1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thử nghiệm nuôi hàu thái bình dương (crassostrea gigas thunberg, 1793) trong các ao tại huyện đầm dơi, tỉnh cà mau

61 688 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 7,58 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu Nuôi hàu Thái Bình Dương trong các ao tại Đầm Dơi - Cà Mau với các thủy vực khác nhau ao nuôi tôm thâm canh, ao lắng và ao đầm nuôi tôm quảng canh nhằm đánh giá khả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

THỬ NGHIỆM NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG

(Crassostrea gigas Thunberg, 1793)

TRONG CÁC AO TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI,

TỈNH CÀ MAU

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÊ MINH TRÍ MSSV: 1153040099 LỚP: ĐH NTTS K6

Cần Thơ, 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

THỬ NGHIỆM NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG

(Crassostrea gigas Thunberg, 1793)

TRONG CÁC AO TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI,

TỈNH CÀ MAU

MSSV: 1153040099 LỚP: ĐH NTTS K6

Cần Thơ, 2015

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Khóa luận: “Thử nghiệm nuôi Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas

Thunberg, 1793) trong các ao tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau”

Sinh viên thực hiện: LÊ MINH TRÍ

Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6

Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày

20/7/2015

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015

Th.S TĂNG MINH KHOA LÊ MINH TRÍ

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tăng Minh Khoa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cho tôi những lời khuyên quý báu để kịp thời sữa chữa những sai sót trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin chuyển lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô, quý Thầy, Cô trong Khoa Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi để

đề tài được hoàn thành, tạo dựng cho tôi một hành trang vững chắc để bước vào cuộc sống sau này

Cuối cùng xin cảm ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 6 đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý kiến và động viên tôi trong suốt thời gian qua

Tuy nhiên, do kiến thức cá nhân về đối tượng còn hạn chế, hơn nữa đây là một loài mới, việc thực hiện thí nghiệm chưa có kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong được đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

LÊ MINH TRÍ

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài: “Thử nghiệm nuôi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg,

1793) trong các ao tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” nhằm khảo xác khả năng

thích nghi của chúng về tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng ảnh hưởng đến môi trường

ao nuôi, đóng góp thêm thông tin để hoàn thiện hơn kỹ thuật nuôi hàu TBD và giúp tăng thu nhập cho người nuôi

Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 4 tháng, thí nghiệm được bố trí với 3 địa điểm khác nhau: Ao lắng, ao nuôi tôm Sú Quảng canh và ao nuôi tôm Sú Thâm canh Hàu được bố trí tại các ao bằng phương pháp treo dây, mỗi ao bố trí 30 dây, mỗi dây

có chiều dài 0,8- 1m, treo cách nhau 20cm và mỗi dây treo 4 giá thể bám (vỏ hàu) Trên giá thể bám có 20-25 con hàu giống bám Độ mặn đo được tại các ao khi thả nuôi

là 30‰

Kết quả cho thấy: Hàu TBD có khả năng sống và tăng trưởng tại các ao (Ao lắng, Quảng canh, Thâm canh) nhưng hàu TBD được nuôi trong ao Thâm canh có tỷ lệ sống cao (78,7%) và tăng trưởng kích thước cao nhất (51,7 con/tháng chiều dài vỏ; 67,2 con/tháng chiều cao vỏ) so với ao nuôi Quảng canh và Ao lắng Phân tích ANOVA một nhân tố và kiểm định Duncan cho thấy, sự sai khác về tỷ lệ sống và tăng trưởng về kích thước của hàu TBD vào tháng cuối ở ao Thâm canh là có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) với ao Quảng canh và Ao lắng Điều kiện môi trường ở ao Thâm canh thích hợp cho hàu sinh trưởng hơn các ao khác, nhiệt độ nằm trong khoảng tối ưu cho hàu phát triển (27,5-28,90C), độ mặn ổn định ít biến động (32,3-36,0‰) Bên cạnh nhiệt

độ, độ mặn thì nguồn thức ăn (TVPD và mùn bã hữu cơ) cũng là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng của hàu TBD

Từ khóa: Hàu Thái Dình Dương, ao nuôi tôm, tăng trưởng kích thước, Đầm Dơi - Cà Mau

Trang 6

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi

và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kỳ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015

Sinh viên thực hiện

LÊ MINH TRÍ

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

CAM KẾT KẾT QUẢ iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vi

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1 Giới thiệu 2

1.2 Mục tiêu đề tài 3

1.3 Nội dung nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

2.1 Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương 4

2.1.1 Hệ thống phân loại 4

2.1.2 Hình thái ngoài và cấu tạo trong 4

2.1.3 Phương thức sống 5

2.1.4 Phân bố và khả năng thích nghi 6

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 7

2.1.6 Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 8

2.1.7 Sinh sản và vòng đời 9

2.2 Tình hình nuôi hàu Thái Bình Dương trên thế giới 11

2.2.1 Nuôi hàu thương phẩm 11

2.2.2 Phương pháp nuôi hàu 13

2.2.3 Địch hại và bệnh đối với hàu 14

2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hàu ở Việt Nam 16

2.3.1 Tình hình sản xuất giống 16

2.3.2 Tình hình nuôi thương phẩm 18

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

Trang 8

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

3.2 Đối tượng nghiên cứu 20

3.3 Vật liệu nghiên cứu 20

3.4 Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 20

3.4.2 Xác định một số yếu tố môi trường 21

2.3.5 Thu mẫu, phân tích mật độ thực vật phù du ở các thủy vực nuôi 21

3.4.3 Xác định tăng trưởng của hàu nuôi 22

3.4.4 Xác định tỷ lệ sống 22

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Một số yếu tố môi trường tại khu vực nghiên cứu 23

4.1.1 Yếu tố thủy lý, thủy hóa 23

4.1.2 Yếu tố thủy sinh 31

4.2 Tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương 33

4.3 Tăng trưởng về kích thước của hàu Thái Bình Dương ở 3 ao nuôi 33

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36

5.1 Kết luận 36

5.2 Đề xuất 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 41

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

TRANG

Bảng 1.1 Sản lượng và giá trị sản lượng hàu TBD nuôi trên toàn thế giới 11

Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ tại 3 điểm nuôi hàu theo các tháng (0C) 23

Bảng 4.2 Biến động độ mặn tại 3 địa điểm nuôi hàu theo các tháng (‰) 24

Bảng 4.3 Biến động độ trong tại 3 địa điểm nuôi hàu theo các tháng (cm) 25

Bảng 4.4 Biến động pH tại 3 địa điểm nuôi hàu theo các tháng 26

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương ở 3 địa điểm trong quá trình thí nghiệm (%) 33

Bảng 4.6 Tăng trưởng về kích thước của hàu ở 3 ao nuôi 34

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Hình thái ngoài (trái) và cấu tạo trong (phải) của hàu TBD 5

Hình 2.2 Sơ đồ vòng đời của hàu Thái Bình Dương (C gigas) 9

Hình 3.1 Các địa điểm nuôi hàu Thái Bình Dương 20

Hình 4.1 Biến động hàm lượng NO2- ở 3 ao nuôi hàu 27

Hình 4.2 Biến động hàm lượng NO3- ở 3 ao nuôi hàu 28

Hình 4.3 Biến động hàm lượng TAN (NH4+/NH3) ở 3 ao nuôi hàu 29

Hình 4.4 Sự biến động hàm lượng TSS tại 3 ao nuôi hàu 30

Hình 4.5 Tổng số lượng TVPD ở 3 điểm nuôi hàu theo thời gian 31

Hình 4.6 Số lượng TVPD theo thời gian nghiên cứu ở 3 điểm nuôi hàu 32

Trang 12

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Ngành thủy sản có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò chủ chốt cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vì có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là vùng giàu tiềm năng cho phát triển thủy sản, đặt biệt là nuôi thủy sản nước lợ mặn Các đối tượng nuôi nhiều ở vùng ven biển như các loài giáp xác: tôm sú, thẻ chân trắng, cua… đã được ứng dụng vào nhiều mô hình nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhằm làm

