1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN Phong Tục Lễ Tết của người Việt Nam

8 1,6K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 90 KB

Nội dung

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam Tên bài học: Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân Tên tiết học: Phong tục lễ tết và lễ hội Việt Nam Tìm hiểu về: 1.. Bài học đòi hỏi người học v

Trang 1

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam Tên bài học: Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân Tên tiết học: Phong tục lễ tết và lễ hội Việt Nam

Tìm hiểu về: 1 Phong tục lễ tết Việt Nam

2 Phong tục lễ hội Việt Nam

Thời gian: 45 phút

Ngày giảng: 19 – 11 – 2013

I PHẦN GIỚI THIỆU

1 Vị trí: Đây là tiết thứ 3 trong bài “Phong tục” thuộc chương “Văn hóa tổ chức

đời sống cá nhân dẫn nhập”, bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam – Chương trình đào tạo giáo viên Cao đẳng Sư phạm

2 Ý nghĩa: Bài học này được giảng dạy trong 1 tiết gồm 2 nội dung chính:

phong tục lễ tết và phong tục lễ hội Việt Nam Bài học đòi hỏi người học vận dụng những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm cá nhân kết hợp với các hoạt động được thiết kế trong tiết học để nắm được nội dung cơ bản: Hiểu rõ khái niệm lễ tết và lễ hội; hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa một số ngày tết và lễ hội tiêu biểu của Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng; có sự so sánh văn hóa lễ tết của Việt Nam với một số quốc gia khác Từ đó, người học được trang bị một phông nền kiến thức về văn hóa phong tục cơ bản, phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác trong đời sống

II MỤC TIÊU TIẾT HỌC: Sau bài học này, sinh viên đạt được:

1- Về kiến thức:

- Xác định được khái niệm lễ tết và lễ hội

- Mô tả được các hoạt động diễn ra trong những ngày lễ tết và các lễ hội tiêu biểu của người Việt Khái quát được những nét đặc trưng cơ bản trong phong tục lễ tết, lễ hội ở Việt Nam và ở Hà Nam

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện kiến thức về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân nói riêng, văn hóa học và văn hóa Việt Nam nói chung

2- Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức để lý giải được nguồn gốc và phân tích được ý nghĩa nhân văn, giá trị tinh thần của lễ tết và lễ hội trong đời sống tâm linh người Việt

Trang 2

- Phân biệt được những nét đặc trưng trong phong tục lễ tết của Việt Nam

và một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

- Thực hành mô tả một số lễ hội tiêu biểu của Hà Nam như: lễ hội Tịch Điền, hội đền Trần Thương, hội vật Liễu Đôi…

3- Về thái độ

- Chủ động sáng tạo trong việc nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức thuộc bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, vận dụng vào hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và trong đời sống

- Yêu quê hương, đất nước Tự hào về văn hóa Việt Nam; có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc

III CHUẨN BỊ

1- Giáo viên:

- Đề cương chi tiết học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam: Dành cho hệ Cao đẳng sư phạm Mầm non

- Đề cương bài giảng

- Giáo trình:

+ Giáo trình Văn hóa học và văn hóa Việt Nam Trần Ngọc Thêm (chủ biên),

Phạm Hồng Quang NXB Đại học Sư phạm H 2004

- Tài liệu tham khảo:

+ Đất lề quê thói (Phong tục Việt Nam) Nhất Thanh NXB VHTT H 2001 + Hương nước hồn quê Toan Ánh NXB VHTT H 2000.

+ Lễ hội Hà Nam Sở VH, TT & DL Hà Nam NXB Thông tấn H 2009.

+ Tìm hiểu các ngày lễ ở Việt Nam Khai Đăng NXB VHTT H 2009.

- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu projector, giáo án điện tử, phiếu học tập

- Chia nhóm sinh viên, giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhóm trước giờ lên lớp

2- Sinh viên:

- Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến bài học

- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm trước khi lên lớp

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1- Ổn định tổ chức.

