1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoa học kỹ thuật Hà Nội thời Pháp thuộc

38 791 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Trước nhu cầu sinh hoạt của người Pháp ở Hà Nội, năm 1985 nhà máyĐiện Bờ Hồ đã được xây dựng do 2 người Pháp là Hermemtier và Plante bỏvốn đến năm 1930 đổi thành công ty điện khí Đông Dư

Trang 1

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở HÀ NỘI TRONG THỜI

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước cũng

tự hào về một nền khoa học kỹ thuật truyền thống từ ngàn xưa cha ông ta gâydựng Đồng thời cũng không ngừng học tập và sáng tạo để phát triển và bảotồn những giá trị của nền khoa học kỹ thuật dân tộc, những yếu tố khoa học kỹthuật đó đã đi vào trí óc con người Việt Nam ngay trong thực tiễn sản xuất vàchiến đấu một cách thiết thực, tự nhiên, tự như cơm ăn nước uống hàng ngày

Việt Nam trong thế kỷ XIX đứng trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dânPháp Trong khi chính quyền Phong kiến tìm cách xa rời Hà Nội - một vị tríquan trọng, một trung tâm kinh tế - chính trị, là “nơi hội tụ của bốn phương”,kinh đô của nước Đại Việt suốt từ thế kỷ XI, nơi có một nền khoa học kỹ thuậttruyền thống khá phát triển từ nghìn xưa tương xứng với tầm vóc chính trị của

nó, thì thực dân Pháp lại nhận thức đầy đủ tầm quan trọng ấy nên đã tìm mọicách để đánh chiếm Chúng biết rằng chỉ khi nào chiếm được Hà Nội thì cuộcchiến tranh xâm lược mới kết thúc và mới làm chủ được Việt Nam và ĐôngDương Phải mất 11 năm, từ ngày 15-11-1873 đến 3- 10-1884, với hai lần nỗlực đánh Hà Nội và chịu những tổn thất nặng nề, thực dân Pháp mới chiếmđược Hà Nội

Trang 2

Trong quá trình đánh chiếm và thống trị Hà Nội hơn nửa thế kỷ, phảichăng đến giai đoạn này nền Khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung và HàNội nói riêng đã dừng lại hẳn, và nhân dân ta không còn chút sáng tạo nàotrong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật? Hay phải chăng tất cả những thành tựukhoa học kỹ thuật lúc đó đều do người Pháp du nhập vào? Để có thể lí giải cụthể được vấn đề này và có cái nhìn đầy đủ khách quan hơn, chúng ta cùng tìm

hiểu về Thực trạng phát triển và kết quả hoạt động của lĩnh vực Khoa học

kỹ thuật ở Hà Nội trong thời Pháp thống trị.

Khoa học kỹ thuật được cấu thành từ nhiều ngành nghề khác nhau,trong phạm vi của đề tài này chúng ta tập trung tìm hiểu ở ba lĩnh vực: Côngnghiệp, Xây dựng và Giao thông vận tải

Trang 3

Toàn quyển Đông Dương Pôn Đume, trong báo cáo gửi chính phủ đãnói rằng: “Nếu xây dựng kỹ nghệ cần được khuyến khích ở thuộc địa thì chỉtrong giới hạn không phương hại đến công nghệ của chính quốc Công nghệchính quốc cần được bổ sung chứ không phải để phá sản bởi công nghệ thuộcđịa Nói một cách khác, kỹ nghệ thuộc địa được lập ra để sản xuất, để gửihàng hoá tới những nơi hàng hoá chính quốc không tới được”1.

Nắm vững phương châm đó, Tư bản Pháp rất hạn chế việc mở mangcông nghiệp Hơn nữa các hoạt động công nghiệp lại phần lớn phụ thuộc vàonhững công trình thiết kế nhà cửa, công thự, cầu đường, doanh trại… và gắnliền với nhu cầu sinh hoạt cũng như việc mang lại nhiều lợi nhuận cho Tư bảnPháp Chính vì vậy, ở Hà Nội, trong suốt thời kỳ chiếm đóng, thực dân Pháp

1 Trần Văn Giàu (cb) Lịch Sử Cận Đại Việt Nam Tập III NXBGD.1961.tr14

Trang 4

cũng chỉ đầu tư xây dựng một số lĩnh vực cần thiết như: điện lực; cơ khí; côngnghiệp nhẹ có: dệt; rượu; bia; diêm; nước; thuộc da…

1.1 Điện lực.

Trước nhu cầu sinh hoạt của người Pháp ở Hà Nội, năm 1985 nhà máyĐiện Bờ Hồ đã được xây dựng do 2 người Pháp là Hermemtier và Plante bỏvốn (đến năm 1930 đổi thành công ty điện khí Đông Dương).Ban đầu nhà máynày quá nhỏ, điện sản xuất chỉ đủ cung cấp cho những cơ quan và gia đình ởPhố Tây quanh Hồ Gươm, dây điện mắc chằng chịt qua cả đền Ngọc Sơn sangphía bên kia Hồ Các khu phố của người Việt Nam vẫn thắp bằng đèn dầu Năm 1913, thực dân Pháp mua thêm máy mới và nâng công suất củachúng lên 800kw Các đường phố đã thay đèn dầu bằng đèn điện, song trongcác gia đình người Việt Nam thì vẫn chưa có điện để thắp

Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, do tình hình kinh tế ở Hà Nội cóphát triển, nhu cầu dùng điện của người Pháp và người Việt Nam tăng lên, nên

tư bản Pháp đã đặt mua thêm máy điện 1000 mã lực của Thuỵ Sỹ Song nhàmáy điện của Pháp vẫn hoạt động rất kém mà đặc biệt là ở khu phố của ngườiViệt Nam, điện thường xuyên bị hỏng