đa dạng hóa đối tượng nuôi và loại hình nuôi thủy sản nước lợ, mặn góp phần vào sự phát triển của nghề nuôi thủy sản vùng ĐBSCL Trong đó, nghề nuôi động vật thân mềm (ĐVTM) được xem là đối tượng ưu thế trong chiến lược phát triển nghề nuôi ở ĐBSCL

Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là đối tượng mới,

chưa có quy trình nuôi cụ thể nào ở ĐBSCL Hàu TBD là loài động vật thân mềm (ĐVTM) thuộc lớp hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản Do có khả năng thích ứng rộng với môi trường và giá trị kinh tế cao nên từ năm 2003, hàu TBD được nuôi ở 64 quốc gia trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp,

Mỹ, Canada… Sản lượng nuôi tăng lên rất nhanh, từ 150.000 tấn năm 1950 lên 3,9 triệu tấn vào năm 2000 và đạt xấp xỉ 4,6 triệu tấn vào năm 2006 (FAO, 2009) Việt Nam không có loài này phân bố tự nhiên, trong khoảng 21 loài hàu có phân bố ở nước

ta, chỉ có một số loài có giá trị kinh tế là hàu cửa sông C rivularis, hàu Belcheri C

belcheri, hàu Lugu C gulubris Hiện tại, chúng đang được nuôi ở cả 3 miền Bắc,

Trung và Nam (Hồ Công Hường, 2005), (Hà Đức Thắng và ctv, 2006) Trong khi đó,

so với các loài hàu bản địa, hàu TBD có nhiều ưu điểm hơn như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và ngon, thịt hàu tươi vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị trong y dược Xuất phát từ giá trị kinh tế – xã hội, làm sạch môi trường, chi phí nuôi thấp vì không tốn thức ăn, nên những đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đã được nghiên cứu và nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Philipine… (Lai và Wang, 1980, trích bởi Lê Minh Viễn, 2008) Trong đó hàu là một trong những đối tượng chính có vai trò như là hệ thống lọc sinh học, giúp làm sạch môi trường ở ao lắng chứa nước và ao nuôi tôm Với đặc tính của nước thải từ nuôi tôm chất ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân tôm, quá trình chuyển hóa dinh dưỡng) nên biện pháp sinh học được xem như là hướng tiên phong trong xử lý nước thải nuôi tôm Phương thức này hiện đang được xem là công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến, nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và nước, những nơi có chất lượng nước kém Một hướng đi để giải quyết vấn đề cân bằng môi trường và tận dụng các chất dinh dưỡng ở các vùng nuôi tôm để nuôi hàu TBD Tuy nhiên, hàu TBD chưa được phát

Trang 13

triển nuôi nhiều ở ĐBSCL và chưa có qui trình nuôi ổn định Vì vậy, việc nghiên cứu

phát triển nghề nuôi đối tượng này là hết sức cần thiết Do đó đề tài: “Thử nghiệm

nuôi Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) trong các ao tại

huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.” được thực hiện

1.2 Mục tiêu đề tài

Khảo xác khả năng thích nghi của hàu Thái Bình Dương nuôi trong các ao tại Đần Dơi – Cà Mau Từ đó đưa ra qui trình nuôi ổn định giúp nghề nuôi hàu phát triển ổn định

1.3 Nội dung nghiên cứu

Nuôi hàu Thái Bình Dương trong các ao tại Đầm Dơi - Cà Mau với các thủy vực khác nhau (ao nuôi tôm thâm canh, ao lắng và ao đầm nuôi tôm quảng canh) nhằm đánh giá khả năng thích nghi của chúng về tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi

Trang 14

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương

2.1.1 Hệ thống phân loại

Hàu TBD được đặt tên bởi nhà khoa học tự nhiên người Thụy điển, Carl Peter

Thunberg năm 1793 Vị trí phân loại của chúng được xác định như sau:

Loài: Crassostrea gigas (Thunberg, 1793)

Tên tiếng Anh: Pacific oyster Tên tiếng Việt: hàu Thái Bình Dương

2.1.2 Hình thái ngoài và cấu tạo trong

Cơ thể hàu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc, vỏ trái có dạng hình chén, lớn hơn vỏ phải và thường bám vào nền đá, trong khi đó vỏ phải nhỏ và phẳng hơn Đỉnh vỏ ở phía trên và có bản sừng gắn giữa hai vỏ Vỏ hàu có 3 lớp: lớp ngoài bằng sừng mỏng,

dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein, lớp giữa dày nhất là tầng đá vôi với cấu trúc gồm Calci carbonate kết tinh gắn chắc trên thể protein và lớp trong cùng bằng xà cừ mỏng, bóng, sáng và rất cứng Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống Nếu hàu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài Nếu phân bố trên nền đáy cứng, vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái tròn hơn và lõm sâu Khi hàu phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó Thông qua hình dạng vỏ hàu có thể xác định được đặc điểm của chất đáy tại điểm chúng phân bố Hàu sống ở độ mặn cao có

vỏ cứng hơn ở vùng có độ mặn thấp (FAO, 2003)

Trang 15

Hình 2.1 Hình thái ngoài (trái) và cấu tạo trong (phải) của hàu Thái Bình Dương

(Nguồn: http//www.haolongson.vn)

1 Tim 2 Cơ khép vỏ 3 Hậu môn 4 Vỏ phải 5 Xoang nước ra 6 Mang

7 Màng áo phải 8 Màng áo trái 9 Ruột 10 Dạ dày 11 Tuyến sinh dục

12 Bản lề 13 Miệng

Cấu tạo trong của hàu gồm miệng nằm ở phần đỉnh vỏ, cơ khép vỏ nằm khoảng 2/3 khoảng cách từ đỉnh vỏ, liên kết giữa hai vỏ với nhau Bao phủ toàn bộ phần thân mềm trừ cơ khép vỏ là màng áo Mép ngoài màng áo gồm 3 bộ phận: mấu lồi sinh vỏ nằm sát vỏ, mấu lồi cảm giác là tuyến chất nhầy rất nhạy cảm với kích thích bên ngoài Trên phần miệng hai thùy màng áo hợp nhất thành hình dạng lưỡi câu chia mép màng

áo thành hai vùng Vùng thứ nhất là từ xúc biện đến điểm dính nhau, bên trong có mang, miệng, xúc biện nên gọi là xoang mang hay lỗ nước vào Vùng thứ hai từ diềm dính nhau tới phần trước bụng hàu, bên trong có lỗ hậu môn gọi là xoang bài tiết hay

lỗ nước ra Ruột nằm bao quanh dạ dày và dẫn đến hậu môn nằm phía trên cơ khép vỏ Tim nằm ngay phía trước và gần với cơ khép vỏ gồm có 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ Thận

là một đôi ống nhỏ nằm phía dưới cơ khép vỏ

2.1.3 Phương thức sống

Phương thức sống của hàu thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể

Ấu trùng phù du sống trôi nổi: (giai đoạn này bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh đến khi

chuẩn bị chuyển sang ấu trùng bò lê) Ấu trùng hàu có khả năng bơi lội nhờ vào hoạt

động của vành tiêm mao hay đĩa bơi, thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ nước Theo Byung Ha Park và ctv (1998) khi nghiên cứu về hàu Thái Bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy tại nhiệt độ 19 – 200C thì giai đoạn phù du của hầu kéo dài 3 tuần

và nhiệt độ 270C là 10 ngày

Trưởng thành sống bám cố định: Ấu trùng bò lê nếu gặp được vật bám phù hợp như

đáy cứng, đá, vỏ động vật thân mềm, san hô chết…, hàu sẽ tiết ra tơ chân để bám và

