Từnăm 2000 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của nướcngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều công ty trong nước cũngchọn ngành sản xuất thức ăn chăn n
Trang 1MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam những năm gần đây 3
1.1.1 Tình hình sản xuất chung 3
1.1.2 Các mối nguy về ATTP liên quan đến thức ăn chăn nuôi 4
1.2Tổng quan về hệ thống TXNG 7
1.2.1 Khái niệm về truy xuất nguồn gốc 7
1.2.2 Sự cần thiết phải truy xuất nguồn gốc 7
1.2.3 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc 8
1.2.3.1 Hệ thống văn bản của Việt Nam 8
1.2.3.2 Một số văn bản của thế giới 10
1.3Yêu cầu cơ bản của TXNG và các phương pháp TXNG 13
1.3.1 Những yêu cầu cơ bản của TXNG 13
1.3.2 Một số phương pháp TXNG 14
1.4Tình hình nghiên cứu và ứng dụng TXNG trong và ngoài nước 16
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Phương pháp xác định mô hình chuỗi cung ứng 18
2.2.2 Đánh giá khả năng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Công ty cổ Phần Dinh Dưỡng Hồng Hà 19
Trang 22.2.3 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhà máy
thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005 20
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam 21
3.2 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà 27
3.2.1 Chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phân Dinh dưỡng Hồng Hà 28
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty Cổ phần Dinh Dưỡng Hồng Hà 30
3.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà 34
3.2.4 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà 36
3.2.4.1 Đánh giá mức độ thực hiện truy xuất nguồn gốc tại công ty36 3.2.4.2 Xây dựng hệ thống TXNG theo tiêu chuẩn ISO 2005 tại công ty dinh dưỡng Hồng Hà 37
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
4.1 Kết luận 58
4.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤC LỤC A
PHỤ LỤC B
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thảo là người cô giáo
đã hướng cho tôi những ý tưởng khoa học, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chia sẻ, động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bè bạn, những người luôn bên tôi, động viên, góp ý và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và một số kết quảcùng cộng tác với các đồng sự khác Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn
là trung thực
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2015
Tác giả
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Diễn biến sản lượng TACN Công nghiệp qui đổi (2000-2014)
Hình 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp nước ngoài
và liên doanh tại tỉnh Hà Nam
Hình 3.2 Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp có công suấtvừa tại tỉnh Hà Nam
Hình 3.3 Sơ đồ chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp
có công suất nhỏ tại tỉnh Hà Nam
Hình 3.4 Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm tại NM thức ăn chăn nuôi Hồng HàHình 3.5 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Hình 3.6 Sơ đồ nghiên cứu quá trình truy xuất nội bộ sản phẩm thức ăn chăn nuôitrong nhà máy
Hình 3.7 Sơ đồ dòng nguyên liệu
Hình 3.8 Sơ đồ dòng dòng thông tin
Hình 3.9 Biểu mẫu BM_HH_01 kết quả kiểm tra chất lượng nguyên liệu
Hình 3.10 Biểu mẫu BM_HH_02 thông tin chất lượng công đoạn nghiền
Hình 3.11 Biểu mẫu BM_HH_03 thông tin chất lượng công đoạn trộn
Hình 3.12 Biểu mẫu BM_HH_04 thông tin chất lượng sau ép viên
Hình 3.13 Biểu mẫu BM_HH_05 thông tin chất lượng sản phẩm
Hình 3.14 Sơ đồ hệ thống tài liệu
Hình 3.15 Sơ đồ mã hóa các công đoạn trong chuỗi thức ăn chăn nuôi tại công tyHình 3.16 Sơ đồ truy xuất ngược
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh giữa các phương pháp truy xuất nguồn gốc
Bảng 3.1 Danh sách các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tai tỉnh Hà NamBảng 3.2 Danh mục một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.3 Các thông tin truy xuất ngược nguồn gốc nguyên liệu
Bảng 3 4 Mã hóa thông tin tại công đoạn nhập nguyên liệu
Bảng 3.5 Liên kết thông tin mã hóa tại công đoạn nhập nguyện liệu và nghiềnBảng 3.6 mã hóa tại công đoạn nghiền
Bảng 3.7 Liên kết thông tin giữa công đoạn nghiền và trộn
Bảng 3.8 Mã hóa tại công đoạn trộn
Bảng 3.9 Liên kết thông tin mã hóa giữa công đoạn trộn và ép viên
Bảng 3.10 mã hóa tại cộng đoạn ép viên
Bảng 3.11 Liên kết thông tin mã hóa tại công đoạn ép viên và bao gói sản phẩmBảng 3.12 Mã hóa tại công đoạn bao gói sản phẩm
Bảng 3.13 liên kết thông tin công đoạn bao gói và sản phẩm phân phối
Bảng 3.14 Mã hóa sản phẩm doanh nghiệp
Bảng 3.15 Các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP: an toàn thực phẩm
DN: Doanh nghiệp
TACN: thức ăn chăn nuôi
TXNG: truy xuất nguồn gốc
NM: nhà máy
USD: đô la Mỹ
NN-PTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn
ISO: International Standards Organization: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Trang 8MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khủng hoảng về an toàn thực phẩm vànhững sự cố liên quan đến thực phẩm ở quy mô toàn cầu đã thức tỉnh nhậnthức của dư luận về an toàn thực phẩm và khiến họ bất an về hệ thống sảnxuất, kinh doanh thực phẩm mang tính liên kết ngày một phức tạp Người tiêudùng ngày càng ý thức cao hơn về vấn đề an toàn thực phẩm, và tác động môitrường trong quá trình chế biến thực phẩm, phân phối Họ đòi hỏi sự rõ ràngminh bạch trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm trên toàn chuỗi cungứng Một hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả có thể giảm thiểurủi ro tác đống đến chuỗi cung ứng thực phẩm
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm liên quan đến hệ thống lưu trữ hồ sơcho phép xác định vị trí và những thông tin trước đó của gia cầm, gia súc, sảnphẩm hay thành phần có trong sản phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm Truyxuất nguồn gốc sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tinđến người tiêu dùng đối với những sản phẩm đồ uống an toàn chất lượng mà
họ mua, thúc đẩy hình ảnh thương hiệu, và tuân thủ theo các quy định củachính phủ và thương mại quốc tế
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang ngày càng cấp thiết đốivới ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và cả ngành chăn nuôi nói riêng
Áp dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp cải tiếnviệc quản lý chuỗi cung ứng, thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc sảnphẩm an toàn và chất lượng Điều này có thể làm giảm chi phí phân phối, tăngtính hiệu quả và giảm chi phí khi phải thu hồi sản phẩm, mở rộng doanh thuđối với các sản phẩm có giá trị cao
Để xây dựng hiệu quả hệ thống an toàn thực phẩm, cần phải thay đổichính sách thiết thực kết hợp với việc bắt buộc áp dụng hệ thống truy tìmnguồn gốc gắn liền với các quy định về an toàn thực phẩm và các hiệp định
Trang 9thương mại để quản lý những vấn đề liên quan đến thực phẩm trên diện rộngnhư khủng bố sinh học, nhãn xuất xứ của sản phẩm, dịch bệnh lây lan cónguồn gốc từ thực phẩm và các loại thực phẩm biến đổi gen Ngoài ra, cần tiếptục đầu tư các kênh thông tin truyền thông để nắm bắt, lưu giữ và truyền tảithông tin liên quan đến nguồn cung ứng, sản xuất chế biến, vận chuyển và lưutrữ các sản phẩm thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng
Chính vì vậy, trong công nghệ thực phẩm nói chung và công nghệ sảnxuất thức ăn chăn nuôi nói riêng việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốcsản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005 góp phần vào việc xâydựng hiệu quả hệ thống an toàn thực phẩm
Mục đích của đề tài:
Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm áp dụng cho nhà máythức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005
Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết:
+ Xác định mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi và đánh giá khảnăng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi
+ Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhà máy thức
ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005
Trang 10
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam những năm gần đây
1.1.1 Tình hình sản xuất chung
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển nhanhchuyển từ chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính,sang thức ăn quy mô lớn tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Do vậy nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta ngày càng lớn Từnăm 2000 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của nướcngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều công ty trong nước cũngchọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, song song với vấn đề đó
hệ thống phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng phát triểnnhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, qua đó sản lượngthức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ngày càng lớn tăng nhanh thể hiện qua (hình1.1) dưới đây:
Hình 1.1 Diễn biến sản lượng TACN Công nghiệp qui đổi (đơn vị triệu
tấn)
Hiện nay, nhiều công ty trong nước và nước ngoài chọn ngành sản xuấtthức ăn chăn nuôi để đầu tư, vì thế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tuynhiên Việt Nam là một thị trường tiềm năng về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn
Trang 11nuôi công nghiệp Đây là cơ hội cực kỳ thuận lợi cho tất cả các công ty sảnxuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi khai thác nhu cầu rộng lớn về thị trườngtiêu thụ thức ăn chăn nuôi Theo thông kê từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cuốinăm 2014, tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước,mới cung cấp được 15 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp/ năm chongành chăn nuôi Như vậy mới đáp ứng được khoảng 30% tổng nhu cầu sửdụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của ngành chăn nuôi trên cả nước , ngoài
ra giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay còn cao hơn rất nhiều so với cácnước trong khu vực và thế giới từ 20 - 25% [56]
Số liệu từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho thấy, hiện cả nước có 239nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanhnghiệp trong nước, 59 là của các liên doanh và DN FDI Số nhà máy liêndoanh và FDI không nhiều, song công suất lớn, sản lượng cao, chiếm thị phầnlớn hơn nhiều so với DN trong nước Chỉ tính riêng hai công ty là CP vàCargill đã chiếm gần 30% thị phần thức ăn chăn nuôi.[56]
Nước ta đang thực hiện sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn, chọn ngành chăn nuôi là mục tiêu để phát triển vì thế đã đem lạinhiều cơ hội cho ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi Mặc dù trongthời gian qua, ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi đã gặp nhiều khókhăn, song với nhu cầu về nguồn thực phẩm từ ngành chăn nuôi ngày càngtăng thì đây là nguồn động lực lớn để ngành chăn nuôi tiếp tực phát triển vớiquy mô và phương thức chăn nuôi chuyên nghiệp hơn, hạn chế các rủi ro trongchăn nuôi Vậy để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển tốt trên thị trườngnói chung ,các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam cần phải đưa
ra các giải pháp cụ thể, xát thực và có tính khả thi nhằm xây dựng thương hiệusản phẩm và uy tín của công ty trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm
1.1.2 Các mối nguy về ATTP liên quan đến thức ăn chăn nuôi
Trang 12+ Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, do không làm tốt việc sơ chếdẫn đến tình trạng nguyên liệu bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, nấm men,hay trong quá trình thu mua, bảo quản không thực hiện tốt việc xử lý đưa độ
ẩm chuẩn (<14%) và việc bảo quản không đúng quy trình kỹ thuật sẽ tạo điềukiện cho các loại vi khuẩn có hại lây lan và phát triển, đáng chú ý nhất là độc
tố mycotoxin do nấm mốc sinh ra Chính những vi sinh vật này sẽ là nguyênnhân gây bệnh cho vật nuôi và người tiêu thụ vật nuôi đó
+ Sự tồn trữ nguyên liệu trong kho lâu ngày do tác động oxy hóa củaoxy trong không khí hoặc do enzyme trong thực phẩm và vi khuẩn tác độnglàm biến đổi các chất dinh dưỡng thành những chất độc, chất kháng dinhdưỡng, dầu thực vật để lâu ngày trong không khí sẽ biến thành peroxyd,aldehit độc Các loại axit amin như histidin trong thịt cá tươi dưới tác động củamen decarboxylase của vi sinh vật khử nhóm carboxyl thành histamine rấtđộc, gây dị ứng mạnh cho cơ thể, một số vitamin khi bị oxy hóa trở thành chấtkháng vitamin.[63]
+ Ngộ độc thực phẩm do ăn độc tố vi khuẩn thường xảy ra do thiếu sóttrong quá trình kiểm tra nguyên liệu và thức ăn thành phẩm, do sơ xuất trongcông tác chế biến và vệ sinh an toàn thức ăn Phần lớn xảy ra trên thức ăn cónguồn gốc động vật nhiều đạm như thịt, sữa, trứng, cá Các loại vi khuẩn gây
ra ngộ độc thường gặp như Salmonella, Proteis, E.coli, Clostridium
Trang 13khi ăn vào sẽ thủy phân ra gốc HCN, trong lá bình linh có chất minosin khánggiáp trạng, trong sọ dừa đó chất canavanin ức chế arginin-ornitin, trong cảidầu có chất Iso-thio-cianat và viniloxolidotion có khuynh hướng gây bệnhbướu cổ, trong một số loài động vật cũng có chứa những amin độc gây dị ứngmạnh cho cơ thể.[63]
+ Trong quá trình nuôi trồng, việc sử dụng các loại hóa chất như cácloại thuốc trừ sâu, các chất kích thích sinh trưởng cây, sau khi thu hoạchkhông ngừng sử dụng trước thu hoạch theo quy định và không tẩy rửa sạch sẽảnh hưởng đến năng suất của lượng vật nuôi khi vật nuôi được ăn thức ăn chếbiến từ các sản phẩm này
*/ sự tồn dư các hóa chất độc hại do con người vô tình hay cố ý bổ sung vào thức ăn
+ Trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi, không thực hiện tốt quytrình chế biến hay do chạy theo lợi nhuận mà người sản xuất thức ăn sử dụngcác chất như các chất sát khuẩn chống nấm, chống oxy hóa, các chất khángsinh Các chất này làm tăng khẩu vi như các chất tạo mùi, tạo vị, các chất kíchthích sinh trưởng, các chất tăng đồng hóa, tích nước làm tăng trọng nhanh Cáckim loại nặng thuốc trừ chuột, trừ mối mọt hay trừ nấm và trừ virus
+ Hiện nay, trên thị trường các loại thức ăn chăn nuôi được bày bán mộtcách tràn lan Nhiều loại thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc có những loại thức ănchất lượng kém, hàm lượng chất dinh dưỡng không đúng như in trên bao bìnhưng vẫn được bày bán một cách công khai trên thị trường Mặt khác, cácnguyên liệu để sản xuất thức ăn cũng luôn biến động về chất lượng Chất lượngcủa các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập về cơ sở sản xuất và chế biến thức
ăn biến động theo các lô hàng và biến động theo thời gian Các lô hàng khácnhau chất lượng nguyên liệu cũng khác nhau, nguyên liệu để lâu ngày bị ẩmmốc sẽ dẫn đến chất lượng bị giảm sút
Trang 14+ Ngoài ra, việc sử dụng chất cấm như chất tạo nạc (thuộc nhóm BetaAgonist), các kháng sinh cấm, chất chống mốc… trong chăn nuôi đang cóchiều hướng gia tăng Điều này không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe cộngđồng mà còn làm phương hại đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước, nhất
là trong lúc sức ép của các loại thực phẩm nhập ngoại đang ngày một gia tăng
1.2 Tổng quan về hệ thống TXNG
1.2.1 Khái niệm về truy xuất nguồn gốc
- Theo Liên minh Châu Âu: “Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho
phép truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thức ăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một chất được dùng để đưa vào, hoặc có thể được đưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật.” [28]
- Theo ISO 22005: “Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự
chuyển dịch của thức ăn động vật hay thực phẩm qua các bước xác định của quá trình sản xuất, chế biến hoặc phân phối” [27].
1.2.2 Sự cần thiết phải truy xuất nguồn gốc
Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đã trở nên một vấn đề cấp bách khôngchỉ tại Việt Nam mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Trong ngànhchăn nuôi, vấn đề nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm đã và đang trở thành hiểmhọa cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững của chăn nuôi ViệtNam, điển hình là việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi Ngành chănnuôi Việt Nam cần phải có những biện pháp đồng bộ, hữu hiệu hơn nữa trongcông tác đảm bảo CL & VSATTP từ khâu sản xuất, thu mua, sơ chế, bảoquản, vận chuyển nguyên liệu đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Để góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nói trên cần xây cácdoanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải xây dựng được một chuỗicung ứng sản phẩm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công khai, minh bạch
Trang 15Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ giúp các doanh nghiệpcải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng, thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốcsản phẩm an toàn và chất lượng.Việc xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuấtnguồn gốc có những ý nghĩa thực tiễn quan trọng:
+ Việc thu hồi thực phẩm không an toàn từ khâu bán hàng khi áp dụngtruy xuất nguồn gốc xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng được bảo vệ an toànthực phẩm
+ Lợi ích của nhà sản xuất là có thể nhanh chóng thu hồi thực phẩmđang lưu thông để có hướng xử lý kịp thời với chi phí thấp nhất và bảo vệđược danh tiếng của mình; đặc biệt là tạo được niềm tin với người tiêu dùng
+ Phù hợp với các yêu cầu quy định và chính sách của nhà nước vềviệc phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
1.2.3 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc 1.2.3.1 Hệ thống văn bản của Việt Nam
Luật An toàn thực phẩm 2010:
Chương II – Luật an toàn thực phẩm (Luật số: 55/2010/QH12)
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, quy định
về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hôi và xử lý đối với thực phẩm không
đảm bảo an toàn được quy định tại Mục 4, điều 44 và điều 45 [13]
Các văn bản pháp luật về ghi nhãn sản phẩm đã được ban hành:
- Quyết định của Chính phủ số 178/1999/CP-TTg ngày 30/8/1999 banhành quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa nhập khẩu,xuất khẩu Các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại (Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 hướng dẫn thực hiện Quyết định 178 nói trên), BộThủy sản (Thông tư 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000) trong đó qui định đối
Trang 16với sản phẩm thủy sản xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu của thị trường nhậpkhẩu.[5]
- Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 hướng dẫn thực hiệnquyết định số 178/1999/QĐ-TTG ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủban hành quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thủy sản.[6]
- Công văn số 3997/TS-KHCN ngày 31/12/2001 hướng dẫn ghi bổsung thông tin về tên loài cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU đápứng yêu cầu của Qui định số 2065/2001 của EU, kèm theo danh mục 245 loàithủy sản để các doanh nghiệp và NAFIQACEN (nay là NAFIQAD) sử dụngtrong hoạt động kiểm tra chứng nhận sản phẩm xuất khẩu vào EU
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa
- Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 130: 1998 ban hành theo quyết định số686/1998/QĐ-BTS ngày 18/11/1998, mục 6 qui định về xác định lô hàng, cụthể như sau: “Cơ sở phải có hồ sơ đầy đủ cho mỗi lô hàng được sản xuất Mỗi
lô nguyên liệu được nhập vào phải có một mã số riêng Mã số và hồ sơ củamỗi lô phải có thông tin về: Cơ sở cung cấp nguyên liệu, ngày giờ nhậnnguyên liệu , tên loài thủy sản, khối lượng, các thông số về chất lượng an toàn
vệ sinh (bao gồm cả nhiệt độ bảo quản)”
- Các văn bản của Bộ Thủy sản (cũ), NAFIQAD (trước đây làNAFIQACEN và NAFIQAVED) liên quan đến ghi nhãn và chứng nhận xuất
xứ xuất khẩu vào Mỹ (chứng nhận đánh bắt tôm biển không làm hại đến rùabiển, Úc, Thái Lan (chứng nhận tôm không thu hoạch chạy bệnh)
Nội dung các văn bản pháp lý và các quy định liên quan của Việt Nam chothấy:
- Hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam mới chỉ đề cập đến yêucầu về ghi nhãn sản phẩm cuối đưa ra thị trường (khâu cuối cùng của cả chuỗi
Trang 17quá trình sản xuất) Pháp lệnh an toàn thực phẩm 2003 đã đề cập đến xuất xứhàng hóa phải ghi trên nhãn nhưng chưa chi tiết đến mức độ nào Nhìn chung,việc quy định mã hóa thông tin để có thể truy xuất ngược đến tất cả các giaiđoạn sản xuất trước đó chưa được quan tâm đúng mức Trong khi đó, nguyêntắc truy xuất nguồn gốc đòi hỏi việc ghi nhận thông tin phải thực hiện trên mọicông đoạn sản xuất của qua trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm
- Trong Tiêu chuẩn 28 TCN 130: 1998 của Ngành Thủy sản đã đề cậpđến việc mã hóa lô hàng để làm căn cứ truy xuất nhưng cũng chỉ yêu cầu mứctruy xuất đến cấp đại lý cung cấp nguyên liệu, các yêu cầu về truy xuất theochuỗi sản xuất đầy đủ chưa được đặt ra [18]
1.2.3.2 Một số văn bản của thế giới
a) Quy định của Liên minh Châu Âu (EU):
Theo[47] Ngày 28 tháng 01 năm 2002, Nghị viện và Hội đồng châu Âu
đã ban hành Quy định 178/2002 thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu chung của
hệ thống pháp luật thực phẩm, thành lập Cơ quan thẩm quyền Châu Âu về Antoàn Thực phẩm, và quy định những thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm.Quy định này đã nhanh chóng có những ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới vàđược coi như là một bộ luật chung về thực phẩm (General Food Law) của châu
Âu Một trong những điều khoản có tác động lớn đến các nước, đặc biệt cácnước có quan hệ buôn bán thực phẩm với châu Âu là Điều 18 - Khả năng truyxuất nguồn gốc (Traceability) với nội dung cơ bản như sau:
- “Hệ thống truy xuất nguồn gốc của hàng hoá thực phẩm, thức ăn độngvật, động vật để sản xuất thực phẩm và tất cả những chất khác dự định đưa vàohoặc có khả năng được đưa vào hàng hoá thực phẩm hay thức ăn cho động vậtphải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến vàphân phối
- Những người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn độngvật phải có biện pháp để xác định được tất cả những người đã cung cấp cho họ
Trang 18một hàng hóa thực phẩm, thức ăn cho động vật, động vật để sản xuất thựcphẩm hoặc tất cả các chất dự định đưa vào hoặc có khả năng được đưa vàothực phẩm hoặc thức ăn cho động vật
- Những người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn độngvật sử dụng những hệ thống và thủ tục cho phép xác định các nhà máy mà sảnphẩm của họ đã được chuyển tới Thông tin này sẽ được cung cấp theo yêucầu cụ thể của các Cơ quan thẩm quyền
- Hàng hoá thực phẩm và thức ăn cho động vật đã được đưa ra thịtrường của cộng đồng phải được dán nhãn mác hay được định dạng bằng mộtphương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc, có sự trợ giúp của cácgiấy tờ hoặc thông tin phù hợp phải tuân thủ đúng qui định được ghi trong cácđiều khoản cụ thể hơn.”
b) An ninh y tế công cộng và Luật chống Khủng bố sinh học 2002 của Mỹ:
Tại Mỹ những yêu cầu tương tự với quy định của EU liên quan đếnviệc lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp để xác định ngay lập tức nguồn nguyênliệu trước đó và khách hàng mua thực phẩm, bao gồm cả quá trình bao gói đãđược ban hành trong Luật chống Khủng bố sinh học Về bản chất, các quyđịnh này hoàn toàn tương tự với nguyên tắc truy xuất nguồn gốc “Một bướctrước, một bước sau”
Theo luật này, các nhà sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào Mỹ phảiđăng ký với cơ quan thẩm quyền (FDA) để được cấp một mã số nhận diện.Đối với thực phẩm nhập khẩu, trước khi cập cảng Mỹ tối thiểu 8 tiếng , chủhàng phải thông báo với FDA với đầy đủ thông tin về nhà sản xuất (mã sốnhận diện đã được cấp), chi tiết lô hàng nhập khẩu để được FDA lên kế hoạch
kiểm tra, nếu không lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu hoặc hủy bỏ [51]
c) Tiêu chuẩn thực phẩm BRC (British Retail Consortium):
Là một tổ chức nổi tiếng khắt khe về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và
có ảnh hưởng lớn đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Vương
Trang 19quốc Anh BRC cũng đã có những quy định chặt chẽ về việc áp dụng hệ thốngtruy xuất nguồn gốc đối với những doanh nghiệp muốn áp dụng và được BRCchứng nhận sản phẩm an toàn Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC được thiết
kế cho bất kỳ nhà cung ứng nào, không kể sản phẩm hoặc quốc gia xuất xứ, cócung cấp sản phẩm thực phẩm cho các nhà bán lẻ Anh Tuân thủ theo tiêuchuẩn này không phải là một yêu cầu pháp lý nhưng nó được các nhà bán lẻAnh khuyến cáo áp dụng mạnh mẽ Các yêu cầu chính về truy xuất nguồn gốc
- Mức độ truy xuất nguồn gốc cần phải đảm bảo có đủ thủ tục và khả
năng triệu hồi một sản phẩm đã được xác định một cách hiệu quả
d) Quy định về truy xuất nguồn gốc của Nhật Bản:
Ở Nhật Bản, hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với thịt bò được bắtbuộc thực hiện từ tháng 12/2004 Trong lĩnh vực chăn nuôi, mặc dù chưa quyđịnh phải bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc nhưng cơ quan thẩm quyềnNhật bản đã có những động thái nghiêm ngặt khi xảy ra trường hợp thủy sảnnhập khẩu bị phát hiện có dấu hiệu mất an toàn thực phẩm [53]
Hiện tại, tuy EU, Mỹ và Nhật Bản và các nước khác mới chỉ khuyếncáo áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với doanh nghiệp xuất khẩuthực phẩm ở quốc gia khác, nhưng trước yêu cầu ngày càng tăng của kháchhàng, các tập đoàn bán lẻ đã lần lượt đưa truy xuất nguồn gốc thành quy địnhbắt buộc trong mạng lưới cung cấp của mình, trong đó có bốn tập đoàn hàngđầu thế giới là Wal-Mart, Carrefour, Metro, Tesco [54]
Trang 201.3 Yêu cầu cơ bản của TXNG và các phương pháp TXNG
1.3.1 Những yêu cầu cơ bản của TXNG
Theo [25], [36], [42], [44], một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần phải đáp ứngcác yêu cầu sau:
- Đáp ứng được yêu cầu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định,chính sách,… về an toàn thực phẩm
- Có khả năng xác định chính xác lịch sử sản xuất hàng hóa, trạng tháiban đầu của sản phẩm
- Hỗ trợ mục tiêu an toàn và chất lượng thực phẩm
- Thuận tiện trong triệu hồi sản phẩm không an toàn
- Thuận tiện trong xác định những thông tin đặc trưng của sản phẩm
- Xác định được trách nhiệm của cơ sở sản xuất sản phẩm không antoàn trong chuỗi
- Đáp ứng được yêu cầu và tạo lòng tin với người tiêu dùng
- Có hiệu quả kinh tế
- Khả thi trong thực hiện
- Giúp cải thiện hiệu quả, năng suất và lợi nhuận cho cơ sở sản xuất Theo [42], hệ thống truy xuất nguồn gốc là một công cụ cần được thiết kếtrong phạm vi hệ thống quản lý rộng hơn Việc lựa chọn hệ thống truy xuấtnguồn gốc cần cân đối từ các yêu cầu khác nhau, nghiên cứu kỹ thuật khả thi
và chấp nhận được về mặt kinh tế Một hệ thống truy xuất nguồn gốc phải cókhả năng thẩm tra được khi cần thiết Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cầnbao gồm các yếu tố sau:
- Mục tiêu
- Quy định và chính sách thích hợp để thực hiện truy xuất nguồn gốc
- Mô tả sản phẩm và thành phần hợp thành sản phẩm
Trang 21- Vị trí trong chuỗi sản xuất thực phẩm, thức ăn động vật
- Yêu cầu thông tin
- Phương pháp truyền thống, thực hiện truy xuất nguồn gốc dựa trênviệc ghi nhận thông tin qua các biểu bảng trong suốt quá trình sản xuất
- Kết hợp giữa phương pháp truyền thống và sử dụng mã số - mã vạchtại một số công đoạn san xuất có trình độ và phương tiện kỹ thuật cao hơn
Trang 22Bảng 1.1: So sánh giữa các phương pháp truy xuất nguồn gốc
Phương pháp truy xuất
Khả năng truy xuất hạn chế:chậm, thiếu chính xác không đápứng yêu cầu trong trường hợp cầntruy xuất khẩn cấp Số liệu ghichép dễ bị thay đổi Hệ thống lưutrữ hồ sơ cồng kềnh, kém hiệuquả
Đòi hỏi trình độ dân trí và trình
độ sảnxuất cao và đồngbộ
Trang thiết bị đắt tiền, kinh phíđầu tư cao Cần xây dựng cơ sở
dữ liệu phong phú và phức tạpphục vụ hệ thống truy xuất.Người vận hành hệ thống cầnđược đào tạo ở trình độ cao.Phương pháp kết hợp giữa
truyền thống và điện tử
Kinh phí thấp hơn Hiệu quảđối với các nước đang pháttriển như Việt Nam
Hiệu quả truy xuất nguồn gốcchưa thật chính xác và chi tiếttheo từng công đoạn
Trong đó phương pháp truy xuất nguồn gốc dựa trên cơ sở sử dụng tiêuchuẩn GS1 (EAN.UCC cũ) là một phương pháp hiện đại, khả năng truy xuấtnguồn gốc rất nhanh chóng và chính xác, chi tiết dựa trên một cơ sở dữ liệu cơbản rất phong phú Phương pháp này là phương pháp phổ biến nhất, đồng thờicũng là định hướng của các hệ thống truy xuất nguồn gốc trên thế giới hiệnnay do tính nhanh chóng và độ -chính xác cao
Trang 231.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng TXNG trong và ngoài nước
Nhìn chung, khái niệm truy xuất nguồn gốc không phải là vấn đề mớitrên thế giới Đã từ lâu truy xuất nguồn gốc được sử dụng rộng rãi trongthương mại với mục đích ngăn ngừa gian lận thương mại Việc hàng hóa khiđưa vào thương mại phải kèm theo chứng nhận xuất xứ (CO) đã trở thànhthông lệ quốc tế Từ năm 2004, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đãtrở thành vấn đề nóng bỏng trên thế giới sau hàng loạt những vấn đề nghiêmtrọng về ATTP xảy ra trên thế giới như bệnh bò điên, nhiễm Dioxin trong gà ởchâu Âu; dịch cúm gia cầm ở các nước châu Á, tuy nhiên hiện cũng đang làvấn đề rất khó giải quyết và đang dần triển khai tại các nước tiên tiến, đặc biệtvới đối tượng là sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ các nước đang phát triểnnhư Việt Nam do tính chất đặc thù của nền sản xuất nhỏ lẻ, nhiều tầng lớptrung gian trong chuỗi quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối nguyên liệu
Tuy vậy việc sử dụng truy xuất nguồn gốc như một công cụ nhằm đảmbảo an toàn thực phẩm lại là vấn đề mới, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả đốivới các nước tiên tiến Theo thông tin từ nhiều nguồn, không nhiều nước có hệthống truy xuất nguồn gốc hiệu quả và đồng bộ, kể cả các nước EU là nhữngnước hiện đang phải thực hiện bắt buộc quy định về việc xây dựng và thựchiện hệ thống truy xuất từ tháng 1/2005
Ở Việt Nam vào giữa năm 2004, trước thông tin Ủy ban liên minh EUchính thức áp dụng Quy định 178/2002/EC, trong đó điều 18 bắt buộc các các
cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải xây dựng và thực hiện hệ thống truyxuất nguồn gốc, Bộ Thủy sản (cũ) đã giao cho Cục Quản lý Chất lượng thựchiện nhiệm vụ khoa học “Xây dựng qui định danh mục tên thương mại và thiếtlập hệ thống mã hóa phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản ở ViệtNam” Tuy nhiên do một số lý do khách quan, nhiệm vụ khoa học chưa thểhoàn thành Cho đến nay việc thực hiện truy xuất nguồn gốc trong ngành thủysản Việt Nam vẫn là một vấn đề còn để ngỏ và việc nhanh chóng nghiên cứu
Trang 24đề xuất mô hình áp dụng cũng như đưa ra được quy định làm nền móng pháp
lý cho việc áp dụng truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam đang trở thành một nhucầu cấp bách Ngoài nhiệm vụ khoa học nói trên, chưa có nghiên cứu nào cũngnhư quy định mang tính pháp lý được triển khai và ban hành về truy xuấtnguồn gốc tại Việt Nam
Mặc dù vậy, trước xu thế hội nhập và yêu cầu của một số khách hangnhập khẩu lớn, việc triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đã và đang đượcmột số doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn quan tâm và bước đầu thực hiện.Tuy nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như Bộ Thủy sản(cũ) chưa có chủ trương và hướng dẫn thống nhất nên việc áp dụng của cácDoanh nghiệp này chỉ mang tính tự phát và thiếu tính đồng bộ trong toàn bộquá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thủy sản, do đó hiệu quả thực hiệncòn nhiều hạn chế
Trang 25CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu trong đề tài này gồm:
a) Chuỗi cung ứng trong ngành thức ăn chăn nuôi tại khu vực tỉnh HàNam
b) Hệ thống TXNG trên dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công
ty CP Dinh Dưỡng Hồng Hà
c) Tiêu chuẩn ISO 22005: 2007 về xác định nguồn gốc trong chuỗi thựcphẩm và thức ăn chăn nuôi
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp xác định mô hình chuỗi cung ứng
- Xác định mô hình chuỗi cung ứng: được thực hiện bằng cách tiếp cậnphân tích chuỗi cung ứng nhằm xác định các đơn vị tham gia vào chuỗi cungứng và thông qua việc khảo sát thực địa, tiếp cận hệ thống tài liệu và phỏngvấn trực tiếp cán bộ quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất thức ănchăn nuôi tại tỉnh Hà Nam Từ các thông tin thu được từ việc khảo sát, kết hợpvới việc tham khảo các số liệu từ Tổng cục thông kê, cục chăn nuôi Việt Nam[56] có thể đưa ra các mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại tỉnh HàNam Từ đó có thể đánh giá trình tự các giai đoạn và các hoạt động liên quantrong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ khâu nguyên liệu đến sản xuấtsản phẩm và phân phối đến các trang trại chăn nuôi
Trang 262.2.2 Đánh giá khả năng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Công
ty cổ Phần Dinh Dưỡng Hồng Hà
- Để đánh giá được khả năng năng xây dựng hệ thống TXNG sản phẩmcủa doanh nghiệp cần khảo sát:
+ Mô hình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
+ Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại doanh nghiệp
+ Hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thức ăn chăn nuôiđược thực hiện thông qua việc đánh giá mô hình chuỗi cung ứng, hệ thốngquản lý chất lượng của doanh nghiệp có đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩnISO 22005 Sau đó, kết quả đánh giá được so sánh, đối chiếu với các nội dungquy định trong tiêu chuẩn ISO 22005, từ đó đưa ra kết luận sơ bộ
Nội dụng của việc đánh giá bao gồm:
+ Xác định các sản phẩm và/hoặc thành phần liên quan áp dụng cho cácmục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc
+ Xác định vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm:
+ Khả năng lưu giữ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc: nhà cungứng, lịch sử sản phẩm qua quá trình sản xuất, và phân phối sản phẩm
+ Xác định và lập thành văn bản dòng nguyên liệu trong phạm vi kiểmsoát công ty theo cách đáp ứng các mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc
+ Các thủ tục gồm định nghĩa về sản phẩm; định nghĩa và nhận dạnglô; hệ thống tài liệu về dòng nguyên liệu và thông tin gồm cả phương tiện đểlưu trữ hồ sơ; quản lý dữ liệu và giao thức ghi hồ sơ; giao thức khôi phụcthông tin có thể đáp ứng được mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc
Trang 27+ Thủ tục thu hồi sản phẩm không phù hợp
2.2.3 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhà máy
thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005
+ Kết hợp chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
b Thực hiện truy xuất nguồn gốc
- Mã hóa thông tin theo tiêu chuân EUN.UCC [31]
- Thực hiện truy xuất sản phẩm theo phương pháp truy xuất ngược
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trang 283.1 Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam
Chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi chứa đựng dòng dịch chuyển của vậtchất bắt đầu từ khâu nguyên liệu đến sản xuất, qua phân phối và tiêu thụ Cácnhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có người dân trồng nguyên liệu, cácđại lý thu mua nguyên liệu, công ty xuất nhập khẩu (đối với nguyên liệu nướcngoài), các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, các nhà phân phối sảnphẩm, trang trại chăn nuôi
* Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam
- Bằng phương pháp khảo sát thực địa cho thấy hiện nay trên địa bàntỉnh Hà Nam có tổng số các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi là 10doanh nghiệp được tổng kết sau đây (Bảng 3.1)
Trang 29Bảng 3.1 Danh sách các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tai tỉnh Hà Nam
Thứ
Tự nghiệp sản xuất thức ănDanh sách các doanh
chăn nuôi tại tỉnh Hà
Nam
01 Công ty sản xuất thức ăn
04 Công ty LD dinh dưỡng
NN Quốc Tế ANCO Khu công nghiệpĐồng Văn I, Duy tiên
Hà Nam
Là công ty Liên doanh với Malaysia,
có 4 nhà máy với tổng công suất 750,000 tấn/năm
05 Công ty TNHH Sông
Châu
Minh khai, Phủ lý, HàNam
Có công suất120,000 tấn/ năm
06 Nhà máy thức ăn chăn
nuôi cargill Khu công nghiệpĐồng Văn I, Duy tiên
Hà Nam
Có 9 nhà máy với tổng công suất 1,4triệu tấn/ năm
09 Công ty TNHH CP Việt
Nam Đang là dự án, Hiện tại công ty có 5 nhà
máy, một trong số đó đang đặt tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Có 5 nhà máy với tổng công suất 3,8 triệu tấn/ năm
10 Công ty Cổ Phần dinh
dưỡng Hồng Hà Khu công nghiệpĐồng Văn I, Duy tiên
Hà Nam
Có công suất 420,000 tấn/năm
Trang 30Qua khảo sát các doanh nghiệp trên cho thấy :
+ Việc nhập nguyên liệu để sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôitheo hai hướng chính là nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nước ngoài,trong đó, nguyên liệu trong nước lại đi qua nhiều bước trung gian trước khiđến được nhà máy
+ Nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều từ nước ngoài chủ yếu như nhập khẩu từ: Achentina, Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Thái Lan, Ý, Peru, Đài Loan, Hà Lan, Indonesia Sở dĩ doanh nghiệp phải nhập khẩu tới hơn 50% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là những chất phụ gia, khô đậu tương, đạm… bởi lẽ, sản lượng và chất lượng của nguyên liệu trong nước không đồng đều, do giống, quy trình trồng cấy, nhất là khâu chế biến bảo quảncủa bà con nông dân không đạt tiêu chuẩn Ngoài ra, với các nhà máy công suất lớn, để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất thì phải lưu trữ vài tháng hoặc lâu hơn Trong khi đó, nguyên liệu TACN trong nước lại có thời gian bảo quản ngắn Đơn cử như ngô của Việt Nam, khi mua về các nhà máy phải dùngngay trong vòng 1 tháng…
+ Đối với nguyên liệu là Premix (các vi lượng, chất kháng sinh…) đều được nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu: Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan
+ Các doanh nghiệp khác nhau đều có hướng phân phối sản phẩm khácnhau, tuy nhiên nhìn chung hướng phân phối ra các đại lý uy quyền và các đại
lý bán lẽ được thực phổ biến ở các nhà máy có công suất nhỏ và vừa
Quá trình khảo sát còn cho thấy , ở các doanh nghiệp khác nhau đều cócác mô hình cung ứng khác nhau, tuy nhiên mô hình cũng có những sự tươngđồng giữa các doanh nghiệp có vốn FDI hay liên doanh với nước ngoài (nhưCargill, CP, Green feed, Anco ), các doanh nghiệp có công suất vừa (Hồng Hà,Đại Uy, Việt Phương) và các doanh nghiệp có công suất nhỏ (Tân Việt,
Trang 31Thaiway, Sông Châu) Mô hình của các nhóm doanh nghiệp được thể hiện nhưsau:
*/ Đối với các doanh nghiệp có vốn FDI hay liên doanh với nước ngoài
Mô hình khép kín
Hình 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp
nước ngoài và liên doanh tại tỉnh Hà Nam
+ Nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập ngoại đến 70 – 80 %,cònnguyên liệu trong nước do các đại lý uy quyền thu mua và sơ chế tại nhà máy
sơ chế nguyên liệu của doanh nghiệp được đặt tại các vùng nguyên liệu trướckhi đưa vào sản xuất, cụ thể như công ty CP có máy sơ chế ngô, sắn tại vùngnguyên liệu tỉnh Đak Lak
+ Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất được đưa đến trang trại củacông ty và một phần phân phối cho các đại lý uy quyền
+ Việc lưu trữ thông tin đối với các doanh nghiệp này được dễ dàng
hơn khi các công đoạn trên chuỗi cung ứng được lưu giữ thông tin cụ thể từ
khâu nhập nguyên liệu,sản xuất, phân phối đến các trạng trại theo mô hình
khép kín Ví dụ điển hình ở đây trong công ty sản xuất TACN CP đã xây dựng
mô hình chuỗi cung ứng kép kín
*/ Đối với doanh nghiệp có công suất vừa ( trung bình khoảng 420,000 tấn/năm)
Đại lý PP Trang trại
Trang 32Mô hình khép kín
Hình 3.2 Mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp có
công suất vừa tại tỉnh Hà Nam
+ Nguồn nguyên liệu cũng được nhập ngoại chủ yếu từ nước ngoài
chiếm 50-60% điển hình như sắn lát một trong nghững nguyên liệu chủ đạo
cũng được nhập khẩu từ Lào về chiếm đến trên 50% tổng sản lượng sắn sử
dụng trong sản xuất
+ Nguồn nguyên liệu trong nước đưa vào sản xuất chủ yếu là những
mặt hàng có giá trị không cao hoặc thời gian sử dụng ngắn như bã sẳn, cám
gạo…
+ Sản phẩm phân phối dưới hai hình thức chính đó là phân phối trực
tiếp đến trạng trai chăn nuôi theo mô hình kép kín, tuy nhiên loại mô hình kết
hợp với người hộ chăn nuôi này mới chỉ là bước khơi đầu Hình thức phân
phối thứ hai thông qua các đại lý uy quyền và các đại lý bán lẽ
+ Việc lưu trữ thông tin đối với nhóm doanh nghiệp này gặp khó khăn
nhất tại công đoạn nhập nguyên liệu trong nước vì nguyên liệu đi qua nhiều
đại lý thu mua và công đoạn phân phối sản phẩm tại đại lý bán lẽ do doanh
nghiệp chưa bao tiêu được tất cả sản phẩm đến tận trang trại mà chỉ mới áp
dụng thử mô hình cung ứng khép kín từ con giống , thức ăn, quy trình chăn
nuôi đối với các hộ chăn nuôi
*/ Đối với doanh nghiệp có công suất nhỏ ( trung bình khoảng 150,000
Đại lý PP Trang trại
Trang 33Hình 3.3 Sơ đồ chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp
có công suất nhỏ tại tỉnh Hà Nam
+ Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu trong nước khoảng 60% cóchất lượng sản phẩm không cao, giá thành rẻ: ngô Việt Nam, sắn… và cácnguồn nguyên liệu nước ngoài được nhập chủ yếu từ các nhà máy lớn khác vì
số lượng nhập nguyên liệu này không nhiều do đó để lưu trữ được nguồnthông tin về các nguyên liệu đó là rất khó
+ Sản phẩm đầu ra đi qua nhiều đại lý trung gian trước khi được đưađến trang trại
+ Việc lưu trữ thông tin đối với nhóm doanh nghiệp này sẽ khó khănhơn nhiều so với các nhóm danh nghiệp còn lại do hệ thống QLCL chưa hoànthiện hoặc mang tính chất thủ tục và việc lưu giữ thông tin nguyên liệu cònkhó thực hiện khi nguyên liệu qua nhiều bước trung gian khi đến nhà máy, sảnphẩm phân phối ra thị trường qua nhiều đại lý bán lẽ
* Sau quá trình xác định mô hình chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam có thể đưa ra một số nhận định như sau
+ Hầu hết doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất nhỏ và
vừa ở tại tỉnh Hà Nam chưa chủ động tổ chức sản xuất nguyên liệu, hoặc tự tổchức hệ thống cung ứng nguyên liệu cho nhà máy của mình mà chủ yếu dựavào phương thức thu gom, phân phối nguyên liệu thông qua các kênh phânphối của nậu vựa Hệ thống này rất manh mún, nhỏ lẻ, việc quản lý rất phứctạp qua nhiều đầu mối trung gian Việc phân loại, tách lô nguyên liệu phụ
NL nước ngoài
Premix
NL trong nước Đại lý 1 Đại lý 2 Sơ chế/chế biến
Nhà máy Đại lý PP Trang trại
Cty XNK
NM công suất lớn
Trang 34thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của người mua và hầu như không có ý thức vềquản lý xuất xứ nguyên liệu nhằm mục đích truy xuất (ngoại trừ mục tiêu kinhtế) Ngoài ra một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi còn cắt giảm chi phíbằng cách hạn chế các hoạt động sơ chế nguyên liệu tại nhà máy, từ đó dẫnđến hệ quả xấu về ATVSTP do các cơ sở sơ chế thủ công không đáp ứng đượcyêu cầu đảm bảo ATVSTP phù hợp, cũng như việc lưu giữ thông tin sản phẩmrất hạn chế.
+ Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất ra được chuyển đến cáctrang trại trên khắp cả nước qua các đại lý phân phối hoặc trực tiếp cho trangtrại trên đia bàn lân cận nhà máy sản xuất Tuy nhiên còn có một số hạn chếkhi các sản phẩm phân phối đến một số các đại lý bán lẽ có dấu hiệu thay đổi
về chất lượng hay thành phần sản phẩm ban đầu vì mục tiêu kinh tế cá nhânchưa được kiểm soát
+ Ngoài ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc áp dụng các hệthống quản lý chất lượng chưa được đảm bảo, việc kiểm soát thông tin tại cáccông đoạn trên chuỗi cung ứng còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhu cầu xâydựng và áp dụng hệ thống TXNG cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn bỏ ngõ
Từ đó có thể thấy rằng việc xây dựng và áp dụng hệ thống TXNG sản phẩmcho các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thực tế cho thấy chưa có mộtdoanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam xây dựng và ápdụng hệ thống TXNG Thiết nghĩ, đây là vấn đề quan trọng cần được triểnkhai trong thời gian tới đề đảm bảo vấn đề ATVSTP cung như mang lại uy tíndoanh nghiệp và lòng tin của người tiêu dùng
3.2 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà
Ngày nay, việc sử dụng hệ thống quản lý chất lượng được triển khaiđúng đắn và thiết kế tốt đã đem lại mức độ an toàn cao cho người tiêu dùng.Quản lý chất lượng là một phần chính của việc sản xuất sản phẩm nhãn hiệuriêng và nổi tiếng nhằm tác động trực tiếp đến sự bền vững của một công ty
Trang 35Mục tiêu chung của tất cả những điều nêu trên là sản xuất và phân phối sảnphẩm an toàn Để đạt được mức độ an toàn sản phẩm cao và ổn định đòi hỏiviệc kiểm soát một cách liên tục ở tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứngthức ăn chăn nuôi.
Hệ thống TXNG được thiết lập ở tất cả các công đoạn trên chuỗi cungứng thức ăn chăn nuôi và có khả năng xác định chính xác tất cả nhà cung cấpnguyên liệu, thông tin các công đoạn sản xuất sản phẩm, phân phối Các thôngtin này được lưu giữ một cách hệ thống nhằm mục đích thực hiện truy xuất khi
có yêu cầu Vì vậy, việc thiết lập một hệ thống TXNG giúp cho việc kiểm soáttốt chất lượng sản phẩm cũng như góp phần đảm bảo vấn đề ATVSTP, manglại uy tín doanh nghiệp và lòng tin của người tiêu dùng
Chính vì lý do trên, đề tài thực hiện việc xây dựng hệ thống TXNGsản phẩm thức ăn chăn nuôi tại một doanh nghiệp cụ thể ở đây đối tượng làcông ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà thông qua việc khảo sát: chuỗi cung ứngTACN, quy trình sản xuất và hệ thống truy quản lý chất lượng của công ty
3.2.1 Chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phân Dinh dưỡng
Hồng Hà
Các nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập từkhẩu từ nước ngoài qua các công ty xuất nhập khẩu, và nguồn nguyên liệutrong nước thông qua các đại lý thu mua nguyên liệu Các loại nguyên liệu baogồm:
+ Nguyên liệu dạng tinh bột: bắp, cám gạo, cám sấy, gạo, lúa, mì, lúamạch, lúa mì…
+ Prôtêin thực vật: đậu nành, đậu xanh, mè, cám trích ly, DDGS, lámì…
Trang 36+ Prôtêin động vật: bột thịt, bột cá, bột xương, bột đầu tôm…
+ Nguyên liệu dạng lỏng: dầu đậu nành, dầu cá, dầu cọ, rỉ mật đường,vedan…
+ Phế phụ phẩm: bã dừa, bã cọ, bã hạt cao su, bã mì…
+ Nguyên liệu khác: bột sôcôla, bột sữa, caromic, premix, DCP, bột đá,muối
Với năng suất sản phẩm trung bình hằng năm của công ty đạt 420,000tấn, hiện nay công ty đang phân phối sản phẩm qua hai hình thức chính đó là:
+ Cung cấp trực tiếp đến tận trạng trại của hộ chăn nuôi theo mô hìnhliên kết giữa hộ chăn nuôi và nhà sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi,
+ Phân phối đên các đại lý uy quyên trên địa bàn các tỉnh thành và đại
lý bán lẽ sản phẩm
Mô hình cung ứng thức ăn chăn nuôi của công ty được thể hiện (qua hình 3.4) sau:
Trang 37Hình 3.4 Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm tại NM thức ăn
chăn nuôi Hồng Hà
Chuỗi cung ứng ngành thức ăn chăn nuôi của công ty rất phức tạp, liên
quan tới các quá trình vận chuyển từ nơi thu mua đến nhà máy chế biến, các
công đoạn sản xuất chế biến cũng như khâu tiêu thụ phải đảm bảo chất lượng
Mỗi công đoạn của chuỗi đều chịu tác động của nhiều yếu tố, mỗi yếu tố lại có
thể liên quan đến nhiều công đoạn Cụ thể như chất lượng sản phẩm phụ thuộc
nhiều vào công thức sản phẩm, công thức sản phẩm lại được xây dựng dựa
trên chất lượng của từng loại nguyên liệu và Premix của công thức đó, ngoài
ra chất lượng nguyên liệu, bán thành phầm, thành phẩm ở tại các công đoạn
bảo quản, chế biến đều có sự tác động đến chất lượng của sản phẩm phân phối
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty Cổ
phần Dinh Dưỡng Hồng Hà.
Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều dây chuyền khác nhau, bao gồm:
- Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô
- Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu mịn
- Dây chuyền định lượng và phối trộn
- Dây chuyền tạo viên và xử lý viên
- Dây chuyền cân và đóng bao thành phẩm
NL nước ngoài
Premix
NL trong nước Đại lý 1 Đại lý 2 Sơ chế/chế biến
Trang trại SP thịt Nhà máy
Đại lý PP Trang trại
Trang 38Sơ đồ dây chuyền công nghệ được thể hiện qua (hình 3.5) như sau:
Hình 3.5 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nguyên liệu tinh
Tách kim loại
Cân
Máy nghiềnXylô chứa
Làm sạch
Xylô chứaLàm sạchTách kim loại
Sàng phân loại
Bột thành phẩm
Xylô chứa
Bảo quản
Máy phối trộn
Viên thành phẩm
Đóng bao
Trang 39*/ Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nguyên liệu thu mua từ bên ngoài được ô tô tải chở về nhà máy, quacân tự động đặt ở phía cổng, lúc này trên máy tính sẽ hiển thị khối lượngcủa toàn bộ tải trọng của xe và nguyên liệu, sau đó nguyên liệu được đưavào kho chứa để đem đi xử lý còn xe khi đi ra sẽ qua cân tự động một lầnnữa để cân tải trọng của xe từ đó ta biết được khối lượng của nguyên liệu vừanhập vào nhà máy
a Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu
- Tách kim loại và làm sạch tạp chất: nhằm loại bỏ các mẫu kim loại
và tạp chất lẫn trong nguyên liệu các tạp chất lớn, rơm rạ, sạn, các tạp chất
có hình dạng sợi được loại bỏ bằng sàng để thu được nguyên liệu có cùngtính chất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo Thiết bị được sửdụng là nam châm tách kim loại, máy sàng có lắp quạt gió
- Nghiền nguyên liệu: Đối với nguyên liệu thô, kích thước lớn nên
cần phá vỡ nguyên liệu, làm cho nguyên liệu đạt kích thước theo yêu cầu,tăng khả năng trộn đều giữa các cấu tử làm cho chất dinh dưỡng được phân
bố đồng đều nhằm tăng hệ số tiêu hoá cho thức ăn Nguyên liệu được nghiềnmịn sẽ thuận lợi cho quá trình ép viên, làm cho viên thức ăn có bề mặt nhẵnbóng, các cấu tử thành phần dễ liên kết với nhau Thiết bị: dùng máy nghiềnbúa
b Dây chuyền định lượng và phối trộn
+ Định lượng: nhằm mục đích xác định mức độ, liều lượng các thànhphần thức ăn, cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo tỷ lệ quy định đối với từngloại vật nuôi, càng bảo đảm chính xác càng tốt Đặc biệt đối với những thànhphần thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ (nhất là những nguyên tố vi lượng)đòi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định cóthể tác hại đến cơ thể vật nuôi
+ Phối trộn: nhằm khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được địnhmức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho vật nuôi ăn đủ tỷ lệ các thành
Trang 40phần đó trong hỗn hợp Thức ăn tổng hợp được trộn đều, bổ sung chất lượng,mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện cho súc vật ăn nhiều và đủ,tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăng được sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụthức ăn cho mỗi kg thịt tăng trọng.
+ Quá trình trộn có bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượngnhư premix và muối ăn Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độbền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngonmiệng Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường,tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn
và giảm độ bền của máy Thiết bị: dùng máy trộn nằm ngang có bộ phận trộn
quay, thùng chứa cố định Máy trộn làm việc gián đoạn, trộn theo mẽ
c Dây chuyền tạo viên và xử lý viên
Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ định hình các hỗn hợpthức ăn sau khi trộn thành dạng viên Mục đích tạo viên: là làm chặt các hỗnhợp tăng khối lượng riêng và khối lượng thể tích, làm giảm khả năng hút ẩm
và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng Nhờ đó hỗn hợp thức
ăn bảo quản được lâu, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chi phívận chuyển và bảo quản
Sử dụng thiết bị là máy ép viên: Nguyên liệu sau khi đảo trộn sẽ gia ẩmbằng hơi nóng để tạo một độ ẩm thích hợp, sau đó nguyên liệu được đưa vào
bộ phận tạo hạt, hạt ra khỏi khoang ép có độ ẩm khoảng 17 - 18% và nhiệt độkhoảng 60-80oC Sau đó hạt được đưa đi làm nguội ở thiết bị làm nguội, hạtsau khi ra khỏi thiết bị làm nguội có nhiệt độ bằng hoặc hơn kém nhiệt độkhông khí khoảng 20C và có độ ẩm không quá 14%, tiếp theo hạt được đưaqua máy bẻ viên để cắt thành những viên có kích thước theo yêu cầu, thườngthì có đường kính 3, 5, 8, 10, 12, 17, 19 mm
Sản phẩm sau khi bẻ viên xong được đưa qua sàng phân loại, cáchạt có kích thước yêu cầu sẻ được đưa đi đóng bao còn các bột mịn, hạt bểvụn được đưa về máy ép viên lại nhằn giảm hao hụt cho quá trình sản xuất