1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án công nghệ may

23 697 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 394,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆUQuy trình kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu 1.. Các nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu - Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho phải có phi

Trang 2

CHƯƠNG I CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU

Quy trình kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu

1 Các nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu

- Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho phải có phiếu giao nhận rõ ràng về số lượng, ghi số và ký tên rõ ràng để tiện việc kiểm tra

- Tất cả các nguyên liệu phải được tiến hành đo đếm phân loại màu sắc, số lượng, chất lượng, khổ vải trước khi nhập kho chính thức

- Khi đo đếm xong cần ghi đầy đủ các ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất lượng của cây vải vào một miếng giấy nhỏ gắn ở đầu cây vải theo quy định

- Khi cấp nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt phải thực hiện theo đúng khoảng cách và theo phiếu hoạch toán số liệu giác sơ đồ của phòng kỹ thuật nhằm

sử dụng hợp lý tránh phát sinh đầu tấm

- Đối với vải đầu tấm cần phải kiểm tra phân loại cho từnh khổ, chiều dài, màu sắc,…sau đó thống kê lại một bản gửi cho phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch nhận lại số vải này về kho để tiện quản lý và lên kế hoạch để tận dụng

Trang 3

- Đối với các hàng lỗi sợi, màu sắc, hụt…đều phải có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể đối với mỗi loại làm cơ sở cho công tác làm việc lại với khách hàng.

2 Phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu

A Nguyên liệu

- Kiểm tra số lượng:

Vải xếp tận dụng thước đo của một lá vải, sau đó đếm lớp trên cây vải rồi nhân

số lớp này với chiều dài của một lá vải để có tổng chiều dài của toàn bộ cây vải Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ở đầu cây vải hay không

- Kiểm tra khổ vải:

Khi tiến hành đo ta sử dụng thước cây để tránh sự co giãn, thước phải đảm bảo chính xác cao

Dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 5m đo một lần Tuỳ loại vải

có mép biên trơn, lỗ kim hay xù phải báo cáo cụ thể cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao đối với khâu giác sơ đồ

Trong quá trình đo nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phía biên quá nhiều phải báo cho phòng kỹ thuật để có hướng giải quyết

- Kiểm tra chất lượng vải:

Khi kiểm tra vải nếu phát hiện lỗi thì dùng phấn đánh dấu vào chỗ có lỗi hoặc dùng băng keo màu dán vào phần có lỗi

- Độ co của vải:

Không đáng kể

Trang 5

CHƯƠNG II CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ

Quy trình chuẩn bị thiết kế

1 Đề xuất và chọn mẫu

Dựa vào nguyên tắc phối màu và pha chắp nguyên phụ liệu mà ta đề xuất và chọn mẫu theo từng mùa trong năm, theo mốt đang thịnh hành Khi đề xuất và chọn mẫu cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với sản xuất công nghệ

- Phù hợp với trang thiết bị trong xí nghiệp

- Không đòi hỏi các công việc phụ làm bằng tay nhiều

- Có đầy đủ nguyên liệu để sản xuất mã hàng

A Cách tiến hành

Trang 6

Nghiên cứu các điều kiện nơi mà ta định sản xuất sản phẩm chào hàng: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phong tục tập quán, phối màu kiểu dáng, điều kiện làm việc.

Nghiên cứu các điều kiện về nguyên liệu trong nước, điều kiện về trang thiết bị, tay nghề công nhân, trình độ công nhân, trình độ về tổ chức quản lý

May một số mẫu hoàn chỉnh đưa ra hội đồng duyệt mẫu và chào hàng

B Điều kiện để mẫu được chọn

Phải có tính thiết kế cao, hợp thời trang, phù hợp với người tiêu dùng, phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp

2 Nghiên cứu mẫu

Là xem xét tìm hiểu các điều kiện cần thiết để sản xuất mẫu theo từng phương thức công nghiệp

Nghiên cứu mẫu theo đơn đặt hàng thì phải tiến hành nghiên cứu thật kỹ mẫu, tiến hành so sánh đối chiếu với điều kiện kỹ thuật, phương tiện xí nghiệp để lên kế hoạch từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành

Nếu phát hiện có mâu thuẫn giữa mẫu chuẩn, tài liệu kỹ thuật với điều kiện thực

tế của xí nghiệp thì cần làm việc lại với khách hàng để đi đến thống nhất

3 Thiết kế mẫu rập

Người thiết kế phải tạo ra một bộ mẫu rập sao cho khi may xong bộ mẫu có thông số kích thước đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật và có kiểu dáng giống như mẫu chuẩn

A Nguyên tắc thiết kế mẫu rập

Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu trực quan (tài liệu kỹ thuật chính) Hai tài liệu này bổ sung cho nhau để có một bộ mẫu hoàn chỉnh

Trang 7

Dựa vào mẫu chuẩn để xây dựng quy cách lắp ráp, quy trình công nghệ và cách

3 Dài tay Đo từ chân cổ đến khỏi mắt cá tay 77 72 73 74

4 Cửa tay Đo vòng quanh nắm tay 19 20 21 22

5 Vòng cổ Đo vòng quanh chân cổ 38 40 42 44

6 Vòng ngực Đo vòng quanh ngực nơi nở nhất 82 84 86 88

7 Vòng mông Đo vòng quanh mông nơi nở nhất 86 88 90 92

Ta lấy size M làm size chuẩn để thiết kế

CÔNG THỨC THIẾT KẾ

THÂN TRƯỚC:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

Trang 8

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

Trang 9

TAY ÁO:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

Trang 11

BO LAI:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

AB = CD Dài bo lai Vòng lai trên thân – 20cm + 2cm

AC = BD Rộng bo lai Rộng bản bo lai + 1cm đường

ĐẦU BO LAI:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

AB = CD Dài đầu bo lai 10cm + 2cm đường may 12

AC = BD Rộng đầu bo lai Rộng bản bo lai + 1cm đường

BO TAY:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

AC = BD Dài bo tay Số đo dài bo tay + 2cm đường

AB = CD Rộng bo tay Số đo rộng bo tay + 1cm đường

Trang 12

LÁ BÂU:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

AC = BD Dài bản lá bâu 1/2 vòng cổ đo trên thân áo 25

AB = CD Rộng bản lá bâu Số đo rộng bản lá bâu + 1cm

CƠI TÚI:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

AB = CD Dài cơi túi 16cm + 2cm đường may 18

AC = BD Rộng cơi túi 2cm x 2cm đường may 4

ĐÁP TÚI:

Kí hiệu Chi tiết thiết kế Công thức Thông số(cm)

AB = CD Dài đáp túi 16cm + 2cm đường may 18

AC = BD Rộng đáp túi 2cm x 2cm đường may 4

Trang 13

LÓT TÚI:

Dựa vào cơi túi để vẽ lót túi

4 Chế thử mẫu – Đo thời gian làm việc

A Chế thử mẫu

Dùng bộ mẫu mỏng đã thiết kế sắp xếp lên vải, cắt hoàn chỉnh một bộ mẫu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và may hoàn tất một sản phẩm theo đúng quy trình may

và quy trình lắp ráp sản phẩm

Khi nhận mẫu rập phải kiểm tra toàn bộ thông số kích thước, số lượng chi tiết,

ký hiệu chi tiết trên bán thành phẩm và tuyệt đối trung thành với mẫu rập khi cắt.Trong quá trình may mẫu nếu phát hiện sai sót phải báo ngay cho người thiết kế mẫu rập

Khi may xong thì phải kiểm tra toàn bộ thông số kích thước, cách sử dụng nguyên phụ liệu

Trong khi may mẫu cần ghi lại quá trình may và các lưu ý cần biết khi may sản phẩm

B Đo thời gian làm việc

Đo bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giờ

Mục đích của việc đo thời gian là để cho công nhân may

5 Nhảy mẫu

Trang 14

Nghiên cứu mẫu chuẩn và bảng thông số kích thước, tính toán độ chênh lệch về thông số kích thước Đưa mẫu chuẩn lên máy tiến hành nhảy mẫu Sau khi nhảy mẫu xong thì kiểm tra lại thông số kích thước của mẫu vừa nhảy.