Trang 16

sau đó nó sẽ tiết ra các keo dính để cố định vỏ trái trên vật bám, chân mất đi thể (sống

cố định trong suốt đời sống của chúng) Giai đoạn này thường kéo dài 1 – 2 ngày

2.1.4 Phân bố và khả năng thích nghi

Hàu TBD phân bố tự nhiên ở vùng biển phía bắc của Nhật Bản Chúng được di nhập đến nhiều quốc gia trên thế và cho đến nay được tìm thấy phổ biến ở vùng biển của Pháp, Anh, Mexico, Trung Quốc, Brazil… (FAO, 2003), (Grove – Jones, 1986) Hàu trưởng thành thường sống cố định, bám vào bất kỳ vật thể cứng nào như: đá, vỏ hàu, san hô chết… ở khu vực thuỷ triều giữa mức thuỷ triều cao và thấp khoảng 3m hoặc ở giữa các vùng nước nông Chúng thiên về những vùng nước lợ cửa sông hay những vùng duyên hải gần bờ Các loài hàu khác nhau có phân bố thẳng đứng khác nhau như

loài hàu vảy đáy Ostrea denselamellosa là loài sống ở vùng nước sâu, trong khi đó loài hàu sú O cucullata lại sống vung bãi triều Hàu Thái Bình Dương thuộc họ Ostreoidae

phân bố rộng khắp thế giới từ hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, đâu đâu cũng có dấu vết của

chúng Ví dụ: Hàu Châu Âu O edulis phân bố ven biển Nauy đến Maroc, qua Địa trung hải vào đến Biển Đen Hàu Mĩ Crassostrea virginica phân bố dọc biển Đại Tây Dương: từ New Brunswich (Canada) xuống đến vịnh Mexico Loài O.lurida phân bố

từ Alaska xuống bến Baja, California nhưng tập trung nhiều nhất tại Oregon và

Washington Hàu C angulata có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Maroc

Được du nhập và nuôi nhiều ở Pháp, Nhât, Đài Loan Tại châu Á cũng có một số loài

hàu phân bố như loài Saccostrea cucullata (hàu nắp) thường gặp ở Malaisia, Thái

Lan, Indonesia Hàu C belcheri và C iredalei phân bố nhiều ở các nước khu vực

Đông Nan Á như: Malaisia và Việt Nam (Gosling, 2003) Do khả năng thích ứng với điều kiện sống của mỗi loài khác nhau nên phân bố của chúng cũng khác nhau

Hàu Thái Bình Dương (C gigas) là loài bản địa của Đông Bắc châu Á như Nhật Bản

nhưng được di chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc (du nhập vào đầu và cuối những năm 70 của thế kỉ 20), Anh, bờ biển phía Tây của nước Mĩ (vào những năm 1950) và hiện nay chúng được nghiên cứu để du nhập và phát triển nuôi tại

bờ Đông, Ca-na-da, Brazil, Hàn Quốc, Úc (những năm 1960), Niu-di-lân vì mục đích nuôi và vì sự phát tán ngẫu nhiên của những tàu buôn lớn Cho nên có thể nói, hàu Thái Bình Dương là loài phân bố toàn cầu

Riêng ở vùng biển Việt Nam có hơn 20 loài hàu khác nhau Tuy nhiên, loài hàu được

nuôi phổ biến nhất là hàu cửa sông C rivularis và hàu ống hay hàu Thái Bình Dương

C gigas (Hồ Công Hường, 2005)

Khả năng thích nghi với sự biến động môi trường của hàu TBD rất lớn, đặc biệt là yếu

tố nhiệt độ và độ mặn Hàu TBD là loài rộng nhiệt, chúng có thể sống ở nhiệt độ 1,80C-350C và thích hợp nhất 20-280C (FAO, 2003)

-Hàu TBD cũng là loài rộng muối, chúng có thể sống ở độ mặn trên 35‰ hoặc dưới 5‰, ở độ mặn thấp khả năng sinh trưởng có thể chậm hơn Độ mặn tối ưu cho sự phát

Trang 17

triển của hàu trưởng thành là 16-28‰ (Elizabeth Gosling, 2003), 20-25‰ (FAO, 2003) và 15-29‰ đối với ấu trùng, mặc dù trứng có thể phát triển bình thường ở độ mặn 36‰ (Amemiya, 1928) Bởi vậy, hàu TBD có thể nuôi được ở các vùng cửa sông

có độ mặn thấp (FAO, 2003)

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Những hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của các loài hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao còn rất hạn chế (Raimbailt, 1966; Lubet1987; Morton, 1983) Hiện nay, chúng ta vẫn còn phải chấp nhận trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cũng như khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho các loài hai mảnh vỏ (Galtsoff, 1942)

Giai đoạn sống trôi nổi: Thức ăn của ấu trùng ở giai đoạn này thường là các loại thực

vật phù du có kích thước nhỏ bé (2-8 micromet) như nannochloropsis, Isochrysis,

Chaetocesros, Pavlov, chlorella, Cryptomonas, Monas, Platymonas,…Trong sản xuất

giống nhân tạo vấn đề thức ăn là một vấn đề cần được chú trọng và nghiên cứu sâu hơn nữa.

Giai đoạn trưởng thành: Theo kết quả nghiên cứu thức ăn của hàu người ta thấy rằng: Thức ăn của hàu gồm có sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ và những chất hòa tan trong nước như aminoaxit, muối khoáng (đặc biệt là các muối canxi rất cần thiết cho sự hình

thành vỏ) Thực vật phù du (phytoplankton) chủ yếu là tảo silic: Melosira,

Coscinodiscus, Navicula, Nitzchia, chaetoceros, Biddulphia, Skeletonema, Cyclotella, Rhizosolema, Thalassiotrix… Động vật phù du (zooplankton) bao gồm ấu trùng giun

nhiều tơ, Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại ấu trùng Copepoda, Polychaeta

Phương thức bắt mồi của hàu cũng giống như các loài hai mảnh vỏ khác là lọc thụ động Chúng bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang Khi

hô hấp nước có mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao Hạt thức ăn kích cỡ thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài Mặc dù hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt thức ăn (FAO, 2003)

Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hàu là thuỷ triều, lượng thức ăn độ

pH và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn ) Cường độ bắt mồi của hàu tỉ lệ thuận với thủy triều và tỉ lệ nghịch với lượng thức ăn trong môi trường Khi các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao và ngược lại thì cường độ bắt mồi thấp (FAO, 2007)

Trang 18

Trong mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường, người ta sử dụng hàu là một trong những đối tượng chính trong vai trò lọc sinh học, giúp làm sạch môi trường ở ao lắng chứa nước

2.1.6 Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

Hàu TBD là loài có tốc độ sinh trưởng rất nhanh khi so sánh với các loài hàu khác có trên thế giới (Lavinas et al, 2008) Ở Hàn Quốc sau một năm tuổi hàu có chiều cao vỏ

là 60-70mm, khối lượng đạt 60g/con và có thể thành thục sinh dục Hàu 2 năm tuổi đạt 90-100mm chiều cao vỏ và khối lượng từ 90-140 g/con Tuổi thọ trung bình của hàu khoảng 10 năm (Young Jin Chang, 2008) Ostini và Poli (1990) khi so sánh khả năng

sinh trưởng của hàu TBD và hàu C rhizophorae trong cùng một điều kiện nuôi cho biết, hàu C rhizophorae chỉ đạt 2,2g trong 6 tháng, trong khi đó hàu TBD C gigas là

14,8g Đặc điểm sinh trưởng nhanh của hàu TBD là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nghề nuôi đối tượng này trên khắp thế giới (FAO, 2003)

Sinh trưởng của hàu TBD phụ thuộc rất nhiều vào tập tính sinh lý và sinh thái Nhiệt

độ nước có thể gây ra sinh trưởng khác nhau của các phần vỏ (Ronel N., P.S Coetzee,

G Van Niekerk, 1996), ở phía Nam Hàn Quốc, hàu phát triển nhanh từ tháng 6, khi nhiệt độ nước trên 200C, độ béo (phần thịt) của hàu tăng nhanh hơn phần vỏ từ tháng