2- Dạy – học bài mới:

a Giới thiệu bài (2 phút)

b Bài mới.

Trang 3

Nội dung Phương

pháp

Các hoạt động của GV và SV Phương

tiện, đồ dùngDH

1 Lễ tết

1.1 Khái niệm (2 phút)

- “Tết” là những ngày lễ được

phân bổ theo thời gian trong

năm, đan xen giữa các khoảng

trống thời vụ

- “Lễ tết” là hoạt động văn hóa

cộng đồng, thường tổ chức

thành hai phần: phẫn lễ (cúng

lễ tổ tiên, thần linh) và phần tết

(ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi)

- Đàm thoại

- Thuyết trình

- Hỏi: Em hiểu thế

nào là “lễ tết”?

- Nghiên cứu giáo trình, nêu khái niệm

Máy chiếu, giáo trình, tài liệu

1.2 Những ngày Tết tiêu biểu

của người Việt (2 phút)

1.2.1 Tết Nguyên Đán (10 p)

a Khái niệm: Là dịp tết lớn

nhất và quan trọng nhất của

người Việt nên còn được gọi là

Tết cả, Tết ta…

b Nguồn gốc

* Các quan điểm về nguồn gốc

tết Nguyên Đán:

- Quan điểm 1: Tết NĐ xuất

phát từ phong tục của người

Việt cổ

- Quan điểm 2: Tết bắt nguồn

từ Trung Quốc

- Đàm thoại

- Trực quan

- Đàm thoại

- Thuyết trình

- Đàm thoại

- Nêu vấn đề

- Trực quan

- Hỏi: Em hãy liệt

kê các ngày tết tiêu biểu của Việt Nam?

- Chiếu sơ đồ hệ thống các ngày tết tiêu biểu ở Việt Nam

- Hỏi: Bằng hiểu

biết của mình, em hay nêu khái niệm Tết Nguyên Đán

- Nêu câu hỏi

+ Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

- Chiếu tư liệu mô

tả về phong tục tết của Trung Quốc

- Trả lời câu hỏi

- Quan sát tư liệu hình ảnh

- Trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân

- Trả lời câu hỏi

- Bày tỏ quan điểm

Máy chiếu, giáo trình, tài liệu

Trang 4

Các hoạt động chính diễn ra

trong Tết:

- Sắm tết, dọn dẹp nhà cửa,

mua đào quất, trồng cây nêu…

- Cúng tất niên và đón giao

thừa

- Đi chúc Tết; mừng tuổi cho

người già và các em nhỏ; đi

chùa cầu may, rút thẻ đầu năm

Các món ăn truyền thống

trong dịp Tết: bánh chưng, giò,

dưa hành, canh măng, gà luộc,

nem rán,

c Ý nghĩa

- Là dịp để cư dân nông nghiệp

thể hiện sự biết ơn với trời đất

và các vị thần

- Là thời gian sum họp gia

đình, nhớ ơn ông bà tổ tiên;

nghỉ ngơi, ăn chơi bù cho

những ngày lao động vất vả

- Là một sự khởi đầu mới, cầu

mong một năm mới thuận lợi

và tốt đẹp

d Tết ở một số quốc gia khác

- Tết truyền thống ở một số

nước Châu Á: Hàn Quốc, Nhật

Bản, Mông Cổ…

- Tết ở các nước Phương Tây:

- Trực quan

- Nhận xét chốt kiến thức

+ Hỏi: Em hãy kể các hoạt động chính diễn ra trong tết theo truyền thống của người Việt?

- Lý giải một số tục

lệ của người Việt

+ Hỏi: Em hãy kể các món ăn truyền thống trong dịp Tết?

+ Tại sao lại phải

có bánh chưng trong dịp tết?

- Nhận xét, chốt kiến thức

+ Hỏi: Em hiểu gì

về ý nghĩa của Tết Nguyên Đán?

