Sung huyết cục bộ (local Hypercmia)

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 37 - 39)

1. Rối loạn tuần hoàn cục bộ

1.1.Sung huyết cục bộ (local Hypercmia)

Sung huyết là hiện tượng tăng lượng máu ở cơ quan, tổ chức cục bộ trong cơ thể. Có hai loại sung huyết: sung huyết động mạch và sung huyết tĩnh mạnh

1.1.1. Sung huyết động mch (Artenal Hyperemia)

49

1.1.1.1. Khái niệm

Máu ởđộng mạch ứđầy ở cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể do các tiểu động mạch, mao mạch giãn ra máu dồn vào nhiều, trong khi đó dòng máu chuyển đi (về

tim) vẫn bình thường.

Ví dụ: viêm đỏ, đi nắng mặt đỏ, xấu hổ mặt đỏ, bỏng, xoa dầu nóng, ngâm chân vào nước nóng... do sung huyết động mạch.

1.1.1.2. Nguyên nhân gây sung huyết động mạch

Do những kích thích như: cơ học (khi ở một bộ phận nào đó trong cơ thể bị tác

động bởi một lực cơ học thì tại nơi đó sẽ bị sung huyết động mạch), hóa học, lý học (các tia phóng xạ tác động; trong cơ thể nơi nào bị kiềm hoặc a xít mạnh tác động thì nơi đó bị sung huyết động mạch), sinh vật học (do tác động của độc tố vi khuẩn); - Do tăng độ mẫn cảm của mạch quản đối với kích thích bình thường (mẫn cảm dị ứng mẫn cảm với ánh sáng);

- Do tác động trực tiếp lên thần kinh điều khiển mạch quản, trung khu vận mạch hoặc thần kinh thực vật.

1.1.1.3. Biểu hiện bên ngoài của sung huyết động mạch

- Nơi sung huyết có màu đỏ xuất hiện do tăng hàm lượng máu ởđộng mạch, mà máu động mạch mang nhiều oxy nên máu đỏ tươi;

- Các động mạch, tiểu động mạch, tiểu mao mạch giãn rất rộng; Tăng số lượng mạch quản có thể nhìn thấy;

Bắt được mạch từ các động mạch nhỏ do máu chứa đầy trong mạch quản và huyết áp tăng;

- Tăng nhiệt độ nơi sung huyết do tăng dòng máu đến và tăng quá trình trao đổi - Vùng sung huyết hơi sưng do giãn mạch tăng tạo lâm ba, có khi cảđau do thần kinh cảm giác bị kích thích.

1.1.1.4. Cơ chế sung huyết động mạch

- Cơ chế phản xạ thần kinh: sung huyết phát sinh do tác động kích thích vào cơ

quan nhận cảm, các yếu tố lý hóa học tác động nên bộ phận nội ngoại cảm thụ thông qua cung phản xạđiều khiển thần kinh co giãn mạch, làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, ức chế thần kinh co mạch. Kích thích lâu có thể gây liệt các cơ co mạch. - Cơ chế tổn thương thần kinh: do thần kinh co mạch bị tổn thương như liệt thần kinh co mạch ngoại vi hay tổn thương trung khu, trong thực nghiệm nếu cắt thần kinh giao cảm ở cổ thỏ hoặc cắt bỏ hạch giao cảm ở cổ gây sung huyết một nửa đầu tương

ứng biểu hiện ở tai thỏ.

1.1.1.5. Hậu quả

50

- Hậu quả tết: Nơi sung huyết lượng máu được dồn đến nhiều từđó tăng cường quá trình trao đổi chất, lượng oxy được tăng và chất dinh dưỡng cũng tăng hơn bình thường từđó cơ năng hoạt động của tổ chức cũng được tăng cường. Bên cạnh đó nó còn tăng cường chống độc và thải chất độc. Trong trường hợp cơ thể bị bệnh lý thì sung huyết động mạnh là phản ứng thích ứng của cơ thểđối với quá trình bệnh, đặc

biệt nó có ý nghĩa lớn trong việc thành lập tuần hoàn nhánh bên, do đó có thể cung cấp

đủ lượng máu cho cơ quan bị,bệnh.

