1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng và biện pháp xử lý các kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên

41 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng biến đổi một cách mạnh mẽ. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, hoạt động khai khoáng ngày càng một gia tăng hơn…, đó là nguyên nhân làm cho môi trường (MT) bị hủy hoại rất là nghiêm trọng, bên cạnh đó còn làm cho nhiều tai biến MT không ngừng nảy sinh theo. Một trong những hậu quả của sự phát triển đó đã và đang đe dọa đến sức khỏe con người là ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong đất. Ô nhiễm KLN do sự phát thải từ các làng nghề tái chế kim loại (KL) đang là vấn đề lớn ở nhiều quốc gia trên Thế Giới trong đó có Việt Nam.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

Hồ Thị Oanh

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd) TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ CHÌ THÔN ĐÔNG

MAI, TỈNH HƯNG YÊN

Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quyNgành: khoa học môi trường(Chương trình đào tạo chuẩn)

MAI, TỈNH HƯNG YÊN

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quyNgành khoa học môi trường(Chương trình đào tạo chuẩn)

Cán bộ hướng dẫn: TS Chu Thị Thu Hà

PGS.TS Nguyễn Kiều Băng Tâm

Hà Nội – 2016

LỜI CẢM ƠN

Qua bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ sự chân thành cảm

ơn tới TS Chu Thị Thu Hà - Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt đề tài

Em cũng xin cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Kiều Băng Tâm đã tận tình giúp

đỡ em hoàn thành đề tài

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô công tác tại bộ môn sinh thái môi trường, khoa Môi trường đã chỉ bảo động viên em, giúp em có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứu

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các bác lãnh đạo UBND xã chỉ đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương

Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè của em, những người đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc

để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn và điều kiện nghiên cứu không nhiều nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót mong thầy

Trang 3

UBND : Ủy ban nhân dân

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 4

Bảng 1: Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đá

Bảng 2: Hàm lượng chì và cadimi trong đất tại Làng Hích

Bảng 3: Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở khu vực khai thác qặng Pb – Zn xã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Bảng 4 Kết quả đo hàm lượng chì trong đất nông nghiệp ở thôn Đông Mai

Bảng 5: Kết quả đo hàm lượng cadimi trong đất nông nghiệp ở thôn Đông Mai

Trang 5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng biến đổi một cách mạnh mẽ Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, hoạt động khai khoáng ngày càng một gia tăng hơn…, đó là nguyên nhân làm cho môi trường (MT) bị hủy hoại rất là nghiêm trọng, bên cạnh đó còn làm cho nhiều tai biến MT không ngừng nảy sinh theo Một trong những hậu quả của

sự phát triển đó đã và đang đe dọa đến sức khỏe con người là ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong đất Ô nhiễm KLN do sự phát thải từ các làng nghề tái chế kim loại (KL) đang là vấn đề lớn ở nhiều quốc gia trên Thế Giới trong đó có Việt Nam

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam không chỉ đóng góp to lớn vào nền kinh tế của đất nước mà còn cho cả nền kinh tế của nông thôn nơi đó Tuy nhiên, các làng nghề hoạt động sản xuất lại mọc lên một cách tự phát theo quy

mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu, không có biện pháp xử lý hợp lý Vì vậy mà ô nhiễm MT càng xảy ra nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và cư dân địa phương sống ở đó

Đông Mai nằm ở vị trí trung tâm của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên sau khi nghề đúc đồng truyền thống đã bị mai một đi thì thôn Đông Mai dần chuyển sang nghề tái chế chì từ các bình ắc quy hỏng của các phương tiện xe cộ như xe motor và xe máy Công việc tái chế chì được thực hiện ngay tại các hộ gia đình của người dân

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, trong đó có làng nghề tái chế chì Đông Mai.Theo Quyết

định này của Thủ tướng Chính phủ, thì đến hết năm 2007 làng nghề này phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm MT, di dời ra khỏi khu dân cư, xây dựng hệ thống

xử lý chất thải Nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa được thực hiện hoàn chỉnh

Sự phát triển của làng nghề Đông Mai ngoài góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của địa phương, tăng thêm thu thập cho người dân, còn giải quyết việc làm cho hàng nghìn người dân lao động Bên cạnh sự phát triển đó thì làng nghề Đông Mai cũng đã tạo ra nhiều vấn đề ô nhiễm MT đất khá nghiêm trọng Nhằm mục đích tập trung các hoạt động tái chế chì và di dời các hộ sản xuất ra khỏi làng Đông Mai, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 491/QĐ-UB ngày 27/2/2010 về việc xây dựng “Cụm công nghiệp

xã Chỉ Đạo” Thực hiện Quyết định này, phần lớn các hộ tái chế chì đã chuyển vào Cụm công nghiệp (CCN), giảm thiểu nguồn ô nhiễm chì ở trong làng

Trang 6

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở tư nhân không thực hiện đi vào CCN mà đang thực hiện các hoạt động phá dỡ bình và nấu luyện chì ngay trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm MT và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người

dân địa phương Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Hiện trạng và đề xuất

biện pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng (Pb,Cd) trong đất nông nghiệp tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên” là rất cấp thiết, nhằm giảm

thiểu nguy cơ ô nhiễm KLN (Pb, Cd) trong đất cũng như cho cộng đồng dân cư sinh sống trong làng nghề

2. Mục đích nghiên cứu

Nêu được thực trạng ô nhiễm KLN (Pb, Cd) trong đất nông nghiệp (ĐNN) của thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất các biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm KLN trong ĐNN phù hợp với đặc điểm của làng nghề và một số biện pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm KLN cho người dân và cải thiện MT địa phương

3. Nội dung chính của khóa luận

Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi thực hiện các nội dung chính sau: Đề tài bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Thu thập thông tin(bỏ) Tình hình sản xuất của làng nghề từ UBND xã Chỉ Đạo

và các hộ gia đình, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

- Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội tại khu vực nghiên cứu thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên.(bỏ, đây là tổng quan chung, ko phải nội dung chính)

- Nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiêm hàm lượng tổng số của chì và Cadimi có trong ĐNN.(bỏ, đây là phương pháp NC, ko phải ND chính)

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất do hoạt động sản xuất tái chế chì của thôn Đông Mai

- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm KLN trong đất cũng như cho người dân và MT địa phương

Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý MT thôn Đông Mai

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này

- Nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học xác định tính khả thi của việc

áp dụng những biện pháp kĩ thuật để cải tạo đất bị ô nhiễm KLN Đây sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp phòng chống suy thoái tài nguyên đất, bảo vệ

MT cũng như tăng cường nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thân thiện với MT

Trang 7

- Qua đề tài này, em đã được tích lũy thêm nhiều kiến thức và những bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc quản lý MT làng nghề, các biện pháp công nghệ xử

lý ô nhiễm đất, cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học…

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về kim loại nặng trong đất

1.1.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại năng trong đất

Khái niệm kim loại nặng

Thuật ngữ KLN được từ điển hóa học định nghĩa là: KLN là những nguyên tố KL có tỷ trọng lớn hơn 5 g/cm3 Các KL có độc tính đối với sự sống

và có nguy cơ gây nên các vấn đề về MT, có thể gây độc tính mạnh ngay cả ở nồng độ thấp [10]

Những KLN thường gặp như: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Cadimi (Cd), Sắt ( Fe), Niken (Ni), Mangan (Mn),…Ngoài ra á kim như Asen (As), Selen(Se) cũng xem là các KLN

Các dạng tồn tại KLN trong đất

Khi nghiên cứu sự tích luỹ của KLN trong đất mà chỉ xem xét hàm lượng tổng số thì chưa thể đánh giá đúng nồng độ của chúng đối với cây trồng cũng như chiều hướng biến đổi của chúng ở trong đất Bởi vì chúng có thể tồn tại thành những dạng chính như sau: [10]

- Dạng linh động: Các KLN được hấp phụ trên bề mặt các hạt đất (hạt sét, các oxit sắt và oxit mangan bị solvate hóa, các axit mùn) Đây là dạng mà cây trồng dễ hấp thụ trong quá trình hút dinh dưỡng và nước vào cơ thể

- Dạng liên kết cacbonat: các KLN tồn tại dưới dạng các muối cacbonat (CO32-) trong đất Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ thuộc rất nhiều vào pH của đất cũng như lượng cacbonat trong đất

- Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan: dạng này dễ dàng hình thành do các oxit sắt

và oxit mangan tồn tại trong đất như kết von đá ong, vật liệu gắn kết giữa các hạt đất Các oxit này là những chất loại bỏ rất tốt các KLN nhờ quá trình nhiệt động học không ổn định dưới điều kiện khử

Trang 8

- Dạng liên kết với chất hữu cơ: KLN liên kết với các chất hữu cơ khác nhau trong đất như: sinh vật đất, sản phẩm phân giải của chất hữu cơ, chất hữu cơ bao phủ bên ngoài hạt đất,…Do đặc tính tạo phức và peptiz hóa của các chất hữu cơ làm cho các KL tích lũy trong đất trong điều kiện oxy hóa các chất hữu cơ có thể bị phân giải dẫn đến sự giải phóng các KLN này vào đất.

- Dạng còn lại: Bao gồm các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của các khoáng vật nguyên sinh và thứ sinh Dạng này rất khó giải phóng ra MT dưới các điều kiện

tự nhiên bình thường Do tác dụng của các quá trình phong hóa, đặc biệt là phong hóa hóa học và phong hóa sinh học mang các KLN dần dần được giải phóng ra MT đất

1.1.2. Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong đất

Có hai nguồn ô nhiễm KLN chính là tự nhiên và nhân tạo

Nguồn gốc tự nhiên

Hàm lượng các KLN trong đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đá mẹ và mẫu chất hình thành nên các loại đất đó Các KLN xâm nhập vào đất theo quá trình tự nhiên: quá trình phong hóa đá, xói mòn (Bảng 1)

Bảng 1: Hàm lượng của các kim loại nặng trong một số loại đá

Nguyên

tố

Đá macma ( µ g/g) Đá trầm tích ( µ g/g) Siêu bazơ Bazơ Granít Đá vôi Sa thạch Phiến sét

10 - 42

50 - 58 0,12 0,5 0,004 0,1 - 14

200

1500 - 2200

35 - 50 150

90 - 100 100 0,13 - 0,2

1 - 1,5 0,01-0,08

3 - 5

4

400 - 500 1 0,5

10 - 13

40 - 52 0,09 - 0,2

3 - 3,5 0,08

20 - 24

10 - 11

620 - 1100 0,1 - 4

7 - 12 5,5 - 15

20 - 25 0,028 - 0,1 0,5 - 4 0,05 - 0,16 5,7 - 7

35

4 - 60 0,3

2 - 9 30

16 - 30 0,05 0,5 0,03- 0,29

8 - 10

90 - 100 850

19 - 20

68 - 70

39 - 50

100 - 120 0,2

4 - 6 0,18 - 0,5

20 - 23

(Nguồn: Jack E Fergusson, 1991 [27])

Nguồn gốc nhân tạo

Ngoài nguồn gốc tự nhiên, thì các hoạt động nhân sinh cũng đưa KLN vào

MT đất như: khai khoáng và luyện kim, hoạt động công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, giao thông…Đất là nơi lưu giữ các KLN và giải phóng ra MT thông qua hoạt động của con người

Trang 9

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Việc sử dụng các loại phân bón, các loại hóa

chất bảo vệ TV trong nông nghiệp đã đưa vào MT đất nhiều nguyên tố KL như:

Cd, Pb, As, Hg, Cu …Quá trình sản xuất nông nghiệp đã làm gia tăng đáng kể các KLN trong đất

- Khai khoáng và luyện kim: Đây là nguồn mà hàm lượng KLN được đưa vào MT

đất tương đối lớn Quá trình đào, vận chuyển và rác thải không được xử lí làm phân tán KLN do các khoáng bị phong hoá, rửa trôi do nước, gió là nguồn phát thải ra: As, Cd, Hg, Pb Quá trình tinh chế, luyện kim phát thải ra As, Cd, Hg,

