Các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quantrọng của chính sách cổ tức trong công tác tài chính của mình, việc chi trả cổtức còn mang nặng tính tự phát, chưa có tính chiến
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2Hà Nội – 2015
Trang 3HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 4Hà Nội – 2015
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam,với sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, cô trong trường nói chung, Khoa kếtoán và Quản trị kinh doanh nói riêng, tôi đã được trang bị những kiến thức cơbản, chuyên môn cũng như những kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp tôi cóđược hành trang vững chắc trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn các thầy cô trong Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh
Đặc biệt để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bảnthân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Lê Thị Thanh Hảo, cô đãgiúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân trong gia đình, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện khóa luậntốt nghiệp này
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Lan Phương
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng iv
Danh mục biểu đồ v
Danh mục viết tắt vii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tổng quan tài liệu 4
2.1.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu 28
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 30
3.1.2 Sự phát triển của thị trường chứng khoán thời gian qua 32
3.1.3 Tổng quan về ngành thủy sản 36
3.1.4 Tình hình tài chính của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN 37
3.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN 54
3.2.1 Hình thức chi trả cổ tức 54
Trang 73.2.2 Thời gian chi trả cổ tức 56
3.2.3 Số lần chi trả cổ tức 57
3.2.4 Tỷ lệ chi trả cổ tức (D/E) 58
3.2.5 Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 59
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách cổ tức của doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN 62
3.4 Đánh giá và đưa ra một số đề xuất về chính sách cổ tức đối với doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN 65
3.4.1 Đánh giá về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN 65
3.4.2 Một số đề xuất về chính sách cổ tức đối với các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN 66
PHẦN 4 KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả các biến của mô hình 29Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên TTCKV từ năm 2006 đến năm
2013 31Bảng 3.2 : Hệ số thanh toán tổng quát của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết
trên TTCKVN 38Bảng 3.3: Hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết
trên TTCKVN 40Bảng 3.4: Hệ số thanh toán nhanh của các doanh nghiêp thủy sản niêm yết trên
TTCKVN 41Bảng 3.5 Hệ số thanh toán tức thời của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên
TTCKVN 43Bảng 3.6: Các hệ số thanh toán của ngành thủy sản từ năm 2011 đến năm 2014 .44Bảng 3.7: Các tỷ số về hoạt động của doanh nghiệp thủy sản từ năm 2011 đến
năm 2014 46Bảng 3.8 : Một số chỉ tiêu về cơ cấu vốn của 3 ngành thủy sản, thực 52phẩm và cao sutrong giai đoạn 2011-2014 52Bảng 3.9 : Hình thức chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên
TTCKVN từ năm 2011 đến năm 2014 55Bảng 3.10: Thời gian chi trả cổ tức trong năm của các doanh nghiệp thủy sản 56Bảng 3.11: Số lần chi trả cổ tức trong một năm của các doanh nghiệp thủy sản từ
năm 2011-2014 57Bảng 3.12: Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết trên TTCKVN từ năm 2011 đến năm 2014 60Bảng 3.13: Ma trận tương quan thể hiện mối liên hệ giữa các biến độc lập dự
kiến sử dụng trong mô hình 63Bảng 3.14: Kết quả mô hình 64
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN từ năm
2006 đến năm 2013 31Biểu đồ 3.2 Hệ số thanh toán tổng quát của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết trên TTCKVN 38Biểu đồ 3.3 Hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết trên TTCKVN 40Biểu đồ 3.4 Hệ số thanh toán nhanh của các doanh nghiêp thủy sản niêm
yết trên TTCKVN 42Biều đồ 3.5 Hệ số thanh toán tức thời của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết trên TTCKVN 43Biểu đồ 3.6 Các hệ số thanh toán của ngành thủy sản từ năm 2011 đến
năm 2014 44Biểu đồ 3.7 Các tỷ số về hoạt động của doanh nghiệp thủy sản từ năm
2011-2014 46Biểu đồ 3.8 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp thủy
sản niêm yết trên TTCKVN từ năm 2011-2014 47Biểu đồ 3.9 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp thủy
sản niêm yết trên TTCKVN từ năm 2011-2014 48Biểu đồ 3.10 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
thủy sản niêm yết trên TTCKVN từ năm 2011-2014 49Biểu đồ 3.11 Chỉ số thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (EPS) ngành thủy
sản từ năm 2011 đến năm 2014 50Biểu đồ 3.12 Chỉ số P/E của ngành thủy sản từ năm 2011 đến năm 2014
50
Trang 10Biểu đồ 3.13 Các tỷ số về vốn và cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp
thủy sản từ năm 2011 đến năm 2014 51Biểu đồ 3.14 Hình thức chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm
yết trên TTCKVN từ năm 2011 đến năm 2014 54Biểu đồ 3.15 Thời gian chi trả cổ tức trong năm của các doanh nghiệp
thủy sản 56Biểu đồ 3.16 Số lần chi trả cổ tức trong một năm của các doanh nghiệp
thủy sản từ năm 2011-2014 58Biểu đồ 3.17 Tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản 59Biểu đồ 3.18 Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp thủy
sản niêm yết trên TTCKVN từ năm 2011 đến năm 2014 60
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
TTCKVN Thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 12có thể thu hút vốn của nhà đầu tư Thời gian qua, cùng với sự phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp ViệtNam ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng nó đã để lộ ra nhiều vấn đề, bấtcập còn tồn tại Các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quantrọng của chính sách cổ tức trong công tác tài chính của mình, việc chi trả cổtức còn mang nặng tính tự phát, chưa có tính chiến lược dài hạn.