Đến những năm ba mươi của thế kỷ XX, nhu cầu dùng điện của ngườiViệt Nam để thắp đèn, quạt máy, hoặc chạy máy…vượt hẳn số lượng điện tiêuthụ của người Pháp Không những thế, quá trình mở rộng các khu phố cũngđòi hỏi phải cung cấp ánh sáng Công ty điện khí Đông Dương phải thay thếnhững máy móc đã cũ của nhà máy điện Bờ Hồ bằng máy mới, đồng thời lậpthêm nhà máy điện Yên Phụ, nâng công suất năm 1940 lên 7500kw – đây lànhà máy điện lớn nhất Việt Nam thời thuộc Pháp

Nhu cầu sử dụng điện của Hà Nội mỗi năm một nhiều, nhưng khôngphải do nhu cầu sản xuất mà hầu hết tiêu thụ do thắp đèn, chạy quạt và ướp

Trang 5

lạnh… Trong suốt thời thuộc Pháp, các nhà máy điện chủ yếu phục vụ chocuộc sống trưởng giả của bọn Tư bản Pháp và một số Tư sản Việt Nam, điệnkhông có giá trị cho sản xuất Những khu phố của nhân dân lao động vẫn tốităm thiếu ánh điện và trong nhà của họ vẫn thường chỉ thắp đèn dầu hoả vìnhững gia đình này không chịu nổi tiền tổn phí bắt điện và công tơ.

Những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Nhà máy điện đã bị

ta phá nhằm thực hiện công tác tiêu thổ kháng chiến, gây khó khăn cho thựcdân Pháp khi chúng quay trở lại đánh chiếm Hà Nội Tháng 5, đầu tháng 6năm 1947, điện đã có trở lại ở một khu nhỏ là liên khu một cũ và một số phốxung quanh thành Hà Nội, nhà ga Từ năm 1948 đến 1950, thực dân Pháp đãphục hồi lại hệ thống điện ở Hà Nội nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược củachúng

1.2 Cơ khí.

Trong ngành Cơ khí, từ năm 1891 thực dân Pháp đã cho xây dựng mộtvài công ty cơ khí phục vụ công việc làm cầu, sửa và đóng tàu nhỏ, tiêu biểunhư công ty Macty Apđudi (Marty Abdudie)

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chính phủ Pháp cử một số kỹ

sư có tay nghề sang Đông Dương và gửi thêm máy móc với mục đích là sửachữa vũ khí và chế tạo phụ tùng cho quân đội Pháp ở bên này bị cách bức vớichính quốc Do vậy mà xuất hiện một số hãng sửa chữa cơ khí như: Aviat,Stai, Boilot, Collet… Họ có điều kiện trang bị máy móc và đào tạo thợ sửachữa ôtô, mở rộng thêm hoạt động kinh doanh

Chiếc ôtô đầu tiên đưa vào Bắc kỳ năm 1901 là của Hislop - đại lý dầuhoả của công ty dầu hoả Á – Châu ở Hải Phòng Năm 1906, Betraut - chủxưởng đóng xe tay Ominium ở Hà Nội (người có sáng kiến thay bánh cao su

Trang 6

cho bánh xe bọc sắt của xe tay) mua được 2 chiếc ôtô Prime 4 bán cho Bleton,năm 1908 để thành lập ra hãng Stai (Công ty vận tải ôtô).

Xe của Pháp đưa sang bán ở Đông Dương đa số là xe đã dùng rồi, chạyđược một thời gian là có nhiều hỏng hóc, nhà Stai mở xưởng sửa chữa, songcòn thiếu phụ tùng và thiếu thợ chuyên môn

Xưởng Ôtô Aviat - tiền thân là một xưởng bé nhỏ chuyên cho thuê vàchữa xe song mã, độc mã Ở thời kỳ ôtô còn hiếm, trong phố người Tây sangtrọng thì dùng xe ngựa, người Việt Nam thì dùng xe tay Ở đó, bên cạnhxưởng xe ngựa còn một xưởng khuy trai tồn tại một thời gian rồi sát nhập vàoxưởng Aviat, được mở rộng từ sau những năm hai mươi, khi phương tiện giaothông bằng ôtô bắt đầu phát triển Năm 1928, xưởng này xây thêm nhiều nhàtrên một khu đất rộng chiếm cả hai mặt phố Rialan (Phan Chu Trinh) vàGambetta (Trần Hưng Đạo)

Aviat là một xưởng ôtô, vừa bán vừa sửa chữa, vào loại lớn nhất Bắc

Kỳ thời bấy giờ, dùng đến hai, ba trăm công nhân, nên cũng là đối tượngtuyên truyền của phong trào hoạt động cách mạng những năm 1929 -1930 Tạiđây đã thành lập “ Công hội đỏ” và một cuộc bãi công lớn đã nổ ra vào cuốitháng 5 năm 1929 do Ngô Gia Tự - một người cộng sản lớp đầu tiên lãnh đạo,cũng đã làm cho cái tên Aviat nổi tiếng

Năm 1945, chính quyền cách mạng đã xung công xưởng Aviat giao cho

nó nhiệm vụ sửa chữa vũ khí cho Vệ quốc đoàn Hiện nay nó là xưởng sửachữa cơ khí Ngô Gia Tự(số 18 Phan Chu Trinh)

Năm 1900, nhà máy xe lửa đầu tiên cũng được thành lập ở Gialâm Đây là nhà máy cơ khí gồm có các phân xưởng như rèn, tiện,nguội, mộc;chuyên sửa chữa những chỗ hỏng nhẹ của đầu máy, tu sửa những toa xe khách

và xe hàng Việc sửa chữa toa xe là chính, rất ít khi đóng khung toa xe mới

Từ năm 1920, nhà máy được mở rộng thêm, ngoài việc sửa chữa đầu máy hơi

Trang 7

nước còn sửa chữa đầu máy Diesel Từ năm 1936 – 1937 trở đi, nhà máy đã

có thêm nhiều công nhân có tay nghề cao là những người đã tốt nghiệp trường

Kỹ nghệ thực hành Hà Nội

Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II sắp xảy ra, thực dân Pháp cũngthấy rõ nguy cơ nước Pháp và các thuộc địa của Pháp cũng có thể bị tàn phá.Nên chúng đã chủ trương “cấp tốc công nghiệp hoá Đông dương” để viện trợcho chính quốc khi bị lâm nguy và tự bảo vệ khi bị tấn công Song tất cả cáigọi là Công nghiệp hoá đó rút cục chỉ là làm thế nào với những cơ sở côngnghiệp lạc hậu, máy móc hỏng dần và một phần vì bom đạn tàn phá, nguyênliệu khan hiếm… và để cung phụng đầy đủ nhu cầu chiến tranh của phát xítNhật