Pb, Sb, Se Ngành công nghiệp sắt, thép phát thải ra Cu, Ni, Pb

- Hoạt động công nghiệp: Song song với quá trình công nghiệp hoá thì chất thải

công nghiệp phát sinh ngày càng nhiều và có tính độc hại ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị phân huỷ, đặc biệt là các KLN Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm KLN trong đất ở mức độ lớn như: chất thải công nghiệp tẩy rửa (Co, Cr,

Cd, Hg), công nghệ dệt (Zn, Al, Ti, Sn), công nghiệp sản xuất vi mạch (Cu, Ni,

Cd, Zn, Sb), Bảo quản gỗ (Cu, Cr, As), Mỹ nghệ (Pb, Ni, Cr) [11]

1.1.3. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến con người và cây trồng

Ngày nay, sự phát triển của ngành công nghiệp, nông nghiệp và quá trình

đô thị hóa gia tăng, vấn đề ô nhiễm MT ngày càng trầm trọng làm cho sự tích tụ KLN trong đất ngày một cao hơn Khi hàm lượng KLN trong MT đất tích tụ quá mức sẽ làm cho thảm TV trên mặt đất ngày một mất đi, đất cũng giảm lượng tích lũy mùn, trở nên chặt và nghèo dinh dưỡng hơn Từ đó KLN đi vào nông sản, tích tụ trong TV và gây nguy hại cho con người thông qua chuỗi thức ăn

Dạng tồn tại và độc tính của một số KLN

Cadimi (Cd): Cd thường tìm thấy trong tự nhiên ở dạng hoá trị II Trong

MT đất, tính linh động của Cd phụ thuộc vào: pH, loại đất, thành phần vật lý, hàm lượng hữu cơ, trong đó pH được coi là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính

di động của Cd

Đối với cây trồng: Mặc dù Cd được xem là nhân tố không cần thiết nhưng vẫn được hấp thụ qua lá và rễ Cd độc với cây trồng khi nó được tích luỹ trong thân và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây Khi cây bị nhiễm độc

Cd sẽ có mép lá màu nâu, lá úa vàng, rễ màu nâu, thân còi cọc cây chậm phát triển Cd còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, kìm hãm quá trình sinh tổng hợp của một số protein, ức chế một số enzyme, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và quanh hợp, thoát hơi nước của TV, [3,17]

Đối với con người: Cadimi(thông nhất viết đủ hay viết tắt tên KL trong cả văn bản) xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, thực phẩm, nước uống, dễ dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt ở đó Thức ăn là con đường chính mà Cd đi vào cơ thể, khi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận

và xương, gây nhiễu hoạt động của một số enzim, phá huỷ thận Nhiều công

Trang 10

trình nghiên cứu cho thấy Cd gây chứng bệnh loãng xương, nứt xương, sự hiện diện của Cd trong cơ thể sẽ khiến việc cố định Ca trở nên khó khăn Ngoài ra, tỷ

lệ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người thường xuyên tiếp xúc với chất độc này [3,17]

Chì (Pb): Chì nguyên chất hoà tan kém, tồn tại ở hai dạng ion có hóa trị

+2 và +4, tồn tại chủ yếu trong nước ở dạng hoá trị II Hàm lượng Pb phụ thuộc vào pH, độ cứng, nhiệt độ, thời gian tiếp xúc Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí, thức ăn bị nhiễm Pb

Đối với cây trồng: Sự dư thừa Pb cũng sẽ gây độc cho cây trồng khi hàm lượng Pb trong đất quá cao

Đối với con người: Khi ăn phải một lượng Pb 25 – 30 g, ban đầu nạn nhân

có thể thấy vị ngọt rồi chát, nghẹn cổ họng, nôn ra chất trắng, đau bụng dữ dội, mạch yếu, tê chân tay, co giật và tử vong Khi cơ thể tích lũy một lượng Pb đáng

kể sẽ dần xuất hiện các biểu hiện độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên, nước tiểu ít, gây sẩy thai ở phụ nữ có thai, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong [3,17]

Ngoài KL Pb và Cd còn có nhiều KLN gây độc cho con người cũng như cây trồng như As, Hg, Cu, Zn, Ni… các KL này đi vào cơ thể qua các con đường hấp thụ như hô hấp, tiêu hóa và qua da Nếu chúng đi vào cơ thể và tích lũy bên trong tế bào càng lớn sẽ dễ bị gây độc thậm chí bị chết Trong các KLN gây ô nhiễm MT thì Pb là một trong những KLN có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể con người

1.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất trên Thế Giới và Việt Nam.

1.2.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất trên Thế Giới

Ô nhiễm MT nói chung và ô nhiễm đất nói riêng do KLN đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên Thế Giới Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm MT ngày càng nghiêm trọng Cũng như trong nông nghiệp sử dụng ngày một nhiều thuốc bảo vệ TV và phân hoá học làm ô nhiễm trầm trọng nguồn tài nguyên đất, làm suy giảm chất lượng nông sản cũng như gây ra những mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe con người

Năm 1964, Alter Mitchell đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hàm lượng một số KLN trong một số loại đất đá (Bảng 1) Dựa vào bảng 1 ta thấy tùy từng loại đá mà hàm lượng KL chứa trong chúng là khác nhau, hàm lượng KL trong

đá macma lớn hơn trong đá trầm tích [27]

Tại Thái Lan, Viện quản lí nước quốc tế IWMI (The International Water Management Institute) nghiên cứu 154 ruộng lúa ở 8 làng trong khu vực lòng chảo Huay Mae Tao (huyện Mae Sot, tỉnh Tak) cho biết đất bị nhiễm Cd cao gấp

94 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế Hàm lượng Cd có trong tỏi, gạo và đậu

Trang 11

nành sản xuất ở đó cũng bị nhiễm Cd cao hơn TCCP của châu Âu Trong 1kg gạo có 0,1 – 44 mg Cd, cao hơn tiêu chuẩn an toàn là 0,043 mg/kg gạo Còn trong tỏi và đậu nành thậm chí còn cao hơn từ 16 đến 126 lần TCCP [25]

