1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điểm trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

115 706 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 881,45 KB

Nội dung

Để thực hiện chủ trương này tại Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg

Trang 1

PHẠM VĂN NINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI 03 XÃ ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

PHẠM VĂN NINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI 03 XÃ ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Đình Hòa

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Phạm Văn Ninh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào tạo để trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

- Ban lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn, Ủy ban nhân dân 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán đã tạo điều kiện cho tôi triển khai đề tài trên địa bàn

- Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện về thời gian và nguồn nhân lực để thực hiện đề tài

- Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đông đảo bà con nhân dân thuộc 03 xã nơi tôi triển khai đề tài

Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Bùi Đình Hòa, là người thầy hướng dẫn về khoa học, đã giúp đỡ tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện bản luận văn này

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình xây dựng và thực hiện bản luận văn này

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn

Thái nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Phạm Văn Ninh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Khái niệm về phát triển nông thôn 4

1.1.2 Nông thôn mới 4

1.2 Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới 10

1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ các nước trên thế giới 10

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 12

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

2.1.3 Nội dung nghiên cứu 19

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu 19

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu tại 03 xã 22

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27

3.1.3 Thực trạng trước khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán 30

Trang 6

3.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng,

Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 43

3.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn 43

3.2.2 Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 03 xã 45

3.2.3 Xây dựng Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 46

3.2.4 Kết quả thực hiện Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 tại 03 xã Hoàng khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán 47

3.2.5 Kết quả điều tra tại các hộ dân tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán 64

3.2.6 Kết quả điều tra cán bộ chỉ đạo xây dựng NTM tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán 69

3.2.7 Kết quả đạt được từ mô hình xây dựng nông thôn mới tại 03 xã 71

3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới tại 03 xã huyện Yên Sơn 75

3.3.1 Thuận lợi 75

3.3.2 Khó khăn 78

3.4 Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại 03 xã 81

3.4.1 Về môi trường nông thôn: Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường 81

3.4.2 Về văn hóa và thiết chế văn hóa 83

3.4.3 Về tiêu chí thu nhập và hộ nghèo 84

3.4.4 Về vấn đề giao thông, thủy lợi và chợ nông thôn 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1 Kết luận 87

2 Kiến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ : Ban chỉ đạo

CNH : Công nghiệp hóa

CN-XD : Công nghiệp xây dựng

NQ/TW : Nghị quyết trung ương

PTNT : Phát triển nông thôn

TT-BGDĐ : Thông tư Bộ giáo dục đào tạo

TT-BNNPTNT : Thông tư bộ Nông nghiệp &PTNT

TT-BXD : Thông tư Bộ xây dựng

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

TTr-NN : Tờ trình nông nghiệp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Diện tích đất tự nhiên tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán 25

Bảng 3.2 Số hộ, nhân khẩu, cơ cấu lao độngvà thành phần dân tộc 28

Bảng 3.3 Thực trạng 19 tiêu chí trước khi thực hiện xây dựng NTM tại 03 xã (năm 2011) 31

Bảng 3.4 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí về Quy hoạch(Tính đến tháng 12 năm 2014) 48

Bảng 3.5 Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông(Tính đến tháng 12 năm 2014) 51

Bảng 3.6 Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi(Tính đến tháng 12 năm 2014) 52

Bảng 3.7 Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn (Tính đến tháng 12 năm 2014) 53

Bảng 3.8 Tình hình thực hiện tiêu chí về trường học(Tính đến tháng 12 năm 2014) 54 Bảng 3.9 Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến tháng 12/2014) 55

Bảng 3.10 Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện(Tính đến tháng 12 năm 2014) 56 Bảng 3.11 Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư(Tính đến tháng 12/2014) 57

Bảng 3.12 Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục(Tính đến tháng 12 năm 2014) 59 Bảng 3.13 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường(Tính đến tháng 12/2014) 61

Bảng 3.14 Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị(Tính đến tháng 12/2014) 63

Bảng 3.15 Hộ điều tra phân theo giới tính chủ hộ 65

Bảng 3.16 Hộ điều tra phân theo nghề nghiệp chính của chủ hộ 65

Bảng 3.17 Một số thông tin chung về hộ điều tra 66

Bảng 3.18 Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo xã 67

Bảng 3.19 Tham gia lập kế hoạch và xây dựng nông thôn mới 68

Bảng 3.20 Tham gia trong các hoạt động phát triển của thôn 68

Bảng 3.21 Kết quả điều tra cán bộ chỉ đạo xây dựng NTM tại 3 xã(n=30) 69

Bảng 3.22 Sự công bằng trong cộng đồng dân cư nông thôn 74

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đất tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán 26

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế,

xã hội, chính trị, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học- công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, sản xuất nhỏ phân tán, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp Xuất phát từ những khó khăn hạn chế nêu trên, chương trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất to lớn