Rồi khi cuộc chiến tranh Pháp - Việt bùng nổ, đại bộ phận các xí nghiệpcông nghiệp của Tư bản pháp bị ta phá huỷ phải ngừng sản xuất vì thiếunguyên liệu hay nhân công Chính sách của thực dân Pháp lúc này là một mặt

cố duy trì hoạt động cho một số xí nghiệp cung cấp cho nhu cầu chiến tranh,một mặt thấy tình hình bất lợi chúng đã lợi dụng luật bồi thường chiến tranh

để rút vốn, chuyển máy móc đi nơi khác

1.3 Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.

Ở Hà Nội, thực dân Pháp đầu tư vào một số hoạt động như:

Năm 1891, Pháp lập nhà máy Dệt tại Hà Nội, đây là cơ sở dệt bằng máymóc đầu tiên xuất hiện ở Bắc kỳ với 170 công nhân

Năm 1892, nhà máy Rượu Homell được thành lập, lúc đàu cơ sở cònnhỏ, đến năm 1911, được mở rộng thêm, trang bị nhiều máy móc mới và dùngnhiều công nhân, xây dựng trên khu vực Núi Voi, có hai nhà hầm chứa rượu,chiều dài là 30m, có một toà nhà cao trong đặt máy xay, chỗ ủ malt, có bachiếc bể xây chứa rượu đang chế, mỗi bể dung tích được 200 héc tô lít Nhân

Trang 8

viên người Âu có khoảng 5 đến 6 người phụ trách bàn giấy, đốc công, còn các

bộ phận bàn giấy, thủ kho…Phụ trách kỹ thuật là giám đốc có một kỹ sưngười Việt Nam giúp việc, bộ phận bàn giấy, văn thư, kỹ sư, kế toán cókhoảng chục người với khoảng hơn 60 công nhân Họ chia thành các kíp sảnxuất làm mỗi ngày 3 ca Thợ lành nghề chuyên ngâm hạt, nấu lọc, mỗi kíp chỉ

có bốn, năm người Ngoài ra còn có thợ nề, mộc, điện, chữa máy, còn số đông

là tạp vụ, phu khuân vác

Năm 1895, nhà máy Rượu Phôngten (Fontaine) cũng được xây dựng.Nhà máy này nằm trên khu đất rất rộng của 2 thôn Hoà Mã và Cảm Ứng.Chính giữa là khu nhà máy có nhiều gian đặt máy móc lớn, đảm bảo quy trìnhsản xuất rượu từ gạo ngô thành rượu trắng, có phòng thí nghiệm hoá chất, vàcũng có những phòng dành riêng cho các nhân viên cao cấp như kỹ sư, đốccông, nhân viên nhà Đoan thi hành nhiệm vụ kiểm soát và tính thuế Khoảng

ba chục năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ thịnh đạt của nhà máy, số công nhân cótới gần bốn trăm người Đến những năm giữa của thập niên ba mươi do có một

số công ty tư nhân Việt Nam như Văn Điển; Quốc Bảo; Nam Đồng Ích… nênrượu Fontaine có giảm sút

Năm 1914, sau 2 năm xây dựng, nhà máy thuộc da của thực dân Pháp ởlàng Thuỵ Khuê cũng đi vào sản xuất Sản phẩm thời kỳ đầu không nhiều, mới

đủ cung cấp cho nhà binh, làm dây curoa và một số phụ tùng bằng da cho nhàmáy dệt Nam Định về sau có cả da bán cho những cửa hàng dầy dép và đồ dadụng bằng da ở Hải Phòng và các thành phố lớn Nguyên liệu thì lấy ở Hà Nội

và một số vùng lân cận Song thuốc thuộc da hoá chất thì hoàn toàn phải nhập

từ nước ngoài Những năm đầu cả nhà máy có khoảng 100 người, đến 1930lên 228 người Giám đốc là người Thuỵ Sỹ, nhân viên kỹ thuật có một kỹ sưngười Pháp và một đốc công người Việt Năm 1954, Pháp rút khỏi Miền Bắc,bán lại cho một tư sản Việt Nam

Trang 9

Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XIX, nhà máy thuốc lá đầutiên cũng được thành lập nằm giữa phố Phó Đức Chính và đường Yên Phụ.Đây là một công ty tư nhân của người Pháp Nhà máy khi mới bắt đầu hoạtđộng, cơ sở còn nhỏ hẹp, về sau mới xây thêm nhà, mở rộng thêm đất, có quy

mô tương đối lớn Nhà máy có một dãy nhà tầng hầm ở dọc đường Yên Phụgồm hơn chục gian Trong nhà máy số nhân viên Pháp không nhiều, chỉ cógiám đốc và kỹ sư chuyên môn Công nhân chủ yếu là người Việt mà đa số làphụ nữ, làm ở các bộ phận chọn lá, rọc lá, ủ men, sấy thuốc, thái và quấnthuốc Đàn ông là thợ đốt lò, thợ điện, thợ mộc Số công nhân này phần lớn là

ở các làng Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Bưởi Thuốc lá sản xuất là các loại xì gà hộp

gỗ, thuốc quấn bao giấy nhãn hiệu Metrpole, Favorite được đưa bán ở khắpcác thành phố lớn của Đông Dương Khoảng những năm 1929-1933, thời kỳ

có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhà máy thuốc lá này phải đình sảnxuất Mấy năm sau, nhà máy thuốc lá về tay nhà in Viễn Đông (IDEO) Naynơi này trở thành Nhà in Hà Nội thuộc Sở Văn hoá thành phố quản lí

