1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHỮNG vấn đề sức KHỎE môi TRƯỜNG của xã hội HIỆN đại

12 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Mục tiêu: 1. Trình bày được xu hướng phát triển kinh tế xã hội 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ phát sinh từ các mô hình phát triển hiện đại ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. 3. Trình bày được các vấn đề sức khỏe liên quan đến phát triển hiện đại 4. Trình bày được các biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe hiện đại Nội dung: 1. Tổng quan tình hình dịch tễ các bệnh, xu hướng gia tăng trong môi trường hiện đại. 1.1. Dịch tễ hoc bệnh ung thư Bệnh ung thư được coi là một trong những chứng bệnh nan y nguy hiểm được phát hiện với số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng trên thế giới. Không ít giả thuyết cho rằng: ung thư là căn bệnh phát sinh do lối sống, lối sinh hoạt thiếu khoa học của con người. Với số lượng bệnh nhân được phát hiện là mắc bệnh ung thư và số ca tử vong do ung thư tăng đột biến trong một vài năm trở lại đây, ung thư đã được xem là căn bệnh của xã hội thời hiện đại. TS. Rosalie David – trường đại học Manchester – Anh và TS. Michael Zimmermann – trường đại học Villanova trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: cuộc sống xã hội thời hiện đại đã góp phần đẩy mạnh sự hình thành của nhiều yếu tố gây bệnh ung thư. Các loại hoá chất độc hại từ các sản phẩm gia dụng, tia cực tím, khói bụi công nghiệp, môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, bia rượu, thuốc lá… đã đẩy nhanh số ca mắc bệnh ung thư trên khắp thế giới. tình trạng bệnh ung thư gia tăng như hiện nay xuất phát từ lối sống thiếu khoa học và tác động từ môi trường sống, thực phẩm ăn uống đang tiềm ẩn nhiều yếu tố gây biến đổi tế bào trong cơ thể. Thói quen nghiện thuốc lá là một trong những yếu tố làm gia tăng ung thư hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, 14 tổng số bệnh nhân mắc ung thư hiện nay trên toàn cầu là do ảnh hưởng của thuốc lá. Trong khói thuốc lá có chứa carcinogen là chất độc gây hủy hoại tế bào và kích thích tế bào biến đổi thành các tế bào lạ. Chất độc này dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể con người qua đường hô hấp, qua da do tiếp xúc với khói thuốc… Song lại không thể thải ra ngoài cơ thể. Thay vào đó, chúng tích tụ dần trong cơ thể tại các vùng như gan, phổi và phá huỷ các tế bào hoặc làm biến đổi chúng thành các tế bào lạ. Yếu tố làm gia tăng ung thư xếp thứ hai sau thuốc lá là rượu. Thói quen uống nhiều rượu khiến cho chức năng dạ dày, gan bị suy giảm và làm gia tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với tia tử ngoại trong nắng mặt trời, lối sống thụ động, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít vận động cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ ung thư cho con người.

NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Mục tiêu: 1. Trình bày được xu hướng phát triển kinh tế xã hội 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ phát sinh từ các mô hình phát triển hiện đại ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. 3. Trình bày được các vấn đề sức khỏe liên quan đến phát triển hiện đại 4. Trình bày được các biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe hiện đại Nội dung: 1. Tổng quan tình hình dịch tễ các bệnh, xu hướng gia tăng trong môi trường hiện đại. 1.1. Dịch tễ hoc bệnh ung thư Bệnh ung thư được coi là một trong những chứng bệnh nan y nguy hiểm được phát hiện với số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng trên thế giới. Không ít giả thuyết cho rằng: ung thư là căn bệnh phát sinh do lối sống, lối sinh hoạt thiếu khoa học của con người. Với số lượng bệnh nhân được phát hiện là mắc bệnh ung thư và số ca tử vong do ung thư tăng đột biến trong một vài năm trở lại đây, ung thư đã được xem là căn bệnh của xã hội thời hiện đại. TS. Rosalie David – trường đại học Manchester – Anh và TS. Michael Zimmermann – trường đại học Villanova trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: cuộc sống xã hội thời hiện đại đã góp phần đẩy mạnh sự hình thành của nhiều yếu tố gây bệnh ung thư. Các loại hoá chất độc hại từ các sản phẩm gia dụng, tia cực tím, khói bụi công nghiệp, môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, bia rượu, thuốc lá… đã đẩy nhanh số ca mắc bệnh ung thư trên khắp thế giới. tình trạng bệnh ung thư gia tăng như hiện nay xuất phát từ lối sống thiếu khoa học và tác động từ môi trường sống, thực phẩm ăn uống đang tiềm ẩn nhiều yếu tố gây biến đổi tế bào trong cơ thể. Thói quen nghiện thuốc lá là một trong những yếu tố làm gia tăng ung thư hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, 1/4 tổng số bệnh nhân mắc ung thư hiện nay trên toàn cầu là do ảnh hưởng của thuốc lá. Trong khói thuốc lá có chứa carcinogen là chất độc gây hủy hoại tế bào và kích thích tế bào biến đổi thành các tế bào lạ. Chất độc này dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể con người qua đường hô hấp, qua da do tiếp xúc với khói thuốc… Song lại không thể thải ra ngoài cơ thể. Thay vào đó, chúng tích tụ dần trong cơ thể tại các vùng như gan, phổi và phá huỷ các tế bào hoặc làm biến đổi chúng thành các tế bào lạ. Yếu tố làm gia tăng ung thư xếp thứ hai sau thuốc lá là rượu. Thói quen uống nhiều rượu khiến cho chức năng dạ dày, gan bị suy giảm và làm gia tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với tia tử ngoại trong nắng mặt trời, lối sống thụ động, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít vận động cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ ung thư cho con người. Theo dự báo của các nhà khoa học Anh, thế kỉ 21, ung thư tiếp tục là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao trên thế giới. Khoa học vẫn chưa thể tìm ra cách điều trị dứt điểm các trường hợp khối u ác tính, và ung thư vẫn được xem là căn bệnh nan y khó cứu chữa. Lý giải cho việc số ca tử vong do ung thư sẽ tăng lên trong tương lai, các nhà khoa học cho rằng: do điều kiện sống thay đổi, thói quen sinh hoạt của con người có nhiều bất lợi cho sức khỏe, kèm theo đó là sự thay đổi khí hậu toàn cầu dẫn tới sự khắc nghiệt của thời tiết, môi trường bị ô nhiễm nặng nề Những yếu tố này đã tác động đến con người làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, mà trong đó có nguy cơ xuất hiện các tế bào bị biến đổi. Nồng độ các phân tử phóng xạ tự do trong môi trường tăng cao khiến cho nguy cơ tiếp xúc với lượng phóng xạ gia tăng và là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh ung thư. Các thói quen xấu đặc