Hiện nay, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn củaViệt Nam, có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và mục tiêuphát triển của đất nước Xuất khẩu thủy sản đứng vị trí thứ 3 (sau dầu hỏa vàmay mặc), là một trong các lĩnh vực xuất khẩu thu về ngoại tệ cho Việt Nam.Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến ngày 15/11/2014, xuất khẩu
Trang 13thủy sản của Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ nămngoái Ngành thủy sản nước ta đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động nôngthôn, thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tưphát triển ngành thủy sản Năm 2014, thủy sản Việt Nam đã có và nắm bắt đượcmột số cơ hội, tranh thủ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu Tuy nhiên, khó khăn
và thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài ngày càng nhiều, đòi hỏi sự nỗlực không ngừng của cộng đồng thủy sản, nhất là các doanh nghiệp chế biến vàxuất khẩu Việc nuôi trồng có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau, từmiền núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo nên nhu cầu vốn rất lớn.Những khó khăn về vốn liên quan đến thuế - phí - hải quan, chính sách hỗ trợtín dụng Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức củacác doanh nghiệp thủy sản Do đó việc thúc đẩy các doanh nghiệp ngành thủysản phát triển sẽ là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam.Vậy chínhsách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản như thế nào? Trả cổ tức ởmức nào là tốt nhất? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức củacác doanh nghiệp? luôn là những câu hỏi mà các giám đốc tài chính, các nhàquản lý doanh nghiệp phải tìm ra câu trả lời trước khi đưa ra quyết định
Để có cái nhìn tổng quát hơn về chính sách cổ tức và với mong muốnđóng góp một phần vào việc phân tích rõ hơn quyết định chi trả cổ tức của các
doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp
thủy sản niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN)” để làm
khóa luận tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trênTTCKVN để đưa ra một số đề xuất với các nhà đầu tư về chính sách cổ tức
Trang 14trong các doanh nghiệp thủy sản.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách cổ tức của các doanhnghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN giai đoạn 2011-2014
Trang 15PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
cổ phần ưu đãi là một mức hay một tỷ lệ cố định theo các điều kiện áp dụngriêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi Cổ tức trả cho cổ phần thường được xác địnhcăn cứ vào số lợi nhuận ròng còn lại sau khi đã trích lợi nhuận giữ lại để tái đầu
tư, phát triển sản xuất kinh doanh
Mức độ chi trả cổ tức nhiều hay ít thường được đo bằng nhiều chỉ tiêunhư: cổ tức trên cổ phần (dividend per share), tỷ lệ chi trả cổ tức (dividendyield), tỷ lệ lợi nhuận trên cổ phần (dividend payout)
Quyết định chi trả cổ tức được đặt trong tay của Hội đồng quản trị công ty
và thông qua Đại hội đồng cổ đông Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanhtrong năm và chính sách chi trả cổ tức được đại hội đồng cổ đông thông qua, hộiđồng quản trị sẽ quyết định việc chi trả cổ tức của cả năm và đưa ra kế hoạchchi trả cổ tức dự kiến cho năm tiếp theo Khi cổ tức được công bố nó trở thànhmột trách nhiệm tài chính đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể dễdàng thay đổi được Trước khi chi trả cổ tức, ngoài việc công bố cổ tức được
Trang 16hưởng doanh nghiệp phải chuẩn bị danh sách cổ đông chính thức được thụhưởng cổ tức vào ngày chi trả Các công ty cổ phần thường trả cổ tức 2lần/năm.Giữa hai thời điểm : ngày công bố và ngày chi trả cổ tức còn có haimốc thời gian để công ty chuẩn bị Như vậy tất cả có bốn ngày được xem làmốc thời gian cần xem xét như sau:
+ Ngày công bố: là ngày hội đồng quản trị của công ty công bố trênphương tiện thông tin đại chúng về quyết định chi trả cổ tức tới các cổ đông.Nội dung công bố bao gồm số cổ tức trên mỗi cổ phiếu được ghi nhận, ngày ghi
sổ, ngày không hưởng quyền, ngày trả cổ tức và phương thức thanh toán
+ Ngày ghi sổ (ngày đăng ký cuối cùng): là ngày chốt danh sách các cổđông hiện hành có quyền hưởng cổ tức của doanh nghiệp Vào cuối ngày nàydoanh nghiệp sẽ lập danh sách cổ đông hiện hành có quyền nhận cổ tức có đợtchi trả vào ngày công bố trước đó Để nhận được cổ tức các cổ đông phải có têntrong danh sách này Ngày khóa sổ thường được ấn định trước ngày chi trả cổtức vào thời gian nhất định
+Ngày không hưởng quyền (ngày không có cổ tức): Bắt đầu từ ngày nàynhững nhà đầu tư nào thông báo mua và sở hữu cổ phiếu sau ngày này sẽ khôngđược hưởng cổ tức của đợt chi trả cổ tức mà doanh nghiệp đã công bố trước đó.+ Ngày chi trả: Vào ngày này, mỗi cổ đông sẽ nhận được phần cổ tức củamình thông qua tài khoản lưu ký hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở của doanhnghiệp
Trang 17của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn củadoanh nghiệp Vì vậy, chính sách cổ tức đặc thù bởi: cổ tức một cổ phần thường(D), tỷ lệ chi trả cổ tức (D/E), tỷ suất cổ tức (D/P), thời gian chi trả cổ tức vàhình thức chi trả cổ tức.
