1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đất ngập nước sau khi tham gia công ước ramsar

39 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 553,99 KB

Nội dung

Quản lý đất ngập nước sau khi tham gia công ước ramsar

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA CHẤT 

Trang 2

MỞ ĐẦU

Việt Nam có 3260km bờ biển, 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên và

26 phân lưu của các con sông lớn, lớn nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông CửuLong, hàng ngàn hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, với hơn 4 triệu ha đất trồnglúa…đã tạo nên các hệ sinh thái (HST) đất ngập nước phong phú và đa dạng trong cảnước

Đất ngập nước gồm nhiều loại hình, từ ao hồ, đầm lầy, sông ngòi, đồng lúa…đến rừng ngập mặn (RNM) phát triển đất lầy mặt ven biển, rừng tràm phát triển trênđất chua phèn, các đầm ao nuôi trồng thủy sản, các bãi cát, các rạn san hô đã tạo nêncác sinh cảnh đẹp, trù phú, đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước

Đất ngập nước Việt Nam có nhiều chức năng và có ý nghĩa quan trọng đối vớihoạt động kinh tế,xóa đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm từđất liền, hạn chế các tai biến,…

Năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia Công ướcRamsar Trong 15 năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý đất ngậpnước theo tinh thần của công ước Ramsar Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường,UNESCO đã công nhận hồ Ba Bể, Bắc Kạn là Khu Ramsar - vùng đất ngập nước cótầm quan trọng quốc tế thứ 3 của Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, sau haikhu Ramsar quốc gia đã được công nhận là Xuân Thủy, tỉnh Nam Định và Bàu Sấu ởĐồng Nai Hiện nay việc quản lý đất ngập nước vẫn còn là một bài toán khó và việctham gia Công ước Ramsar là một giải pháp hữu hiệu

Trang 3

I Tổng quan về đất ngập nước Việt Nam

1 Khái niệm và phân loại đất ngập nước

a Định nghĩa

Theo định nghĩa về đất ngập nước ghi tại Điều 1 của Công ước Ramsar, được

sử dụng chính thức ở Việt Nam trong các hoạt động liên quan đến đến đất ngập nước:

“đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiênhay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay là nước tù, là nước ngọt,nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng biển có độ sâu không quá 6m khi triềuthấp”

b Phân loại đất ngập nước

 Theo Công ước Ramsar

Công ước Ramsar (1971) đã phân đất ngập nước thành 22 kiểu mà không chiathành các hệ và lớp Năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã chia 35 kiểu đấtngập nước thành 3 nhóm là đất ngập nước ven biển và biển (11 kiểu), đất ngập nướcnội địa (16 kiểu), đất ngập nước nhân tạo (8 loại) phân loại đất ngập nước lại đượccông ước Ramsar xem xét lại và chia thành 40 kiểu (1997) sau đó là 42 kiểu (1999).Bảng phân loại đất ngập nước xây dựng dựa vào đặc điểm thủy văn, trầm tích đáy vàthảm thực vật, năm 1999 được nhiều nước sử dụng phục vụ cho công tác bảo tồn,quản lý, nghiên cứu và hợp tác quốc tế về đất ngập nước

 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hệ thống phân loại đất ngập nước được chia thành 4 bậc:

Bậc 1 gồm hai hệ thống được phân biệt dựa vào bản chất của nước:

 Hệ thống đất ngập nước mặn

 Hệ thống đất ngập nước ngọt

Bậc 2 gồm sáu hệ thống phụ được phân ra từ các hệ thống chính dựa vào cácyếu tố địa mạo:

 Đất ngập nước mặn ven biển

 Đất ngập nước mặn cửa sông

 Đất ngập nước mặn đầm, phá

 Đất ngập nước ngọt thuộc sông

 Đất ngập nước ngọt thuộc hồ

 Đất ngập nước ngọt thuộc đầm

Trang 4

Bậc 3 gồm 12 lớp được phân chia theo yếu tố thủy văn (ngập thường xuyên vàkhông thường xuyên):

 Đất ngập nước mặn ven biển ngập thường xuyên

 Đất ngập nước mặn ven biển ngập không thường xuyên

 Đất ngập nước mặn cửa sông ngập thường xuyên

 Đất ngập nước mặn cửa sông ngập không thường xuyên

 Đất ngập nước mặn đầm phá ngập thường xuyên

 Đất ngập nước mặn đầm phá ngập không thường xuyên

 Đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập thường xuyên

 Đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập không thường xuyên

 Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ngập không thường xuyên

 Đất ngập nước ngọt thuộc đầm ngập thường xuyên

 Đất ngập nước ngọt thuộc đầm ngập không thường xuyên

Bậc 4 gồm 69 lớp phụ được phân chia theo yếu tố sử dụng đất Trong đó:

 Hệ thống đất ngập nước mặn có 42 lớp phụ

 Hệ thống đất ngập nước ngọt có 27 lớp phụ

2 Đất ngập nước ở Việt Nam

a Các đặc điểm tự nhiên hình thành đất ngập nước Việt Nam

Đặc điểm địa mạo: 2/3 diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi, có hướngnghiêng chung từ Tây sang Đông Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những vùngtrũng, tạo nên hai vùng đất ngập nước tiêu biểu cho địa mạo vùng châu thổ sôngHồng và sông Cửu Long

Đặc điểm khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bìnhhàng năm khá cao (hơn 200C/năm), độ ẩm tương đối lớn (hơn 80%/năm), lượng mưadồi dào (1500 mm/năm) Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt làchế độ nhiệt - ẩm có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của từng vùng như thời gianngập nước, độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước, dẫn đến sự khác nhau giữa cácloại hình đất ngập nước

Đặc điểm thủy văn: hệ thống dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biểnkhá dày Tổng số các con sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2500, trong đó những consông dài trên 10km là 2360 sông Các dòng sông chảy ra biển đã tạo thành hệ thốngcửa sông là một trong những loại hình đất ngập nước quan trọng của Việt Nam

Thổ nhưỡng: có 15 nhóm đất, trong đó có 7 nhóm đất liên quan đến các đặctrưng của các vùng đất ngập nước, đó là đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất giây, đấtthan bùn, đất xám và đất cát Do các đặc điểm khác nhau về địa mạo, khí hậu, thổ

Trang 5

nhưỡng đã hình thành các vùng đặc trưng về thực vật của các vùng đất ngập nước vớihai dạng điển hình là thực vật vùng đất ngập nước mặn và thực vật vùng đất ngậpnước ngọt.

b Các hệ sinh thái đất ngập nước

Đất ngập nước Việt Nam gồm 2 nhóm: đất ngập nước nội địa và đất ngậpnước ven biển đất ngập nước nội địa có mặt ở cả ba miền và các vùng sinh thái, đadạng về kiểu loại, hình thái, tài nguyên, chức năng và giá trị cũng như khả năng khaithác, sử dụng và bảo vệ Các kiểu đất ngập nước nội địa gồm: châu thổ ngập nướcthường xuyên; lạch nước; sông suối chảy thường xuyên; tạm thời; hồ nước ngọt; thanbùn; đầm lầy; hồ nước mặn; đất ngập nước trên núi; đất ngập nước địa nhiệt; đầmnuôi thủy sản; ao lớn hơn 8 ha; đầm lầy… đất ngập nước ven biển phân bố rộng khắp

bờ biển Việt Nam bao gồm đất ngập nước cửa sông, bãi triều, đất ngập nước đầm phá

và vùng nước biển có độ sâu nhỏ hơn 6m khi triều kiệt Rừng ngập mặn và bãi sinhlầy tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ, vùng cửa sông và vùng triều Các đầm phácũng tập trung ở vùng bờ biển miền Trung

Tuy nhiên trong khuôn khổ tiểu luận này chúng tôi chỉ đề cập đến 5 vùng đấtngập nước quan trọng đó là: đất ngập nước vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng(ĐBSH); đất ngập nước các đầm phá ở miền Trung; đất ngập nước châu thổ sôngCửu Long; đất ngập nước các hồ và một số kiểu khác

 Đất ngập nước vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng

Theo bản đồ đất ngập nước của vùng cửa sông ĐBSH tỉ lệ 1/100.000 diện tíchđất ngập nước ở vùng này là 229.762 ha (chiếm 76,01% diện tích tự nhiên) Trong

đó, diện tích đất ngập nước mặn là 125.389 ha, gồm 22.487 ha đất ngập nước venbiển và 102.482 ha đất ngập nước mặn cửa sông, phân bố chủ yếu ở các sông NamTriệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Ba Lạt, Lạch Giang, cửa Đáy với loạihình sử dụng đất chính là sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản (NTTS);diện tích đất ngập nước ngọt 103.373 ha, với loại hình sử dụng đất chính là canh tácnông nghiệp

Trang 6

Rừng ngập mặn

50 loài thuộc 28 họ.Chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris), ngoài ra có Trang (Kandelia candel), Sú (Aegicerascorniculata), Ô rô biển (Acanthus ebracteatus), Mắm biển (Avicennia marina), Giá, Cói (Cyperus malaccensis)

