KHU DI TÍCH TÂN TRÀO- CÁI NÔI CỦA CÁCH MẠNG
Trang 1KHU DI TÍCH TÂN TRÀO- CÁI NÔI CỦA CÁCH MẠNG
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản quý báu, đặc biệt là hệ thống các
di tích lịch sử - văn hóa Đó là nguồn tư liệu sống động, là minh chứng vật chất cho quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Di tích lịch sử có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, là tải sản vô cùng quý giá của toàn dân tộc, là bộ phận quan trọng hợp thành nền văn hóa Việt Nam được lưu trữ trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác
Trong suốt chiều dài lịch sử máu và hoa, trên mảnh đất Tuyên Quang đã diễn
ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, đặc biệt là thời kì cách mạng, Tuyên Quang nằm trong khu căn cứ địa, Tân Trào được chọn làm thủ đô lâm thời khu Giải phóng là nơi
ở và làm việc của Bác Hồ, các cơ quan Trung ương của Đảng, chính phủ, nơi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp xâm lược, Tuyên Quang lại một lần nữa được chọn làm thủ đô kháng chiến, là nơi Bác và Trung ương Đảng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi
Ngày nay, Tân Trào đang dần trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đón nhiều khách du lịch cả trong nước và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu và học tập lịch sử đồng thời tìm hiểu mảnh đất con người nơi đây đã sống và làm nên những tháng năm lịch sử oanh liệt, hào hùng ấy Khu di tích lịch sử Tân Trào có một ý nghĩa quan trọng và vô cùng lớn lao trong lịch sử giữ nước của dân tộc
2. Lịch sử nghiên cứu
Trang 2Trong quá trình làm bài tôi đã tìm hiểu về khu di tích lịch sử Tân Trào thông qua các bài viết tham khảo trên mạng về tên gọi, vị trí địa lí; các tác phẩm văn học
và lịch sử liên quan tới khu di tích lịch sử Tân Trào như tác phẩm “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu, “Về Tuyên” của nhà thơ Xuân Diệu, “Một kỉ niệm về Hồ Chủ tịch
ở Đại hội Tân Trào” của nhà thơ Huy Cận, bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài viết về tiềm năng du lịch của khu di tích lịch sử Tân Trào Trong bài viết của tôi cũng bao gồm các phần mà tôi đã tham khảo và nghiên cứu nhưng làm rõ hơn về phần giá trị lịch sử và văn hóa, cũng như những ưu, nhược điểm của của khu di tích lịch sử Tân Trào vì đây là một trong những khu di tích tiêu biểu của Việt Nam thời kì hiện đại
3. Mục tiêu
a Mục tiêu chung
Tìm hiểu về địa danh lịch sử Việt Nam thời hiện đại
b Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thông tin khu di tích lịch sử Tân Trào về:
• Vị trí địa lý, tên gọi
• Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
• Đánh giá ưu, nhược điểm của khu di tích Tân Trào liên quan đến vấn đề phát triển du lịch
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa theo tài liệu có ở các trang mạng và các tài liệu nói về vị trí địạ lý, tên gọi, vai trò của khu di tích lịch sử Tân Trào đối với Cách mạng Việt Nam, từ đó rút ra giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích Tân Trào cũng như ưu và nhược điểm của khu
di tích đối với du lịch hiện nay, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
• Phương pháp khảo sát
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu
Trang 35. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Điểm nghiên cứu: Khu di tích lịch sử Tân Trào
Lý do chọn khu di tích lịch sử Tân Trào làm điểm nghiên cứu: Tân Trào là khu
di tích tiêu biểu của nước ta trong giai đoạn kháng chiến chống quân xâm lược phương Tây, là cái nôi của Cách mạng Việt Nam, nên tôi chọn khu di tích lịch sử Tân Trào làm điểm nghiên cứu
6. Giả thiết nghiên cứu
a Vị trí địa lý, tên gọi
b Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
c Ưu, nhược điểm liên quan đến vấn đề phát triển du lịch
II Nội dung
1. Vị trí địa lý, tên gọi
Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn) Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm
1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu)
Trang 4Cụm di tích tiêu biểu bao gồm: đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa cách đình Tân Trào một trăm mét về phía Bắc, lán ở của chủ tịch Hồ Chí Minh
CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ TÂN TRÀO
Trang 5Năm 1945, tình hình cách mạng có nhiều chuyển biến tích cực, để đảm bảo yêu cầu đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cần phải xây dựng ngay căn cứ địa và lực lượng vũ trang.Thực hiện chỉ thị của Bác, đồng chí Võ Nguyên Giáp và lãnh đạo Phân khu ủy Nguyễn Huệ đã chọn Tân Trào làm trung tâm căn cứ địa, bởi Tân Trào hội đủ những điều kiện yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trở thành Thủ đô Khu Giải phóng Với địa bàn núi sông hiểm trở, thế tiến công, phòng thủ đều thuận lợi, Tân Trào nằm giữa vùng núi non trùng điệp,
Từ đây có thể dễ dàng lui về Bắc Cạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, sang Yên Bái, lên
Hà Giang, khi Nam tiến cũng rất dễ dàng mở rộng xuống Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc
2. Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
a. Giá trị lịch sử
Sự tồn tại và hoạt động của căn cứ địa trên toàn miền Bắc nói chung, ở Tân Trào nói riêng đã giữ vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta Vì là thủ đô của Cách mạng, chiến khu Tân Trào đã giữ các vai trò quan trọng như sau:
- Là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lán Nà Nưa - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945, nằm ở sườn Tây núi Nà Lừa; lán Cảnh vệ, cách lán Nà Nưa khoảng 20m về hướng Tây, là nơi ở của các đồng chí cảnh vệ, để đảm bảo an toàn cho Bác; lán Điện Đài - nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh (tại Côn Minh - Trung Quốc); lán Đồng Minh - nơi ghi dấu sự hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và Phái đoàn Đồng Minh; lán họp Hội nghị Cán bộ Toàn quốc của Đảng, cách lán Nà Lừa 20m về hướng Bắc, được dựng lên để phục vụ Hội nghị toàn quốc của Đảng, diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945)
Trang 6Ngoài lán Nà Nưa, thời gian Bác Hồ ở và làm việc tại lán Hang Bòng là từ tháng 5/1951 đến cuối năm 1952 Tại đây, Người đã lãnh đạo quân và dân cả nước giành thắng lợi lớn trong giai đoạn tổng phản công chiến lược, thay đổi cục diện chiến tranh Ngày 6/5/1951, Bác ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Quốc gia Ngân hàng Việt Nam do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Tổng giám đốc, đồng chí Lê Viết Lượng làm Phó Tổng giám đốc Trong những ngày làm việc tại chiến khu Việt Bắc nói chung và tại lán Hang Bòng nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên, nhi đồng Gần nơi Bác ở có một lớp mẫu giáo dành cho con em cán bộ cơ quan Văn phòng Thủ tướng phủ, vào ngày chủ nhật Bác thường cho các cháu lên chỗ Bác ở để vui cùng Bác Ngày 12/9/1951, nhân dịp tết Trung thu, Người viết thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng toàn quốc Mở đầu bức thư Bác viết: “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sẵn đây bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ
thương” Tại Hang Bòng, sau khi nghe đồng chí Nguyễn Lương Bằng trình bày ý kiến tự phê, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở những điều cần chú trọng khi làm đại
sứ quán: đoàn kết nội bộ và đoàn kết với bạn; luôn luôn giữ quốc thể, giữ tinh thần kháng chiến; phải chân thành với các đồng chí của Trung Quốc và Liên Xô Người
LÁN NÀ NƯA
Trang 7còn nhấn mạnh: từ Hồ Chủ Tịch trở xuống, là đầy tờ của nhân dân, đặt ở đâu thì làm
ở đấy Trong thời gian ở Hang Bòng, ngoài thời gian làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tăng gia, chơi bóng chuyền, viết báo và làm thơ “Đối trăng” và “Không đề” là các bài thơ Người đã sáng tác tại đây Lán Hang Bòng đã chứng kiến những ngày tháng gian nan, vất vả và nghị lực phi thường của Bác, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Từ đây, mọi mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương kế hoạch đã được phát đi trong toàn quốc, đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