biệt góp phần không nhỏ vào việc gia tăng ung thư. Theo nghiên cứu tại Mỹ, béo phì do thói quen ăn uống thiếu khoa học, lười vận động cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Ở phụ nữ, chỉ số cân nặng và mức độ béo phì càng cao, cơ thể càng sản sinh ra nhiều hoóc môn oestrogen và tỉ lệ mắc ung thư vú càng cao. Ngoài ra, thống kê cho thấy: số lượng người béo phì mắc các vấn đề về sức khoẻ như ung thư đường ruột, các bệnh về gan, thận… có tỉ lệ cao hơn nhiều so với người bình thường. Theo thống kê của Tổ chức ung thư Liên hợp quốc, tới năm 2030, số các trường hợp mắc ung thư trên thế giới sẽ tăng gấp nhiều lần con số hiện nay và số các trường hợp tử vong do ung thư sẽ nhiều gấp đôi con số đã được thống kê trên thế giới vào năm 2008. Theo ước tính này, số người bị tử vong do ung thư sẽ lên tới khoảng hơn 13,2 triệu người vào năm 2030. Hiệp hội nghiên cứu ung thư quốc tế – IARC cũng cho biết khoảng 21,4 triệu trường hợp mắc mới ung thư sẽ được phát hiện vào năm 2030 và sẽ tập trung chủ yếu tại các nước nghèo – nơi có mức sống thấp và tỉ lệ mắc bệnh tật cao nhất thế giới. 1.2. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp (THA) THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. THA không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), HA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tần suất THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt ở các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. Tần suất THA là 28,7% ở Hoa Kỳ (2000); 22% ở Canada (1992); 45,9% ở CuBa; 38,8% ở Anh (1998); 38,4% ở Thuỵ Điển (1999); 26,3% ở Ai Cập (1991); 15,4% ở Cameroon (1995); 27,2% ở Trung Quốc (2001); 20,5% ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore (1998). Tỷ lệ THA tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê của GS. Đặng Văn Chung năm 1960, tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992), theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33%. Và 10 năm sau (2002), theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân lớn hơn hoặc bằng 25 tuổi thì tần suất THA đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi năm tăng 0,46%. Như vậy, tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%). Với dân số hiện nay khoảng 84 triệu người (2007), Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị THA, nếu không có các biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA trong cộng đồng như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiểu đường, tiền sử gia đình có người bị THA Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh. Nhưng theo điều tra dịch tễ năm 2002 của Viện Tim mạch Việt Nam, 77% người dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ của bệnh; hơn 70% các trường hợp không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh THA. Hiểu biết của người dân về bệnh THA ở nông thôn kém hơn hẳn ở thành thị. Các biến chứng của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù loà Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội. Nguyễn Văn Đăng và cộng sự thuộc Bộ môn Thần kinh trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra 1.707.609 người dân và cho thấy THA là nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não (TBMMN). Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc TBMMN là 47,6/100.000 dân. Như vậy, hàng năm có khoảng 39.980 ca bị TBMMN và chi phí trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ VND/năm trong đó hậu quả do THA gây ra là 85,4 tỷ VND. Có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN/năm. Theo điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên nhân chính tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2003 do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là do THA (chiếm 10,2%), sau đó là do bệnh van tim do thấp (0,8%). 