Các loài động,

thực vật

Có 185 loài thực vật phù du (Phytoplankton), 306 loài động vậtđáy, 90 loài cá, 5 loài bò sát và 37 loài chim, trong đó có các loài chim nước thường gặp như: Vịt trời (Anas

poecilorhyncha), Chim lặn (Podiceps ruficolis), Sâm cầm (Fulica atra), Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Gà nước (Rallus)

Các loài chim di

Các loài chim nước thường gặp như: Vịt trời (Anaspoecilorhyncha), Chim lặn (Podiceps ruficolis), Sâm cầm(Fulicaatra), Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Gà lôi nước(Hydrophasianus chirurgus), Gà nước (Rallus)

Kinh tế địa

phương

Người dân ở đây sống chủ yếu nhờ nuôi trồng thuỷ sản

Đất ngập nước cửa sông Thái Bình - Trà Lý

Mô tả Vùng cửa sông điển hình, bãi triều được hình thành do sự bồi

đắp phù sa hàng năm với tốc độ khá nhanh Diện tích bãi triều là11.409 ha, trong đó diện tích có khả năng trồng rừng ngập mặn

là 6.775 ha

Trang 7

Rừng ngập mặn Diện tích rừng ngập mặn 3.388 ha, với 52 loài thuộc 48 chi và

26 họ Các loài chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratiacaseolaris), Trang (Kandelia candel), Sú (Aegicerascorniculata), Giá (Excoecaria agallocha), Mắm quăn (Avicennialanata)

Các loài động,

thực vật

170 loài tảo, 108 loài động vật phù du, 37 loài động vật đáy, 152loài cá, trong đó bộ cá Vược (Perciformes), bộ cá Trích(Clupeiformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có số loàinhiều nhất

Các loài chim

đặc hữu

Các loài Cò thìa (Platalea minor), Mòng bể mỏ ngắn (Larussaudersi), Bồ nông (Pelicanus), Bồ nông chân xám (Pelicanusphilippensis), Cò quắm đầu đen (Threskiorinismelanocephalus)

Kinh tế địa

phương

Cộng đồng dân cư địa phương sống chủ yếu nhờ chăn thả vịt,nuôi thủy sản, đánh bắt cá và khai thác cát

Đất ngập nước cửa sông Ba Lạt (Tiền Hải - Giao Thủy)

Mô tả Diện tích rừng ngập mặn 6.008 ha và diện tích bãi bồi 25.934

ha (ảnh 1) Bãi triều được bồi đắp do phù sa hàng năm với tốc

độ tương đối nhanh (26-67m/năm)

Rừng ngập mặn Thực vật ngập mặn có 95 loài, các loài phổ biến là Bần chua

(Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia candel), Mắm quăn(Avicennia lanata), Cóc kèn (Derris trifoliata), Mắm biển(Avicennia marina)

Các loài động,

thực vật

Có 180 loài tảo, 165 loài động vật phù du, 200 loài đông vậtđáy, 56 loài cá thuộc 29 họ, 6 loài động vật có vú và 181 loàichim nước trong đó nhiều nhất là các loài của bộ sẻ(Passeriformes)

Trang 8

Ảnh 1: đất ngập nước bãi triều cửa sông Ba Lạt

Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Đồng bằng sông Cửu Long thuộc lãnh thổ Việt Nam là phần cuối cùng của lưuvực sông Mê Kông, có diện tích khoảng 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích tựnhiên cả nước, bao gồm 13 tỉnh và thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, AnGiang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long,Bến Tre và thành phố Cần Thơ

đất ngập nước của ĐBSCL là một trong những hệ sinh thái giàu có nhất củalưu vực, là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sôngMêkong Theo bản đồ đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đấtngập nước có 4.939.684 ha chiếm 95,88% diện tích tự nhiên, bao gồm đất ngập nướcnội địa và đất ngập nước ven biển ngập thủy triều dưới 6m

Đất ngập nước mặn ven biển phân bố dọc biển Đông, phía Tây Nam bán đảo

Cà Mau và vịnh Thái Lan Trong đó, đất ngập nước mặn ven biển – ngập thườngxuyên có diện tích 879.644 ha, phân bố ở vùng biển nông có độ sâu nhỏ hơn 6m khitriều kiệt; đất ngập nước mặn ven biển – ngập không thường xuyên có diện tích756.425 ha Các kiểu đất ngập nước chính trong vùng này là đất ngập nước mặnthường xuyên, không có thực vật; đất ngập nước mặn không thường xuyên, canh tácnông nghiệp; đất ngập nước mặn không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản Các dảirừng ngập mặn phân bố dọc ven biển, ở những vùng bãi bùn ngập mặn, có vai trò rấtquan trọng trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Trước đấy, rừng NN trải dàisuốt dọc bờ biển nhưng hiện nay diện tích rừng ngập mặn đã và đang bị suy thoái vàgiảm đi nhiều về số lượng và chất lượng

Đất ngập nước mặn cửa sông phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Cửu Long

thuộc địa bàn các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng, thuộc

Trang 9

các dạng đất ngập nước mặn không thường xuyên canh tác nông nghiệp và đất ngậpnước mặn không thường xuyên nuôi trồng thủy sản.

