Rối loạn tiêu hóa ở xoang miệng

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 104 - 105)

4. Sinh lý bệnh tiêu hóa

4.3. Rối loạn tiêu hóa ở xoang miệng

4.3.1. Chc năng nghin thc ăn

Nghiền thức ăn trong xoang miệng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiêu hóa.

Thức ăn không được nghiền kỹ sẽảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa ở dạ dầy, làm tổn thương niêm mạc thực quản dạ dầy, gây nên các quá trình viêm nhiễm, dẫn đến kích thích tăng tiết dịch và ảnh hưởng hoạt động co bóp của dạ dầy ruột. Thức ăn không

được nghiền chủ yếu do rối loạn nhai.

Hiện tượng nhai bịức chế bởi cảm giác đau khi tổn thương lợi, niêm mạc miệng, lưỡi, đau răng, biến dạng xương hàm trên, hàm dưới (trong bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm của lợn, do di truyền ngắn hàm trên của bê).

Nghiền thức ăn cũng có thể bịđình trệ do phù niêm mạc vòm họng, làm cho hai hàm không khép kín lại, hoặc rung hàm lập cập trong bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm

ở ngựa, cứng hàm trong bệnh uốn ván, liệt thần kinh mặt trong bệnh dại.

4.3.2. Chc năng thiết

Rối loạn chức năng thiết thường gặp trong bệnh viêm phù họng, dị vật vào họng, u vòm họng (trong bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng, ngộđộc muối), liệt cơở họng (do bệnh dại, viêm não tuỷ, bệnh độc thịt). Rối loạn chức năng nuốt có thể làm cho thức ăn rơi vào phế quản, khí quản phổi, kích thích phản xạ co thắt khí quản làm cho gia sức ngạt và có thể chết.

Gia súc tiết lượng nước bọt rất lớn, ví dụ: cừu tiết 6-8 lít trong một ngày đêm, trâu bò tiết 50-60 lít trong một ngày đêm, lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào thức ăn đưa vào xoang miệng, trạng thái của tuyến nước bọt và hệ thần kinh điều tiết. Rối loạn tiết nước bọt thường biểu hiện:

- Tăng tiết nước bọt: thường do viêm niêm mạc xoang miệng (bị tổn thương, bị

ngộđộc, vi sinh vật tác động trong bệnh lở mồm long móng trâu bò. Tăng tiết nước bọt còn có thể do bệnh hệ thần kinh, khối lượng nước bọt có thể tăng từ 6-8 lần bình thường, hoặc trong bệnh dại, bệnh độc thịt cũng có thể tăng tiết. Ở gia súc chửa cũng có thể tăng tiết.

139

- Giảm tiết nước bọt: hiện tượng giảm tiết nước bọt rõ nhất là tắc ống dẫn nước bọt. Ngoài ra khi cơ thể mất nước trong các trường hợp như bỏng ở phạm vi lớn, ỉa chảy, đái đường.

Có thể do đói lâu dài làm cho tuyến nước bọt teo không tiết dịch. Nước bọt tiết ít dẫn đến khó nua, ít lượng kiềm trộn trong thức ăn không đủđể trung hoà lượng axit ở

dạ dầy dẫn tới giảm tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh thú y (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)