Nguyễn Đăng Dờn, 2012 Bài nghiên cứu: Ong Tze San & Teh Boon Heng 2012, Factors affecting the profitability of Malaysia commercial banks, African Journal of Business Management, 78: 649-
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI 2:
MỐI QUAN HỆ VỐN CHỦ SỞ HỮU, LỢI NHUẬN
VÀ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GVHD: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG NHÓM 7 – GIẢNG ĐƯỜNG A314 – CHỦ NHẬT
Trang 2MỤC LỤC
Câu 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại 1
Câu 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng thương mại 9
Câu 3: Mối quan hệ giữa vốn là lợi nhuận trong ngân hàng thương mại 14
Câu 4: Mối quan hệ giữa vốn và rủi ro trong ngân hàng thương mại 18
Câu 5: Basel quy định về tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng như thế nào? 20
Câu 6: Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 3CÂU 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại:
Theo nghĩa hẹp: Lợi nhuận NHTM là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của NHTM Gia tăng lợi nhuận không những giúpngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh mà còn để gia tăng thunhập cho các cổ đông, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người laođộng, ổn định nhân sự, ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu và uy tíncủa ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Theo nghĩa rộng, ý nghĩa về lợi nhuận của NHTM rất đặc biệt, lợi nhuậnkhông chỉ phản ảnh hiệu quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệuquả hoạt động của cả hệ thống NHTM trong nền kinh tế Hoạt động củaNHTM không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngânhàng, rộng hơn nữa nó còn mang lại lợi ích cho khách hàng, cho nền kinh tếquốc gia (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Bài nghiên cứu: Ong Tze San & Teh Boon Heng (2012), Factors affecting
the profitability of Malaysia commercial banks, African Journal of Business Management, 7(8): 649-660
Ong Tze San và The Boon Heng nghiên cứu: những yếu tố tác động đến lợinhuận các ngân hàng thương mại Malaysia, trong giai đoạn 2003 đến năm 2009.Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy với ba chỉ số đại diện là: tỷ suất lợinhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thunhập lãi cận biên (NIM) để đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngânhàng thương mại Malaysia Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thì ROA là
Trang 4chỉ tiêu đo lường lợi nhuận tốt nhất Mô hình ROA cho R2 cao nhất và nó đượcgiải thích tốt hơn bởi các yếu tố quyết định cụ thể của ngân hàng và các yếu tố kinh
tế vĩ mô đã được sử dụng trong bài phân tích
LLR = tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu;
COSR = Chi phí trên thu nhập;
LIQ = Hệ số thanh toán ngắn hạn= tỷ lệ tổng tài sản lưu động và tổng nợngắn hạn;
SIZE = tổng tài sản của Ngân hàng;
GDP = tốc độ tăng trưởng GDP;
CPI = chỉ số giá tiêu dùng
Các giả thuyết được đưa ra:
H1: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với tỷ lệ vốn chủ sởhữu trên tài sản (EA)
H2: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với trích lập dự phòngrủi ro trên nợ xấu (LLR)
Trang 5 H3: Chi phí trên thu nhập (COSR) có một mối quan hệ nghịch với lợi nhuậnngân hàng.
