1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

101 531 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Theo BLHS hiện hành, những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 93 bao gồm năm trường hợp: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐÀO TUẤN ANH

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐÀO TUẤN ANH

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đào Tuấn Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7

1.1 Khái niệm và đặc điểm của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 7

1.1.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 7

1.1.2 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 10

1.1.3 Phân biệt các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan và các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người 12

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 13

1.2.1 Giai đoạn từ 1945 đến trước năm 1985 13

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999 20

1.3 Nội dung của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người theo quy định của BLHS năm 1999 24

1.3.1 Nội dung của tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” 24

1.3.2 Nội dung của tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” 29

1.3.3 Nội dung của tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” 30

1.3.4 Nội dung của tình tiết “thuê giết người” 31

1.3.5 Nội dung của tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn” 32

Trang 5

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÌNH

TIẾT TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI 37 2.1 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về

các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 37

2.1.1 Thực trạng của tội phạm giết người 372.1.2 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về tình

tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” 402.1.3 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về tình

tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” 422.1.4 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về tình

tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” 452.1.5 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về tình

tiết “thuê giết người” 452.1.6 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về tình

tiết “giết người vì động cơ đê hèn” 46

2.2 Những hạn chế, bất cập trong quy định và áp dụng quy định về

các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 49

2.2.1 Những hạn chế, bất cập trong quy định về các tình tiết tăng nặng

thuộc mặt chủ quan của tội giết người 492.2.2 Những hạn chế, bất cập trong áp dụng quy định về các tình tiết

tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 54

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định và áp

dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 57

2.3.1 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định về các

tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 572.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong áp dụng quy định

về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 58

Trang 6

Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI 64 3.1 Hoàn thiện quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ

quan của tội giết người 64

3.1.1 Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người vì lý do công vụ của

nạn nhân” 643.1.2 Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người để thực hiện hoặc

che giấu tội phạm khác” 663.1.3 Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể

của nạn nhân” 703.1.4 Hoàn thiện quy định về tình tiết “thuê giết người” 713.1.5 Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn” 72

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về các tình

tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người 73

3.2.1 Nâng cao chất lượng điều tra tội phạm giết người liên quan đến

các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan 733.2.2 Nâng cao chất lượng truy tố tội phạm giết người liên quan đến

các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan 763.2.3 Nâng cao chất lượng xét xử tội phạm giết người liên quan đến

các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan 80

KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

CTTP : Cấu thành tội phạm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Toàn án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm giết

người ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 37

Bảng 2.2: Số liệu xét xử các tội phạm xâm phạm tính mạng

Bảng 2.3: Số liệu về tội chống người thi hành công vụ giai

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền được sống và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm Đó là cơ sở Hiến định đồng thời thể hiện thái độ của xã hội, Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm giết người

Theo BLHS hiện hành, những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 93 bao gồm năm trường hợp: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, thuê giết người, giết người vì động cơ đê hèn

Trong thời gian qua, tội phạm giết người thuộc các trường hợp trên ngày một gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt và phức tạp Các quy định về xử lý tội phạm giết người với những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan chưa có giải thích hướng dẫn rõ ràng gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật Đây là kẽ hở để một số cán bộ có thẩm quyền xử lý tội phạm lợi dụng tiêu cực, dẫn đến việc nhiều đối tượng phạm tội bị xử lý không tương xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm

Trước tình hình đó, ngày 24/08/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 Vì vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm giết người với những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan là việc làm cấp bách

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội giết người trong luật hình sự Việt Nam Tuy nhiên, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở bậc luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật

Trang 10

học chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Vì vậy, học viên lựa

chọn đề tài “Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người”

nhằm đi sâu nghiên cứu tội giết người với những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan trên cơ sở lý luận và thực tiễn Qua đó, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật và có nghiên cứu thực tiễn xét xử tội này trong những năm gần đây làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong thời gian qua, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài luận văn đã có một số đề tài khoa học, sách chuyên khảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các bài báo Sau đây, học viên nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan mật thiết hoặc một phần đến đề tài luận văn mà mình lựa chọn

Nhóm các công trình khoa học

Dưới góc độ pháp lý, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về tội giết

người có liên quan đến các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan như: “Tội

giết người và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của TS Đỗ Đức Hồng Hà, Nxb Tư pháp, 2008; Phùng

Thế Vắc - Trần Văn Luyện: “Bình luận khoa học BLHS 1999”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao

chất lượng công tác kiểm sát điều tra án giết người", Ban chủ nhiệm: Trần

Phong Thanh - Nguyễn Duy Hồng - Đỗ Xuân Tựu, Hà Nội, 1995

Bên cạnh đó, các bài báo khoa học được công bố có liên quan đến đề

tài như: Một số quan điểm khác nhau về định nghĩa và đối tượng tác động

của tội giết người của Đỗ Đức Hồng Hà - 2004 - TC Tòa án nhân dân, Tòa

án nhân dân tối cao, 2004, Số 13, tr.15-17; Phân biệt tội giết người với một

số tội phạm khác xâm phạm tính mạng của con người của Đỗ Đức Hồng

Hà - TC Tòa án nhân dân - 2/2003 - Số 2 - Tr.13-15; Vấn đề lỗi của người

bị hại liên quan đến việc xác định tội danh đối với người phạm tội khi xét

Trang 11

xử tội giết người/Trần Linh - TC Tòa án nhân dân - 8/2003 - Số 8 -

Tr.21-23; Quy định về tội giết người trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 của Đỗ Đức Hồng Hà - TC Tòa án nhân dân - 4/2002 - Số 4 - Tr.21-23; Về

giải thích và hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS về tội giết người - tồn tại và giải pháp, Đỗ Đức Hồng Hà TC Tòa án nhân dân - 1/2005 - Số 1

- Tr.04-14; Các tình tiết tăng nặng trong tội giết người phản ánh đối tượng

bị xâm hại là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt của Đỗ Đức Hồng Hà -

TC Nhà nước và pháp luật - 10/2006 - Số 222 - Tr.52-57; Phương hướng

khắc phục những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng một số quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng của tội giết người của Đỗ Đức Hồng Hà

- TC Kiểm sát - 12/2006 - Số 23 - Tr.32-38

Nhóm các luận án, luận văn

Cấp độ luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Định tội

danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người theo pháp luật hình

sự hiện hành Luận văn thạc sĩ luật học Trần Nhật Linh; Người hướng dẫn:

PGS.TS Phạm Quang Phúc - thành phố Hồ Chí Minh, 2011; Đấu tranh phòng

chống tội phạm giết người theo Điều 93 BLHS tại Thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn; Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn

Thanh - TP.Hồ Chí Minh, 2008; Tội giết người theo điều 93 BLHS và thực tiễn

xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ luật học/Trần Thị Hồng

Việt; Người hướng dẫn: TS Trần Văn Độ - thành phố Hồ Chí Minh, 2007; Tội

giết người và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của TS Đỗ Đức Hồng Hà - Đại học Luật Hà Nội, 2008…

Nhìn chung, các công trình, bài viết trên chủ yếu đề cập đến việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật về tội giết người và thực tiễn áp dụng trên địa bàn cả nước mà chưa có điều kiện nghiên cứu sâu tội phạm giết người với những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những quan điểm về tội phạm và hình phạt trên phương diện lý luận, thực tiễn đấu tranh và phòng, chống tội phạm giết người với những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân trong những năm gần đây Học viên sẽ đi sâu phân tích những hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Từ mục đích nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Xây dựng và nghiên cứu cơ sở lý luận về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

- Phân tích, so sánh các quy định pháp luật, đánh giá mức độ hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành

- Nêu quá trình hình thành và phát triển của khoa học pháp luật hình sự Việt Nam về những trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

- Phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tiễn

- Đề xuất phương hướng hoàn thiện và các giải pháp áp dụng trong thực tế các quy định pháp luật và áp dụng thống nhất pháp luật của chế định này

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

4.1 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học điều tra hình sự, tố tụng hình sự, xã hội học, tâm lý tội phạm, tội phạm học… Trong phạm vi luận

Trang 13

văn này, học viên đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tội giết người

có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan được quy định tại các điểm d, g, h,

m, q khoản 1, Điều 93 BLHS bao gồm: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người để lấy

bộ phận cơ thể của nạn nhân, thuê giết người, giết người vì động cơ đê hèn

Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này tại hệ thống TAND từ năm 2010 đến 2014

4.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người và thực tiễn áp dụng các tình tiết này được quy định tại các điểm d, g, h, m, q khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 bao gồm: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, thuê giết người, giết người vì động cơ

đê hèn theo pháp luật hiện hành và lịch sử pháp luật Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để có được kết quả trình bày trong luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Tiến hành nghiên cứu trên cơ sở quá trình hình thành và phát triển, các mối liên hệ, quan

hệ của quy định về tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan ở Việt Nam

- Phương pháp vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước nói chung

và pháp luật hình sự nói riêng trong quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật

- Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp: Đây là những phương pháp quan trọng và được học viên sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện luận văn của mình

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, sưu tầm và phân tích các vụ án đã được Tòa án nhân dân xét xử về

Trang 14

tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan để làm rõ thực tiễn áp dụng quy định này

6 Điểm mới và đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình mới nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan Cụ thể:

- Đưa ra được khái niệm, đặc điểm về các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan theo quy định pháp luật Việt Nam và những gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới

- Phân tích những dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản về một hành vi giết người với các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan Luận văn đưa các luận giải khoa học về mặt nhận thức luận và đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về những trường hợp này

- Luận văn sẽ nghiên cứu thêm những thành tựu và hạn chế trong phòng, chống và đấu tranh với tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan theo quy định pháp luật Việt Nam Từ đó, giúp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc ngăn chặn

và đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt

chủ quan của tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về tình tiết tăng nặng thuộc

mặt chủ quan của tội giết người

Chương 3: Hoàn thiện quy định và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Trang 15

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG

THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và đặc điểm của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

1.1.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Các tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người bao gồm: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, thuê giết người, giết người vì động cơ đê hèn nói riêng là các tình tiết mà khi xuất hiện sẽ làm cho hành vi phạm tội đó trở lên nguy hiểm hơn trường hợp thông thường và người thực hiện hành vi đó phải chịu TNHS nặng hơn trường hợp thông thường

Theo tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, các tình tiết tăng nặng của tội giết người quy định tại khoản 1, Điều 93 BLHS được chia thành 4 nhóm chủ yếu:

Nhóm 1, các tình tiết phản ánh sự cần được tôn trọng và bảo vệ đặc biệt

đối với đối tượng bị xâm hại bao gồm: giết phụ nữ mà biết là có thai và giết

trẻ em, giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

Nhóm 2, các tình tiết phản ánh tính chất của hành vi và mức độ hậu quả

bao gồm: giết nhiều người; giết người đang thi hành công vụ; giết người bằng

cách lợi dụng nghề nghiệp; giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người; giết người có tổ chức

Nhóm 3, các tình tiết phản ánh tính chất của động cơ và mức độ lỗi của

người phạm tội bao gồm: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân; giết người

Trang 16

để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; giết người thuê; giết người vì động cơ đê hèn

Nhóm 4, các tình tiết phản ánh đặc điểm về nhân thân người phạm tội

bao gồm: thực hiện tội phạm một cách man rợ; giết người mà liền trước đó

hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; giết người có tính chất côn đồ; giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm [21, tr.33]

Như vậy, nhóm tình tiết tăng nặng của tội giết người thuộc mặt chủ quan gồm các tình tiết thuộc nhóm thứ 3 (theo cách phân loại của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà) gồm có: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân; giết người

để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người; giết người vì động cơ đê hèn Các tình tiết này phản ánh động cơ, mục đích và lỗi của người phạm tội khác với trường hợp thông thường và chính điều đó làm cho hành vi phạm tội có mức độ nghiêm trọng hơn so với trường hợp thông thường

Để tìm hiểu về khái niệm các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về mặt chủ quan của tội phạm Theo lý luận về luật hình sự, hành vi của con người bao giờ cũng là

sự thống nhất giữa những biểu hiện cụ thể bên ngoài thế giới khách quan và những nội dung tâm lý bên trong (ý chí) của chủ thể thực hiện hành vi đó Tội phạm là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan Vì vậy, Luật hình sự Việt nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu TNHS chỉ căn cứ vào những biểu hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội không kể hành vi đó bắt nguồn từ đâu, diễn biến tâm lý của người thực hiện hành vi ra sao Hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa mặt khách quan và chủ quan, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện

Trang 17

hành vi Mặt chủ quan của tội phạm biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động

cơ phạm tội và mục đích phạm tội Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

- Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó

- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Nó xác định

khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của người phạm tội

- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội

Các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội, trong đó dấu hiệu lỗi bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP, động cơ và mục đích chỉ có trong một số CTTP cơ bản và có trong một số CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ Tức là dấu hiệu bắt buộc để người phạm tội thực hiện hành vi thuộc trường hợp tăng nặng đó gồm lỗi, động cơ và mục đích là: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân; giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người; giết người vì động cơ đê hèn

Chúng ta có thể thấy các tình tiết tăng nặng trên đều phản ánh các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan như động cơ giết người, mục đích giết người Điều này làm cho hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cao hơn đáng kể so với trường hợp phạm tội thông thường Chính vì vậy, người phạm tội phạm chịu mức hình phạt cao hơn

Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người như sau:

“Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người là các tình

Trang 18

tiết thuộc về mặt chủ quan như lỗi, động cơ, mục đích phạm tội mà khi người phạm tội thực hiện hành vi giết người với những yếu tố đó làm cho tội phạm trở nên nguy hiểm đáng kể hơn so với trường hợp giết người thông thường khác”

1.1.2 Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Từ khái niệm các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chúng ta có thể rút ra 4 đặc điểm của các tình tiết này như sau:

Thứ nhất, các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt

chủ quan có các đặc điểm như tội giết người nói chung Tức là có hành vi

cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS do BLHS quy định (từ đủ 14 tuổi trở lên) thực hiện [21, tr.14] Như vậy, các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan cũng cần phải có dấu hiệu cố ý gây ra cái chết của người khác một các trái pháp luật Điều này có nghĩa là lỗi trong trường hợp phạm tội giết người nói chung và giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan nói riêng đều đòi hỏi phải là lỗi cố ý có thể là cố

ý trực tiếp, có thể là cố ý gián tiếp Đây chính là dấu hiệu phân biệt giết người với các tội phạm khác như vô ý làm chết người; cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

Thứ hai, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người có

đặc điểm chung là khi xuất hiện các tình tiết này trong tội phạm làm cho hành

vi phạm tội trở nên nguy hiểm cho xã hội hơn so với các trường hợp phạm tội thông thường Theo lý luận về luật hình sự đã chỉ ra rằng, các tình tiết tăng nặng nói chung là các tình tiết phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các trường hợp phạm tội khác và người phạm tội thuộc các trường hợp này phải chịu mức TNHS cao hơn so với các trường hợp khác Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 thì các tình tiết tăng nặng thuộc mặt

Trang 19

chủ quan của tội giết người bao gồm: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người để lấy bộ phận

cơ thể của nạn nhân, thuê giết người, giết người vì động cơ đê hèn có mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Khoản 2 Điều 93 quy định các trường hợp giết người thông thường khác không thuộc khoản 1 Điều

93 thì mức TNHS thấp hơn, chỉ từ 7 năm đến 15 năm Như vậy, có thể thấy các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người có đặc điểm chung như các tình tiết tăng nặng nói chung trong BLHS Do đó, khi nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng này phải đặt nó trong mối quan hệ và về phương diện lý luận tương tự như các tình tiết tăng nặng khác

Thứ ba, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người có

liên quan chặt chẽ tới các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nói chung Theo lý luận về CTTP, mặt chủ quan của tội phạm bao gồm ba yếu tố lỗi, động cơ, mục đích Song, trong các yếu tố này thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc của CTTP, động cơ và mục đích là dấu hiệu trong một số CTTP

Các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan chính là trường hợp giết người mà xuất hiện các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan làm cho hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn trường hợp khác Ví dụ như mục đích không chỉ giết người thông thường mà để nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là một trong các trường hợp như vậy Tình tiết này cho thấy mục đích của người phạm tội là nguy hiểm hơn so với trường hợp khác, việc lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân không những gây bức xúc, đau đớn cho người thân, gia đình nạn nhân mà còn tạo dư luận xấu trong xã hội

Thứ tư, việc điều tra, truy tố, xét xử đối với các trường hợp giết người

có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội phạm là rất khó khăn Vì đây

là các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan – tức mặt bên trong của tội phạm Thể hiện trong lỗi, động cơ, mục đích là cái bên trong hoặc cái mà người phạm tội

Trang 20

hướng tới, hình dung tới khi thực hiện hành vi phạm tội Chính vì vậy, việc xác định đúng người phạm tội có hành vi giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan hay không đòi hỏi phải có những kinh nghiệm, kỹ năng nhất định Đồng thời cần có sự đánh giá tổng hợp các tài liệu chứng cứ khác nhau để đưa ra được kết luận chính xác Bởi lẽ, tội phạm là thể thống nhất giữa mặt bên trong và mặt bên ngoài Thông qua các biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được lỗi, động cơ, mục đích (là những yếu tố bên trong) Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các trường hợp phạm tội giết người có các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan này cần phải thực hiện các công việc đó

1.1.3 Phân biệt các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan và các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người

* Khác nhau

Nếu các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan thể hiện mức độ nguy hiểm đáng

kể hơn so với các trường hợp giết người thông thường khác thì các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội thể hiện mức độ nguy hiểm đáng kể hơn so với các trường hợp giết người thông thường khác

Trang 21

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người bao gồm hành vi giết người; hậu quả làm chết người; mối quan hệ nhân quả giữa hành

vi giết người và hậu quả làm chết người; công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, hoàn cảnh, địa điểm… thực hiện hành vi giết người còn các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người bao gồm lỗi; động cơ giết người và mục đích giết người

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người là tiền đề

để xác định các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người; các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người phải thông qua các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người để chứng minh các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Nhìn chung, việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu về tội giết người nói chung Việc nghiên cứu về tội giết người được chia thành 3 giai đoạn như sau

1.2.1 Giai đoạn từ 1945 đến trước năm 1985

Nghiên cứu những quy định về tội giết người trong các văn bản: Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02/1946 trừng trị tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/02/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Sắc lệnh

số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và

an toàn đối ngoại của Nhà nước; Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 tổng kết án lệ

về một số tội phạm thông thường, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất: Trong giai đoạn này, không có văn bản nào quy định riêng

về tội giết người mà tội giết người chỉ được đề cập trong các văn bản quy

Trang 22

định về một nhóm tội cần tập trung trấn áp để bảo vệ chính quyền, công sản

và một số đối tượng đặc biệt nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phản đế, phản phong Ví dụ: Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước

quy định: “Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hà

hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân ”; Điều 6 Sắc lệnh số

151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:

Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình

Thứ hai: trong giai đoạn này, hành vi phạm tội giết người được quy định

dưới nhiều hình thức khác nhau như: Ám sát, giết hại, cố ý giết người Ví dụ, Điều 1 Sắc lệnh số 27- SL ngày 28/02/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền

và ám sát quy định: “Những người phạm tội bắt cóc, tống tiền, ám sát sẽ bị

phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thể bị xử tử”; khoản 1 Điều 6 Sắc lệnh số

151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân

hoặc xử tử hình: “Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay

cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên”;

điểm 3 của Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 quy định: “Cố ý giết người:

phạt tù từ 5 năm đến 20 năm, nếu có trường hợp nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm, giết người có dự mưu có thể phạt đến tử hình”

Trang 23

Thứ ba: quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã có sự phân hoá

TNHS cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội giết người và thể hiện rõ nguyên tắc nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng ; khoan hồng đối với những người bị cưỡng bức, lừa gạt Ví dụ: Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước quy định:

Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố,

hà hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân; b) Bọn hoạt động đắc lực làm hại nhiều người sẽ bị phạt tù từ

10 năm trở lên; c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trạng tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống; Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định: Những

kẻ bị cưỡng bức hay bị lừa gạt mà phạm tội thì tùy tội nặng nhẹ, thái

độ hối lỗi của họ mà sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống [40, tr.178]

Thứ tư: đường lối xử lý người phạm tội giết người có một số điểm đáng

chú ý như sau: 1 Khung hình phạt của tội giết người đã được mở rộng với nhiều loại là mức hình phạt có tính chất nghiêm khắc khác nhau Ví dụ: Tại

điểm 3 Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 quy định: “Cố ý giết người:

phạt tù từ 5 năm đến 20 năm, nếu có trường hợp nhẹ thì có thể hạ xuống đến

1 năm, giết người có dự mưu có thể phạt đến tử hình” 2 Hình phạt bổ sung

được quy định và áp dụng đối với người phạm tội giết người nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và mở thêm khả năng pháp lý cho toà án có thể lựa chọn hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội [40, tr.132] Ví dụ: Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:

Trang 24

Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1 Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những

tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên; thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình, phải bồi thường thiệt hại cho nông dân, bị tịch thu một phần hay tất cả tài sản

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới Ngày 30/6/1955, Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19-VHH-HS, yêu cầu các toà án không áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến vì “chính sách trừng trị trong chế độ dân chủ nhân dân khác nhau về căn bản với chính sách trừng trị của chế độ trước”

Để thực hiện đường lối mà Đảng ta đề ra trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1976, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và TANDTC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đường lối xử lý tội giết người như: Chỉ thị

số 1025-TATC ngày 15/6/1960 của TANDTC về đường lối xử lý tội giết người vì mê tín; Chỉ thị số 01-NCCS ngày 14/3/1963 của TANDTC về xử lý tội giết trẻ sơ sinh; Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực tiễn xét xử tội giết người; Báo cáo tổng kết công tác toàn ngành năm

1975 của TANDTC; Công văn số 37 và 38-NCPL ngày 16/01/1976 của TANDTC; Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời và Thông tư số 03-SL-BTP-TT ngày 15/4/1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03 nói trên quy định các tội phạm và hình phạt

trong đó có tội giết người với nội dung: “Phạm tội cố ý giết người thì bị phạt

tù từ 15 năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn” [41, tr.23] Nghiên cứu quy định

Trang 25

về tội giết người trong các văn bản pháp luật này, đặc biệt là Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực tiễn xét xử tội giết người,

chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, quy định về tội giết người

trong giai đoạn này đã kế thừa những thành tựu lập pháp hình sự của giai đoạn trước trong việc phân hoá TNHS cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội giết người Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chủ yếu như: giết người để che giấu hoặc dễ dàng thực hiện một tội phạm khác, giết người kèm theo hiếp dâm hoặc giết người kèm theo cướp của (những trường hợp cụ thể của phạm tội vì động cơ đê hèn) Các tình tiết này

cụ thể như sau:

- Giết người kèm theo một trong những tình tiết tăng nặng đặc biệt sau đây thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình: Giết người có dự mưu; giết người để che giấu hoặc để dễ dàng thực hiện một tội phạm khác; giết người kèm theo hiếp dâm, cướp của hay một tội phạm nghiêm trọng khác; giết người một cách cực kì man rợ; giết nhiều người

- Giết người kèm theo tình tiết giảm nhẹ đặc biệt sau đây thì bị phạt thấp hơn 15 năm tù: Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động một cách mạnh mẽ và đột xuất do hành vi sai trái nghiêm trọng của nạn nhân

- Giết người trong những trường hợp thông thường, không có tình tiết tăng nặng cũng không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20

năm Thứ hai, so với giai đoạn trước, quy định về tội giết người trong giai

đoạn này đã có sự phát triển đáng kể trong việc phân hoá TNHS cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội Cụ thể là: 1 Nhiều tình tiết tăng nặng

và tình tiết giảm nhẹ được bổ sung thêm trong giai đoạn này Nhưng điểm đáng chú ý nhất là lần đầu tiên luật hình sự có sự phân biệt tình tiết tăng nặng chung với tình tiết tăng nặng đặc biệt và tình tiết giảm nhẹ chung với tình tiết giảm nhẹ đặc biệt

Trang 26

- Những tình tiết tăng nặng đặc biệt được quy định trong tội giết người

gồm: “Giết người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất côn đồ; giết phụ nữ mà

biết là có mang; giết người bằng thủ đoạn nguy hiểm có thể làm chết nhiều người; giết người được giao nhiệm vụ công tác trong khi hoặc vì nạn nhân thi hành nhiệm vụ; can phạm có nhân thân rất xấu” [41, tr.48]

Riêng về tình tiết phạm tội giết người vì động cơ đê hèn được phân tích

và hướng dẫn rất kỹ trong Chỉ thị số 1025/TANDTC ngày 15/6/1960 của TANDTC về đường lối xử lý tội giết người vì mê tín, trong đường lối xét xử tội giết người của TANDTC Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn 452/HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử tội giết người, trong phần A những tình tiết tăng nặng đặc biệt có ghi như sau:

Kẻ đã giết người hầu hết đều có tính chất xấu xa và hung bạo ít nhiều Đối với trường hợp động cơ xấu hoặc tính chất hung bạo không có gì đặc biệt, các Toà án đều đã vận dụng khung hình phạt thông thường, phải đến mức cao như sau mới được coi là động cơ đê hèn Ví dụ: giết vợ hoặc chồng để được tự

do đi lấy vợ hoặc chồng khác, giết người để cướp vợ hoặc chồng của nạn nhân, giết người tình sau khi đi lại có thai để trốn trách trách nhiệm Giết người vì mục đích vụ lợi như: giết người để khỏi phải trả nợ, để cướp gia tài, để lấy tiền thuê… Giết người có tính chất bội bạc, phản trắc như giết những người thực sự thương yêu mình, lo lắng cho quyền lợi của mình, tin tưởng vào mình, giao phó cho mình… Giết người vì những duyên cớ cá nhân, ích kỷ

Bản tổng kết còn đưa ra một số ví dụ làm dẫn chứng như sau:

Ví dụ 1: Bản án tử hình đối với T.V.H, N.T.L, N.T.C… là những tên đã giết vợ hoặc giết chồng để lấy tình nhân Án tử hình đối với tên N.T.Q đã giết

bố đẻ mặc dù bố rất yêu thương y

Ví dụ 2: Có những trường hợp giết người chưa đạt nhưng đã bị phạt 17,

Trang 27

18 năm tù một cách thích đáng Như tên T.V.T có người bạn là ông P.C, người đồng hương Ông C rất thương T, cho T vay tiền mua xe đạp và thường xuyên khuyên răn T Một hôm T nảy ra ý định giết ông C để trốn nợ, y đã rủ ông T ra một quãng đường vắng rồi bất thình lình rút dao ra đâm ông C những nhát chí mạng, may mắn cho ông C là có người dân đi qua và cứu ông thoát chết T bị phạt 17 năm tù

Sắc luật số 03/SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời, và Thông tư số 03/SL-BTP-TT ngày 15/4/1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03

Thông qua tổng kết công tác hàng năm và tổng kết chuyên đề về các nhóm tội, TANDTC đã hướng dẫn đường lối xử lý tội giết người cho Toà án các cấp trong cả nước Cụ thể là:

- Trong Lời tổng kết Hội nghị công tác ngành toà án năm 1976, TANDTC đã hướng dẫn những trường hợp: giết người mà nạn nhân là ngụy

cũ có nợ máu; giết “ma lai”; người mẹ giết con đẻ của mình rồi tự sát nhưng không chết

- Trong Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1977, TANDTC

đã hướng dẫn: những trường hợp giết người sau đây sẽ bị tăng nặng TNHS:

1) Giết người có tổ chức; 2) Giết người một cách trắng trợn, công khai trước mặt người khác; 3) Giết người gây khủng khiếp trong nhân dân; 4) Giết người với thủ đoạn tàn khốc; 5) Giết nhiều người; 6) Giết người vì tư thù, tư lợi; 7) Giết người để che giấu khuyết điểm, tội lỗi của mình; 8) Giết người để cướp của [41, tr.83] Ngoài ra các trường hợp giết người với tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội phạm này như giết người để che giấu hoặc thực hiện tội phạm, giết người vì lý do công vụ của nạn nhân đã được thể hiện một phần trong các văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền sống bất khả xâm phạm

Trang 28

của con người Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật trong thời kỳ từ năm

1945 đến năm 1985 đã có bước đầu quy định về tội giết người nói chung và các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên, do yêu cầu và hoàn cảnh thực tế mà chưa có văn bản mang tính pháp điển hóa cao về luật hình sự nói chung và quy định về tội giết người nói riêng Nhìn chung việc xử

lý tội phạm mới chỉ dừng lại ở các cấp độ là các Sắc lệnh và đặc biệt là các thông tư hướng dẫn đường lối xét xử

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999

Từ khi đất nước thống nhất, chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và khuyết điểm chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu bao cấp nên không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định một cách cơ bản tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân Pháp chế XHCN chậm được tăng cường, pháp luật và kỷ cương bị buông lỏng Mặt khác, các quy phạm pháp luật hình sự đơn hành không thể hiện được toàn diện, đầy đủ các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta Việc ban hành BLHS là một vấn đề

có tính tất yếu khách quan, cấp thiết có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện thành công hai nhiệm vụ lớn đã được Đảng và Nhà nước đề ra đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Ngày 27 tháng 6 năm 1985, pháp luật hình

sự Việt Nam lần đầu tiên được chính thức pháp điển hoá bằng việc Quốc hội khoá VII đã thông qua BLHS, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1986 Tội giết người được quy định tại Điều 101 cụ thể như sau:

1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

a) Vì động cơ đê hèn; để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác;

Trang 29

b) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng chết nhiều người;

c) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Giết nhiều người hoặc giết phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Có tổ chức;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác;

g) Có tính chất côn đồ; tái phạm nguy hiểm

2 Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định ở khoản 1 Điều này hoặc không có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm

3 Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù

từ sáu tháng đến năm năm

4 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm [34]

Như vậy, lần đầu tiên tội giết người được quy định cụ thể trong BLHS quốc gia Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 101 với các điểm a và c gồm có: vì động cơ đê hèn;

để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác; giết người đang thi hành công

vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn Như vậy chúng ta thấy, trong BLHS năm

1985 đã có những quy định cụ thể về tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Trang 30

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS Chương II về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người có giải thích về hành vi phạm tội vì động

cơ đê hèn như sau:

Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng của nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người

đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ…) [24]

Trong lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất BLHS tại kỳ họp Quốc hội khoá VII từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1989, BLHS vẫn giữ nguyên quy định về tình tiết tăng nặng phạm tội vì động cơ đê hèn tại Điều 39 (những tình tiết tăng nặng) và tăng nặng định khung tại điểm a khoản 1 Điều

101 (tội giết người), ngoài ra không có thêm bất cứ thay đổi hay bổ sung nào

về tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn vào trong các CTTP

Lần sửa đổi, bổ sung thứ hai BLHS tại kỳ họp Quốc hội khoá VIII từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 1991 không có sửa đổi bổ sung nào

về tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn

Lần sửa đổi, bổ sung thứ ba BLHS tại kỳ họp Quốc hội khoá IX từ ngày 09 đến ngày 23 tháng 12 năm 1992 vẫn giữ nguyên về các tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn

Đối với tình tiết giết người để che giấu hoặc để thực hiện tội phạm khác Nghị quyết 04/HĐTP đã hướng dẫn như sau:

Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: động cơ “để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” là tình tiết định khung của tội giết người quy định ở Điều 101, khoản 1, điểm a Còn “tội phạm khác” có thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng (theo Điều 8 khái niệm tội phạm) cần được xử lý theo một tội danh riêng [24]

Trang 31

Nếu “tội phạm khác” cần xét xử, thì xét xử về hai tội (tội giết người và

“tội phạm khác”), quyết định hình phạt đối với từng tội phạm (tuần tự theo thời gian thực hiện) rồi tổng hợp thành hình phạt chung, như hiếp dâm rồi giết nạn nhân để che giấu tội phạm thì bị xử lý về tội hiếp dâm (Điều 122) và tội giết người (Điều 101, khoản 1, điểm a)

Nếu “tội phạm khác” có tính chất, mức độ nguy hiểm hạn chế (như: tội phạm chưa đạt, hậu quả chưa xảy ra hoặc không đáng kể…), mà xét thấy không cần thiết phải xử lý về hình sự thì có thể không xét xử về tội phạm đó, nhưng phải phân tích trong bản án

Đối với tình tiết giết người vì lý do công vụ của nạn nhân Nghị quyết 04/HĐTP hướng dẫn:

Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm c) Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện

Người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu do công việc đó mà họ bị giết, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người

đó cũng bị xử lý theo Điều 101, khoản 1, điểm c [24]

Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc giết người đã thi hành công vụ để trả thù họ hoặc để đe dọa người khác

Như vậy, qua nghiên cứu có thể thấy, BLHS năm 1985 trong quy định

về tội giết người đã có sự phát triển một bước mới trong việc quy định về tội phạm này, trong đó đã xác định cụ thể 3 tình tiết phạm tội mang yếu tố thuộc mặt chủ quan là giết người vì động cơ đê hèn, giết người để che giấu hoặc thực hiện một tội phạm khác, giết người vì lý do công vụ của nạn nhân Đây

là bước phát triển mới, đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi để các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở pháp lý để đấu tranh chống loại tội phạm này

Trang 32

Tuy nhiên, BLHS năm 1985 sau một thời gian thực hiện cũng có những nhược điểm nhất định cần phải được thay đổi, do đó BLHS năm 1999 ra đời như một yêu cầu tất yếu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Tội giết người và đặc biệt là quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới

1.3 Nội dung của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người theo quy định của BLHS năm 1999

Như trên đã phân tích, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người được quy định tại các điểm d, m, h, g, q của khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 Các tình tiết này gồm có: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân; giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người; giết người vì động cơ đê hèn Trong mục này, tác giả phân tích về nội dung quy định của BLHS và các văn bản khác có liên quan về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

1.3.1 Nội dung của tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”

“Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 Khi nghiên cứu về tình tiết này chúng ta cần phải hiểu công vụ là gì, và người thi hành công vụ là gì

Theo Từ điển tiếng Việt “Công vụ là một hoạt động do công chức nhân

danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội” [30, tr.153]

Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipeadia” thì khái niệm công vụ còn

có một số đặc điểm và tính chất như sau:

- Mục đích của công vụ là phục vụ nhân dân và xã hội

- Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực

Trang 33

hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục đích lợi nhuận

- Chủ thể thực thi công vụ là công chức

- Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân Các hoạt động này đều do công chức, nhân danh nhà nước tiến hành Nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước mà thôi Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban hành

- Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước và tuân theo pháp luật

- Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp

Như vậy, nhìn chung công vụ đều được hiểu là hoạt động của các cá nhân, tổ chức được nhà nước bổ nhiệm hoặc giao quyền hay nói cách khác là hoạt động do công chức thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước

Để xác định như thế nào là người thi hành công vụ phải xét ở hai khía cạnh:

- Về chủ thể: người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc cũng có thể là một công dân bất kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

- Về phạm vi thực hiện nhiệm vụ: chỉ có thể coi là thi hành công vụ khi công việc mà họ làm là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội

Trang 34

Người thi hành công vụ phải là người thi hành một nhiệm vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật

Mặc dù khái niệm về người thi hành công vụ không được quy định trong BLHS cũng như các văn bản về xử lý vi phạm hành chính khác tuy nhiên tại một số nghị quyết và các văn bản pháp luật khác đã đưa ra khái niệm

và giải thích như thế nào là người thi hành công vụ:

- Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 quy định:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính

Trước đó Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985

đã giải thích về người thi hành công vụ như sau:

Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (như: tuần tra, canh gác, bảo vệ…) theo

kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội [26]

“Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là trường hợp giết người xảy ra trước hoặc sau khi họ thi hành công vụ Thông thường, nạn nhân là người đã thi hành một nhiệm vụ và vì thế làm cho người phạm tội thù oán nên

ra tay giết họ Điển hình là vụ án Phạm Minh Hà phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng “vì lý do công vụ của nạn nhân” Diễn biến vụ án như sau:

Trang 35

Phạm Minh Hà và Trần Quốc Việt là những đối tượng nghiện ngập tại xã Hạ Hồi, huyện Thường Tín Ngày 4/11/2011, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện Hà

đã sang nhà Việt tìm gặp và rủ Việt đi ăn trộm chó, cũng đang không có tiền mua heroin để trích, Việt đã lập tức nhận lời Thực hiện kế hoạch đã bàn bạc với nhau, khoảng 1h30 sáng ngày 5/11/2011 Hà đi chiếc xe máy nhãn hiệu Wave của Trung Quốc tháo biển kiểm soát đến nhà đón Việt, khi đi Hà mang theo một sợi thòng lọng làm từ dây phanh xe máy có chiều dài 4 m, một bao tải dứa Hà giao nhiệm vụ Việt cầm lái để Hà ngồi sau dùng thòng lọng bắt trộm chó, sau đó chúng trở nhau sang làng Thụy Vân, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cách đó 2 km để rình mò bắt trộm chó Đến trước cửa nhà chị Lê Thị Vân chúng phát hiện có con chó đang chạy rông ngoài đường, thấy vậy

Hà đã bảo Việt cho xe chạy sát lại và dùng thòng lọng làm từ dây phanh xe máy tròng vào cổ con chó lôi đi rồi cho vào chiếc bao tải mang theo Đúng lúc