Theo nghiên cứu của Kabata và Henryk (1985) ở Anh cho thấy, hàm lượng

Cd lớp đất mặt xung quanh vùng khai thác kẽm dao động từ 2 - 336 mg/kg Ở

Mỹ, những vùng đất lân cận các nhà máy chế biến KL, hàm lượng Cd cao hơn gấp nhiều lần so với Cd từ 26 - 1.500 mg/kg [25]

Tại La Oroya, một thành phố khai thác mỏ của Peru gần như 100% trẻ em

ở đây có hàm lượng Pb trong máu vượt mức cho phép của tất cả các loại tiêu chuẩn trên Thế Giới Còn ở Kabwe (Zambia) các mỏ khai thác và lò nấu chì đã ngừng hoạt động từ lâu, nhưng nồng độ Pb ở đây vẫn ở mức rất cao Tính trung bình có 5 trẻ em ở Kabwe có nồng độ Pb cao gấp 10 lần mức cho phép của Cơ quan bảo vệ MT Mỹ và có thể gây tử vong Khi các chuyên gia Mỹ lấy mẫu máu của trẻ em tại Kabwe để phân tích thì mọi chỉ số đều vượt ngưỡng tối đa cho phép [5]

Thiên Anh, Trung Quốc là một thành phố công nghiệp, Thiên Anh chiếm khoảng hơn một nữa sản lượng Pb của Trung Quốc Kim loại độc hại này ngấm vào nước và đất trồng của Thiên Anh và ngấm vào máu trẻ em sinh ra tại đây Qua kiểm tra, lúa mỳ trồng ở Thiên Anh có hàm lượng chì cao gấp 24 lần tiêu chuẩn của Trung Quốc [13]

1.2.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại Việt Nam.

Ở Việt Nam là quá trình công nghiệp hóa cùng với sự phát triển của các làng nghề là nguyên nhân chính gây đất ô nhiễm KLN Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về MT trở nên cấp thiết, đặc biệt là sự ô nhiễm KLN đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như toàn cộng đồng

Theo Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001) khi nghiên cứu hàm lượng một số KLN trong ĐNN của các huyện Từ Liêm và Thanh Trì - Hà Nội cho thấy hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0,16 - 0,36 mg/kg, Cu: 40,1 - 73,2 mg/kg, Pb: 3,19 - 5,30 mg/kg và Zn: 98,2 - 137,2 mg/kg Nói chung ĐNN của hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì chưa bị ô nhiễm KLN (theo TCVN 1995) trừ Cu Tại vùng đất chuyên rau của Tây Tựu - Từ Liêm, hàm lượng Cu đã cao hơn từ 20 - 30mg/kg so với đất khác (73,2 mg/kg) [24]

Khi nghiên cứu về đất bị ô nhiễm KLN ở một số khu vực Việt Nam, Đặng Thị An và cộng sự (2008), phân tích hàm lượng Pb và Cd trong đất tại làng Hích

- Tân Long - Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu bãi thải mới hàm lượng Pb và Cd đạt cao nhất ở trong khu bãi thải (5300 – 9200 ppm và 5,9 – 9,05 ppm), có hàm lượng thấp nhất ở trong đất vườn nhà dân Khu vực bãi thải cũ có

Trang 12

hàm lượng cao nhất ở trong đất bãi thải (1100 – 13000 ppm và 11,34 – 61,04 ppm) sau đó là các ruộng lúa (1271 – 3953 ppm và 2,30 – 42,90 ppm) Ngay cả nhà dân gần khu vực cũng có hàm lượng Pb và Cd cao hơn nhiều lần TCCP [1]

Bảng 2: Hàm lượng chì và cadimi trong đất tại Làng Hích

STT Địa điểm Hàm lượng so với trọng lượng khô (ppm)

2 Khu đất giáp bãi thải mới 164 – 904 0,12 – 1,42

3 Vườn nhà dân gần bãi thải mới 27,9 – 35,8 0,08 – 0,12

5 Ruộng lúa giáp bãi thải cũ 1271 – 3953 2,3 – 42,9

6 Vườn nhà dân gần bãi thải cũ 230 – 360 0,6 – 3,4

Tại thành phố Hồ Chí Minh, kết qủa phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất trồng lúa khu vực phía Nam thành phố Hố Chí Minh của Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự (2002) cho thấy hàm lượng Cu từ 9,2 – 55,4 ppm đang có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép TCVN 7209 - 2002, hàm lượng Pb từ 14 - 85 ppm vượt hơn 1 lần so với TCCP, hàm lượng Zn từ 70 - 353 ppm, giá trị cao nhất tại điểm Bình Mỹ là 353 ppm vượt quá TCCP 1,76 lần [16]

Theo Lương Thị Thúy Vân (2012) nghiên cứu về hàm lượng KLN tại xã Tân Long cho thấy hàm lượng KLN trong các mẫu đất nghiên cứu đều có chứa hàm lượng KLN vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT gấp nhiều lần Đặc biệt có mẫu (TL4) hàm lượng As, Cd rất cao tương ứng là 949,15 mg/kg vượt 79 lần, 195,20 mg/kg vượt 97,6 lần so với QCVN [21]

Bảng 3: Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở khu vực khai thác qặng Pb – Zn

xã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Ký hiệu mẫu As (mg/kg) Pb (mg/kg) Cd(mg/kg) Zn (mg/kg)

Trang 13

(Nguồn: Lương Thị Thúy Vân, 2012)[21]

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Cao Việt Hà (2012) đã cho thấy hàm lượng Pb trong ĐNN huyện Văn Lâm có 10/50 mẫu đất nghiên cứu bị ô nhiễm