1.3. Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường type 2 Tình hình bệnh đái tháo đường loại II (ĐTĐ) hiện nay ở châu Á được phổ biến trên tạp chí JAMA số 20 ngày 27.5.2009 đã cho thấy ĐTĐ đang có khuynh hướng tăng cao. Kết quả nghiên cứu cho biết trong vòng 3 thập kỷ qua, ĐTĐ đã tăng lên gấp bội ở châu Á, nhất là ở khu vực thành thị. So với tốc độ phát triển bệnh tương ứng với những thay đổi về điều kiện kinh tế và lối sống, trong khi châu Âu cần trải qua 200 năm thì châu Á chỉ có 50 năm[i]. Phần đông người bệnh có vòng bụng to và tỷ lệ mỡ cao dù chỉ số khối thân thể BMI thấp hơn so với người châu Âu. Trong khi ĐTĐ xảy ra ở những người từ 60 đến 79 tuổi ở phương Tây thì ở châu Á bệnh phát triển ở độ tuổi từ 20 đến 59 và đang có khuynh hướng trẻ hoá. Nhóm tác giả nghiên cứu, J.C.N. Chan và các cộng sự đặc biệt nhấn mạnh không chỉ tỷ lệ người bệnh cao mà tỷ lệ người ĐTĐ nhưng không được chẩn đoán và điều trị cũng tăng cao. Báo cáo cho biết có đến 2/3 người ĐTĐ ở Trung Quốc và ½ người ĐTĐ ở Hong kong và Đài loan không được chẩn đoán. Theo thống kê năm 2007, Ấn độ có tỷ lệ người ĐTĐ cao nhất, kế đến là Trung Quốc. ĐTĐ là nổi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi và gây tốn kém nhiều cho xã hội, không chỉ là chi phí điều trị mà là những biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan như tim, thận, não, mắt hoặc hoại thư ở các chi. Ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 380 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ thì có đến 60% số người thuộc châu Á. Do đó, các nhà khoa học cho rằng những nước phát triển cần có kế hoạch giáo dục quần chúng về ý thức phòng bệnh và việc thay đổi lối sống để ngăn chận ĐTĐ, loại bệnh đang được cho là dịch bệnh. Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế giới nhưng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới. Bệnh gia tăng cả về tỷ lệ, biến chứng và đối tượng mắc bệnh i . Thông tin mới nhất cho biết trong vòng 5 năm gần đây, bệnh ĐTĐ ở nước ta tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước 30%. Nước ta hiện có khoảng 4,5 triệu người bệnh ĐTĐ, 65% trong số này không biết mình bị mắc bệnh. Chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mù loà, suy thận, hoại tử chi. 2. Các yếu tố nguy cơ của xã hội hiện đại. Đó là tất cả các hoàn cảnh không thuận lợi trong đó con người sinh sống và làm việc. Kể ra thì rất nhiều mà các yếu tố chính là: sự bất ổn về kinh tế, xã hội, chiến tranh; các điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em; sự không an toàn việc làm cho công nhân; môi trường sinh sống ô nhiễm; không đồng đều trong việc tiếp nhận chăm sóc y tế; kém phương thức phòng ngừa bệnh truyền nhiễm; quá nhiều tệ đoan xã hội đưa tới sinh hoạt tình dục bừa bãi, lạm dụng hóa chất có hại, cờ bạc; thực phẩm xấu, dinh dưỡng không đúng cách; kỳ thị chủng tộc, giới tính, tuổi tác Cá nhân con người không giải quyết hết đựơc các yếu tố này mà đây phải là công việc của tập thể, trên mức độ cộng đồng, quốc gia. Hiến chương năm 1948 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã nhấn mạnh ở lãnh vực này và đã hết sức tiếp tay với các quốc gia hội viên. Một Ủy Ban Quốc Tế về Các Vấn Đề Xã Hội đã đựơc thành lập nhắm vào việc giải quyết các khó khăn này. Vì sự chăm sóc y tế chu đáo có thể kéo dài sự sống trong một số bệnh tật nhưng hoàn cảnh kinh tế xã hội bất ổn lại tạo ra nhiều khó khăn sức khỏe hơn. 2.1. Giai cấp xã hội. Càng nghèo khó, những đối tượng dễ bị tổn thương thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, càng lâu bình phục và tỷ lệ tử vong cũng cao. Kinh tế kém phát triển đã là