Tóm lại, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở t
Trang 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về văn hóa
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại,
là đặc trưng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng hẹp khác nhau, trong khi văn hóa là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức tạp Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn hóa có tính chất lịch sử và phát triển xuyên suốt lịch sử loài người, từ văn hóa dân gian có văn tự và không có văn
tự đến văn hóa chỉnh thể của các chế độ đương thời Trong quá trình lịch sử đó nội dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo Đó là hiện thực khách quan Tuy nhiên chúng ta có thể xem xét một vài khái niệm sau:
Trong bản thảo “Nhật ký trong tù” năm 1943, Bác Hồ đã khẳng định: “Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3) Bác chỉ rõ nội hàm của văn hóa, đồng thời, Bác phân tích và luôn nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa và kinh tế, chính trị, xã hội Văn hóa là kiến trúc thượng tầng, nhưng khi cơ sở hạ tầng của xã hội kiến thiết rồi, lúc đó văn hóa mới
đủ điều kiện phát triển được Văn hóa là động lực phát triển kinh tế, phát triển xã hội Văn hóa phải soi đường cho mọi người tiến tới
Theo nguyên tổng giám đốc UNESCO, Federico Mayer Zaragoza, đưa ra nhân dịp phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” năm 1988 – 1997: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách thống nhất, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó mỗi dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” Như vậy văn hóa có nghĩa là truyền thống lâu đời
Tóm lại, có rất nhiều khái niệm hay quan điểm khác nhau về văn hóa, tựu chung lại có thể hiểu văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
Văn hóa không phải là một yếu tố phi kinh tế, trái lại, văn hóa và kinh doanh lại
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau: văn hóa và kinh doanh đều có mục tiêu
Trang 2chung là phục vụ con người, văn hóa là nguồn lực lớn cho kinh doanh, tuy nhiên mục tiêu ngắn hạn của văn hóa và kinh doanh lại có thể trái ngược nhau, nếu kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ gây tác hại cho văn hóa, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc, khi nền văn hóa mang những yếu tố không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở
sự phát triển của kinh doanh
1.1.2 Các đặc trưng của văn hóa
Đặc trƣng đầu tiên là văn hóa có tính hệ thống
Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống và tâp hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó
Đặc trƣng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị
Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị” Tính giá trị cần
để phân biệt giá trị với phi giá trị Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người
Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ nhu cầu vật chất) và các giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của
sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời
Đặc trƣng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần
Đặc trƣng cuối của văn hóa là tính lịch sử
Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử tạo nên văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội
và cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…
Trang 33
1.1.3 Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội
1.1.3.1 Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế
Thứ nhất: Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau
Kinh tế là kết quả của văn hóa và văn hóa cũng là kết quả của kinh tế Thực tiễn ngày càng cho thấy văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay trong quá trình phát triển kinh tế Mỗi nấc thang của tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước phát triển mới về văn hóa; văn hóa phát triển lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thứ hai: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển kinh tế
Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển con người Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển toàn diện Vì vậy, văn hóa đóng vai trò là mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự phát triển kinh tế
Văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trước hết vì nó là nền tảng tinh thần, động lực và thông qua mục tiêu cứu cánh mà nó đặt ra cho tất cả chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế: Mọi kế hoạch phát triển kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo yêu cầu cơ bản nhất là bảo vệ con người, phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người Bất cứ chính sách, biện pháp kinh tế nào về sản xuất, luu thông hay phân phối, về giá, lương, sản phẩm hàng hóa đều phải thực hiện mục tiêu cao nhất đó yêu cầu cơ bản đó, tức là vì chính lợi ích của con người
Để kinh tế bền vững phải có một mô hình tăng trưởng xuất phát từ văn hóa và bằng tố chất văn hóa, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao Bằng nguồn tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người, chúng ta có thể làm chủ được khoa học và công nghệ, tạo ra sức mạnh tác động vào hoạt động kinh tế theo chiều sức mạnh thúc đẩy
Thứ ba: Văn hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định
Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách toàn diện
Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều Mỗi chiều cạnh của quan hệ này có thể phát huy khả năng của mình, nhưng các chiều cạnh đó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng lúc phát huy nhiều năng lực khác nhau Với luận điểm này, văn hóa thể hiện trước hết thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng Chính vì thế mà văn hóa sẽ là điều kiện
Trang 4không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định Thiếu một nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh sẽ không có sự phát triển kinh tế bền vững.
1.1.3.2 Vai trò của văn hóa đối với phát triển xã hội
Thứ nhất: Hệ giá trị văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội
Điều tiết xã hội: Với hệ giá trị tốt đẹp chân thiện mỹ của mình, văn hóa luôn làm
tròn trách nhiệm của mình đối với việc điều tiết sự vận hành của xã hội
Cải biến xã hội: Ứng với nó là văn hóa chính trị, văn hóa pháp quyền, văn hóa
quản lý xã hội, văn hóa dân chủ, văn hóa công dân, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa đối thoại, văn hóa lối sống và nếp sống, văn hóa giáo dục, văn hóa môi trường…
Văn hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện
nay Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các hành vi của mỗi người và toàn xã hội Với tính lịch sử, các giá trị, chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
Thứ hai: Văn hóa là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội
Chìa khóa của sự phát triển, cũng như phát triển bền vững bao gồm những nhân
tố như: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người, trong đó nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã nêu lên 8 nguyên tắc chính cần thực hiện trong quá trình phát triển, thì nguyên tắc đầu tiên được nêu ra là con người, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá của mọi chìa khoá Con người là trung tâm của phát triển bền vững Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển
Vì vậy có thể nhận thấy việc xây dựng con người mới, có đủ phẩm chất, năng
lực đạo đức, vừa hồng vừa chuyên là rất cần thiết trong quá trình phát triển bền vững
Thứ ba: Hệ Giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa tác động mạnh đến quá trình phát triển xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Tinh thần nhân văn nhân đạo xây dựng một xã hội toàn diện hơn
Trang 55
1.2 Khái quát về văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp không chỉ được giới nghiên cứu quan tâm
mà vấn đề này cũng thu hút quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị doanh nghiệp Một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa…chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù để phát huy năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người và đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là Văn hóa doanh nghiệp
Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp Tựu chung lại có những quan điểm sau:
Theo Kotter, J.P & Heskett, J.L, “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”
Theo William, A Dobson, P & Walter, M “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” Theo chuyên gia người Mỹ Edgar H Schein: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc mà các thành viên của doanh nghiệp thu nhận trong quá trình giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong doanh nghiệp” Những quy tắc và thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp Các thành viên của doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu
Theo ông Georges de Saite Marie – chuyên gia người pháp về văn hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra một định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết học và đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” Có thể thấy định nghĩa này chỉ mới tóm gọn những nhân tố cấu thành Văn hóa doanh nghiệp chứ chưa đề cập đến mối quan hệ qua lại bên trong doanh nghiệp
Trang 6Theo PGS.TS Dương Thị Liễu trong Giáo trình Văn hóa kinh doanh: “ Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, sử dụng
và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”
Tóm lại, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là:
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung
1.2.2 Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được Nó được thể hiểu cụ thể ở các khía cạnh sau:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Bởi vì khi văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ tạo nên sự thống nhất, giảm thiểu
sự rủi ro, tăng cường sự phối hợp giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp, từ đó tăng được sức mạnh cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp trên thị trường Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp Môi trường văn hóa doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác
Tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi của mình và để nhận biết được sự khác nhau giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Sự khác biệt đó được thể hiện ở những giá trị tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp như: sự trung thành của mỗi nhân viên, bầu không khí làm việc của mỗi doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra
Trang 7Văn hóa doanh nghiệp tạo nên giá trị tinh thần cho toàn thể nhân viên
Sống trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đáng của các cấp lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mình cho mục tiêu của doanh nghiệp Người ta không chỉ suốt đời lao động vì lý do chỉ để tồn tại mà họ còn có thể thấy được ý nghĩa của bản thân qua những đóng góp cho cộng đồng xã hội Trong một tập thể tốt sẽ là một cơ hội cho mọi người có thể học tập lẫn nhau và mang lại nhiều giá trị về tinh thần Giá trị đó sẽ khích lệ khả năng làm việc hết mình của các thành viên đối với mục tiêu của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo sức hút cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chính là hình ảnh về một doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt với doanh nghiệp khác Qua văn hóa doanh nghiệp ta sẽ cảm nhận rằng hoạt động của doanh nghiệp đó là mạnh hay yếu Doanh nghiệp muốn có được nhiều tiềm năng khách hàng, thu hút các hợp đồng kinh tế và nhiều cơ hội liên doanh liên kết với các đối tác hay không thì cần phải có một môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt mới có thể tạo được lòng tin với khách hàng và các đối tác trong kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp tạo sự gắn kết, giảm xung đột giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp gắn kết, tạo sự đồng thuận của các nhân viên thông qua
hệ thống các giá trị chuẩn mực chung từ đó tạo ra nguồn lực giúp doanh nghiệp phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp giúp điều phối và kiểm soát
Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc…Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét
Trang 8Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc cho các thành viên
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc, hiểu được đống góp của họ có ý nghĩa thế nào tới thành công của doanh nghiệp Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc, khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc
ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng
Văn hóa doanh nghiệp giúp thu hút và giữ chân nhân tài
Thù lao vật chất gồm tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đã từng là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc thu hút và giữ chân người giỏi cho doanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay người lao động bắt đầu có nhận thức khác, sau khi thỏa mãn các nhu cầu vật chất họ bắt đầu có xu hướng thỏa mãn nhiều hơn ở các bậc cao hơn như giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và tự hoàn thiện mình Văn hóa doanh nghiệp giúp họ thỏa mãn những nhu cầu này, vì vậy khi văn hóa doanh nghiệp mạnh, nhân viên sẽ cảm nhận được bầu không khí làm việc than thiện, cởi mở và chuyên nghiệp, hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó tự định hướng mục tiêu cá nhân nên họ trung thành và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp giúp tăng cường sự sáng tạo và đổi mới cho nhân viên
Quan tâm tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì sẽ giúp nhân viên có thêm động lực để góp ý tưởng mới cho công ty Nhân viên được tự chủ trong công việc và họ có hướng đi và mục tiêu của riêng mình, mục tiêu ấy gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, mặt khác người lao động có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Vì vậy người lao động được khuyến khích để tích cực làm việc, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến và đổi mới cho doanh nghiệp
1.2.2.2 Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp
Bên cạnh những tác động tích cực, văn hóa doanh nghiệp cũng tạo ra một số tác động tiêu cực cho doanh nghiệp Cụ thể có một số tác động tiêu cực là:
Văn hóa doanh nghiệp ngăn cản sự thay đổi
Văn hóa doanh nghiệp có thể sẽ tạo ra một lực cản đối với những mong muốn thay đổi để thúc đẩy hiệu quả của doanh nghiệp Điều này sẽ xuất hiện trong một môi trường năng động, thay đổi nhanh chóng và văn hóa doanh nghiệp lúc đó trở thành lực cản đối với sự thay đổi
Văn hóa doanh nghiệp ngăn cản tính đa dạng của doanh nghiệp
Việc tuyển dụng những thành viên mới có nguồn gốc đa dạng về kinh nghiệm, xuất xứ, dân tộc hay trình độ văn hóa dường như làm giảm bớt những giá trị văn hóa
Trang 99
mà mọi thành viên của doanh nghiệp đang cố gắng để phù hợp và đáp ứng Văn hóa doanh nghiệp vì vậy có thể tạo ra rào cản sức mạnh đa dạng mà những người với những kinh nghiệm khác nhau muốn đóng góp cho doanh nghiệp
1.2.3 Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
Đặc trƣng đầu tiên là văn hóa có tính tập quán
Hệ thống các giá trị của văn hóa doanh nghiệp sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh
cụ thể Có những tập quán kinh doanh đẹp tồn tại như một sự khẳng định những nét độc đáo đó là tập quán chăm lo đến đời sống riêng tư của người lao động Tuy nhiên, cũng có những tập quán không dễ gì cảm thông ngay như tập quán đàm phán hay ký kết hợp đồng ở một số nước, đặc biệt ở Việt Nam
Đặc trƣng thứ hai của văn hóa doanh nghiệp là tính cộng đồng
Kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với mục tiêu là lợi nhuận của chủ và các nhu cầu được đáp ứng của khách, kinh doanh không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng
cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động Do đó văn hóa doanh nghiệp sẽ là quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những giá trị, những lề thói, những tập tục…mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cách tự nhiên, không cần phải ép buộc
Đặc trƣng thứ ba của văn hóa doanh nghiệp là tính dân tộc
Tính dân tộc là đặc trưng tất yếu của văn hóa doanh nghiệp, vì bản thân văn hóa doanh nghiệp là một tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc và mỗi chủ thể kinh doanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc Khi các giá trị của văn hóa dân tộc được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc
Đặc trƣng thứ tƣ của văn hóa doanh nghiệp là tính chủ quan
Văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến lược và cách thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể Tính chủ quan của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh
Đặc trƣng thứ năm của văn hóa doanh nghiệp là tính khách quan
Mặc dù văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của nhất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập… nên văn hóa doanh
Trang 10nghiệp tồn tại khách quan ngay cả với chính chủ thể kinh doanh Có những giá trị của văn hóa doanh nghiệp buộc chủ thể kinh doanh phải chấp nhận nó chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình
Đặc trƣng thứ sáu của văn hóa doanh nghiệp là tính học hỏi
Có những giá trị của văn hóa doanh nghiệp không thuộc về văn hóa dân tộc hay văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra Những giá trị đó
có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hoặc được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác… Tất cả các giá trị nêu đó được tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hóa doanh nghiệp Như vậy, ngoài những giá trị được kế thừa từ văn hóa dân tộc và xã hội, tính học hỏi sẽ giúp văn hóa doanh nghiệp có được những giá trị tốt đẹp từ những chủ thể và những nền văn hóa khác
Đặc trƣng thứ bảy của văn hóa doanh nghiệp là tính tiến hóa
Kinh doanh rất sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó, văn hóa doanh nghiệp với
tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới Đặc biệt, trong thời đại hội nhập, việc giao thoa với các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác nhằm trao đổi và tiếp thu các giá trị tiến bộ là điều tất yếu
Đặc trƣng thứ tám của văn hóa doanh nghiệp là tính kế thừa
Cũng giống như văn hóa, văn hóa doanh nghiệp là sự tích tụ cả tất cả các hoàn cảnh Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa doanh nghiệp trước khi truyền lại cho thế hệ sau Thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ nhưng sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian
sẽ làm cho các giá trị của văn hóa doanh nghiệp trở nên giàu có, phong phú và tình khiết hơn
Đặc trƣng thứ chín của văn hóa doanh nghiệp là tính nhân sinh
Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự giác” hay “ tự phát” Theo thời gian những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị Nên một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hóa tổ chức Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của
tổ chức hoặc không Chủ động đào tạo ra những giá trị văn hóa mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh
Trang 1111
Đặc trưng thứ mười của văn hóa doanh nghiệp là tính giá trị
Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu”, chỉ có văn hóa phù hợp hay
không phù hợp Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một
hoặc một số thang độ nhất định và những nhận định này được thể hiện ra thành
“đúng-sai”, “tốt-xấu”…nhưng hàm ý của “sai” và “xấu” về bản chất chỉ là “không phù hợp”
Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời
gian
Đặc trưng thứ mười một của văn hóa doanh nghiệp là tính ổn định
Cũng như cá tính của một con người, văn hóa doanh nghiệp khi đã được định
hình thì “khó thay đổi” Qua thời gian các hoạt động khác nhau của các thành viên
trong doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hóa Sự
tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hóa
1.2.4 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù trừu tượng và khó có thể nắm bắt, vì vậy
để các doanh nghiệp có thể nhận thức được các giá trị của văn hóa doanh nghiệp thì
theo tác giả Edgar H Schein, có thể chia văn hóa doanh nghiệp thành 2 cấp độ Các
cấp độ của văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu là:
Sơ đồ 1.1 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
(Nguồn: Giáo trình văn hóa kinh doanh, PGS.TS Dương Thị Liễu)
Những quá trình và cấu trúc hữu hình (Artifacts)
Những giá trị được chấp nhận (Espoused Values)
Những quan niệm chung (Basic Underlying Assumptions)
Cấp độ thứ nhất
Cấp độ thứ hai (Hữu hình)
(Vô hình)
Trang 121.2.4.1 Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình
Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái được thể hiện ra bên ngoài rõ ràng,
dễ nhận biết nhất của văn hóa doanh nghiệp bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật
mà một con người có thể nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc, nó sẽ thay đổi, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất công việc, quan điểm của lãnh đạo, như:
Kiến trúc trúc của doanh nghiệp
Đây được coi là bộ mặt của doanh nghiệp Kiến trúc và diện mạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm xây dựng Kiến trúc của doanh nghiệp bao gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất công sở như sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo…Tất cả sự thể hiện đó đều làm nên nét đặc trưng cho doanh nghiệp và để tạo ấn tượng cho khách hàng Thực tế cho thấy cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của người lao động Hơn nữa, công trình kiến trúc có thể được coi là biểu tượng biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức, chẳng hạn: giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên, xã hội, còn các kiểu dáng kết cấu có thể được coi là phương châm chiến lược của tổ chức Trong xã hội ngày nay, các doanh nghiệp càng chú ý tới kiến trúc, diện mạo càng khẳng định được năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như ưu thế trước đối thủ
Sản phẩm
Sản phẩm, dịch vụ phát triển đến một mức nào đó sẽ trở thành thương hiệu, là biểu tượng lợi nhuận của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức phòng ban là khác nhau ở mỗi công ty Nó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp, phụ thuộc vào tính chất của khách hàng và rất nhiều yếu tố khác Việc tổ chức phòng ban một cách hợp lý sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tinh thần làm việc và trách nhiệm của tập thể cán bộ công nhân viên đối với công ty
Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
Tập hợp các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động kinh doanh, xác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, quy định chế độ lao động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong công ty
Lễ nghi và lễ hội hàng năm
Đây là các hoạt động được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hệ thống các sự kiện văn hóa – xã hội chính thức, được thực hiện định kỳ hay bất thường
Trang 1313
nhằm thắt chặt mối quan hệ và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham
dự Theo đó lễ nghi là những nghi thức trở thành thói quen, được mặc định và sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt Lễ nghi tạo nên nét đặc trưng về doanh nghiệp, với mỗi văn hóa thì các lễ nghi có những hình thức khác nhau Các nghi lễ thường được xem như sự tôn vinh văn hóa doanh nghiệp, giúp gợi nhớ và củng cố các giá trị văn hóa
Biểu tƣợng logo, khẩu hiệu
Biểu tượng là từ ngữ, vật thể, trạng thái, hành động hay các đặc điểm tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa đối với cá nhân và nhóm Bên cạnh biểu tượng, logo và khẩu hiệu cũng là hai thứ dễ thấy và cho ta cái nhìn cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
Logo là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông Hình ảnh này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người quan sát vào một chi tiết hay điểm nhấn cụ thể, có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó Đây là biểu trưng có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, doanh nghiệp coi trọng
Nhiều tổ chức sử dụng các câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu hay là một ngôn ngữ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể của nhân viên mình và những người hữu quan Nó nhắc nhở khách hàng về dự tồn tại của doanh nghiệp mà còn chở thành tôn chỉ hoạt động của công ty
Đồng phục trong doanh nghiệp
Đồng phục là bộ quần áo được may cùng kiểu dáng, cùng màu sắc và cùng chất liệu được mặc bởi các thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp đó theo nội quy, quy định của doanh nghiệp Đồng phục tạo sự chuyên nghiệp, sức mạnh của tập thể mà đồng phục còn khiến nhân viên có mục tiêu phấn đấu hơn, tinh thần hăng say làm việc hơn
Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức
Những câu chuyện huyền thoại về doanh nghiệp được lưu truyền qua các thế hệ
thành viên bằng cách kể lại Huyền thoại là những câu chuyện từ những sự kiện có thật của tổ chức, được các thành viên trong tổ chức chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới, chứa đựng những giá trị và niềm tin trong tổ chức Những huyền thoại đó giúp xây dựng niềm tin trong lòng các thành viên vào sức mạnh của doanh nghiệp
Trang 14Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp
Trong một công ty luôn có mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp, giữa công ty và các đối tượng hữu quan Vì vậy, nhân viên phải biết cách ứng
xử như thế nào để môi trường làm việc thân thiện và hòa đồng nhất
Cung cách ứng xử cấp trên với cấp dưới: Văn hóa ứng xử cấp trên và cấp dưới
là rất quan trọng Nó quyết định tính chất mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo Nếu xây dựng được mối quan hệ cấp trên và cấp dưới bền chặt thì sự hợp tác hai bên vô cùng thuận lợi; ngược lại nếu mối quan hệ đó không bền vững thì
sẽ tạo rào cản trong công việc, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của doanh nghiệp
Cung cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên: Cấp dưới cần phải tôn trọng và cư
xử đúng mực với cấp trên Làm tốt công việc của mình, nhân viên phải nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc, chức vụ được giao một cách tốt nhất, không ảnh hưởng đến phần việc của người khác
Cung cách ứng xử giữa các đồng nghiệp: Trong một doanh nghiệp không chỉ có cấp trên và cấp dưới mà còn có mối quan hệ giữa các đồng nghiệp Trong mối quan hệ giữa các thành viên cần phải thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì doanh nghiệp cần làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng Nếp văn hóa này thể hiện trong mọi lĩnh vực như thông tin, giao dịch với khách hàng, thái độ phục vụ, và được nhất quán trong tất cả đội ngũ nhân viên
1.2.4.2 Cấp độ 2: Những giá trị được chấp nhận và những quan niệm chung
Những giá trị đƣợc chấp nhận
Yếu tố này đề cập đến mức độ chấp nhận, tán đồng hay chia sẻ các giá trị Doanh nghiệp nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp, có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng và chính xác
Tầm nhìn: Là trạng thái trong tương lai của doanh nghiệp muốn đạt tới Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất Tầm nhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp chung sức nỗ lực đạt được trạng thái đó
Trang 1515
Sứ mệnh và các giá trị cơ bản; giúp doanh nghiệp tìm ra con đường, cách thức
và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà doanh nghiệp đã xác định
Mục tiêu chiến lược: Trong quá trình tồn tại, hình thành và phát triển, doanh nghiệp luôn chịu tác động cả khả quan và chủ quan Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho doanh nghiệp Mỗi tổ chức cần xây dựng kế hoạch chiến lược để xác định lộ trình và chương trình hành động, tận dụng được cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp
Những quan niệm chung
Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi doanh nghiệp Các ngầm định là các cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành cho các giá trị trong nhận thức của cá nhân Hệ thống giá trị ngầm định thể hiện qua các mối quan hệ sau:
Quan hệ giữa con người với con người: Mỗi người và mỗi tổ chức có nhận thức
khác nhau Một số cho rằng họ có thể làm chủ được tình huống, tác động của môi trường không thể làm thay đổi vận mệnh của họ Một số khác lại cho rằng phải hòa nhập với môi trường, hay tìm cách sao cho có một vị trí an toàn để không phải chịu những tác động bất lợi của môi trường Những tổ chức, cá nhân có suy nghĩ tiêu cực thì cho rằng không thể thay đổi những gì mà số phận
đã an bài, nên đành phải chấp nhận số phận đó Đây là những tổ chức cá nhân
có xu hướng an phận không muốn cố gắng
Ngầm định về bản chất con người: Các tổ chức khác nhau có quan niệm khác
nhau về con người Một số cho rằng bản chất con người là lười biếng, tinh thần
tự chủ thấp, khả năng sáng tạo kém Một số tổ chức khác lại cho rằng bản chất con người là có tinh thần tự chủ cao, có trách nhiệm và có khả năng sáng tạo tiềm ẩn Trong khi một số tổ chức khác lại đánh giá cao khả năng của người lao động, đề cao người lao động và coi đó là chìa khóa của sự thành công Các quan điểm khác nhau dẫn đến những phương pháp quản lý khác nhau và có tác động đến nhân viên theo những cách khác nhau
Bản chất hành vi con người: Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức căn cứ
vào thái độ, tính cách, nhận thức và sự học hỏi của mỗi người Bốn yếu tố này
là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong tổ chức Quan điểm về bản chất hành vi cá nhân có sự khác nhau giữa phương tây và phương đông
Trang 16 Bản chất sự thật và lẽ phải: Đối với một tổ chức, sự thật và lẽ phải là kết quả
của một quá trình phân tích, đánh giá theo những quy luật, chân lý đã có Một
số tổ chức lại xem sự thật và lẽ phải là quan điểm, ý kiến của người lãnh đạo do niềm tin, sự tín nhiệm tuyệt đối với người đứng đầu tổ chức
Ngoài ra, chúng được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi
Quan niệm chung bao gồm niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp Một khi tổ chức đã hình thành được quan niệm chung, tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đó, họ sẽ khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2.5.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc vì vậy
sự phản chiếu văn hóa dân tộc vào văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hóa doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hóa dân tộc Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được Có các vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau là:
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc những người thân trong gia đình rất phổ biến Nền văn hóa mà chủ nghĩa tập thể được coi trọng là quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của cá nhân, còn cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức
Sự phân cấp quyền lực: Đây là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội Còn trong một công ty, ngoài các biểu hiện như trên thì còn có thể nhận biết sự
Trang 1717
phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó…Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định càng được rõ rang, cụ thể là:
Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: khi nam quyền được đề cao trong xã hội, vai trò của giới tính rất được coi trọng Nền văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán, tham vọng…Trong nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị
nữ quyền thì những điều trên lại có xu hướng bị đảo ngược
Tính cẩn trọng: phản ánh mức độ mà nhân viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là các suy xét để đưa ra quyết định Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc Những nước có tính cẩn trọng cao thì họ có rất nhiều quy tắc thành văn chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hóa, có tính chuẩn hóa rất cao và rất ít biến đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử quan liêu hơn
Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp hay bất kỳ một thực thể kinh tế nào đều tồn tại và phát triển trong một môi trường ổn định, do đó văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh Cụ thể, văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố bên ngoài như: xu hướng toàn cầu hóa, lợi ích người tiêu dùng, xu thế tiêu dùng, áp lực cạnh tranh trên thị trường, chính sách của Chính Phủ, ngành nghề kinh doanh…
1.2.5.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Bô phận lãnh đạo
Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sẽ có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển bản sắc riêng của doanh nghiệp Nhà lãnh đạo doanh nghiệp được coi là người tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Trong các nhà lãnh đạo thì người sáng lập doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định nhất đến việc tạo dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp Những người sáng lập doanh nghiệp là người hình thành triết lý kinh doanh, xây dựng phong cách lãnh đạo, tạo dựng các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và truyền đạt các triết lý, giá trị cốt lõi đó cho các thành viên khác, đảm bảo duy trì các giá trị đó qua nhiều thế hệ khác nhau
Trang 18Giá trị văn hóa của một doanh nghiệp có thể thay đổi khi có sự thay đổi về đội ngũ lãnh đạo Cùng với sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, chiến lược kinh doanh…có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ bản về văn hóa doanh nghiệp Bởi văn hóa doanh nghiệp là sự phản chiếu tư tưởng, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp giữa các thế hệ lãnh đạo là một tất yếu khách quan
Tuy nhiên, sự thay đổi cơ bản giá trị văn hóa doanh nghiệp có thể dẫn đến nhiều
sự thất bại hơn là sự thành công Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp trên thế giới có thể trường tồn là do họ xây dựng và giữ gìn được các giá trị và mục tiêu cốt lõi Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp này đã được các thế hệ lãnh đạo kế cận giữ gìn qua nhiều thế hệ
Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến mô hình văn hóa doanh nghiệp muốn theo đuổi Chẳng hạn, với bốn mô hình văn hóa của Trompenaars, thì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường ưu tiên sử dụng mô hình văn hóa gia đình và mô hình lò
ấp trứng còn các doanh nghiệp lớn có cơ cấu chặt chẽ thường thích hợp với mô hình Effiel hay tên lửa dẫn đường
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài và
sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp Đó là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh có tác động rất lớn tới sự xây dựng và phát triển văn hóa của mỗi doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tham gia vào ngành nghề kinh doanh khác nhau, họ sẽ có cách ứng xử khác nhau, từ đó có chuẩn mực và giá trị khác nhau Và những đặc trưng đó có thể trở thành biểu tượng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi người dễ nhận và dễ nhớ nhất
Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc
Trong quá trình hình thành và phát triển, có rất nhiều yếu tố khác tác động đến sự hình thành, phát triển hay thay đổi văn hóa doanh nghiệp, những yếu tố này được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, từng thành viên hay tập thể học hỏi dựa vào kinh nghiệm của mình Chúng được hình thành một cách vô thức và ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp theo hai chiều hướng cả tích cực và tiêu cực Những giá trị học hỏi được bao gồm:
Trang 1919
Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các giá trị văn hóa trên thế giới được giao thoa với nhau, các thành viên của các dân tộc khác nhau có thể học hỏi lẫn nhau những giá trị văn hóa của dân tộc khác để làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình Xét trong phạm vi một doanh nghiệp, chẳng hạn sự đa dạng về nguồn gốc lao động cũng có thể làm thay đổi văn hóa của một doanh nghiệp Ngày nay, một công
ty Mỹ mang văn hóa Nhật Bản hay một công ty Nhật Bản mang văn hóa Mỹ không có
gì là quá xa lạ
Rất nhiều doanh nghiệp lúc hình thành thì nó chưa định hình rõ ràng các giá trị văn hóa, nhưng qua thời gian các giá trị văn hóa được hình thành một cách tự phát thông qua những kinh nghiệm tập thể khi xử lý các vấn đề chung, sau đó được phổ biến trong toàn doanh nghiệp và được truyền lại cho các thế hệ sau và trở thành các giá trị truyền thống Đây cũng là một dạng của những giá trị văn hóa học hỏi được
Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp như khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý
và chia sẻ thông tin, các nguồn nhân lực, công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp
1.2.6 Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp thường được hình thành theo sự hình thành của doanh nghiệp và doanh nghiệp nào cũng có văn hóa của riêng mình Tuy nhiên, văn hóa được hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp có thể không phải là văn hóa mạnh, thích nghi hay giống với văn hóa mà công ty muốn đặt dược Vì vậy doanh nghiệp có thể tiến hành các bước cơ bản sau để xây dựng văn hóa mang bản sắc riêng cho doanh nghiệp là:
Bước 1: Phổ biến kiến thức chung
Phổ biến kiến thức chung là bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nếu chỉ có ban lãnh đạo hiểu về văn hóa doanh nghiệp là chưa
đủ mà phải tất cả nhân viên đều hiểu và thấy được lợi ích của văn hóa doanh nghiệp thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mới hiệu quả
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp tập trung phổ biến kiến thức chung về văn hóa doanh nghiệp như khái niệm, các cấp độ, tác động của văn hóa doanh nghiệp…cho tất
cả các nhân viên của doanh nghiệp, từ lãnh đạo cấp cao đến toàn thể nhân viên của các phòng ban biết Doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động để phổ biến các kiến thức này như thuê tổ chức, chuyên gia hoặc doanh nghiệp tự giảng dạy các khóa học, buổi nói chuyện, hội thảo về văn hóa, phát động các cuộc thi tìm hiểu và nêu ý tưởng về văn hóa doanh nghiệp…
Trang 20Bước 2: Định hình văn hóa doanh nghiệp
Đây là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Ở giai đoạn này, doanh nghiệp xác định nội dung cụ thể của các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp, đó chính là thứ tạo ra bản sắc văn hóa riêng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình và quảng bá ra công chúng Cụ thể, doanh nghiệp phải xác định được triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi, chuẩn mực, các giai thoại, lễ nghi, biểu tượng, các yếu tố hữu hình…Trong đó, giá trị văn hóa là nội dung quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ các nội dung xây dựng văn hóa khác
Trong giai đoạn này, người lãnh đạo công ty có vai trò rất lớn, tạo ra sự thành công hay thất bại trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nếu người lãnh đạo doanh nghiệp xác định các giá trị, chuẩn mực văn hóa phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh thì sẽ tạo bước đà thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Để định hình thành công, doanh nghiệp phải tự mình hoặc kết hợp với các chuyên gia tư vấn thực hiện nhưng không nên thuê hoàn toàn các đối tác thực hiện
Bước 3: Triển khai xây dựng
Doanh nghiệp cần tiến hành từng bước nhưng đồng bộ và kiên trì các hoạt động tuyên truyền các nội dung của văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện một cách tự nguyện hoặc tiến hành một số biện pháp bắt buộc để tạo thói quen thực hiện theo đúng văn hóa mong muốn Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay đổi các yếu tố hữu hình như kiến trúc văn phòng, nơi làm việc, biểu tượng, đồng phục, thẻ nhân viên…sao cho phù hợp với văn hóa của mình Giai đoạn này giúp hình thành những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp, làm cho các nhân viên nhận biết các giá trị văn hóa của doanh nghiệp mình
Bước 4: Ổn định và phát triển văn hóa
Sau khi định hình và tuyên truyền văn hóa xong, tạo ra được bản sắc văn hóa riêng là doanh nghiệp đã xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp Tuy nhiên, để có thể tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, tạo ra sự trường tồn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp duy trì văn hóa và liên tục đánh giá, thay đổi văn hóa cho phù hợp với môi trường Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội bộ, quảng bá ra bên ngoài, tôn vinh những cá nhân , tập thể, những hành vi phù hợp với văn hóa doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá môi trường kinh doanh và môi trường nội
bộ để tiếp tục duy trì, thay đổi văn hóa cho phù hợp, xóa bỏ, thay thế những yếu tố văn hóa không còn phù hợp với môi trường mới
Trang 2121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung
Văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện ở 2 cấp độ: Những quá trình và cấu trúc hữu hình, những giá trị được chấp nhận và những quan niệm chung Để hiểu được văn hóa doanh nghiệp cần phải đi sâu tìm hiểu cả 2 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp trong
đó quan trọng nhất là những quan niệm chung chi phối suy nghĩ, nhận thức và hành động của doanh nghiệp và nhân viên, là nguồn gốc của bản chất văn hóa doanh nghiệp
Có mối liên hệ mật thiết giữa 2 cấp độ của văn hóa và đồng thời với các phương tiện thể hiện ra văn hóa: phong cách ứng xử, giao tiếp, ra quyết định và phong cách làm việc
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trải qua 4 bước, đầu tiên là phổ biến kiến thức chung, sau đó công ty phải định hình văn hóa doanh nghiệp, triển khai xây dựng và cuối cùng là ổn định và phát triển văn hóa
Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành bản sắc văn hóa riêng, đặc thù cho văn hóa doanh nghiệp trong thời đại hội nhập ngày nay Trong các tập đoàn quốc gia, văn hóa doanh nghiệp bao gồm văn hóa cốt lõi mang tính chất thống trị
và văn hóa thành phần Văn hóa thống trị có tính chất quyết định văn hóa của tập đoàn, văn hóa thành phần phát triển phù hợp với tính cách dân tộc, vị trí địa lý của quốc gia
mà tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng, là mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của sự phát triển; là bản sắc, thương hiệu của doanh nghiệp Xuất phát điểm của doanh nghiệp rất cao nếu doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng văn hóa Vai trò, phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp Bên cạnh đó là vai trò, sức mạnh của chuẩn mực, các giá trị, sự nỗ lực, đồng thuận của toàn thể nhân viên trong quá trình này Và việc xác định một cách rõ ràng quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng rất quan trọng, nó quyết định thành bại trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty
Trang 22CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY TNHH ĐỨC DƯƠNG 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Đức Dương
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đức Dương
Tên công ty : Công ty TNHH Đức Dương
Tên giao dịch : DUC DUONG CO.LTD
Địa chỉ : khu 2, Thị Trấn Minh Tân, Huyện Kinh Môn, Hải Dương
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Dương
Công ty thành lập theo giấy phép kinh doanh ngày 28 tháng 06 năm 2002, có giấy chứng nhận đăng kí thuế số 0800263544 ngày 28/06/2002
Khi mới thành lập, công ty hoạt động với quy mô nhỏ và hoạt động đầu tư diễn
ra chậm với một dự án đầu tiên là dự án khu đo thị Minh Tân Sau khi hoàn thành đầu
tư dự án này, công ty đã đẩy mạnh tìm kiếm thị trường và xây dựng thêm nhiều dự án
do công ty đầu tư hoặc nhận thi công cho đối tác Vào năm 2013, Công ty đã bỏ vốn đầu tư 2 dự án khu dân cư, dịch vụ, thương mại, văn hóa, thể thao Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương (hay còn gọi là khu đô thị Minh Tân) và dự án trung tâm thương mại, chợ dân sinh và dân cư phía Nam Hải Hà – thị trấn Quảng Hà – Móng Cái – Quảng Ninh Đồng thời công ty đã kí kết 2 hợp đồng xây dựng 2 dự án là dự án khu biệt thự và khách sạn phía Tây cầu Bãi Cháy – Hạ Long – Quảng Ninh và dự án khu dân cư xã Hồng Phong – Đông Triều – Quảng Ninh Đến nay công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định với những khoản lợi nhuận cao Bên cạnh đó công ty còn đạt được những thành tích tốt như: được UBND tỉnh Hải Dương, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương và một số tổ chức khác chứng nhận và tặng bằng khen Qua
đó có thể thấy vị trí của công ty trên thị trường kinh doanh bất động sản trong tỉnh Hải dương và trên thị trường cả nước, khẳng định sự phát triển vững bền và trường tồn cùng thời gian của công ty
Trang 2323
Trong quá trình hoạt động và phát triển, công ty đã đạt được không ít các danh hiệu thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và nhiều tổ chức khác chứng nhận và khen tặng Sau đây là một số danh hiệu mà công ty đã đạt được:
Ban chấp hành Công đoàn ngành công nghiệp Hải Dương chứng nhận Công doàn Công ty TNHH Đức Dương: Đạt tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 theo quyết định số 73 ngày 22/12/2005
Ban tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” – tạp chí truyền hình Ban văn nghệ đài truyền hình Việt Nam và công ty văn hóa – thông tin Thăng Long – tặng kỉ niệm chương cảm ơn Công ty TNHH Đức Dương là nhà đồng tài trợ đồng thời cảm ơn Giám đốc Công ty TNHH Đức Dương là Ông Nguyễn Đức Tân đã đóng góp vào thành công chương trình “Người là niềm tin tất thắng” kỷ niệm
113 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh 19/05/1890 – 19/05/2005
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tặng bằng khen cho Ông Nguyễn Đức Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Đức Dương đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội
và các hoạt động xã hội trên địa bàn 5 năm từ năm 2003 đến năm 2008 theo quyết định
số 3619/QĐ – UBND
Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương chứng nhận công ty TNHH Đức Dương là Hội viên chính thức của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương với
số hội viên là 229 – chứng nhận ngày 14/04/2008
Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương tặng giấy khen công ty TNHH Đức Dương – Đơn vị có thành tích đóng góp vảo các loại quỹ là làm tự thiện
xã hội ngày 13/10/2008
Ủy ban trung ương Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tặng bằng khen cho Ông Nguyễn Đức Tâm – Ủy viên ban Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào doanh nhân trẻ 2010
Đến nay, sau 13 năm hoạt động, Công ty TNHH Đức Dương đã gặt hái được rất nhiều thành công, công ty hoạt động trải khắp các tỉnh đông Bắc Bộ như Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng…Tạo được niềm tin nơi khách hàng, có uy tín trên thị trường cũng những thành quả được xã hội công nhận Đồng thời góp nhiều cho sự phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương, được công nhận là cơ sở Đoàn vững mạnh, là công ty đóng góp vào quỹ và làm từ thiện, đồng thời là hội viên chính thức của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương Công ty TNHH Đức Dương đã, đang và sẽ luôn giữ vững các danh hiệu thi đua của mình trên thị trường BĐS, đồng thời sẽ cố gắng phát triển hơn nữa để đạt được nhiều thành tích, giành được nhiều danh hiệu thi đua mang tầm xứng đáng với tiềm năng và sự nỗ lực của toàn công ty
Trang 242.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đức Dương
(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)
Các ban quản lý
dự án
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh
doanh và quản
lý nhà đất
Phòng bảo vệ
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức
- hành chính GIÁM ĐỐC
Trang 25 Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch, các phương án kinh doanh;
Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của toàn công ty
Phó giám đốc: có chức năng trợ lý giám đốc, giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc
Phòng kinh doanh và quản lý nhà đất:
Có chức năng lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch, thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống đối tác, thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho công ty
Phối hợp với các bộ phận liên quan đến như kế toán, quản lý dự án,…nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng
Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường BĐS trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng, kinh doanh của công ty
Phòng kế hoạch đầu tư:
Lập hồ sơ dự thầu, lập dự toán, bóc tách dự toán và thẩm định dự toán;
Lập dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, quản lý các dự án đầu tư đã và đang thực hiện đảm bảo hiệu quả nhất;
Lập các dự án, phương án kinh doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác trong
và ngoài nước thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh;
Quan hệ đối ngoại, tìm kiếm, xây dựng kế hoạch các dự án xây dựng công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khách sạn…
Giao cho các đơn vị đội thi công, triển khai thực hiện hợp đồng thi công;
Theo dõi kế hoạch thi công, chất lượng công trình, quản lý nguồn nhân lực, quản lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các chi phí khác;
Trình giám đốc duyệt các dự án đầu tư của công ty
Trang 26 Các ban quản lý dự án: Các ban quản lý dự án được thành lập theo từng dự án của công ty Các ban quản lý dự án có nhiệm vụ lập kế hoạch, quản lý chất lượng các công trình xây dựng, theo dõi đôn đốc thanh quyết toán, xác nhận khối lượng thi công cho các đội thi công, hướng dẫn thi công xây lắp các dự án, công trình
Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng, quy hoạch hoạt dộng và phát triển tổ chức
và công tác cán bộ của công ty theo quy định của pháp luật, của công ty Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, quản lý tổng hợp và thống nhất công tác hành chính trong công ty
Phòng bảo vệ: Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong phạm vi mặt bằng của công
ty Bảo vệ tài sản của công ty, tài sản của cán bộ công nhân viên Phân công bố trí lực lượng thường trực trong phạm vi quản lý của công ty 24/24 Kiểm tra giám sát vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị…làm tốt công tác thường trực phòng chống cháy nổ của công ty Được quyền khám xét tư trang của cán bộ công nhân viên ra vào công ty nếu thấy nghi ngờ trộm cắp tài sản hoặc đưa vào công ty những chất cháy nổ, thuốc cấm…
Trang 2727
Nhận xét:
Nhìn chung về cơ cấu tổ chức công ty đã bố trí và xắp xếp hợp lý nhân viên trong công ty vào những vai trò, những công việc phù hợp Các nhân viên có kỹ năng chuyên môn phù hợp với từng bộ phận, nhiệm vụ mình được giao để tạo được những mục tiêu hoạt động của tổ chức Nhưng các phòng ban còn chưa hợp tác chặt chẽ với nhau và số lượng nhân viên còn chưa đáp ứng được hết các công việc trong các phòng, công ty nên điều chỉnh số lượng nhân viên
2.1.5 Đặc điểm nhân sự của công ty TNHH Đức Dương
Công ty TNHH Đức Dương để đạt được những thành quả như ngày hôm nay không thể không kể đến công lao của những nhân viên của công ty Đó là nguồn lực lao động chính đang ngày đêm nỗ lực xây dựng và phát triển công ty vì vậy để có cái nhìn tổng quát lao dộng trong công ty sẽ thể hiện qua các mặt sau đây:
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2012 - 2014
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo trình độ tại năm 2012 - 2014
Trang 28Từ bảng có thể thấy Công ty TNHH Đức Dương có nguồn lao động với trình độ cao thể hiện qua số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng
cao nhất với 60% tổng số nhân viên, cao đẳng và trung cấp chiếm 40% và không có
nhân viên nào có trình độ từ trung tâm dạy nghề Nhân viên trong công ty đều có trình
độ cao, có kiến thức chuyên sâu rất phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty là về
bất động sản, xây dựng…bởi các ngành này cần đòi hỏi phải có kiến thức vững chắc,
am hiểu ngành nghề Từ bảng có thể thấy công ty rất chú trọng trong việc tuyển dụng
những nhân viên có trình độ cao để giúp công ty phát triển mạnh hơn
2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Dương
Chênh lệch
2013 -2014 (%) Chỉ tiêu
với các năm trước, bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng mạnh Điều đó sẽ được chứng
minh trong một số dẫn chứng sau:
Doanh thu: Năm 2013 doanh thu của công ty tăng 51.035.215.694 đồng, tương ứng là tăng 243,58% so với năm 2012 và doanh thu năm 2014 của công ty tiếp tục tăng 71.484.698.750 đồng, tương đương tăng 99,30% so với năm 2013 Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao trong khi đó các khoản giảm trừ của công ty lại bằng 0 nên doanh thu thuần tăng mạnh Các khoản giảm trừ bằng 0 là do công ty đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nên không xảy ra tình trạng phải giảm giá hay trả lại hàng vì vậy doanh thu thuần của công ty năm 2013 tăng mạnh, đây là một động lực rất lớn đối với công ty
Trang 2929
Tổng chi phí: Tuy doanh thu tăng mạnh nhưng bên cạnh đó tổng chi phí năm
2013 cũng tăng cao, cụ thể là tăng 51.243.448.557 đồng, tương ứng tăng 254,27% so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục tăng mạnh 71.877.130.324 đồng, tương đương tăng 100,67% so với năm 2013 Chi phí qua các năm liên tục tăng cao như vậy là do giá vốn hàng bán lớn, bên cạnh đó là phát sinh nhiều khoản chi phí khiến cho tổng chi phí tăng mạnh
Lợi nhuận: Năm 2013 lợi nhuận công ty giảm so với năm 2012 là 208.232.863 đồng, tương ứng giảm 26,07% và năm 2014 lợi nhuận công ty tiếp tục giảm là
do tổng chi phí ngày càng tăng, cụ thể lợi nhuận giảm 392.431.574 đồng, tương đương giảm 66,45% so với năm 2013 Tuy doanh thu bán hàng tăng mạnh nhưng tổng chi phí cũng tăng cao tương đương với doanh thu vì vậy lợi nhuận năm 2013 giảm so với năm trước
Kết luận:
Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 – 2014 của Công ty TNHH Đức Dương tuy doanh thu bán hàng và dịch vụ tăng nhưng do tổng chi phí cũng cao tương đương với doanh thu khiến cho lợi nhuận công ty qua các năm ngày càng giảm Công ty trong thời gian tới cần chú trọng hơn vào các khoản chi phí, công
ty nên chi một cách hợp lý hơn để góp phần vào việc xây dựng chiến lược và xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Đức Dương
2.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Văn hóa dân tộc
Nền văn hóa Việt Nam và nền văn hóa nông nghiệp vì vậy nó tạo nên những nét đặc trưng trong tính cách con người như sống trọng tình trọng lý, tinh thần cộng đồng, tính cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng và hài hòa trong ứng xử với môi trường tự nhiên, sự trọng nam khinh nữ…Chính vì vậy văn hóa dân tộc ảnh hưởng tất yếu đối với văn hóa doanh nghiệp, điều này có thể hiện ở một số quan điểm sau:
Ảnh hưởng của lối sống trọng tình: Các nhân viên đối xử với nhau có tình nghĩa
và gắn bó thủy chung với doanh nghiệp Khi xảy ra các mâu thuẫn thì thường được giải quyết êm thấm nhưng không triệt để, nhiều khi giải quyết theo lối đúng sai không rõ ràng Vì vậy vấn đề này dẫn đến thói quen giải quyết công việc dựa theo các mối quan hệ cá nhân, không tách bạch giữa cuộc sống riêng
tư với công việc
Trang 30 Ảnh hưởng của ý thức về thể diện: Các nhân viên đều có lòng tự trọng cao vì vậy họ cống hiến hết mình vì công việc và không muốn bị coi thường Vì vậy
họ có lối sống linh hoạt khiến họ nảy sinh những thói quen tùy tiện Điển hình
và tình trạng co giãn giờ giấc như nhân viên đi muộn, về sớm, khai mạc cuộc họp muộn…
Ảnh hưởng lối sống trọng tĩnh: Các nhân viên thích các công việc có tính ổn định cao, họ không thích thay đổi chỗ làm việc Điều này khiến họ e ngại với rủi ro và đây cũng là điều khiến cho công ty hạn chế khả năng phát triển
Trong công ty còn tồn tại những tiêu cực về quyền lực như mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên thông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao là khó Và hơn thế nữa là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân như những người có phân cấp quyền lực cao thì họ sẽ được hưởng quyền lợi trách nhiệm càng lớn và nó được thể hiện rõ ràng ở một số điểm sau:
Trong công ty còn tồn tại sự đối lập giữa nam và nữ như các nhân viên nam
sẽ được công ty giao phó những nhiệm vụ quan trọng, họ được đề cao và cũng được hưởng chế độ tốt hơn các nhân viên nữ
Các nhân viên công ty đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng…vì vậy mỗi người đều ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa của từng vùng từ đó họ sẽ đưa ra những suy xét khác nhau
để quyết định
Môi trường kinh doanh
Áp lực cạnh tranh không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được nét đặc trưng riêng biệt Tuy nhiên do Việt Nam thời kì đầu đổi mới vẫn mang nét phong cách văn hóa nông nghiệp vì vậy nó cũng tác động không nhỏ đến Công ty TNHH Đức Dương Công ty kinh doanh theo lối không có chiến lược phát triển lâu dài, vi phạm hoặc lãnh đạo vẫn còn tình trạng quan liêu Chính những vấn đề còn tồn tại trong xã hội do đó văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố môi trường kinh doanh Môi trường thay đổi thì nó cũng tác động đến văn hóa doanh nghiệp thay đổi theo
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố: xu hướng toàn cầu hóa, lợi ích của người tiêu dùng, xu thế tiêu dùng, áp lực cạnh tranh trên thị trường, chính sách của chính phủ, ngành nghề kinh doanh…
2.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trang 3131
Nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc sáng tạo đặc thù doanh nghiệp, hình thành nên nền văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người đưa ra những quyết định cơ bản trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, niềm tin, ngôn ngữ, nghi lễ, huyền thoại…cho doanh nghiệp Tính cách và hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu rõ nét lên nền văn hóa doanh nghiệp
Ông Nguyễn Đức Tâm là lãnh đạo cấp cao của công ty vì vậy những quyết định của ông có các ảnh hưởng trực tiếp các giá trị được tuyên bố trong các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp như kiến trúc, nội quy, quy tắc, nề nếp…Và ngay khi mới xây dựng ông cũng đã xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn Từ những tầm nhìn, sứ mệnh đó ông
đã xây dựng được mục tiêu ngắn hạn của công ty và phương hướng chiến lược của công ty
Ông đã xây dựng được một số quy tắc ứng xử trong công ty cụ thể là:
Mặc trang phục phù hợp khi tới công ty
Không để điện thoại làm ảnh hưởng khi đang làm việc đặc biệt trong các cuộc họp
Tôn trọng và lắng nghe người khác
Đến đúng giờ hẹn
Luôn học hỏi những phong cách và kinh nghiệm tốt
Ứng xử với đồng nghiệp chân thành, thân thiện, đoàn kết, tôn trọng và giúp
đỡ lần nhau trong công việc
Những đặc điểm này có ảnh hưởng tích cực trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và là tiền đề để công ty định hình các bước tiếp theo trong việc xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty mình
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Đức Dương có bề dày về lịch sử hình thành doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động có ý nghĩa đó là một quá trình phấn đấu và nỗ lực của doanh nghiệp, cụ thể là:
Tuy rằng công ty mới chỉ thành lập và hoạt động cách đây chỉ khoảng trên 10 năm nhưng qua từng năm công ty đã tích lũy được từng những giá trị nhỏ xây dựng nên giá trị văn hóa doanh nghiệp như ngày hôm nay Tuy chưa rõ ràng chỉ mới ở giai đoạn đang xây dựng và định hình nhưng chính nhờ quá trình làm việc của công ty xây dựng trải qua những sóng gió và thành công, cụ thể có những giai đoạn gặp nhiều khó
Trang 32khăn như trong giai đoạn 2012 – 2013, thị trường bất động sản bất ổn, người dân không còn tin tưởng vào thị trường bất động sản khiến cho thị trường trở nên trầm lắng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Đức Dương nói riêng Nhưng sau đó công ty đã đẩy mạnh tìm kiếm thị trường và xây dựng nhiều dự
án để có được những thành công ngày hôm nay Dự án đầu tiên của công ty chính là
dự án khu đô thị Minh Tân tại khu 2 làng Bích Nhôi – Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương, đó chính là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của công ty Trong thời gian hoạt dộng công ty đã không ngừng phấn đấu là đạt được rất nhiều danh hiệu như: Đạt tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 theo quyết định số 73 ngày 22/12/2005, có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội và các hoạt động xã hội trên địa bàn 5 năm từ năm 2003 đến năm 2008 theo quyết định số 3619/QĐ – UBND… và đây cũng trở thành niềm hãnh diện, tự hào đối với toàn thể nhân viên đã gắn bó với công ty từ những ngày thành lập Các giai đoạn quan trọng của công ty đã in sâu vào tâm trí cán bộ nhân viên khiến họ tin tưởng và một phần nào đó giúp họ nỗ lực và chấp hành các quy định của công ty nhiều hơn Đó là điều kiện thuận lợi khi công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh
Do Công ty TNHH Đức Dương kinh doanh chủ yếu là về bất động sản, xây dựng, kinh doanh đô thị nên tính phân tán trong công việc rất cao các công nhân viên công ty thường phải đi theo các công trình, dự án nên khó tạo điều kiện môi trường làm việc hay các giá trị văn hóa chung
Bên cạnh đó do đặc tính ngành nghề là lĩnh vực xây dựng, bất động sản vì vậy nhân viên của công ty thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng nên công ty cũng xây dựng được một số quy tắc ứng xử cơ bản với khách hàng như:
Độc lập, trung thực và chuyên nghiệp trong việc tư vấn với khách hàng
Trang phục phù hợp khi gặp khách hàng, đối tác
Tác phong chuyên nghiệp trong công tác, giao tiếp và xử lý các vấn đề, tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho khách hàng
Giữ bí mật các thông tin của khách hàng
2.3 Phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Đức Dương
Từ cơ sở lý thuyết về quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty, Công ty TNHH Đức Dương cũng đang thực hiện theo các bước cụ thể sau:
Trang 3333
2.3.1 Nhận thức văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Đức Dương
Trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc từ lâu, nhưng nó chỉ mới du nhập vào Việt Nam Đối với phần đông các doanh nghiệp Việt Nam thì khái niệm văn hóa doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ, vì vậy hiện nay văn hóa doanh nghiệp đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thức vai trò của văn hóa doanh nghiệp ngày càng quan trọng nhưng bản thân họ vẫn không nắm rõ được ý nghĩa và vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Đối với Công ty TNHH Đức Dương cũng vậy, mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng hình ảnh và tạo dựng uy tín trên thị trường những đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn khá xa lạ với công ty Những khái niệm hay vai trò của văn hóa doanh nghiệp còn khá mới mẻ với công ty
Thực trạng này xuất phát từ nhiều lý do Lý do đầu tiên cần nói đến ở đây chính
là ban lãnh đạo của công ty chưa coi trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như chưa nắm được vai trò quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp Chính vì vậy, công ty chưa có một văn bản hướng dẫn, chưa có nhiều các hoạt động, chương trình văn hóa doanh nghiệp
Nhận thức của người lãnh đạo, đặc biệt là người sáng lập công ty có vai trò quyết định đối với quá trình định hình văn hóa doanh nghiệp Tuy nhiên, đội ngũ quản lý công ty vừa là chủ sở hữu vừa là người điều hành công ty nhưng họ hầu hết đều thiếu kiến thức quản lý cần thiết Ban lãnh đạo chưa lắm bắt được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty Lãnh đạo không hiểu rõ cấu trúc để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp gồm những bộ phận nào, quan hệ giữa các bộ phận ra sao và các bộ phận này có vai trò như thế nào?
Trước sự cạnh tranh ngay càng gay gắt của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động, ban lãnh đạo công ty cũng đang bắt đầu thay đổi nhận thức và có các động thái tích cực trong hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị mình Điều này được biểu hiện cụ thể là:
Đã xây dựng được một số quy định về quy tắc ứng xử chung trong công ty cũng như những quy tắc ứng xử đối với khách hàng và đối các của công ty
Đã tạo được một số giá trị văn hóa riêng, chủ yếu là các yếu tố hữu hình thể hiện trong các kế hoạch xây dựng, trong tác phong của cán bộ nhân viên trong công ty