H4: Hệ số thanh toán ngắn hạn (LIQ) có một mối quan hệ nghịch với lợinhuận ngân hàng
H5: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với tổng tài sản củangân hàng
H6: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với tốc độ tăng trưởngGDP
H7: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với lạm phát
Mẫu và dữ liệu: nghiên cứu này sử dụng bảng là sự kết hợp của dữ liệu thờigian và dữ liệu chéo Dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng thương mại trongnước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của Malaysia từ năm 2003đến năm 2009 Các dữ liệu được thu thập từ BANKSCOPE nơi mà thông tin đượccung cấp và biên soạn bởi Ngân hàng Phân tích tín dụng Quốc tế (IBCA).BANKSCOPE là một công cụ phân tích tài chính hoàn chỉnh, trong đó kết hợp cácthông tin về 29.199 ngân hàng trên toàn thế giới với một chương trình phần mềmphân tích tài chính Dữ liệu của bảy năm đã được chọn vì AmBank (M) Bhd đượcthành lập vào năm 2002 như là một kết quả của việc sáp nhập và mua lại, do đó các
dữ liệu chỉ có sẵn trong năm 2003 Dữ liệu liên quan đến các biến Malaysia đãđược thu thập từ các website chính thức của Sở thống kê Malaysia Có 23 ngânhàng thương mại trong nước và nước ngoài tại Malaysia Tuy nhiên, chỉ có 20ngân hàng thương mại (9 trong nước và 11 nước ngoài đã được sử dụng trongnghiên cứu này Bangkok Bank Bhd, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (M)Bhd, và Ngân hàng Trung Quốc (M) Bhd bị loại trừ vì dữ liệu không đầy đủ Tổngcộng có 140 quan sát thu được trong giai đoạn 2003-2009
Trang 6Bài nghiên cứu nhận định rằng các yếu tố như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cóảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của ngân hàng Vốn chủ sở hửu của các ngânhàng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn kinh doanh (tổngtài sản) có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong khi các yếu tốquyết định đến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát không có ảnhhưởng đáng kể tới hiệu suất sinh lời.
EA là một yếu tố quyết định quan trọng trong hoạt động lợi nhuận ngânhàng, ngân hàng có mức vốn hóa cao có thể chịu được rủi ro tài chính, ít gặprủi ro thanh khoản và ít chi phí tài trợ từ bên ngoài,và do đó đạt được hiệusuất lợi nhuận cao hơn Điều này làm tăng sự tự tin của người gửi tiền đểtiếp tục gởi tiền cho ngân hàng
Một yếu tố quyết định mô hình ROA là LLR LLR có một mối quan hệnghịch đảo với ROA LLR cao có nghĩa là các ngân hàng phải trích lập dựtrữ nhiều hơn để dự phòng các khoản nợ xấu và làm giảm lợi nhuận củangân hàng
COSR có một mối quan hệ nghịch biến và rất có ý nghĩa với mô hình ROA.Điều này gợi ý rằng COSR là một biến số cần thiết trong ROA đo lường lợinhuận ngân hàng Ngân hàng quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ có mộtCOSR thấp và sẽ làm khả năng sinh lời cao hơn
LIQ là yếu tố quyết định trong đo lường lợi nhuận ROA Điều này ngụ ýrằng LIQ cải thiện hiệu suất lợi nhuận của các ngân hàng Các ngân hàng cótài sản thanh khoản cao sẽ hạ thấp nguy cơ phải phá sản vì chúng có thể chịuđược rủi ro tài chính Họ có thể làm giảm chi phí vay từ bên ngoài và kếtquả lợi nhuận cao hơn Do đó, chúng ta nên giữ đủ tài sản lưu động
Trang 7 SIZE là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng Nó ảnh hưởng tích cựcđến lợi nhuận ngân hàng và ngụ ý rằng các ngân hàng quy mô lớn có nhiềulợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ.