- Là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17/8/1945) - đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta
Trong hai ngày 16,17/8/1945 đã thông qua lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng 8/1945, 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh,và bầu ra
Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại đình Tân Trào Sau lễ xuất quân Nam tiến, Quốc dân Đại hội được khai mạc
ở đình Tân Trào Hôm đó đình được trang hoàng đẹp đẽ, xung quanh đình căng vải
LÁN HANG BÒNG
Trang 8đỏ, gian giữa dùng để triển lãm một số sách báo tuyên truyền cách mạng: Báo Việt Nam mới, Cờ giải phóng… và một số vũ khí ta thu được của địch Chái phía đông là nơi Đại hội, chái phía tây là nơi nghỉ ngơi của các vị đại biểu, trên sàn có những dãy ghế ghép lại bằng tre mai, phía trên là lá cờ đỏ sao vàng và bàn chủ tịch Chủ trì Đại hội là đồng chí Trường Chinh, trong đại hội Bác được bầu vào đoàn chủ tịch với tên kính yêu Hồ Chí Minh, tuy còn yếu mệt nhưng Bác đã đóng góp nhiều ý kiến góp phần đưa đại hội đến thành công Tại Đại hội, các vị đại biểu được nghe báo cáo của đồng chí Trường Chinh về tình hình thế giới, trong nước; quân Đồng Minh đang thắng lớn trên các mặt trận, ngày thất bại của trục phát xít Đức - Ý - Nhật sắp đến, thời cơ khởi nghĩa cả nước đã điểm, bản báo cáo nêu rõ yêu cầu cấp bách cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng, để sau khi giành được chính quyền sẽ trở thành Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Báo cáo cũng nêu lên mười điều cần thực hiện để giành chính quyền, đảm bảo độc lập tự do cho đất nước, lợi ích của các tầng lớp nhân dân Đồng chí Hoàng Quốc Việt báo cáo về phong trào công nhân, đồng chí Trần Đức Thịnh báo cáo về phong trào nông dân, đồng chí Nguyễn Đình Thi báo cáo về văn hoá và trí thức, đồng chí Hoàng Đạo Thuý báo cáo
về phong trào hướng đạo, đồng chí Vũ Oanh báo cáo phong trào cách mạng tại Hà Nội Các bản báo cáo được Bác Hồ cùng các đại biểu hoan nghênh, sau đó các đại biểu Bắc - Trung - Nam lần lượt phát biểu ý kiến đồng tình với chủ trương khởi nghĩa trong cả nước để giành chính quyền Đại hội đã sôi nổi thảo luận một số vấn
đề về thái độ của nhân dân ta khi quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Ta với tư thế là người làm chủ đất nước và đón tiếp quân Đồng Minh với thái độ người chủ nhân đất nước Người cũng nêu rõ phải cảnh giác đề phòng bọn thực dân Pháp, có thể nấp sau quân Đồng Minh thâm nhập vào nước ta để hy vọng đặt nhân dân ta dưới ách nô lệ một lần nữa Người căn dặn các địa phương phải có thái độ bình tĩnh để không mắc vào âm mưu khiêu khích của Pháp và bọn phản động Với không khí sôi nổi khẩn trương, Quốc dân Đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua mười chính sách lớn, trong đó điểm đầu tiên là “ Giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam
Trang 9Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập” Bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam gồm 15 người do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Phó chủ tịch là đồng chí Trần Huy Liệu Uỷ ban này thay mặt Quốc dân giao thiệp với nước ngoài
và chủ trì mọi công việc trong nước Đại hội quy định Quốc ca là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, Quốc kỳ là lá cờ nền đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh Trong khi Đại hội đang họp, đoàn đại biểu thay mặt nhân dân xã Tân Trào đến chào mừng, một cụ già và một em nhỏ áo quần không được lành lặn, một chị phụ nữ mặc
áo chàm gọn gàng Ông cụ và chị phụ nữ xách cái giỏ có mấy con gà, con lợn, nải chuối, chị phụ nữ nói: “Nhân dân Tân Trào không có gì, xã nghèo chỉ có mấy con