Trang 15

- Tiết kiệm nguyên phụ liệu.

- Tiết kiệm thời gian

- Tiết kiệm số sơ đồ phải giác

Phương pháp giác sơ đồ cho mã hàng này là phương pháp trừ lùi Số sản phẩm tối đa của sơ đồ là 4 sản phẩm và 1 bàn có tối đa là 50 lớp

BẢNG SẢN LƯỢNG

Mã hàng: NV93

Trang 16

STT Tên sơ đồ Số sản phẩm/ sơ đồ Số lớp Số bàn Sản

Trang 17

CHƯƠNG III CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ CÔNG NGHỆ

Quy trình về chuẩn bị công nghệ

Một tài liệu sản xuất bao gồm các tài liệu sau:

- Tiêu chuẩn kỹ thuật

- Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

- Bảng định mức nguyên phụ liệu

- Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật giác sơ đồ

- Bảng quy trình cho phân xưởng cắt

- Bảng quy cách may sản phẩm

- Bảng sơ đồ nhánh cây

- Bảng thiết kế dây chuyền công nghệ

- Bảng bố trí mặt bằng phân xưởng

Trang 18

- Bảng quy cách cho phân xưởng đóng gói

- Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng

1 Tiêu chuẩn kỹ thuật

A Mô tả hình dáng

B Quy cách may và quy cách gắn nhãn

1 Túi áo May túi mổ, không bị lệch, may cách đường lai và

đường sườn 7cm

2 Decoupe thân trước Đều, không bị gãy

3 Decoupe thân sau Đều, không bị gãy

4 Logo Trên thân trước trái May cách nẹp 6cm và từ trên

đỉnh vai xuống 20cm

5 Tay áo Tra tay raglan

6 Bo tay May vào cửa tay

7 Lá bâu Bâu thun, đường may êm phẳng, không vặn Tra cổ

phải tròn đều

8 Lai áo To bản lai 5cm, lai đều, êm phẳng

9 Dây kéo Đều, êm phẳng, không vặn

Trang 19

Những đặc điểm cần lưu ý:

- Áo jacket nữ tay raglan, bâu thun, bo tay và bo lai thun, túi mổ 1 viền Thân trước và thân sau có decoupe Thân trước trái có logo nhà sản xuất

- Các đường may không được nhăn rút

- Ủi không được cấn bóng

- Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ

- Các đường mí, đường diễu phải đều, không sụp mí

- Ngã tư nách trùng nhau

- Vắt sổ không bị lòi xơ vải

Cự ly các đường may – cách gắn nhãn

- Sử dụng kim số 11

- Các đường diễu nẹp may chỉ trùng màu với vải chính

- Mật độ mũi chỉ máy bằng 4 mũi/ 1cm

- Mật độ máy vắt sổ là 4.5 mũi/ 1cm

- Nhãn chính gắn ở giữa thân sau và may dính vào đường tra lá bâu

- Nhãn size và nhãn sử dụng gắn ở bên sườn

2 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

Là bảng thống kê tất cả nguyên phụ liệu cần dùng như vải, chỉ may, chỉ vắt sổ, các loại nhãn, dây kéo

Trang 20

BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU

Mã hàng: NV93

Chỉ may màu I Chỉ may màu II Chỉ vắt sổ Nhãn chính

Trang 21

Thể hiện đầy đủ tất cả các nguyên phụ liệu, tiêu hao của các nguyên phụ liệu Tiêu hao của các nguyên phụ liệu trong một sản phẩm.

Trang 22

Định mức cung cấp

3 Chỉ may màu I Cuộn

4 Chỉ may màu II Cuộn

16 Thùng carton Cái

17 Giấy chống ẩm Cái

18 Keo dán thùng Cái

Trang 23

4 Quy trình cho phân xưởng cắt

5 Quy trình cho phân xưởng may

6 Quy trình cho phân xưởng hoàn thành

Ngày đăng: 13/06/2016, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w