Khi phân loại chính sách cổ tức các nhà nghiên cứu tài chính đã đi đếnđồng nhất rằng chính sách cổ tức gồm 4 loại cơ bản bao gồm: chính sách lợinhuận giữ lại thụ động, chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, chính sách cổtức có tỷ lệ chi trả không đổi, chính sách cổ tức chia nhỏ Như vậy, có thểthấy doanh nghiệp có nhiều lựa chọn đối với chính sách của mình sao chophù hợp với dòng tiền, lưu lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp
đó Tuy được xếp ưu tiên sau chính sách tài trợ và chính sách đầu tư nhưngviệc lựa chọn chính sách cổ tức đòi hỏi sự cẩn trọng bởi nó ảnh hưởng trựctiếp đến lợi ích của cổ đông và công ty
2.1.1.2 Vai trò của chính sách cổ tức
- Là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông: đại bộ phận cổ đông đầu tưvào công ty đều mong đợi được trả cổ tức, do vậy chính sách phân chia cổ tức ảnhhưởng trực tiếp đến thu nhập của các cổ đông Mặt khác, việc doanh nghiệp duy trìtrả cổ tức ổn định hay không, đều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán
- Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty: chínhsách cổ tức liên quan đến việc xác định lượng tiền mặt trả cổ tức cho các cổđông Vì vậy nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài trợ và chính sách đầu
tư của công ty Việc phân chia lợi tức cổ phần quyết định số lợi nhuận lưu giữnhiều hay ít, điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn bên trong tài trợ cho các nhucầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai Mặt khác, việctrả cổ tức sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ ảnh hưởng đếnnhu cầu huy động vốn từ bên ngoài của công ty Với nguồn tài trợ có chi phí sử
Trang 18dụng vốn thấp từ lợi nhuận giữ lại, sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của doanhnghiệp ở mức tương đối thấp Và đồng thời, lợi nhuận giữ lại luôn sẵn có tạidoanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn đầu tư vào các dự
án có tỷ suất sinh lợi cao Như vậy lợi nhuận giữ lại có thể kích thích tăngtrưởng lợi nhuận trong tương lai và do đó có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phầncủa doanh nghiệp trong tương lai
2.1.1.3 Nội dung của chính sách cổ tức
Ở Việt Nam hiện nay, các công ty niêm yết nói riêng và các công ty cổphần nói chung vẫn chưa hình dung rõ nét chính sách cổ tức và chưa nhận thứcđúng tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của chính sách cổ tức tác động lên giátrị doanh nghiệp Để có thể làm rõ về chính sách cổ tức và xây dựng một chínhsách cổ tức tối ưu, chúng ta có thể dựa và nhiều chỉ tiêu như: cổ tức một cổphần thường, tỷ lệ chi trả cổ tức,…(Theo Vũ Văn Lá (2013), Chính sách cổ tức
và giá trị doanh nghiệp)
a Cổ tức một cổ phần thường (D): là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực
tế mà mỗi cổ phần được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh Cổ tức một cổphần được tính dựa vào phần trăm mệnh giá cổ phiếu thường Vì cổ tức một cổphần thường là thu nhập thực tế mà nhà đầu tư nhận được ngay trong hiện tạinên nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ tiêu này Các cổ đông thường chú ý đếnmức thay đổi của cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác Một sự tăng lên trong cổ tứcmột cổ phần thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm lý các nhà đầu tư và ngượclại nếu cổ tức một cổ phần bị sụt giảm Nhưng chỉ tiêu cổ tức một cổ phầnthường không phải là chỉ tiêu đo lường triệt để của chính sách cổ tức Vì nếudựa vào chỉ tiêu này nhà đầu tư chỉ biết họ nhận được bao nhiêu tiền từ cổ tức,chứ họ không biết công ty đã trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau thuế đểchia cổ tức cho các cổ đông và bao nhiêu giữ lại đầu tư ( Theo Vũ Thị Thu Hà(2013), Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thủy sản
Trang 19niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam).
Công thức tính:
D = Tổng thu nhập của cổ phiếu thường dùng để chi trả cổ tứcTổng số cổ phiếu thường
Tỷ lệ chi trả cổ tức(D/E): là chỉ số phản ánh mức cổ tức mà các cổ đôngcủa công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập một cổphần thường mà công ty tạo ra trong kỳ Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng cho biếtdoanh nghiệp dành bao nhiêu phần trăm từ thu nhập một cổ phần để tái đầu tư
Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng đại bộ phận lợinhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợinhuận giữ lại để tái đầu tư Và ngược lại, tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, những nhàđầu tư nào muốn tìm kiếm thu nhập cho những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại
sẽ thích một công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao Ngược lại với những nhà đầu tưchưa có nhu cầu nhận thu nhập cổ phần thường trong tương lai thì họ lại thíchcông ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp và giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư.Công thức tính:
Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phần
b Thời gian chi trả cổ tức: là thời gian các cổ đông nhận được phần cổ tứccủa mình Thời gian chi trả cổ tức không cố định hàng năm, nó thường được ấnđịnh trong các cuộc họp đại hội đồng của doanh nghiệp
c Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm tiềnmặt mà mỗi cổ phần được hưởng từ mệnh giá ghi trên mỗi cổ phiếu mà nhà đầu
Trang 20theo điều lệ hoạt động của công ty Thông thường khi công ty làm ăn có lãi sẽchi trả cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt Khoản tiền này được trích từ lợinhuận của doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định của phápluật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và giữ lại một phần nhằm tái đầu tưphát triển sản xuất
Ưu điểm:
Tính thanh khoản rất cao
Khi giá cổ phiếu thấp, trả cổ tức bằng TM sẽ hỗ trợ tính thanh khoảncho cổ phiếu, giúp công ty giữ chân được cổ đông, nhất là cổ đông lớn
Cổ tức chia cho cổ đông sẽ chịu thuế TNCN (theo Nghị định 65/2013/ND-CP áp dụng từ ngày 27/06/2013)
Thuận lợi cho cổ đông trong việc sử dụng vào các mục đích có tínhchất tiêu dùng cá nhân
Thủ tục chi trả nhanh chóng và đơn giản
Nhược điểm:
Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản của công ty, phần tiền này công ty phải trả cho cổ đông thay vì phục vụhoạt động của công ty Làm chuyển giao giá trị kinh tế từ công ty sang chocác cổ đông
Trả bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả thêm cổ phần thường cho các
cổ đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhậnđược khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông
Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận,thặng dư hoặc các khoản tiền của các quỹ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện cótrong vốn của cổ đông cũng như của doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, kinhdoanh sản xuất của doanh nghiệp Không có sự thay đổi (tăng hay giảm) nào vềvốn cổ đông cũng như tài sản của công ty Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng
Trang 21lên và làm cho tỷ lệ vốn phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũkhông đổi.