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bọn thực dân, những năm 1904-1906, Pháp đã xây dựng nhà máy Nước Yên Phụ gồm 6 giếng nước và nhữngmáy bơm nước lên bể nước thành phố Mãi đến năm 1909, chúng mới xâydựng được hệ thống dụng cụ lọc Cả thành phố Hà Nội trong thời gian đầu chỉ

có 437 ống dẫn nước vào các nhà riêng hầu hết là nhà của Pháp, và 95 vòinước cho tất cả các khu vực trong thành phố Năm 1911, số lượng nước cungcấp vẫn hầu như dành cho ngưòi Pháp tiêu thụ

Những năm ba mươi của thế kỷ XX, khi dân số bắt đầu tăng, thực dânPháp đã đào thêm giếng thứ 7 và 8, đồng thời đặt bơm điện lấy nước sôngHồng lên mỗi ngày 4000 thước khối để cung cấp cho thành phố Tuy vậy ởnhững khu phố đông dân cũng chỉ được chúng đặt thêm 20 vòi nước máy.Trong suốt thời Pháp thống trị, thiếu nước là một tai nạn thường trực cho nhân

Trang 10

dân Hà Nội, nhất là vào mùa hè nóng bức Nhiều gia đình lao động vẫn phảidùng nước giếng, nước sông và cả nước ao hồ.

Trong những năm kháng chiến, để thực hiện công tác tiêu thổ, nhà máynước cũng bị ta phá Vì vậy ở nội thành không có nước máy Cuối tháng 5 đầutháng 6 năm 1947 nước cũng mới có cho một khu nhỏ là liên khu một cũ vàmột số phố xung quanh thành Hà Nội Từ năm 1948 -1950 với mục đích phục

vụ cho chiến tranh xâm lược, thực dân Pháp đã phục hồi lại Nhà máy Nướcnhằm cung cấp cho quân đội viễn chinh

2 Kết quả hoạt động.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Phápcũng đã xây dựng một số ngành công nghiệp hiện đại Sự hiện diện của nhữngngành này cũng góp phần thúc đẩy quá trình tiếp cận với trình độ kỹ nghệ củachủ nghĩa tư bản Phương Tây Song điều đó nằm ngoài mục đích của thực dânPháp.Việc đầu tư của chúng đơn thuần chỉ là để kiếm lời chứ không kèm theo

sự đầu tư thích đáng các nhân tố kỹ thuật và con người trong quá trình sảnxuất Số công nhân kỹ thuật mà Pháp đào tạo cực kỳ ít ỏi, số máy móc và tiến

bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất cũng ở tình trạng tương tự

Ở thời kỳ thực dân Pháp mới sang, Hà Nội vẫn là một thành phố buônbán sầm uất và nghề thủ công rất phát triển Hà Nội nổi tiếng là nơi tập trungnhiều thợ, chỉ riêng số thợ mỹ nghệ cũng phải kể đến hàng nghìn Song đếnđầu thế kỷ XX, đa số những ngành công nghệ cần thiết cho nhân dân đều phảimua của nước ngoài." Biết bao nhiêu là đèn, là dầu, là vải, là vóc, là ô, nàogiày, nào bít tất, là đồ văn minh của các nước vẫn chở vào nước mình, thế màmình không có cái gì để đổi lại…cả nước không có một cửa hàng nào lớn, mộtxưởng thợ nào đông, người trong nước thì không có nghề nghiệp gì mà trôngcậy được…"1

Những công ty tư bản độc quyền của Pháp đã ra sức mở mang kinhdoanh, như nhà máy Diêm, sản xuất hàng năm từ bốn mươi đến bốn ba triệu

1 Trần Huy Liệu Lịch Sử Thủ đô Hà Nội NXB Hà Nội 2000… tr318

Trang 11

bao diêm, nhà máy rượu, nhà máy bia, nhà máy dệt, nhà máy da, nhà máythuốc lá, xưởng làm và cho thuê xe kéo Những hoạt động của Tư bản Pháp ở

Hà Nội vẫn là thương mại, còn hoạt động trong công nghiệp, đặc biệt là côngnghiệp nặng thì rất ít được chú trọng

Hà Nội được xem là thủ phủ của Đông Dương, nhưng trên đất Hà Nội

số nhà máy chỉ có rất ít, như nhà máy điện, nước,rượu, bia… và một số xưởngsửa chữa ôtô… Tuy ở đây còn một số xưởng thủ công truyền thống nhưngnhiều ngành thủ công này dần bị mai một đi vì sự cạnh tranh của các hàngnhập cảng, đồng thờ còn xa mới đáp ứng được nhu cầu của người hiện đại.Đặc biệt với chính sách giữ độc quyền về sản xuất rượu, chúng còn đánh mộtđòn trí mạng vào nghề nấu rượu cổ truyền của Việt Nam nói chung và Hà Nộinói riêng

Trước tình trạng này, người Hà Nội cũng đã không ngừng tiếp thu làmnảy sinh nhiều nghề thủ công mới như :các nghề làm đăng ten, đan len; làm

mũ cứng, may quần áo kiểu Âu, làm xe tay.Sự tồn tại của một số nghề thủcông cổ truyền cùng với những ngành mới nằm ngoài ý muốn của Pháp.Chúng không thể hạn chế nổi nhu cầu của nhân dân và cũng không thể thaythế tất cả những đồ dùng hàng ngày bằng hàng hoá của chúng Thủ côngnghiệp còn tồn tại cũng có nghĩa là kỹ thuật cổ truyền của nhân dân vẫn đượcduy trì Một số ngưòi đã biết tiềp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiêntiến của thế giới để canh tân ngành nghề của mình hoặc nghĩ ra những ngànhnghề kỹ thuật mới Ngay từ năm 1912, thực dân Pháp đã nhìn thấy trongnhững người thợ thủ công Việt Nam một xu hướng mạnh mẽ muốn cải tiến kỹthuật.: "thợ mỹ nghệ và thợ công nghệ ở Bắc Kỳ đã nhanh chóng học được cácphương thức sản xuất theo lối Âu - Tây và mỗi ngày ngưòi ta rất lấy làm ngạcnhiên về sự tiến bộ đã đạt được trong những nhóm thợ ấy…Người ta cảm thấytrong nhóm người bản xứ đâu đâu cũng thiết tha bước theo con đường kỹ nghệmới và tổ chức với những công cụ hiện đại"1 Nghề làm giấy vốn đã có từ xưa