Để thực hiện chủ trương này tại Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí để làm căn cứ cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM Đây là một trong những chủ trương mang tính chiến lược mở ra vận hội mới vô cùng quan trọng cho phát triển đất nước

Trang 11

Trong phạm vi toàn quốc, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được xây dựng thí điểm quy mô cấp xã từ năm 2001 với 11 xã được chọn để thử nghiệm chương trình này Kết quả bước đầu rất khả quan đã định hình được hình thái nông thôn mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Phát động phong trào thi đua Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khoá XV) đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020 và Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và một số ngành đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cần thiết để triển khai thực hiện Chương trình

Tại Tuyên Quang, Tỉnh đã chọn 9 xã làm điểm trong đó có 02 xã (Hoàng Khai, Mỹ Bằng) thuộc huyện Yên Sơn và huyện chọn 01 xã Nhữ Hán thực hiện điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Trong năm 2011, đã lồng ghép một số chương trình vào thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 7 xã như: chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn, xây dựng công trình thuỷ lợi, điện, trường học,

hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà văn hoá thôn, xây dựng các mô hình khuyến nông,

tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động; giữ vững an ninh trật tự xã hội Thí điểm hỗ trợ 3 công trình vệ sinh theo Quyết định 272/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, việc thực hiện chương trình nông thôn mới đang gặp nhiều khó khăn: Xuất phát điểm thấp còn nhiều tiêu chí NTM chưa đạt được, nguồn lực hạn chế, tổ chức thực hiện còn gặp nhiều lúng túng, sự tham gia của người dân còn hạn chế Do đó, chương trình xây dựng NTM ở địa phương diễn ra chậm chạp, thiếu thống nhất, hiệu quả thực hiện chương trình chưa cao Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi lựa chọn luận

văn nghiên cứu "Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điểm trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang"

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, tìm ra những khó khăn, thuận lợi, cơ hội thách thức trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên cơ

sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương

3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các xã điểm xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Sơn

- Chương trình phát triển nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Hoàng Khai, Nhữ Hán, Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu thực trạng: Từ năm 2011-2014

+ Thời gian thực hiện đề tài từ 6/2014 - 8/2015

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Khái niệm về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều

quan điểm khác nhau Theo Ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển” (Mai Thanh Cúc, 2005)[4]

Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau Đây là một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động

có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) [8]

1.1.2 Nông thôn mới

Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức

tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch

vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị

ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”[1]

Trang 14

Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu trung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[15]

* Khái niệm nông thôn mới

Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau:

1) Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;

2) Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;

3) Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; 4) Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;

5) Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ [14]

* Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng Nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng Nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Trang 15

Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Q Đ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ thì: Xây dựng Nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới

* Đơn vị nông thôn mới

Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT - BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm

2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo Nông thôn mới Trung ương kiểm tra việc công nhận xã Nông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã trong huyện đạt Nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt Nông thôn mới

Như vậy đơn vị Nông thôn mới có 3 cấp:

- Xã Nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới);

- Huyện Nông thôn mới (khi có 75% số xã Nông thôn mới);

- Tỉnh Nông thôn mới (khi có 75% số huyện Nông thôn mới)

* Chức năng của nông thôn mới

- Chức năng sản xuất nông nghiệp

Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự

cấp, phát huy được đặc sắc của địa phương (đặc sản) Đồng thời với việc này là

phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của địa phương Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn [15]

Chính vì vậy, xây dựng Nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn

Trang 16

- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc

Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nước xung quanh, ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với các dân tộc Mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh Nếu quá trình xây dựng Nông thôn mới làm phá vỡ chức năng này là đi ngược lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn đời của người Việt.[15]

Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn nên việc xây dựng Nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ

đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống

- Chức năng đảm bảo môi trường sinh thái

Nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Từ vườn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, trang trại cà phê, tiêu , hệ thống tưới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ dậu làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên

Một thực tế hiện nay ở nước ta là nhiều làng quê cũng đã dần gạch hóa, bê tông hóa, đang phố hóa, từng ngày phá vỡ đi môi trường sinh thái Đã đến lúc chúng ta phải lấy chức năng bảo vệ môi trường sinh thái làm thước đo cho sự hoàn thiện mô hình Nông thôn mới ở Việt Nam.[15]

Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn Do vậy, phải nên xây dựng Nông thôn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái

Trang 17

* Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn

Đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân

Trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, người nông dân phải tham gia

từ khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của Nông thôn mới Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng Nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân

* Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2020 đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng Nông thôn mới như sau:

1) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ

2) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,

Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách,

cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do

Trang 18

chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện

3) Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn

4) Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng

5) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự

án của Chương trình xây dựng Nông thôn mới Phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

6) Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các

tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng Nông thôn mới

* Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia

về Nông thôn mới

Trang 19

Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm

- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)

- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)

- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)

- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

* Các bước xây dựng nông thôn mới

Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quy định các bước xây dựng Nông thôn mới như sau:

- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện

- Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới

- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới

- Bước 4: Xây dựng quy hoạch Nông thôn mới của xã

- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới của xã

- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án

- Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình

1.2 Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới

1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ các nước trên thế giới

Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới Mỹ với phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp” đã phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại sự ra đời của kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô trang trại thì lớn hơn rất nhiều và các trang trại này

dử dụng máy móc nhiều hơn bàn tay của nông dân Vào những năm 1940 Mỹ có

6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối

Trang 20

thập niên 90 của thế kỷ XX số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha Cũng chính trong khoảng giai đoạn này số lao động nông nghiệp giảm đi rất mạnh từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước dù cho dân số của Mỹ tăng lên gấp đôi Hiện nay trong cuộc sống hiện đại, ồn ào, đầy sức ép người Mỹ ở vùng

đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh Tuy nhiên để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thật sự là một thách thức

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước ở miền Tây Nam Nhật Bản đã hình thành

và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi, sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới

Hàn Quốc với phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù, tự lực vượt khó và hợp tác Sau 8 năm bộ mặt nông thôn của Hàn Quốc đã thay đổi hết sức kỳ diệu, các dự án kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ chợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin, thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn:

Một là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Hai là: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập

Ba là: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn

Bốn là: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn

Năm là: Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng

Sáu là: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân

Trang 21

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2.1 Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất ở Việt Nam

- Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nước ta chỉ có 3% dân số là địa chủ chiếm 41,4% ruộng đất; Nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có 36% diện tích đất (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) [8]

- Từ năm 1954 - 1959, ruộng đất được giao cho người dân với mục tiêu

"người cày có ruộng" Giai đoạn này quan hệ sản xuất chuyển từ địa chủ phong kiến sang quan hệ sản xuất mới, nông dân làm chủ ruộng đất và sản xuất độc lập trên ruộng đất của mình (Mai Thanh Cúc, 2005) [4]

- Từ 1960 - 1985: Chia làm 2 giai đoạn nhỏ là mô hình tổ chức sản xuất dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình

- Từ năm 1981 - 1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động Chia làm 2 giai đoạn (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) [8]:

+ Giai đoạn 1981-1984: Chỉ thị 100 CT - TW (13/1/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác

Trang 22

xã nông nghiệp” Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy, chăm sóc

và thu hoạch Chỉ thị đã tạo ra một không khí mới trong nông thôn: nông dân đã phấn khởi sản xuất, năng suất tăng lên rõ rệt Tuy nhiên, người dân vẫn còn nhiều băn khoăn, không chịu bó buộc ở “5 khâu” do tập thể đảm nhiệm

Trong giai đoạn này, mục tiêu sản xuất vẫn bị áp đặt bởi kế hoạch từ trên xuống, nông dân vẫn chưa có quyền làm chủ thực sự

+ Giai đoạn 1985-1987: Nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nền nông nghiệp bị sa sút Mặt khác mô hình chỉ tập trung vào khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán hộ, do đó hiệu quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm

Năm 1988-1991, khoán cho nhóm và người lao động

+ Nghị quyết 10 NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế

tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế nông hộ

+ Đổi mới của Nghị quyết 10 so với chỉ thị 100 là “một chủ, bốn tự”

“Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ Đây là bước đột phá rất quan trọng trong nghị quyết 10

“Bốn tự” là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự ra và vào hợp tác xã

+ Nghị quyết tạm giao trong 5 năm (1988-1993) chủ trương trao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ; Xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng

+ Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của nông dân

- Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:

+ Từ năm 1993 đến nay, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho các nông hộ, người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao

Trang 23

+ Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra những chủ trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh

tế lớn của nhà nước; Hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện xóa đói giảm nghèo mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh

tế nông hộ thay đổi lớn

Giai đoạn này, nông hộ là đơn vị sản xuất cơ bản Người nông dân đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và đóng góp nhiều cho phát triển

cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể

Mô hình này có tác dụng làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực Đời sống của người dân nông thôn đã ngày càng nâng cao, đẩy mạnh tiến trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.2.2.2 Kết quả đạt được và những tồn tại khó khăn

Trong mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011- 2020” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua nghi rõ: phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt…”

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và quyết định Số 800/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới

Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 6 tháng đầu năm 2015 (ngày 8/7/2015), phong trào xây dựng NTM tiếp tục được đẩy mạnh trên khắp cả nước Các địa phương đã cố gắng chỉ đạo đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra (20% số xã đạt chuẩn NTM); đồng thời chủ động triển khai

cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện Chương trình

Trang 24

Nhiều cơ chế chính sách của địa phương đã phát huy tác dụng, nhất là hỗ trợ lãi suất, nâng mức cho vay để triển khai các dự án xây dựng NTM