- Nhận xét, chốt kiến thức

- Mở rộng: giới thiệu về tết cổ truyền của một số nước Châu Á khác

- Hỏi: Các nước

- Trả lời câu hỏi

- Quan sát, lắng nghe

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Quan sát, lắng nghe

Trang 5

Phương Tây ăn tết theo lịch

riêng (tết tây):

+ Tết được tính từ lễ Noel

24/12 đến hết ngày 1/1

+ Người phương Tây thường

đến nhà thờ vào đêm Giáng

sinh và đi du lịch trong dịp

nghỉ lễ

phương Tây có ăn tết cổ truyền không?

- Giải thích

1.2.2 Tết Trung Nguyên (6p)

a Khái niệm: Là ngày tết xá

tội vong nhân và báo hiếu cha

mẹ, diễn ra vào rằm tháng 7

hàng năm

- Tên gọi khác: Tết Vu Lan,

Ngày rằm xá tội vong nhân

b Nguồn gốc

- Xuất xứ của tên gọi “Lễ Vu

Lan”:

Xuất phát từ câu chuyện về bồ

tát Mục Kiều Liên báo hiếu

mẹ

- Vào ngày 15/7 âm lịch, các

chùa tụng kinh Vu Lan

- Xuất xứ của tên gọi “Ngày

rằm xá tội vong nhân”:

- Xuất phát từ tục lệ: vào ngày

15/7, “ông thần tha ma, chủ

nhà tha thợ cấy”, “mở cửa

ngục xá tội vong nhân”

- Các nhà sửa mâm cúng cô

hồn gồm gạo muối, cháo lá đa,

áo chúng sinh và các loại ngũ

cốc, bánh kẹo…

c Ý nghĩa và giá trị giáo dục

- Giáo dục con cháu lòng hiếu

thảo, kính trọng với tổ tiên,

- Đàm thoại

- Thuyết trình

- Nêu vấn đề

- Thuyết trình

- Hỏi: Em biết gì về

Tết Trung nguyên?

- Tết Trung nguyên

còn có tên nào khác?

- Nêu câu hỏi:

Những tên gọi khác nhau của Tết Trung nguyên hé lộ cho chúng ta về nguồn gốc của ngày tết này Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nguồn gốc tết Trung nguyên

- Nhận xét, chốt kiến thức

- Hỏi: Tết Vu Lan

có ý nghĩa như thế nào đối với đời

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

- Trả lời câu hỏi

Máy chiếu, giáo trình, tài liệu

Trang 6

ông bà, cha mẹ, với cả người

còn sống cũng như với những

người đã khuất

- Thể hiện tinh thần nhân đạo

sâu sắc, sự trân trọng đối với

sinh mệnh, gạt bỏ nỗi sợ hãi để

thương xót, cảm thông với cả

ma quỷ

sống tâm linh người Việt?

2 Lễ hội

2.1 Khái niệm (2p)

- Là hoạt động sinh hoạt cộng

đồng được phân bổ theo không

gian: mỗi vùng có những lễ hội

riêng

- Lễ hội mỗi nơi mỗi khác,

nhưng hầu hết đều chia thành 2

phần: phần lễ và phần hội

- Thuyết trình

- Đàm thoại

- Dẫn chuyển hoạt động

- Nêu khái niệm lễ hội

- Hỏi: Em hãy kể

tên những lễ hội tiêu biểu của Việt Nam?