11 Vào mùa đông, nhiệt độ nước quá thấp cho sinh trưởng phần vỏ của hàu, hàu nuôi

có dấu hiệu yếu khi có gió mùa với đặc điểm là lạnh và thổi mạnh liên tục (Huang, H

L Chen, 2006) Biến động về khối lượng và thành phần sinh hóa của hàu TBD nuôi tại Tunisia (Australia) khác nhau theo mùa và liên quan đến nhiệt độ, độ mặn, chlorophyll a; hàm lượng Lipit thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (10-150C) và tăng lên trong mùa thu; Protein biến động theo mùa và cao nhất từ tháng 5 đến tháng 7, ứng với nhiệt độ 15-250C Điều này giải thích hiện tượng hàu nuôi ở nơi có mùa Thu đông thường béo

và ngon hơn vùng chỉ có mùa hè (Salwa Dridi, 2007)

Nhiệt độ cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chết mùa hè của hàu TBD mà đã được nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới quan tâm

như Perdue và ctv (1981); Cheney và ctv (2000); Huvert và ctv (2004); Garnier và ctv (2007) và Samain (2004, 2007) Theo Beatrice Gagnaire và ctv (2006), sự tương tác

giữa nhiệt độ, độ mặn, chất ô nhiễm và các yếu tố môi trường khác như (pH, DO) có thể là nguyên nhân của hiện tượng chết mùa hè Ở Pháp, ngưỡng nhiệt độ 190C có thể

gây nên hiện tượng chết vào mùa hè (Samain và ctv, 2004), trong khi đó ở các Vịnh

phía Nam Australia hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ vượt quá 300C ở những vùng nước nông (Yan Li, Jian G Qin, 2009)

Sự sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc vào mật độ, ở Venezuela hàu trong các đầm nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao, nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng Tốc độ sinh trưởng của Hầu cũng khác nhau tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác nhau và do

Trang 19

đặc tính riêng của từng loài (yếu tố di truyền) Một đặc điểm nổi bật của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6 – 12 tháng đầu tiên sau đó chậm dần

Hàu sống ở nơi có dòng chảy nhanh, lớn chậm hơn nơi có dòng chảy chậm, ở độ sâu

từ tầng mặt đến 3m sinh trưởng nhanh hơn ở tầng nước sâu, dưới độ sâu 3m sẽ hạn chế hàu sinh trưởng, hàu sống ở độ sâu 7m lớn nhanh hơn 13m (Gianluca Sad, A Mazzola, 1997) Từng vùng nuôi khác nhau thì hàu có tốc độ sinh trưởng và độ dày vỏ khác nhau

Mức độ phong phú của thức ăn, sự phát triển của tuyến sinh dục là những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của hàu Đặc biệt là số lượng và khối lượng thức ăn - những yếu tố này lại ảnh hưởng bởi mức độ trao đổi nước và các điều kiện thời tiết như mưa rào, tốc độ gió, thuỷ triều và hàm lượng dinh dưỡng của mỗi vùng Hàu đói do thiếu dinh dưỡng, sinh trưởng chậm hoặc không sinh trưởng Theo Brown (1988), tốc độ tăng trưởng của hàu TBD trước hết bị ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn cung cấp, sau đó mới đến yếu tố nhiệt độ Chất lượng giống, vị trí nuôi và thời gian thả giống cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD

2.1.7 Sinh sản và vòng đời

Hình 2.2 Sơ đồ vòng đời của hàu Thái Bình Dương ( C gigas )

(Nguồn: Grove – Jones, 1986)

1 Phôi 2 Phân cắt phôi 3 Ấu trùng veliger bơi tự do 4 Ấu trùng veliger hình chữ

D 5 Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo) 6 Hàu giống (Juvenile) 7 Hàu trưởng thành

Cũng giống như các loài hàu khác, hàu TBD thay đổi giới tính trong suốt chu kỳ sống của nó, thường sinh sản lần đầu tiên là con đực sau đó chuyển thành con cái Các yếu

tố môi trường, đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hưởng đến giới tính của hàu Trong điều kiện dồi dào thức ăn, chúng có xu hướng chuyển giới tính từ con đực sang con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế hay chúng tập trung thành từng quần thể với mật độ quá lớn toàn bộ đàn hàu là con đực Một số ít cá thể lưỡng tính

Trang 20

Hàu TBD đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục lần đầu trong mùa hè sau một năm kể

từ khi ấu trùng xuống đáy Trong suốt mùa sinh sản, sản phẩm sinh sản có thể chiếm tới 50% khối lượng cơ thể Hàu TBD có sức sinh sản khá lớn khoảng 50-100 triệu trứng/cá thể/lần đẻ, con đực giải phóng tinh dịch ra môi trường nước Quá trình thụ tinh xuất hiện trong vòng 10-15 phút sau khi đẻ trứng ở nhiệt độ 250C (Nimpis, 2002; Reise, 1998) Ấu trùng mới nở sống trôi nổi và bơi tự do trong môi trường nước khoảng 3-4 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ nước Khi xuống đáy, ấu trùng tạo thành nhóm và bò xung quanh đáy, tìm kiếm vật bám thích hợp để bám vào (FAO, 2003) Mùa vụ sinh sản: Ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh sản Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm, nhưng có hai mùa đẻ rộ là vụ 1 từ tháng 4 – 6 và

vụ 2 từ tháng 8 – 10 hàng năm Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung

và kéo dài hơn so với vùng ôn đới (FAO, 2003)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hàu: Quá trình sinh sản của hàu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt độ, thức ăn, tỷ trọng nước, độ mặn, …Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là nhiệt độ Theo Byung Ha Park và ctv (1998) nghiên cứu sự thành thục của hàu Thái Bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành thục là nhiệt độ Nhiệt độ tăng cao thời gian chín của tuyến sinh dục càng rút ngắn Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả thì các loài hàu

khác nhau nhiệt độ nước cần cho quá trình sinh sản cũng khác nhau: hàu dài C.gigas trên 250C còn hàu C.virginikca là từ 17 – 200C (Spencer, 2002), O.echinata trên 280

C, hàu Ấn Độ C.cucullata 17 – 180C, C.denselamellosa 21 – 230C, hàu vịnh Đại Liên

C.talienwhanesis 20 – 270C, Nói chung, nhiệt độ nước có quan hệ chặt chẽ với sự thành thục sinh dục, phóng tinh và đẻ trứng của hàu Độ mặn: Có quan hệ chặt chẽ đến sinh sản của hàu Độ mặn cũng chịu ảnh hưởng riêng lẻ cùng với nhiệt độ và thức ăn đồng thời ảnh hưởng đến sự thành thục của tuyến sinh dục Tuy nhiên, khi nhiệt độ thích hợp và hàu đã thành thục nhưng độ mặn chưa thích hợp thì hàu vẫn chưa sinh

sản rộ Khí hậu vùng nhiệt đới quanh năm thích hợp cho hàu Ấn Độ Crassotre

cuculata sinh sản nhưng ở Ấn Độ hàu này chỉ đẻ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; còn

tháng 7, 8 tuy tuyến sinh dục thành thục nhưng vẫn không đẻ vì lúc đó mùa mưa xuống độ mặn giảm không thích hợp cho sinh sản của nó Ở nước ta hàu sinh sản từ tháng 4 – 9, trong các tháng này hàu đẻ rộ nhất vào thời kỳ nhiệt độ nước cao nhất trong toàn năm (trung bình 300C) nhưng độ mặn lại thấp nhất toàn năm (trung bình 5 – 10‰) Thức ăn: trong môi trường giàu dinh dưỡng thì khả năng tích lũy glucogen tăng

do đó sự tích lũy noãn hoàng trong trứng của hàu tăng theo vì vậy mà hàu thành thực sớm và có khả năng sinh sản tốt hơn Ngược lại, trong môi trường nghèo dinh dưỡng thì khả năng thành thục sinh dục và sinh sản của hàu sẽ kém đi Thủy triều: đa số hàu sinh sản mạnh vào lúc triều cường, nước lên

