1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

thực trạng về quản lý môi trường ở Nghệ An hiện Nay

29 1,6K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 604,5 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát tình hình, thực trạng công tác quản lý môi trường ở thành phố Vinh, từ đó nêu rõ các nguyên nhân, và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

- -BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: “ Thực trạng quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh

Nghệ An ”

Giảng viên : Trần Thị NinhSinh viên : Hồ Thị TrangLớp : KHPT4B

Mã sinh viên : 5043101302

Hà Nội, 2016

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4

2.1 Mục đích nghiên cứu 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Tình hình nghiên cứu đề tài 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cầu bài tiểu luận 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 6

1.1 Các khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Khái niệm quản lý 6

1.1.2 Khái niệm Quản lý môi trường 6

1.2 Các nguyên tắc chung về quản lý môi trường 7

1.3 Nội dung công tác quản lý về môi trường 8

1.4 Các công cụ trong quản lý môi trường 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 11

2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Vinh 11

2.2 Thực trạng quản lý về môi trường ở thành phố Vinh 12

Trung bình 20

cao 20

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH-NGHỆ AN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường là rất cần thiết cho cuộc sống của con người Môi trương cung cấp cho con người những điều kiện sống( như ăn ở, mặc, hít thở…) nếu không

có điều kiện đó thì con người không thể sống tồn tại và phát triển được.Môi trường sinh thái đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trở thành thách thức đối với toàn cầu cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu là quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng sâu sắc, tạo ra cho loài người những thách thức trong việc kiểm soát môi trường

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là các nước đang phát triển, Việt Nam là một nước đang phát triển nên điều này không phải là ngoại lệ Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Do vậy, việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Nhà nước và Đảng ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn thành phố Vinh, diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng cơ sỡ kĩ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải… không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển

đô thị và sự gia tăng dân số Vì vậy môi trường và nỹ quan đô thị thành phố Vinh ngày càng có xu hướng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là vần đề cấp thoát nước, rác thải có khắp mọi nơi dã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thành phố Vinh Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, là một sinh viên, sau khi học tập, nhận được sự giảng dạy tận tình của

cô giáo, em xin được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cơ sỡ ở tỉnh

Trang 4

Nghệ An Cụ thể em xin chọn đề tài: “ Thực trạng quản lý môi trường trên địa

bàn tỉnh Nghệ An – Thành phố Vinh”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát tình hình, thực trạng công tác quản lý môi trường

ở thành phố Vinh, từ đó nêu rõ các nguyên nhân, và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố, giảm thiểu ô nhiễm của môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nêu ra các vấn đề, cơ sỡ thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Đánh giá công tác quản lý môi trường ở thành phố Vinh

- Đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước về môi trường

3 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận trên sách

vở cho tới thực tế tuy nhiên các nghiên cứu ấy hầu như ở tầm vĩ mô, còn chung chung, có phạm vi rộng hơn một tỉnh, địa phương Rất ít bài nghiên cứu về công tác quản lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một địa phương cụ thể Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này ở thời điểm hiện tại là hợp lý và cần thiết

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý cũng như thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: trong địa bàn thành phố Vinh

Về thời gian: số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

- Phương pháp nghiên cứu về lý thuyết, quy nạp.

- Phương pháp quan sát, khảo sát, miêu tả

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu

6 Kết cầu bài tiểu luận

Bài tiểu luận được chia làm ba nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý môi trường

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý môi trường ở thành phố Vinh trong những năm gần đây

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Vinh cũng như cả nước

Do trình độ bản thân còn hạn chế nên e không thể tránh khỏi những sai sót

và có nhiều lối trong trình bày, vậy em mong cô giáo giúp đỡ, đóng góp ý kiến

để bài tiểu luận của em được hoàn thành tốt Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm quản lý

Thuật ngữ quản lý được sữ dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ doanh nghiệp, khu vực tư nhân, khu vực công, nhất là trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu các ngành khoa học mà thuật ngữ quản lý được sử dụng phù hợp với đối tượng nghiên cứu

Quản lý được hiểu khái quát như sau:

“ Quản lý là hoạt động có ý thức của con người, nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất.”

Như vậy, quản lý có thể hiểu là các hoạt động nhằm tác động và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định

1.1.2 Khái niệm Quản lý môi trường

a Khái niệm môi trường

Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và thiên nhiên (theo điều 1 luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.)

Môi trương theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nghuyên thiên nhiên, không khí, đât, nước, ánh sang, cảnh quan, quan hệ xã hội,…

Trang 7

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người.

Môi trương sống của con người theo chức năng được chia thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

b Khái niệm Quản lý môi trường:

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường

Phân tích một số định nghĩa thì “ Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triênr bền vững kinh tế xã hội quốc gia” Là sự tác động mang tính tổ chức có quyền lực của các cơ quan hành chính Nhà nước

có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội về môi trường nhằm đạt được những mục tiêu xác định

Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động quản lý của con người, dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên

Quản lý môi trường là được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kĩ thuật,công nghệ, xã hội… các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp với nhau tù theo điều kiện cụ thể vấn đề đặt ra

Quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…

1.2 Các nguyên tắc chung về quản lý môi trường

Trang 8

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm: 5 nguyên tắc

- Hướng tới sự phát triển bền vững: nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương

- Kết hợp các mục tiêu quốc tế-quốc gia-vùng lãnh thổ và cộng đòng dâ cư trong việc quản lý môi trường: các quốc gia cần tích cực tham gia và tuân thủ các công ước và hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp tiêu chuẩn quy định

- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp: các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, công nghệ… Mỗi loại công cụ và biện pháp có phạm vi áp dụng và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.Thành phần môi trường ở các khu vực cần bảo vệ rất đa dạng nên các biện pháp, công

cụ bảo vệ môi trường cần đa dạng và thích hợp với từng đối tượng

- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm: phòng ngừa là biện pháp

ít tốn kém hơn xử lý nếu để xảy ra ô nhiễm Khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường thì cần phải cần nhiều công sức và tiền của hơn so với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh

- Người gây ô nhiễm thì phải trả tiền: thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sủ dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường

do việc sử dụng đó gây ra

1.3 Nội dung công tác quản lý về môi trường.

Trang 9

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường

- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường

- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường;

tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường

- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

- Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1.4 Các công cụ trong quản lý môi trường

Trang 10

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi công cụ có một chắc năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ

mô là luật pháp chính sách Công cụ hành động là công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ cức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường thuộc về laoif này có các công cụ như GIS, đánh giá tác động môi trường(ĐTM) quan trắc môi trường, mô hình hóa, kiểm toán môi trường Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, cá văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các nghành kinh tế, các địa phương

- Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền

của hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ kinh tế này chỉ áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

- Các công cụ quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.Các công cụ kĩ thuât quản lý có thể gồm ĐTM, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường, xủ lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải các công cụ kĩ thuật quản lý có thể thực hiện thành công trong bất kì nền kinh tế phát triển như thế nào

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỪ

NĂM 2010 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Vinh

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An và được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Hiện nay, thành phố Vinh là một trong 8 đô thị loại một trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung Diện tích 105,07km2 Dân số là 314351 người năm 2015 theo số liệu của Tổng cục Thống

kê Việt Nam

Vinh là thành phố nằm bên bờ song Lam Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1424 km

- Về khí hậu: Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác Có 2 loại gió đặc trưng là gió Tây Nam – gió khô xuất hiện từ tháng 5 đén tháng 9 và gió Đông Bắc mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau

- Về kinh tế: thành phố Vinh nằm giữa 2 khu kinh tế lớn là Nghi Sơn( Thanh Hóa) và Vũng Áng( Hà Tĩnh) Năm 2015, Tốc độ tăng trưởng kinh

tế đạt 8,6%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 (7,6%) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 11.987 tỷ đồng, đạt 100,4% KH, tăng 18,1% so cùng kỳ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khởi sắc hơn Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vẫn duy trì ổn định, tổng dư nợ tính tăng 9% so với cùng kỳ Tổng thu ngân sách địa bàn thành phố quản lý: 1.504,2 tỷ đồng, tăng 22,1% so cùng kỳ Tổng chi ngân sách 1.008,6 tỷ đồng Nhiều công ty có trụ lớn có trụ sở chính ở Vinh (Ngân hàng Bắc Á, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào,…)

Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, có nhiều tòa nhà cao tầng Vinh là một trong 7 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Vinh là một trung tâm kinh tế văn hóa vùng Bắc Trung Bộ Trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành

Trang 12

phố Vinh chuyển dịch tích cự, đúng hướng, và công nghiệp phát triển nhanh theo hướng công nghiệp sạch Nghệ an hiện có 14 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và với gần 200 cơ sở sản

-Về Du lịch: Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, tham quan các di tích lịch sử…

2.2 Thực trạng quản lý về môi trường ở thành phố Vinh

Bên cạnh tình trạng phát triển nhanh chóng của thành phố Vinh thì tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái cũng đang diễn ra mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, dân cư… của thành phố.Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Vinh hiện nay Vậy mà thành phố hầu như bó tay trong việc thực hiện các biện pháp xử lý

và nếu có biện pháp thì cũng chỉ là những giải pháp đối phó, tình thế trước mắt, không có tính lâu dài, không có hiệu quả làm cho tình hình ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn

Tiếp tục chương trình giám sát về công tác quản lý, bảo vệ và xủ lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh thì Đoàn Giám sát của Ban kinh tế và Ngân sách Hội Đòng Nhân Dân tỉnh đã tới làm việc tại Vinh Hiện nay, việc áp dụng Luật Bảo vệ môi trường đang được sử dụng và triển khai trên địa bàn Thành phố Vinh Thành phố đã lập 6 đoàn thanh tra, kiểm tra và đã kiểm tra được 100 đơn

vị, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với 21 đơn vị, tổng số tiền trên 93 triệu đồng Đội Cảnh sát môi trường thuộc Công an tình phố Vinh dù mới thành lập cuối năm 2011 nhưng cũng đã kiểm tra được 26 đơn vị và xủ lý vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 72 triệu đồng, tính đến hết tháng 3 năm 2012

Trong những năm qua, nhận thức rõ tác dụng của cây xanh đối với môi trường sống, đặc biệt khi trở thành đô thị loại I, TP Vinh (tỉnh Nghệ An) đã quan tâm hơn đến việc phát triển cây xanh trên địa bàn Điều này thể hiện thông qua

Trang 13

con số kinh phí đầu tư cho công tác trồng, duy tu, chăm sóc mảng xanh đô thị tăng dần qua các năm.

Bảng 2.1: Kinh phí đầu tư trồng cây xanh ở thành phố Vinh

TP mới chỉ tập trung ưu tiên trồng cây để lấy bóng mát và cây xanh được trồng vẫn dựa vào dân nên chưa có sự thống nhất

Thành phố Vinh đã đóng góp rất nhiều đến việc bảo vệ môi trường, nhưng xét về tính đạt hiệu quả thì đang còn là vẫn đề nhức nhối Vấn nạn của ô nhiễm môi trường càng ngày càng gia tăng Những vấn đề “nóng hổi nhất” của thành phố vinh hiện nay có thể kể đến đó là: rác thải và xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nước

Thứ nhất, rác thải và xử lý rác thải Đây là đề tài quen thuộc của người

dân và chính quyền các cấp tại Vinh nhiều năm nay Việc “sống chung với rác”

là việc mà người dân đang phải chịu đựng Người dân bức xúc vì hàng ngày phải chung sống với ô nhiễm, còn chính quyền thì loay hoay nhiều năm mà vẫn chưa tìm được vị trí để xây dựng nhà máy xử lý rác Ở các bãi chôn lấp thì đã rơi vào tình trạng quá tải, gây ô nhiễm trầm trọng, đe dọa đến sức khỏe của hàng ngàn

hộ dân Dọc các tuyến đường Minh Khai, Hồ Tùng Mậu, Quang Trung, Nguyễn

Trang 14

Trường Tộ… nhiều đổng rác cao, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây cản trở giao thông trên đường Không chỉ có ở các tuyến đường, thời gian gần đây các khu dân cư trên địa bàn thành phố Vinh cũng bị rác thải hành hạ Ở các khu tập trung đông người như chợ, trường học, bệnh viện, điểm chờ xe bus… đều xuất hiện các đống rác lớn Rác lâu ngày không được bốc đi, kết hợp với khí hậu nắng nóng rồi lại mưa làm cho rác bốc mùi bao trùm cả thành phố.

Tại Vinh, nhà máy xử lý rác Đông Vinh là nơi tập trung rác thải của Tp Vinh và vùng lân cận Vào đầu năm 2011 Nhà máy xử lý rác thải Đông Vinh chính thức đóng cửa, nhưng đến nay vẫn còn hơn 100.000 tấn rác tồn đọng Và chính quyền địa phương vẫn không chịu xử lý số rác tồn đọng này Ông Thuận – một người dân ở xã Hưng Đông sống gần bãi chứa rác cho biết, trước khi chuyển nhà máy xử lý rác đi nơi khác, chính quyền thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và sở tài nguyên môi trường đã họp dân Trong cuộc họp đó, chính quyền hứa sẽ di chuyển tất cả số rác đang tồn đọng tại đây trong vòng 3 năm, và chính quyền sẽ tiếp tục hỗ trợ tiền độc hại, thiệt hại hoa màu cho bà con, cho đến khi rác được chuyển đi nơi khác mới thôi Thế nhưng, ngay sau khi di dời nhà máy xử lý rác

đi nơi khác, chính quyền đã không giữ lời hứa, họ bỏ mặc người dân phải sống chung với hơn 100.000 tấn rác, và cắt luôn những khoản tiền hỗ trợ độc hại cho người dân Cuối năm 2014, tỉnh Nghệ An đã có dự án để xử lý bãi rác này Đó là quyết định sẽ di dời số rác tồn đọng sang Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, tại huyện Nghi Lộc và phải xây dựng thêm ô chôn lấp Dự án này sẽ tiêu tốn hết 65 tỷ đồng, nhưng hiện vẫn chưa tìm được nguồn vốn

Còn tại nhà máy xử lý rác thải Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng tương tự như ở nhà máy xử lý rác thải Đông Vinh Được biết, nhà máy xử lý rác thải Nghi Yên là nơi tập trung rác thải của

Tp Vinh, thị xã Cửa Lò, và các vùng phụ cận, nhà máy này chính thức hoạt động ngay sau khi nhà máy xử lý rác thải Đông Vinh đóng cửa Dù ở rất xa nhà máy xử lý rác thải (trong bán kính 1km), nhưng những người dân đang rất bực bội về tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước do nhà máy xử lý rác thải Nghi Yên thải xả ra môi trường Trước tình hình này thì các cơ quan chức năng

Ngày đăng: 09/05/2016, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w