Ví dụ: Doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm,nghĩa là cổ đông hiện hành sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có thêm 9 cổ phiếu nữa
Ưu điểm:
Không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và nhu cầu đầu tưcủa công ty
Làm tăng lượng cổ phần của công ty
Giúp nhà đầu tư ngắn hạn có thể hưởng lợi từ phần chênh lệch khi giá
cổ phiếu tăng
Nhược điểm:
Phát sinh chi phí phát hành cổ phiếu mới
Làm pha loãng quyền điều hành do tỷ lệ sở hữu cổ phiếu thay đổi
Làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần và EPS giảm
Như vậy, trả cổ tức bằng cổ phiếu và bằng tiền mặt là rất khác nhau Trả
cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt, dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuậngiữ lại, do đó làm giảm vốn chủ sở hữu của cổ đông Trong khi đó, trả cổ tứcbằng cổ phiếu chỉ liên quan đến việc chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lạisang tài khoản vốn cổ phần thường của các cổ đông
Trả bằng tài sản
Hình thức chi trả cổ tức bằng tài sản không phổ biến trong thực tế, nhưngcũng có Lúc này, cổ đông nhận cổ tức không phải bằng tiền mặt, không phảibằng cổ phiếu mà bằng một tài sản khác như hàng tồn kho, cổ phiếu của công tykhác… mà công ty đang sở hữu
Ví dụ: Tại Việt Nam, trường hợp chia cổ tức đầu tiên là bằng tài sản làMasan Food Đại hội cổ đông của Masan Food thống nhất chia cổ tức năm 2008với tỷ lệ hơn 140% Cổ tức mà cổ đông Masan Food nhận được không phải làtiền mặt, cũng không phải cổ phiếu, không phải trái phiếu của chính Công ty mà
Trang 22là một loại tài sản khác : trái phiếu của Masan Group (công ty mẹ của MasanFood) Thời hạn trái phiếu là 5 năm theo công ty chứng khoán Bản Việt đơn vị
tư vấn cho Masan Food, trái phiếu này cho phép người sở hữu có thể nhận tiềnkhi trái phiếu đáo hạn hoặc nhận cổ phiếu đang lưu hành của Masan Food màMasan Group đang sở hữu
Ưu điểm: Hình thức này được sử dụng khi công ty không thể trả cổ tức cho
cổ đông bằng các phương thức khác
Nhược điểm: Giảm các khoản đầu tư của công ty, hàng hóa, bất động sản
từ đó tài sản giảm dẫn đến giảm uy tín kéo theo giá cổ phiếu của công ty sụtgiảm
Mua lại cổ phần
Trả cổ tức bằng việc mua lại cổ phần là việc công ty mua lại toàn bộ hoặcmột phần số cổ phiếu do chính công ty phát hành đang thuộc sở hữu của các cổđông (cổ phần mua lại được gọi là Cổ phiếu quỹ và không được chi trả cổ tức)Hình thức mua : mua giá cố định, mua ở thị trường tự do,…
Làm giảm số cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ
Nhược điểm:
Giảm lượng tiền mặt, giảm khả năng thanh toán
2.1.1.4 Các chính sách chi trả cổ tức
a Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi
Trang 23doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suấtsinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi.
Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanhnghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu
tư có sẵn Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức
cổ tức ổn định theo thời gian Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã
bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức cóthể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:
- Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trongnhững năm có nhu cầu vốn cao Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc
có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức
- Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do
đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức.Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thìchính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức Sau đó, trong nhữngnăm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổphần về lại mức thích hợp
Như vậy, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động thì cổ tức từ năm này quanăm khác sẽ khác nhau và lợi nhuận của từng năm sẽ phụ thuộc vào các cơ hộiđầu tư trong những năm tới
Trang 24- Với việc gia tăng giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sẽ làm tăng quy
mô vốn chủ sở hữu, từ đó làm tăng mức độ vững chắc về tài chính, làm tăng khảnăng vay nợ sau này cho doanh nghiệp
- Cổ đông có thể tránh thuế, hoặc hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân
từ thu nhập cổ tức
- Việc doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư giúp doanh nghiệp tránhphải phát hành thêm cổ phần mới, tránh chia sẻ quyền kiểm soát, biều quyết vàphân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới Do đó quyền quản lý điều hànhhoạt động kinh doanh thuận lợi hơn
Nhược điểm:
Theo chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ thayđổi tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư, vào thu nhập Việc áp dụng chính sách lợinhuận giữ lại thụ động một cách cứng nhắc sẽ làm cho mức cổ tức không ổnđịnh Điều này ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, ảnh hưởng xấu đến giá cổphiếu của công ty trên thị trường và hình ảnh công ty trong con mắt giới tài chính
b Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối
ổn định Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảmlượng tiền mặt chi trả cổ tức kỳ này sang kỳ khác Tương tự, những gia tăngtrong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chínhcông bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn
cổ tức lớn hơn Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăngtrong lợi nhuận và đồng thời cũng trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó
Ưu điểm:
- Nhiều nhà đầu tư cảm thấy các thay đổi cổ tức có nội dung hàm chứathông tin Một gia tăng trong cổ tức được coi là một mih chứng cho một dự kiếnrằng lợi nhuận tương lai sẽ tăng Ngược lại, cổ tức giảm có thể xem như là mộttín hiệu là lợi nhuận dài hạn đã sụt giảm Vì vậy, một chính sách cổ tức tiền mặt
Trang 25ổn định tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo một hình ảnh đẹp về sự ổnđịnh tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo một hình ảnh đẹp về sự ổn địnhkinh doanh, làm tăng giá cổ phiếu của công ty.