ở những làng xung quanh Hà Nội như Hồ Khẩu, Yên Hoà, Yên Thái… đến

1 UBKHXH Vi ệt Nam Vi ện Sử Hoc… T ìm hi ểu Khoa h ọc k ỹ thu ật trong l ịch s ử.NXBKHXH Tr318

Trang 12

đầu thế kỷ XX vẫn chỉ biết dùng cây gió ở rừng làm giấy… nhưng sau đó từgiấy bản (loại giấy tốt nhất), người ta đã làm được nhiều loại giấy như giấy in,giấy vẽ, giấy thấm Song, nó cũng khó có thể bù đắp nổi sự mai một của một

số nghề thủ công cổ truyền

Bên cạnh Tư bản Pháp, một số nhà tư sản Việt Nam cũng dần dần lậpnên được một số nhà máy như các nhà máy in, nhà máy gạch, hoặc những xínghiệp dệt, làm đồ sắt, nấu rượu… song số vốn nhỏ bé Với sự cạnh tranh của

tư sản Pháp, các cơ sở của họ chỉ có tính chất thứ yếu, sản xuất chẳng được làbao và cũng không thể dễ dàng mở rộng kinh doanh được

Như vậy, nhìn tổng quát ở lĩnh vực công nghiệp của Hà Nội dưới thờiPháp thuộc, chúng ta thấy rằng vì mục đích của thực dân Pháp là không chủtrương phát triển công nghiệp ở Việt Nam, chỉ chú trọng vào ngành côngnghiệp như khai mỏ và chế biến làm ra những hàng bán lấy lãi ngay chứkhông để ý tới công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy móc vì nhữngngành này rất thịnh ở bên Pháp Vì vậy nên mặc dù ở Hà Nội có sự du nhậpcủa một số yếu tố khoa học kỹ thuật mới, song cái mới đó thực sự không đáng

kể và nằm ngoài ý muốn của Pháp Chức năng sản xuất công nghiệp tuy bắtđầu có nhưng chưa được chính quyền quan tâm thích đáng Các nhà máy, xínghiệp trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, năng lực hoạt động không cao Dướithời kỳ Pháp thống trị, Hà Nội chưa bao giờ là một trung tâm công nghiệpphát triển mà chỉ là một trung tâm hành chính, chính trị, dịch vụ phục vụ chochính quyền thực dân và tư bản Pháp, tiêu phí nhiều hơn là sản xuất

Trang 13

Hiệp ước ký ngày 15 tháng 3 năm 1874 đã cho phép người Pháp đặtlãnh sự quán ở ba nơi đó là Hà Nội, Hải Phòng và Quy Nhơn, mỗi lãnh sự 100người Ở Hà Nội triều đình phải cắt cho Pháp một khu đất gọi là "Nhượng địa

" ở phía Đông nam thành phố, vốn là đồn thuỷ quân bên bờ sông Hồng Mặc

dù chưa chiếm được hẳn Hà Nội nhưng với mục đích biến Hà Nội thành mộttrung tâm chính trị, quân sự ở Bắc Kỳ, ngay từ tháng 10 năm 1875, thực dânPháp khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu Nhượng địa, chínhthức mở đầu thời kỳ xây dựng của chúng ở Hà Nội Khu nhượng địa ĐồnThuỷ này được xây dựng gồm các nhà của Công sứ rồi Tổng sứ Pháp, hànhdinh tổng chỉ huy quân đội, trại lính, bệnh viện quân sự, cơ sở hậu cần Cáccông trình này xếp thẳng dọc theo một trục song song với bờ sông Hồng, đượcxây dựng kiên cố và có kiến trúc đơn giản, mặt bằng hình chữ nhật, xungquanh có hành lang rộng Đây là loại kiến trúc thực dân ở thời kỳ đầu

Tháng 6 năm 1883, con đường đầu tiên được mở để nối Nhượng địa vớikhu vực Trường Thi và Hoàng Thành cũ – nơi đặt trụ sở của bộ máy chỉ huyquân sự Đó cũng là trục chính để mở rộng các hoạt động xây dựng trongnhiều năm tiếp theo Các phố Tràng Tiền, Hàng Khay nằm trên trục đường ấy

đã được chính quyền thực dân Pháp chú trọng đầu tư ngay từ những năm 1884– 1886, và đã trở thành trục trung tâm thương nghiệp và dịch vụ mở đầu thời

kỳ xây dựng khu phố Pháp quốc ở Hà Nội Toàn bộ nhà hàng phố và cổng xưa

đã bị phá bỏ tháng 10 năm 1886, thay vào đó phố rộng 18m, mặt đường rảinhựa và hai bên mặt phố xây dựng các cửa hiệu buôn bán và dịch vụ Kháchsạn đầu tiên của người Âu ở ngay sau đó là phố Hàng Trống (Jules Ferry) nốivới phố Bà Triệu (rue Gia Long), Phố Đinh Tiên Hoàng( rue Francis Garnier),nối với phố Hàng Bài (rue des Cartes hay boulevard) Đây là hệ thống đườngphố đầu tiên ở Hà Nội được trang bị kỹ thuật hạ tầng, làm cơ sở cho sự pháttriển khu trung tâm hành chính Hà Nội thời thực dân ở phía đông Hồ Hoàn

Trang 14

Kiếm, tức là phần phía bắc của trục đường Hàng Khay – Tràng Tiền Sau đó làphát triển tiếp về phía nam để hoàn thiện khu phố Pháp quốc theo dạng ô bàn

cờ, gồm các phố: Hai Bà Trưng (Rollandes), Lý Thường Kiệt (Carreau), TrầnHưng Đạo (Gambetta)…