Đất ngập nước mặn đầm phá phân bố ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên) và đầm Thị

Tường (Cà Mau) ở vùng ven biển vịnh Thái Lan

Đất ngập nước ngọt thuộc sông bao phủ vùng đồng bằng ngập lũ rộng lớn ở

trung tâm của ĐBSCL đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập thường xuyên là cá nhánhchính của sông Tiền, sông Hậu, các sông khác và các dòng kênh, có diện tích 128.139

ha đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập không thường xuyên có diện tích 1.771.381

ha, là các cánh đồng canh tác lúa nước, các vườn cây ăn trái và các diện tích canh tácnông nghiệp khác

Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ở ĐBSCL phân bố ở vùng hồ rừng Tràm

(Melaleuca) U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), hồ rừng Tràm U Minh Thượng (tỉnh KiênGiang) và ở Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim (tỉnh ĐồngTháp) Trước đây, rừngTràm che phủ phần lớn vùng đất chua phèn ở ĐBSCL Đây là nơi cư trú của rấtnhiều loài thủy sản nước ngọt và cung cấp gỗ, củi, cá, mật ong Đặc điểm nổi bật làtầng than bùn ở vùng rừng Tràm U Minh có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinhthái Trong điều kiện bão hòa, than bùn sẽ ngăn chặn quá trình hình thành phèntrong đất phèn tiềm tàng Trong điều kiện khô như bị thoát nước, than bùn sẽ bịoxy

Đất ngập nước thuộc đầm ở ĐBSCL chủ yếu là đất ngập nước thuộc đầm

ngập không thường xuyên, sử dụng để canh tác nông nghiệp, phân bố ở vùng ĐồngTháp Mười và Tứ giác Long Xuyên

Các hệ sinh thái đất ngập nước chính ở ĐBSCL (bao gồm hệ sinh thái ngậpmặn ven biển; hệ sinh thái rừng Tràm và hệ sinh thái cửa sông) có ý nghĩa quan trọngđối với khu vực Tiêu biểu cho các hệ sinh thái này là một số VQG và khu bảo tồnthiên nhiên được thành lập theo Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ bao gồm:Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, vườn quốc gia Tràm Chim,vườn quốc gia U MinhThượng, Khu bảo tồn thiên nhiên Thạch Phú, Khu bảo tồn sinh cảnh Kiên Lương,khu bảo tồn thiên nhiên Lục Ngọc Hoàng, khu bảo tồn sân chim Bạc Liêu, khu bảotồn thiên nhiên Vô Dơi

Các đầm phá của Việt Nam tập trung chủ yếu ở dải ven biển miền Trung từThừa Thiên Huế đến Ninh Thuận Tổng diện tích của các đầm phá này khoảng 447,7

Trang 10

km2 Trong đó, lớn nhất là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài trên 67 km, diện tíchkhoảng 216 km2; nhỏ nhất là đầm Nước Mặn ở Quảng Ngãi khoảng 2,8 km2 Hiệnnay, do nhiều nguyên nhân khác nhau các đầm phá đang được quản lý và khai tháckhông hợp lý nên nhiều đầm đang bị suy thoái Trong các đầm phá có 4 nhóm đấtngập nước gồm: đất ngập nước không phủ thực vật, đất ngập nước có phủ thực vật,đất ngập nước đạt tới độ sâu 6m và đất ngập nước do con người tạo ra và đang được

sử dụng Tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành, điều kiện tự nhiên và hoạt động tươngtác giữa các quá trình theo qui luật tự nhiên và nhân sinh mà mỗi loại hình đất ngậpnước ở các đầm phá là khác nhau

Tài nguyên sinh vật: các đầm phá có thành phần và cấu trúc các quần xã

động vật phong phú gồm các loài ưa nước ngọt, nước lợ và nước mặn Các loài nàyphát triển ưu thế theo mùa Tiềm năng nguồn lợi sinh vật đầm phá chủ yếu từ cácnhóm cá, giáp xác, thân mềm, rong và cỏ biển

Hệ thống các đầm phá ở miền Trung bào gồm:

1 Tam Giang - Cầu Hai

Tài nguyên phi sinh vật: Loại tài nguyên này không lớn nhưng đa dạng với

các loại khoáng sản như sa khoáng (zircon, ilmenit), cát xây dựng Ở nhiều đầm phá

có cát màu trắng được khai thác và sử dụng làm nguyên liệu thủy tinh như điểm cáttrắng Phú Xuân (phá Tam Giang - Cầu Hai) có trữ lượng khoảng 8 triệu m3