Xuất hiện nhiều mô hình mới, hiệu quả trong triển khai thực hiện chương trình như chuyển đổi diện tích ven biển để nuôi tôm của tỉnh Nam Định; mô hình mỗi làng một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên vùng cát ven biển của tỉnh Hà Tĩnh… Đến nay, đã có 889 xã

và 5 huyện trong cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Xuân Lộc, Xuân Long (tỉnh Đồng Nai), Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Hải Hậu (tỉnh Nam Định) Bình quân mỗi xã đạt 11,56 tiêu chí, tăng 6,7 tiêu chí so với năm 2011

Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng nông thôn mới đã xây dựng được gần 5.000 mô hình sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lên từ 20 đến 30% Thành quả rõ nét trong việc triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các địa phương là việc dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa ở hầu hết các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đến nay tại 11 xã được TW chọn làm thí điểm

đã đạt được từ 15 đến 18 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trong những địa phương có số xã đạt tiêu chí cao là Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái và Hưng Yên Đồng thời cũng có 950 xã của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc trung bộ đạt từ 10 tiêu chí trở lên chiếm khoảng 18% Có thể nói từ những kết quả đạt được cho thấy chương trình đã trở thành phong trào sâu rộng trong cả nước, huy động cả hệ thống chính trị từ Trung Ương đến địa phương vào cuộc và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nông dân trong cả nước Chương trình bước đầu đã hình thành một số mô hình nông thôn mới với những cách làm sáng tạo, rút ra được một số bài học kinh nghiệm hay, chẳng hạn như nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tình nguyện hiến hàng chục nghìn ha đất để làm đường và các công trình hạ tầng ở nông thôn; người dân xã Thanh Tân huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình nhiệt tình tham gia phong trào hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới với khẩu hiệu “đường thẳng, ngõ

Trang 25

thẳng” mang lại diện mạo mới cho vùng quê này…, rất nhiều những ví dụ sinh động như vậy cho thấy công tác tuyên truyền để người dân hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng Ông Hồ Xuân Hùng cố vấn ban chỉ đạo Quốc gia về xây dựng nông thôn mới cho rằng “chủ trương đúng bao nhiêu mà không làm cho dân hiểu, không biến cái sự nghiệp đó là của họ và họ cứ tưởng như làm cho ai hay ai làm cho họ thì không thành công và tuy là thời gian chưa dài nhưng kinh nghiệm ban đầu cho thấy một nguyên tắc trước hết là phải thực hiện đúng, thứ hai là phải làm việc rất nhiều để họ thấy là làm cho chính họ” Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc Gia xây dựng nông thôn mới trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí quy hoạch được coi là tiêu chí quan trọng bởi có hoàn thiện tiêu chí này thì mới tạo điều kiện để triển khai hoàn thiện tiêu chí khác Tuy nhiên sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới tỷ lệ

xã hoàn thành quy hoạch mới chỉ đạt 68%, trong khi mục tiêu đề ra trong năm là 100% Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - phó Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng nông thôn mới Cao Đức Phát cho rằng “đây là một tồn tại của chương trình từ trước, thực hiện công tác có những nơi vẫn chưa được chặt chẽ và năng lực làm quy hoạch của các địa phương cũng như của các tổ chức tư vấn còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ trong một năm làm quy hoạch cho gần 10.000 xã cùng một lúc, vì thế trong năm 2013 chúng tôi tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ các địa phương hoàn thành công việc này” Một trong những vấn đề mà Ban chỉ đạo Quốc Gia về xây dựng nông thôn mới quan tâm hiện nay đó là việc cần phải điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với thực tế tình hình từng địa phương với những quyết sách của của Chính Phủ

và sự phối hợp của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung Ương, các cấp chính quyền ở cơ

sở Việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đang chuyển hướng hiệu quả bền vững, góp phần đóng góp vào công cuộc CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

* Những kết quả đạt được

- Xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào nghị quyết tại đại hội Đảng các cấp từ chi bộ đến xã - huyện - tỉnh - Trung Ương và đã trở thành phong trào của toàn Đảng, toàn dân

Trang 26

- Hệ thống văn bản về chính sách, những quy định và hướng dẫn thực hiện XDNTM được Chính phủ, các bộ, ngành liên quan ban hành đồng bộ

- Hệ thống tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ vận hành chương trình từ Trung Ương xuống xã được hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn

- Một số kết quả ban đầu đạt được trong XDNTM như công tác tuyên truyền, vận động, quy hoạch lại nông thôn

* Những tồn tại lớn nhất hiện nay

- Kết quả đạt được về xây dựng NTM ở một số nơi còn thiếu bền vững do thu nhập, đời sống của người dân ở một số vùng còn khó khăn Sự chênh lệch giữa các vùng về xây dựng nông thôn mới có chiều hướng gia tăng Một số địa phương chưa chủ động triển khai thực hiện cơ chế chính sách; kiện toàn tổ chức

bộ máy và có biểu hiện chạy theo thành tích Đặc biệt vẫn còn 5 tỉnh (Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Đắk Nông) “trắng” xã nông thôn mới