Pb Đặc biệt có hai mẫu lấy ở khoảng cách 1 km tới nguồn thải gần thôn Đông Mai và thôn Nghĩa Lộ thuộc xã Chỉ Đạo có hàm lượng Pb rất cao vượt 10 – 13 lần so với QCVN 03:2008 Tám mẫu đất bị ô nhiễm còn lại được lấy tại các ruộng gần khu công nghiệp Phố Nối A và khu công nghiệp Tân Quang Các mẫu đất lấy ở khu vực xa các làng nghề và các khu công nghiệp đều có hàm lượng Pb thấp hơn QCVN rất nhiều [9]

1.3. Các phương pháp xử lý đất bị ô nhiễm

Có nhiều phương pháp xử lý ô nhiễm đất như: vật lý, hóa học, sinh học,…Tùy thuộc vào đặc điểm tính chất của từng loại đất để chọn phương pháp cho phù hợp

dễ gây xáo trộn cho hệ sinh thái…chính vì vậy, phương pháp sinh học thường được các nhà xử lý lựa chọn vì có hiệu quả tốt, ít tốn kém, thân thiện với MT.1.3.3. Phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý này dựa trên nguyên tắc sử dụng một số loài vi sinh vật và TV sử dụng KL như là thành phần vi lượng trong quá trình tăng sinh khối

tự nhiên của chúng

Xử lý bằng vi sinh vật

Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều loài vi sinh vật và TV có khả năng tích lũy một lượng lớn KLN trong tế bào của chúng Chẳng hạn như vi

Trang 14

khuẩn Alcaligenes eutrophus (CH34) để xử lý đất cát ô nhiễm Cd, Zn và Pb Sau

khi xử lý, hàm lượng Pb giảm từ 459 mg/kg xuống 74 mg/kg [tltk]

Kỹ thuật này sử dụng sinh khối vi sinh vật đã bị bất hoạt có khả năng hấp thụ KL lên bề mặt Các cơ chế của quá trình này gồm có trao đổi ion, cố định, hấp phụ và bẫy ion vào mạng lưới cấu trúc polysaccharide của vi sinh vật

Xử lý ô nhiễm bằng TV

Thực vật có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ion

KL trong MT Hầu hết, các loài TV rất nhạy cảm với sự có mặt của các ion KL, thậm chí ở nồng độ rất thấp Tuy nhiên, vẫn có một số loài TV không chỉ có khả năng sống được trong MT bị ô nhiễm bởi các KL độc hại mà còn có khả năng hấp thụ và tích các KL này trong các bộ phận khác nhau của chúng [22] Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế vận chuyển, hấp thụ và loại bỏ KLN trong TV Ví dụ như chúng hình thành một phức hợp tách KL ra, rồi tích lũy trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rửa trôi qua biểu

bì, bị đốt cháy hoặc đơn thuần là phản ứng tự nhiên của cơ thể

Công nghệ xử lý ô nhiễm bằng TV đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện

cơ bản như dễ trồng, có khả năng vận chuyển các chất ô nhiễm từ đất lên thân nhanh, chống chịu được với nồng độ các chất ô nhiễm cao và cho sinh khối nhanh [22] Tuy nhiên, hầu hết các loài TVcó khả năng tích luỹ KLN cao là những loài phát triển chậm và có sinh khối thấp, trong khi các TV cho sinh khối nhanh thường rất nhạy cảm với MT có nồng độ KL cao

Xử lý KLN trong đất bằng TV có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào từng cơ chế lại bỏ các KLN như [14]:

Chuyển hóa chất ô nhiễm (phytotransformation): Dùng TV phân hủy các

chất hữu cơ thành chất đơn giản hơn rồi hút vào cơ thể TV Áp dụng cho nước và đất bị ô nhiễm bởi các chất thải hữu cơ giàu amoni, thuốc trừ cỏ… Thực vật được sử dụng như TV ngầm (cây thuộc họ dương liễu), các loại cỏ (lúa mạch đen, cỏ đuôi trâu), cây họ đậu (cỏ ba lá, cỏ linh lăng)

Xử lý bằng vùng rễ (Rhizosphere remediation): Công nghệ này sử dụng rễ

TV để hấp thụ, tập trung, lắng đọng các chất ô nhiễm từ đất hoặc bùn lắng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học như PAHs, PCBs và thuốc bảo vệ TV Các loài được dùng cho công nghệ này là cỏ có rễ sợi (lúa mì,

cỏ đuôi trâu), cây sản xuất các hợp chất phenol (dâu tằm) TV thủy sinh

Công nghệ cố định các chất ô nhiễm (Phytostabilization): Sử dụng TV để cố định

KL trong đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ của rễ hoặc kết tủa trong vung rễ Áp dụng

ở những vùng có mức ô nhiễm thấp hoặc những vùng ô nhiễm có hoạt động thải

ở quy mô lớn Qúa trình này làm giảm độ độc trong đất bị ô nhiễm bởi KLN, khả

năng linh động của KL, làm giảm hàm lượng KL khuếch tán vào trong các chuỗi

thức ăn Thực vật được sử dụng: TV ưa nước ngầm để kiểm soát nguồn nước,

Trang 15

dùng các loại rễ sợi để kiểm soát xói mòn Ví dụ như một số cây cỏ, cây Festuca rubra…

Công nghệ lọc bằng rễ (Rhizo filtration): Là quá trình hấp phụ các chất ô

nhiễm lên trên bề mặt rễ hoặc là quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm trong vùng rễ vào trong rễ Qúa trình này xảy ra nhờ quá trình hoá học hoặc quá trình sinh học Biện pháp này phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm, tính chất hoá học và lý học của chất ô nhiễm, loài TV…Nó đạt hiệu quả cao khi chất cần xử lý có khả năng tan tốt trong nước

Công nghệ bay hơi qua lá cây (Phytovolatilization): Đây được hiểu là biện

pháp sử dụng TV để hút các chất ô nhiễm, và vận chuyển các chất ô nhiễm qua quá trình thoát hơi nước của cây Áp dụng với nước ngầm, đất, trầm tích và bùn thải bị ô nhiễm bởi Hg, Se, As,…TV được sử dụng là: cây dương xỉ, cỏ linh lăng, cải dầu, cải bẹ xanh, cây ngập nước…