một trong những nguyên nhân của căng thẳng tâm thần, bệnh tim, loét dạ dày, tiểu đường loại 2, viêm xương khớp, vài loại ung thư và sớm lão hóa. Kém kinh tế còn khiến người bệnh không được hưởng chăm sóc y tế như những người khá giả và giầu có. Nhà ổ chuột kém vệ sinh, lương thực không đầy đủ, ít giáo dục thuở nhỏ, gò bó chịu đựng trong những việc làm vừa không an toàn vừa bất trắc, thiếu khả năng nuôi dậy con cái Tất cả đưa tới căng thẳng tâm thần, xáo trộn gia đình, nguy cơ bệnh tật từ khi còn trẻ tới tuổi già. Ðể giảm thiểu các yếu tố này, chính sách y tế phải nâng cao giáo dục thanh thiếu niên, ồn định việc làm cho người dân, giảm cách biệt giầu nghèo cũng như san bằng bất công trong việc chăm sóc sức khỏe toàn dân. 2.2. Căng thẳng. Các hoàn cảnh tâm lý xã hội xấu có thể tạo ra các căng thẳng triền miên cho con người. Họ sẽ trở nên luôn luôn lo sợ , không đối phó được. Chẳng hạn một việc làm không bảo đảm, một đời sống bấp bệnh, một lo sợ chiến tranh bất ổn xã hội, những thiếu thốn kém dinh dưỡng. Đó là những yếu tố dẫn đến căng thẳng tâm lý (stress) là nguy cơ đưa tới bệnh tim mạch, tai biến não, suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng trầm cảm, nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tiểu đường Thường thường, khi nói tới căng thẳng tâm thần là ta nghĩ tới dùng thuốc an thần, giảm buồn để chữa trị. Nhưng đó chỉ là “ đau dâu chữa đấy”. Chính quyền phải có chương trình ngăn chặn sự xuất hiện các căng thẳng này cho dân chúng. Bằng hỗ trợ các gia đình có con vị thành niên, khích lệ các sinh hoạt cộng đồng, loại trừ cô lập xã hội, giảm thiều bất công vật chất tinh thần cũng như tăng cường giáo dục, khả năng phục hồi, thích nghi với hoàn cảnh xấu 2.3. Chăm sóc ban đầu. Ðầy đủ dinh dưỡng và an toàn của thai nhi cũng như của đứa bé sau khi sanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức khỏe trong suốt đời người. Khi mà mẹ ghiền rượu thuốc thì thai nhi bị nhiều khuyết tật. Sinh ra mà cha mẹ nghèo túng không đủ tiền nuôi nấng dậy dỗ con cái thì con hay bệnh tật, chậm phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất. Và tới tuổi cuối đời thì cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Do đó, chính quyền cần có các chương trình bảo trợ mẫu nhi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và con; hướng dẫn quần chúng về giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật; mở rộng giáo dục học đường để mọi trẻ em có cơ hội học tập, mở mang kiến thức. 2.3. Ðặc quyền xã hội. Ðời sống sẽ rút ngắn khi mà phẩm chất của cuộc sống giảm. Sự nghèo khó, kỳ thị và đặc quyền xã hội có ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe và đưa tới tử vong non. Nghèo khó vẫn tồn tại ở các quốc gia giầu có, phát triển. Người vô gia cư sống lang thang trên hè phố, dân thất nghiệp, nhóm thiểu số, dân tỵ nạn, người tàn tật, thất nghiệp đều dễ dàng bị suy yếu, bệnh tật. Ngay tại các quốc gia giầu có nhất, người giầu hơn sẽ sống lâu hơn và có ít bệnh tật hơn là người nghèo. Sự khác biệt này là một bất công xã hội quan trọng và phản ảnh một số trong nhiều ảnh hưởng quan trọng nhất trên sức khỏe tại các quốc gia tiến bộ. Lối sống, điều kiện nơi ở, và nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tuổi thọ. Một chính sách công bằng xã hội về lương bổng, sự dễ dàng có việc làm, giảm nghèo khó, giảm bất công xã hội, phổ biến y khoa phòng ngừa, nâng cao giáo dục quần chúng đều giúp con người có sức khỏe tốt hơn. 2.4.Việc làm. Các căng thẳng, khó khăn trong việc làm đều là rủi ro của gia tăng bệnh tật. Thoải mái trong việc làm giúp công nhân có sức khỏe tốt hơn. Căng thẳng có thể là do làm việc quá sức, làm nhiều giờ, công việc không thích hợp với khả năng, không được góp