- Công tác tuyên truyền về Chương trình MTQG XDNTM đang nặng về hình thức, chưa phù hợp với đối tượng chủ yếu là cư dân nông thôn, chưa làm rõ vai trò chủ thể của người dân

- Nhận thức trong cán bộ, đảng viên còn chưa thống nhất

- Các văn bản hướng dẫn của một số bộ, ngành còn chưa thống nhất thậm chí còn chưa phù hợp với quy định của Thủ Tướng chính phủ và chậm được khắc phục

- Doanh nghiệp, doanh nhân chưa mặn mà với việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

* Những khó khăn và khuynh hướng không lành mạnh đang xuất hiện Qua thực tiễn cho thấy những khó khăn lớn nhất là:

- Vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp

- Tăng thu nhập cho cư dân nông thôn

- Tổ chức lại sản xuất gắn với xác lập các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong nông nghiệp nông thôn

Trang 27

* Những khuynh hướng không lành mạnh đang xuất hiện

- Tư tưởng nóng vội

- Trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực từ trên xuống, nhất là các địa phương thu ngân sách chưa đủ chi

- Coi XDNTM là một dự án, tập chung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng là chính

* Cần thống nhất nhận thức về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Hiện nay trên địa bàn nông thôn đang triển khai nhiều chương trình MTQG như: Chương trình MTQG về giảm nghèo, việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường

- Việc hướng dẫn, xây dựng và hưởng thụ thành quả nông thôn mới

- Nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

- Quan điểm phát triển xây dựng nông thôn mới

* Những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện

- Phát triển sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng làng, xã văn minh sạch đẹp

- Phát triển giáo dục và y tế

- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Củng cố nâng cao hệ thống chính trị cơ sở cấp xã

Trang 28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các xã điểm xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Sơn

- Chương trình phát triển nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Xã Hoàng Khai, Nhữ Hán, Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu thực trạng: Từ năm 2011-2014

+ Thời gian thực hiện đề tài từ 6/2014 - 8/2015

2.1.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và của huyện Yên sơn nói riêng

-Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn tại các xã điểm huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo các tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiệu quả hơn

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu

2.1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Trang 29

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

+ Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn

+ Các báo cáo liên quan đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của các Phòng, Ban trên địa bàn huyện như Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Y tế

+ Báo cáo của 03 xã về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

+ Tổ chức họp dân, đưa ra những câu hỏi xung quanh vấn đề nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập được những thông tin cần thiết

+ Phỏng vấn những người cung cấp thông tin cần thiết (KIP): Tiến hành phỏng vấn thành viên trong Ban chỉ đạo, tổ chỉ đạo cấp huyện, xã, tổ giúp việc Ban chỉ đạo, Người dân để thu được những thông tin chuyên sâu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã định sẵn: Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả các câu hỏi đóng và mở, từ đó thống nhất các

số liệu đã được thu thập

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

- Đề tài chọn 03 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới của huyện là:

+ Xã Hoàng Khai: kế hoạch hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới giai đoạn

Trang 30

- Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau Đề tài tập trung vào 2 nhóm đối tượng để khảo sát đó là: Nhóm cán bộ địa phương có tham gia vào chỉ đạo chương trình NTM và nhóm các hộ nông dân

1) Phiếu điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM

- Số lượng phiếu: 30 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của cán bộ thuộc các ban chỉ đạo/ban quản lý và tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Yên Sơn Đánh giá của cán bộ về từng kết quả của sự huy động và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sau khi đã được huy động Đánh giá về phương pháp huy động

2) Phiếu điều tra nông dân

- Số phiếu điều tra: 90 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Những đóng góp đó bao gồm tài sản đất đai, tiền, ngày công lao động và những đóng góp phi vật chất khác

2.1.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

- Phương pháp sử lý số liệu chủ yếu là phương pháp thống kê

- Công cụ sử lý và tính toán: Sử dụng phần mềm Exell để sử lý các số liệu

đã thu thập được

- Phương pháp dự báo: Là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và khả năng phát triển của các cơ sở cũng như diễn biến về kinh tế - xã hội Căn cứ vào thực trạng địa bàn nghiên cứu, tiến hành đánh giá và đề ra các phương hướng phát triển trong thời gian tới

- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và thách thức theo từng lĩnh vực cụ thể

- Phương pháp đánh giá, phân tích thông qua lấy ý kiến của các bên liên quan và người dân