- Lắng nghe

- Trả lời câu hỏi

- Máy chiếu

- giáo trình

- tài liệu

2.2 Nội dung lễ hội (9p)

2.2.1 Phần lễ

- Là phần nghi thức cúng lễ,

nhân dân thể hiện sự biết ơn và

cầu xin thần linh tiếp tục bảo

trợ cho mình

- Căn cứ vào mục đích của

phần lễ, chia thành 3 loại lễ

hội:

+ Lễ hội phồn thực: hội cầu

mưa, hội xuống đồng, hội cơm

mới, hội đâm trâu…

+ Lễ hội lịch sử: hội đền Trần,

hội đền Hùng, hội Gióng, …

+ Lễ hội tôn giáo – tín ngưỡng:

hội chùa Hương, hội Phủ Giày,

hội Bà Chúa Kho…

2.2.2 Phần hội

- Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành 2 nhóm

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm

- Đưa ra đáp án, yêu cầu hai nhóm đối chiếu và nhận xét lẫn nhau

- Nhận xét, chốt kiến thức đánh giá, cho điểm

- Chốt kiến thức

- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

(Thời gian thảo luận: 3p)

- Trình bày kết quả thảo luận:

+ N1: trình bày phần lễ + N2: trình bày phần hội

- Nhận xét,

bổ sung kiến thức

Máy chiếu, giáo án, tài liệu Phiếu học tập

Trang 7

- Là phần vui chơi giải trí của

nhân dân, là nét đặc sắc riêng

của từng lễ hội

- Các trò chơi trong lễ hội đều

xuất phát từ những khát vọng

của nhân dân

2.3 Một số lễ hội tiêu biểu

của Hà Nam (8p)

a Lễ hội Tịch Điền

- Thời gian: 5 – 7 tháng Giêng

- Địa điểm: Xã Đọi Sơn, huyện

Duy Tiên

- Nguồn gốc: Bắt nguồn từ tích

Vua Lê Đại Hành xuống đồng

cày ruộng năm 987

b Hội vật Liễu Đôi

- Thời gian: 5 – 10tháng Giêng

- Địa điểm: Xã Liêm Túc,

huyện Thanh Liêm

- Nguồn gốc: tưởng nhớ nam

tướng họ Đoàn và nữ tướng họ

Bùi đã có công đánh giặc, phát

huy truyền thống thượng võ

của dân làng

c Hội đền Trần Thương

- Thời gian: 18 – 20 tháng 8 và

ngày 15 tháng Giêng

- Địa điểm: Xã Nhân Đạo,

huyện Lý Nhân

- Nguồn gốc: Đây là nơi đặt

kho lương của quân đội nhà

Trần Nhân dân tổ chức lễ hội

để tỏ lòng biết ơn đối với Đức

Thánh Trần

- Trực quan

- Thuyết trình

- Đàm thoại

- Chiếu hình ảnh

- Yêu cầu sinh viên đoán tên lễ hội

- Nêu câu hỏi: Em

biết gì về lễ hội này?

- Yêu cầu SV nêu hiểu biết về các lễ hội

- Quan sát hình ảnh

- Trả lời câu hỏi

- Trình bày hiểu biết về các lễ hội

Giáo án, máy chiếu, tài liệu

* Liên hệ mở rộng (2p) - Đặt và

giải

- Nêu câu hỏi: “Có

ý kiến cho rằng:

Máy chiếu

Trang 8

quyết vấn đề

Việc tổ chức lễ tết

và lễ hội hiện nay nhằm duy trì phong tục tập quán truyền thống nhưng đôi lúc trở thành hoạt động bày vẽ phô trương, tốn kém Ý kiến của anh/ chị

về vấn đề này”

- Chốt kiến thức, nêu ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức lễ tết – lễ hội hiện nay

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

3 Củng cố (1p):

- Hệ thống hóa nội dung bài học

- Khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng cơ bản

4 Giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên (1p).

- Vẽ sơ đồ tư duy bài học theo ý hiểu của mình

- Chuẩn bị bài: “Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ”

5 Rút kinh nghiệm tiết giảng

- Về nội dung:………

- Về phương pháp:………

TỔ CHUYÊN MÔN

Hà Nam, ngày 15 tháng 11 năm 2013

Người soan

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Ngày đăng: 19/06/2016, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w