- Hậu quả xấu: Nếu sung huyết lâu gây hiện tượng xuất huyết, mà đặc biệt nếu xuất huyết não dễ gây hiện tượng tử vong. Sung huyết chèn ép cơ năng của các cơ

quan khác. Sung huyết lan rộng thì gây bần huyết ở một số cơ quan khác. Nếu sung huyết động mạch kéo dài gây sung huyết tĩnh mạch.

1.1.2. Sung huyết tĩnh mạch (Venous Hyperemia hay Congestion)

Hiện tượng sung huyết tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, có thể biểu hiện cấp tính hay mãn tính.

1.1.2.1. Khái niệm

Sung huyết tĩnh mạch là hiện tượng xảy ra khi các dòng máu chảy về tim bị trở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngại nhưng lượng máu động mạch tới vẫn không thay đổi.

Khi sung huyết tĩnh mạch biểu hiện giãn mạch quản đến cực độ và hay phù do máu dồn ở tĩnh mạch nhiều, do áp lực thuỷ tĩnh có xu thế tác động vào thành mạch quản, oxy đến nuôi dưỡng tĩnh mạch kém dẫn tới tế bào bị tổn thương làm cho tổ chức liên kết, tế bào giãn ra làm thoát nước ra ngoài.

1.1.2.2. Nguyên nhân gây sung huyết tĩnh mạch

- Cản trở dòng máu về tim do huyết khối trong lòng tĩnh mạch hoặc tắc mạch do lấp quản;

- Tĩnh mạch bị chèn ép do u sẹo, do thai nghén, do trói buộc...;

- Do tăng tính thấm thành mạch, nước trong lòng mạch quản ra ngoài nhiều (trong viêm, trong ngộđộc);

- Bệnh tim trong trường hợp tổn thương tâm thất phải dòng máu chảy về tim chậm, ứ máu trong các tĩnh mạch ở chi phần thấp của cơ thể;

- Rối loạn chức năng của phổi kết hợp với sự thay đổi áp suất trong cản trở máu về

tĩnh mạch chủ gây sung huyết tĩnh mạch ở các phần thấp của cơ thể.

1.1.2.3. Biểu hiện bên ngoài của sung huyết tĩnh mạch

- Nơi sung huyết tĩnh mạch có màu xanh tím (cyanosis) do máu ứđọng thiếu oxy, cacbonhemoglobin tăng cao trong máu.

- Nhiệt độ nơi sung huyết hạ do chuyển hóa kém dẫn đến tạo nhiệt kém, mạch 51

quản giãn làm tăng thải nhiệt, rối loạn trao đổi chất, giảm tạo nhiệt.

Thể tích cơ quan bị sung huyết tăng lên, mạch quản giãn hết mức lại chứa đầy. máu, trong tổ chức dịch thẩm xuất và các thành phần của máu thấm ra gây phù nề, mất tính đàn hồi nên ấn tay vào để lại vết lõm.

1.1.2.4. Hậu quả

- Từ sung huyết tĩnh mạch có thể dẫn tới ứ máu ở tĩnh mạch (venous stasis) từđó dẫn tới rối loạn dinh dưỡng tổ chức, rối loạn các quá trình oxy hóa, ứ trệ các sản phẩm

độc gây nhiễm độc và dẫn tới quá trình hoại tử tổ chức, các tế bào nhu mô bì chèn ép gây rối loạn dinh dưỡng dẫn tới teo (atrophy), phát triển tổ chức xơ làm cho cơ quan

đó dầy lên và cứng (nhưở gan, phổi thận).

- Đặc biệt rối loạn hoạt động của hệ thống tim mạch dẫn tới tắc các tĩnh mạch lớn, huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch cửa có thể giãn khối lượng máu lớn dồn vào xuất hiện sung huyết tĩnh mạch ở xoang bụng, làm giảm huyết áp động mạch gây rối loạn hoạt động của tim phổi và các cơ quan khác do thiếu máu. Đặc biệt thiếu máu ở vỏ não có thể dẫn tới gây liệt hô hấp gây tử vong.

hưởng tết, ví dụ: Làm chậm quá trình nhiễm khuẩn bằng cách tạo nên một sung huyết tĩnh mạch ở một bộ phận nào đó gây bất lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 37 - 39)