Trang 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu tại 03 xã

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

- Xã Hoàng Khai: Hoàng Khai là một xã miền núi ở phía Tây huyện

Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện 21 km Với vị trí giáp với Thành phố Tuyên Quang (là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội lớn của tỉnh), địa bàn xã có tuyến giao thông quan trọng chạy qua (Quốc lộ 37), xã

có 15 thôn

+ Phía Đông giáp xã Đội cấn - Thành phố Tuyên Quang

+ Phía Bắc giáp xã An Tường - Thành phố Tuyên Quang

+ Phía Nam giáp Nhữ Khê - huyện Yên Sơn

+ Phía Tây giáp xã Kim Phú - huyện Yên Sơn

- Xã Mỹ Bằng: Là một xã miền núi ở phía Tây huyện Yên Sơn, tỉnh

Tuyên quang, cách trung tâm huyện 30 km, xã có 25 thôn

+ Phía Đông giáp xã Phú lâm - Yên Sơn - Tuyên Quang

+ Phía Bắc giáp Bạch Hà - Yên Bình - Yên bái

+ Phía Nam giáp xã Nhữ Hán - Yên Sơn - Tuyên Quang

+ Phía Tây giáp Thị trấn Thác bà - Yên Bình - Yên Bái

Trên địa bàn xã có: Đường Quốc lộ 37 đi qua có chiều dài 7 km nối liền với xã Phú Lâm về phía Đông và nối với thị trấn Thác bà - Yên Bình - Yên Bái về phía Tây Đường ĐT 186 dài 4 km từ xã Mỹ Bằng đi xã Nhữ Hán về phía Nam

- Xã Nhữ Hán: Là xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Yên Sơn, xã có

15 thôn

+ Phía Đông giáp xã Đội Cấn và xã Nhữ Khê

+ Phía Bắc giáp xã Phú Lâm và xã Hoàng Khai

Trang 32

+ Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ

+ Phía Tây giáp xã Mỹ Bằng

Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ ĐT 186 đi qua có chiều dài 8,7 km nối liền với xã Nhữ Khê về phía Nam và nối với xã Mỹ Bằng về phía Tây

3.1.1.2 Địa hình

- Xã Hoàng Khai: Có địa hình đồi núi thấp, nơi cao nhất là đỉnh núi

Nghiêm Sơn cao 400m nơi thấp nhất có độ cao 30m, có địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây nam Độ cao trung bình từ 50-350m so với mực nước biển (phần này chiếm 60% diện tích tự nhiên), Phần diện tích tương đối bằng phẳng phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm xã

- Xã Mỹ Bằng: Là xã có địa hình gọn, đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần

theo hướng từ Bắc sang Nam Độ cao trung bình từ 400-500m so với mực nước biển, 80% diện tích là đồi đất và núi Với đặc điểm của địa hình chủ yếu đồi, núi

đá phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và chân đồi núi đá, phân bổ ở

25 thôn Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chạy theo các chân đồi núi đá và dọc theo các khe suối Các khu dân cư và các công trình công cộng, công trình sự nghiệp chủ yếu nằm ở những khu vực thấp

- Xã Nhữ Hán: Có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng

từ Tây sang Đông Độ cao trung bình từ 40-250m so với mực nước biển (phần này chiếm 40% diện tích tự nhiên)

3.1.1.3 Về khí hậu, thuỷ văn

+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600-1.800mm Số

ngày mưa trung bình 150 ngày/năm; lượng mưa phân bố không đều trong năm

Trang 33

và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm; mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm;

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80-82% Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 76-82%

+ Thuỷ văn: Toàn xã có 25,5ha diện tích đất sông suối chiếm 2,06 % tổng diện tích đất tự nhiên;

- Xã Mỹ Bằng:

+ Khí hậu: Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 04 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C, lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%

+ Về thủy văn: Nguồn sinh thuỷ phân bổ tương đối đồng đều, có sông Chảy chảy qua địa phận xã và các khe nước, ao hồ thuận lợi cho việc thoát nước

về mùa mưa và xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè đập lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi dốc khá lớn nên hàng năm các con suối này thường xẩy ra lũ quét gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân, vì vậy về lâu dài cần phải có biện pháp khắc phục ảnh hưởng của nó cũng như bảo vệ, quản lý và khai thác tối đa tiềm năng các nguồn nước hiện có

- Xã Nhữ Hán:

+ Khí hậu: Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa

rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C

+ Về thủy văn: Lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%

3.1.1.4 Tài nguyên đất

Diện Tích đất tự nhiên tại 03 xã có diện tích khác nhau, số liệu được Thể hiện tại bảng 3.1

Trang 34

Bảng 3.1: Diện tích đất tự nhiên tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán

Đơn vị:Ha

STT Nội dung

Diện tích đất của 03 xã Hoàng

Khai Mỹ Bằng Nhữ Hán Tổng diện tích đất tự nhiên 1.772,83 3.206,95 2.124,13

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 929,36 1.316,37 711,32 1.2 Đất lâm nghiệp 540,23 1.307,68 980,36 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 32,77 30,6 14,87

(Nguồn: Phòng tài Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Sơn 2014)

- Qua bảng 3.1 cho thấy xã Mỹ bằng có diện tích đất tự nhiên cao nhất, sau đó đến xã Nhữ Hán và Hoàng khai, số liệu lần lượt là 3.206,95 ha, 2.124,13