Các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát không ảnh hưởngđến hiệu suất lợi nhuận Những phát hiện trong bài nghiên cứu này khác sovới các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP vàlạm phát ảnh hưởng rõ đến hoạt động của ngành ngân hàng Đối với cácngân hàng thương mại Malaysia, tăng trưởng GDP và lạm phát không phải
là yếu tố quyết định lợi nhuận trong bất kỳ biện pháp mô hình bằng ROA,ROE, và tỷ lệ NIM
Bài nghiên cứu: Qinhua Pan, Meiling Pan (2014), The impact of macro
factors on the profitability of China’s commercial banks in the decade after WTO accession, Open Journal of Social Sciences, 2014, 2, 64-69
Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã tănglên đáng kể kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Bài viếtnghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàngthương mại Trung Quốc trong những thập kỷ sau khi gia nhập WTO, nghiên cứunày được phân tích thực nghiệm trên một bảng dữ liệu bất cân xứng của 10 ngânhàng Trung Quốc giai đoạn 1998- 2012 Mô hình này có lợi nhuận trên tài sản làbiến phụ thuộc và có GDP, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng cung tiền, lãi suất và tổngvốn hóa thị trường của cổ phiếu là biến độc lập
Nghiên cứu ảnh hưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), tăng trưởng cungtiền, lãi suất cho vay, tỷ lệ lạm phát và tổng vốn hóa thị trường lên ROA và đểkiểm tra ảnh hưởng của điều kiện kinh tế vĩ mô lên lợi nhuận của các ngân hàngthương mại, mô hình hồi quy sau đây được thành lập:
Trang 8ROAi,t = β0 + β1GDPt + β2INFt + β3M1t + β4Rt + β5LNSTOCKt + µi,t
Trong đó:
I: đại diện cho các ngân hàng khác nhau;
T: đại diện cho các năm khác nhau;
ROAi,t: là biến phụ thuộc, đại diện cho ROA của ngân hàng i trong khoảngthời gian t; β0 là thuật ngữ chặn;
µi,t là sai số;
Các biến còn lại là các biến giải thích và ý nghĩa cụ thể được thể hiện trongbảng dưới đây:
Lợi nhuận ngân hàng ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản
Tăng trưởng kinh tế ln GDP Ln (GDP)
Chính sách tiền tệ MI Tăng trưởng cung tiền
Phát triển thị trường tài chính LNStock Ln (Tổng vốn hóa thị trường)
Xem xét tính đại diện, sẵn có và tính toàn vẹn của dữ liệu, nghiên cứu này sửdụng dữ liệu của 10 ngân hàng thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn 1998 –
2012, và giá trị ROA tính theo báo cáo hàng năm của các ngân hàng này Có 4 ngânhàng thương mại nhà nước, cụ thể là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân
Trang 9hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựngTrung Quốc Có 6 ngân hàng thương mại cổ phần, cụ thể là China Merchants Bank,Ngân hàng Minsheng, Ngân hàng Phát triển Thượng Hải Phố Đông, Ngân hàngcông nghiệp, Ngân hàng Phát triển Thâm Quyến và Trung Quốc Ngân hàng CITIC.
Trong bài nghiên cứu này, Eviews được sử dụng như phần mềm phân tíchhồi quy Để so sánh, nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của GDP và tổng vốn hóathị trường của cổ phiếu Để xác định mô hình hồi quy, trước hết, tác giả sử dụng F-test để kiểm tra mô hình khác nhau, hệ số, mô hình đánh chặn biến và mô hình hồiquy hỗn hợp Khi nói đến hồi quy tác động cố định và các hồi quy tác động ngẫunhiên, nghiên cứu sử dụng thử nghiệm Hausman Trong điều kiện đó giả thuyết là
mô hình tác động ngẫu nhiên, giá trị P lớn hơn 0.05 vì vậy giả thuyết không thể bịbác bỏ