Trang 11

Đến nay, xét về mặt ĐDSH và các chức năng sinh thái 5 đầm phá ven biển

có thể được coi là các vùng đất ngập nước quan trọng của Việt Nam Đó là đầm ÔLoan (Phú Yên), Đầm Thị Nại và Đề Gi (Bình Định), Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) vàĐầm Nại (Ninh Thuận)

c Một số kiểu đất ngập nước khác ở ven biển Việt Nam

Rừng ngập mặn: theo kết quả thống kê của Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam năm 2001 cho thấy, Việt Nam có khoảng 155.290 ha rừng ngập mặn, trong đódiện tích rừng ngập mặn, trong đó có diện tích rừng ngập mặn tự nhiên là 32.402 ha,rừng ngập mặn trồng là 122.892 ha, phân bố như sau: vùng Đông Bắc có 22.969 ha,,đồng bằng Bắc Bộ 20.842 ha, Bắc Trung Bộ và thành phố Hồ Chí Minh 20.092 ha vànhiều nhất là ĐBSCL 82.387 ha Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong bảo vệ

bờ biền, chắn sóng, chắn bão; ổn định khí hậu khu vực; là nơi tham quan du lịch;cung cấp nguồn dược liệu và thức ăn gia súc…

Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị rất quan trọng như: cung cấp cácsản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài

cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định cácbãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng, bão và sóngthần; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã (chim, thú, lưỡng cư, bò sát),gồm các loài địa phương và các loài di cư

Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng docác hoạt động chuyển đổi diện tích rừng sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủysản, quai đê lấn biển; do xói lở bờ biển Trong hai thập kỷ qua, có hơn 200.000 harừng ngập mặn bị phá để nuôi tôm

Mất rừng ngập mặn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng: mất nguồnĐDSH phong phú của hệ sinh thái, mất nơi cư trú, sinh đẻ của nhiều loài, gây phènhóa, ô nhiễm môi trường, gây xói lở vùng bờ biển và cửa sông Ví dụ ở Tây Nam CàMau, sau một năm khoanh đầm nuôi tôm làm giảm khoảng 20 loài động vật đáy, cácloài chim ở sân chim Bạc Liêu, Đầm Dơi di cư đi nơi khác Ở Tiền Hải (Thái Bình),phá 2.500 ha rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, gây thiệt hại lớn cho môi trường(hàm lượng H2S, COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây nhiễm mặn diện tích lớn,xói lở các vùng xung quanh và làm mất nơi cư trú của chim di cư); đời sống củangười dân ở đây suy giảm, nhiều dân chài nghèo không có công ăn việc làm

Trang 12

Rạn san hô: là một trong các hệ sinh thái đặc sắc của biển Việt Nam, nơi có

ĐDSH rất cao, năng xuất sơ cấp lớn, cảnh quan kỳ thú Các rạn san hô ở Việt Namphân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích khoảng 1.122 km2, tập trung nhiều

ở vùng biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa San

hô Việt Nam rất đa dạng và phong phú với khoảng 350 loài tạo rạn kèm theo khoảng3.000 loài sinh vật khác có đời sống liên quan và sống gắn bó với vùng rạn san hô.Trong đó, có khoảng 2.000 loài sinh vật đáy, cá (500 loài) và nhiều loài có giá trịkinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm, sống gắn bó trực tiếp với san

hô Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô sừng, san hômềm và san hô bò Ở đảo Côn Đảo, có 219 loài san hô, thuộc 17 họ, tập trungthành khu vực lớn kèm theo là 160 loài cá san hô

Hệ sinh thái san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với sự đe doạ của môitrường, đặc biệt là những đe doạ từ con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóachất độc; khai thác san hô bừa bãi, hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển kinh

tế - xã hội khác Trong những năm trở lại đây, khoảng 15-20% diện tích các rạnsan hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long -Cát Bà, các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và một số đảo cóngười sinh sống thuộc quần đảo Trường Sa

Độ phủ san hô sống trên rạn đang bị giảm dần theo thời gian, nhiều nơi độphủ giảm trên 30% Điều này cho thấy rạn san hô đang bị phá hủy và có nhiềuchiều hướng suy thoái mạnh Sự biến đổi diện tích và những tổn thương của rạn san

hô gây nhiều thiệt hại: giảm ĐDSH, sinh thái và chất lượng môi trường biển; mấtnguồn lợi sống của cộng đồng vùng ven biển và thiệt hại cho ngành thủy sản, dulịch