đó, chị Lê Thị Vân thấy động mở cửa chạy ra liền tri hô để mọi người vây bắt hai tên trộm chó Lúc này, anh Đinh Chí Dũng là phó trưởng công an xã và anh Lương Xuân Hạ là công an viên của xã Vạn Điểm trong ca trực đang đi tuần tra tới đầu làng đã phối hợp với quần chúng nhân dân vây bắt hai tên trộm chó Thấy khó lòng chạy thoát, Việt và Hà đã phải vứt cả xe máy, bơi qua con kênh thủy lợi bỏ chạy thoát thân Chiếc xe tang vật của Hà đã bị anh Đinh Chí Dũng đưa về công an xã giải quyết Hôm sau, Phạm Minh Hà đã lân

la dò hỏi và biết rằng chiếc xe máy của mình đang bị giữ tại công an xã Vạn Điểm nên nhờ bạn là Nguyễn Văn Điệp, trú tại xã Vạn Điểm đến gặp anh Đinh Chí Dũng – phó công an xã để xin anh Dũng cho Hà lấy lại chiếc xe máy và hứa sẽ biếu anh Dũng 1 triệu đồng Tuy nhiên, anh Dũng đã từ chối thẳng thừng Tức giận vì không lấy được xe, hai ngày sau đối tượng Phạm Minh Hà đã mò đến xã Vạn Điểm để theo dõi thói quen sinh hoạt của anh Dũng nhằm ra tay trả thù Biết được quy luật hàng ngày vào lúc 19h00 anh

Trang 36

Dũng thường đi bộ sang nhà anh Lương Xuân Hạ cách đó 300 m để xem thời

sự nên Hà đã lên kế hoạch trả thù Hôm sau, sau bữa cơm chiều, đúng 18h00 đối tượng Phạm Minh Hà đã xuống bếp lấy con dao băm bèo dài 25 cm, rộng

15 cm, chuôi gỗ thường để trên nóc chuồng gà nhà mình dắt vào trong người,

đi bộ tắt qua đồng đến nhà anh Dũng để thực hiện ý định trả thù Như thường

lệ, đúng 19h00 anh Dũng vừa bước ra khỏi nhà được khoảng 100 m liền bị Phạm Minh Hà nấp trong bụi cây lao ra dùng dao chém 3 nhát vào đầu, cổ khiến anh Đinh Chí Dũng đứt động mạch cổ, mất máu tử vong tại chỗ Khi dân làng phát hiện ra sự việc thì anh Dũng đã tắt thở còn hung thủ đã kịp tẩu thoát Cơ quan điều tra tiến hành điều tra đã phát hiện và bắt được hung thủ Phạm Minh Hà Sau đó đối tượng Phạm Minh Hà đã bị xét xử với tội danh giết người có tình tiết tăng nặng “vì lý do công vụ của nạn nhân” theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, BLHS

Cũng có trường hợp nạn nhân chưa thi hành nhiệm vụ được giao, nhưng người phạm tội cho rằng nếu để nạn nhân sống họ sẽ thực hiện nhiệm

vụ gây ra thiệt hại cho mình nên đã giết nạn nhân trước khi họ thi hành nhiệm

vụ Ví dụ: Nguyễn Ngọc Chung là học sinh cá biệt của Trường PTTH Dương Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Do nhiều lần bỏ học và gây gổ đánh nhau với bạn bè, mặc dù được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nhiều lần răn đe, giáo dục nhưng vẫn chứng nào tật ấy nên nhà trường quyết định kỷ luật bằng hình thức buộc thôi học đối với Nguyễn Ngọc Chung Để thực hiện hình thức

kỷ luật trên, nhà trường đã yêu cầu cô giáo Lê Thị Mai là giáo viên chủ nhiệm lớp ngày hôm sau phải gửi giấy mời bố mẹ Nguyễn Ngọc Chung đến trường làm việc Do lo sợ cô giáo báo cho bố mẹ biết chuyện mình bị đuổi học, ngay chiều cùng ngày, khi cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Mai chưa kịp gửi giấy mời bố

mẹ Nguyễn Ngọc Chung đến trường làm việc thì đã bị hung thủ dùng dao sát hại trên đường đi làm về

Trang 37

Tính nguy hiểm hơn trường hợp phạm tội giết người thông thường của tình tiết này ở chỗ người phạm tội đã giết người để chống lại hoạt động công

vụ của nạn nhân Việc trừng trị trường hợp phạm tội này cao hơn các trường hợp phạm tội thông thường khác nhằm bảo vệ những người thi hành công vụ

và trừng trị nặng hơn hành vi chống đối lại các lợi ích của nhà nước

1.3.2 Nội dung của tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”

“Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” là trường hợp trước hoặc sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện tội phạm khác, không phân biệt đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Theo từ điển tiếng Việt thì “thực hiện” được hiểu là bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật [30, tr 940] Còn từ “che giấu” được hiểu là giữ không để lộ ra cho người khác biết [30, tr 141]

Để phân biệt tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" (điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS) có những tiêu chí sau:

- Về thời gian: đối với tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” thì tội phạm khác ở đây được hiểu là có thể xảy ra trước đó hoặc sau đó một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là thời gian dài Tuy nhiên, đối với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" thì tội phạm khác phải xảy ra liền trước hoặc ngay sau tội phạm giết người, không có khoảng cách về mặt thời gian

- Về mối quan hệ giữa các tội phạm: đối với tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” thì tội phạm khác phải có liên quan

Trang 38

mật thiết với tội giết người (Ví dụ: Giết người để cướp của, giết người để diệt khẩu ) Còn đối với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" thì tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người không liên quan đến tội giết người

- Về loại tội phạm: đối với tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” có thể là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng còn đối với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" thì chỉ có thể là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

Như vậy tình tiết “giết người để thực hiện tội phạm khác” được hiểu là người thực hiện hành vi giết người có mục đích là từ hành vi giết người tạo điều kiện cho việc thực hiện một tội phạm khác

Tình tiết “giết người để che giấu một tội phạm khác” là trường hợp người thực hiện hành vi giết người nhằm mục đích che giấu, không để lộ ra cho người khác biết về hành vi phạm tội của mình như: giết người để diệt khẩu, giết người xóa dấu vết Đây là trường hợp trước khi giết người, người có hành vi giết người đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người Thông thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng phải giết người để bịt đầu mối hoặc để xóa dấu vết thì mình mới không bị phát hiện Người bị giết trong trường hợp này thường là người đã biết hành vi phạm tội hoặc cùng người phạm tội thực hiện tội phạm

1.3.3 Nội dung của tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”

Đây là trường hợp giết người nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân để

Trang 39

mua bán, trao đổi, thay thế cho mình, cho người thân hoặc để thỏa mãn lợi ích nào đó Đây cũng được xem là một trường hợp giết người với động cơ đê hèn,

vì vậy nó được coi là tình tiết tăng nặng TNHS Trường hợp giết người này thực tiễn chưa xảy ra ở Việt Nam Tuy nhiên, trên thế giới đã có tình trạng giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhằm thay thế bộ phận đó cho mình hoặc cho người thân của mình hoặc bán để người khác thay thế bộ phận

đó Vì vậy, BLHS năm 1999 có quy định trường hợp giết người này là tình tiết tăng nặng

Mục đích của việc giết người trong trường hợp này là để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân Thực tế hiện nay với công nghệ ghép tạng đã được phát triển mạnh mẽ, nhu cầu ghép tạng là rất lớn Bên cạnh mục đích nhân đạo, có nhiều trường hợp vì lợi nhuận mà nhiều người đã mua bán nội tạng để bán lại cho người có nhu cầu ghép tạng Ngoài việc thu mua nội tạng thì có những đối tượng chấp nhận việc giết người để có nguồn cung cấp nội tạng đem bán thu lợi nhuận Chính vì vậy, pháp luật đã quy định tình tiết tăng nặng này để

xử lý đối với các trường hợp giết người với mục đích lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân Cũng phải nói rằng, hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc nhận thức về tình tiết này Theo đó, có trường hợp do hung thủ và nạn nhân có sự thù hận rất lớn nên sau khi hung thủ giết chết nạn nhân đã mổ phanh thây lấy nội tạng vứt cho động vật ăn để hả giận thì có phạm tội thuộc tình tiết này không hay chỉ liên quan đến mục đích lấy bộ phận cơ thể người cho các mục đích khác thì mới thuộc trường hợp phạm tội này

1.3.4 Nội dung của tình tiết “thuê giết người”

Theo từ điển tiếng Việt, “thuê” được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là

“Mượn người ta làm gì theo một giá thoả thuận” nghĩa thứ hai “Dùng cái gì của người khác mà phải trả theo một giá thoả thuận” [30, tr.945] Như vậy, tình tiết “thuê giết người” quy định tại điểm m khoản 1 Điều 93 BLHS 1999

Trang 40

được hiểu theo nghĩa thứ nhất Theo đó, thuê giết người là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vất chất để họ giết người mà mình yêu cầu

Cũng giống như những trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội

vì không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác giết người Người trực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết thuê

“Thuê giết người” là trường hợp người phạm tội dùng các lợi ích vật chất hoặc tiền để sai khiến một người khác thực hiện hành vi giết người theo yêu cầu của mình Tính chất nguy hiểm của hành vi thuê giết người thể hiện ở chỗ nó kích thích sự ham muốn vật chất, ham muốn tiền bạc của người khác

để họ thực hiện hành vi giết người theo yêu cầu của người thuê Việc quy định về tình tiết “thuê giết người” bên cạnh tình tiết “giết người thuê” thể hiện quan điểm đấu tranh, trừng trị đối với kẻ thuê giết người là nhằm ngăn chặn tình trạng "đâm thuê, chém mướn" nhất là trong nền kinh tế thị trường, ở nơi này hoặc nơi khác đã xuất hiện những đối tượng, những nhóm người chuyên hoạt động đâm thuê chém mướn thì việc trừng trị thật nghiêm đối với những người này là rất cần thiết

1.3.5 Nội dung của tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn”

Phạm tội vì động cơ đê hèn là một khái niệm trong luật hình sự, nó chính thức được quy định trong BLHS năm 1985 Trong khoa học luật hình

sự Việt nam đã có một số quan điểm đưa ra về khái niệm và nội hàm của phạm tội vì động cơ đê hèn như sau:

Theo TS Uông Chu Lưu:

Phạm tội vì động cơ đê hèn được hiểu là trường hợp người phạm tội vì động cơ mang tính hèn nhát, phản bội, ích kỉ cao, bội bạc Đây là tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh khá tập trung tính chất và mức độ nguy hiểm của người phạm tội

Ngày đăng: 15/06/2016, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Anh (2006), Sổ tay pháp luật của điều tra viên, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay pháp luật của điều tra viên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2006
2. Phạm Văn Beo (2010), Luật Hình sự Việt Nam quyển 1 (Phần chung), Nxb Chính trị quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hình sự Việt Nam quyển 1 (Phần chung)
Tác giả: Phạm Văn Beo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc Gia
Năm: 2010
3. Phạm Văn Beo (2010), Sách tham khảo Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách tham khảo Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (Phần các tội phạm)
Tác giả: Phạm Văn Beo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
4. Bộ Công an (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu BLHS năm 1999, Công ty In Ba Đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn chuyên sâu BLHS năm 1999
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2000
5. Bộ Công an (2014), Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2014
6. Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát nhân dân (1994), Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số KX.04.14, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Tác giả: Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát nhân dân
Năm: 1994
7. Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát (2006), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Pháp lệnh điều tra hình sự trong lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Pháp lệnh điều tra hình sự trong lực lượng Cảnh sát nhân dân
Tác giả: Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát
Năm: 2006
8. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự - Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự - Tập 1
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
9. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
10. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2005
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 2002
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
15. Nguyễn Điều (2000), “Về tội giết người trong BLHS năm 1999”, Dân chủ & Pháp luật, (5), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tội giết người trong BLHS năm 1999”, "Dân chủ & Pháp luật
Tác giả: Nguyễn Điều
Năm: 2000
16. Đỗ Đức Hồng Hà (2003), “Quy định về tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước BLHS năm 1985”, Luật học, (5), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước BLHS năm 1985”, "Luật học
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2003
17. Đỗ Đức Hồng Hà (2004), “Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người”, Nhà nước và Pháp luật, (6), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người”, "Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2004
18. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Về giải thích và hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS về tội giết người- tồn tại và giải pháp”, Tòa án nhân dân (1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giải thích và hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS về tội giết người- tồn tại và giải pháp”, "Tòa án nhân dân
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2005
19. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), “Các tình tiết tăng nặng trong tội giết người phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt”, Nhà nước và pháp luật, (10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tình tiết tăng nặng trong tội giết người phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt”, "Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2006
20. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), “Phương hướng khắc phục những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng một số quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng của tội giết người”, Kiểm sát, (23), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng khắc phục những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng một số quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng của tội giết người”, "Kiểm sát
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w