Trang 21

2.2 Tình hình nuôi hàu Thái Bình Dương trên thế giới

2.2.1 Nuôi hàu thương phẩm

Tình hình về sản lượng:

Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) thế giới đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua và đạt được những thành tựu đáng kể Năm 2006, NTTS đạt 51,7 triệu tấn trong tổng sản lượng thủy sản 143,7 triệu tấn (chiếm 36%) và giá trị sản lượng là 78,8 tỷ USD (FAO, 2009)

Hàu Thái Bình Dương là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng với các điều kiện môi trường và dễ lan rộng từ vùng này sang vùng khác nên hiện nay chúng được nuôi phổ biến trên thế giới Sản lượng nuôi của đối tượng này tăng lên rất nhanh, từ 150.000 tấn năm 1950 lên 3,9 triệu tấn năm

2000, chiếm 97,4% trong sản lượng các loài hàu nuôi trên thế giới năm 2005 và đạt xấp xỉ 4,6 triệu tấn vào năm 2006 (FAO, 2009)

Bảng 1.1 Sản lượng và giá trị sản lượng hàu TBD nuôi trên toàn thế giới

và hiện nay hàu TBD được nuôi ở dọc bờ biển hầu hết các tỉnh (FAO, 2003) Hàn Quốc là nước đứng thứ 2 với sản lượng chiếm 5,4% Ở Hàn Quốc, hàu TBD là loài nuôi chủ yếu trong nhóm các loài hàu Kỹ thuật nuôi treo thành công ở những năm

Trang 22

1930 đã được cải tiến và mở rộng nhanh chóng sau đó Sự tăng nhanh về sản lượng những năm gần đây là nhờ vào việc thu hoạch hàu 1 năm tuổi, cùng với việc phát triển

kỹ thuật nuôi dây phao (long-line culture) (Young Jin Chang, 2008) Mặc dù Nhật Bản

là quê hương của nghề nuôi đối tượng này cùng với công nghệ sinh sản nhân tạo và công nghệ nuôi treo tiên tiến sớm hơn, tuy nhiên sản lượng chỉ đứng thứ 3, chỉ chiếm

4,7% năm 2005

Khu vực châu Âu: Trong số các nước châu Âu có nghề nuôi hàu TBD, Pháp chiếm 91% về sản lượng Hàu TBD được nhập vào Pháp ở những năm 1970 bằng hàu giống (từ Nhật Bản) và hàu bố mẹ (từ Anh) để khôi phục lại ngành công nghiệp nuôi hàu sau

khi hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata ) - loài nuôi chủ yếu ở khu vực này bị chết

vì bệnh và gần như tuyệt chủng (Elizabeth Gosling, 2003) Pháp là nước đứng thứ 4

với sản lượng hàng năm 150.000 tấn (Gianluca Sad, A Mazzola, 1997)

Khu vực châu Mỹ: Hàu TBD lần đầu tiên được nhập vào Mỹ, Canada và Mexico những năm 1920 và trở thành loài hàu nuôi quan trọng nhất ở khu vực này (FAO, 2003) Hiện nay, trên thị trường nó đã thay thế gần như hoàn toàn hàu bản địa Ở Mexico, hàu TBD được nuôi chủ yếu ở các bang phía Nam của Baja California và Sonora trong các túi đặt trên các giàn hoặc nuôi đáy bằng con giống được nhập từ Mỹ (Jorge Chávez-Villalba et al, 2010) Năm 2003, sản lượng hàu nuôi đạt được ở quốc gia này là 1.622 tấn đạt giá trị 2,4 triệu USD Công nghiệp nuôi hàu đã thu hút 1.800 lao động ở nước này Ở Canada, hàu TBD chiếm 81% về sản phẩm thu hoạch từ nuôi ĐVTM, hàu chủ yếu được nuôi đáy với diện tích khoảng 1.000 ha và sản lượng là 7.000 tấn, đạt 7,6 triệu USD vào năm 2003 Sản lượng hàu thịt ở Mỹ đạt 4,5 tấn, chiếm 95% sản lượng hàu của khu vực bờ biển Thái Bình Dương (FAO, 2003), (Reef E Lavoie, 2005)

Châu Úc: Hàu TBD được nhập vào Australia (Tasmania) những năm 1950 và New Zealand năm 1960 (Dinamani, 1971) Hiện tại, các hoạt động nuôi hàu TBD ở phía Nam Australia chủ yếu ở 5 khu vực chính là vịnh Murat, vịnh Smoky, vịnh Streaky, vịnh Coffin và cảng Franklin, cũng như ở phía Tây của bán đảo Yorke và phía Đông Nam của đảo Kangaroo Công nghiệp nuôi hàu hiện nay là nguồn đóng góp kinh tế ở vùng này (Grove – Jones, 1986) Sản lượng hàu TBD nuôi ở Tasmania và Nam Australia năm 2002/2003 gần 5.000 tấn (FAO, 2003) Con giống phục vụ cho nghề nuôi ở đây chủ yếu từ sinh sản nhân tạo Nghề nuôi hàu ở Australia hiện nay có nhiều lợi thế từ chương trình cải thiện di truyền, so với các nước có sản lượng hàu nuôi lớn ở trên, Australia là nước có công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi tiên tiến (Robert

D Ward, 2006)

Trong thập kỷ 90, nhiều công trình nghiên cứu kỹ thuật nuôi hàu đã được công bố như: Nghiên cứu sinh học và kỹ thuật nuôi hàu ở vịnh Bacoor, Luzon, Philippines (Blanco, Villalus, Montaban, 1951), nghiên cứu phương pháp nuôi hàu bằng cọc ở đầm

Trang 23

Dagatdagata, Philippines (Blanco, 1956), nuôi hàu ở Maritimes, Canada (Medcof, 1961), nuôi hàu bằng bè ở Bristish Colombia (Quayle, 1971), nuôi hàu ở Newzealand (Curtin, 1971), nuôi hàu rừng ngập mặn C.rhizophorae ở Pueto Rico (Watters và Prinslows, 1975), nuôi hàu ở Amterdam, Netherland (Korringa, 1976a), nuôi hàu ở Amterdam, Netherland (Korringa, 1976), nuôi hàu ở Sabah (Chin và Lim, 1977), phương pháp nuôi hàu vùng nhiệt đới (Quayle, 1980), thử nghiệm nuôi hàu bằng cọc ở Bristish Colombia (Clayton và Pobran, 1981), phát triển công nghiệp nuôi hàu ở Nhật

Bản (Ventilla, 1984), nuôi hàu S.echinata ở Ambon, Indonesia (Angell, 1984), sinh học và kỹ thuật nuôi hàu Ostrea, Crassostrea, Saccostrea (Angell, 1986), nuôi hàu ở

Bristish Colombia (Quayle,1988)

Hiện nay, nghề nuôi hàu phát triển rất mạnh ở nhiều nước với nguồn giống chủ yếu từ sinh sản nhân tạo Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu để phục vụ cho nuôi hàu đã được

thực hiện Năm 1993, Pripanapong đã thử nghiệm nuôi hàu C.belcheri bằng hai

phương pháp: dây thừng treo trên giàn lung lay và những cọc ximem cắm xuống đất vùng nước Kết quả hàu nuôi bằng dây thừng có tỷ lệ sống tốt hơn Pripanapong (1996) kết luận rằng dòng chảy và địch hại có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ

lệ sống của hàu C.belcheri nuôi tại Thái Lan Bằng phương pháp nuôi đặt những khay

lưới tự do và và những khay xen kẽ giữa lồng nuôi cá, kết quả là hàu nuôi trong lồng lưới tự do lớn nhanh hơn rất nhiều Địch hại chủ yếu của hàu là các loài cua

2.2.2 Phương pháp nuôi hàu

Việc lựa chọn phương pháp nuôi hàu phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như loại nền đáy, tốc

độ dòng chảy, biên độ thủy triều, sức sản xuất của thực vật phù du (Matthiessen GC, 2001) Ngoài ra còn phụ thuộc vào sự sẵn có của nguyên vật liệu và mức độ đầu tư… Hiện nay, trên thế giới có các phương pháp nuôi hàu như sau:

Nuôi đá: Sử dụng các hòn đá để lấy giống tự nhiên và làm giá thể cho hàu phát triển đến lúc thu hoạch Các hòn đá được đóng cọc thành từng nhóm với số lượng khoảng 5-

10 cọc và khoảng cách giữa các nhóm khoảng 50cm Vị trí nuôi ở các vùng vịnh mở,

có đáy đất thịt hay đáy cát, có thuỷ triều lên xuống dễ dàng

Nuôi cọc: Hệ thống cọc nuôi có thể sử dụng kết hợp giữa đá và cọc xi măng, cọc gỗ…, chiều dài cọc phụ thuộc vào các mực nước khác nhau để sản xuất, nhưng thường mỗi cọc dài khoảng 50-70cm và rộng 12 x 12cm2 Ở Úc, cọc sau khi đã lấy giống, đuợc gác trên giàn Ưu điểm của hình thức nuôi này là khi thủy triều xuống, hàu được phơi nắng hàng ngày đã hạn chế được các loại sống cộng sinh như sun, hàu đá… và hạn chế các loài ký sinh trùng trong thịt hàu Mỗi ngày hàu được phơi khoảng 2-3 giờ ngay cả khi nhiệt độ không khí đạt tới 32-350C

Nuôi treo: có thể nuôi treo bè, treo trên dây (long-line) và treo trên giàn Đối với hàu treo bè, hàu giống bám trên các vật bám (vỏ động vật thân mềm, nhựa), vật bám được

Trang 24

đục lỗ và treo trên các dây Độ dài ngắn của dây tùy thuộc vào độ sâu của vùng nuôi

và khả năng tải của bè, tốc độ dòng chảy và các dây treo sẽ được buộc trên bè Ở Hàn Quốc, bè nuôi có kích thước 18 x 9m hoặc 9 x 9m, có 30-40 phao nổi, dây dài 9m; phao là các khối xốp có kích thước 1,0 x 0,5m; mỗi bè treo 400-500 dây Với phương pháp nuôi treo trên dây (long-line), các dây hàu cũng có thể treo trên các sợi dây nilong đường kính 15-20mm, mỗi dây dài 100m có các khoảng 50 phao hình quả bóng

để làm nổi Ưu điểm của phương pháp nuôi treo là cá thể hàu được treo lơ lửng trong cột nước, tạo điều kiện cho hàu có thời gian lọc thức ăn tối đa Việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch thuận lợi hơn, tận dụng tối đa diện tích mặt nước và thu được năng suất sinh học vực nước cao nhất

Nuôi trong khay, lồng: Phương pháp nuôi này phát triển mạnh nếu giải quyết được con giống nhân tạo Điều kiện chất đáy là những vùng có nền đáy bùn gần cửa sông nước

lợ Khay nuôi có thể đạt 80-100cm, chiều thẳng đứng khoảng 2,5cm, thường được làm bằng gỗ cứng chắc Hàu 6-7 tháng tuổi (3,5-4,5cm) mới cho vào khay nuôi lớn Thời gian nuôi để đạt kích cỡ hàu thương phẩm khoảng 18 tháng

Hiện nay, đa số các nước đều nuôi hàu theo hình thức nuôi treo do người Nhật Bản phát minh và hoàn thiện

Thời gian nuôi và kích cỡ hàu thu hoạch

Theo FAO (2003), thời gian nuôi hàu thường kéo dài từ 18 - 30 tháng tùy thuộc vào từng khu vực, mức độ phong phú thức ăn, điều kiện môi trường Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau, hiện nay người ta có thể thu hoạch sau khi hàu nuôi 6-9 tháng tuổi, có thể tránh việc hàu chết trong mùa hè như ở vịnh Hiroshima hoặc tránh mùa mưa như ở Sierra Leone (Elizabeth Gosling, 2003) Cỡ hàu thu hoạch thường có chiều dài vỏ >75mm, khối lượng 70-100g Tuy nhiên, hàu thương phẩm thường được phân

ra 5 cỡ: Bistro 50-60mm, plate 60-70mm, standard 70-85mm, large 85-100mm và jumbo >100mm, tùy mỗi cỡ mà giá bán khác nhau (FAO, 2003) Lavinas (2008) cho biết, hàu đạt đến kích cỡ 56mm trong vòng 5 tháng nuôi là "đạt" và có thể thu hoạch

2.2.3 Địch hại và bệnh đối với hàu

Theo FAO (2003), địch hại và bệnh của hàu ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi hàu trên thế giới Địch hại của hàu bao gồm các yếu tố vô sinh như độ mặn, ô nhiễm, độc tố, lũ lụt; các yếu tố hữu sinh như các sinh vật cạnh tranh vật bám (Balanus, Anomia ), sinh vật ăn thịt (Rapana, Thaix, sao biển, cá ), sinh vật đục khoét (Teredo, Bankia ), sinh vật ký sinh (Myticoda, Polydora ) và các loài tảo độc gây nên hiện tượng thủy triều

đỏ Các bệnh mà hàu TBD thường mắc phải gồm bệnh ký sinh trùng, bệnh do vi rút và

vi khuẩn, bệnh do protozoa và bệnh trứng

Ở giai đoạn còn nhỏ, hàu bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau: ốc long, cua, ghẹ, một số loại cá… Nền công nghiệp nuôi hàu tại Mỹ xác định địch hại lớn nhất là các

Trang 25

loại động vật thân mềm một mảnh vỏ: ốc lông và ốc xoắn Những loại địch hại này thường dùng răng hàm khoang lỗ hay bào mòn vỏ hàu rồi đưa vòi hút thức ăn vào đó

để giết chết hàu nuôi (Menzel và Nichy, 1958) Ngoài ra, ở giai đoạn con giống các loại cua cũng là những địch hại gây tỷ lệ chết rất lớn Tại vùng biển bờ Đông của nước

Mỹ, địch hại chính của nghề ương hàu là các loại cua bùn, cua đá, cua xanh Chúng dùng những càng khỏe mạnh kẹp nát vỏ những cá thể hầu còn non và ăn thịt (thậm chí cua lớn có thể ăn thịt những cá thể hầu trưởng thành) Điểm đặc biệt ở đây là những bọn địch hại này cũng là bọn thích nghi rộng với những biến đổi môi trường nên chúng

có thể xuất hiện quanh năm (Bisker và Castagna, 1987) Tuy nhiên, địch hại lớn nhất

ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi hàu C.angulata tại Đài Loan là bọn giun thẳng ký

sinh (Chang, 2009)

Nghiên cứu bệnh trên ĐVTM gặp rất nhiều khó khăn do khó phát hiện, chỉ khi bệnh bùng phát mới phát hiện được và rất khó xác định nguyên nhân tử vong là do tác nhân gây bệnh hay do các yếu tố môi trường Vì vậy, nghiên cứu về bệnh trên ĐVTM nói chung và trên hàu nói riêng còn rất ít Theo Gosling (2003), các nhóm chính gây bệnh cho các loài hai mảnh vỏ là virus, vi khuẩn, nấm, protozoa, giun sán và các loài giáp xác kí sinh

Bệnh do ký sinh trùng: Bệnh này do trùng đục hàu Nhật Bản Ceratostoma inomatum, hoặc giun dẹt Pseudostylochus ostreopagus và chân chèo ký sinh Mytilicota orientalis

Để phòng và trị bệnh này người ta thường xử lý nhiệt (nhúng hàu vào nước nóng từ 50-550C ở hàu giống 1,0-2,5cm, trong thời gian 10-15 giây) hoặc có thể xử lý bằng nước ngọt (đưa dây hàu nuôi vào trong bể nước ngọt khoảng 30-50 giờ tuỳ theo nhiệt

độ nước) (FAO, 2003)

Bệnh do vi rút Herpes: Bệnh này được tìm thấy ở vịnh Chesapeake Mỹ năm 1960 Hàu nhiễm vi rút này thường có màu trắng (G Van Niekerk, 1996)

Bệnh do vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn đã gây chết nhiều ở ĐVTM nói chung và hàu

TBD nói riêng Năm 1967, Colwell đã xác định loài Pseudomonas enalia gây bệnh

chết hàng loạt cho hàu giống nuôi ở Mỹ Năm 1977, Sindermann phát hiện thêm

Vibrio anguilarium và V angullarum cũng gây chết hàng loạt cho hàu nuôi giai đoạn

sau hàu giống (Lionel D, B Ernande, E Bodier, P Boudry, 2007)

Bệnh do protozoa: Trong tất cả các nguyên nhân gây chết nhiều cho hàu thì bệnh do

Minchinianel soni là nguy hiểm nhất Từ những năm 1957-1960, 95% hàu nuôi ven

biển nước Mỹ đã chết do nhiễm loài nguyên sinh động vật này Mãi đến 4 năm sau

mới tìm ra nguyên nhân, Minchinianel soni thường xuất hiện khi nhiệt độ cao cùng với

độ mặn thấp (15‰) Loài này cũng phát hiện tại Hàn Quốc (Thao T.T Ngo, Gyun Kang, Do-Hyung Kang, Patrick Sorgeloos and Kwang-Sik Choi, 2006)

Bệnh trứng: Theo Chun (1979), bệnh chỉ xảy ra đối với hàu TBD Năm 1986, Comps

đã xác định bệnh này do Marteilioides chungmuensis thuộc ngành Ascetospora gây ra

Trang 26

Ở Hàn Quốc bệnh này thường xuất hiện từ tháng 8-11, ký sinh trùng thường bám vào mắt hàu

Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hàu nuôi thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn… Ví dụ: Triệu chứng chết hàng loạt về mùa đông thường đi kèm với nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp Trong khi đó, triệu chứng chết về mùa hè đi cùng với nồng độ muối giảm, virus gây bệnh cho ấu trùng hàu khi nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu, mật

độ ấu trùng cao Do đó, trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho mỗi loài là vô cùng quan trọng, làm cho hàu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao Ngoài ra, chon địa điểm và mùa vụ thả hàu là nhân tố quyết định sự thành công trong nuôi hàu

2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hàu ở Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất giống

Ở Việt Nam, nghề khai thác hàu đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây Hàu TBD phân bố ở những vùng bãi triều thấp tới độ sâu 10m nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (Hà Quang Hiến, 1983) Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ, đã tìm thấy hàu TBD phân bố ở đầm Cù Mông, đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt gặp rất thấp

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng nuôi động vật thân mềm (ĐVTM) lớn trên thế giới ĐVTM đang được xem là đối tượng chủ lực trong chiến lược phát triển nuôi biển của nước ta hiện nay Với vai trò quan trọng như vậy, trong mấy năm gần đây đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về ĐVTM Trong đó, nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi ấu trùng được quan tâm nhiều nhất Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản hay sinh thái thì dường như ít đề cập trong tài liệu Điều đó chứng tỏ rằng: Việc nghiên cứu sản xuất giống hay nuôi hàu thương phẩm ở nước ta chưa thực sự phổ biến Việc nuôi hàu chỉ là tự phát, xuất phát từ giá trị kinh tế của hàu và người ta chỉ nuôi dựa vào kinh nghiệm và may rủi

Do hàu Thái Bình Dương ít phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên việc nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào con giống sản xuất nhân tạo Vì vậy, đưa ra các giải pháp nuôi thích hợp, nuôi tập trung với con giống từ sản xuất nhân tạo cũng cần được quan tâm nhằm đưa nghề nuôi hàu Thái Bình Dương ở nước ta phát triển mạnh, tạo ra sản lượng lớn

để xuất khẩu Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đang thực hiện đề tài

“Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương phục vụ xuất khẩu”

Nhiều nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nghề nuôi hàu cũng đã được tiến hành Năm 2001-2004, bộ Khoa Học & Công Nghệ đã cấp kinh phí cho Viện

Trang 27

Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống và

nuôi hàu (Crassostrea) thương phẩm”, do kỹ sư Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm bao

gồm 3 chi nhánh: Miền Bắc do kỹ sư Hà Đức Thắng đảm nhiệm, miền Trung do tiến sĩ

Lê Trọng Phấn phụ trách và miền Nam do tiến sĩ Lê Minh Viễn đảm nhiệm

Năm 2002, Viện nghiên cứu NTTS I đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống hàu Thái Bình Dương từ trung tâm nghề cá Cromila, bang New South Wales (Úc), đã cho đẻ và ương nuôi thành con giống nhưng tỷ lệ sinh sản quá thấp (6 con cái, 10 con đực tham gia sinh sản trong số 200 con chuyển sang) Tỷ lệ sống từ ấu trùng đến con giống còn thấp (20 vạn con giống/ 12 triệu ấu trùng chữ D tương đương 1,7%)

Năm 2003-2004, nhờ sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, sở Khoa Học & Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh, Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành đã nghiên cứu thành công đề tài “Sản xuất thử hầu giống bám đơn bằng sinh sản nhân tạo và nuôi hầu thương phẩm” tại xã đảo Long Sơn (TP.Vũng Tàu)

Năm 2003-2007 con giống ưu thế lai đã được Công Ty TNHH Nuôi Trồng Thủy Sản

& Thương Mại Viễn Thành, sản xuất thành công với số lượng ban đầu là 4 triệu con giống Con giống ưu thế lai có sức đề kháng cao, chịu đựng qua nhiều đợt dịch khốc liệt vào các năm 2003-2007

Năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh phí thực hiện dự án “Nhập công nghệ hàu tứ bội thể để sản xuất hàu tam bội thể” Cơ quan tiếp nhận công nghệ là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành Đề tài được thực hiện trên đối tượng là hàu

C.gigas, C.rivularis, C.belcheri, và C.iredalei Qua 2 năm thực hiện thử nghiệm (2008

và 2009), đơn vị tiếp nhận đã sản xuất được 2 triệu con giống đơn (bằng phương pháp

vỏ hàu xay nhỏ và hóa chất Epinephrine) loài hàu C.gigas, và C.iredalei Trong đó,

phương pháp dùng hóa chất cho hàu đơn với tốc độ sinh trưởng chậm hơn hàu đơn bằng vỏ hàu xay nhỏ (Phùng Bảy, 2009) Hàu giống mang đi nuôi được các địa phương đánh giá cao ở 3 khía cạnh: Hình dáng đẹp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao

Dự án đã tạo được 5000 con hàu tam bội với kích thước hiện tại 6-8 cm của hai loài

hàu Thái Bình Dương và C.iredalei vẫn đang tiếp tục đến năm 2011

Năm 2010, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã phối hợp cùng Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Bình Định và Trung Tâm Giống Thủy Sản Bình Định, thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống hàu bám đơn và thử nghiệm nuôi

thương phẩm hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) và hàu Muỗng (Crassostrea

sp) tại tỉnh Bình Định” Đề tài do thạc sĩ Phùng Bảy chủ nhiệm với mục đích: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm từ con giống bám đơn hàu Thái Bình Dương và hàu Muỗng, nhằm góp phần phát triển nghề nuôi hàu và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vữnh tại các đầm tỉnh Bình Định

Trang 28

2.3.2 Tình hình nuôi thương phẩm

Nghề nuôi hàu ở nước ta bắt đầu từ những năm 1950, trên đối tượng hàu cửa sông

(Crassostrea rivularis) nhờ các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản thử nghiệm trên

hệ thống sông Bạch Đằng thuộc tỉnh Quảng Ninh Kết quả đạt sản lượng nuôi 40 tấn, song do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc thí nghiệm nuôi hàu bị gián đoạn Việc nuôi và khai thác hàu ở nước ta sau đó chỉ tập trung từ vùng biển Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế với sản lượng hàng năm đạt 10.000-12.000 tấn từ con giống tự nhiên (Hồ Công Hường, 2005), (Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sĩ Tuấn, 1996)

