1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Xác định vấn đề và đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường - nghề nghiệp

34 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 772,5 KB

Nội dung

Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tố  Tương tác cộng gộp: – Khi tác động tổng hợp của 2 hay nhiều yếu tố nguy cơ bằng chính tổng tác động của từng yếu.?. Xác định khả năng tương

Trang 2

Mục tiêu

1. Mô tả được các bước xác định vấn đề SKMT-NN

2. Trình bày được lý thuyết về xác định các yếu tố

nguy cơ SKMT-NN

3. Áp dụng được nội dung lượng giá mối quan hệ liều

đáp ứng

4. Trình bày được vai trò của dịch tễ học và độc chất

học trong lượng giá yếu tố nguy cơ SKMT-NN

5. Áp dụng được lý thuyết xác định vấn đề và lượng

giá yếu tố nguy cơ SKMT trong trường hợp thực tế

Trang 3

I Xác định vấn đề

4 bước

1. Xác định các vấn đề SKMT nghề nghiệp

2. Đặt các yếu tố nguy cơ vào bối cảnh sức

khỏe môi trường.

3. Xác định khả năng tương tác giữa các tác

nhân.

4. Đưa ra lý do để thực hiện lượng giá nguy

cơ và xác định quy mô và mục tiêu của

lượng giá nguy cơ

Trang 5

 Theo dõi tình trạng sức khỏe (health monitoring)

 Lấy mẫu đo kiểm môi trường (sampling for environmental measures)

– Phương pháp gián tiếp:

 Phân tích thông tin sẵn có (desk-top analysis)

 Giám sát môi trường (environmental monitoring)

 Giám sát sinh học (biological monitoring)

 Giám sát bệnh tật (disease surveilance)

Trang 6

I Xác định vấn đề

Bước 2 Xác định bối cảnh của các yếu tố nguy cơ MT-NN

1 Yếu tố nguy cơ đó xuất phát từ một hay nhiều nguồn?

2 Sự ô nhiễm của yếu tố nguy cơ đó có ảnh hưởng nhiều đến

môi trường không?

3 Các bên liên quan quan niệm về vấn đề này như thế nào?

4 Các nhóm khác nhau có nhận thức khác nhau về vấn đề này

không?

5 Các yếu tố nguy cơ đang quan tâm tác động đến cộng đồng?

6 Khả năng tác động đến cộng đồng, môi trường của các yếu

tố đó như thế nào?

Trang 7

I Xác định vấn đề

Bước 3 Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tố

 Quá trình lượng giá nguy cơ cần xem xét

khả năng tương tác giữa các yếu tố nguy cơ:

Trang 8

I Xác định vấn đề

Bước 3 Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tố

 Tương tác cộng gộp:

– Khi tác động tổng hợp của 2 hay nhiều yếu tố

nguy cơ bằng chính tổng tác động của từng yếu

Trang 9

I Xác định vấn đề

Bước 3 Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tố

 Tương tác hoạt hóa:

– Xảy ra khi một chất cụ thể không gây tác động

xấu, nhưng khi tương tác với một chất khác thì lại làm tăng mức độc hại của chất này

 Tương tác đối kháng:

– Xảy ra khi tác động tổng hợp của hai hay nhiều yếu tố yếu hơn tổng tác động của từng yếu tố

Trang 10

I Xác định vấn đề

Bước 4 Lý do cần thực hiện Lượng giá nguy cơ

 Nội dung cần làm rõ trước khi tiến hành lượng giá nguy cơ

– Mối quan tâm ở đây là gì?

– Tại sao vấn đề đó lại được quan tâm?

– Vấn đề đó cấp bách như thế nào?

– Các bên liên quan nhận thức như thế nào về vấn đề đó?

 Không nên thực hiện lượng giá khi:

– Không có thông tin hoặc không có đủ thông tin;

– Không có khả năng hành động hoặc đã quá muộn để có thể hành động;

– Không có đủ nguồn lực;

– Không được chấp nhận về mặt xã hội và chính trị

Trang 11

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Thực hiện khi nào?

 Xác định yếu tố nguy cơ có thể được kết hợp với Xác định vấn đề.

