
Theo bảng 1.2 và bảng 1.3, huyện An Lão là một huyện tập trungđông dân cư, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh Năm 2013 toàn huyện có125.597 nhân khẩu, bình quân năm 2013 - 2015 tăng 1,34%, tổng số laođộng là 74.390 người (trong đó số người có khả năng lao động là 71.740người, số người mất khả năng lao động là 2.650 người) Trong đó, lao độngnông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 62,19%, lao động công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 25,46%, lao động dịch vụ thươngmại chiếm 12,35% Tổng số lao động bình quân năm 2013 - 2015 tăng1,55% Trong đó, lao động nông lâm nghiệp thuỷ sản, lao động công nghiệp,