Hiện nay, hàu được nuôi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với các loài có giá trị kinh tế

như: Hàu cửa sông C.rivularis được nuôi ở các tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng Hàu C.lugubris phân bố ở các đầm phá miền Trung, nhiều ở phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế), được nuôi ở đầm Lăng Cô Hầu C.belcheri phân bố ở Nam miền

Trung, khu vực Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) Hiện nay, chúng đang được phát triển nuôi mạnh ở các địa phương này, sau đó phát triển sang Cà Mau Hàu được nuôi bằng nhiều phương thức và vật liệu bám khác nhau như đóng cọc, thả vật bám, treo lồng, nuôi ngoài sông, trong ao đầm, trên bãi triều, bằng bè phao hoặc giàn cọc cố định (Lê Công Viễn và Phạm Công Vinh, 2005) Ngoài ra, còn

có hàu C.iredalei phân bố tự nhiên tại các tỉnh miền Trung nhưng đang được nghiên cứu nuôi tại vùng nước Long Sơn, hàu Muỗng Crassotrea sp phân bố ở Đầm Thị Nại

(Bình Định)

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đòi hỏi đối tượng mới, lạ, ngon và dinh dưỡng cao Vì vậy mà, loài hàu Thái Bình Dương đã được du nhập vào Việt Nam Năm 2007, Việt Nam kết hợp với Công ty Khoa học kỹ thuật thuỷ sản Pauchen Đài Loan, chuyên gia Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khảo sát một số khu vực tại vùng vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh Đoàn đã xác định vùng này có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi hàu Thái Bình Dương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào nhiều thị trường kể cả Mỹ và EU Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I phối hợp với Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất

Hạ Long – Quảng Ninh đã nhập giống hàu Thái Bình Dương từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long Hàu Thái Bình Dương nuôi tại đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Trong thời gian 8-10 tháng nuôi hầu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65-75 mm/con, trọng lượng từ 70-80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 – 63% Trong khi đó, ở các nước khác phải nuôi từ 18-30 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm

Để nuôi 2,5 tấn hàu chỉ cần đầu tư một bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch đàn Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7 – 10 triệu đồng sẽ thu được lợi từ 40-50 triệu đồng, giá bán hàu vỏ tại Quảng Ninh hiện nay dao động 30.000 – 40.000 đ/kg Tại Vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh), Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (Bim Group) đã nuôi thành công hàu Thái Bình Dương Với tốc độ tăng trưởng nhanh, trong thời gian 8 - 10 tháng nuôi, hàu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 - 75mm/con, trọng lượng

từ 70 - 80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63% Để nuôi 2,5 tấn hàu chỉ cần đầu tư một

bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch đàn Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7 - 10 triệu đồng, sẽ thu được lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng (Lưu Đức Thịnh, 2008)

Một số công trình nghiên cứu về bệnh trên hàu cũng đã được tiến hành Ngô Thị Thu

Thảo (2007), khảo sát một số kí sinh trùng trên hàu (Crassostrea sp) và vẹm (Mytillus

sp) thu tại Hà Tiên, Kiên Giang phát hiện hàu thường bị giun nhiều tơ xâm nhập (93%)

Trang 29

gây hiện tượng phồng giộp, làm cho vỏ hầu trở nên giòn, dễ vỡ Kí sinh trùng

Perkinsus sp ở hàu 57%, ở vẹm 52%, cường độ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, kí sinh

trùng Nematopsis sp, kí sinh trùng buồng trứng Marteiloides sp

Trang 30

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2015

Địa điểm thực hiện tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Tên khoa học: Crassostrea gigas Thunberg, 1793

Tên tiếng Anh: Pacific oyster

Tên tiếng Việt: hàu Thái Bình Dương

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Dây nuôi và các thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi

Đo các yếu tố môi trường bằng: nhiệt kế, test pH, test SERA, đĩa Secchi, khúc xạ kế

Lưới, chai thu mẫu thực vật phù du

Thước đo tăng trưởng của hàu qua các tháng nuôi

Hình 3.1 Các địa điểm nuôi hàu Thái Bình Dương

Ngày đăng: 13/06/2016, 12:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Boys, C.E. 1990. “Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản”. Bộ môn khai thác và Nuôi trồng thủy sản – Đại học Auburn. Alabama 36894 Hoa kỳ. Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út lược dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản
5. Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), “Phân loại bộ tảo Lục (Chlorococcales)” . NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 503 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại bộ tảo Lục (Chlorococcales)
Tác giả: Dương Đức Tiến, Võ Hành
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
8. Hoàng Ngọc Ánh, Nguyễn Hạnh Trinh, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Đắc Tạo (2013), Nghiên cứu về đặc điểm sinh học - sinh sản của Hàu (Crassostrea rivularis) ở Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crassostrea rivularis
Tác giả: Hoàng Ngọc Ánh, Nguyễn Hạnh Trinh, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Đắc Tạo
Năm: 2013
9. Lâm Thị Quang Mẫn (2011), Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến một số chỉ tiêu sinh học của nghêu Bến Tre ( Meretrix Lyrata). Luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ. 56 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Meretrix Lyrata
Tác giả: Lâm Thị Quang Mẫn
Năm: 2011
12. Ngô Anh Tuấn, Châu Văn Thanh, Vũ Trọng Đại (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học - sinh sản của Hàu (Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) ở sông Chà Và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crassostrea belcheri
Tác giả: Ngô Anh Tuấn, Châu Văn Thanh, Vũ Trọng Đại
Năm: 2005
19. Trần Thị Kim Anh (2010), Nghiên cứu khả năng thích nghi của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) nuôi tại Nghệ An. Luận văn Thạc Sĩ, chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crassostrea gigas
Tác giả: Trần Thị Kim Anh
Năm: 2010
1. Bộ Tài nguyên &amp; môi trường (2008), QCVN 10: 2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ven bờ Khác
3. Đồng Xuân Vĩnh (2003), Báo cáo kết quả Dự án Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi hầu Thái Bình Dương của Australia (2002 - 2003), Viện nghiên cứu NTTS I Khác
4. Dương Đức Tiến (1996), Phân loại vi khuẩn lam ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Hà Đức Thắng và CTV (2006), Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi hầu (Crassostrea sp.) thương phẩm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2006, Viện nghiên cứu NTTS I Khác
7. Hồ Công Hường (2005), Hiện trạng nuôi hầu trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua, Báo cáo tại Hội thảo về Phát triển nguồn lợi hầu ở Việt Nam. Hà Nội, ngày 12-13 tháng 4 năm 2005 Khác
10. Lê Thị Thúy Hà, Võ Hành (2005), Tảo giáp vùng cửa sông Lam, Tạp chí di truyền học và ứng dụng Khác
11. Lưu Đức Thịnh (2008), đánh giá khả năng phát triển nghề nuôi hầu Thái Bình Dương tại Vịnh Bái Tử Long, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
13. Ngô Thị Thu Thảo và Kwang-Sik Choi (2006), Khảo sát hiện tượng nhiễm giun nhiều tơ (Polydora sp.) ở sò lông (Scarphaca subcrenata). Tạp chí nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Cần Thơ 2006 (tr. 62-69) Khác
14. Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú (2012). Giáo trình kỹ thuật nuôi động vật thân mềm. Nhà Xuất bản Đại học Cần Thơ. 136 trang Khác
15. Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn (1996), Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ chủ yếu ở biển Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu biển. Tập VII (tr. 9-16) Khác
16. Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thuỷ vực nội địa Việt nam, NXB nông nghiệp. 438 tr Khác
17. SUDA (2008), Xác định số liệu cơ bản về hiện trạng hệ thống nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Nghệ An, FSPS-nghean/SUDA/2008/3.1.1 Khác
18. SUMA (2001), Báo cáo điều tra quy hoạch tổng thế vùng nuôi nhuyễn thể và cá biển-tỉnh Nghệ An Khác
20. Trương Ngọc An (1993), Tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB khoa học và kĩ thuật Hà Nội, 315tr Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w