 Là bước đầu tiên của quy trình lượng giá (NRC, 1983);

 Là một bước riêng lẻ được thực hiện sau khi Xác định vấn đề (WHO, 2003)

 Hoặc kết hợp với bước Lượng giá Liều – Đáp ứng để tạo thành cấu phần Lượng giá yếu tố nguy cơ (Hazard

Trang 12

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

Xác định tính độc của yếu tố nguy cơ

– Tính gây độc là đặc điểm quan trọng nhất của

các yếu tố hóa học và sinh học thể hiện khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của vật chủ

– Bước này ta cần xác định rõ yếu tố nguy cơ là gì

để xác định chính xác độc lực

Trang 13

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định đặc điểm sinh học, hóa lý của yếu

tố nguy cơ

– Đặc điểm sinh học, biến đổi hóa lý liên quan đến

khả năng hòa tan, bay hơi, chuyển hóa của các chất hóa học trong MT

– Khả năng tồn tại trong từng loại môi trường

– Chu trình sinh trưởng

– Tốc độ sinh sản của các vi sinh vật

Trang 14

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định đặc điểm sinh học, hóa lý của yếu

tố nguy cơ

– Kết quả bước này sẽ hỗ trợ phân tích các dạng

tồn tại của yếu tố nguy cơ trong môi trường hoặc cơ thể động thực vật/con người và các ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe

Trang 15

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định các dạng chuyển hóa trong môi

trường

– Yếu tố nguy cơ không tồn tại riêng lẻ mà luôn

tương tác với nhau,

– Quá trình tương tác với các tác nhân khác, có

thể tạo ra sản phẩm chuyển hóa

– Sản phẩm này có thể gây ra những tác động

sức khỏe khác với các yếu tố nguy cơ ban đầu

Trang 16

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định các dạng chuyển hóa trong môi

trường

– Sự luân chuyển của các loại hóa chất và vi sinh

vật trong môi trường, có thể tạo thành phản ứng dây chuyền theo chuỗi thức ăn

 Ví dụ cỏ mọc trên vùng đất bị ô nhiễm Dioxin nhiễm Dioxin, động vật ăn phải loại cỏ này cũng sẽ bị nhiễm Dioxin và có một lượng Dioxin tồn dư trong thịt

Trang 17

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định khả năng hấp thu, phân bố và bài

tiết trong cơ thể:

– Đường hấp thu tác nhân hóa học và sinh học

Trang 18

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định khả năng hấp thu, phân bố và bài

tiết trong cơ thể

– Phân bố:

 Khi vào trong cơ thể, mỗi yếu tố độc hại có một vài cơ quan đích, nơi đó chịu sự tác động của chúng như Dioxin tập trung trong tế bào mỡ, vi khuẩn lao trong phổi…

– Bài tiết:

 Phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lý hóa của chất đó và khả năng đào thải của cơ thể

Trang 19

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định khả năng tác động đến sức khỏe con người

“Tất cả các chất đều là chất độc Không có chất nào không phải là chất độc Chỉ có Liều sẽ phân biệt chất đó là chất độc hay là thuốc”

– Khả năng tự điều chỉnh: ví dụ trong điều kiện nhiệt độ cao con người vẫn có khả năng tự điều nhiệt toát mồ hôi

– Xuất hiện triệu chứng CLS: xét nghiệm máu, nước tiểu

– Xuất hiện triệu chứng LS

– Gây tàn tật, quái thai: ví dụ quái thai ở trẻ sơ sinh do bố mẹ

bị nhiễm độc đioxin.

– Gây tử vong

Trang 20

II XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ

 Xác định khả năng tác động đến sức khỏe

con người:

– Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh

– Xuất hiện các triệu chứng cận lâm sàng

– Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng

– Gây tàn tật, quái thai: ví dụ quái thai ở trẻ sơ

sinh do bố mẹ bị nhiễm độc đioxin

– Gây tử vong

Trang 21

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

 Liều bên ngoài (external dose)

– Là lượng hóa chất hoặc các tác nhân được đưa vào cơ thể động

vật hoặc người theo một đường cụ thể (qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua da ) với tần suất cụ thể (lần/giờ, ngày )

 Liều bên trong (internal dose)

– Là lượng chất xâm nhập vào cơ thể mà tại đó biểu hiện tác động

một cách hệ thống

 Liều tế bào (tissue dose) là lượng hóa chất có mặt tại một

loại tế bào

Trang 22

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

 Đáp ứng:

– Là những quan sát hoặc tác động thể hiện trên tế

bào động vật hay con người sau khi có phơi nhiễm

– Cùng một liều, mỗi đối tượng (động vật, người, tế

bào) sẽ có đáp ứng khác nhau

Trang 23

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

Đáp ứng Response R(D)

α = 10 và β = 5

= Điểm giá trị

Trang 24

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

 Ngưỡng và các mức chuẩn tham chiếu

– Ngưỡng (threshold) là liều hoặc mức phơi nhiễm thấp nhất mà

tại đó xuất hiện tác động gây độc và dưới mức liều/phơi nhiễm này thì không quan sát được bất kỳ tác động có hại nào (IEH, 1999b)

– Liều không gây ra tác động có hại có thể quan sát được

(NOAEL- no observed adverse effect level) là một điểm trên đồ thị liều – hậu quả, nơi đạt tới mức ngưỡng Các giá trị liều nhỏ hơn liều này thì không gây ra hậu quả sức khỏe gì.

Trang 25

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

 Ngưỡng và các mức chuẩn tham chiếu

– Liều thấp nhất có thể gây ra tác động có hại quan sát

được (LOAEL- Lowest observed adverse effect level)

là liều thấp nhất mà tại đó ta bắt đầu quan sát được những tác động có hại

– Liều không gây ra tác động có thể quan sát được

(NOEL- No-observed effect level) là liều mà tại đó không quan sát được bất kỳ một ảnh hưởng nào, kể

cả ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực

Trang 26

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

-

Phản ứng không theo

ngưỡng

Phản ứng theo ngưỡng

Trang 27

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

Lượng giá nguy cơ đối với những đáp

ứng tuân theo quy luật ngưỡng

– Nhiều yếu tố nguy cơ chỉ gây ra những tác động

lên các cá thể khi liều – đáp ứng đạt đến một ngưỡng nhất định, hay gọi là ngưỡng

Trang 28

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

Trang 29

III QUAN HỆ LiỀU – ĐÁP ỨNG

không tuân theo quy luật ngưỡng

– Yếu tố nguy cơ có những đáp ứng không tuân theo quy

luật ngưỡng tiêu biểu là các yếu tố nguy cơ gây ung thư (carcinogens).

– Các cá thể có thể bị hoặc không bị ung thư và xác suất

tuân theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”

 Để mô tả mối quan hệ gữa các yếu tố tác nhân gây ung thư

và bệnh ung thư, mô hình đa giai đoạn và mô hình đa tác động được sử dụng

Trang 30

IV VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ TRONG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ

 Phương pháp dịch tễ học được sử dụng để đánh giá yếu tố nguy cơ và hậu quả lên sức khỏe.

 DTH có thể hỗ trợ một số bước của quá trình lượng giá nguy cơ:

– Xác định yếu tố nguy cơ

– Lượng giá liều – đáp ứng và

– Lượng giá phơi nhiễm

Trang 31

IV VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐỘC

CHẤT HỌC

 Độc chất học đóng vai trò quan trọng trong:

– Xác định yếu tố nguy cơ và

– Lượng giá liều – đáp ứng

 Cung cấp những bằng chứng sinh học có giá trị về khả năng tác động của các yếu tố nguy

cơ đến sức khỏe con người hoặc động vật thí nghiệm

Trang 32

IV MỐI LIÊN QUAN GiỮA NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌC

 Nghiên cứu dịch tễ học:

– Rất quan trọng trong việc lượng giá tác động trực tiếp trên con người và ước tính nguy cơ tương đối của quần thể,

– Độ mạnh còn hạn chế, chủ yếu do khó có thể ước tính chính xác mức độ phơi nhiễm và kiểm soát sai số

 Nghiên cứu độc chất học:

– Làm sáng tỏ các cơ chế nhân quả để xác định các mối quan hệ liều – đáp ứng và ngoại suy liều thấp trong lượng giá nguy cơ

– Ngoại suy trực tiếp số liệu nghiên cứu trên động vật sang người thường gặp nhiều yếu tố không chắc chắn

(Pershagen, 1999)

Trang 33

IV MỐI LIÊN QUAN GiỮA NGHIÊN CỨU

Trang 34

IV MỐI LIÊN QUAN GiỮA NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌC

 Nhiều trường hợp xuất hiện mâu thuẫn giữa số liệu dịch tễ học và số liệu độc chất học

 Lựa chọn loại nghiên cứu để lượng giá mối quan hệ liều – đáp ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Nếu không có đủ số liệu dịch tễ học để đánh giá liều – đáp ứng,

– Cần thực hiện lượng giá nguy cơ để đưa ra các quyết định quan trọng,

– Xây dựng hệ thống số liệu dịch tễ học mới

Ngày đăng: 15/06/2016, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w