- Thành phần cổ đông của công ty ổn định hơn khi công ty thực hiện trả cổtức ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý điều hành hoạt độngkinh doanh của công ty Vì nhiều cổ đông lệ thuộc vào dòng cổ tức không đổicho các nhu cầu tiền mặt của mình
- Một vài giám đốc tài chính tin rằng nhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho cổphần của một doanh nghiệp chi trả cổ tức ổn định
Nhược điểm:
- Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại đểđáp ứng các nhu cầu đầu tư cho tăng trưởng, bổ sung tăng vốn kinh doanh, phảihuy động vốn từ bên ngoài
- Chính sách này thường không phù hợp với các công ty nhỏ, hoặc tronggiai đoạn tăng trưởng Những doanh nghiệp này có lợi nhuận không ổn định, lạiđang rất cần huy động tiền cho nhu cầu vốn thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu đầu
tư Do đó, việc chi trả cổ tức từ nguồn tiền mặt sẽ buộc doanh nghiệp phải tìmnguồn tài trợ bên ngoài, trong khi với quy mô và danh tiếng của mình, việc huyđộng vốn trên thị trường vốn gặp khó khăn lớn Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp
đi vay nhiều để bù trừ cho chính sách cổ tức tiền mặt thường xuyên sẽ làm tăngmức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
c Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi
Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang nămkhác thì cổ tức cũng có thể dao động theo Về cơ bản, tỷ lệ chi trả cổ tức khôngđổi của các doanh nghiệp thường xoay quanh các tỷ lệ chi trả mục tiêu dài hạn.Các doanh nghiệp luôn bám sát các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu này và chúng sẽthay đổi cổ tức chi trả bất cứ khi nào lợi nhuận thay đổi Các doanh nghiệp cóthu nhập tương đối ổn định theo thời gian sẽ thích một chính sách cổ tức có tỷ lệ
Trang 26chi trả không đổi, trong đó nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn sung mãn thì tỷ
lệ chi trả không đổi sẽ ở mức cao, còn các doanh nghiệp này đang ở giai đoạntăng trưởng thì tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi sẽ ở mức thấp hơn
- Với chính sách cổ tức này, các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định thường
dễ dàng quyết định cũng như thực hiện chính sách cổ tức của mình trong mỗinăm; chủ động giữ lại một mức lợi nhuận không đổi mỗi năm dựa trên nhu cầuđầu tư đã cố định trước Từ đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng duy trì được cấutrúc vốn mục tiêu đã định trước của mình
mà không biết đầu tư vào đâu
d Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuốinăm
Chính sách này được coi là sự kết hợp của hai chính sách cổ tức tiền mặt
ổn định và chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động.
Trang 27Đây là chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợinhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa này với năm khác, hoặc cả hai
- Các nhà đầu tư biết rằng phần tăng thêm có thể không có trong tương lai,
do đó họ không cho rằng phần tăng thêm của cổ tức thưởng cuối năm có tácđộng phát tín hiệu là thu nhập trong tương lai của công ty sẽ mãi ở mức cao Và,
họ cũng không coi việc không có khoản cổ tức tăng thêm là tín hiệu xấu
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định mức cổ tức nhỏhàng quý là bao nhiêu để nó không ở mức quá cao để có thể ảnh hưởng đến cổtức thưởng cuối năm hay ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại cần thiết, cũng như làbao nhiêu để nó không quá nhỏ không thể đáp ứng nhu cầu là thu nhập chắc chắnthường xuyên của cổ đông Ngoài ra, việc công bố chi trả nhiều lần trong mộtnăm làm cho oanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí trong việc tổ chức công tác chitrả cổ tức cho các cổ đông, như chi phí công bố, chi phí thực hiện chi trả cổ tức.2.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp
a Khả năng thanh toán
Chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra Khả năng thanh toán của danh nghiệp cànglớn doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức Ngay cả khi một doanhnghiệp đã từng có quá khứ là tái đầu tư lợi nhuận cao, số dư lợi nhuận giữ lạilớn, vẫn có thể không có khả năng chi trả cổ tức nếu không có đủ tài sản có tính
Trang 28thanh khoản cao, nhất là tiền mặt.Vì vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệpphụ thuộc vào các tài sản có tính thanh khoản cao.