Trang 13

Bảng2: Sự suy giảm độ che phủ san hô ở một số vùng ven biển Việt Nam

STT Vùng nghiên cứu Độ phủ san hô bị suy giảm(%) Thời gian

Nguồn: Viện Hải Dương học Nha Trang, 2003

Ảnh 2: Cỏ vích Th.hemprichii mọc cùng san hô quanh đảo Trường Sa (Nguyễn Huy Yết, 1996)

Ảnh 3: San hô bị khai thác làm đồ lưu niệm ở Nha Trang - Khánh Hòa (Mai Trọng Nhuận, 2003)

Trang 14

Thảm cỏ biển: là hệ sinh thái có giá trị cao là nơi cư trú, bãi đẻ, bãi ương

giống của nhiều loài sinh vật khác như tảo bì sinh, động vật đáy, cá biển, thú biển; làmôi trường sinh sản thuận lợi; là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài sinh vật(cá tôm, đồi mồi, vích, bò biển); là nguồn nguyên liệu để sản xuất giấy, phân bónhóa học, thức ăn gia súc đồng thời là nơi để thăm quan du lịch và có tác dụng tích tụtrầm tích, chắn sóng, hạn chế xói lở bờ biển, Ở Việt Nam, đã xác định được 15 loài

cỏ biển (Seagrass) /16 loài cỏ biển ở vùng Đông Nam Á Các thảm cỏ phân bố ởcác trong vùng triều ven biển, ven đảo, vùng cửa sông, rừng ngập mặn, vịnh, đầmnước lợ ở độ sâu từ 0-20 m, trong dải độ muối rộng từ 5-32% Ở đầm phá TamGiang - Cầu Hai, diện tích bãi cỏ biển khoảng 1000 ha, với 5 loài cỏ biển có tổng trữlượng các loài khoảng 95.500 tấn tươi

Tuy nhiên, hệ sinh thái cỏ biển cũng là một trong những hệ sinh thái nhạycảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường thay đổi Hiện nay, thảm cỏ biển ở nước

ta đã bị suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, đánh bắt thủy sản bằngthuốc nổ, các hoạt động khai thác các vùng đất bồi có cỏ biển vào mục đích nôngnghiệp, nuôi trồng thủy sản làm cho diện tích bãi cỏ biển bị thu hẹp, gây mất nơi

cư trú của các nguồn lợi hải sản có giá trị và hạn chế sự phát triển của cỏ biển Sựsuy giảm và mất các thảm cỏ biển của nước ta đang có nguy cơ gia tăng, ảnh hưởngnghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển: suy giảm chất lượng môi trường nước

và trầm tích, mất cân bằng dinh dưỡng, sinh thái và ĐDSH, giảm trữ lượng cá vànguồn trứng cá và cá con trong hệ sinh thái này, giảm nguồn cung cấp nguyên liệucho công nghiệp và nông nghiệp, mất diện tích sa bồi các vùng cửa sông gây ảnhhưởng tới quá trình bồi tụ và mở rộng quỹ đất

Ảnh 4: Các bãi cỏ biển C.rotundatata ở đảo Phú Quý (Nguyễn Hữu Đài, 1999)

Trang 15

d Đất ngập nước thuộc hồ (hồ chứa, hồ tự nhiên)

Theo Công ước Ramsar, hồ là những vùng ngập nước ngọt thường xuyên hoặcngập theo mùa, có diện tích từ 8 ha trở lên, có bờ, bị ngập theo mùa hoặc không cóquy luật và những hồ ở vùng đồng bằng ngập lũ

Các hồ tự nhiên tiêu biểu ở Việt Nam là: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Chử (PhúThọ),Hồ Tây (Hà Nội), Biển Hồ (Gia Lai), Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Đơn Dương, Đan(Đà Lạt), Hồ Biển Lạc (Bình Thuận)

Các hồ nhân tạo thường là nơi lưu trữ nước phục vụ cho thủy lợi, thủy điện,nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, du lịch Hiện nay, cảnước có khoảng 3.600 hồ chứa nước ngọt nhân tạo do nhiều ngành tham gia xâydựng Trong đó, có 539 hồ có thể phát triển thủy sản, với 6 hồ có diện tích trên10.000 ha, 14 hồ có diện tích từ 1.000-10.000 ha Hồ nhân tạo có diện tích lớn nhất là

hồ Dầu Tiếng (7.200 ha); hồ có công suất lắp máy lớn nhất là hồ Hoà Bình (19.200MW), tiếp đến là hồ Trị An (420 MW), hồ Đa Nhim (160 MW), hồ Thác Bà (108MW)

e Sông suối

Việt Nam có lượng mưa lớn, cùng với đặc điểm địa hình (75% lãnh thổ là đồinúi) đã hình thành một hệ thống sông, suối dày đặc Đặc trưng cho loại hình thủy vựcnày là quần xã thực vật nổi khá phong phú, nhưng có số lượng thấp Sông, suối là nơi

cư trú rất quan trọng của các quần thể cá: các sông miền Bắc có 243 loài, sông miềnTrung có 134 loài, sông miền Nam có 255 loài