Trang 35

- Diện tích đất phi nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên, có tỷ lệ

(diện tích đất phi nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên) tại 03 xã là khác

nhau: Xã Hoàng khai có diện tích đất phi nông nghiệp thấp nhất là 259,60 ha,

chiếm tỷ lệ 14,64 %; xã Mỹ Bằng có diện tích đất phi nông nghiệp là 544,59 ha,

chiếm tỷ lệ 16,98 %; xã Nhữ Hán có diện tích đất phi nông nghiệp cao nhất là 387,77 ha, chiếm tỷ lệ 18,26 %;

- Diện tích đất chưa sử dụng so với diện tích đất tự nhiên, có tỷ lệ

(diện tích đất chưa sử dụng so với diện tích đất tự nhiên) tại 03 xã là khác

nhau: Xã Mỹ Bằng có diện tích đất chưa sử dụng thấp nhất là 7,71 ha, chiếm

tỷ lệ 0,24 %; xã Hoàng khai có diện tích đất chưa sử dụng là 10,87 ha, chiếm

tỷ lệ 0,61 %; xã Nhữ Hán có diện tích đất chưa sử dụng cao nhất là 29,81 ha,

chiếm tỷ lệ 1,4 %

Như vậy, kết quả bảng trên cũng cho thấy công tác quản lý và sử dụng đất

tại 03 xã rất khác nhau, xã Nhữ Hán là kém nhất, được thể hiện tại diện tích đất

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đất tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán

Trang 36

Về loại đất tại 03 được chia làm 4 loại chính cụ thể là:

- Nhóm đất phù sa: Gồm 2 loại

+ Đất bạc màu trên đá mác ma axít (Ba)

+ Đất phù sa ngoài suối (kí hiệu Py): Được phân bố chủ yếu dọc theo

hai bên bờ suối Đất có thành phần cơ giới không đồng nhất, biến động từ cát pha đến thịt nhẹ Phần lớn diện tích này phù hợp với trồng lúa và cây hoa màu ngắn ngày

- Nhóm đất đỏ vàng: Gồm 3 loại:

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (kí hiệu Fl): Được hình thành từ đất

đồi núi thấp do quá trình canh tác lúa nước, các quá trình biến đổi trong đất ảnh hưởng điều kiện yếm khí xen kẽ khô hạn Loại đất này thường được sử dụng trồng lúa và cây trồng ngắn ngày

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đất thường được sử dụng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (kí hiệu Fs): Phân bố chủ yếu

trên địa bàn xã Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét Loại đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như chè và cây ăn quả Do vậy cần bố trí cây trồng thích hợp để có hiệu quả kinh tế cao

- Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi (kí hiệu Fv): Phân bố ở vùng núi cao

dưới chân núi đá vôi, tầng đất mỏng, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét Loại đất này cần tạo độ che phủ để chống xói mòn đất

- Nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ (kí hiệu Fp): Hình thành trên nền

phù sa cổ nên trong tầng đất có nhiều cuội sỏi, đất thường có thành phần cơ giới thịt pha cát đến sét Loại đất này thường được sử dụng để trồng các loại cây công

nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số, lao động và dân tộc

Số hộ, nhân khẩu, cơ cấu lao động (nam, nữ) và thành phần dân tộc, của

ba xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán được thể hiện tại bảng sau

Trang 37

Bảng 3.2: Số hộ, nhân khẩu, cơ cấu lao động

Tỷ lệ (%)

(Nguồn chi cục thống kê huyện Yên Sơn năm 2014)

- Kết quả bảng 3.2 cho thấy xã Hoàng Khai có số hộ khẩu là 1.321/5.236 nhân khẩu, xã Mỹ Bằng số hộ khẩu là 3.152/11.351 nhân khẩu, xã Nhữ Hán số

hộ khẩu là 1.279/5.272 nhân khẩu

- Số người trong độ tuổi lao động xã Hoàng Khai là 2.833 lao động (lao động nam có 1.563 người, nữ có 1.270 người), xã Mỹ bằng 7.614 lao động (lao động nam có 3.898 người, nữ có 3.716 người), xã Nhữ Hán 2.614 lao động (lao động nam có 1.443 người, nữ có 1.171 người)

- Tỷ lệ giữa số lao động so với số nhân khẩu không đồng đều tại 03 xã:

+ Xã Mỹ bằng có tỷ cao nhất: 67,08 % (7.614/11.351);

+ Xã Hoàng Khai có tỷ cao thứ hai: 54,11 % (2.833/5.236);

+ Xã Nhữ Hán có tỷ cao thứ ba: 49,58 % (2.614/5.272)

Trang 38

Từ phân tích trên cho thấy xã tỷ lệ giữa số lao động so với số nhân khẩu cao, thì sẽ có lợi thế về lực lượng tạo ra của cải cho cộng đồng và xã hội