Yếu tố thanh khoản là một yếu tố quan trọng trong công tác chi trả cổ tứccủa tất cả doanh nghiệp không riêng chỉ đối với doanh nghiệp niêm yết Nó liênquan trực tiếp đến sự thanh toán hoàn trả vốn đầu tư cho các cổ đông hay nóliên quan đến nghĩa vụ trả nợ Dưới đây là một số chỉ số về khả năng thanhkhoản:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện
có mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợngắn hạn và dài hạn)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Hệ số này luôn lớn hơn 1 và tùy vào tỷ lệ khác nhau mà ta có thể suy rađược tỷ lệ tài trợ tài sản bằng nguồn vốn của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ này bằng
2, tức là doanh nghiệp có 1/2 nguồn tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sợ hữu và1/2 tài sản được tài trợ do đi vay Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 là báo hiệu sự phásản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện cókhông đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán Xét về mặt tuyệt đối, để
có thể thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn thì doanh nghiệp phải
sử dụng toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của mình Thông thường, các chủ nợyên tâm hơn với các công ty có hệ số này cao (tối thiểu phải là 2 để tỷ lệ nguồnvốn nợ/nguồn vốn chủ là 1/1) Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cần phải xemxét lại vì khi đó, việc sử dụng đòn bảy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả
- Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn hay làmức độ trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động mà không
Trang 29cần tới khoản vay mượn thêm Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năngthanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại Tuy nhiên hệ sốnày lớn chưa hẳn càng tốt, nếu lượng tài sản lưu động (TSLĐ) tồn kho quá lớn
sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản Tính hợp lý của hệ số này tùythuộc vào ngành nghề kinh doanh và cơ cấu của TSLĐ
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp,kéo dài thường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra
kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Trang 30toán các khoản nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản
có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán Nếu tỷ số nàynhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay đểthanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn
b Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn
Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng vàcác nguồn vốn bên ngoài thì càng có khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanhkhoản linh hoạt, tận dụng được nhiều cơ hội đầu tư Ngược lại với các doanhnghiệp nhỏ có vốn cổ phần được kiểm soát chặt chẽ và ít giao dịch thườngxuyên, khó tiếp cận vốn bên ngoài Vì vậy thu nhập giữ lại là nguồn vốn cổphần mới duy nhất Đối với các doanh nghiệp trên , khi có cơ hội đầu tư mớithuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa giátrị doanh nghiệp
Các tỷ số tài chính về cơ cấu vốn:
Công thức tính:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản= Nợ phải trả (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)
Tài sản (Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn)
Trang 31Tỷ số này cho biết tỷ lệ của tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ là baonhiêu Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần kết hợpvới các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao ta có thể kếtluận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sảnxuất kinh doanh.
Tỷ số tổng nợ trên VCSH = Nợ phải trả
VCSH
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát vềsức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanhnghiệp có thể chi trả cho các hoạt động
Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợchủ yếu bằng các khoản nợ, ngược lại là tài sản của doanh nghiệp được tài trợchủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, cónghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ítgặp khó khăn hơn trong tài chính Tỷ lệ này càng lớn thì doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn trong việc trả nợ hoặc nguy cơ phá sản sẽ cao
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu
có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có nên doanhnghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khănhơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao
c Ưu tiên của cổ đông
Một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông thìban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông Còncác doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn, rộng rãi thì không thể tính đếncác ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức mà chỉ có thể xem xétcác cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu
tố liên quan khác Các cổ đông nào thấy chính sách này không thể chấpnhận được có thể bán cổ phần của mình và mua cổ phần ở các doanh nghiệp
Trang 32khác hấp dẫn hơn đối với họ Các ưu tiên cổ đông hay “Hiệu ứng kháchhàng” cho thấy các nhà đầu tư sẽ lựa chọ các doanh nghiệp có chính sách cổtức phù hợp với mục tiêu của mình.
d Tính ổn định của lợi nhuận
Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn sàng chi trả cổtức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định Các doanh nghiệp niêmyết là các doanh nghiệp tiêu biểu cho hoạt động hiệu quả với quá trình lợi nhuận
ổn định Vì vậy các doanh nghiệp niêm yết sẵn lòng chi trả cổ tức rất cao Dướiđây là các chỉ số tài chính về doanh lợi:
Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu( ROS) =
ROS cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu ROSmang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, ROS càng lớn nghĩa làlợi nhuận càng lớn ROS mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từlượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) ROA đối với các công ty cổ phần có sựkhác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh Đó là lý do tại saokhi dùng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗicông ty qua các năm và so sánh giữa các công ty tương đồng với nhau Tài sảncủa một công ty hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn vốnnày được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệu quả của việc