Có thể nhìn thấy trong hình dưới đây, ROA của các ngân hàng thương mạicủa Trung Quốc đang tăng đều đặn Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, do
đó ngành ngân hàng phải chịu những cú sốc nhất định, kết quả trong một vài nămROA tương đối thấp Sau đó, các ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốcbắt đầu cải cách cổ phần từ năm 2003 trở đi, dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận trên tàisản ROA đạt 1,33 trong năm 2012
Trang 10Các kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế vĩ mô không có tác độngđáng kể đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Tăng trưởng, lạmphát, lãi suất cho vay dài hạn và tăng trưởng cung tiền có mối tương quan thuậnvới lợi nhuận ngân hàng, trong khi tổng vốn hóa thị trường chứng khoán có mộtmối tương quan nghịch với lợi nhuận ngân hàng Trong số các biến kinh tế vĩ môđược lựa chọn, ảnh hưởng của tăng trưởng cũng tiền là rõ ràng nhất Vì vậy bàiviết này đưa ra ba đề xuất:
Đẩy mạnh đổi mới tài chính và chiến lược đa dạng hóa: đổi mới tài chính là
sự thay đổi của hệ thống tài chính và việc bổ sung các công cụ tài chính mới
để có được lợi nhuận tiềm năng mà hiện tại các tổ chức tài chính hiện hành
và các công cụ tài chính không thể đạt được Đổi mới tài chính có thể làmgiảm nguy cơ của các ngân hàng thương mại; giảm chi phí và nâng cao hiệuquả kinh tế; hướng dẫn các dòng vốn và tối ưu hóa việc phân bổ thị trườngcủa tài nguyên ngân hàng thương mại của Trung Quốc nên đẩy nhanh tốc
độ đổi mới tài chính và tạo ra các sản phẩm tài chính đa dạng để đáp ứngnhu cầu của người tiêu dùng để duy trì bất khả chiến bại trong cuộc canhtranh này
Trang 11 Phát triển kinh doanh trung gian: Trung Quốc điều chỉnh kinh tế vĩ mô nhiềulần thông qua chính sách tiền tệ chặt chẽ, trong đó có một tác động tiêu cựcđến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Để thay đổi tình trạng thụđộng này, các ngân hàng thương mại của Trung Quốc nên phát triển kinhdoanh trung gian
Cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro: khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, lợinhuận của các ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã giảm đáng kể Đểđối phó với tình trạng kinh tế vĩ mô bất lợi này, các ngân hàng thương mạicần phải cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro; giảm tỷ lệ nợ xấu; nâng caochất lượng tài sản và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Với sự phát triển của sự đổi mới tài chính, ngân hàng thương mại của TrungQuốc sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn Hiện nay, khái niệm kiểm soát rủi rocủa các ngân hàng thương mại của Trung Quốc tụt hậu và kiến trúc của hệ thốngkiểm soát rủi ro là không đầy đủ, gây thiệt hại đến lợi nhuận của các ngân hàngthương mại
CÂU 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG.
Bài nghiên cứu: Michael Salkeld (2011), Determinants of Banks' Total
Risk: Accounting Ratios and Macroeconomic Indicators
Nghiên cứu này phân tích giao dịch công khai của các ngân hàng tại Mỹ từnăm 1978 đến năm 2010 Các tỷ lệ khác nhau và các chỉ số kinh tế vĩ mô được sửdụng như các proxy cho các tác động của hoạt động ngân hàng riêng lẻ và nhữngthay đổi trong môi trường kinh tế Rủi ro tổng thể được đo bằng độ lệch chuẩn củaROA và ROE, hồi quy so với tỷ lệ tài chính và các chỉ số kinh tế để xác định các