Ở phần phía Tây Hồ Hoàn Kiếm, Giáo hội đã chiếm toàn bộ đất thônBáo Thiên, Năm 1883, phá chùa Báo Thiên lấy đất xây dựng Nhà Thờ lớntrong hai năm 1884 – 1886

Trong Hoàng Thành, các dinh thự cũ bị triệt phá để lấy chỗ xây trại lính

và các công trình quân sự khác Năm 1885, điện Kính Thiên bị phá dỡ để xâydựng Sở chỉ huy pháo binh Nằm trên đường Điện Biên Phủ, cao hai tầng, cómặt bằng hình chữ nhật, hành lang rộng bao xung quanh, có hệ thống cửakính, cửa chớp, là những yếu tố phù hợp với điều kiện khí hậu Hà Nội Côngtrình xây dựng bằng gạch kiên cố và không có những chi tiết trang trí phứctạp Trừ Cột Cờ được giữ lại để phục vụ cho mục đích liên lạc quân sự còn cáckiến trúc khác thời Phong kiến đều đã bị phá huỷ hoàn toàn, biến thành khuvực quân sự của chính quyền thực dân

Từ năm 1888 – 1920, là thời kỳ thực dân Pháp tập trung nỗ lực xâydựng, mở rộng Hà Nội để biến Hà Nội không chỉ là thủ phủ hành chính, chínhtrị của xứ Bắc kỳ mà còn là thủ đô của Liên bang Đông Dương.Trong nhữngnăm 1894 -1897, đã phá huỷ nốt phần còn lại của Hoàng Thành, chỉ để lạicổng chính Bắc Thành Hà Nội đến đây mất hẳn diện mạo quen thuộc trongcảnh quan thành phố Sự khác biệt đó được thể hiện qua việc mở rộng ranhgiới thành phố, việc xây dựng hệ thống kỹ thuật đô thị, các công trình giaothông mà đặc biệt là việc xây dựng các công trình kiến trúc công cộng với quy

mô lớn và phong cách kiến trúc châu Âu đa dạng hơn Có thể nói đây là giaiđoạn xây dựng lớn của người Pháp ở Hà Nội được mở đầu bằng sự cổ vũ củatoàn quyền Đông dương Pôn Dume (1897- 1902) Các công trình công cộng

Trang 15

được xây dựng thời kỳ này, một mặt đã quyết định bộ mặt cơ bản của các khuphố Pháp ở Hà Nội, mặt khác đặt nền tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật

và vật liệu xây dựng cho các khu vực khác

Năm 1898, nhằm muốn biến Hà Nội thành thị trường tiêu thụ, thực dânPháp đã tiến hành xây chợ Đồng Xuân, gồm 5 cầu chợ đặt liền nhau, mỗi cầuchợ dùng cột sắt, vì kèo sắt đỡ mái lợp tôn, toàn bộ chiều dài 52m, cao 19m.Chợ có cửa trời trên mái, đảm bảo được thông gió, nhưng không lấy được ánhsáng, nên bên trong chợ bị tối Mặt đứng phía trước chợ phản ánh đúng kếtcấu vì kèo lợp mái, được xây theo kiểu gạch xen kẽ chỗ lỗ rỗng, là một hìnhthức trang trí mặt tường thường thấy trong kỹ thuật xây dựng cuối thế kỷ XIX

Đó là những bức tường thông hơi

Cùng thời gian, Pháp tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung tâm hànhchính, chính trị ở phía đông Hố Gươm Đây là khu xây dựng tập trung baogồm các cơ quan hành chính, chính trị đầu não của bộ máy chính quyền thựcdân ở Hà Nội Đó là Toà Đốc Lý (nay là Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nộixây dựng năm 1886-1887), Dinh Thống Sứ (Bắc Bộ phủ, Nhà khách chínhphủ hiện nay), Phủ thống Sứ (nay là Bộ Thương binh xã hội) Sở kho bạc(ngôi nhà lớn trong có phòng làm việc của nhiều bộ phận và một ngôi nhà góc

là chỗ ở riêng của viên giám đốc), Bưu Điện, Ngân Hàng Đông Dương, SởCông Chính, Khách sạn chính quốc (khách sạn Metropole), và vườn hoa Pôn

Be Những công trình kiến trúc này kết hợp với vườn hoa tạo thành một tổngthể trung tâm trọn vẹn được thiết kế và xây dựng hoàn toàn theo phong cáchquy hoạch và kiến trúc Pháp

Từ tháng 3 năm 1897, vào lúc số lượng tử vong của quân đội Pháp trênchiến trường giảm đi, toàn quyền Đông Dương Pôn Đume gửi thư về Phápgiục chính phủ Pháp tiếp tục viện trợ để hoàn thành công cuộc bình định và đề

Trang 16

nghị mở rộng và tăng quy mô xây dựng thiết bị kinh tế cho Đông Dương trong

đó cũng nói đến tầm quan trọng của việc xây dựng

Năm 1902, thực dân Pháp xây dựng xong hai công trình Ga Hàng Cỏ vàTrụ sở công ty xe lửa Đông Dưong và Vân Nam (Nay là trụ sở Tổng CôngĐoàn), nhằm tăng cường cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp

Cũng trong năm này, Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ Tịch), được xâydựng ở phía bắc Thành phố gần Hồ Tây và kề với vườn Bách Thảo, nơi có địahình cao đẹp Cao ba tầng, dưới là một tầng nửa hầm đặt các phòng phục vụ,trên là các phòng nghi lễ và làm việc, tầng ba cũng để làm việc và để ở Côngtrình mang phong cách cổ điển Châu Âu (Phong cách thời Phục Hưng) do kiếntrúc sư Vilđiơ (Henri Auguste Vildieu) ban đầu và về sau có được Ebơra bổsung, xây dựng mất hơn 5 năm mới xong