Trang 33chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao thìcàng tốt vì công ty đang tìm kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữuChỉ số này là một thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra vàtích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phântích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khiquyết định mua cổ phiếu của công ty nào.Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏcông ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đốihài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh củamình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Do đó hệ số ROE càngcao thì cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đầu tư
Chỉ số EPS( Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu Đây là phần lợi nhuận
mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang lưu hành trên thị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp Công thức tính:
EPS =
Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãiLượng cổ phiếu thường đang lưu hànhHai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít
có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toángiá cổ phiếu Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E (hệ sốgiá trên thu nhập) Hệ số P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọngtrong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư Thu nhập từ cổ phiếu sẽ cóảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu Công thức tính như sau:
Trang 34P/E = Giá mỗi cổ phiếu (P)
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường (EPS)Trong đó: Giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đangđược mua bán ở thời điểm hiện tại
Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế màcông ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độtăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thỏamãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởngtrung bình và sẽ trả cổ tức cao
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1 Chính sách cổ tức trên Thế Giới
Có thể nói cổ tức đã trở nên quen thuộc và là mối quan tâm của rất nhiềunhà đầu tư trên Thế giới, bởi lẽ ngày nay phần trăm thu nhập từ cổ tức đã chiếmmột phần quan trọng trong thu nhập kiếm được của một cá nhân hay nhà đầu tưcác nước
Trên thế giới, cùng với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoánnói riêng và các công ty cổ phần nói chung, các nghiên cứu liên quan đến chínhsách cổ tức rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên việc lựa chọn một chính sáchtối ưu cho doanh nghiệp vẫn luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều thập
kỷ Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về chính sách cổ tức trên Thế Giới:
Về nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cổ tức của doanh nghiệp: Fama vàFrench (2001) trong cùng nghiên cứu của mình chỉ ra ba nhân tố ảnh hưởng tớichính sách cổ tức của công ty đó là: khả năng sinh lời, quy mô công ty và triểnvọng tăng trưởng Cùng với việc phát hiện xu thế suy giảm trong chi trả cổ tức,Fama Và French (2001) cũng chú ý thấy đa số các công ty trong đối tượng
Trang 35nghiên cứu là công ty mới niêm yết Từ đó họ cho rằng ba nhân tố trên có mốiquan hệ khác nhau ảnh hưởng tới chính sách cổ tức Cụ thể là các công ty cóquy mô lớn, tỷ lệ lợi nhuận cao có xu hướng trả cổ tức nhiều hơn Còn các công
ty mới niêm yết, quy mô nhỏ và có nhiều triển vọng tăng trưởng hầu như khôngtrả cổ tức Có thể động cơ sử dụng lợi nhuận cho việc đầu tư mở rộng sản xuất
là một lý do cho xu thế trên Điều thú vị là nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công
ty trươc đây trả cổ tức có xu thế lâm vào tình trạng khó khăn, ít cơ hội tăngtrưởng (Trích dẫn từ Vũ Thị Thu Hà, 2013)
Về tình hình chi trả cổ tức ở Mỹ:
Thời kỳ trước khủng hoảng:
Thứ nhât Cổ tức có xu hướng đi theo lợi nhuận, tức là gia tăng cổ tứcthường đi sau sự gia tăng trong lợi nhuận và ngược lại sự cắt giảm cổ tức đôikhi đi sau sự sụt giảm trong lợi nhuận
Thứ hai, cổ tức thường ổn định vì các công ty thường rất miễn cưỡng khithay đổi cổ tức, đặc biệt các công ty tránh việc cắt giảm cổ túc kể cả khi lợinhuận giảm Việc thay đổi miễn cưỡng là do một số nhân tố, đầu tiên là mốiquan tâm của công ty là khả năng đạt được cổ tức cao hơn trong tương lai, yếu
tố khác nữa là cách nhìn tiêu cực của thị trường khi cắt giảm cổ tức và hệ quả làgiá cổ phiếu giảm
Thời kỳ trong khủng hoảng: nhiều công ty tài chính đã quá vội vàng đưa
ra chính sách cổ tức và thanh toán tiền cổ tức một cách không ổn định trong thời
kỳ kinh tế đi xuống Điều này trái quy luật và các nhà đầu tư thường tập trungvào các công ty trả cổ tức đều đặn trong 25, 40 hoặc 50 năm vì đó là nhữngcông ty có thể điều hành được các luồng vốn và có thể trả cổ tức mà không phụthuộc và tình hình tài chính của đất nước
Về tình hình chi trả cổ tức của các nước G7: Giống như ở Mỹ, cổ tức ở cácnước G7 cũng ổn định và tùy thuộc vào lợi nhuận Tỷ lệ lợ nhuận cổ tức ở cácdoanh nghiệp trong khối G7 thay đổi không lớn lắm, có thể được xem là ổn
Trang 36định Chính sách chi trả cổ tức ổn định được thực hiện nằm mục đích giúpdoanh nghiệp duy trì vị thế của mình trong ngành bằng cách gia tăng hiệu quảhoạt động và làm hài lòng các cổ đông với khoản cổ tức nhận được hằng năm.Các nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty này bởi vì đây thường là nhữngcông ty lớn, ổn định và có thương hiệu mạnh Do vậy, đây là những khoản đầu
tư rủi ro thấp Hơn thế nữa, các công ty này lại có khuynh hướng duy trì việc chitrả cổ tức đều đặn
Về tỷ lệ trả cổ tức, Litner (1956) chỉ ra rằng nhân tố chủ yếu làm gia tăngquy mô cổ tức là lợi nhuận của doanh nghiệp Sử dụng tỷ lệ chi trả cổ tức trong
mô hình nghiên cứu của mình, họ chỉ ra rằng quy mô cổ tức có xu hướng tươngđối ổn định, không có xu hướng thay đổi nhiều về giá trị danh nghĩa nhưng có
xu hướng giảm về giá trị thực tế khi lạm phát cao Vì thế, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽbiến động khi doanh thu biến động Cũng về vấn đề tỷ lệ trả cổ tức, Arnott vàAsness (2003) cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ chi trả cổ tức
và tăng trưởng thu nhập thực tế trong tương lai Một nguyên nhân được đưa ra