ý kiến vào thiết lập kế hoạch việc làm, môi trường làm việc có nhiều nguy hiểm, không được hướng dẫn về việc làm, không được đối xử xứng đáng với chức vụ Chủ nhân có bổn phận cung cấp cho công nhân việc làm và nơi làm việc an toàn; công nhân cần được góp ý vào bản chất của công việc; chế độ thăng thưởng phải công minh, quản trị hữu hiệu; nơi làm việc có dịch vụ y tế tối thiểu để chăm sóc sức khỏe nhân viên, có tư vấn xã hội để giúp nhân viên giải quyết vấn đề liên quan tới việc làm và gia đình; thời khóa biểu làm việc thích hợp với khả năng và sức khỏe công nhân Nếu công việc an toàn thì không những sức khỏe công nhân được bảo vệ mà năng xuất sản xuất cũng gia tăng, mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ nhân. 2.5.Tình trạng thất nghiệp Sự lo sợ sẽ bị mất việc làm và sống trong tình trạng thất nghiệp gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe không những của công nhân mà cả gia đình họ nữa. Thất nghiệp đưa tới khủng hoảng tài chính, nợ nần, đời sống vật chất suy giảm, thiếu dinh dưỡng, suy nhược dễ bị bệnh tâm thần cũng như thể chất. Chính quyền cần có các chính sách ngăn ngừa thất nghiệp, giảm thiểu khó khăn của công nhân khi mất việc bằng trợ cấp xã hội và tạo công ăn việc làm cho nhân dân. 2.6.Tương quan hỗ trợ xã hội Con người không những không thể sống lẻ loi trong cộng đồng mà còn cần sự hỗ trợ của cộng đồng này. Sự cô lập với xã hội đưa tới trầm cảm, buồn phiền, bệnh hoạn kinh niên, sớm tử vong. Nghiên cứu dịch tễ cho hay, quan hệ bạn bè tốt, sự hỗ trợ xã hội thắm thiết đều nâng cao sức khỏe tại nhà, nơi làm việc cũng như trong cộng đồng. 2.7. Nghiện rượu/thuốc. Lạm dụng rượu, thuốc lá, thuốc cấm nâng cao tỷ lệ tử vong vì bệnh tật, tai nạn. Dùng thuốc rượu có thể tạm thời giải tỏa khó khăn về tinh thần, kinh tế nhưng trong trường kỳ, vấn đề lại trầm trọng hơn. Rượu đưa tới ung thư gan; thuốc là gây ung thư phổi; thuốc cấm tạo bệnh tâm thần. Ngoài ra ảnh hưởng xấu của rượu thuốc cũng đưa tới xáo trộn gia đình, tội phạm xã hội. [...]... của thực phẩm Kết luận Trên khắp thế giới, còn rất nhiều người kém may mắn, không nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ, nên dễ mang bệnh và sớm mệnh một hơn là người có ưu thế xã hội Các bất công này ngày càng gia tăng mặc dù chúng ta đang sống vào giai đoạn toàn cầu hóa về mọi lãnh vực Trong khi đó thì các chính sách y tế đều tập trung vào giải quyết vấn đề bệnh tật mà ít để ý tới môi trường xã hội hiện. .. dù chúng ta đang sống vào giai đoạn toàn cầu hóa về mọi lãnh vực Trong khi đó thì các chính sách y tế đều tập trung vào giải quyết vấn đề bệnh tật mà ít để ý tới môi trường xã hội hiện đại Vì thế, nhiều khó khăn cho sức khỏe vẫn tồn tại i ...2.8.Thực phẩm Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố căn bản cho một sức khỏe tốt Thiếu thực phẩm các loại đưa tới suy dinh dưỡng và một số bệnh tật Mà ăn uống quá độ lại đưa tới nhiều bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư, mập phì, sâu răng Thực phẩm có nhiều chất béo, đường . phát triển hiện đại ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. 3. Trình bày được các vấn đề sức khỏe liên quan đến phát triển hiện đại 4. Trình bày được các biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe hiện đại Nội dung: 1 NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Mục tiêu: 1. Trình bày được xu hướng phát triển kinh tế xã hội 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ. thời hiện đại. TS. Rosalie David – trường đại học Manchester – Anh và TS. Michael Zimmermann – trường đại học Villanova trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: cuộc sống xã hội thời hiện đại

Ngày đăng: 16/04/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w