gà, nải chuối và một con lợn giống mừng Uỷ ban dân tộc mới được bầu, xin chúc
Uỷ ban lãnh đạo nhân dân giải phóng cả nước” Bác Hồ cử đồng chí Phó chủ tịch uỷ ban Trần Huy Liệu cảm ơn đoàn đại biểu Sau đó Bác ngồi tựa lưng vào cột đình và nói: “Chúng ta trong Uỷ ban dân tộc giải phóng và các đồng chí cách mạng hãy nhớ lấy lời thề, hãy xem em bé này: các cháu cùng lứa tuổi cháu này ở các nước khác thì
đã đi học và được đùa chơi, tuổi chơi, tuổi học của các cháu ấy lại được ăn no mặc lành Nhưng các đồng chí có biết cháu bé này 9 tuổi ở trong làng cháu phải làm gì không? Cháu phải chăn trâu, chặt củi, cõng nước mà áo không có mặc để hở bụng xanh xao Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Là để giải phóng dân tộc làm cho nhân dân ấm no hạnh phúc, để cho các cháu bé con em của chúng ta như cháu bé này đều được ăn no mặc ấm và đi học Nhiệm vụ của Uỷ ban dân tộc giải phóng là thế thôi" Lời nói của Bác Hồ với giọng rất xúc động ngắt ra từng tiếng làm cho các
vị đại biểu vô cùng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt Sáng ngày 17/8/1945,
Uỷ ban dân tộc giải phóng ra mắt Quốc dân đại hội và làm lễ tuyên thệ Hôm đó trời mưa to đường rất lầy lội, Bác Hồ phải xắn quần, đi chân đất từ lán Nà Lừa đến đình Tân Trào Gần tới đình, Bác xuống suối rửa chân rồi lên đứng giữa các vị đại biểu trong Uỷ ban dân tộc giải phóng Bác đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người được Quốc dân Đại hội bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng, để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo dân nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành độc lập
Trang 10cho Tổ quốc Dù hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước Xin thề! Xin thề!” Giọng Bác trang nghiêm, lời thề ngắn gọn, hùng hồn, thể hiện khí phách kiên cường bất khuất của dân tộc ta Đình Tân Trào chứng kiến lời thề của Bác, chứng kiến khí thế sôi nổi của Quốc dân Đại hội trong những ngày hừng hực của khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám
ĐÌNH TÂN TRÀO
Trang 11- Là nơi đón tiếp các vị đại biểu về dự Đại hội.
Tháng 8-1945, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, Bác và Trung ương Đảng quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, từ ngày 13 đến 15-8-1945; Quốc dân Đại hội vào ngày 16 và 17-8-1945 Đình Hồng Thái được chọn làm nơi đón tiếp các vị đại biểu về dự Đại hội Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, quê hương cách mạng Tân Trào lại được đón Bác, các cơ quan trung ương trở lại chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong kháng chiến, đình Hồng Thái trở thành trụ sở của Ban bảo vệ an toàn khu, được coi như phòng thường trực của các cơ quan Trung ương đóng quanh vùng, mọi người muốn vào các cơ quan công tác đều phải qua đình Hồng Thái, xuất trình giấy tờ, có chữ ký của người phụ trách mới được vào Đầu năm 1951, trên đường đi công tác Bác Hồ vào đình thăm hỏi bà con nông dân học chính sách thuế nông nghiệp, Bác chúc sức khỏe và động viên mọi người tích cực sản xuất, đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến Đình Hồng Thái còn là nơi làm việc của bộ phận tiếp tế ATK (An toàn khu) Sau khi bộ
BÁC CHỈ ĐẠO CUỘC HỌP TẠI ĐÌNH TÂN TRÀO
Trang 12phận này chuyển đi, nhiều đơn vị bộ đội về đóng quân tại đình để huấn luyện và làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Trung ương Đình Hồng Thái không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, hội họp của nhân dân địa phương, mà còn là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Đình Hồng Thái trở thành một trong những biểu tượng của quê hương cách mạng Tân Trào
- Là chứng nhân lịch sử chứng kiến lễ xuất quân của đội Việt Nam Giải phóng quân
Cây đa Tân Trào là chứng nhân lịch sử cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội
ĐÌNH HỒNG THÁI