- Trên địa bàn 03 xã chủ yếu có 5 dân tộc cùng sinh sống, Dân tộc Kinh,

Cao Lan, Tày, Dân tộc Dao, Dân tộc Mông và dân tộc khác như Hoa, Xán dìu

Tỷ lệ dân tộc Kinh ở các xã có cơ cấu và tỷ lệ khác nhau xã Hoàng Khai cao nhất chiếm 82,70 %, lần lượt là xã Mỹ Bằng 68,83 %, xã Nhữ Hán 60,28 % Điều này hoàn toàn phù hợp với vùng phân bố dân cư trên địa bàn huyện, vì xã Hoàng khai nằm gần khu trung tâm của tỉnh

3.1.2.2 Kết quả phát triển KT

Theo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2015 - 2020, của

xã Hoàng Khai lần thứ XXII, xã Mỹ Bằng lần thứ XX, xã Nhữ Hán lần thứ XVII, có kết quả phát triển kinh tế cụ thể như sau:

a) Xã Hoàng Khai

Kinh tế tăng trưởng cả trong sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp

- Tổng sản lượng lượng thực năm 2015 ước đạt 2.300 tấn, đạt 100% Nghị quyết

- Bình quân lương thực đầu người đạt 550 kg/người/năm, đạt 104% Nghị quyết

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 21.600.000đ/người/năm, đạt 112,8%

Trang 39

- Bình quân lương thực đầu người đạt 424,6 kg/người/năm (35,4

kg/người/tháng)

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.750.000 đồng/người/tháng(21.000.000 đồng/người/năm)

c) Xã Nhữ Hán

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế

theo hướng tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng

công nghiệp

- Năm 2015 tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 40,3%

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 59,7%

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 1.650.000 đồng/người/tháng, đạt 157,8% mục tiêu Nghị quyết

- Sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt 3.334,7 tấn

- Bình quân lương thực đạt 620kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn

3.1.3 Thực trạng trước khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán

Trước khi thực hiện xây dựng NTM các xã đều thực hiện đánh giá thực

trạng để xây dựng Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 Kết quả đánh giá thực trạng trước khi thực hiện đề án xây dựng nông

thôn mới tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán được thể hiện ở bảng 3.3

Trang 40

Bảng 3.3: Thực trạng 19 tiêu chí trước khi thực hiện xây dựng NTM tại 03 xã (năm 2011)

Số

Đánh giá từng chỉ tiêu

Đánh giá tổng hợp tiêu chí

Đánh giá từng chỉ tiêu

Đánh giá tổng hợp tiêu chí

Đánh giá từng chỉ tiêu

Đánh giá tổng hợp tiêu chí

1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn

được bản sắc văn hoá tốt đẹp

Ngày đăng: 14/06/2016, 10:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12 năm 1976, tr 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005). Giáo trình phát triển nông thôn, NxbNông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà
Nhà XB: NxbNông nghiệp
Năm: 2005
8. Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp Nxb nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung
Nhà XB: Nxb nông nghiệp
Năm: 1997
10. Đảng Cộng Sản Việt Việt Nam(1993), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb sự thật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Việt Nam
Nhà XB: Nxb sự thật
Năm: 1993
11. Đảng Cộng Sản Việt Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb sự thật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb sự thật
13. Quyết định số 342/QĐ-TTg về việc sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới ban hành tại QĐ số 491 ngày 16/04/2009, Thủ tường Chính phủ ban hành ngày ngày 20 tháng 02 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 342/QĐ-TTg về việc sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới ban hành tại QĐ số 491 ngày 16/04/2009
14. Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
15. Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 6 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
16. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2008
18. Thông tư số 21 /2009/TT-BXD về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn. Bộ Xây dựng ban hành ngày ngày 30 tháng 6 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 21 /2009/TT-BXD về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn
19. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới., Bộ Nông nghiệp và PTNN ban hành ngày 21 tháng 8 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
21. Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển 22. Dr. Lee Dae Seob (2011), Korea Rural and Agriculture Policy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển" 22. Dr. Lee Dae Seob (2011)
Tác giả: Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển 22. Dr. Lee Dae Seob
Năm: 2011
1. Ban Chấp hành Trung ương (khóa X). Nghị quyết số 26 - NQ/T.W ngày 5/8/2008 Khác
3. Bộ NN&PTNT (2009), Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã Khác
5. Cục Thống kê Tuyên Quang (2012), Niên giám Thông kê năm 2012 Khác
6. Cục Thống kê Tuyên Quang (2013), Niên giám Thông kê năm 2013 Khác
7. Cục Thống kê Tuyên Quang (2014), Niên giám Thông kê năm 2014 Khác
9. Đảng Cộng Sản Việt Việt Nam , Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng ngày26/4/2006 Khác
12. Đảng Cộng Sản Việt Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb sự thật, Hà nội Khác
17. Phạm Xuân Sơn (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng Sản Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w