Trước đó một năm (1901), thực dân Pháp cũng cho xây dựng Nhà HátLớn thành phố ở vị trí chế ngự trên trục đường quan trọng nhất lúc bấy giờ làđường Tràng Tiền, mặt chính nhìn về phía Hồ Gươm Công trình có quy môlớn với phòng khán giả gần 900 chỗ ngồi và một hệ thống các không gian phụrất phong phú theo kiểu các nhà hát Châu Âu đương thời, phong cách kiếntrúc cổ điển Châu Âu được xem như hình ảnh thu nhỏ của của nhà hát Opêra ởPari tuy không hoàn toàn là một sự sao chép hay rập khuôn

Song song với việc hoàn thiện khu vực trung tâm Hồ Hoàn Kiếm, ngườiPháp đã tiến hành chỉnh trang khu vực “36 phố phường” Bắt đầu từ việc lấyđoạn sông Tô Lịch từ phố Chợ Gạo (rue du Riz) – nơi sông Hồng tiếp nướccho sông Tô, đi vào trong khu phố cổ; tiếp đến phá bỏ các cổng ngăn giữa cácphường trong phố, cùng những lều quán trước nhà; mở rộng, nắn thẳng và trải

đá mặt đường đồng thời tạo vỉa hè lát gạch cùng hệ thống cống rãnh thoátnước; cuối cùng là xây dựng một số chợ mái, cùng một số ít các dinh thự nhỏdùng làm nơi làm việc tạm thời của chính quyền thực dân

Trang 17

Từ năm 1920 đến 1945, việc triển khai xây dựng Hà Nội khôngdừng lại ở các điểm công trình phân tán mà tập trung hoàn chỉnh các khu vựctrung tâm dành riêng cho người Pháp ở Hà Nội Khu phố Pháp trên vị tríHoàng Thành xưa, xung quanh Phủ Toàn quyền đã được thiết kế chi tiết với

hệ thống đường phố kẻ ô cùng những trục bố cục chính chạy theo đường chéocắt ngang hệ thống đường phố kẻ ô bình thường Các trục chính giao nhau tạonên những quảng trường lớn được bố cục dưới các dạng hình học khác nhau

có trục đối xứng Các công trình kiến trúc quan trọng đều được bố trí ở vị trí

án ngữ các trục chính và tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong tổng thểkhông gian khu phố Khu phố này đã trở thành một khu phố thoáng đạt vớicác tiêu chuẩn về tiện nghi cao nhất của Hà Nội thời bấy giờ và về thẩm mỹ

đô thị cũng gây được ấn tượng tốt

Cùng thời gian, một khu phố mới ở phía Bắc Hoàng Thành cũ, tức phốPhan Đình Phùng hiện nay đã dược hình thành trên cở sở lấp các hồ ao ở giữaphố cửa Bắc và Chùa Châu Long Một khu phố khác cũng được lập nên ở khuphố hàng Đẫy

Riêng ở phần phía nam Hồ Hoàn Kiếm, người Pháp tập trung hoànthiện khu phố kiểu Âu đã được quy hoạch, xây dựng ở thời kỳ trước Biến khuphố này thành khu phố trung tâm của Hà Nội với đầy đủ tiện nghi đô thị phục

vụ cho các hoạt đông kinh tế và nhu cầu cư trú chủ yếu cho người Pháp vàmột số người Việt ở tầng lớp trên

Từ năm 1930, thực dân Pháp tiến hành mở rộng thành phố về phía nam

ở khu vực nhà máy rượu và Hồ Bảy Mẫu trên cơ sở nối tiếp các đường phố đi

từ khu phố Pháp xuống phía nam khu phố Hàng Bài (boulevard Đồng Khánh)

- phố Huế( Route de Hue); phố Ngô Quyền (Henri Riviere - phố Ngô ThờiNhậm(rue Jacquin), phố Phan Chu Trinh (Rialan) - phố Lò Đúc (Rouseau),phố Bà Triệu, phố Quang Trung Các đường phố cắt ngang theo hướng Đông

Trang 18

-Tây như các phố: Hàm Long, phố Nguyễn Du, phố Lê Văn Hưu, phố TrầnNhân Tông, phố Trần Xuân Soạn, Phố Tuệ Tĩnh, phố Hoà Mã, Phố Tô HiếnThành, phố Nguyuễn Công Trứ Cùng với các phố nhỏ khác theo hướng Bắc –nam như phố Bùi Thị Xuân, phố Triệu Việt Vương, phố Mai Hắc Đế… đã tạothành hệ thống đường phố theo dạng ô cờ không đồng đều với các ô phố cóquy mô nhỏ Đây là khu vực xây dựng chủ yếu cho người Việt Nam Họ thuộctầng lớp tư sản mới trỗi đậy nhờ các hoạt động kinh doanh buôn bán và tầnglớp tiểu tư sản trung lưu do Pháp đào tạo nhằm phục vụ cho bộ máy hànhchính của Pháp Cấu trúc mạng ô phố trong khu phố này không đồng đều, quy

mô các phố nhỏ hơn và mật độ xây dựng cao hơn so với khu phố Pháp

Trong thời kỳ này ở khu vực 36 phố phường, người bắt đầu cải tạo vàxây dựng mới trên nền nhà cũ, ngôi nhà mới, cao hai tầng, kiên cố mangphong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp Cùng vớithời gian đó trên mặt phố quen thuộc xưa với những ngôi nhà hàng phố mộttầng, mái ngói ta, kết cấu gỗ truyền thống, nay xuất hiện ngày càng nhiều vớinhững ngôi nhà mới theo phong cách kiến trúc khác nhau Bộ mặt kiến trúcđường phố xưa vốn thuần nhất, nay đã bắt đầu có những thay đổi, tuy ở mứchạn chế và chưa mất đi dáng vẻ cũ Hà Nội 36 phố phường vẫn bảo lưu đượcnhững giá trị nhất định của một Thăng long -Hà Nội truyền thống