Thảm thực vật ở suối chủ yếu là tảo (Algae), là nguồn thức ăn quan trọng cho

cá và động vật không xương sống Tuy nhiên, các hoạt động xây đập, kè, khai tháckhoáng sản (cát, sỏi, ), giao thông thủy, xả thải, đã và đang làm suy thoái môitrường và tài nguyên của hệ sinh thái này

c Chức năng và giá trị của đất ngập nước Việt Nam

đất ngập nước là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam,mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội – văn hóa – môi trường, đóng góprất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Cụ thể:

Chức năng của đất ngập nước Việt Nam:

Trang 16

 Chức năng nạp, tiết nước ngầm: vào mùa mưa, khi dư lượng nước mặtlớn, các vùng đất ngập nước có tác dụng như một bể chứa nước để sau đó nước ngấmdần vào lòng đất trong mùa khô Quá trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượngnước cho các tầng nước ngầm Mặt khác, quá trình nạp và tiết nước liên tục giữavùng đất ngập nước với các tầng nước ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho cáctầng nước ngầm trở nên sạch hơn

 Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng: giữ lại các chất dinh dưỡng (nito,photpho, các nguyên tố vi lượng…) cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản vàlâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng như ở các vùng đất ngập nước đồngbằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các thủy vực khác

 Chức năng điều hòa vi khí hậu: đặc biệt, ở vùng có cỏ biển, rừng ngậpmặn, rạn san hô, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địaphương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính

 Chức năng sản xuất sinh khối: là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức

ăn cho các loại thủy sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi Ngoài ra, mộtphần các chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ được các dòng chảy

bề mặt chuyển đến các vùng hạ lưu và các vùng ven biển, làm giàu nguồn thức ăncho các vùng đó

 Chức năng duy trì đa dạng sinh học: nhiều vùng đất ngập nước, đặc biệt

là các vùng đất ngập nước có rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, là môi trường thíchhợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động, thực vậthoang dã đất ngập nước là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quýhiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam

 Chức năng chắn sóng, chắn gió bão, ổn định bờ biển, chống xói lở, hạnchế sóng thần: có thể nói rằng không có công trình nào bảo vệ bờ biển, chống xói lởtốt như đai rừng ngập mặn Nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng ngậpmặn, thảm cỏ biển, rạn san hô mà các vùng đất ngập nước ven biển có chức năng bảo

vệ bờ biển khỏi bị tác động của sóng, thủy triều, xói lở, sóng thần Mặt khác, chúngcòn tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mởrộng bãi bồi Các rạn san hô ngầm rộng lớn đã giảm cường độ sóng tác động đến bờbiển, các vùng ven đảo trong thời kỳ dông bão, sóng thần Nhiều năm gần đây, diệntích các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạtđộng khai hoang để sử dụng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy – hảisản Do đó, đường bờ liên tục bị biến động, chiều dài bở biển bị xói lở tăng

Trang 17

 Các chức năng khác: Ngoài các chức năng nói trên, đất ngập nước cònđóng vai trò quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiềungành khác nhau: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông thủy, dịch vụ dulịch, khai thác khoáng sản,…Đặc biệt, đất ngập nước là nơi sinh sống của 80% dân sốViệt Nam.

Giá trị của đất ngập nước Việt Nam

 Giá trị trong sinh hoạt: đất ngập nước là những dòng sông, suối, các hồchứa nước và các thủy vực nước ngọt chính là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinhhoạt của con người Tuy nhiên, tài nguyên nước hiện đang là vấn đề cần được quantâm để quản lý tốt trên phạm vi toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng Mặc dùchưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam tính giá trị kinh tế của đất ngập nướctrong chức năng cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt của người dân, nhưng nước đốivới cuộc sống của con người chính là sự tồn tại và phát triển, sẽ trở nên vô cùng quýgiá, có thể không tính được thành tiền

 Giá trị kinh tế của đất ngập nước : góp phần quan trọng cho sự phát triểncủa các ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thủy Cácdòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là vùng sản xuấtnông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cungcấp cho nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh Cụ thế:

- Đất ngập nước là những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng: ViệtNam là một quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời Nông dân Việt Nam đãsống trên các vùng đất ngập nước để trồng lúa và canh tác nông nghiệp Các vùng đấtngập nước như ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là những vựa lúa của cả nước,góp phần rất quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Phần lớn lúa, gạo,lương thực, thực phẩm, cá, tôm đều được sản xuất ở những vùng đất ngập nước