là động thái này sẽ giúp giảm bớt chi phí trung gian (agency cost) vì giảm bớtlượng tiền mặt nhàn rỗi, khiến nhà quản lý ít có động cơ sử dụng tiền mở rộngquy mô công ty một cách không hiệu quả, dẫn tới triển vọng tăng thu nhập củacông ty tốt hơn Holder, Langrehr và Hexter (1998) nghiên cứu tương quan tỷ lệnghịch giữa tỷ lệ trả cổ tức và cơ cấu quản lý có chủ sở hữu cũng ủng hộ quanđiểm cho rằng chính sách cổ tức nhằm làm giảm chi phí trung gian
Có một luồng nghiên cứu khác cho rằng việc chi trả cổ tức là không cầnthiết, thậm chí ảnh hưởng xấu đến công ty Một ví dụ hay được đưa ra là trườnghợp của tập đoàn Microsoft Cổ phiếu của tập đoàn này từng được coi là cổphiếu tăng trưởng với nhiều cơ hội đầu tư Cùng với nhận định như vậy, trongquá khứ tập đoàn này đã từ chối không trả cổ tức mà để dành lợi nhuận để táiđầu tư cho các hoạt động sinh lời khác Tuy nhiên, kể từ năm 2003 khi tập đoànnày quyết định chi trả cổ tức, các nhà phân tích chứng khoán đã chỉ ra rằng kết
Trang 37quả hoạt động của tập đoàn đang chững lại và giá chứng khoán cũng không còntốc độ tăng trưởng như trước Một nhân tố quan trọng thường được các nghiêncứu nhắc tới là thuế suất, theo đó cổ tức là một nguồn thu nhập sẽ bị chịu thuếcao hơn so với thuế suất đánh vào thặng dư vốn (capital gains) (Trích dẫn từ
Vũ Thị Thu Hà, 2013)
Qua đó ta thấy với những giả thuyết được đưa ra như vậy thì việc nghiêncứu về các công ty niêm yết trên TTCKVN - một thị trường còn khá non trẻ sovới các thị trường khác trên thế giới sẽ mang lại những kết luận hữu ích cho cáccông ty hiện đang phát hành cổ phiếu trên thị trường này
2.1.2.2 Chính sách cổ tức ở Việt Nam
Ở nước ta các công trình nghiên cứu về chính sách cổ tức của các công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất ít Nhìn chung các nghiêncứu đều chỉ đóng góp một khía cạnh nào đó nhằm phản ánh thực tế chi trả cổtức của các doanh nghiệp Việt Nam trong một vài năm chứ không đưa ra đượcnhững gợi ý xác đáng về cách thức lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với quy
mô và hoạt động của doanh nghiệp
Nghiên cứu gần đây về chính sách cổ tức được thực hiện bởi Võ ThànhTrung (2010) khi đề cập đến vấn đề về lý luận chung đối với chính sách cổ tức
và các gợi ý cho các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên Sở giao dịch chứngkhoán Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã cho ta thấy kinh nghiệm chi trả cổ tức ở một
số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam, thực trạng chi trả cổ tứccủa doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ ChíMinh nhưng cơ sở lý luận về chính sách cổ tức còn sơ sài, chưa chỉ ra các yếu tốảnh hưởng đến chính sách cổ tức
Gắn với các công ty đại chúng, Hiệp hội các nhà tài chính Việt Nam(VAFI, 2008) có tổng kết chính sách cổ tức của các công ty này trong vòng 15năm qua Kết quả đánh giá cho thấy chính sách cổ tức của các công ty đại chúng
có nhiều thay đổi về tỷ lệ chi trả, hình thức chi trả cổ tức (bằng tiền mặt hoặc
Trang 38bằng cổ phiếu) tương ứng với sự phát triển của doanh nghiệp và những cải cách
về pháp lý Tổng kết của VAFI nhìn nhận lại lịch sử chính sách cổ tức thôngqua 3 giai đoạn gồm 1994-2000, 2001-2003 và 2003-2008 Trên cơ sở tổng kếtđánh giá này, VAFI có đưa ra khuyến nghị rằng các công ty trong giai đoạn2009-2011 nên áp dụng chính sách trả tiền mặt ở mức cao hợp lý nhằm hấp dẫnnhà đầu tư trong điều kiện thị trường suy thoái Tuy nhiên khuyến nghị này vẫnchưa được kiểm nghiệm trên thực tế
Trong nghiên cứu của Lê Hoàng Hiển (2011), tác giả đã tiến hành phântích và đánh giá thực trạng chính sách cổ tức của một số doanh nghiệp tiêu biểutrên thế giới (công ty Coca-cola, công ty Pepsi) và của các doanh nghiệp niêmyết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam Theo tác giả, các doanh nghiệpniêm yết chú trọng xây dựng cho mình một chính sách cổ tức phù hợp nhằmthực hiện các mục tiêu đề ra như tối thiểu hóa mức thuế phải nộp, tạo lợi ích caonhất cho cổ đông,…Tuy nhiên có rất nhiều chính sách cổ tức xây dựng khôngphù hợp, xem chính sách cổ tức như công cụ đánh bóng hình ảnh doanh nghiệpquá mức, chưa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức
Trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà (2013), bạn đã sử dụng mô hình hồiquy tuyến tính để thấy được sử ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bênngoài đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu vàotình hình sản xuất kinh doanh, đặc điểm tài sản, nguồn vốn của các doanhnghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, bao gồm:
- Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán), Báo cáo thường niên được công
bố trên website Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giaodịch chứng khoán Hà Nội và trang web của các doanh nghiệp
- Thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán và công bố thông tin của Sở
Trang 39giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán HàNội cung cấp số liệu về : Danh sách công ty thủy sản niêm yết trên TTCKVN.
- Chỉ số thị trường cung cấp số liệu về: quy mô thị trường
- 19 công ty được niêm yết liên tục từ năm 2011 đến năm 2014 với đầy đủcác báo cáo tài chính
- Phạm vi:
+ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: 4 công ty niêm yết
+ Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh: 15 công ty niêm yết
2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả : Sử dụng phương pháp này để thấy đượctình hình tài sản, nguồn vốn của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trênTTCKVN
- Phương pháp bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ: Dựa vào nguồn số liệu thứ cấpthu thập được, đề tài tiến hành lập bảng biểu và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ trên excel
- Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp này để xác định xu hướng,mức độ biến động của các chỉ tiêu
- Phương pháp hồi quy: nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chínhsách cổ tức cho các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCKVN, mô hình hồiquy về chính sách cổ tức sẽ được đưa ra như sau:
Trang 40hữu( vcsh), cơ cấu nợ trên tổng tài sản, khả năng thanh toán tổng quát, khả năngthanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán ngắn hạn )
là phần dư
Bảng 2.1: Mô tả các biến của mô hình
ROA Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài