Sinh lý bệnh thú y
Trang 11
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PGS TS NGUYỄN QUANG TUYÊN - ThS TRẦN VĂN THĂNG
GIÁO TRÌNH
SINH LÝ BỆNH THÚ Y
(Giáo trình dùng cho hệ Đại học)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2007
2
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Sinh lý bệnh thú y được biên soạn để đáp ứng với nhu cầu cấp thiết về tài liệu học tập của sinh viên ngành Thú y trong các trường Đại học thuộc khôi Nông nghiệp, cũng như để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới
Sinh lý bệnh học là môn học nghiên cứu về những thay đổi chức năng của cơ
quan, mô và tế bào khi cơ thêm bệnh, đồng thời là môn học tiền tâm sàng của ngành Thú y và cầu nối giữa các môn học cơ sở như sinh lý học, sinh hóa học, vi sinh vật học
và các môn học lâm sàng như bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa
Cùng với môn Giải phẫu bệnh học, môn Sinh lý bệnh học hệ thống hoa kiên thức cho các sinh viên ngành Thú y và cán bộ nghiên cứu thú y về các quy luật chung của quá trình sinh bệnh ở động vật, các biên đổi bệnh lý của quá trình sinh bệnh trong cơ thể, sự thay đổi của các mô bào, tê bào, cơ quan, hệ thống do rối loạn chức năng để ứng dụng trong công tác chẩn đoán, phòng chống bệnh cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển
Biên soạn giáo trình này, chúng tôi cố gắng thể hiện tính cơ bản, tính khoa học,
tính hiện đại và tính hệ thống của chương trình môn học, đồng thời có liên hệ thực tiễn nhưng do trình độ và khả năng có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiên của đồng nghiệp và bạn đọc trong quá trình sử dụng tài liệu này
Xin chân thành cảm ơn!
cụ thể là nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng các cơ quan, hệ thống và mô bào, đồng thời nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện gây bệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của quá trình bệnh lý
Môn sinh lý gia súc nghiên cứu tất cả cơ năng, hệ thống trong cơ thể gia súc (động vật) bình thường và tìm ra được quy luật nhất định, cũng như vậy trên cơ thể bệnh
Trang 2chúng ta cũng nghiên cứu tuần tự và so sánh lại với quy luật bình thường để thấy được những thay đổi như thế nào và từ đó rút ra kết luận với từng trường hợp Chính vì vậy người ta thấy mỗi một bệnh có một quy luật riêng và nó cũng có những biểu hiện bệnh
lý chung
Ví dụ: Trong tất cả các loại nhiễm khuẩn chúng ta đều thấy các quá trình bệnh lý như viêm, sốt, khi kiểm tra máu thấy bạch cầu tăng và đó là những quy luật chung Trong khi đó ở bệnh dịch tả lợn chúng ta thấy cơ thể lợn sốt, viêm nhưng bạch cầu hạ;
ở bệnh lao phổi chúng ta lại thấy cơ thể vật bệnh sốt liên miên, thường hay sốt vào buổi chiều, ra mồi hôi nhiều và đó là những quy luật riêng
Những quy luật riêng tạo nên những biến đổi trên cơ quan, tổ chức gọi là quá trình bệnh lý điển hình và các quá trình này tạo nên bệnh tích điển hình
Từ những quy luật đó khái quát lại và nêu lên quy luật hoạt động của từng bệnh, tạo cơ sở lý luận cho các môn học lâm sàng tìm biện pháp khống chế
2 NỘI DUNG MÔN HỌC
Nội dung của môn sinh lý bệnh học được chia làm ba chương:
Chương 1 : Các khái niệm và quy luật chung về bệnh
Bao gồm: khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sinh bệnh học, đặc tính của
cơ thể đối với sự phát bệnh (bệnh lý của quá trình miễn địch)
Chương 2: Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung
Bao gồm: rối loạn tuần hoàn cục bộ, rối loạn chuyển hóa các chất, viêm, rối loạn điều hoà thân nhiệt, quá trình bệnh lý của sự phát triển mô bào
Chương 3: Sinh lý bệnh các cơ quan, hệ thống
Nghiên cứu rối loạn chức năng của các cơ quan, hệ thống: hệ thống máu và cơ
4
quan tạo máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh Với những nội dung trên môn sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngành thú y,
có liên quan chặt chẽ với nhiều môn học khác như: sinh lý gia súc, sinh hóa học, dược
lý học, vi sinh vật học và các môn lâm sàng thú y như: bệnh nội khoa, chẩn đoán bệnh, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa
Đặc biệt sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh là hai cấu thành của môn Bệnh lý học, là hai môn học có cùng chung một đối tượng nghiên cứu nhưng sinh lý bệnh chủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, còn giải phẫu bệnh thì nghiên cứu những biến đổi về hình thái trên cơ thể bệnh
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y
Phương pháp nghiên cứu của môn sinh lý bệnh học là phương pháp thực nghiệm, một phương pháp rất khách quan và khoa học Phương pháp này tiến hành gây bệnh nhân tạo trên cơ thể động vật, sau đó quan sát toàn bộ quá trình diễn biến của bệnh, cuối cùng phân tích và rút ra quy luật chung của quá trình bệnh lý Trong phương pháp thực nghiệm, thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp thực nghiệm cấp tính hay còn gọi là cấp diễn và phương pháp thực nghiệm mãn tính hay còn gọi là trường diễn
3.1 Phương pháp thực nghiệm cấp tính (cấp diễn)
Phương pháp này thường phân tích các chức năng của các cơ quan riêng biệt, có khi cô lập ra khỏi cơ thể để nghiên cứu, tức là làm nhanh có kết quả ngay để có thể nắm được các quy luật Người ta thường sử dụng phương pháp này trong một số trường hợp chẩn đoán nhanh và dùng để giảng dạy cho sinh viên
Ví dụ: Người ta thường cô lập tim ếch hoặc cô lập một đoạn ruột để nghiên cứu
Trang 3Ưu điểm: phương pháp này tương đối đơn giản, quan sát biến đổi về cơ năng
trong một thời gian ngắn
Nhược điểm: Gây tổn thương trên cơ thể bệnh, kích thích từng cơ quan riêng biệt
một cách nhân tạo, thậm chí còn tách rời một số cơ quan khỏi cơ thể hoặc tiến hành
nghiên cứu dưới điều kiện gây mê Trong những điều kiện thực nghiệm như vậy thì
không thể biểu hiện được bản chất của bệnh một cách đầy đủ, kết quả thu được không
sát so với khi con vật hoạt động bình thường
3.2 Phương pháp thực nghiệm mãn tính (trường diễn)
Phương pháp thực nghiệm mãn tính do Páp-lốp đề ra Phương pháp này tiến hành
trên con vật sau khi đã được phẫu thuật và hoàn toàn hồi phục, cơ thể con vật ở trạng
thái tỉnh táo gần như bình thường
Ví dụ: người ta làm một ống để hứng dịch vị dạ dầy, làm một ống để hứng nước
bọt
5
- Ưu điểm: Làm thí nghiệm trên con vật ở trạng thái bình thường nghiên cứu được
lâu dài, chính xác hơn, có thể rút ra những quy luật biến đổi ở cơ thể bệnh một cách
toàn diện trong suất quá trình bệnh lý, tốn ít động vật thí nghiệm
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng nghiên cứu trong một số trường hợp có thời gian
nghiên cứu lâu dài
Nhưng người ta thường kết hợp cả hai phương pháp trên để nghiên cứu quá trình
bệnh một cách toàn diện hơn
Ngày nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến như: phương pháp nội soi,
hoặc phương pháp cắt lát bộ óc để xem có u não không, phương pháp dùng máy siêu
âm để kiểm tra hoạt động của thai cũng được áp dụng trong nghiên cứu sinh lý bệnh
Ngoài ra sinh lý bệnh học còn ứng dụng những thành tựu và phương pháp mới nhất
của khoa học như: miễn dịch học, sinh hóa học, phân tử học (nuôi cấy đen, cắt đen) để
nghiên cứu các quá trình bệnh lý
6
Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CHUNG VỀ BỆNH
1 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Kể từ thời nguyên thuỷ tới nay, qua bao ngàn năm, khái niệm về bệnh là bất biến
Điều đó không đúng mà nó thay đổi theo thời gian Nói chung, sự thay đổi này
phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố:
- Trình độ văn minh của xã hội đương thời
- Thế giới quan (bao gồm cả triết học) của mỗi thời đại
Trong một xã hội, có thể đồng thời xuất hiện nhiều khái niệm về bệnh, kể cả
những khái niệm đối lập nhau Đó là điều bình thường nói lên những quan điểm học
thuật khác nhau có thể cùng tồn tại trong khi chờ đợi sự ngã ngũ Tuy nhiên, trong lịch
sử đã có những trường hợp quan điểm chính thống tìm cách đàn áp các quan điểm
khác
Một quan niệm về bệnh bao giờ cũng chi phối chặt chẽ các nguyên tắc chữa bệnh,
phòng bệnh Do vậy nó có vai trò rất lớn trong thực tiễn
1.1 Một số khái niệm trong lịch sử
1.1.1 Thời nguyên thuỷ
Người nguyên thuỷ khi biết tư duy cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các đấng siêu
linh đối với con người và trần thế Ở đây có sự lẫn lộn giữa bản chất của bệnh với nguyên
Trang 4nhân gây ra bệnh (trả lời câu hỏi "bệnh là gì" cũng giống câu hỏi "bệnh do đâu") Không thể đòi hỏi một quan niệm tích cực hơn khi trình độ con người còn quá thấp kém, với thế giới quan coi bất cứ vật gì và hiện tượng nào cũng có các lực lượng siêu linh can thiệp vào Đáng chú ý là quan niệm này bước sang thế kỷ 21 vẫn còn tồn tại ở những bộ tộc lạc hậu hoặc một số bộ phận dân cư trong các xã hội văn minh Với quan niệm như vậy thì người xưa chữa bệnh chủ yếu bằng dùng lễ vật để cầu xin, có thể cầu xin trực tiếp, hoặc thông qua những người làm nghề mê tín dị đoan Bao giờ cũng vậy, giá trị của vật lễ luôn luôn nhỏ hơn giá trị của điều cầu xin Tuy nhiên, trên thực tế người nguyên thuỷ đã bắt đầu biết dùng thuốc, không phải chỉ phó mặc số phận cho thần linh
1.1.2 Thời các nền văn minh cổ đại
Trước công nguyên nhiều ngàn năm, một số vùng trên thế giới đã đạt trình độ văn
minh rất cao so với mặt bằng chung Ví dụ: Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập hay
Ấn Độ Trong xã hội hồi đó đã xuất hiện tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật,
khoa học (gồm cả y học và triết học) Nền y học lúc đó ở một số nơi đã đạt được
những thành tựu lớn về y lý cũng như về phương pháp chữa bệnh và đã đưa những quan niệm về bệnh của mình
7
1.1.2.1 Trung Quốc cổ đại
Khoảng hai hay ba ngàn năm trước công nguyên, y học chính thống Trung Quốc
chịu ảnh hưởng lớn của triết học đương thời cho rằng vạn vật được cấu tạo từ năm
nguyên tố (Ngũ hành: Kali, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) tồn tại dưới hai mặt đối lập (âm và dương) trong quan hệ hỗ trợ hoặc át chế lẫn nhau (tương sinh hoặc tương khắc)
Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương và
sự rối loạn quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành trong cơ thể Từ đó nguyên tắc chữa bệnh là điều chỉnh lại, kích thích mặt yếu (bổ), chế át mặt mạnh (tả)
Trong thời kỳ này quan niệm về bệnh ở đây là duy vật, các thế lực siêu linh bắt
đầu bị loại trừ khỏi vai trò gây bệnh Cố nhiên, đây mới chỉ là trình độ duy vật hết sức thô sơ (cho rằng vật chất chỉ gồm năm nguyên tố) và trong nhiều ngàn năm, quan niệm này tỏ ra bất biến, không hề vận dụng được các thành tựu vĩ đại của các ngành khoa học tự nhiên khác vào y học
Y lý Trung Quốc cổ đại khá phong phú và chặt chẽ, thực sự có vai trò hướng dẫn
cho thực hành, đồng thời có thể tự hào về tính biện chứng sâu sắc Tuy nhiên, trình độ biện chứng ở đây chỉ là rất chung chung, trừu tượng Do vậy, y lý chỉ dừng lại ở mức
độ lý thuyết (do quan sát và suy luận mà có) chưa thể gọi là đạt mức lý luận (dùng
thực nghiệm kiểm tra và chứng minh mà có)
Y học và y lý Trung Quốc cổ đại có những đóng góp rất lớn cho chẩn đoán và
chữa bệnh ảnh hưởng của nó lan cả sang phương Tây, xâm nhập cả vào y lý của một nền y học cổ ở châu âu Người ta cho rằng chính lý thuyết về "bốn nguyên tố" của
Pythagore và "bốn chất dịch" của Hippocrat cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của y lý Trung Quốc cổ đại
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, nền y học này đã có những đóng góp
hết sức to lớn, với vô số bài thuốc phong phú và công hiệu Tuy nhiên, cho đến khi chủ nghĩa tư bản châu âu bành trướng sang phương Đông để tìm thuộc địa đồng thời mang theo y học hiện đại sang châu Á - nó chỉ vẫn dừng ở mức y học cổ truyền mà chưa hề
có yếu tố hiện đại nào
Nguyên nhân do chế độ phong kiến Trung Quốc tồn tại quá lâu, với quan niệm
"chết mà không toàn vẹn cơ thể" là điều hết sức đau khổ, nhục nhã cho cả người chết
Trang 5và thân nhân họ Do vậy, môn giải phẫu không thể ra đời Các nhà y học chỉ có thể dùng tưởng tượng và suy luận để mô tả cấu trúc cơ thể Tiếp sau là một chuỗi dài những suy luận và suy diễn, mặc dù ít nhiều có đối chiếu với quan sát thực tiễn nhưng không sao tránh khỏi sai lầm (vì không có thực nghiệm chứng minh) Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những quan sát trực tiếp bằng các giác quan (dù rất tỉ mỉ) mà không có trang thiết bị hỗ trợ nên chỉ có thể dừng lại ở hiện tượng và sau đó lại tiếp tục dùng suy luận
để mong hiểu được bản chất
8
1.1.2.2 Thời văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
Muộn hơn ở Trung Quốc hàng ngàn năm Y học cổ đại của nhiều nước châu âu
cũng chịu ảnh hưởng khá rõ của Trung Quốc, nổi bật nhất là ở Hy Lạp -La Mã cổ đại Gồm hai trường phái lớn:
- Trường phái Pythagore (600 năm trước công nguyên): dựa vào triết học đương thời cho rằng vạn vật do bốn nguyên tố tạo thành với bốn tính chất khác nhau: thổ (khô), khí (ẩm), hỏa (nóng), thuỷ (lạnh) Trong cơ thể, nếu bốn yếu tố đó phù hợp về
tỷ lệ, tính chất và sự cân bằng sẽ tạo ra sức khoẻ; nếu ngược lại, sẽ sinh bệnh Cách chữa bệnh cũng là điều chỉnh lại, bổ sung cái thiếu và yếu, loại bỏ cái mạnh và thừa
- Trường phái Hippocrat (500 năm trước công nguyên): không chỉ thuần tuý tiếp thu và vận dụng triết học như trường phái Pythagore mà tiến bộ và cụ thể hơn, đã quan sát trực tiếp trên cơ thể sống Hippocrat cho rằng cơ thể có bốn dịch, tồn tại theo tỷ lệ riêng, có quan hệ cân bằng với nhau để tạo ra sức khoẻ, đó là:
+ Máu đỏ: do tim sản xuất, mang tính nóng; ông nhận xét rằng khi cơ thể lâm vào
hoàn cảnh nóng (sốt) thì tim đập nhanh và mặt, da đều đỏ bừng Đó là do tim tăng cường sản xuất máu đỏ
+ Dịch nhầy: không màu, do não sản xuất, thể hiện tính lạnh; xuất phát từ nhận
xét khi cơ thể bị lạnh thì dịch mũi chảy ra rất nhiều, ngược lại khi niêm dịch xuất tiết nhiều cũng là lúc cơ thể nhiễm lạnh
+ Máu đen: do lách sản xuất, mang tính ẩm
+ Mật vàng: do gan sản xuất, mang tính khô
Bệnh là sự mất cân bằng về tỷ lệ và quan hệ giữa bốn dịch đó Lý thuyết của
Hippocrat có ảnh hưởng rất lớn đối với y học châu âu thời cổ đại Bản thân Hippocrat
là nhà y học cổ truyền vĩ đại, có công lao tất lớn; đã tách y học khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, chủ trương chẩn đoán bằng phát hiện triệu chứng khách quan, đề cao đạo đức y học
Ở thời kỳ này quan niệm về bệnh khá duy vật và biện chứng, tuy còn thô thiển Có thể nói đây là đặc điểm dễ đạt được khi lý thuyết còn sơ sài, dừng lại ở trình độ chung chung và trừu tượng Tuy nhiên, những quan sát trực tiếp của Hippocrat lại khá cụ thể như bốn chất dịch là có thật và cho phép kiểm chứng được Nhờ vậy, các thế hệ sau có điều kiện kiểm tra, sửa đổi và phát triển nó, nhất là khi phương pháp thực nghiệm được áp dụng vào y học, đưa y học cổ truyền tiến lên hiện đại Chính vì vậy, Hippocrat được thừa nhận là ông tổ của y học nói chung cả y học cổ truyền và hiện đại
1.1.2.3 Các nền văn minh khác
- Cổ Ai Cập: Dựa vào thuyết Pneuma (sinh khí) cho rằng khí đem lại sinh lực cho
cơ thể Cơ thể phải thường xuyên hô hấp để đưa sinh khí vào Bệnh là do hít phải khí xấu không trong sạch Từ đó, các nhà y học đề ra những nguyên tắc chữa bệnh
9
- Cổ Ấn Độ: Y học chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học đạo Phật cho
Trang 6rằng cuộc sống là một vòng luân hồi (gồm nhiều kiếp), mỗi kiếp trải qua bốn giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử Như vậy, bệnh là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, các nhà y học cổ đại ấn Độ vẫn sáng tạo được rất nhiều phương thuốc công hiệu để chữa bệnh Đạo Phật còn cho rằng con người có linh hồn vĩnh viễn tồn tại, nếu nó còn ngự trị trong thể xác tồn tại tạm thời là sống, đe doạ thoát khỏi xác là bệnh, thoát hẳn khỏi thể xác là chết
1.1.3 Thời kỳ Trung cổ
Ở Châu âu thời kỳ Trung cổ (thế kỷ 4-12) được coi là "đêm dài" vì diễn ra suốt 8 thế kỷ dưới sự thống trị tàn bạo và hà khắc của nhà thờ, tôn giáo và chế độ phong kiến Nguyên nhân do sự cuồng tín vào những lý thuyết mang tính tôn giáo khiến các giáo sĩ dựa vào cường quyền sẵn sàng đàn áp khốc liệt các ý kiến đối lập Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn là tầng lớp giáo sĩ và phong kiến muốn bảo vệ lâu đài đặc quyền thống trị của họ
- Các quan niệm tiến bộ bị đàn áp nếu trái với những tín điều trong kinh thánh,
khoa học lâm vào tình trạng trì trệ và thụt lùi Các nhà khoa học tiến bộ bị khủng bố
- Quan niệm chính thống về bệnh tỏ ra rất mê muội, không coi trọng chữa bằng
thuốc, thay bằng cầu xin, y lý phải tuân theo các giáo lý của nhà thờ, mỗi vị thánh trấn giữ một bộ phận trong cơ thể, một số giáo sĩ cấm đọc sách thuốc Những nhà y học
có quan điểm tiến bộ bị ngược đãi
Tuy vậy, cuối thời Trung cổ vẫn lác đác có vài quan niệm duy vật nhưng rất sơ
sài, PHracelsus (1493-1541) cho rằng lưu huỳnh có vai trò biểu hiện sức mạnh của linh hồn, trí tuệ, còn thuỷ ngân và muối có vai trò trong duy trì sức mạnh thể chất Tuy vậy, các quan điểm này không được coi là chính thống nên ít ảnh hưởng trong giới y học
1.1.4 Thời kỳ Phục hưng
Thế kỷ 16-17, xã hội thoát khỏi thần quyền, văn học nghệ thuật và khoa học phục hưng lại nở rộ với nhiều tên tuổi như Newton, Descarte, Toricelli, Vesali, Harvey Giải phẫu học (Vesali, 1414-1564) và Sinh lý học (Harvey, 1578-1657) ra đời đặt nền móng vững chắc để y học từ cổ truyền tiến vào thời kỳ hiện đại Nhiều thuyết tiến bộ
về y học liên tiếp xuất hiện Tính duy vật tuy còn thô sơ, tính biện chứng vẫn còn máy móc nhưng so với thời kỳ y học cổ truyền thì đã có những bước tiến nhảy vọt về chất
Ở thời kỳ này có đặc điểm là:
- Mỗi thuyết đều cụ thể hơn trước, giảm mức độ trừu tượng, khiến có thể dùng
thực nghiệm kiểm tra dễ dàng để thừa nhận hoặc bác bỏ; đồng thời có tác dụng giảm bớt tính nghệ thuật tăng thêm tính khoa học và tính chính xác trong hành nghề của người thầy thuốc
10
- Các thuyết đều cố vận dụng các thành tựu mới nhất của các khoa học khác như
co học, lý học, hóa học, sinh học, sinh lý, giải phẫu Ví dụ:
+ Thuyết cơ học (Descarte): Coi cơ thể như một cỗ máy, ví tim như cái máy bơm,
mạch máu là các ống dẫn; các xương như những đòn bẩy và hệ cơ như các lực Bệnh được ví như trục trặc của máy móc
+ Thuyết hóa học (Sylvius, 1614-1672): coi bệnh tật là do sự thay đổi tỷ lệ các
hóa chất trong cơ thể, hoặc sự rối loạn của các phản ứng hóa học
+ Thuyết lực sống (Stalil, 1660-1734): Các nhà sinh học hồi đó cho rằng các sinh
vật có những hoạt động sống và không bị thối rữa là nhờ trong chúng có cái gọi là lực sống Lực sống cũng chi phối sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể bằng lượng và chất của
Trang 7nó
1.1.5 Thời kỳ thế kỷ 18 -19
Đây là thời kỳ phát triển của y học hiện đại với sự vững mạnh của hai môn Giải
phẫu học và Sinh lý học Nhiều môn y học và sinh học đã ra đời Ở các nước phương Tây, y học cổ truyền hoàn toàn tiến sang thời y học hiện đại Phương pháp thực
nghiệm từ vật lý học được ứng dụng một cách phổ biến và có hệ thống vào y học đã mang lại rất nhiều thành tựu Rất nhiều quan điểm về bệnh ra đời, với đặc điểm nổi bật dựa trên những kết quả đã được thực nghiệm kiểm tra và khẳng định
Một số quan niệm chủ yếu về bệnh trong thời kỳ này là:
- Thuyết bệnh lý tế bào: Wirchow là người sáng lập môn Giải phẫu bệnh cho rằng bệnh là do các tế bào bị tổn thương, hoặc các tế bào tuy lành mạnh nhưng thay đổi về
số lượng, vị trí và thời điểm xuất hiện
- Thuyết rối loạn hằng định nội môi: Claud Benard - nhà Sinh lý học thiên tài,
người sáng lập môn y học thực nghiệm, tiền thân của môn Sinh lý bệnh - đã đưa thực nghiệm vào y học một cách hệ thống và sáng tạo, đã đề ra khái niệm "hằng định nội môi" cho rằng bệnh xuất hiện khi có rối loạn cân bằng này trong cơ thể
- Muộn hơn, sang thế kỷ 19-20, Frend (1856-1939) và môn đệ cho rằng bệnh là do rối loạn và mất cân bằng giữa ý thức, tiềm thức, bản năng Môn đệ Páp-lốp đã lạm dụng quá mức các công trình của ông thì cho rằng bệnh là kết quả của sự rối loạn hoạt động phản xạ của thần kinh cao cấp Các khái niệm này đã có đóng góp nhất định trong một phạm vi nào đó, đồng thời cũng biểu hiện những thiên lệch hiểu biết về bệnh
1.1.6 Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ 20)
Thế kỷ này là thời kỳ của điện tử, của các chất cao phân tử và cũng là thời kỳ của sinh học Một số ngành sinh học phát triển mạnh như: di truyền học, miễn dịch học, sinh học phân tử có ảnh hưởng lớn tới y học, do đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về bệnh
11
Riêng ở Nga, tiếp thu các công trình của các nhà khoa học như Sechenov, Botkin, Páp-lốp đã đề ra học thuyết thần kinh của bệnh Theo thuyết này nội môi và ngoại cảnh là một khối thống nhất, trong đó hoạt động của thần kinh cao cấp đóng vai trò quyết định đối với khả năng thích ứng của cơ thể (tức nội môi) với những thay đổi bên ngoài Sự kết hợp chặt chẽ giữa vỏ não và những đoạn dưới của hệ thần kinh, giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của người, giữa thần kinh và nội tiết có tác động điều hoà chính xác và kịp thời mọi hoạt động của cơ thể, đảm bảo mối tương quan chính xác giữa nội môi và ngoại cảnh Bệnh tật là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh, rối loạn tương quan giữa các khu vực khác nhau của hệ thần kinh Páp-lốp
chỉ rõ: "trong người bệnh có hai quá trình tồn tại song song: quá trình bảo vệ sinh lý
và quá trình huỷ hoại bệnh lý"
Qua các lý luận trên các nhà khoa học Nga đã nhìn nhận vấn đề bệnh tật một cách toàn diện hơn Tuy nhiên vẫn chưa giải thích một cách hoàn hảo khái niệm về bệnh Trong thời kỳ này, ngành hóa chất, nhất là sinh hóa phát triển mạnh mẽ, người ta đã nhận thấy tính chất tương đối ổn định của các thành phần hóa học trong cơ thể Dựa vào đó Hens Selye đưa ra ý kiến "Bệnh là sự rối loạn các khả năng thích nghi" Nghiên cứu các tác động mạnh của ngoại cảnh (stress) thì Selye cho rằng bao giờ cơ thể cũng đáp lại bằng những thay đổi của hoạt động nội tiết và thần kinh Theo Selye sự mất cân bằng và hiệp đồng giữa hạ não và thượng thận thì sinh ra bệnh gọi là bệnh thích nghi
Trang 8Theo tiến hóa luận khoa học thì mọi sinh vật đều bắt nguồn từ một đơn bào, sau
đó phức tạp dần thành cơ quan, tổ chức khác nhau, có các hoạt động riêng nhưng nhằm mục đích chung là duy trì sự sống Do đó, sự ngăn cách giữa các bộ phận (tế bào, cơ quan), giữa cơ thể trong cộng đồng, giữa cơ thể với thiên nhiên chỉ các tính chất tương đối, mà về thực chất có sự liên quan trao đổi mật thiết qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Giữa ngoại cảnh và cơ thể có sự thống nhất và có sự mâu thuẫn, ngoại cảnh thì luôn luôn thay đổi và cơ thể nhờ khả năng thích nghi của mình để mà duy trì hằng định nội môi một cách tương đối, để duy trì sự sống
1.2 Quan niệm về bệnh hiện nay
1.2.1 Hiểu về bệnh qua quan niệm sức khoẻ
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1946) đưa ra định nghĩa: "Sức khoẻ là một tình
trạng thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật" Đây là định nghĩa mang tính mục tiêu xã hội, để phấn đâu, được chấp nhận rộng rãi
- Tuy nhiên dưới góc độ y học, cần có những định nghĩa phù hợp và chặt chẽ hơn
Các nhà y học cho rằng: "Sức khoẻ là tình trạng lành lặn của cơ thể về cấu trúc,
chức năng, cũng như khả năng điều hoà giữ cân bằng nội môi, phù hợp và thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh"
1.2.2 Những yếu tố để định nghĩa về bệnh
12
Đa số các tác giả đều đưa vào khái niệm bệnh những yếu tố sau:
- Sự tổn thương, lệch lạc, rối loạn trong câu trúc và chức năng (từ mức phân tử, tế
bào, mô, cơ quan đến mức toàn cơ thể) ,
- Do những nguyên nhân cụ thể, có hại; đã tìm ra hay chưa tìm ra
- Cơ thể có quá truất phản ứng nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh, lập lại cân bằng, sửa chữa tổn thương Trong cơ thể bị bệnh vẫn có sự duy trì cân bằng nào đó, mặc dù nó đã lệch ra khỏi giới hạn sinh lý Hậu quả của bệnh tuỳ thuộc vào tương
quan giữa quá trình rối loạn, tổn thương và quá trình phục hồi, sửa chữa
Bệnh làm giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh
- Với người, có tác giả đề nghị thêm: bệnh làm giảm khả năng lao động và khả
năng hoà nhập xã hội
1.2.3 Một số định nghĩa về bệnh
"Bệnh là tình trạng tổn thương hoặc rối loạn về cấu trúc và chức năng, dẫn tới mất cân bằng nội môi và giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh"
- "Bệnh là sử rối loạn các hoạt động sống của cơ thể và mối tương quan với ngoại
cảnh, dẫn đến giảm khả năng lao động"
"Bệnh là sự thay đổi về lượng và chất các hoạt động sống của cơ thể do tổn
thương cấu trúc và rối loạn chức năng, gây ra do tác hại từ môi trường hoặc từ bên trong cơ thể"
- "Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật, do tác động của
các yếu tố gây bệnh khác nhau, gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện
tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh, làm cho khả năng sản xuất và giá trị kinh tế bị
giảm sút"
- "Bệnh là một điều kiện mà ở đó một cá thể chỉ ra sự sai khác về giải phẫu, hóa
học, sinh lý so với bình thường"
- Định nghĩa "thế nào là một bệnh" hiện nay đang được sử dụng phổ biến là:
Trang 9"Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc tổn thương nào về cấu trúc và chức năng của bất kỳ
bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, mặc dù nhiều khi ta chưa rõ về nguyên nhân, về bệnh học và tiên lượng" (Từ điển y học Dorlands, 2000)
2 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NGUYÊN HỌC
nó giúp cho việc phòng trị có hiệu quả Páp-lốp đã nói: "Vấn đề phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh là một vấn đề cơ bản của y học và chỉ khi nào biết rõ những nguyên nhân gây ra bệnh thì mới tiến hành điều trị được chính xác, hơn nữa mới ngăn chặn chúng đột nhập vào cơ thể và điều này là quan trọng bậc nhất"
2.2 Một số quan niệm sai lầm về bệnh nguyên học
Để có được những quan điểm và khái niệm khoa học đúng đắn như hiện nay, bệnh nguyên học đã trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài và đấu tranh gay gắt giữa các học thuyết khác nhau Trong đó có một số học thuyết sai lầm về nguyên nhân bệnh học như:
- Thuyết "nguyên nhân đơn thuần" (Pure Etiology) cho rằng vi khuẩn là nguyên
nhân của mọi bệnh, hễ có vi khuẩn là có bệnh (tức là mọi bệnh đều do một nguyên nhân và chỉ khi nào có nguyên nhân thì mới có bệnh)
Với thái độ cực đoan, quá nhấn mạnh đến vai trò của một nguyên nhân gây ra
bệnh là vi khuẩn, thuyết này đã bỏ qua vai trò và ảnh hưởng của những điều kiện khác thuận lợi cho sự phát sinh của bệnh, cũng không chú ý đến cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại sự đột nhập của các yếu tố gây bệnh và nó cũng không xét đến các ảnh hưởng khác trong bệnh nguyên học
Thực tế cho thấy rằng, trong nhiều bệnh không phát hiện thấy vi khuẩn như bệnh cao huyết áp, các bệnh đo tác động của các yếu tố lý, hóa học gây nên và ngược lại, trong nhiều trường hợp có vi khuẩn nhưng lại không thấy bệnh xuất hiện, ví dụ: có tới 80-90% gà mang vi khuẩn PHsteurella ở trong đường hô hấp trên mà không gây bệnh
tụ huyết trùng hoặc có tới gần 100% vi khuẩn E, còn sống trong ruột già của động vật
và người mà không gây bệnh
Một quan niệm sai lầm, phiến diện về bệnh nguyên học như trên, chỉ chú ý đến
một nguyên nhân gây bệnh, tất nhiên cũng sẽ dẫn đến sai lầm trong công tác phòng bệnh và điều trị bệnh Như ta đã biết việc chống lại yếu tố gây bệnh, nhất là vi khuẩn một cách tích cực cũng mới chỉ là một mặt trong công tác phòng bệnh và điều trị Còn
có những mặt khác cũng không kém phần quan trọng là tạo ra những điều kiện, những hoàn cảnh để yếu tố gây bệnh không phát huy được tác dụng như tăng cường sức đề kháng của cơ thể, v.v… Thuyết "điều kiện đơn thuần" (Pure Condition) cho rằng bệnh tật là do kết quả tác động tổng hợp của một số điều kiện và các điều kiện đó có thể gây bệnh mà không cán có nguyên nhân đặc hiệu Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi
vì từng điều kiện tách riêng ra, cũng như nhiều điều kiện kết hợp lại không thể quyết định được sự phát sinh ra bệnh và tính đặc hiệu của bệnh, ví dụ: nếu không có vi
Trang 1014
khuẩn lao thì không có bệnh lao Các điều kiện chỉ có tác dụng tạo nên cơ sở dễ dàng
cho bệnh phát sinh khi có nguyên nhân gây bệnh tác động
Học thuyết này mang tính chất tiêu cực: cùng một lúc đưa ra nhiều điều kiện đòi
hỏi phải thoả mãn thì mới có thể giải quyết được vấn đề bệnh tật Vì vậy nó gây trở
ngại cho công tác phòng bệnh và trị bệnh Nó đã không phân biệt nguyên nhân và điều kiện và cũng không chỉ rõ được vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình gây bệnh
Thuyết "thể tạng" (Constitution) cho rằng nguyên nhân gây bệnh không phải từ
bên ngoài tới mà chính là do đặc điểm của cơ thể, do thể tạng của con vật mà ra Đây
là quan niệm của thuyết di truyền máy móc, nó không kể đến các yếu tố ngoại cảnh tác động đến quá trình phát triển và di truyền của sinh vật Như vậy nó chống lại việc vệ
sinh phòng dịch, bảo vệ sức khoẻ cho gia súc ngăn ngừa bệnh tật
2.3 Quan niệm khoa học về bệnh nguyên học
Một số quan niệm đúng đắn về bệnh nguyên học là phải dựa vào phương pháp duy vật biện chứng để nêu lên được mối quan hệ đúng đắn giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh
2.3.1 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh
- Nguyên nhân có vai trò quyết định và điều kiện thì phát huy vai trò tác dụng của
nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh là yếu tố có hại, khi tác động lên cơ thể sẽ quyết định bệnh phát sinh và các đặc điểm của bệnh, ví dụ: Bốn bệnh đỏ của lợn (là bệnh
phó thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu, dịch tả) do bốn nguyên nhân khác nhau gây
ra và phát sinh ra bệnh có biểu hiện riêng
Những yếu tố gây bệnh đó khi vào cơ thể phải đạt cường độ nhất định (độc lực,
liều lượng cao ) Đặc điểm của bệnh chính là do nguyên nhân quyết định và chính
dựa vào những đặc điểm của bệnh mà ta có thể khám phá ra nguyên nhân để từ đó mà xác định phương pháp cần thiết để điều trị
Song nguyên nhân gây bệnh chỉ có thể phát huy tác dụng trong những điều kiện
cơ thể nhất định, ví dụ: Bệnh tụ huyết trùng gà phát triển dưới tác dụng của vi khuẩn
PHsteurella nhưng phải ở cơ thể yếu, dinh dưỡng kém và đặc biệt là khi thời tiết thay
đổi đột ngột Ngược lại, khi có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhưng không có nguyên nhân thì bệnh không thể phát sinh và xảy ra được, nó chỉ phát sinh ra bệnh khác như
suy dinh dưỡng, còi xương Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây nên một
bệnh được gọi chúng là những yếu tố bệnh nguyên
- Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân có thể trở thành điều kiện, nghĩa
là trong những hoàn cảnh nào đó, một số yếu tố có thể là nguyên nhân nhưng trong
hoàn cảnh khác nó có thể trở thành điều kiện Ví dụ: nuôi dưỡng kém là nguyên nhân của suy dinh dưỡng, thiếu vitamin là nguyên nhân của bệnh thiếu vitamin, song có thể lại là điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn phát triển Hoặc bệnh ghép tụ huyết trùngdịch
tả lợn, dịch tả-tụ huyết trùng lợn
15
Ví dụ: Khi khẩu phần ăn thiếu protein sẽ gây nên phù do protein trong huyết thanh
giảm mà áp lực keo dựa vào nồng độ protein huyết thanh Nếu protein huyết thanh
giảm làm cho áp lực keo trong máu giảm từ đó làm cho nước bị đẩy từ động mạch ra
ngoài gian bào gây ra hiện tượng phù (bệnh thận), hoặc khi thiếu vitamin B1 thì cũng
gây ra phù
2.3.2 Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học
- Mỗi bệnh (tức là hậu quả) đều có nguyên nhân nhất định gây ra và nguyên nhân
bao giờ cũng có trước hậu quả Nguyên nhân gây bệnh dù từ ngoài vào hay từ trong ra
Trang 11đều tác động lên cơ thể sinh ra hậu quả là bệnh Bất cứ một bệnh nào cũng đều có nguyên nhân nhất định gây nên Mặc dù hiện nay rất nhiều bệnh chưa tìm được
nguyên nhân nhưng ai cũng tin rằng bất cứ bệnh nào cũng phải có nguyên nhân
- Có nguyên nhân nhưng không nhất thiết phát sinh ra hậu quả (tức bệnh) nếu
không có điều kiện thuận lợi
Như trên ta đã nói về mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện, trong đó điều
kiện phát huy tác dụng quyết định của nguyên nhân Song cũng cần phải hiểu rõ rằng, trong sinh học nói chung cũng như trong y học nói riêng, vì tính chất phức tạp của hiện tượng sống, phản ứng của sinh vật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trình độ khoa học, kỹ thuật hiện nay còn chưa phát hiện và kiểm soát được Cho nên đáp ứng của sinh vật đối với yếu tố gây bệnh có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện bên ngoài cũng như bên trong Điều kiện bên ngoài thì muôn hình muôn vẻ, còn điều kiện bên trong thì vô cùng phức tạp cho nên tính phản ứng thường thay đổi theo từng cơ thể Do vậy, cùng một nguyên nhân trong những điều kiện nhất định thì tác động gây nên bệnh nhưng ở những điều kiện khác thì lại không gây ra bệnh
Cùng một nguyên nhân, có thể có những hậu quả khác nhau tuỳ theo điều kiện, ví dụ: bệnh cúm ở người, khỉ điều kiện sống như nhau nhưng tuỳ thuộc vào từng cá thể
mà có người bị nặng, có người bị nhẹ, có người không mắc bệnh Cùng một nguyên nhân tuỳ nơi tác động và tuỳ theo đáp ứng của cơ thể mà hậu quả (là bệnh) có thể khác nhau, ví dụ: Tụ cầu khuẩn có thể gây nên áp xe khi vào da, gây nên ỉa lỏng khi vào ruột và gây nhiễm khuẩn huyết khi vào máu
- Một hậu quả (triệu chứng bệnh) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như viêm, sốt là những quá trình bệnh lý điển hình, trong đó các triệu chứng rất dễ dàng được xác định song lại do rất nhiều nguyên nhân gây nên: cảm lạnh cũng dẫn đến sốt; chấn thương cũng gây nên sốt Chính đây là khó khăn thường gặp khi đi từ những triệu chứng tới xác định được bệnh và nguyên nhân gây bệnh, đời hỏi phải có phương pháp suy luận đúng đắn và logic để phân biệt giữa hiện tượng và bản chất
Như vậy một quan niệm khoa học về bệnh nguyên học phải có tính chất toàn diện, nhìn nhận cả vai trò của nguyên nhân, điều kiện cũng như thề tạng Song mỗi một yếu
tố có tầm quan trọng và vị trí nhất định trong quá trình gây bệnh Ngăn ngừa nguyên
16
nhân, hạn chế tác dụng của điều kiện gây bệnh, tăng cường hoạt động tết của thể tạng,
đó là những mặt hoạt động tích cực, là điều kiện quan trọng trong công tác điều trị và phòng bệnh Điều trị không chỉ tìm ra được nguyên nhân mà còn phải thấy được cả những điều kiện trong đó bệnh cảnh diễn ra
2.4 Phân loại các yếu tố bệnh nguyên
2.4.1 Yếu tố bệnh nguyên bên ngoài
2.4.1.1 Yếu tố cơ học
Chủ yếu là chấn thương cho các mô bào và các cơ quan, hệ thống của cơ thể
Hậu quả tại chỗ bị tổn thương, mất máu, nhiễm khuẩn thứ phát và hậu quả toàn thân là cơ thể bị sốc
2.4.1.2 Yếu tố lý học
- Nhiệt độ:
+ Nếu nhiệt độ quá 500C có thể gây biến tính các protein và men trong tế bào, ảnh hưởng xấu tới chức năng hoặc gây chết tế bào
+ Nếu nhiệt độ quá cao: gây viêm, bỏng hoặc cháy tại chỗ tiếp xúc;
+ Nếu nhiệt độ đủ cao và tác đụng lên toàn thân: gây nhiễm nóng;
Trang 12+ Nhiệt độ quá lạnh gây tê cóng, hoại tử tại chỗ tiếp xúc hoặc gây nhiễm lạnh khi
tác động lên toàn thân
- Tia phóng xạ:
Gây huỷ hoại các men tế bào, tác hại tương tự nhiệt độ trên 500C nhưng chủ yếu là tác hại lên ADN, nhất là khi tế bào đang phân chia (như tế bào non ở tuỷ xương) Cơ chế tác động: tia.xạ với năng lượng mang theo chúng tạo ra các sản phẩm ton hóa và các gốc tự do, gây rối loạn chuyển hóa cho tế bào, kể cả gây chết tế bào
- Dòng điện: tuỳ thuộc diện tiếp xúc rộng hay hẹp và điện trở thấp hay cao
+ Tuỳ thuộc vào điện áp: điện áp càng cao thì càng nguy hiểm, nhất là từ 220V trở lên + Tuỳ thuộc vào dòng điện: dòng một chiều tác dụng rất nhanh; dòng xoay chiều:
tần số 25-50 rất nguy hiểm
+ Có thể gây bệnh tại chỗ (bỏng) hay toàn thân
+ Tuỳ thuộc cơ quan (nếu dòng điện qua tim, não gây nguy hiểm; qua cơ gây co
tiếp xúc) hay toàn thân (khi xâm nhập vào cơ thể) với các cơ chế rất khác nhau
- Hai cách tác động chủ yếu là gây tổn thương, phá huỷ (hoại tử, tan huyết ),
hoặc gây rối loạn chuyển hóa, suy giảm hay kích thích quá mức chức năng cơ quan (ngộ độc, suy thận, suy gan, hôn mê, co giật )
Các axit mạnh, kiềm mạnh và một số chất khác có thể gây bỏng, cháy, hoại tử da
và niêm mạc khi tiếp xúc
- Nhiều chất có tác dụng huỷ men trong tế bào, hoặc gây ngộ độc toàn thân do làm rối loạn chuyển hóa (với các cơ quan đích khác nhau nhất là các cơ quan tích luỹ và đào thải chúng như gan, thận) với mức độ, hậu quả khác nhau
- Các chất hóa học bao gồm:
+ Chất vô cơ (chì, hợp chất thuỷ ngân, arsenic );
+ Các chất hữu cơ (benzen, phenylhydrazin, một số dược chất nếu quá liều ); +
Một số sản phẩm của động vật hay thực vật (nọc rắn, nọc bò cạp, chất độc trong mật cá trắm, gan cóc, trong một số nấm độc, lá ngón, lá han )
2.4.1.4 Yếu tố sinh học
Bao gồm các loại sinh vật, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, côn trùng Tuỳ theo
nguyên nhân gây bệnh mà người ta xếp vào hai loại bệnh đó là:
- Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh ký sinh trùng
2.4.2 Yếu tố bệnh nguyên bên trong
2.4.2.1 Yếu tố di truyền
Đó là những biến đổi bệnh lý thông qua cơ chế di truyền từ thế hệ trước sang thế
hệ sau qua tế bào sinh dục mang đến bệnh Qua nghiên cứu người ta đã thấy, một số bệnh phát sinh là do thiếu một số tiền chỉ huy tổng hợp nên các loại men, mà thiếu các men ấy sẽ phát sinh ra bệnh Ví dụ: Bệnh phenylxeton niệu là do thiếu men
pHrahyđroxylaza nên phenylalanin không chuyển thành tyrôxin được mà phân huỷ thành phenylxeton và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu
Yếu tố di truyền có thể cũng là điều kiện để cho bệnh phát sinh
Ở một số con giả súc cái ấy không biểu hiện ra bệnh nhưng mang gen lặn trong
Trang 13nhiễm sắc thể Ví dụ trên lặn mang bệnh có ký hiệu là x+, đen không bệnh ký hiệu là x, con cái có ký hiệu là Xx+, con đực không có bệnh có ký hiệu là XY Ta có sơ đồ sau:
18
Như vậy 1/2 số con đực (x+Y) sinh ra mắc bệnh
1/2 số con cái (x+X) sinh ra mang gen bệnh
Nếu cả con đực và cái mang đến bệnh thì khi chúng giao phối ta có sơ đồ sau:
Như vậy ta thấy: 1/2 số con đực sinh ra mắc bệnh (x+Y)
112 số con cái sinh ra mắc bệnh (x+x+)
1/2 số con cái sinh ra mang đến bệnh (x+X)
Tóm lại chỉ có 1/4 số con sinh ra là khoẻ mạnh và 3/4 số con khác là mắc bệnh
hoặc mang đến bệnh
Lưu ý: Có một số trường hợp trước không bị bệnh nhưng do bị đột biến trên sau
khi bị chất phóng xạ hoặc bị nhiễm độc hóa học đã trở thành người mang đến bệnh và
di truyền được
2.4.2.2 Yếu tố thể tạng
Thể tạng có thể định nghĩa như là tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình thái của cơ thệ Những đặc điểm này khá bền vững, được hình thành trên cơ sở tính di truyền và quyết định những.phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài trong quá trình sống Như vậy thể tạng có tính chất rất phức tạp trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò chủ chốt, quyết định Trước một yếu tố gây bệnh, những cơ thể có thể tạng khác nhau sẽ có đáp ứng khác nhau hay nói cách khác thể tạng là cơ sở vật chất của tính phản ứng và chịu ảnh hưởng của một số yếu tố nhất định như chủng loại, giới tính, tuổi tác, hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết và môi trường mà trong đó con vật sinh sống Cho nên thay đổi môi trường sống có thể làm thay đổi phản ứng tính của cơ thể
và do đó làm thay đổi phần nào thể tạng
Ví dụ: Bệnh chậm thể tạng giống như bệnh Eczema do cơ thể thích hợp với một
loại nấm nào đó, cho nên không thể chữa được nhưng không lây lan sang người khác,
mà nó được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
3 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH SINH HỌC
3.1 Định nghĩa
19
Bệnh sinh học hay sinh bệnh học (Pathogenesis) là môn khoa học nghiên cứu
những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của một quá trình bệnh lý hay cơ chế sinh bệnh
Đối với mỗi một bệnh như ta đã biết đều có một nguyên nhân nhất định tác động
và sau đó là sự phát sinh diễn biến của bệnh Vì vậy nắm được cơ chế sinh bệnh là yêu cầu cơ bản trong công tác phòng trị bệnh, trên cơ sở đó có thể ngăn chặn sớm được những diễn biến xấu của bệnh, hạn chế được tác hại, đồng thời xác định những biện pháp tích cực để bảo vệ đàn vật nuôi
3.2 Ảnh hưởng của bệnh nguyên tới quá trình bệnh sinh
Cùng một yếu tố bệnh nguyên nhưng bệnh sinh có thể thay đổi tuỳ theo cường độ, liều lượng, thời gian tác dụng và vị trí tác dụng của bệnh nguyên
3.2.1 Ảnh hưởng của cường độ và đều lượng bệnh nguyên
Có rất nhiều bằng chứng và ví dụ trong thực tiễn nói lên hai yếu tố này của bệnh nguyên ảnh hưởng lớn tới quá trình bệnh sinh
Cùng tác động vào một vị trí trên cơ thể nhưng cường độ dòng điện hoặc các tác nhân vật lý khác như nhiệt độ, tia xạ, ánh sáng, lực cơ học mạnh hay yếu sẽ làm
Trang 14Các tác nhân hóa học và sinh học khác cũng có ảnh hưởng tương tự
- Những yếu tố vốn không gây bệnh lại có thể gây bệnh nếu cường độ và số lượng đạt một ngưỡng nào đó âm thanh có cường độ cao, hoặc không khí có áp lực quá ngưỡng đều trở thành những yếu tố bệnh nguyên rất hiệu quả
3.2.2 Thời gian tác dụng của bệnh nguyên
Những yếu tố bệnh nguyên có cường độ cao hay liều lượng lớn thường chỉ cần
thời gian ngắn cũng đủ làm bệnh phát sinh Nếu cường độ thấp hơn hoặc liều lượng nhỏ hơn thì thường cần thời gian tác động dài hơn Nhưng điều đáng lưu ý là diễn biến của bệnh cũng thường thay đổi
Ví dụ: khi ăn lạc bị mốc trong thời gian dài có thể dẫn tới mắc bệnh ung thư; tiếng
ồn dù cường độ không cao nhưng nếu cứ tác động liên tục ngày đêm lên cơ quan thính giác sẽ gây bệnh và diễn biến của bệnh khác hẳn trường hợp cơ thể chịu một âm thanh cường độ quá cao (tiếng nổ)
Tương tự như vậy, tác dụng lặp đi lặp lại nhiều lần của một yếu tố bệnh nguyên dù chưa đạt ngưỡng cũng có thể sinh bệnh (lượn, mất ngủ)
20
3.2.3 Vị trí tác dụng của bệnh nguyên
Mỗi cơ quan của cơ thể phản ứng khác nhau với cùng một bệnh nguyên Mặt
khác, tầm quan trọng sinh học của mỗi cơ quan cũng không giống nhau Do vậy, vị trí tác động của bệnh nguyên trên cơ thể ảnh hưởng rất rõ tới bệnh sinh
Bệnh cảnh, diễn biến của bệnh lao rất khác nhau, tuỳ theo đó là lao phổi, lao
xương, lao thận hay lao màng não tuy bệnh nguyên là một
- Bệnh nguyên dù cùng một cường độ và liều lượng nhưng gây được bệnh hay
không, nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính còn tuỳ thuộc vị trí tác động ánh sáng chói chỉ gây được bệnh nếu chiếu vào võng mạc mà không phải vào đâu khác Chấn thương vào đầu có bệnh cảnh khác hẳn vào cơ bắp hay vào xương Dòng điện chạy qua tim hoặc qua não gây hậu quả khác hẳn qua các chi
Ví dụ: Bệnh lậu ở người: khi cầu khuẩn lậu tác dụng ở đường sinh dục gây viêm mãn tính, còn khi cầu khuẩn lậu ở giác mạc mắt gây viêm cấp tính
3.2.4 Đường lây lan của nguyên nhân bệnh trong cơ thể
Đường lây lan thường phụ thuộc vào tính chất của nguyên nhân bệnh và vị trí sinh bệnh Thông thường bệnh nguyên lan theo ba đường chính: ,
- Lan theo tổ chức: từ nơi phát bệnh lan rộng ra vùng lân cận tiếp giáp
- Lan theo dịch thể: thường các yếu tố bệnh nguyên là độc tố, vi khuẩn, vi rút lan theo dịch lâm ba, máu đến toàn thân
- Lan theo thần kinh: các yếu tố bệnh nguyên còn là những xung động đau Các
loại vi rút như vi rút bệnh dại, độc tố uốn ván lan theo thần kinh
Trong thực tế khi bệnh phát sinh thì yếu tố bệnh nguyên có thể lan theo nhiều
đường chứ không phải lan theo một đường riêng biệt, vì trong kết cấu tổ chức của cơ thể sinh vật nơi nào cũng có mặt các hệ thống mạch quản, thần kinh và mạch lâm ba
Vì vậy, chúng ta phải xem xét những bệnh nào lan theo đường nào là chủ yếu để biết
và kịp thời ngăn chặn
Trang 153.3 Quan hệ giữa cục bộ và toàn thân trong quá trình bệnh sinh
Theo thuyết thần kinh của Páp-lốp thì cơ thể là một khối thống nhất, các cơ quan,
mô bào đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự điều tiết chung của thần kinh Bất cứ một cơ thể nào, hoạt động nào cũng đều chịu sự điều tiết chung của vỏ não Vì vậy các quá trình bệnh lý dù xảy ra ở bộ phận cục bộ nào cũng phụ thuộc vào trạng thái chung của cơ thể và ngược lại thông qua cung phản xạ nó ảnh hưởng tới toàn thân
3.3.1 Mối Liên hệ giữa toàn thân và cục bộ
Toàn thân khoẻ mạnh thì sức đề kháng tại chỗ cũng sẽ tốt hơn, do đó yếu tố gây
bệnh khó xâm nhập hoặc nếu có vào được thì cũng nhanh chóng bị tiêu diệt hoặc bị đào thải ra ngoài Ngoài ra, ta thấy tuổi có liên quan đến sức đề kháng Tuổi trưởng
21
thành cơ thể khoẻ mạnh, vết thương mau lành, phản ứng nhanh, tuổi già dễ mắc bệnh, phản ứng kém, vết thương lâu lành
3.3.2 Mối liên hệ giữa cục bộ và toàn thân
Bất kỳ một tổn thương nào (viêm nhiễm) ở cục bộ cũng đều ảnh hưởng tới toàn
thân, đầu tiên thấy đau, cơ thể mệt mỏi, các chất độc tại ổ viêm sẽ ngấm vào cơ thể gây trạng thái nhiễm độc Thành phần của máu thay đổi, nếu bạch cầu đa nhân trung tính mà tăng lên thì nhất định sẽ bị viêm nhiễm ở một nơi nào đó và gây sốt toàn thân, đồng thời làm thay đổi hoạt động của hệ thống nước tiểu Như vậy, khi cục bộ bị tổn thương thì tất cả các cơ quan khác tăng cường hoạt động, cơ quan hô hấp thay đổi, cơ quan tiêu hóa giảm, tiết sữa giảm vì tất cả tập trung lực lượng vào đấu tranh bảo vệ cơ thể
Vì vậy có thể nói bất kỳ một quá trình bệnh lý nào cũng biểu hiện tại chỗ của tình trạng bệnh lý toàn thân
Ý nghĩa: Nắm được điều này giúp ta chăm sóc hộ lý tốt hơn
3.4 Vòng bệnh lý
Bệnh diễn ra theo trình tự gồm các bước (gọi là các khâu) nối tiếp nhau theo cơ
chế phản xạ, khâu trước là tiền đề tạo điều kiện cho khâu sau hình thành và phát triển, cho tới khi bệnh kết thúc, như sơ đồ sau:
Nhiều trường hợp, một khâu nào đó ở phía sau lại trở thành tiền đề (nuôi dưỡng) cho một khâu trước đó: từ đó hình thành một vòng bệnh lý, với đặc điểm là có khả năng tự duy trì Vòng này có thể diễn biến cấp tính hoặc kéo dài Trong đa số trường hợp, vòng bệnh lý làm cho quá trình bệnh sinh ngày càng nặng hơn, có thể quan sát dễ dàng qua các biểu hiện lâm sàng Xem sơ đồ dưới đây:
Thường thì vòng bệnh lý không tự mất đi mà cần có sự can thiệp Khi phát hiện
vòng bệnh lý cần tìm cách cắt đứt nhiều khâu, nhất là khâu chính
Sau đây là một vài ví dụ:
- Ở bệnh lợn đóng dấu mãn tính, vi khuẩn lợn đóng dấu gây viêm nội tâm mạc,
loét sùi van tim, do đó ảnh hưởng tới tuần hoàn chung gây thiếu oxy Từ thiếu oxy gây
22
rối loạn chuyển hóa rồi tác động trở lại gây phì đại tim dẫn đến suy tim Khi suy tim dẫn đến thiếu oxy và lặp lại thành vòng kín
- Khi đột ngột mất đi 20% lượng máu, cơ thể sẽ huy động một loạt biện pháp do
hệ giao cảm và hệ tim mạch chi phối nhằm bù đắp một phần khối lượng máu, duy trì huyết áp ở mức cần thiết tối thiểu, đảm bảo cơ bản về lưu lượng tuần hoàn và nhu cầu oxy cho các cơ quan quan trọng nhất Cơ thể thích nghi dần, vòng bệnh lý sẽ không hình thành trong thời gian chờ đợi tuỷ xương sản xuất đủ lượng hồng cầu cần thiết
Trang 16Nếu mất tới 40% lượng máu, các biện pháp trên chỉ giúp cơ thể thích nghi được một thời gian ngắn và mẫu thuẫn sẽ phát sinh, hệ tim mạch bị quá tải chức năng lại kém được nuôi dưỡng Có thể thấy huyết áp tụt dần, mạch nhanh và yếu dần, kèm theo tình trạng lơ mơ, da lạnh, thể trạng xấu dần đi Để ra khỏi tình trạng trên, hệ giao cảm và tuần hoàn lại càng phải tăng công suất Như vậy vòng bệnh lý đã hình thành
Ý nghĩa: Nắm được sự tiến triển của bệnh, ta có thể phát hiện được khâu chính
trong quá trình sinh bệnh và có tác động cần thiết ngăn cản diễn biến xấu của vòng bệnh lý
Qua đây thấy rằng khâu chăm sóc hộ lý nhằm cắt được vòng bệnh lý đi là khâu vô cùng quan trọng
3.5 Các hiện tượng bệnh lý
Trong một cơ thể bị bệnh ta có thể nhìn thấy được nhiều hiện tượng bệnh lý khác nhau Chúng ta cần phải phân biệt và xác định những hiện tượng đó một cách chính xác Các hiện tượng đó là:
3.5.1 Phản ứng bệnh lý
Phản ứng bệnh lý là phản ứng của tế bào, của tổ chức hay cơ quan đối với tác
nhân gây bệnh với cường độ và chất lượng vượt ra ngoài giới hạn bình thường
Ví dụ: Khi bị lạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách co mạch giảm thải nhiệt, tăng
sản nhiệt trong cơ thể, đó là phản ứng sinh lý Nếu co mạch quá mức dẫn đến thiếu máu từ đó dẫn đến hoại tử cơ Nhưng nếu trung tâm điều hoà nhiệt bị rối loạn dẫn đến hoạt động quá mức của cơ quan sinh nhiệt thì sinh ra sốt, còn trong một số bệnh khác thì biểu hiện ho, nôn ve thực chất đó là phản ứng bảo vệ sinh lý nhưng nếu quá mức thì sẽ gây bệnh
Quan niệm về quá trình bệnh lý có tính chất động, nó bao gồm cả quá trình diễn
biến của bệnh
3.5.3 Trạng thái bệnh lý
Là một quá trình bệnh lý biến chuyển chậm, kéo dài thành cố tật
Ví dụ: Những người bị liệt, những người bị viêm khớp sau khi khỏi để lại vết
viêm làm cho khớp không cử động được nữa hoặc là viêm vú làm cho tuyến vú teo đi không cho sữa
3.6 Các giai đoạn phát triển của bệnh
Trong quá trình phát triển của bệnh, cơ thể có những biến đổi khác với khi ở trạng thái bình thường Đặc trưng cho những biến đổi đó là triệu chứng Khi các nguyên nhân gây bệnh tác động gây những biến đổi trong cơ thể biểu hiện ra bên ngoài gọi là triệu chứng Hoặc triệu chứng là những biểu hiện của động vật sống được quan sát và miêu tả như bỏ ăn, ỉa chảy, bồn chồn, mất nước và là kết quả của những biến đổi tổ chức Triệu chứng của bệnh thì muôn hình, muôn vẻ, nó bao gồm nhiều biến đổi về hoạt động, về chức năng, biến đổi về chuyển hóa vật chất, biến đổi về thân nhiệt, về hô hấp, về tim mạch đến những thay đổi về thành phần của máu, nước tiểu và cơ, sự biến đổi về hình thái của cơ quan hay tổ chức
Triệu chứng thay đổi tuỳ theo các loại bệnh khác nhau, tuỳ theo từng giai đoạn
Trang 17phát triển của bệnh Triệu chứng phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể vào lứa tuổi vào quá trình phát triển của bệnh, phụ thuộc vào môi trường ngoại cảnh bên ngoài
Nhìn chung quá trình phát triển của bệnh không những diễn biến theo những quy luật nhất định mà quá trình này còn có tính chất giai đoạn nhất định Người ta thường chia ra bốn thời kỳ cơ bản trong quá trình phát triển của bệnh Sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và giúp cho việc phòng trị bệnh được chính xác hơn Tuy nhiên, việc định ra ranh giới các thời kỳ một cách rõ ràng chính xác là rất khó khăn, cho nên sự phân chia ra các thời kỳ cũng chỉ là tương đối trong quá trình phát triển liên tục của bệnh
Dựa vào các triệu chứng người ta phân chia ra thành các thời kỳ phát triển của
bệnh như sau:
3.6.1 Thời kỳ nung bệnh (thời kỳ ủ bệnh)
Thời kỳ nung bệnh được bắt đầu từ khi nguyên nhân bệnh xâm nhập vào cơ thể
24
hoặc là nguyên nhân bệnh bắt đầu phát huy tác dụng cho đến khi mà cơ thể có những phản ứng đầu tiên Lúc này nguyên nhân bệnh chưa đủ số lượng và độc lực để làm cho bệnh phát triển, đồng thời sức đề kháng của cơ thể còn mạnh, vì thế chưa có những phản ứng biểu hiện của bệnh Cơ thể cũng có thể tiêu diệt nguyên nhân bệnh, bệnh không phát hoặc có thể tiến triển sang một giai đoạn khác
Thời kỳ này dài hay ngắn là phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Số lượng, độc lực và cường độ tác động của nguyên nhân bệnh
- Trạng thái cơ thể và tính mẫn cảm của cơ thể đối với sự tác động của nguyên
nhân
- Vị trí mầm bệnh xâm nhập
- Điều kiện ngoại cảnh (cả điều kiện bên ngoài: thời tiết khí hậu, chế độ dinh
dưỡng, chế độ chăm sóc quản lý )
Bảng 1 Thời kỳ ủ bệnh của một số bệnh truyền nhiễm
Trang 18Ý nghĩa: Nắm được thời kỳ nung bệnh, chúng ta có biện pháp phòng bệnh bằng
cách là cách ly các gia súc chưa biết được lý lịch của nó và nuôi cách ly trong khoảng thời gian một tháng để theo dõi tình hình bệnh
3.6.2 Thời kỳ tiền phát (thời kỳ tiền chứng)
Thời kỳ này bắt đầu từ khi cơ thể có những phản ứng đầu tiên đến khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng chủ yếu Ở giai đoạn này, nguyên nhân bệnh tác động mạnh làm cho cơ thể thay đổi toàn bộ các phản ứng, khả năng thích nghi của con vật đã giảm sút, con vật có một số biểu hiện dấu hiệu của bệnh gọi là tiền chứng
Ví dụ: Trạng thái con vật thay đổi ủ rũ, bỏ ăn, hay nằm, thậm chí nằm không yên, nếu đo nhịp tim có thể nhanh, hô hấp tăng, thân nhiệt cao, sung huyết ở niêm mạc
Ý nghĩa: Căn cứ vào triệu chứng này ta có biện pháp hộ lý tốt hơn, chăm sóc tốt hơn và bước đầu chẩn đoán thăm dò, dựa vào dịch tễ học (mùa vụ, vùng, lứa tuổi ) bắt đầu sơ chẩn sau đó ta điều trị thăm dò Giai đoạn này vô cùng quan trọng nên ta cần chú ý
3.6.3 Thời kỳ toàn phát
25
Bắt đầu từ khi cơ thể có những triệu chứng rõ rệt, triệu chứng điển hình cho từng bệnh cho đến khi cơ thể có những chuyển biến nhất định Ở thời kỳ này nguyên nhân bệnh phát triển cực độ, sức đề kháng của con vật giảm, cơ thể có những cơ năng rối loạn nghiêm trọng
Ý nghĩa: Dựa vào các bệnh đã biết để có biện pháp đối phó với từng bệnh một
theo truyền nhiễm học để xử lý, nếu với số lượng lớn phải báo ngay cho cơ quan chức năng cấp trên để có biện pháp phòng ngừa
3.6.4 Thời kỳ kết thúc
Thời kỳ này dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào từng loại bệnh và đặc biệt là có
sự can thiệp của Bác sĩ Thú y Cơ thể bệnh dần dần thuyên giảm, cường độ các triệu chứng giảm dần rồi mất hết hoặc nó có thể tiếp tục theo vòng bệnh lý và con vật có thể chết khi bị nặng hơn Thời kỳ kết thúc của bệnh tuy phức tạp nhưng thường diễn biến dưới ba hình thức khác nhau:
3.6.4.1 Khỏi hoàn toàn
Các nguyên nhân gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn, các triệu chứng bệnh biến mất, rối loạn về cơ năng, tổn thương về hình thái tế bào, mô và các cơ quan được phục hồi,
cơ thể trở lại trạng thái bình thường, khả năng lao động và năng suất được phục hồi hoàn toàn Riêng đối với một số bệnh truyền nhiễm thì khả năng phản ứng của cơ thể thay đổi, phát sinh trạng thái miễn dịch đối với bệnh vừa mắc (bệnh đậu, bệnh tỵ thư)
3.6.4.2 Khỏi không hoàn toàn
Bệnh không hết hẳn, các nguyên nhân bệnh bị tiêu diệt nhưng không hoàn toàn,
nó có thể cư trú trong các tế bào, đặc biệt là trong các tế bào thực bào hoặc một khu vực nào đó mà không phát huy tác dụng
Ngoài ra, khỏi không hoàn toàn còn gồm:
- Để lại dị chứng: bệnh đã hết nhưng hậu quả về giải phẫu và chức năng thì vẫn
Trang 19còn lâu dài (sau viêm não trí khôn giảm sút; gãy xương đã liền nhưng có dị lệch, khó
cử động, viêm nội tâm mạc đã hết nhưng để lại dị chứng hẹp van tim, xuất huyết não
đưa đến liệt một chi,…)
- Để lại trạng thái bệnh lý: diễn biến rất chậm và đôi khi có thể xấu đi, khó khắc
phục Ví dụ: do chấn thương, bị cắt cụt một ngón tay; vết thương còn để lại sẹo lớn
3.6.4.3 Chết
Chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống, do rối loạn cao độ mà cơ thể không thể
thích ứng được với các điều kiện ngoại cảnh
Chết có hai từ rìa hơn là chết sinh lý và chết bệnh lý
Chết sinh lý: do tiêu hóa năng lượng trong quá trình sống giảm dần theo tuổi tác, già cỗi, suy nhược đến một giai đoạn cơ thể không có khả năng thích ứng được với yếu tố ngoại cảnh
26
- Chết bệnh lý: cơ thể phải trải qua một quá trình bệnh lý do các nguyên nhân tác
động gây những rối loạn nghiêm trọng không thể khôi phục được
Chết là một quá trình, trong trường hợp điển hình gồm các giai đoạn sau: + Giai
đoạn ngưng cuối cùng: tim và hô hấp ngừng tạm thời (trong vòng 0,5 - 1 ,5 phút), mất
phản xạ mắt, đồng tử mở rộng, vỏ não bị ức chế, các hoạt động sống đều bị giới hạn
+ Giai đoạn hấp hối: xuất hiện hô hấp trở lại - thở ngáp cá, tim đập yếu, phản xạ
có thể xuất hiện trong thời kỳ này, hoạt động của tuỷ sống ở mức tối đa để duy trì các
chức năng sinh lý, có thể kéo dài thời kỳ này từ một vài phút đến nửa giờ
+ Giai đoạn chết lâm sàng: hoạt động của tim, phổi ngừng, thần kinh trung ương
hoàn toàn bị ức chế Thời gian chết lâm sàng có thể kéo dài 5-6 phút, trong thời gian
đó có thể hồi phục được Còn nếu không hồi phục được gọi là chết sinh vật
+ Giai đoạn chết sinh vật: mọi khả năng hồi phục không còn nữa, rối loạn chủ yếu
ở hệ thần kinh trung ương Trong chết sinh vật, các cơ quan, tổ chức trong cơ thể
không chết cùng một lúc mà trước tiên là hệ thần kinh cao cấp rồi đến tuần hoàn, hô
hấp
Những nguyên nhân chính dẫn đến chết:
+ Ngừng hoạt động của tim như liệt tim, vỡ tim, tắc mạch
+ Ngừng hô hấp, liệt trung khu hô hấp do xuất huyết não, thiếu máu hành tuỷ, bị
ngộ độc
3.7 Cơ chế phục hồi sức khoẻ
Sau một quá trình bệnh lý thì cơ thể vật bệnh có thể phục hồi được sức khoẻ Sức
khoẻ chỉ được phục hồi sau khi nguyên nhân gây bệnh ngừng tác động, trạng thái cơ
thể khi đó trở lại bình thường, tính hoàn chỉnh và giá trị kinh tế của nó được phục hồi
Khi yếu tố gây bệnh tác động thì cơ thể luôn luôn có phản ứng bảo vệ hay thích ứng
Cơ chế này có vai trò quan trọng trong sự phục hồi sức khoẻ
Ví dụ: Yếu tố bệnh nguyên kích thích lên niêm mạc miệng, khi đó cơ thể có phản
ứng tăng tiết nước bọt và dịch nhầy Nếu yếu tố bệnh nguyên tác động vào niêm mạc
mắt thì phản ứng tiết lệ được tăng cường; tác động vào đường hô hấp thì phản ứng ho,
hắt hơi; tác động vào đường tiêu hóa sẽ gây nôn
Trong cơ thể xuất hiện phản ứng miễn dịch khi bị nhiễm khuẩn, phản ứng lành vết
thương, đông máu khi tổ chức bị tổn thương, rách nát Cơ thể còn có phản ứng bù đắp
ở những cơ quan có từng cặp như thận, phổi, mắt Khi chức năng của một trong cặp cơ
quan đó bị tổn thương thì chức năng của cơ quan kia sẽ tăng cường hoạt động nhằm bù đắp lại Riêng trong hệ thống tuần hoàn, khi bị mất máu huyết áp được khôi phục một
cách nhanh chóng do phản ứng co huyết quản, tăng hút nước vào lòng mạch, tăng nhịp
Trang 20tim và hô hấp, tăng hoạt động của các cơ quan tạo máu, hoặc khi hàm lượng oxy trong máu giảm, gây rối loạn trao đổi chất dẫn tới sự ứ đọng các sản phẩm trao đổi trung
27
gian, các sản phẩm này có toan tính nên làm giảm lượng kiềm dự trữ trong cơ thể, dẫn tới hiện tượng nhiễm axit, gây rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn chức năng của các cơ quan khác như tăng hô hấp để nhanh chóng đào thải axit hơi, tăng giữ muối kiềm tại thận để điều hoà axit - bazơ
Cơ chế bảo vệ của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn là tăng hoạt động của hệ thống lưới nội mạc, tăng cường việc tạo ra kháng thể, tăng hiện tượng thực bào của các bạch cầu Qua các giai đoạn của bệnh, cường độ phản ứng bảo vệ cơ thể có thể khác nhau, có khi
ở mức độ cao, không đồng bộ có hại cho cơ thể như hiện tượng sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, nó làm tăng sinh kháng thể, tăng khả năng thực bào của bạch cầu nhưng nếu sốt quá cao có thể gây nguy hại đến chức năng của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn
Hệ thống thần kinh trung ương có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ cơ thể và trong quá trình khôi phục sức khoẻ Điều đó được chứng minh trong các thí nghiệm là khi gây mê ức chế vỏ não, các quá trình tăng sinh và tái sinh đều giảm, huyết áp khôi phục chậm sau khi mất máu, giảm phản ứng miễn dịch
4 TÍNH PHẢN ỨNG CỦA CƠ THỂ VÀ BỆNH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCH
4.1 Tính phản ứng của cơ thể
4.1.1 Khái niệm về tính phản ứng của cơ thể
Trước tác động của một kích thích nào đó (gây bệnh, hoặc không gây bệnh), cơ
thể động vật đáp ứng lại bằng một hay nhiều phản ứng Trước một kích thích nhất định, có loại phản ứng là chung cho nhiều loài, ví dụ: đồng tử co nhỏ lại khi ánh sáng
đủ cường độ chiếu vào võng mạc; tăng glucoza huyết khi đau đớn Có loại phản ứng chỉ là chung cho các cá thể trong một loài; và có loại phản ứng của cá thể (không hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể của một loài) Ví dụ, phản ứng chung của mọi người là tăng nhịp tim khi bị stress nhưng có người tăng quá nhiều (quá hồi hộp, lo lắng), ngược lại, có người lại tăng rất ít Nếu nhiều cá thể có chung một phản ứng trước một kích thích, người ta xếp họ thành nhóm và thành kiểu phản ứng
Đa số các phản ứng in đậm dấu vết di truyền mang tính bẩm sinh nhưng cũng có nhiều phản ứng hình thành trong quá trình sống, chịu ảnh hưởng của tuổi, giới tính, trạng thái thần kinh-nội tiết, môi trường, thời tiết,
Vậy tính phản ứng là tập hợp các đặc điểm phản ứng của cơ thể trước các kích
thích nói chung và trước bệnh nguyên nói riêng Tính phản ứng khác nhau có thể làm quá trình bệnh sinh ở mỗi cá thể và mỗi nhóm không giống nhau, đưa lại các kết quả khác nhau (tết, xấu, nặng, nhẹ)
Loại hình thần kinh: loại hình thần kinh mạnh cân bằng thì tính phản ứng mạnh,
nhanh chóng; loại hình thần kinh mạnh không cân bằng thì tính phản ứng mạnh nhưng kéo dài; loại hình thần kinh yếu thì tính phản ứng yếu
- Vai trò thần kinh thực vật: nếu kích thích thần kinh giao cảm thấy tăng quá trình
Trang 21trao đổi chất và tăng tính phản ứng nói chung đối với protein lạ, vi khuẩn, hormon Còn nếu kích thích thần kinh phó giao cảm thì sẽ tăng cường việc tạo ra kháng thể, tăng phản ứng bạch cầu, tăng khả năng ngăn cản của gan và hệ thống bạch huyết
4.1.2.2 Vai trò nội tiết
Các tuyến nội tiết như: tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến tuỵ đều ảnh hưởng đến tính phản ứng của cơ thể nhưng chủ yếu là tuyến yên và vỏ thượng thận
Theo nhà bác học Hans Selye: Bất cứ một tác động mạnh nào tác động vào cơ thể đều gây ra một chuỗi phản ứng Chuỗi phản ứng này kết hợp với nhau thành hội chứng chung mà cơ sở hoạt động của nó là các tuyến nội tiết Cụ thể là hom lon của tuyến yên adrenocorticotropic hormon (ACTH) và vỏ thượng thận Khi bị kích thích mạnh thì các trung tâm dưới thị tiết ra một số hom lon thần kinh (hay yếu tố giải phóng), các hormon này được dẫn tới tuyến yên bằng đường máu làm tăng tiết ACTH và cortisol
và sau đó tiết STH dẫn đến kích thích tiết ra aldosteron
* Vai trò của ACTH và cortisol: có tác dụng chống hiện tượng viêm và chống dị ứng Chống hiện tượng viêm đặc hiệu hạn chế các phản ứng thực bào, ức chế phát triển các tổ chức liên kết, tổ chức hạt, giảm tính thấm của thành mao mạch, cho nên làm giảm hiện tượng phù nề và tiết dịch Mặt khác người ta thấy nó hạn chế sự hình thành mao mạch tân tạo, giảm viêm đặc hiệu, làm thoái biến các tổ chức bạch huyết, làm tan
vỡ các tương bào, lympho bào dẫn đến giảm kháng thể
* Vai trò của STH (Somatotropic hormon) và aldosteron: có tác dụng đối lập với hai nhóm hormon trên STH làm tăng quá trình viêm, kích thích tổ chức liên kết tăng sinh qua đó chống nhiễm trùng, chống hoại tử tổ chức STH làm tăng tổ chức bạch huyết, tăng tổng hợp globulin và kháng thể Aldosteron chủ yếu điều hoà nước và điện giải, ngược lại của cortisol tăng tính viêm, tăng sinh các tổ chức xơ non của tổ chức hạt, phát triển mạnh mao mạch, tăng cường phản ứng thực bào, giữ lại ton kali và con natri
4.1.2.3 Lứa tuổi
Động vật non, hệ thần kinh đặc biệt là hệ thần kinh cao cấp chưa hoàn thiện cho nên phản ứng gây rối loạn điều hoà nhiệt rất mạnh, hàng rào miễn dịch chống nhiễm trùng ở niêm mạc, ở da chưa hoàn chỉnh Động vật non không mẫn cảm với một số
29
bệnh và nó được miễn dịch là do được mẹ truyền cho γ-globulin qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ, phản ứng thực bào của động vật non yếu
Động vật trưởng thành, tính phản ứng được tăng cường phát triển theo sự phát
triển hoàn thiện tổ chức của cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh và hàng rào bảo vệ của
da, của niêm mạc Khả năng sản xuất kháng thể mãnh liệt, tính phản ứng mạnh mẽ điển hình, nhiều khi dữ đội, vết thương mau lành, sức khoẻ nhanh hồi phục
Động vật già yếu, tính phản ứng kém vì hệ thần kinh, hàng rào phòng ngự bị suy giảm, bệnh tiến triển không rõ rệt, không điển hình, phục hồi chậm, vết thương khó lành, tỷ lệ chết cao
4.1.2.4 Yếu tố và môi trường bên ngoài
Tiểu khí hậu chuồng nuôi nhiễm lạnh làm cho sức đề kháng của con vật giảm dẫn đến bệnh nhiễm nẫng
- Các hóa chất tác dụng lâu cũng gây thay đổi tính phản ứng
Ví dụ Uống rượu nhiều gây hiện tượng xơ gan, viêm dạ dầy làm cho khả năng
phòng bệnh giảm, chống vi khuẩn kém
Trang 22- Tia phóng xạ làm giảm sức đề kháng, chủ yếu là diệt tế bào gốc ở tuỷ xương
- Dinh dưỡng: tình trạng dinh dưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến tính phản ứng của
cơ thể Đói và bệnh dịch đi song song với nhau
+ Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn của động vật Nếu thiếu
protein làm phát sinh ổ nhiễm trùng, nếu thiếu nặng dẫn tới phù, dễ phát sinh bệnh lao
+ Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, giác mạc gây ra một
loạt các bệnh như viêm giác mạc, viêm họng, nứt nẻ da
+ Thiếu vitamin B làm yếu các hoạt động thực bào, ảnh hưởng đến quá trình oxy
hóa của tế bào, làm cho con vật chậm lớn, giảm tạo máu sinh ra bệnh còi cọc
+ Vitamin C đầy đủ tăng sức đề kháng, thiếu vitamin C làm giảm sức đề kháng,
đặc biệt là trong trường hợp nhiễm khuẩn trong bệnh truyền nhiễm
+ Vitamin D ảnh hưởng tới sự mất cân bằng khoáng dẫn tới bệnh còi xương, mềm
xương
Nói chung dinh dưỡng thiếu biểu hiện các triệu chứng sau: nhiệt độ không cao
ngay cả khi bệnh cấp tính như cúm, viêm phổi, phản ứng bạch cầu yếu hoặc là không
có Hiệu giá ngưng kết của các phản ứng huyết thanh học yếu, có khi âm tính Các triệu chứng lâm sàng bên ngoài yếu kém, có thể không nhìn thấy, bệnh tiến triển nặng kéo dài dai dẳng, tỷ lệ chết cao Vì vậy chăm sóc hộ lý dinh dưỡng tết có tính quyết định tính phản ứng trong quá trình bệnh lý
Ngoài ra yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng đến cơ thể Trong y học, đàn ông hay
30
mắc bệnh dạ dầy, loét hành tá tràng hơn là ở phụ nữ; đàn ông hay bị nhồi máu cơ tim,
u độc ở phổi hơn là ở phụ nữ Ở phụ nữ hay gặp viêm vú, túi mật, u độc ở vú
4.2 Bệnh lý của quá trình miễn dịch
4.2.1 Khái niệm về miễn dịch bệnh lý
Miễn dịch là trạng thái của động vật không mắc phải tác động có hại của vi sinh vật, trong khi vi sinh vật đó gây bệnh cho các loài vật khác hoặc cho con vật cùng loài, trong những điều kiện lây lan hay truyền bệnh tương tự Miễn dịch là một khả năng đề kháng cũng giống như nhiều khả năng đề kháng khác (viêm, sếu của cơ thể, trong những trường hợp nhất định, phản ứng đề kháng có thể trở thành có hại cho cơ thể Đó chính là miễn dịch bệnh lý
4.2.2 Đại cương về đáp ứng miễn dịch
Trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh bên ngoài, cơ thể sinh vật có một loạt những khả năng đề kháng không đặc hiệu và đặc hiệu Khả năng đề kháng không đặc hiệu là hàng rào vật chất ngăn cách bên ngoài và bên trong đó là da và niêm mạc, là các chất tiết như mồ hôi, dịch nhầy, là các tế bào chuyên trách bên trong cơ thể như các thực bào và các chất thoát đặc biệt gọi là kháng thể không đặc hiệu như bổ thể lizin, chất propecdin và opsonin
Khả năng đề kháng đặc hiệu là những chất thoát gọi là kháng thể đặc hiệu do cơ thể tổng hợp sẵn hay nó được sản xuất ra dưới tác động của một số chất gọi là kháng nguyên
4.2.2.1 Kháng nguyên
a) Khái niệm
Kháng nguyên là những dị chất đối với cơ thể như vi khuẩn, vi rút, độc tố bên
ngoài vào cơ thể động vật hoặc người thì kích thích cơ thể sản sinh ra những chất đặc biệt có phản ứng đối lập với chúng gọi là kháng thể Kháng thể sinh ra sẽ kết hợp một cách đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng
Trang 23b) Đặc tính của kháng nguyên
- Tính đặc hiệu: Đặc hiệu của kháng nguyên là đặc điểm nhờ đó kháng nguyên có
thể phản ứng một cách đặc hiệu với kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào do kháng nguyên có nhóm quyết định Nhóm quyết định kháng nguyên là phần bề mặt kháng nguyên có khả năng liên kết một cách đặc hiệu với phân tử kháng thể hoặc tế bào lympho đã mẫn cảm Các axit quan được phân phối trên bề mặt của kháng nguyên hình thành các nhóm quyết định; các nhóm này chi phối các cơ quan sinh kháng thể, tạo loại kháng thể đặc hiệu ăn khớp với kháng nguyên đó
- Tính lạ của kháng nguyên: Kháng nguyên càng khác xa loài sinh vật nhận kháng
nguyên bao nhiêu thì khả năng sinh kháng thể càng mạnh bấy nhiêu Ví dụ: Lấy huyết
31
thanh người mà tiêm cho bò thì có tính kháng nguyên mạnh hơn là khi lấy huyết thanh
dê tiêm cho bò
Kháng nguyên ở con vật hoàn toàn khác loài gọi là dị kháng nguyên - đó là kháng nguyên mạnh Những sinh vật cùng một loài có những kháng nguyên khác nhau gọi là đồng kháng nguyên Tuy nhiên, tính chất lạ của kháng nguyên cũng chỉ là tương đối vì nhiều kháng nguyên có đồng thời trong nhiều sinh vật khác nhau, ví dụ như kháng nguyên nhóm máu B có ở người và cả ở trong hạt đỗ đỏ nữa, hay kháng nguyên H có trên hồng cầu người và hồng cầu lươn
- Kháng nguyên có phân tử lượng cao: Thông thường các kháng nguyên có trọng
lượng phân tử lớn và thường đào thải chậm làm tăng khả năng mẫn cảm của cơ thể Ví dụ: protein của huyết thanh như albumin (TLPT: 60.000), IgG (TtPT: 160.000), IgM (TLPT: 90.000), Các phân tử cực lớn như vi rút thuốc lá (17.000.000) là những chất kháng nguyên mạnh
Kháng nguyên phải là những chất mà cơ thể tiêu được nhưng lại tồn tại lâu trong
cơ thể Những chất trơ không tiêu được như methyxeluloza không sinh kháng thể có lẽ
vì cơ thể không nhận diện được cấu trúc của chất này, cho nên không thông tin cho tổ chức có thẩm quyền tổng hợp kháng thể Những chất tiêu quá nhanh như chất có trọng lượng phân tử nhỏ cũng không có khả năng sinh kháng thể vì chúng được đào thải ra ngoài quá sớm cũng không kịp cho cơ thể nhận diện
c) Số phận của kháng nguyên trong cơ thể vật chủ
Kháng nguyên đưa vào cơ thể vật chủ bằng bất cứ đường nào, trước tiên xuất hiện trong máu rồi đến một số tế bào Trong máu, kháng nguyên hoà tan trong máu (từ 10-
15 phút) sau đó khuếch tán ra khoang gian bào, đậm độ kháng nguyên hạ nhanh trong máu và kéo dài vài ngày rồi tự phân huỷ từ từ và đột nhiên biến mất vì kháng thể đã bắt đầu xuất hiện Sau đó thấy kháng nguyên ở tổ chức liên võng nội mạc trong những hạch gần đường xâm nhập của kháng nguyên nhất (ở các hạch bạch huyết ngoại vi nếu
là tiêm bắp), rồi đến các nơi khác Như vậy kháng nguyên đã được tế bào của tổ chức này ăn đi
d) Những yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh kháng thể của kháng nguyên
- Liều lượng: Trong miễn dịch vi khuẩn, người ta nhận thấy tiêm chủng liều nhỏ
và nhiều lần tết hơn là tiêm một lần liều lớn Trong gây miễn dịch ung thư thực
nghiệm lại thấy là nếu đưa các tế bào ung thư vào hoặc quá nhiều hoặc quá ít thì đều không gây được miễn dịch
- Đường vào của kháng nguyên: kháng nguyên có thể được đưa vào bằng nhiều
đường khác nhau mà vẫn có thể gây được miễn dịch nhưng nó không bị biến tính hoặc huỷ hoại trong khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ Các kháng nguyên ở dạng bụi, bột
Trang 24phấn hoa, khói, có thể qua đường hô hấp Vi khuẩn, vi rút có thể qua da, niêm mạc hô hấp, tiêu hóa
32
- Vai trò của tá chất: Tính kháng nguyên của một chất có thể được tăng cường nếu
kết hợp nó với một tá chất Cơ chế tác dụng chưa rõ ràng nhưng có thể tá chất gây viêm tại chỗ tiêm làm cho kháng nguyên lâu tiêu và đặc biệt nó kích thích mạnh cơ quan sinh kháng thể Tá chất thường là những chất trơ khó tiêu: dầu pHrafin, keo phèn
4.2.2.2 Kháng thể
Khái niệm: Kháng thể là những chất thuộc loại cầu đàn mạch (globulin) đặc biệt
xuất hiện trong huyết thanh khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể phản ứng lại bằng cách sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó, làm cho kháng nguyên mất tác dụng gây bệnh Tính chất đặc biệt của kháng thể là kết hợp với kháng nguyên
đã sinh ra nó
Trước sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể, vật chủ có 2 cách đáp ứng: - Đáp ứng miễn dịch dịch thể: bằng cách tổng hợp các kháng thể hoà tan trong huyết thanh
- Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào tổng hợp nên kháng thể đặc hiệu, các
kháng thể này liên kết chặt chẽ trên bề mặt của tế bào đã sản xuất ra nó, không hoà tan trong huyết thanh gọi là kháng thể cố định (kháng nguyên tế bào)
a) Kháng thể dịch thể
- Định nghĩa: Kháng thể dịch thể có thể hiểu như tất cả những chất dịch giúp sinh vật chống lại các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể
+ Kháng thể tự nhiên (kháng thể không đặc hiệu) có sẵn trong huyết thanh: α, β,
lyzin, propecdin, hệ thống bổ thể (có 9 loại từ C1 đến C9) để diệt khuẩn
+ Kháng thể đặc hiệu bản chất của nó chính là γ-globulin Globulin miễn dịch "Ig"
(Immunoglobulin) do quá trình miễn dịch tạo ra Theo định nghĩa quốc tế OMS-1994
"Các globulin miễn dịch là tất cả các protein huyết thanh và protein nước tiểu có tính chất kháng nguyên và cấu trúc giống như globulin thì được ký hiệu viết tắt là Ig" Như vậy globulin miễn dịch bao gồm các loại kháng thể có những protein có cấu trúc giống như globulin miễn dịch mà đến nay chưa được biết rõ
- Cấu trúc kháng thể:
Nhờ các phương pháp về điện di, sắc ký, chiết tách, siêu ly tâm, miễn dịch hấp
phụ cho đến nay người ta đã phân được 5 loại Ig trong kháng thể dịch thể
Tên Trọng lượng phân tử Đậm độ trong huyết thanh
- Khi nghiên cứu sinh thái học thì cấu trúc của 5 loại này đều giống nhau, đều gồm
4 chuỗi đa peptit: 2 chuỗi nặng H và 2 chuỗi nhẹ L, nối lại với nhau bằng "cầu nối disunfua (s-s)" và người ta thấy rằng có từng chuỗi nặng riêng cho từng loại miễn dịch Chuỗi nặng Gamma IgG
Chuỗi nặng Alpha IgA
Chuỗi nặng Muy IgM
Chuỗi nặng Delta IgD
Chuỗi nặng Epsilon IgE
Trang 25Sơ đồ cấu trúc kháng thể (Theo Bác học Porter)
(KT: kháng thể; KN: kháng nguyên; KHBT: kết hợp bổ thể)
Vị trí kết hợp kháng thể với kháng nguyên nằm ở giữa chuỗi nặng và chuỗi nhẹ ở đầu tận cùng NH2 Như vậy, trên một phân tử globulin miễn dịch có hai vị trí kết hợp kháng nguyên Thường khi kết hợp với kháng nguyên thì hai đầu tận cùng đó mở rộng
ra như hai cánh tay để một đơn vị kháng thể có thể kết hợp với hai đơn vị kháng nguyên Đó là trường hợp kháng thể hoàn toàn tức đa hóa trị (như IgM) Do kháng nguyên cũng có nhiều trung tâm hoạt động cho nên khi kết hợp này sẽ bắt vào nhau
mà thành một màng lưới làm cho sự kết hợp dễ lắng đọng trong dung môi dưới hình thức lên bông, kết tủa, vẩn mây
Khi hai cánh không mở rộng làm cho một đơn vị kháng thể chỉ có thể kết hợp với
1 đơn vị kháng nguyên thì gọi là kháng thể không hoàn toàn hay kháng thể đơn hóa trị Cho nên kết hợp KN-KT sẽ không đủ lớn để lắng đọng
- Đặc điểm và phân loại kháng thể
Kháng thể hay globulin miễn dịch là những thành phần của thoát huyết thanh nên
dễ bị nhiệt độ (700C), các chất axit, kiềm và men phá huỷ
IgG: Phấn lớn kháng thể là IgG, chúng có hoạt động hữu ích là trung hoà độc tố, tạo phản ứng ngưng kết khi gặp kháng nguyên tương ứng, phản ứng opsonin hóa và khi kết hợp với bổ thể thì làm tan vi khuẩn Hoạt động gây tổn thương cho sinh vật là tạo phức hợp kháng nguyên-kháng thể và đọng lại tại các tổ chức và gây tổn thương tại nơi đó
34
IgA: chủ yếu nằm trong thành phần của các dịch tiết như sữa đầu, nước bọt, dịch ruột, vì các hạch ngoại tiết chứa rất nhiều tương bào sản xuất IgA Kháng thể này có khả năng trung hoà độc tố, tạo phản ứng ngưng kết và opsonin hóa, giúp cơ thể chống lại các kháng nguyên có ở bề mặt các niêm mạc và giữ một vai trò đáng kể trong miễn dịch tại chỗ
IgM: là loại kháng thể hình thành sớm, thường có tỷ lệ cao khi IgG thấp Loại
kháng thể này có hoạt động hữu ích và gây tổn thương gần giống như IgG
IgE: là loại kháng thể thấy tăng trong các bệnh quá mẫn như hen, nổi mề đay
Kháng thể này tác động làm thay đổi tính thấm của thành mao mạch
IgD: cho đến nay chưa biết rõ tác dụng và đang được tiếp tục nghiên cứu
b) Kháng thể cố định (kháng thể tế bào)
Kháng thể cố định là những kháng thể được gắn ngay trên bề mặt tế bào lympho T sản xuất ra chúng Những tế bào lympho đi từ tuỷ xương đến tuyến ức được huấn luyện thành tế bào lympho T Hiện nay người ta chưa thể tách loại kháng thể này ra khỏi tế bào nên chưa biết được cấu trúc của nó
Khi gây mẫn cảm cho động vật bằng kháng nguyên tạo miễn dịch cố định (như
mảnh da ghép, vi khuẩn lao) thì một nhóm tế bào mới sinh sản từ tế bào tuyến ức (T) được hình thành - người ta gọi chúng là tế bào effector Sau khi mẫn cảm kháng
nguyên 1 -2 ngày, các tế bào này xuất hiện ở vùng tuyến ức và các cơ quan 1ympho ngoại biên như lách, hạch (đặc biệt tập trung nhiều ở vùng tuỷ đỏ của lách) - đó là những effector đặc hiệu
Mặt khác trong quá trình miễn dịch, một số thành phần của kháng thể và bổ thể
cũng có tác dụng hoạt hóa một số tế bào đơn nhân, đại thực bào, tế bào Kuppfer Các
tế bào này cũng trở thành hoạt động nhưng không do sự kích thích của kháng nguyên, người ta gọi chúng là nhóm tế bào effector không đặc hiệu
Trang 26c) Hệ thống tổng hợp kháng thể và sự hình thành kháng thể
- Hệ thống miễn dịch
Hiện nay, người ta biết rõ là mọi tế bào tổ chức lympho đều bắt nguồn từ loại tế
bào gốc của tuỷ xương gọi là tế bào M Trong thời kỳ bào thai, những tế bào gốc M (muclocyte) sẽ đến trú ngụ tại hai tuyến ngoại vi: tuyến ức và tuyến Bursa Fabricius ở gia cầm (còn ở các động vật có vú thì có lẽ ở những tuyến tương đương như mảng Peyer ở ruột và ruột thừa, amidan )
Loại tế bào ở tuyến ức đi ra sẽ đến cư trú tại vùng cận vỏ của các hạch ngoại vi:
đó là những tế bào T vì chúng phụ thuộc vào tuyến ức Nếu cắt bỏ tuyến đó, quần thể
tế bào T này sẽ giảm rất rõ rệt (Miller, 1961) và mọi đáp ứng miễn dịch qua trung gian
tế bào sẽ mất hết (như phản ứng loại mảnh ghép dị đen) Nếu đem tuyến ức đồng tiền
tế bào lympho này lại có thể rời hạch đầu tiên này để đến các hạch khác trong cơ thể
và ở đó lại sinh ra những quần thể tế bào lympho có hoạt tính miễn dịch nữa Sau cùng, một số tế bào lympho có hoạt tính miễn dịch sẽ lưu hành trong máu ngoại vi, sẽ đến chỗ có kháng nguyên nếu còn, để tạo nên đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Tại chỗ đó, sự kết hợp kháng nguyên với tế bào T có hoạt tính miễn dịch sẽ dẫn đến sự tiêu diệt kháng nguyên nhờ một loạt những chất do các tế bào T này tiết ra, tên chung gọi là lymphôkin đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng di ứng chậm
Loại tế bào ở túi Fabricius vào máu ngoại vi thì đến khu trú tại vỏ của hạch và gọi chung là tế bào B (B là chữ viết tắt của chữ Bursa có nghĩa là túi) vì nó phụ thuộc vào túi Fabricius Ở gia cầm, nếu cắt bỏ túi này, lượng tế bào B sẽ giảm mất, vùng vỏ hạch không có tế bào và kháng thể dịch thể trong huyết thanh giảm rõ rệt, đáp ứng miễn dịch dịch thể không có (Gạch, 1953) Kháng nguyên khi xâm nhập vào cơ thể, bị tế bào đại thực bào ăn, rồi di chuyển đến hạch gần nhất, ở đây các tế bào lympho B vây lấy, tăng sinh phát triển thành những tế bào ưa pyronin và tương bào Sự phát triển tổ chức này mạnh nhất khi kháng thể được sản xuất cao nhất
Như vậy là rõ ràng những tế bào lympho B và hình thái biệt hóa cao nhất của
chúng là những tương bào, là loại tế bào tổng hợp kháng thể dịch thể và chịu trách nhiệm về đáp ứng miễn dịch dịch thể Ngoài ra, hệ thống tế bào lympho T ít nhiều đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống B, vì trong thí nghiệm cắt tuyến ức, không những dòng T tuyệt sản mà cả dòng B cũng giảm sút hoạt động Kháng thể dịch thể khi gặp kháng nguyên sẽ sinh ra phức hợp kháng nguyên-kháng thể có tác dụng trung hoà kháng nguyên, tiêu diệt nó và đồng thời kích thích một số tế bào khác như mastocyte, bạch cầu ái kiềm tiết ra các hóa chất trung gian như histamin, serotonin tạo nên những phản ứng thấy trong đáp ứng miễn dịch dịch thể (phản vệ )
- Sự hình thành kháng thể
Trước tác dụng kích thích của kháng nguyên, cơ thể sản xuất kháng thể ngay sau mũi tiêm đầu tiên Người ta có thể thấy được kháng thể dịch thể xuất hiện trong máu vào ngày thứ 4-5 sau khi tiêm kháng nguyên Đối với đáp ứng miễn dịch qua trung
Trang 27gian tế bào thì theo đa số các tác giả, phản ứng xuất hiện sớm hơn, là vào ngày thứ 3
Tỷ lệ kháng thể tăng dần vào tuần thứ ba, sau đó đậm độ kháng thể không tăng và
có thể giảm dần Nồng độ kháng thể trong máu giảm dần thay đổi tuỳ theo loại kháng
36
nguyên Nếu sau ba tuần lại dùng kháng nguyên đó kích thích lại thì kháng thể được
tổng hợp nhanh hơn và số lượng cao hơn
d) Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp kháng thể
Ngoài những yếu tố thuộc về kháng nguyên đã kể trên (liều lượng, đường vào, tá
chất), có một số yếu tố sau đây ảnh hưởng rõ rệt đến việc tổng hợp kháng thể: Phản
ứng thứ phát (hồi tưởng hay nhớ)
Tiêm nhắc lại kháng nguyên cho một con vật đã tiêm một lần kháng nguyên đó rồi
thì tỷ lệ kháng thể sẽ tăng sớm và nhiều hơn là lần đầu (có thể gấp đến hơn 100 lần)
Cường độ của phản ứng lần hai tăng theo thời gian kể từ mũi tiêm thứ nhất, đến
thời hạn tối đa là khoảng 30 ngày trên thỏ và chuột Phản ứng kéo dài từ 100 đến 300
ngày Phản ứng nhớ này có thể tồn tại nhiều năm sau mũi tiêm thứ nhất Đó là nhờ ở
những tế bào lympho T hoặc B, sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, trở thành những tế
bào ký ức để khi kháng nguyên vào lần sau thì sẽ lập tức tăng sinh thành dòng tế bào
có hoạt tính miễn dịch đông đảo gây nên phản ứng nhớ ấy
- Mẫn cảm với nhiều kháng nguyên
Nếu tiêm nhiều kháng nguyên đồng thời thì nhiều loại kháng thể tương ứng cũng
đồng thời được tạo ra với mức độ ngang bằng hoặc nhiều hơn khi tiêm kháng nguyên
từng loại Đó là lý do của việc dùng những vacxin đa giá Tuy nhiên, nếu cùng một lúc
tiêm kháng nguyên liều mạnh với kháng nguyên khác liều nhẹ thì có thể chỉ có kháng
thể tương ứng với kháng nguyên mạnh mà thôi (cạnh tranh kháng nguyên) Hiện tượng
ức chế này thường xảy ra nếu tính hóa học của các kháng nguyên gần nhau
- Dinh dưỡng và thần kinh nội tiết
Sự tổng hợp thoát nói chung và kháng thể nói riêng, bị giảm sút khi thiếu thoát
trong chế độ ăn như đói lâu ngày, trong rối loạn hấp thu Trong thực nghiệm thấy
thiếu vitamin B và C cũng làm giảm kháng thể
Như trên đã nói, tính phản ứng của con vật quyết định sự hình thành kháng thể
nhiều hay ít, lâu hay chóng, mạnh hay yếu; mà nói đến tính phản ứng là nói một cách
tổng hợp về hoạt động thần kinh nội tiết và tính di truyền của sinh vật Riêng về nội
tiết thì đến nay, người ta biết khá rõ về vai trò ức chế miễn dịch của trục tuyến yênthượng thận Hon non corticoit tác động lên tế bào đang sinh sản như tế bào lympho T,
nó có ảnh hưởng làm ngừng quá trình sinh tổng hợp kháng thể, làm ngừng quá trình
phóng thích ra chất lymphokin
Trái lại aldosteron kích thích đồng hóa protein tăng sản xuất ra kháng thể, mà
người ta thấy phản ứng sinh miễn dịch là phản ứng sinh học có liên quan đến tính di
truyền Cho nên trong thực nghiệm cũng có thể tạo được những gia súc sinh kháng thể
mạnh bằng cách chọn lọc những gia súc có khả năng sinh miễn dịch cao để làm giống
- Những yếu tố bên ngoài khác
37
Những chất thuốc chống ung thư như thuốc chống phân bào, thuốc alkyl hóa, tia
phóng xạ đều có tác dụng ức chế miễn dịch làm giảm tổng hợp kháng thể
Hiện nay người ta thấy có một số loại vi rút chống lại sự miễn dịch như vi rút HIV
ở người, vi rút IBD gây bệnh Gumboro ở gia cầm Ngoài ra, người ta cũng thấy chấ t Prostaglandin ức chế tế bào lympho T và B tổng hợp kháng thể
Trang 28Bên cạnh đó, một số chất gây ức chế tổ chức liên võng nội mô như các chất màu trung tính, cacbon keo cũng có tác dụng kìm hãm quá trình tổng hợp kháng thể, có lẽ thông qua việc ức chế các đại thực bào
e) Những giả thuyết về sinh tổng hợp kháng thể
- Thuyết thông tin hay thuyết khuôn
Do Breinl và Haurowitz (1930) đề xướng và nhiều nhà nghiên cứu về sau phát
triển thêm như Alexander (1931), Mudd (1932), PHuling (1940), Bumett và Fenner (1949), cho rằng kháng nguyên có tác dụng đối với các tế bào có hoạt tính miễn dịch như là một cái khuôn và các kháng thể sẽ được sản xuất theo kiểu cách của khuôn đó Ban đầu, giả thuyết "khuôn trực tiếp" được đề ra cho rằng kháng nguyên vào nằm trong tế bào lymphô như là một cái khuôn mà phân tử globulin phải đến lấy mẫu ở đó Song giả thuyết đó không giải thích được nhiều hiện tượng như phản ứng nhớ, dung thứ và tê liệt miễn dịch cho nên năm 1949, Bumett và Fenner lần đầu tiên đưa ra thuyết khuôn gián tiếp cho rằng kháng nguyên là một yếu tố bên ngoài gây nên sự tổng hợp một enzym thích nghi, enzym sẽ xúc tác sự hình thành các phân tử kháng thể theo khuôn khổ của kháng nguyên
- Thuyết chọn lọc
Cho rằng kháng thể đã sẵn có trong cơ thể sinh vật đối với bất kỳ kháng nguyên
nào có trong thiên nhiên hay do con người sau này tổng hợp ra và khi kháng nguyên đột nhập vào trong cơ thể thì sẽ kết hợp với kháng thể tương ứng làm tăng cường quá trình sinh tổng hợp kháng thể đã có sẵn
Năm 1964, Bumett đưa ra giả thuyết "chọn lọc dòng tế bào" cho rằng trong mô
tuyến ức gồm hơn 10.000 tế bào khác nhau, mỗi tế bào tượng trưng cho một dòng về sau này và có khả năng tiềm tàng đổi thành tương bào sản xuất ra một loại kháng thể
Số dòng đủ để sinh ra mọi loại kháng thể đối với mọi loại kháng nguyên có thể có (tự kháng nguyên, đồng kháng nguyên và dị kháng nguyên) Riêng đối với kháng nguyên luôn luôn có mặt với một đậm độ cao như các kháng nguyên của bản thân thì chúng sẽ phá huỷ hay ức chế các tế bào tương ứng ngay từ khi còn là bào thai, cho nên cơ thể bình thường không sinh kháng thể chống các tự kháng nguyên Những dòng tế bào ấy được mệnh danh là những dòng cấm Thuyết chọn lọc dòng giải thích được nhiều hiện tượng miễn dịch như dung thứ miễn dịch, bệnh tự miễn dịch, không có gammaglobulin trong máu Song vô lý ở chỗ không thiên nhiên nào có thể dự đoán được hết
38
những kháng nguyên mà con người đã tổng hợp nên
Sau này Szilard cho rằng ADN trong mỗi tế bào có khả năng tạo ra mọi loại thoát (khoảng 30 vạn loại), mỗi thoát được ký hiệu trên một đen của chuỗi ADN gồm một
bộ phận điều hoà, một bộ phận ức chế Mỗi kháng nguyên khi vào trong tế bào có tác dụng giải ức chế cho một đến tương ứng và đen được tự do ấy sẽ quyết định tổng hợp kháng thể đặc hiệu tương ứng
Gần đây những thành tựu nghiên cứu về cấu trúc globulin miễn dịch cho thấy,
trong các chuỗi đa peptit hình thành chuỗi nặng cũng như chuỗi nhẹ đềưcó một phần tận cùng NH2 rất thay đổi về trình tự các axit quan, phần còn lại ít thay đổi, đặc biệt chính phần hay thay đổi này lại là chỗ kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên
Do đó, nhiều tác giả đã cho rằng những tế bào sinh kháng thể đều mang hai hoặc ba đến ấn định chương trình tổng hợp một kiểu globulin miễn dịch nào đó nhất định ADN của các đen đó bền vững và không bị kháng nguyên làm biến đổi Nhưng trong quá trình phân bào, các đen có thể xảy ra những biến đổi bản thân Những biến đổi ở
Trang 29các giai đoạn nucleotit ấy do trao đổi chéo gây nên, có thể tạo nên những thay đổi thứ
tự các axit quan trong phần thay đổi của các chuỗi Như vậy có thể nói, tế bào mầm
nguyên thuỷ chỉ được ấn định chương trình để sản xuất globulin miễn dịch theo một
quá trình bình thường như sản xuất các loại protein khác mà thôi nhưng sự trao đổi
chéo giữa các bên trong phân bào ở thời kỳ phôi sinh đã sản xuất ra rất nhiều các tế
bào lympho có khả năng tổng hợp những globulin miễn dịch tương tự, chỉ khác là ở
chỗ có những đoạn axit quản không giống nhau đã được thích nghi với những kháng
nguyên khác nhau
4.2.2.3 Bổ thể
Dù không phải do đáp ứng miễn dịch sinh ra nhưng bồ thể giữ vai trò quan trọng
trong phản ứng miễn dịch, vì nó kết hợp với nhiều hệ thống kháng nguyên-kháng thể
và giúp cho việc tiêu diệt kháng nguyên tốt hơn, nhanh hơn Ký hiệu bổ thể là C, bổ
thể là một phức hợp dịch thể không đặ c hiệu, có tự nhiên trong cơ thể Đó là một hệ thống gồm chín thứ men từ C1 đến C9, tác dụng dây truyền theo thứ tự 1-2-3-4-5-6-7-
8-9
Khi bổ thể liên kết với phức hợp kháng nguyên-kháng thể thì phát huy một loạt
những tác dụng sinh học của nó:
Tiêu kháng nguyên đã bị gán kháng thể đặc hiệu, nhất là nếu kháng nguyên đó là
tế bào Lần đầu tiên, người ta phát hiện tác dụng này đối với hồng cầu Khi trộn hồng
cầu cừu với kháng thể chống hồng cầu cừu (còn gọi là dung huyết lố) thì chỉ có hiện
tượng ngưng kết mà không có tan máu Nhưng nếu đem cho thêm bổ thể vào thì màng
hồng cầu sẽ bị bổ thể chọc thủng, huyết sắc tố chảy ra ngoài
- Chuẩn bị cho hiện tượng thực bào: một phức hợp kháng nguyên-kháng thể kết
hợp bổ thể dễ được các tế bào như bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào ăn đi
39
hơn là không có bổ thể Ngoài ra, sự hoạt hóa hệ thống bổ thể kéo theo hoạt hóa những
hệ thống đông máu và hệ thống khăn huyết tương làm tăng cường hoạt động thực bào
- Sự kết hợp bổ thể vào kháng thể làm tăng cường quá trình liên hợp một số kháng
nguyên tức là đẩy mạnh sự liên kết kháng nguyên-kháng thể còn tự do trong môi
trường, đặc biệt hiện tượng kết dính miễn dịch được tăng cường
4.2.2.4 Sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể
Nó là phản ứng cơ bản của quá trình miễn dịch
Cơ chế kết hợp: khi đem kháng thể trộn cùng với kháng nguyên đặc hiệu tương
ứng thì hai thứ sẽ kết hợp với nhau, nhiều khi có thể nhìn thấy được bằng một thường
dưới hình thức những hiện tượng như lên bông, kết tủa, ngưng kết
Trong trường hợp khi kháng nguyên-kháng thể kết hợp rồi mà nó lại hoà tan thì có
thể dùng những biện pháp gián tiếp như theo dõi sự tiêu thụ bổ thể, hay hấp thu kháng
nguyên hoặc kháng thể, trên mặt những hạt nhỏ (hồng cầu, hạt colodion ) lúc đó
kháng thể hoặc kháng nguyên sẽ ngưng tụ những hạt này Còn đối với kháng thể cố
định thì người ta có thể phát hiện được bằng phản ứng quá mẫn: phản ứng quá mẫn nội
bì
- Kết quả của sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể thực chất nó là một phản ứng
bảo vệ bởi vì do phản ứng này mà kháng nguyên mất tính chất lý hóa và sinh vật của
nó
Nếu kháng nguyên là vi khuẩn, vi rút thì kháng thể sẽ ngưng tụ nó lại làm cho nó
không sinh sôi nẩy nở hoặc làm cho nó bị dung giải bởi tác động của bổ thể hoặc nó bị
tiêu diệt bởi đại thực bào
Trang 30Nếu kháng nguyên là độc tố hay thoát lạ thì kháng thể sẽ kết tủa chúng lại làm mất tác dụng độc, chất tủa bị tiêu diệt Do mặt tốt này mà con người đã ứng dụng phản ứng miễn dịch trong công tác phòng và chữa bệnh
Nhưng phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể đôi khi nó làm xuất hiện một
loạt các phản ứng khác gậy hại cho cơ thể
Ví dụ: viêm đặc hiệu, rối loạn vận mạch, co thắt cơ trơn, tăng sinh tế bào Những phản ứng này về cơ bản mang tính chất bảo vệ nhưng đôi khi quá mạnh lại trở lên có hại cho cơ thể
Phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể nó cũng phóng thích ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý, tuỳ theo kháng thể kết hợp với kháng nguyên là kháng thể dịch thể hay kháng thể cố định
Các chất trung gian của kháng thể dịch thể: Khi kháng nguyên kết hợp với kháng thể dịch thể đầu tiên là nó phóng thích ra một men tiêu đạm diamin-oxydaza, men này làm cho một số chất trong tế bào phóng thích vào cơ thể gây ra hiện tượng bệnh lý:
40
+ Histamin được tế bào mastocyte và bạch cầu ái kiềm tiết ra có tác dụng tăng
tính thấm mao mạch và co cơ trơn
+ Serotonin do tiểu cầu tiết ra làm co cơ trơn, tăng tính thấm mao quản
+ SRS-A (Slow reacting substance of anaphylaxis) do các tổ chức phổi tiết ra có
tác dụng như histamin nhưng chậm hơn
+ Các khăn huyết tương chủ yếu là bradykinin, kallikinin do các men tiêu đạm
như plasmin, trypsin chuyển từ các globulin huyết tương thành Chúng có tác dụng làm tăng sức thấm mao quản tức giãn mạch
- Các chất trung gian của kháng thể cố định: khi kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thì các kháng thể được sản xuất ra nằm ngay trên bề mặt của
tế hào lympho T đó là các kháng thể cố định Nếu những kháng thể cố định này gặp những kháng nguyên lần sau thì phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể xảy ra và xảy ra ngay trên bề mặt của tế bào rồi nó giải phóng ra một số chất có hoạt tính sinh lý gọi chung là lymphôkin mà có thể kể một số chính sau:
+ Chất chuyển dạng lympho bào LTF (lymphoblastic transforming factor) làm
cho tế bào lympho nhỏ thành nguyên bào và sinh sôi nẩy nở thêm ra
+ Chất ức chế đại thực bào MIF (macrophage inhibitor factor) làm cho đại thực
bào không đi ra khỏi được chỗ kết hợp kháng nguyên-kháng thể
+ Chất hoạt hóa đại thực bào MAF (macrophage activator factor) kích thích tế bào
đại thực bào tăng hoạt động
Những hóa chất trung gian của kháng thể dịch thể cũng như lymphokin, bản thân làm tăng tuần hoàn tại chỗ và tập trung tại đó các khả năng bảo vệ cơ thể (đại thực bào,
đông máu ) nhằm nhanh chóng tiêu và loại kháng nguyên ra khỏi cơ thể Song
phản ứng bảo vệ đó nhiều khi cũng làm cho cơ thể khó chịu, đôi khi nguy hiểm nữa
4.2.3 Miễn dịch bệnh lý đại cương
Miễn dịch bệnh lý bao gồm những biểu hiện bệnh lý của kết hợp kháng nguyênkháng thể (còn gọi là dị ứng học) và những rối loạn quá trình sản xuất kháng thể
4.2.3.1 Biểu hiện bệnh lý của kết hợp kháng nguồn - kháng thể (hiện tượng quá mẫn)
Trong phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể không phải luôn luôn mang tính chất bảo vệ mà nhiều khi còn biểu hiện có hại là chính Trạng thái đó được gọi là trạng thái quá mẫn
Trang 31Trong thực nghiệm cũng như trong lâm sàng, trạng thái quá mẫn thường thông
qua các giai đoạn:
- Giai đoạn mẫn cảm: tức là lúc cơ thể nhận liều mẫn cảm cho đến lúc cơ thể nhận
41
liều phát hiện; thường từ ngày thứ bảy trở đi sau khi nhận liều mẫn cảm
- Giai đoạn quá mẫn: Sau khi nhận liều phát hiện có thể xảy ra ngay gọi là quá
mẫn nhanh khi là kháng thể dịch thể, có thể xảy ra chậm sau 2-3 ngày gọi là quá mẫn
chậm khi là kháng thể cố định
- Giai đoạn 3 : gọi là giai đoạn giải mẫn cảm, là lúc kháng nguyên mất tác dụng
gây rối loạn
a) Quá mẫn tức khắc
Tuỳ theo loại kháng thể dịch thể mà có thể có những hiện tượng quá mẫn khác
nhau đi từ phản ứng cục bộ đến những biểu hiện toàn thân Các tổn thương ở tổ chức
cũng có nhiều kiểu khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất lý học của kháng thể và vào nơi
xảy ra phản ứng Kết hợp kháng nguyên-kháng thể dịch thể tạo nên phản ứng quá mẫn
nhanh đều có một số những đặc điểm chung sau đây:
Phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm liều kháng nguyên phát hiện (thời gian có thể
tính bằng giây hay phút)
- Kết hợp kháng nguyên-kháng thể phóng thích ra các hóa chất trung gian có hoạt
tính sinh học như histamin, serotonin, SRS-A
- Phản ứng quá mẫn nhanh thường xảy ra ở những bộ phận có nhiều cơ trơn như
phế quản, thành mạch, thành ruột
Có thể có những hiện tượng quá mẫn nhanh như sau:
* Hiện tượng Arthus (sốc phản vệ cục bộ)
Đó là phản vệ nhanh tại chỗ do Arthus tìm ra (1905), biểu hiện viêm các tiểu động
mạch (vasculitis), trong phản ứng này kháng thể lưu động chủ yếu là IgE và IgM và nó
cũng có sự tham gia của bổ thể
Trong thực nghiệm: nếu đem tiêm huyết thanh ngựa cho thỏ dưới da nhiều lần,
cách nhau 5-6 ngày thì từ mũi tiêm thứ bốn, chỉ sau 15 phút đến vài giờ là bắt đầu có
phản ứng tại chỗ tiêm như viêm đỏ, phù nề, nhiều khi có kèm theo xuất huyết và hoại
tử Về mặt giải phẫu bệnh thì có viêm huyết quản, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung
tính Cơ chế sinh bệnh của hiện tượng này là do kháng nguyên có trọng lượng phân tử
lớn chưa khuếch tán vào trong lòng mạch kịp đã gặp kháng thể ngay trong gian bào;
phức hợp kháng nguyên-kháng thể này hoạt hóa yếu tố C3 của bổ thể làm cho hệ
thống đông máu và hệ thống khăn hoạt động tạo nên một ổ viêm Bạch cầu đa nhân do
viêm sẽ phóng thích ra các men gây nên tổn thương huyết quản
* Sốc phản vệ, bệnh huyết thanh và các trạng thái quá mẫn khác
Sốc phản vệ có thể tạo thành trong thực nghiệm khi người ta tiêm tĩnh mạch cho
động vật một loại protein lạ (lòng trắng trứng, huyết thanh khác loại) gây cho con vật
chết Sốc phản vệ được nhà khoa học Portier và Richet mô tả năm 1902 khi tiêm tinh
42
chất của một con hến biển cho chó lần hai, sau lần tiêm thứ nhất khoảng 14-15 ngày
thì gây chết chứ không bảo vệ được
Biểu hiện của sốc phản vệ là có sự khác nhau ở nhiều loài động vật, mà phản ứng
cơ bản của sốc là sự co thắt cơ trơn ở các bộ phận nội tạng
Ví dụ: ở chuột lang thì thấy con vật khó thở, xanh tím, giẫy giụa rồi chết, khi mổ
thấy nhu mô phổi không xẹp do phế quản bị co thắt Ở chó co thắt cơ trơn Ở tĩnh mạch
Trang 32đặc biệt là tĩnh mạch gan, cho nên chó đau, tụ máu ở gan, giảm huyết áp ở các cơ quan khác dẫn tới chết Còn ở ngựa, mèo, chuột nhắt biểu hiện giống chuột lang Ở chuột cống tăng tính thấm thành mạch dẫn tới xuất huyết, ở thỏ tụ máu ở động mạch phổi giãn tâm thất phải
Khi quan sát trên kính hiển vi các phức hợp kháng nguyên - kháng thể lắng đọng trên mao mạch phổi, kéo theo sự tụ tập các bạch cầu, các tiểu cầu làm tăng huyết áp phổi hình thành các huyết khối làm cho máu không lưu thông được và ứ lại dẫn tới lấp quản và chết
Ở người có một trạng thái bệnh lý tương tự gọi là bệnh huyết thanh, gặp khi tiêm huyết thanh điều trị dị loại (huyết thanh ngựa chống uốn ván, chống bạch hầu ) Tất nhiên bệnh huyết thanh điển hình xảy ra ở những người đã dùng huyết thanh điều trị dị loại một lần trước rồi, trong cơ thể đã sẵn có kháng thể chống lại Triệu chứng xảy ra mạnh, rất cấp tính và bệnh nhân có thể chết do sốc Nhưng có loại bệnh huyết thanh xảy ra ngay khi tiêm huyết thanh điều trị lần đầu tiên, triệu chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 6 sau khi tiêm với nổi mẩn, phát ban, đau khớp, đái ra albumin
Dị ứng nhanh là hiện tượng quá mẫn tức khắc, thường chỉ xảy ra trên người một
cách bất thường Kháng nguyên là loại yếu và xâm nhập theo đường tự nhiên (hô hấp, tiêu hóa ) và từ từ Biểu hiện bệnh lý thường co thắt cơ trơn và hội chứng viêm
Về lâm sàng, dị ứng nhanh bao gồm rất nhiều bệnh ở các cơ quan khác nhau Có thể kể một số trường hợp sau:
+ Ở mắt: phù mi mắt dị ứng, phù võng mạc, viêm giác mạc dị ứng
+ Ở mũi: viêm mũi dị ứng có phù niêm mạc tiết dịch chứa nhiều bạch cầu ưa axit,
niêm mạc quá sản, sần sùi, nếu có nhiễm khuẩn phụ thì sẽ chảy mủ
+ Ở tai: viêm tai, viêm tiền đình dị ứng
+ Ở phổi: hen phế quản (co thắt phế quản, phù và tiết dịch làm hẹp thêm lòng phế
quản gây tiếng rên, khó thở, xanh tím, thường xảy ra sớm trước 20 tuổi)
+ Ở da: viêm da dị ứng, nổi mề đay, lở sơn
+ Ở đường tiêu hóa: viêm mồm, viêm dạ dầy, ruột, nôn theo chu kỳ
+ Ở khớp: viêm phù khớp, các thể thoái hóa khớp
+ Ở thần kinh: nhức đầu kiểu bán thiên đầu thống, co giật thể động kinh, sốt mùa
43
(sốt theo mùa vì có lẽ kháng nguyên là phấn hoa, phù niêm mạc mắt, mũi, thâm nhiễm bạch cầu ưa axit, tăng tiết dịch)
+ Ở máu: ban xuất huyết, giảm tiểu cầu, bạch cầu
- Về cơ chế của sốc phản vệ cũng như bệnh huyết thành hay các trạng thái dị ứng nhanh là do kết hợp kháng nguyên-kháng thể (IgG, IgM và IgE) Tuỳ theo loại kháng thể nào 'à chủ yếu mà ta có thể có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau IgE có ái tính mạnh với tế bào nên thường bám vào các tế bào chung quanh các cơ trơn cho nên nếu kháng thể này chiếm địa vị trội thì các phản ứng xảy ra ở mặt tế bào và các biểu hiện có tính chất phản vệ rõ rệt (co thắt cơ trơn, tăng tiết dịch ) Nếu là các kháng thể IgG, IgM thì chủ yếu hình thành những phức hợp miễn dịch tuần hoàn trong máu rồi lắng đọng ở một tổ chức, cơ quan nào đó tạo nên một trạng thái bệnh lý mà hiện này các tác giả gọi
là "bệnh các phức hợp miễn dịch" Các phức hợp này lắng đọng ở đâu sẽ kẻo các tế bào lymphô đến đó và tiết ra lymphôkin, phức hợp còn hoạt hóa C3 của bổ thể theo con đường tắt, từ đó có thể gây tan tế bào, kẻo các bạch cầu đa nhân trung tính tiết các men tiêu đạm, hoạt hóa hệ thống đông máu, gây đọng fibrin tại chỗ và phóng thích các khăn huyết tương Tất cả những thay đổi này sẽ gây viêm tại chỗ
Trang 33Dị ứng thuốc: một số thuốc khi vào cơ thể có khả năng gắn với protein của cơ thể tạo thành một kháng nguyên hoàn toàn, kích thích cơ thể sinh kháng thể dịch thể hay tế bào
Ví dụ: thuốc penicilin khi vào cơ thể thoái hóa thành nhóm penicilloyl gây dị ứng
nhanh có thể làm chết người
b) Quá mẫn chậm trễ
Hiện tượng quá mẫn chậm trễ cũng nằm trong miễn dịch qua trung gian tế bào Đó
là phản ứng đặc biệt ở da, xảy ra 24-48 giờ sau khi cơ thể mẫn cảm có tiếp xúc với
kháng nguyên đặc hiệu Trong máu của cơ thể bị quá mẫn chậm trễ không phát hiện được kháng thể dịch thể cho nên không truyền thụ động bằng huyết thanh được Những kháng nguyên gây ra quá mẫn chậm trễ rất khác nhau nhưng thường là những kháng nguyên không hoà tan, ít có khả năng khuếch tán trong toàn cơ thể vật chủ, ví
dụ như những kháng nguyên tế bào
Sau đây là liệt kê một số kháng nguyên gây quá mẫn chậm trễ hay gặp:
- Kháng nguyên vi sinh vật: Tuberculin (lao); typhoidin (thương hàn); độc tố bạch
hầu trong phản ứng Schick; Vi rút đậu; kháng nguyên nấm: histoplasmin,
coccidiomicin; kháng nguyên đơn bào (bệnh do leishmania)
- Kháng nguyên côn trùng: dịch tiết của muỗi, ong
- Kháng nguyên tổ chức dị loại (trong phản ứng loại thải mảnh ghép)
- Bán kháng nguyên gây dị ứng do tiếp xúc như hóa chất
- Một số tự kháng nguyên trong bệnh tự miễn
44
Điển hình trong dị ứng chậm là phản ứng tuberculin Sau 48 giờ khi tiêm nội bì
0,1ml tuberculin thì nếu có phản ứng, vật chủ có thể sốt nhẹ, chỗ tiêm sẽ viêm đỏ,
cứng; về mặt giải phẫu bệnh lý thì có thâm nhiễm tế bào lymphô quanh và bên trong các mao quản Phản ứng này cũng có thể truyền thụ động bằng hỗn dịch tế bào lymphô
đã mẫn cam
Dị ứng chậm do hóa chất xảy ra khi tiếp xúc nhiều lần với hóa chất như thuốc, chất
dẻo, cao su, xà phòng thì bị nổi mẩn, sung huyết, nổi phồng gây hiện tượng viêm kiểu eczema Tại chỗ viêm có tổn thương nội bì, phù tế bào và thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân
Cơ chế sinh bệnh của phản ứng dị ứng chậm: Kháng nguyên khi gặp tế bào
lymphô đã mẫn cảm thì sinh ra hai kết quả:
+ Kết hợp kháng nguyên-kháng thể hoạt hóa bổ thể kéo theo hoạt hóa hệ thống đông
máu và khán huyết tương như trong kết hợp kháng nguyên với kháng thể dịch thể
+ Kết hợp đó làm tế bào lymphô tiết ra những lymphôkin tạo nên một loạt các
phản ứng tế bào (ức chế dị tản, hoạt hóa đại thực bào, chuyển dạng lymphô bào )
Phản ứng loại thải mảnh ghép: Trên cơ thể động vật khi tiến hành ghép các tổ
chức mà các tổ chức đó là dị đen thì sẽ xảy ra phản ứng loại thải tổ chức ghép ra khỏi vật chủ, hiện tượng đó gọi là hiện tượng loại thải mảnh ghép
Trong quá trình thực hiện khi ghép một tổ chức cho vật chủ mà khác trên người ta
nhận thấy sau 1 -2 ngày mảnh ghép liền và chung sống với vật chủ nhưng mà kéo dài 1 -2 tuần chỗ ghép thâm nhiễm các tế bào lympho T, các đại thực bào, làm các mạch
quản tại chỗ ghép có hiện tượng đông máu, hình thành các huyết khối gây tắc mạch, phù, mảnh ghép không được nuôi dưỡng hoại tử và bong khỏi vật chủ, nếu tiếp tục
ghép lại thì mảnh ghép lại bong nhanh hơn
Hiện nay người ta có thể ghép da, ghép thận cho các cá thể và mảnh ghép chính là
của cá thể đó hoặc mảnh ghép đồng tiền với vật chủ (ghép của hai vật sinh đôi cùng trứng) Việc ghép da, ghép thận phải có kỹ thuật tiên tiến, dùng các phương pháp ức
Trang 34chế miễn dịch bằng các hóa chất, các tia phóng xạ thì mảnh ghép tồn tại được lâu hơn
Bảng 2 So sánh sự khác nhau giữa quá mẫn tức khắc và quá mẫn chậm trễ
Quá mẫn tức khắc Quá mẫn chậm trễ
- Xảy ra nhanh
- Kháng thể dịch thể
- Hoá chất trung gian
-Truyền thụ động bằng huyết thanh
- Phức hợp KN-KT đi tới đâu gây
- Truyền thụ động bằng hôn dịch tế bào
- KN-tế bào mẫn cảm gây bệnh tại chỗ có
kháng nguyên
- Loại: Dị ứng chậm, loại ghép
45
4.2.3.2 Rối loạn quá trình sản xuất kháng thể
a) Thiểu năng miễn dịch
Là trạng thái bệnh lý trong đó đáp ứng miễn địch của cơ thể giảm sút hoặc không
có Sự thiếu hụt này có thể toàn bộ hay bộ phận đối với miễn dịch dịch thể hoặc đối với miễn dịch qua trung gian tế bào thôi Nó có thể là bẩm sinh hay mắc phải, hay là thiếu hụt không đặc hiệu như thiếu bổ thể
- Suy giảm miễn địch bẩm sinh:
+ Cơ thể động vật sinh ra thiếu tế bào M hoặc là tế bào này có rất ừ, nó giảm toàn
bộ cả hai loại tế bào lympho B và T Trong cơ thể hầu như hoàn toàn không có tổ chức dạng lymphô, trong máu không có globulin miễn dịch Các phản ứng đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào đều không thấy có Cho nên con vật dễ bị chết vì nhiễm trùng
+ Thiếu tế bào lympho T: không có tuyến hay có mà không có tiểu thể Hassal nên hệ
thống lymphô T không có, những phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào không có, những phản ứng miễn dịch dịch thể vẫn còn Con vật cũng hay bị nhiễm khuẩn mà chết
+ Thiếu tế bào lympho B: Biểu hiện ngay trong huyết thanh thiếu gamma
globulin Bệnh này người ta thấy cũng có thể do di truyền mà thiếu B lympho bào, từ
đó người ta thấy bốn loại kháng thể IgM, IgA, IgD, IgE không có, còn IgG có ít bằng 10% bình thường dẫn đến không có đáp ứng miễn dịch dịch thể, làm cơ thể luôn
nhiễm bệnh, nếu có bổ sung y-globulin cũng chỉ kéo dài trong vài tháng
- Suy giảm miễn dịch do tác động từ bên ngoài
+ Do nhiễm các vi rút mà nó xâm nhiễm vào hệ thống miễn dịch (ở người nhiễm
vi rút HIV - Hu man Immunodeficiency Virus) gây bệnh AIDS (Acquired
lmmunodeficiency Syndrome)
Vi rút: IBD virus (Infectious Bursal Disease), vi rút leuko, vi rút Marek tấn công
túi fabricius
+ Ngoài ra một số vi rút không tấn công vào hệ thống miễn dịch nhưng đóng vai
trò tòng phạm như vi rút Ca rê ở chó, vi rút dịch tả lợn, vi rút dịch tả trâu bò làm giảm sức đề kháng của cơ thể
Trang 35+ Suy giảm hệ thống miễn dịch còn do các hạch ung thư như u ác tính dòng
lympho, u tuỷ xương
+ Các hóa chất độc vô cơ và hữu cơ đều tác động làm diệt tế bào, chống phân bào,
chống chuyển hóa
+ Các chất phóng xạ với liều lớn: tia X, tia γ
+ Dinh dưỡng: đói, hư thận, ỉa chảy mạnh, xơ gan cổ chướng đều có khả năng
làm suy giảm miễn dịch
46
b) Dung nạp miễn dịch
Tức là hiện tượng không có miễn dịch đặc hiệu đối với một số kháng nguyên, mà các kháng nguyên này đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ từ lúc miễn dịch chưa trưởng thành: ở giai đoạn bào thai, sơ sinh; lần sau xâm nhập vào cơ thể vật chủ thì vật chủ không sản xuất ra kháng thể để chống lại kháng nguyên đó
Trong tự nhiên hiện tượng dung nạp miễn dịch xảy ra ở hai trẻ hoặc hai vật sinh
đôi đồng tiền cùng trưng do Owen tìm ra năm 1950
Trong thực nghiệm nhà khoa học Medawar (1951) đã lấy tế bào lách, tuỷ, hạch
của giống chuột CBA có màu lông nâu tiêm vào thai 7 ngày của giống chuột A có màu lông trắng Sau đó khi chuột A ra đời và trưởng thành được hai tháng thì ông lấy da chuột CBA nâu ghép lên trên những con chuột A trắng đã được chuẩn bị này Việc ghép đã thành công; trái lại nhóm đối chứng gồm những con chuột A không chuẩn bị thì mảnh ghép bị loại thải như ghép dị loại khác
Người ta có thể đưa kháng nguyên cùng với các chất ức chế miễn dịch thì có hiện tượng dung nạp miễn dịch không lâu Còn nếu đưa kháng nguyên quá ít hoặc quá cao thì cơ thể không sản sinh ra kháng thể gọi là hiện tượng ức chế miễn dịch
Cơ chế của hiện tượng dung nạp miễn dịch: Nhiều tác giả đã cho rằng: khi đưa
một kháng nguyên vào cơ thể trong thời kỳ bào thai (miễn dịch chưa trưởng thành) cho nên khi tiếp xúc với kháng nguyên nó không thể phân biệt được đó là kháng nguyên của bản thân hay của cơ thể khác, do đó không sản sinh ra kháng thể mà còn coi đó là thành phần của bản thân mình, do vậy khi đưa kháng nguyên đó vào cơ thể đã không sản sinh ra kháng thể mà dung nạp kháng nguyên đó
c) Suy giảm bổ thể (Complement deficiencies)
Chỉ thấy ở người, chuột lang, chuột nhắt và thỏ Ở người trong thành phần thiếu
C5, C3 do tái nhiễm khuẩn nhiều lần và hiện tượng này chỉ thấy ở một số cơ thể; ở chuột nhắt thấy thiếu C5; chuột lang thấy thiếu C4; ở thỏ thấy thiếu CO, biểu hiện là tăng độ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng
d) Giảm chức năng thực bào của đại thực bào (Macrophage) và tiểu thực bào
(Microphage)
Chủ yếu là do thiếu men NADPH oxydaza trong các tế bào thực bào làm cho các chức năng tiêu tế bào của tế bào thực bào giảm (thấy xuất hiện ở người)
e) Rối loạn sản xuất kháng thể
Bệnh tự miễn dịch: là hiện tượng đặc biệt của cơ thể sản xuất ra kháng thể hoặc
sản xuất ra các tế bào lympho T miễn dịch để chống lại mô bào hay là các cơ quan là thành phần của chính mình
Ở một số bệnh: viêm cầu thận do cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại màng cơ
47
bản gây viêm thận, hoặc bệnh viêm tinh hoàn vô tinh trùng hoặc viêm khớp dạng thấp
Và người ta có thể gây bệnh thực nghiệm bằng cách (ông Mansugi) dùng huyết thanh
Trang 36vịt có kháng thể chống thận thỏ tiêm cho thỏ dẫn đến làm viêm thận thỏ Còn ông Cavelti dùng thận thỏ cộng với độc tố của liên cầu khuẩn tiêm cho thỏ gây viêm thận thỏ
Về cơ chế, có nhiều giả thuyết đã giải thích hiện tượng này như:
- Kháng nguyên lạ cùng có cấu trúc với kháng nguyên của bản thân hoặc là có cấu trúc gần giống cho nên cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên lạ, đồng thời dẫn tới chống lại chính bản thân nó
- Có sự giải ức chế dòng lympho bị cấm cũng là do nhiễm khuẩn, mà các dòng
lympho bị cấm tự sinh ra kháng thể
Hiện nay người ta giải thích có thể do yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh sinh
tự mẫn cảm Còn gần đây người ta lại cho rằng có sự rối loạn cân bằng giữa lympho bào T và lympho bào B sinh ra kháng thể chống lại bản thân
Rối loạn globulin miễn địch là bệnh ác tính mà nó sản xuất ra globulin đặc biệt (in đặc biệt) có cấu trúc gần giống IgA, IgE, IgG, IgD, IgM nhưng không có khả năng đáp ứng miễn dịch, vì thế cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn (thường gặp ở những người già mà phát hiện ra bằng phương pháp điện di)
48
Chương 2
SINH LÝ BỆNH CÁC QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ CHUNG
1 RỐI LOẠN TUẦN HOÀN CỤC BỘ
Tuần hoàn trong các cơ quan và trong các tổ chức cũng có thể thay đổi trong
những điều kiện sinh lý khác nhau Khi một cơ quan nào đó tăng hoạt động thì tuần hoàn nơi đó cũng tăng cường Ví dụ: Khi cơ bắp làm việc nhiều thì lượng máu tới các
cơ tăng lên gấp bội hoặc khi tiêu hóa thức ăn ở dạ dầy thì máu tới dạ dầy tăng lên Tuần hoàn cục bộ ở mỗi cơ quan và tổ chức liên quan chặt chẽ tới tuần hoàn
chung của toàn cơ thể Nếu lượng máu tăng ở cơ quan tổ chức nào đó thì lượng máu ở nơi khác sẽ giảm đi Cho nên trong trường hợp sinh lý bình thường sự thay đổi chỉ nằm trong lĩnh vực dao động sinh lý bình thường và nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường Trong trường hợp bệnh lý sự thay đổi, rối loạn tuần hoàn phải do nguyên nhân hoặc bên trong hoặc bên ngoài kích thích Rối loạn tuần hoàn cục bộ có thể biểu hiện qua rối loạn tuần hoàn chung của hệ tim mạch và ngược lại rối loạn tuần hoàn chung cũng có thể dẫn tới những biến đổi tuần hoàn của từng cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể
Sự điều khiển tuần hoàn, trương lực mạch quản gián tiếp là hệ thần kinh thông qua dịch thể đó là tiết tố của tuyến thượng thận, tuyến yên Vì vậy rối loạn tuần hoàn cục
bộ có thể xảy ra do rối loạn chức năng của bán cầu đại não, của các trung khu thực vật
và các đầu mút thần kinh thực vật ngoại vi nằm trên các mạch quản
Các chất có hoạt tính sinh lý trong cơ thể tiết ra trong quá trình miễn dịch, quá
trình viêm như: axetylcholin, các quan như: histamin, typHmin, adenosin triphosphat, axit lactic các chất này tác động lên mạch quản thông qua cung phản xạ hoặc gián tiếp tác động lên thần kinh co cơ ở mạch quản ảnh hưởng đến trương lực mạch quản
Ví dụ: histamin gây co các tiểu động mạch, giãn các mao mạch; axetylcholin gây giãn tiểu động mạch; adrenalin gây co mạch ở da và giãn mạch vành
Rối loạn tuần hoàn cục bộ có thể xuất hiện do thay đổi thành phần các chất điện giải, nồng độ axit, đặc biệt là nồng độ của con H+ Khi tăng độ axit động mạch giãn, còn khi tăng độ kiềm động mạch co, với tĩnh mạch thì ngược lại tăng độ axit co mạch, tăng độ kiềm giãn mạch Rối loạn tuần hoàn cục bộ thường mang những đặc tính khác
Trang 37nhau, thường biểu hiện một số hiện tượng sau đây:
1.1 Sung huyết cục bộ (local Hypercmia)
Sung huyết là hiện tượng tăng lượng máu ở cơ quan, tổ chức cục bộ trong cơ thể
Có hai loại sung huyết: sung huyết động mạch và sung huyết tĩnh mạnh
1.1.1 Sung huyết động mạch (Artenal Hyperemia)
49
1.1.1.1 Khái niệm
Máu ở động mạch ứ đầy ở cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể do các tiểu động mạch, mao mạch giãn ra máu dồn vào nhiều, trong khi đó dòng máu chuyển đi (về tim) vẫn bình thường
Ví dụ: viêm đỏ, đi nắng mặt đỏ, xấu hổ mặt đỏ, bỏng, xoa dầu nóng, ngâm chân vào nước nóng do sung huyết động mạch
1.1.1.2 Nguyên nhân gây sung huyết động mạch
Do những kích thích như: cơ học (khi ở một bộ phận nào đó trong cơ thể bị tác động bởi một lực cơ học thì tại nơi đó sẽ bị sung huyết động mạch), hóa học, lý học (các tia phóng xạ tác động; trong cơ thể nơi nào bị kiềm hoặc a xít mạnh tác động thì nơi đó bị sung huyết động mạch), sinh vật học (do tác động của độc tố vi khuẩn);
- Do tăng độ mẫn cảm của mạch quản đối với kích thích bình thường (mẫn cảm dị ứng mẫn cảm với ánh sáng);
- Do tác động trực tiếp lên thần kinh điều khiển mạch quản, trung khu vận mạch hoặc thần kinh thực vật
1.1.1.3 Biểu hiện bên ngoài của sung huyết động mạch
- Nơi sung huyết có màu đỏ xuất hiện do tăng hàm lượng máu ở động mạch, mà máu động mạch mang nhiều oxy nên máu đỏ tươi;
- Các động mạch, tiểu động mạch, tiểu mao mạch giãn rất rộng;
Tăng số lượng mạch quản có thể nhìn thấy;
Bắt được mạch từ các động mạch nhỏ do máu chứa đầy trong mạch quản và huyết
áp tăng;
- Tăng nhiệt độ nơi sung huyết do tăng dòng máu đến và tăng quá trình trao đổi - Vùng sung huyết hơi sưng do giãn mạch tăng tạo lâm ba, có khi cả đau do thần kinh cảm giác bị kích thích
1.1.1.4 Cơ chế sung huyết động mạch
- Cơ chế phản xạ thần kinh: sung huyết phát sinh do tác động kích thích vào cơ quan nhận cảm, các yếu tố lý hóa học tác động nên bộ phận nội ngoại cảm thụ thông qua cung phản xạ điều khiển thần kinh co giãn mạch, làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, ức chế thần kinh co mạch Kích thích lâu có thể gây liệt các cơ co mạch
- Cơ chế tổn thương thần kinh: do thần kinh co mạch bị tổn thương như liệt thần kinh co mạch ngoại vi hay tổn thương trung khu, trong thực nghiệm nếu cắt thần kinh giao cảm ở cổ thỏ hoặc cắt bỏ hạch giao cảm ở cổ gây sung huyết một nửa đầu tương ứng biểu hiện ở tai thỏ
1.1.1.5 Hậu quả
50
- Hậu quả tết: Nơi sung huyết lượng máu được dồn đến nhiều từ đó tăng cường quá trình trao đổi chất, lượng oxy được tăng và chất dinh dưỡng cũng tăng hơn bình thường từ đó cơ năng hoạt động của tổ chức cũng được tăng cường Bên cạnh đó nó còn tăng cường chống độc và thải chất độc Trong trường hợp cơ thể bị bệnh lý thì sung huyết động mạnh là phản ứng thích ứng của cơ thể đối với quá trình bệnh, đặc
Trang 38biệt nó có ý nghĩa lớn trong việc thành lập tuần hoàn nhánh bên, do đó có thể cung cấp
đủ lượng máu cho cơ quan bị,bệnh
- Hậu quả xấu: Nếu sung huyết lâu gây hiện tượng xuất huyết, mà đặc biệt nếu
xuất huyết não dễ gây hiện tượng tử vong Sung huyết chèn ép cơ năng của các cơ quan khác Sung huyết lan rộng thì gây bần huyết ở một số cơ quan khác Nếu sung huyết động mạch kéo dài gây sung huyết tĩnh mạch
1.1.2 Sung huyết tĩnh mạch (Venous Hyperemia hay Congestion)
Hiện tượng sung huyết tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể,
có thể biểu hiện cấp tính hay mãn tính
1.1.2.1 Khái niệm
Sung huyết tĩnh mạch là hiện tượng xảy ra khi các dòng máu chảy về tim bị trở
ngại nhưng lượng máu động mạch tới vẫn không thay đổi
Khi sung huyết tĩnh mạch biểu hiện giãn mạch quản đến cực độ và hay phù do
máu dồn ở tĩnh mạch nhiều, do áp lực thuỷ tĩnh có xu thế tác động vào thành mạch quản, oxy đến nuôi dưỡng tĩnh mạch kém dẫn tới tế bào bị tổn thương làm cho tổ chức liên kết, tế bào giãn ra làm thoát nước ra ngoài
1.1.2.2 Nguyên nhân gây sung huyết tĩnh mạch
- Cản trở dòng máu về tim do huyết khối trong lòng tĩnh mạch hoặc tắc mạch do lấp quản;
- Tĩnh mạch bị chèn ép do u sẹo, do thai nghén, do trói buộc ;
- Do tăng tính thấm thành mạch, nước trong lòng mạch quản ra ngoài nhiều (trong viêm, trong ngộ độc);
- Bệnh tim trong trường hợp tổn thương tâm thất phải dòng máu chảy về tim
chậm, ứ máu trong các tĩnh mạch ở chi phần thấp của cơ thể;
- Rối loạn chức năng của phổi kết hợp với sự thay đổi áp suất trong cản trở máu về tĩnh mạch chủ gây sung huyết tĩnh mạch ở các phần thấp của cơ thể
1.1.2.3 Biểu hiện bên ngoài của sung huyết tĩnh mạch
- Nơi sung huyết tĩnh mạch có màu xanh tím (cyanosis) do máu ứ đọng thiếu oxy, cacbonhemoglobin tăng cao trong máu
- Nhiệt độ nơi sung huyết hạ do chuyển hóa kém dẫn đến tạo nhiệt kém, mạch
51
quản giãn làm tăng thải nhiệt, rối loạn trao đổi chất, giảm tạo nhiệt
Thể tích cơ quan bị sung huyết tăng lên, mạch quản giãn hết mức lại chứa đầy
máu, trong tổ chức dịch thẩm xuất và các thành phần của máu thấm ra gây phù nề, mất tính đàn hồi nên ấn tay vào để lại vết lõm
1.1.2.4 Hậu quả
- Từ sung huyết tĩnh mạch có thể dẫn tới ứ máu ở tĩnh mạch (venous stasis) từ đó dẫn tới rối loạn dinh dưỡng tổ chức, rối loạn các quá trình oxy hóa, ứ trệ các sản phẩm độc gây nhiễm độc và dẫn tới quá trình hoại tử tổ chức, các tế bào nhu mô bì chèn ép gây rối loạn dinh dưỡng dẫn tới teo (atrophy), phát triển tổ chức xơ làm cho cơ quan
đó dầy lên và cứng (như ở gan, phổi thận)
- Đặc biệt rối loạn hoạt động của hệ thống tim mạch dẫn tới tắc các tĩnh mạch lớn, huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch cửa có thể giãn khối lượng máu lớn dồn vào xuất hiện sung huyết tĩnh mạch ở xoang bụng, làm giảm huyết áp động mạch gây rối loạn hoạt động của tim phổi và các cơ quan khác do thiếu máu Đặc biệt thiếu máu ở vỏ não
có thể dẫn tới gây liệt hô hấp gây tử vong
Tuy nhiên trong một trường mực nào đó sung huyết tĩnh mạch cũng có những ảnh
Trang 39hưởng tết, ví dụ: Làm chậm quá trình nhiễm khuẩn bằng cách tạo nên một sung huyết tĩnh mạch ở một bộ phận nào đó gây bất lợi cho sự phát triển của vi sinh vật
1.2 Ứ huyết (Stasis)
1.2.1 Khái niệm
Ứ huyết là dòng máu ngừng chảy ứ lại trong các mao quản, tiểu động mạch và
tĩnh mạch nhỏ cùng với hiện tượng giãn mạch quá mức, chứa đầy các tế bào máu đặc biệt là các hồng cầu kết dính lại với nhau thành từng chuỗi
1.2.2 Cơ chế
Khi ứ máu các tổ chức nơi ứ máu rối loạn trao đổi chất nghiêm trọng, các sản
phẩm chuyển hóa trung gian tích tụ (axit hữu cơ, các chất có hoạt tính sinh lý:
histamin) Một mặt làm giảm trương lực mạch quản gây giãn mạch, mặt khác làm tổn thương thành mạch, nước thoát ra ngoài làm máu cô đặc và mặt nữa các chất mang tính chất toan tính tác động làm cho tế bào nội mạc huyết quản trương to, nước ra ngoài làm mạch quản xẹp dẫn tới ứ máu
1.2.3 Hậu quả
- Nếu ứ máu trong thời gian ngắn, thành mạch và các thành phần của máu chùn biến đổi nghiêm trọng, tuần hoàn có thể hồi phục lại được thì dần dần các dịch thẩm xuất ra ngoài được hấp thu, máu lại được lưu thông
- Còn nếu như rối loạn trầm trọng về dinh dưỡng và nghiêm trọng về chức năng thì dẫn đến xuất hiện hoại tử tổ chức Nếu ứ máu ở các cơ quan quan trọng như não,
1.3.3 Biểu hiện của thiếu máu cục bộ
- Thường các cơ quan, tổ chức thiếu máu bị nhợt nhạt do các mạch quản và các mao mạch nhỏ co lại Gia súc biểu hiện rõ nhất là ở mắt, mũi, mồm, niêm mạc
- Nhiệt độ hạ do trao đổi chất giảm
- Giảm thể tích của các cơ quan vì thiếu lượng máu và lượng lympho
Cảm giác đau tê, các đầu mút thần kinh bị kích thích, do rối loạn dinh dưỡng tích
tụ sản phẩm trao đổi trung gian
- Giảm hoạt động của cơ quan do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng dẫn đến rối loạn dinh dưỡng tế bào và có thể dẫn tới liệt, đặc biệt cơ tim và các cơ quan ở xoang bụng Trường hợp thiếu máu ở vỏ não dẫn tới liệt hô hấp và nếu thiếu máu nhiều dẫn đến tử vong
1.3.4 Hậu quả của thiếu máu cục bộ
Phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tốc độ gây thiếu máu hoặc thời gian gây thiếu máu càng nhanh thì hậu quả càng
Trang 40xấu bởi lẽ các tuần hoàn nhánh bên chưa kịp thành lập dẫn đến dễ gây hoại tử tổ chức
- Tuần hoàn nhánh bên có được thành lập hay không: thường các động mạch ở các
cơ quan như não, tim thì ít có tuần hoàn nhánh bên cho nên khi thiếu máu rất nguy hiểm có thể gây tử vong Những nơi khác: mông và các chi thì động mạch có nhiều nhánh bên, do đó khi xảy ra thiếu máu cục bộ, tuần hoàn nhánh bên sẽ phát triển và thường không gây nguy hiểm lắm
- Trạng thái của thành mạch quản có ảnh hưởng lớn bởi vì khi động mạch có bệnh biến như xơ cứng động mạch làm mất tính đàn hồi, do vậy khi xảy ra thiếu máu những nơi đó khó thành lập tuần hoàn nhành bên
53
- Do tính mẫn cảm của tổ chức: Trong cơ thể thì thần kinh mẫn cảm nhất với sự
thiếu máu sau đó đến các cơ quan nội tạng rồi đến các cơ quan khác
1.4 Nhồi huyết (Infarction)
1.4.1 Khái niệm
Nhồi huyết là hiện tượng hoại tử tổ chức ở một vùng nào đó do mạch quản bị tắc nghẽn mà tuần hoàn nhánh bên không hồi phục lại được (trong trường hợp do huyết khối lấp quản, hay co mạch trong một thời gian dài)
Ví dụ: Bệnh dịch tả lợn lách nhồi huyết hình răng cưa
1.4 2 Cơ chế phát sinh nhồi huyết
Phát sinh nhồi huyết đó là do sự thiếu máu, thiếu oxy tổ chức bị hoại tử Nhồi
huyết thường có hai dạng: nhồi huyết trắng (nhồi huyết do thiếu máu) và nhồi huyết đỏ (nhồi huyết do xuất huyết)
- Nhồi huyết trắng thường xuất hiện ở thận, lách, tim, não, ở những nơi mà tuần
hoàn nhánh bên phát triển ít, nơi hoại tử có màu trắng xám thường do thiếu máu, các mạch quản co thắt máu bị đẩy khỏi vùng hoại tử ra các tổ chức xung quanh
- Nhồi huyết đỏ thường gặp ở phổi, ruột cũng đôi khi thấy ở não, nó được tạo ra
do sự xâm nhập của máu vào vùng hoại tử theo tuần hoàn nhánh bên, cũng có trường hợp là do tăng huyết áp ở tĩnh mạch, máu theo đường mao tĩnh mạch dồn tới nhưng tuần hoàn nhánh bên không đủ để khôi phục được mà trái lại bị tác động lên thành mạch do rối loạn dinh dưỡng làm cho tính thấm thành mạch tăng, hồng cầu và các thành phần của máu từ lòng mạch thoát ra vùng hoại tử và nhuộm đỏ vùng hoại tử
1.4.3 Hậu quả
Nhồi huyết dẫn tới rối loạn chức năng của cơ quan hay tổ chức Thường dưới tác động của các men, nếu nhồi huyết nhỏ có thể tan ra tạo thành sẹo hoặc nếu bị nhiễm khuẩn tạo thành ổ mủ
1.5 Xuất huyết (Hemorrhage)
1.5.1 Khái niệm
Máu phải chảy ra ngoài huyết quản hay tim vào tổ chức xung quanh gọi là xuất
huyết hay chảy máu Nếu chảy máu ra ngoài cơ thể gọi là xuất huyết ngoại, nếu chảy máu vào trong cơ thể gọi là xuất huyết nội, nếu xuất huyết nội ở não gây nên biến chứng chèn ép vào não rất nguy hiểm
Có nhiều loại xuất huyết: xuất huyết động mạch, xuất huyết tĩnh mạch, xuất huyết mao mạch, xuất huyết nhu mô Xuất huyết tĩnh mạch đặc biệt hay mất sự cân bằng của máu, nó cũng dẫn đến thiếu máu toàn bộ cơ thể
1.5.2 Nguyên nhân gây xuất huyết
54
Nguyên nhân sinh lý: gặp trong hành kinh