- Đất ngập nước là vùng sản xuất thủy sản: Theo Bộ thủy sản, nước ta cókhoảng 1 triệu ha mặt nước ngọt và 1.470.000 ha mặt nước sông, ngòi, đó là nhữngđịa bàn phát triển nuôi trồng thủy sản Ngoài ra,còn có khoảng 1 triệu ha mặt nướcnội thủy và lãnh hải Đó là những vùng đất ngập nước, bao gồm cả đất ngập nướcmặn và đất ngập nước ngọt sản xuất thủy sản cung cấp cho nhu cầu của xã hội vàxuất khẩu, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu thủysản hàng đầu trên thế giới Mặt khác, các khu rừng ngập nước là những nơi cung cấpgiống, bãi đẻ, thức ăn cho các loài thủy sản

Trang 18

Ảnh 5: Khai thác ngao tự nhiên tại bãi triều Hải Hà, Quảng Ninh (Trần Đăng Quy, 2004)

Ảnh 6: Khai thác rong biển ở Cửa Hội, Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh (Trần Đăng Quy, 2004)

 Giá trị văn hóa của đất ngập nước : đất ngập nước có những giá trị vănhóa, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũngnhư quốc gia đất ngập nước Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nước đấtngập nước và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn,nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ ở Việt Nam Có rất nhiều biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩaquốc gia có liên quan đến đất ngập nước như: Hoa Sen được chạm khắc trong các đềnchùa, trong các điệu múa, bài ca dao, là biểu tượng của Hàng không Việt Nam; ChimHạc (Sếu) và Rồng là hai trong bốn loài sinh vật quý có ý nghĩa, có đời sống liênquan đến đất ngập nước, còn là vật thờ thiêng liêng Rối nước ở Việt Nam là loại hìnhnghệ thuật độc đáo, duy nhất

 Giá trị về đa dạng sinh học:

- Đất ngập nước ven biển với chiều dài bờ biển hơn 3.000 km là nơi phân

bố của rất nhiều sân chim với các loài chim di cư Rừng ngập mặn, các thảm cỏ biển

và các rạn san hô của Việt Nam gần những khu có giá trị đa dạng sinh học cao nhất ởvùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương và giao lưu với nhiều vùng biển quan trọng

Trang 19

xung quanh biển Đông Rạn san hô là sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất, đã

có hơn 300 loài san hô cứng được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam Các hệ sinh tháirừng ngập mặn, cỏ biển và rạn san hô là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật

- Đất ngập nước vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về các loài chimđịnh cư và chim di cư, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn, cỏ biển

và tảo

- Đất ngập nước vùng đầm phá là nơi cư trú của nhiều loài cá, nơi dừngchân của nhiều loài chim di cư Các vùng đầm phá ven biển miền Trung còn mangnhững nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên và chứa đựng giá trị đa dạng sinh học rất lớncủa khu hệ sinh vật thủy sinh

- Các vùng đất ngập nước nội địa như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệthống các sông, suối, hồ là những nơi chứa đựng nhiều loài động, thực vật đặc hữuhoặc những loài có tầm quan trọng về đa dạng sinh học toàn cầu

Ảnh 7: Khai thác rong biển ở Cửa Hội, Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

 Giá trị về phát triển du lịch: Có thể nói Việt Nam là một đất nước cócảnh quan tự nhiên đẹp, trong đó hầu hết các vùng đất ngập nước là những nơi cócảnh quan tự nhiên đẹp nhất Có những vùng đất ngập nước đã nổi tiếng cả trongnước và trên thế giới, là điểm đến của các du khách trong nước và quốc tế, như vịnh

Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc, đồng bằng sông Cửu Long Ở những vùng đất ngậpnước này, thiên nhiên, con người và văn hóa bản địa là những tài nguyên du lịch rấthấp dẫn đối với du khách Ngành du lịch Việt Nam đã coi các vùng đất ngập nướcnày là những trọng điểm để phát triển du lịch nhằm mang lại lợi ích kinh tế và xã hội

vô cùng to lớn cho đất nước

Ngày đăng: 11/06/2016, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Diên Dực, 1998. Báo cáo tổng quan về đất ngập nước Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. Phan Nguyên Hồng và nnk, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp Khác
11. Cục Bảo vệ Môi trường, 2003. Tài liệu hội nghị các bên tham gia công ước Ramsar lần thứ 8 (Ramsar COP8) Khác
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003. Bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam. IUCN, Hà Nội Khác
13. Công ước Ramsar, 1971. Công ước Ramsar về đất ngập nước. Iran Khác
14. Cục Bảo vệ Môi trường, 2001. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 Khác
15. Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w