Công nghệ chiết suất bằng TV (Phytoextraction): là quá trình sử dụng TV để tích

lũy KLN ở đất vào trong rễ và vận chuyển chúng lên các bộ phận khác của cây Các chất ô nhiễm được tích lũy và có thể được thu hồi lại sau khi xử lý sinh khối Sử dụng rất hiệu quả để

xử lý những vùng đất ô nhiễm chất thải công nghiệp (Pb, Cd, Zn…) và một số bãi rác Thực vật được sử dụng như: cây cải xanh, hướng dương

Các nghiên cứu chỉ ra có ít nhất khoảng 400 loài cây thuộc 45 họ TV có khả năng hấp thụ KLN [23, 26] Các loài này là TV thân thảo hoặc thân gỗ, có khả năng tích luỹ và không có biểu hiện về mặt hình thái khi nồng độ KL trong thân cao hơn hàng trăm lần so với các loại bình thường khác Các loài này thích nghi một cách đặc biệt với các điều kiện MT và khả năng tích luỹ hàm lượng KL cao có thể góp phần ngăn chặn các loại sâu bọ và các nguyên nhân gây bệnh khác [26]

Công nghệ xử lý MT bằng TV là một công nghệ mới được đề cập và phát triển trong những năm gần đây Tuy nhiên, nghiên cứu điều tra về lĩnh vực này vẫn luôn cần thiết và phải được hưởng ứng để bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền tự nhiên to lớn, qúy giá ở các MT bị ô nhiễm KL và nâng cao kiến thức của chúng ta về cơ chế thích nghi tự nhiên của các loai siêu tích luỹ KL

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng nghề Đông Mai.

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Chỉ Đạo là một xã nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm huyện Văn Lâm 6 km, gần đường quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng nên có nhiều ưu thế cho hoạt động phát triển kinh tế Xã có tổng diện tích là 597,17 ha, trong đó diện tích đất dùng cho canh tác là 380,96ha

Chỉ Đạo nằm trong vùng có tọa độ địa lý: vĩ độ 20059’28’’, kinh độ

106002’36’’ Xã có vị trí tiếp giáp ranh như sau: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh,

Trang 16

phía Nam giáp xã Minh Hải, phía Đông giáp xã Đại Đồng, phía Tây giáp xã Lạc Đạo của huyện Văn Lâm.

- Sông ngòi: Xã chủ yếu là sông ngòi nội đồng, do có sông Hồng chảy qua nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

- Thổ nhưỡng: Đất đai ở đây thuộc đất phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp hàng năm, loại đất này có đặc tính là hàm lượng mùn cao, có thành phần cơ giới thịt nặng và giàu sét

1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân cư : Xã Chỉ Đạo có mật độ dân khá đông với 4 thôn là : Trịnh Xá,

Nghĩa Lộ, Cát Lư và Đông Mai với tổng dân số là 8473 người, tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên là 0,92%/năm Trong đó thôn Đông Mai có 2300 người, với 539 hộ gia đình, song tập trung ở 4 xóm: xóm Đông, xóm Chùa, xóm Nam, xóm Bắc

Hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế của dân cư trong xã chủ yếu là nông

nghiệp, ngoài ra còn trồng thêm cây hoa màu vào vụ đông, chăn nuôi cũng là một hoạt động phổ biến của người dân chủ yếu là lợn, trâu, gà, vịt Song song với quá trình làm nông thì nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ đã khắc phục mọi khó khăn cho người dân

Giao thông vận tải: Chạy qua xã Chỉ Đạo có đường quốc lộ liên tỉnh 196

và đường nhựa song song với đường sắt, đây là các tuyến giao thông quan trong nối Chỉ Đạo với KCN phố nối, Như Quỳnh, Bắc Ninh, Hải Dương để giao lưu hàng hóa và đi lại một cách thuận tiện Tuy nhiên quốc lộ 196 này đã bị xuống cấp cần được thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp nhằm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt

Văn hóa - xã hội

- Hệ thống y tế và chăm sóc y tế còn ít, tuy nhiên, cơ sở y tế khang trang và đầy

đủ trang thiết bị để phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân

- Hệ thống giáo dục của xã nhìn chung không phát triển, tuy nhiên, xã có một trường mầm non, một trường tiểu học và MT trung học cơ sở khang trang, sạch đẹp tạo điều kiện tốt cho các em học tập

- Hoạt động Văn hóa: Hoạt động thể dục thể thao của xã được nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực và được huyện đánh giá cao Xã luôn tuyên truyền cho mọi

Trang 17

người dân hiểu hơn về quyền sử dụng đất đai, giảm thiểu ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của bài khóa luận là hiện trạng ô nhiễm KL nặng (Pb, Cd) trong ĐNN của các hộ gia đình thuộc khu vực trong vòng bán kính 200 - 300m quanh khu lò nấu chì và nơi đất trồng rau, đất trồng keo ở làng nghề tái chế chì mới và cũ của thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu có chọn lọc.

Kế thừa các kết quả, công trình nghiên cứu về ô nhiễm chì và cadimi trên Thế Giới và ở Việt Nam, ô nhiễm chì và cadimi ở làng nghề Đông Mai, ảnh hưởng của nguồn phơi nhiễm chì, cadimi đến sức khỏe con người trong làng nghề

2.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát

Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế tại làng nghề tái chế chì Đông Mai và hai công ty trong CCN làng nghề xã Chỉ Đạo từ tháng 3/2016

Khảo sát, thu thập các thông tin mới nhất về tình hình sản xuất tái chế chì

và hiện trạng MT làng nghề Đông Mai Khảo sát quy trình hoạt động của hai công ty trong CCN làng nghề (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thiên và Công ty Trách nhiệm hữu hạn làng nghề Đông Mai) Đã quan sát các đống xỉ chì thải, đất ô nhiễm và các chất thải nhiễm chì khác tập kết dọc đường đi và một số khu vực công cộng khác trong làng Đề tài thu 15 mẫu đất ruộng, xung quanh công ty tái chế lò nấu chì cũ, phía đối diện lò nấu chì cũ, và khu lò nấu chì mới

Kết quả phỏng vấn được ghi chép lại vào mẫu bảng câu hỏi đã soạn trước, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu thập được

Trang 18

2.2.4 Phương pháp phân tích chì (Pb) và cadimi (Cd)

a Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

Mẫu đất được lấy về và xử lý theo phương pháp chuẩn đối với đánh giá chất lượng đất áp dụng TCVN 7538_2: 2005 - Chất lượng đất - lấy mẫu phần 2: hướng kỹ thuật lấy mẫu [19] và TCVN 6647: 2000 - Chất lượng đất - Xử lý sơ

bộ để phân tích lý – hóa [20]

• Lấy mẫu:

Mẫu đất lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm được lấy ở tầng mặt (0 –

20 cm), bằng dụng cụ lấy mẫu là xẻng inox và cho vào túi nilong có ghi kí hiệu mẫu, địa điểm, khoảng cách lấy mẫu và ngày lấy mẫu ngoài bao bì

Mẫu đất được lấy tại các ruộng gần khu tái chế chì mới, cũ và xung quanh làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai Lấy mẫu theo các khoảng cách 50m, 100m, 200m và 300m so với khu lò nấu chì cũ và khu lò nấu chì mới

• Xử lý mẫu:

Mẫu đất được xử lý bằng cách phơi khô trong điều kiện phòng Đất sau khi hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác TV và các chất lẫn khác Dùng phương pháp ô chéo góc để lấy khoảng 500 gam đất đem nghiền, phần còn lại cho vào túi nilong rồi giữ lại Đất được đem đi nghiền bằng cối sứ thành bột mịn, được trồn đều sau đó đựng vào túi nilong có ghi kí hiệu mẫu

b. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Các mẫu đất được lấy, xử lý và phân tích trong phòng thí nghiệm của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

Xác định các chỉ tiêu trong đất bằng những phương pháp có độ chính xác cao và thường được dùng phổ biến hiện nay trong các phòng phân tích đất ở Việt Nam

Hàm lượng của Pb và Cd tổng số được xác định bằng phương pháp hấp thụ quang phổ nguyên tử ngọn lửa (AAS) ở những bước sóng hấp thụ phù hợp cho từng nguyên tố

• Phương pháp hấp thụ quang phổ nguyên tử ngọn lửa (AAS)

Hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp hiện đại, được áp dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm Phương pháp này xác định được hầu hết các KL trong mẫu sau khi đã chuyển hóa chúng về dạng dung dịch [15]

Ngày nay trong phân tích hiện đại, phương pháp hấp thụ nguyên tử được

sử dụng rất có hiệu quả đối với nhiều lĩnh vực như y học, dược học, sinh học, phân tích MT, phân tích địa chất,… đặc biệt phân tích lượng vết các nguyên tố

KL [17] Chính vì vậy đề tài đã sử dụng phương pháp hấp thụ nguyên tử (AAS)

để xác định hàm lượng chì trong đất tại làng nghề tái chế chì Đông Mai

Trang 19

Cơ sở của phép đo: Đo sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố đó trong MT hấp thụ Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố cần phải thực hiện các quá trình sau:

- Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự

do Đó chính là quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu

- Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử tự do vừa tạo ra ở trên Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định trong đám hơi sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp thụ của nó

- Tiếp đó nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm sáng, phân

ly và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần phân tích để đọc cường độ của nó Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ Trong một giới hạn nồng độ nhất định của nồng độ C, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của nguyên tố ở trong mẫu phân tích theo phương trình:

Aλ= k.Cb(*)Trong đó: Aλ : Cường độ của vạch phổ hấp thụ

K: Hằng số thực nghiệm C: Nồng độ của nguyên tố cần xác định trong mẫu đo phổ b: Hằng số bản chất (0<b≤1)

Hằng số thực nghiệm K phụ thuộc vào tất cả các điều kiện hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu nhất định đối với một hệ thống máy AAS và với các điều kiện đã chọn cho mỗi phép đo; b là hằng số bản chất, phụ thuộc vào từng vạch phổ của từng nguyên tố Giá trị b=1 khi nồng độ C nhỏ, khi C tăng thì b nhỏ xa dần giá trị 1

Như vậy, mối quan hệ giữa Aλ và C là tuyến tính trong một khoảng nồng

độ nhất định Khoảng nồng độ này được gọi là khoảng tuyến tính của phép đo Trong phép đo AAS, phương trình (*) ở trên chính là phương trình cơ sở để định lượng nguyên tố

Trang bị của phép đo

Dựa vào nguyên tắc của phép đo, ta có thể mô tả hệ thống trang bị của thiết bị đo phổ AAS theo sơ đồ như sau:

Phần 1:

Nguồn phát chùm tia bức xạ cộng hưởng của nguyên tố cần phân tích Đó

có thể là đèn catot rỗng (Hollow Cathodeless Lamp-HCL) hay đèn phóng điện

Trang 20

không điện cực (Electrodeless Discharge Lamp-EDL), hoặc nguồn phát bức xạ liên tục đã được biến điệu.

Phần 2:

Hệ thống nguyên tử hóa mẫu Hệ thống này được chế tạo theo ba loại kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu, đó là:

- Kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa đèn khí (F-AAS)

- Kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu không ngọn lửa (ETA-AAS)

- Kỹ thuật hóa hơi lạnh (CV-AAS)

Phần 3:

Bộ phận đơn sắc (hệ quang học) có nhiệm vụ thu, phân ly và chọn tia sang (vạch phổ) cần đo hướng vào nhân quang điện để phát hiện và đo tín hiệu hấp thụ AAS của vạch phổ

Phần 4: Bộ phận khuyếch đại và chỉ thị tín hiệu AAS Phần chỉ thị tín hiệu

có thể là:

- Điện kế chỉ thị tín hiệu AAS

- Bộ tự nghi để ghi các pic hấp thụ

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Hàm lượng chì (Pb) và cadimi (Cd) trong ĐNN được so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của KLN trong đất nông nghiệp

Các số liệu thí nghiệm và phân tích sẽ được xử lý trên phần mềm Exell

Ngày đăng: 11/06/2016, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị An, Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Đức Thịnh (2008), “Đất bị ô nhiễm kim loại nặng ở một số khu vực ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đất, (số 29), 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất bị ô nhiễm kim loại nặng ở một số khu vực ở Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học đất
Tác giả: Đặng Thị An, Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Đức Thịnh
Năm: 2008
2. Đặng Thị An và Trần Quang Tiến (2008), “Ô nhiễm chì và cadimi trong đất nông nghiệp và một số nông sản ở Văn Lâm Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học đất, (số 29), 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm chì và cadimi trong đất nông nghiệp và một số nông sản ở Văn Lâm Hưng Yên”, "Tạp chí Khoa học đất
Tác giả: Đặng Thị An và Trần Quang Tiến
Năm: 2008
3. Nguyễn Thị Ngọc An, Dương Thị Bích Huệ (2007), “Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong rau xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí phát triển khoa hoc và công nghệ, tập 10, (số 01), Tr. 41 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong rau xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh”, "Tạp chí phát triển khoa hoc và công nghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc An, Dương Thị Bích Huệ
Năm: 2007
5. Công ty TNHH Ngọc Thiên, Hưng Yên (2008), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư: Xưởng tái chế ắc quy chì phế thải và tái chế nhựa, kim loại màu, Hưng Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xưởng tái chế ắc quy chì phế thải và tái chế nhựa, kim loại màu
Tác giả: Công ty TNHH Ngọc Thiên, Hưng Yên
Năm: 2008
6. Trần Thị Dung (2014), Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường, Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Trần Thị Dung
Năm: 2014
7. Lê Đức, Lê Văn Khoa (2001), “Tác động của hoạt động làng nghề tái chế Đồng thủ công ở xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên đến môi trường đất khu vực”, Tạp chí khoa học đất, (số 14), Tr 48 – 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của hoạt động làng nghề tái chế Đồng thủ công ở xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên đến môi trường đất khu vực”, "Tạp chí khoa học đất
Tác giả: Lê Đức, Lê Văn Khoa
Năm: 2001
8. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Ngọc Minh (2003), “Một số vấn đề về môi trường đất vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học đất, (số 18), 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về môi trường đất vùng đồng bằng sông Hồng”, "Tạp chí Khoa học đất
Tác giả: Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Ngọc Minh
Năm: 2003
9. Cao Viết Hà (2012), “Đánh giá tình hình ô nhiễm chì và đồng trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 10 (số 4), Tr. 652 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình ô nhiễm chì và đồng trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”, "Tạp chí Khoa học và Phát triển
Tác giả: Cao Viết Hà
Năm: 2012
10. Nguyễn Đức Hùng (2005), Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng củ phế thải làng nghề tới sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp của xã phùng xá huyện thạch thất tỉnh Hà Tây, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng củ phế thải làng nghề tới sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp của xã phùng xá huyện thạch thất tỉnh Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Đức Hùng
Năm: 2005
11. Trịnh Quang Huy (2006), Bài giãng: Tồn dư hóa chất nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Tr.1 - 2,28, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tồn dư hóa chất nông nghiệp
Tác giả: Trịnh Quang Huy
Năm: 2006
12. Nguyễn Thị Lan Hương (2006), “Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở các khu công nghiệp thuộc ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học đất, (số 26) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở các khu công nghiệp thuộc ngoại thành Hà Nội”, "Tạp chí Khoa học đất
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2006
13. Phạm Văn Khang, Lê Tuấn An, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Mạnh Khải (2004), “Một số nghiên cứu về ô nhiễm chì trên thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đất, (số 18),2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nghiên cứu về ô nhiễm chì trên thế giới và Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học đất
Tác giả: Phạm Văn Khang, Lê Tuấn An, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Mạnh Khải
Năm: 2004
14. Đặng Đình Kim (2010), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học: Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tại đất bị ô nhiễm kim loại năng tại các vùng khai thác khoáng sản, Viện công nghệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tại đất bị ô nhiễm kim loại năng tại các vùng khai thác khoáng sản
Tác giả: Đặng Đình Kim
Năm: 2010
17. Trịnh Thị Thanh (2007), Độc học Môi trường và Sức khỏe con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học Môi trường và Sức khỏe con người
Tác giả: Trịnh Thị Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
18. Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (2014), Báo cáo tổng kết Dự án “Khắc phục ô nhiễm chì tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết Dự án "“Khắc phục ô nhiễm chì tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng
Năm: 2014
21. Lương Thị Thúy Vân, (2012), “Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver( vetiveria zizanioides (L) Nash) để cải tạo đất bị ô nhiễm Pb, As sau khai thác khoáng sản ở tỉnh thái nguyên”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại Học Thái nguyên.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver( vetiveria zizanioides (L) Nash) để cải tạo đất bị ô nhiễm Pb, As sau khai thác khoáng sản ở tỉnh thái nguyên”
Tác giả: Lương Thị Thúy Vân
Năm: 2012
22. Barcelo J., and Poschenrieder C., Phytoremediation: principles and perspectives, Contributions to Science, institute d’Edtudis Catalans, Bacelona, pp 333 – 344, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytoremediation: principles and perspectives
23. Cardoso M. Irene and Kuyper W. Thomas (2006), "Mycorrhizas and tropical soil fertility", Agriculture, Ecosystems &amp; Environment 116(1- 2), pp. 72- 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mycorrhizas and tropical soil fertility
Tác giả: Cardoso M. Irene and Kuyper W. Thomas
Năm: 2006
24. Ho Thi Lam Tra and Kazuhiko Egashira (2001), Status of Heavy Metals in Agricultural Soils of Vietnam. Soil Science and Plant Nutrition, Japan, pp 419- 422 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soil Science and Plant Nutrition, Japan
Tác giả: Ho Thi Lam Tra and Kazuhiko Egashira
Năm: 2001
25. Vernet J. P. (Eđite) (1991), Heavy metals in the environment, Elsevier, Amsterdam – London – New York – Tokyo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heavy metals in the environment
Tác giả: Vernet J. P. (Eđite)
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w