Trang 12thành phần quan trọng trong tổng rủi ro Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sởhữu/tài sản, tỷ lệ tổn thất cho vay, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ cho vay so với tài sản,tăng trưởng GDP thực , tăng trưởng cung tiền và lãi suất tất cả có liên quan đáng
kể với tổng rủi ro Nghiên cứu thấy rằng những thay đổi trong môi trường kinh tếtrong thực tế liên quan đáng kể đến tổng mức độ rủi ro của ngân hàng, sau đó chothấy ở các nước đang đi qua một cuộc suy thoái kinh tế, các ngân hàng có thể điềuchỉnh hoạt động của mình cho phù hợp để bảo vệ chống lại mức độ rủi ro cao hơn
Mẫu nghiên cứu bao gồm 326 ngân hàng Mỹ được phân tích qua các thời kỳtheo quý từ năm 1978 đến năm 2010 Các ngân hàng được sử dụng trong nghiêncứu này được công khai giao dịch và phân loại như các ngân hàng lớn trong ngànhtài chính của Sở giao dịch Nasdaq
Mô hình nghiên cứu:
SDROE = β0 β1Size β2Equity/Asset + β3 Loan Loss β4Liquidity + β5 Loan/Asset β6Dividend Payout - β7GDP Growth +/- β8M2 Growth + β9Interest Rate Gap+ εii
-Trong đó:
Biến phụ thuộc: độ lệch chuẩn 3 năm của lợi nhuận trên vốn cổ phần(SDROE) là dung để đo tổng rủi ro Một biện pháp thay thế tổng rủi ro là độlệch chuẩn ba năm của lợi nhuận trên tài sản (SDROA) cũng sẽ được sửdụng trong nghiên cứu này để kiểm tra sự vững của các kết quả Những sựtrễ độ lệch tiêu chuẩn ba năm của biến lợi nhuận đo biến động trong tỷ lệ thunhập ngân hàng trong để nắm bắt được mức độ rủi ro tổng thể cho một ngânhàng không bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn
Biến độc lập: đại diện cho dữ liệu kế toán từ báo cáo tài chính và các chỉ sốkinh tế vĩ mô để phản ánh những thay đổi trong môi trường kinh tế
Trang 13 Size (quy mô ngân hàng): tính bằng log của tổng tài sản dùng để đo lường
quy mô ngân hàng;
Equity Asset (Vốn chủ sở hữu): Tổng số vốn chủ sở hữu /Tổng tài sản xác
định phần trăm tài sản mà các cổ đông đóng góp;
Loan Loss (dự phòng rủi ro tín dụng): dự trữ cho tổn thất nợ vay/Nợ ròng Tỷ
lệ phần trăm của các khoản vay ngân hàng dự kiến không thu được;
Liquidity (thanh khoản): tính bằng tiền mặt và phải trả/ tổng tài sản; đo về
khả năng của một ngân hàng để hấp thụ những thay đổi bất ngờ trong các tàikhoản tài sản và trách nhiệm phải trả;
Loan Asset (Vay ròng/tổng tài sản): phần trăm tổng tài sản trong dư nợ cho
vay;
Dividend Payout (chi trả cổ tức): (Cổ tức Cổ phiếu phổ thông + Cổ tức cổ
phiếu ưu đãi) / thu nhập thuần; đo về kỳ vọng về thu nhập ròng của nhà đầutư;
GDP Growth (tăng trưởng GDP): GDP quý này/GDP quý trước; đo lường
tăng trưởng hàng quý của GDP;
M2 Growth (tăng trưởng cung tiền): Cung tiền quý này/Cung tiền quý trước;
đo lường tăng trưởng hàng quý của M2;
Interest Rate Gap (Khe hở lãi suất): Trái phiếu kho bạc 10 năm – Lãi suất
liên bang; đo lường biên độ lãi suất giữa lãi suất Trái phiếu kho bạc 10 năm
và lãi suất liên bang
Bài nghiên cứu đưa ra kết quả: Quy mô của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữuvới tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ cho vay/ tài sản, tăngtrưởng GDP thực, tăng trưởng cung tiền và Khe hở lãi suất có liên quan đáng kểvới tổng rủi ro Quy mô của một ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản cho kếtquả là có mối ảnh hưởng ngược chiều, trong khi đó dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ
Trang 14cho vay/ tài sản có ảnh hưởng cùng chiều với tổng rủi ro, là phù hợp với cácnghiên cứu trước (Agusman et al, 2008; Jahankhani và Lynge, 1980; Mansur vàZitz, 2003; Lee và Brewer, 1985) Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán cổ tức và tỷ lệ thanhkhoản được cho thấy có ý nghĩa đáng kể trong các nghiên cứu khác, nhưng trongnghiên cứu này tỷ lệ chia trả cổ tức là không có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ thanhkhoản là có ý nghĩa thống kê nhưng với ngược lại với dấu được mong đợi của cácnghiên cứu trước Tỷ lệ thanh khoản thể hiện một mối quan hệ tích cực với tổng rủi
ro, rằng thanh khoản dư thừa làm cho sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn dưthừa dẫn đến làm tăng tổng rủi ro
Bài nghiên cứu: Yukihiro Yasuda (2004), Factors affecting bank risk
taking: Evidence from Japan Masaru Konishi, Journal of Banking & Finance 28 (2004), 215–232
Sử dụng dữ liệu gần đây từ Nhật Bản, bài nghiên cứu xem xét thực nghiệmcác yếu tố quyết định chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại Nghiên cứuthấy rằng rằng việc thực hiện các yêu cầu an toàn vốn làm giảm rủi ro tại các ngânhàng thương mại Việc chấp nhận các viên chức chính phủ nằm trong ban điềuhành của ngân hàng (amakudari officers) ít có ít nghĩa về rủi ro ngân hàng Mốiquan hệ giữa cổ đông ổn định và rủi ro ngân hàng là phi tuyến với cổ đông ổn địnhđược định nghĩa là các nhà đầu tư không tham gia vào kinh doanh chứng khoánngắn hạn, nhưng nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài Rủi ro giảm ban đầuvới cổ đông ổn định, và sau đó tăng lên khi tác động các tài sản thay thế lớn hơntác động của quản lý về rủi ro ngân hàng Sự suy giảm của giá trị thương hiệu làmtăng rủi ro ngân hàng
Bài nghiên cứu dùng một bảng dữ liệu của các ngân hàng trong khu vực củaNhật Bản bao gồm các giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999 Các ngân hàng mẫu
Trang 15phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán Có 54 ngân hàng khu vực niêmyết trên thị trường chứng khoán Tokyo (TSE) trong khoảng thời gian mẫu, loại trừcác ngân hàng có cổ phiếu được giao dịch ít thường xuyên trên TSE Bài nghiêncứu loại trừ các ngân hàng có cổ phiếu không có giao dịch trong 75 ngày hoặc hơntrong năm trong thời kỳ mẫu Sáu ngân hàng bị loại bỏ bởi tiêu chí này với mẫucòn 48 ngân hàng khu vực.
Các số liệu về lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày được thu thập từ “Kabuka ROM 2001” được biên soạn bởi Toyo Keizai Data Bank Các thông tin về việcchấp nhận amakudari officers là từ “Kigyo Keiretsu Soran” (Báo cáo Thường niên
CD-về Keiretsu) xuất bản bởi Toyo Keizai Các dữ liệu CD-về cổ đông ổn định được thuthập từ “Kaisha Shikiho” xuất bản bởi Toyo Keizai, với cổ đông ổn định được địnhnghĩa là các cổ đông liên quan nhỏ (chẳng hạn như các nhà quản lý ngân hàng) vàtop 10 cổ đông nắm giữ cổ phiếu một thời gian dài Các dữ liệu trên Topix (TSEchỉ số giá cổ phiếu giá trị trọng) và năng suất của trái phiếu chính phủ mười năm
đã được thu thập từ Nihon Keizai Shimbun, các đối tác Nhật Bản của tờ WallStreet Journal Phần còn lại của dữ liệu cần thiết để phân tích sau đây được lấy từ
cơ sở dữ liệu NIKKEI QUICK
Uớc lượng mô hình hồi quy sau đây sử dụng kỹ thuật dữ liệu bảng:
RISK i = α 0 + α 1 CAPREQ i + α 2 AMAKUDARI i + α 3 HOLDINGS i + α 4 (HOLDINGS) 2
i +
α 5 FRANCHISE i + α 6 ASSET i + α 7 FREQUENCY i + ԑ i
Trong đó:
Biến phụ thuộc: RISK là thước đo cho mức độ rủi ro của ngân hàng Tác giả
sử dụng 5 đơn vị đo lường rủi ro: tổng rủi ro, rủi ro cụ thể, rủi ro hệ thống,rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất