1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận CÔNG tác GIÁO dục CHÍNH TRỊ Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị

22 13,4K 160
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 135 KB

Nội dung

Bước vào kinh tế thị trường và tiến hành hội nhập quốc tế, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, chúng ta chưa lường hết và cũng chưa chuẩn bị đầy đủ để cán bộ, đảng viên, nhân dân đề phòng và ngăn chặn mặt trái của kinh tế thị trường. Mặt trái cơ chế thị trường là mảnh đất tốt tươi gieo mầm cho tư tưởng thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, bè nhóm lợi ích. Lối sống chạy theo đồng tiền, tâm lý hưởng thụ đang có xu hướng gia tăng trong xã hội, đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân phai nhạt, thậm chí xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Khuynh hướng thuần túy lợi ích kinh tế dẫn đến thái độ coi thường các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa dân tộc, thiển cận trong cách xem xét các vấn đề chính trị; thờ ơ, thậm chí có thái độ tiêu cực đối với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, bàng quan với vận mệnh của dân tộc.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I Bản chất, vai trò của công tác giáo dục chính trị 3

1.1 Bản chất giáo dục chính trị 3

1.2 Vai trò của công tác giáo dục chính trị 4

II Nội dung, hình thức giáo dục chính trị 7

2.1 Nội dung giáo dục chính trị 7

2.2 Hình thức giáo dục chính trị 8

III Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị 11

3.1 Phát huy vai trò của chủ thể giáo dục chính trị 11

3.2 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị 12

3.3 Xây dựng đội ngũ giảng viên chính trị có chất lượng 13

3.4 Sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức, phương pháp giáo dục chính trị 14 3.5 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục chính trị nghiêm túc và thực chất 14

3.6 Bảo đảm tốt cơ sở vật chất, phương tiện cho giáo dục chính trị 15

IV Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở 16

4.1 Những thành tựu đáng khích lệ 16

4.2 Những hạn chế 18

4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào kinh tế thị trường và tiến hành hội nhập quốc tế, bên cạnh nhiềuthành tựu đạt được, chúng ta chưa lường hết và cũng chưa chuẩn bị đầy đủ đểcán bộ, đảng viên, nhân dân đề phòng và ngăn chặn mặt trái của kinh tế thịtrường Mặt trái cơ chế thị trường là mảnh đất tốt tươi gieo mầm cho tư tưởngthực dụng, cá nhân chủ nghĩa, bè nhóm lợi ích Lối sống chạy theo đồng tiền,tâm lý hưởng thụ đang có xu hướng gia tăng trong xã hội, đã làm cho một bộphận cán bộ, đảng viên, nhân dân phai nhạt, thậm chí xa rời mục tiêu, lý tưởngcủa Đảng - vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Khuynh hướng thuầntúy lợi ích kinh tế dẫn đến thái độ coi thường các chuẩn mực đạo đức, các giá trịvăn hóa dân tộc, thiển cận trong cách xem xét các vấn đề chính trị; thờ ơ, thậmchí có thái độ tiêu cực đối với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, bàng quanvới vận mệnh của dân tộc

Tệ nạn lãng phí, tham nhũng và thói vô cảm với công việc và bổn phậnvới Đảng, với dân trong bộ máy công quyền đang làm thoái hóa, biến chất một

bộ phận cán bộ, công chức, dẫn đến coi thường kỷ cương phép nước, gây bất lợi

và nguy cơ mất ổn định chính trị, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, vớichế độ

Chính vì vậy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng là một bộ phận quantrọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ của toàn Đảng vàcủa cả hệ thống chính trị Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng làmột trong những yếu tố quyết định để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Trang 3

- Giáo dục là hoạt động có mục đích, là hoạt động đặc thù của xã hội loàingười Giáo dục bao gồm hai hoạt động: truyền thụ và lĩnh hội Mục đích củagiáo dục là xây dựng nhân cách con người đáp ứng nhu cầu của xã hội Trong xãhội có giai cấp, giáo dục manh tính giai cấp và tính lịch sử, xã hội sâu sắc

* Giáo dục chính trị:

Giáo dục chính trị là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ

tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tập hợp, huy động và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà giai cấp đề ra.

- Giáo dục chính trị là giáo dục trong xã hội có giai cấp Giai cấp cầm quyền

sử dụng giáo dục chính trị là công cụ xây dựng và quản lý xã hội, là con đường,biện pháp truyền bá, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền

Giáo dục chính trị mang tính giai cấp sâu sắc (phục vụ cho giai cấp, chịu

sự lãnh đạo, quản lý của giai cấp cầm quyền; góp phần xây dựng giai cấp cầmquyền vững mạnh)

Giáo dục chính trị mang tính lịch sử, xã hội (phản ánh và phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế, khả năng, trình độ văn hóa, truyền thống của xã hội)

* Công tác giáo dục chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 4

Công tác giáo dục chính trị của Đảng là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng của giai cấp vô sản nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tập hợp, huy động và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm

vụ cách mạng mà Đảng đề ra.

Mục đích của công tác giáo dục chính trị: nhằm truyền bá, xây dựng, bảo

vệ và phát triển hệ tư tưởng của Đảng; nâng cao giác ngộ cho cán bộ, đảng viên

và quần chúng nhân dân; tập hợp lực lượng và phát huy vai trò của quần chúngnhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra

Chủ thể công tác giáo dục chính trị là cấp ủy các cấp, tổ chức đảng và cán

bộ, đảng viên cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo; đội ngũcán bộ, đảng viên là chủ thể tổ chức, thực hiện

Đối tượng của công tác giáo dục chính trị là cán bộ, đảng viên và quần

chúng nhân dân

Nội dung của giáo dục chính trị: truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụcách mạng trong từng giai đoạn; truyền thống của dân tộc, của Đảng và các địaphương, đơn vị; các giá trị văn hóa của dân tộc của địa phương; tình hình nhiệm

vụ cách mạng; giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận rõ

âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù

Hình thức giáo dục chính trị: thực hiện đa dạng, phong phú và linh hoạt;

phù hợp với điều kiện, đặc điểm và khả năng của từng cơ quan, đơn vị, từng loạiđối tượng cụ thể

Lực lượng tham gia công tác giáo dục chính trị: là toàn thể cán bộ, đảng

viên và quần chúng nhân dân

1.2 Vai trò của công tác giáo dục chính trị

- Công tác giáo dục chính trị là hình thức cơ bản trong các hình thức của công tác tư tưởng nhằm giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Trang 5

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn chăm lo quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục chính trịcho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt trước mỗi bước ngoặtcủa cách mạng, khi tình hình có sự thay đổi, công tác giáo dục chính trị trong

xã hội luôn được đề cao Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch HồChí Minh đã khẳng định: muốn cho cách mạng thành công, nói cho dân hiểu,dân thông đề dân làm Trong các giai đoạn cách mạng, công tác giáo dụcchính trị đã góp phần quan trọng quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng cho cán

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo cơ sở đảm bảo cho sự thống nhất ýchí và hành động trong Đảng và trong quần chúng nhân dân, huy động sứcmạnh đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng

Công tác giáo dục chính trị ở các cấp được quy định thành chế độ; nộidung được chuẩn bị thống nhất; tiến hành theo kế hoạch thống nhất, chặt chẽ từTrung ương đến cơ sở; có kiểm tra, đánh giá cụ thể

- Công tác giáo dục chính trị giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống giáo dục cộng sản chủ nghĩa.

Nội dung giáo dục chính trị toàn diện nhưng chủ yếu truyền bà hệ tưtưởng của Đảng Bằng cách trình bầy, phân tích, luận giải, chứng minh nhữngnguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm trù, quan điểm của Đảng, giáo dục chính trị

là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng văn hoá, góp phần truyền bá lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng, những giá trị chuẩn mực đạođức cách mạng, kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho cán bộ, đảngviên và quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng thế giới quan khoa học, phươngpháp luận đúng đắn và niềm tin Cộng sản, nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựngphẩm chất, đạo đức cách mạng, trình độ năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ,đảng viên và quần chúng, giúp họ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõtình hình mới hiểu rõ nhiệm vụ, tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hànhđộng mới thống nhất”

Trang 6

- Giáo dục chính trị trực tiếp xây dựng phẩm chất chính trị- tinh thần cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

Giáo dục chính trị giữ vai trò quan trọng trong hình thành thế giới quan, nhânsinh quan, phương pháp luận cho đối tượng; củng cố niềm tin, xây dựng tình cảmcách mạng; cổ vũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hăng hái hành độngcách mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng đề ra Tạo nên sức mạnh tinh thần

to lớn của dân tộc: "Không quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần

hy sinh của toàn thể một dân tộc".

Giáo dục chính trị góp phần truyền bá cho cán bộ, đảng viên và quầnchúng nhân dân những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nhiệm vụ cách mạng và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,lịch sử truyền thống… xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luậnđúng đắn, niềm tin cộng sản, đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, phongkiến, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, những tàn tích của thế giới quan cũ,nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Đó là

cơ sở hình thành và phát triển những phẩm chất con người mới trong giai đoạncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Trong tình hình hiện nay công tác giáo dục chính trị càng có ý nghĩa cấp bách Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa đang đặt ra những vấn đề mới; tình hình thế giới và khu vực tiếp tục cónhững diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu

là đế quốc Mỹ cùng các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước đẩymạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xãhội ở nước ta, cùng những tiêu cực, lạc hậu của xã hội và mặt trái của kinh tế thịtrường thời kỳ mở cửa, hội nhập hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển đấtnước đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tìnhcảm, tâm lý của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Trước tinh hình vànhiệm vụ cách mạng đòi hỏi phải đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả công tácgiáo dục chính trị, góp phần tích cực vào việc quán triệt nghị quyết của Đảng, pháp

Trang 7

luật Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù,nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần yêu nước, ý chí niềm tin cách mạng, bảođảm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵnsàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng khẳng định “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng caohơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng”

II Nội dung, hình thức giáo dục chính trị

2.1 Nội dung giáo dục chính trị

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình nhiệm vụ cách mạng

Giáo dục làm rõ đối tượng, đối tác, bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thếlực thù địch phản dộng, tinh thần cảnh giác cách mạng, giáo dục chủ nghĩa yêunước xã hội chủ nghĩa, lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc, củaĐảng, của đơn vị và địa phương,

Giáo dục pháp luật Nhà nước, chuẩn mực về phẩm chất chính trị, đạo đứclối sống, thẩm mỹ, đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết kinh tế, khoahọc, văn hoá, xã hội cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

Giáo dục cho người học nhận rõ tình hình thế giới, khu vực, tình hình trongnước và tình hình cơ quan, địa phương

Giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên, quyết tâmhoàn thành nhiệm vụ được giao

Nội dung giáo dục chính trị là một chỉnh thể thống nhất, tác động, tương

hỗ lẫn nhau trong đó, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làcốt lõi nền tảng

Quá trình giáo dục chính trị phải bảo đảm tác động toàn diện cả nhận thức,niềm tin, tình cảm, ý chí, đồng thời gắn với yêu cầu, điều kiện, đặc thù nhiệm vụcủa các địa phương, cơ quan cụ thể

Nội dung giáo dục chính trị phải được xây dựng thống nhất về cơ bảntrong toàn xã hội

Trang 8

Mục đích xuyên suốt của giáo dục chính trị là góp phần nâng cao chấtlượng hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân

bộ, đảng viên Đây là hình thức giáo dục chính trị chủ yếu ở cơ sở nhằm trang

bị những kiến thức cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh, những quan điểm tư tưởng của Đảng, pháp luật Nhà nước cho cán

bộ, đảng viên Tổ chức đảng, cán bộ các cấp, chính quyền và cơ quan chứcnăng phải coi việc thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục chính trị chocác đối tượng hàng năm là một trong những hoạt động trung tâm của công táclãnh đạo, quản lý, các cấp, các ngành cần nhận thức sâu sắc vai trò to lớn củagiáo dục chính trị trong việc góp phần nâng cao chất lượng huy động và pháthuy sức mạnh các tổ chức, lực lượng trong địa phương thực hiện các nhiệm vụ

đề ra Trên các cương vị, chức trách được phân công tích cực góp phần xâydựng và tổ chức kế hoạch giáo dục chính trị nghiêm túc, đầy đủ nội dung, linhhoạt về hình thức, chặt chẽ có hiệu quả trong sự thống nhất ăn khớp với cáchoạt động khác

- Sinh hoạt chính trị- tư tưởng

Sinh hoạt chính trị tư tưởng là hình thức học tập, nghiên cứu, quán triệtcác nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình nhiệm vụ cáchmạng, nhiệm vụ của địa phương và cơ quan, đảm bảo cho cán bộ, đảng viên vàquần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm thực hiện thắng lợimọi nhiệm vụ

Sinh hoạt chính trị tư tưởng được tiến hành thông qua các phương pháp:nghe lên lớp, giới thiệu nghị quyết, báo cáo chuyên đề, tự nghiên cứu, thảo luận,giải đáp, kết luận, viết thu hoạch, thông qua đó quán triệt, truyền bá cho cán bộ,

Trang 9

đảng viên và quần chúng nhân dân nắm được đường lối chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng và địa phương, cơ quan mình, trên

cơ sở đó nâng cao nhận thức, chuyển biến hành động, tích cực tham gia cácphong trào hành động cách mạng

Để sinh hoạt chính trị tư tưởng có kết quả tốt, tổ chức đảng, chính quyền

và cán bộ chủ trì các cấp phải chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch cụthể, tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, phân công bồi dưỡng báo cáo viên, tổ trưởng họctập, đề cao dân chủ, phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ,đảng viên, coi trọng phát huy kết quả sinh hoạt chính trị, tư tưởng xây dựngchương trình hành động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách củaĐảng, Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị

- Nghiên cứu chuyên đề chính trị

Là hình thức tự học, tự nghiên cứu có định hướng, có tổ chức cho đội ngũcán bộ, đảng viên các cấp, nhằm xây dựng tinh thần tự giác, độc lập, sáng tạotrong tự học, tự nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho sĩquan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

Nội dung nghiên cứu các chuyên đề chính trị tập trung vào những vấn đề

cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những kiến thức về kinh tế, chínhtrị, văn hoá xã hội, những kiến thức mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cũng như những kiến thức phát triểnmới về khoa học kỹ thuật

Để việc nghiên cứu chuyên đề chính trị đạt kết quả tốt, cấp uỷ, chính quyền,cán bộ chủ trì các cấp cần chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch cụthể, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đồng thời tạo điềukiện thuận lợi về thời gian, tài liệu, phương tiện và động viên tinh thần tíchcực chủ động, tự giác, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn tự nghiên cứu củacán bộ, đảng viên; sau mỗi chuyên đề nghiên cứu cần tổ chức viết thu hoạchđánh giá kết quả đồng thời lấy kết quả nghiên cứu làm một trong những tiêuchí xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên hàng năm

Trang 10

- Thông báo chính trị, thời sự; đọc báo, nghe đài, xem truyền hình

Là chế độ, là nhu cầu tinh thần hàng ngày của cán bộ, đảng viên vàquần chúng nhân dân

Nội dung thông báo chính trị - thời sự theo chế độ cho cán bộ, đảng viênnhằm cung cấp về tình hình thế giới, trong nước, tình hình hoạt động của cácđịa phương trong toàn quốc Những nội dung thông báo chính trị - thời sự phảiđược chuẩn bị kỹ lưỡng, gắn việc thông tin với định hướng tư tưởng, địnhhướng dư luận theo quan điểm của Đảng, liên hệ với thực tiễn, sát với tình hìnhnhiệm vụ địa phương và cơ sở, thực hiện nghiêm quy định về bảo mật, kỷ luậtphát ngôn

Quan tâm bảo đảm cho quần chúng nhân dân được thường xuyên đọc báo,nghe đài, xem truyền hình Chú ý nắm dư luận, định hướng tư tưởng, nhận thứccho quần chúng nhân dân trước các sự việc, nhất là các nội dung đề cập đếnnhững sự kiện chính trị quan trọng, vấn đề lớn, nhạy cảm nhằm giữ vững địnhhướng chính trị, nâng cao nhận thức và giác ngộ chính trị đúng đắn cho cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân

- Thông qua hoạt động xã hội, phong trào thi đua, các cuộc vận động, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phương, ngày truyền thống của cơ quan, đơn vị; hoạt động văn hoá, văn nghệ và các thiết chế văn hoá, thiết chế dân chủ trong xã hội

Các hoạt động xã hội, phong trào thi đua của quần chúng nhân dân, cácngày lễ lớn của dân tộc là những dịp quan trọng đề tiến hành giáo dục chính trịcho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Tùy theo nội dung, phạm vi mỗihình thức hoạt động, mỗi phong trào thi đua cũng như tính chất từng ngày lễ đểđưa nội dung giáo dục chính trị cho phù hợp

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở, thông quaviệc biên soạn, xuất bản và sử dụng các ấn phẩm văn hóa, báo chí, thông quahoạt động xây dựng môi trường văn hóa, trong đó chú trọng xây dựng cảnh quanmôi trường, phát huy vai trò các thiết chế văn hóa, giáo dục quan hệ ứng xửtrong xã hội là những con đường, hình thức giáo dục chính trị rất có hiệu quả

Trang 11

Các hình thức giáo dục chính trị có tính độc lập tương đối Mỗi hình thức

có ưu điểm và đòi hỏi những điều kiện khác nhau Tùy điều kiện, hoàn cảnh củatừng địa bàn mà áp dụng các hình thức cho phù hợp, hiệu quả Luôn tìm tòi, sángtạo các hình thức mới (Đặc biệt chú trọng khai thác thành tựu khoa học côngnghệ và thông qua con đường văn hóa, nghệ thuật để giáo dục chính trị)

III Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị

3.1 Phát huy vai trò của chủ thể giáo dục chính trị

Chủ thể công tác giáo dục chính trị là cấp ủy các cấp, tổ chức đảng và cán

bộ, đảng viên Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo; đội ngũcán bộ, đảng viên là chủ thể tổ chức, thực hiện Phát huy vai trò các chủ thể lànội dung, biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dụcchính trị hiện nay

- Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng

Cấp uỷ, tổ chức đảng cần quán triệt sâu sắc nghị quyết của cấp uỷ các cấp, Quy chếGiáo dục chính trị, chỉ thị, hướng dẫn của trên; nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch côngtác giáo dục chính trị hàng năm, kịp thời có chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp

Phát huy trí tuệ cấpủy, xây dựng nghị quyết lãnh đạo về công tác giáo dục chính trịsát, đúng, khả thi Sau khi có nghị quyết cần quán triệt thấm sâu, thông suốt và phân công

cụ thể trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân thực hiện thắng lợi nghị quyết

Trên cơ sở lãnh đạo toàn diện, cấp uỷ, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo các khâuquan trọng như: nhận thức, trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện, vai trò của cán bộ chủtrì, cơ quan chức năng, các tổ chức quần chúng để thực hiện nghị quyết

Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong quán triệt và tổchức thực hiện nội dung, chương trình giáo dục chính trị cho các đối tượng…

Làm tốt công tác kiểm tra thực hiện nghị quyết; uốn nắn kịp thời những nhận thức vàhành động lệch lạc trong công tác giáo dục chính trị ở cơ sở

Ngày đăng: 11/06/2016, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ ChíMinh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Lê Duy Chương, Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạsĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội
3. John Dewey, Dân chủ và giáo dục, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và giáo dục
Nhà XB: Nxb Tri thức
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chính Minh, Nguyên lý công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý công tác tư tưởng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Nguyễn Văn Hữu, Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộchính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Quân độinhân dân
10. V.I.Lênin Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1975, tr. 1-245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
11. V.I.Lênin Toàn tập, tập 19, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va 1972, tr. 3-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
14.Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. V.I. Lênin Toàn tập, t37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1977, tr. 109 13. V.I.Lênin Toàn tập, t41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,1977, tr. 58 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w