Cùng với quá trình mở rộng hệ thống đường phố, thực đân Pháp cũngtiếp tục xây dựng những toà nhà phục vụ nhu cầu của chúng Năm 1925, thựcdân Pháp xây dựng toà nhà chính của trường Đại học Đông Dương (nằm trênđường Lê Thánh Tông là công trình kết thúc trục đường Lý Thường Kiệt vớimột hình ảnh rất tiêu biểu là bộ cửa lớn ở tiền sảnh, cùng với khối tháp chínhgiữa có bộ mái ngói nhiều lớp, phảng phất dấu hiệu của sự tìm tòi một hìnhảnh kiến trúc Phương Đông) ; trụ sở của Sở tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoạigiao, nằm trên đường Điện Biên Phủ và là điểm kết thúc của trục đường Chu

Trang 19

Văn An.Việc xử lý kỹ thuật của công trình này được tập trung ở cấu tạo bộmái ngói nhiều lớp cùng với các chi tiết kiến trúc ở ban công và mái hắt đãgây được ấn tượng tốt về một công trình phù hợp với khí hậu nhiệt đới.) ;chuẩn bị thiết kế cho nhà Bảo tàng Lui phino và nhà thờ cửa Bắc Tới năm

1930, thực dân Pháp hoàn thành trụ sở nhà Băng Đông Dương; nhà Pháp –Hoa ngân hàng, viện Paster, nhà Bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, nhàthương Bạch Mai; Nhà Thờ Cửa Bắc -nằm ở phía Bắc khu thành cổ, trênđường Phan Đình Phung và phố Đặng Dung Những mảnh đất bỏ hoang củakhu phố nhà Thờ đến thời kỳ này nhà cửa đã mọc san sát Ngoài ra, nhiều nhàcửa cũng mọc lên ở ngoại ô Hà Nội

Kế hoạch xây dựng thành phố Hà Nội của thực dân Pháp tới chiến tranhthế giới thứ 2 thì dừng lại và sau chiến tranh thì không phát triển thêm đượcnữa

2.1 Trong quá trình xây dựng Hà Nội trở thành thủ phủ của Việt Nam

và Đông Dương nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của thực dân Pháp, chúng

đã có áp dụng những yếu tố khoa học kỹ thuật mới, hiện đại vào trong xâydựng, đồng thời cũng không ngừng tìm hiểu về âm dương địa lí khí hậu củaViệt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

Trước khi đặt nền đô hộ trên toàn cõi Đông Dương, kỹ thuật xây dựngcủa Pháp đã có mặt hầu hết ở các thành thị Đó là kỹ thuật xây dựng theo lốikiến trúc Vauban có từ thời nhà Nguyễn Trong những năm đầu tiên của thời

kỳ chiếm đóng thực dân, những trụ sở, các cơ quan của bộ máy thống trị thựcdân hay các cơ quan thương mại do chúng xây chỉ là những nhà có một máixây bằng gạch, hành lang chạy bốn phía để chống khí hậu oi bức nhiệt đới.Đây là những nhà còn rất khiêm tốn về kỹ thuật xây dựng

Ngày đăng: 16/06/2016, 18:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Một nghìn câu hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội, NXBCTQG, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộtnghìn câu hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội
Nhà XB: NXBCTQG
2. Nguyễn Công Bình, Tìm hiểu giai cấp Tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn - Sử - Địa, Hà Nội 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giai cấp Tư sản Việt Nam thời Phápthuộc
Nhà XB: NXB Văn - Sử - Địa
3. Bộ GTVT, Lịch Sử Giao thông vận tải Việt Nam, NXBGTVT, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch Sử Giao thông vận tải Việt Nam
Nhà XB: NXBGTVT
4. Nguyễn Khắc Đạm, Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Sử địa, Hà Nội, 1958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở ViệtNam
Nhà XB: NXB Sử địa
5. Nguyên Khắc Đạm, Thành Luỹ phố phường và con ngưòi Hà Nội trong lịch sử, NXBVHTT, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành Luỹ phố phường và con ngưòi Hà Nộitrong lịch sử
Nhà XB: NXBVHTT
6.Trần Văn Giàu (Cb), Lịch sử cận đại Việt Nam, NXB Giáo Dục, tập III, 1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cận đại Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo Dục
7. Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế - Xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), NXBĐHQGHN, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu kinh tế - Xã hội Việt Nam thời thuộcđịa (1858-1945)
Nhà XB: NXBĐHQGHN
8. Nguyễn Văn Khoan, Giao thông liên lạc nước ta trong lịch sử, NXB Thông tin lí luận, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thông liên lạc nước ta trong lịch sử
Nhà XB: NXBThông tin lí luận
9. Đặng Thái Hoàng, Kiến Trúc Hà Nội thế kỷ XX, NXB Hà Nội, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến Trúc Hà Nội thế kỷ XX
Nhà XB: NXB Hà Nội
10. Trần Hùng - Nguyễn Quốc Thông, Thăng Long -Hà Nội 10 thế kỷ đô thị hóa, NXB Xây Dựng, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thăng Long -Hà Nội 10 thế kỷđô thị hóa
Nhà XB: NXB Xây Dựng
11. Tô Hoài - Nguyễn Vĩnh Phúc, Hỏi đáp một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, NXB Trẻ, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp một nghìn năm Thăng Long– Hà Nội
Nhà XB: NXB Trẻ
12.Trần Huy Liệu (Cb), Lịch sử thủ đô Hà Nội, NXBHN, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thủ đô Hà Nội
Nhà XB: NXBHN
13. Ngô Huy Quỳnh, Lịch sử Kiến trúc Việt Nam, NXBVHTT, 19987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Kiến trúc Việt Nam
Nhà XB: NXBVHTT
14. Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
Nhà XB: NXB Hà Nội
15. Viện Sử học, Tìm hiểu Khoa học - Kỹ thuật trong Lịch sử Việt Nam, NXBKHXH, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Khoa học - Kỹ thuật trong Lịch sử ViệtNam
Nhà XB: NXBKHXH
16.Trần Quốc Vượng (cb), Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXBQĐND, HN 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXBQĐND

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w