MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ HAIKU NHẬT BẢN CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM MASAOKA SHIKI CHƯƠNG III: ĐẶC
Trang 1❧✿❧
俳句
正岡 子規
案ー先生:ダンーレーザン
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ HAIKU NHẬT BẢN
CHƯƠNG II:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM MASAOKA SHIKI
CHƯƠNG III:
ĐẶC TRƯNG THƠ HAIKU CỦA MASAOKA SHIKI
CHƯƠNG IV:
ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT THƠ HAIKU CỦA MASAOKA SIKKI
CHƯƠNG V:
GIÁ TRỊ THƠ HAIKU CỦA MASAOKA
CHƯƠNG VI:
ẢNH HƯỞNG THƠ HAIKU CỦA MASAOKA ĐẾN CÁC TÁC GIA NHẬT BẢN
CHƯƠNG VII:
ẢNH HƯỞNG THƠ HAIKU CỦA MASAOKA ĐẾN NHÀ THƠ NƯỚC NGOÀI
TỔNG KẾT VÀ NHẬN XÉT
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Haiku là thể thơ ngắn độc đáo của Nhật Bản Mỗi bài chỉ 17 âm tiết, chia thành ba phần Vì chưa quen, người đọc lần đầu có thể hơi ngỡ ngàng, tuy nhiên, đọc kỹ và suy ngẫm, ta sẽ thấy thơ Haiku thật tinh tế Mỗi bài, thường là một bức tranh phong cảnh nhỏ, một tâm trạng thoáng qua nhưng gợi cho ta nhiều điều Nội dung và triết lý thơ Haiku không nằm ở câu chữ mà ở sự tưởng
Thơ Haiku thật kỳ lạ Ngắn và giản dị Nhiều khi không nói gì hoặc nói điều chẳng đâu vào đâu, thậm chí tưởng như “ngớ ngẩn” Thế mà càng đọc, ta cứ bị cuốn hút bởi sự “không có gì” và
“ngớ ngẩn” đó Người Nhật viết Haiku không phải để truyền tải ý, mà hình ảnh, những hình ảnh chấm phá giản dị Hình như cũng không có ý định nói điều gì to tát về triết lý hoặc tình cảm như
ta thường thấy ở các dòng thơ khác Có lẽ vì thế mà người đọc phải quen dần để cảm nhận và yêu
Nói đến thơ haiku ta không thể không nhắc tới Masaoka Shiki (nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình
và là nhà báo nước Nhật) Ông là một trong bốn đại thụ thơ haiku của Nhật Bản trước thời hiện đại: Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki Ông là một trong những nhà thơ đổi mới thơ waka, đặt tên là tanka vào khoảng đầu thế kỷ thứ 20 Ông khai thác và yêu sách thơ Nhật cần phải thay đổi và đặt ra từ "haiku" thay thế cho "hokku" cũng như đổi "waka" thành
"tanka" Ông đã đem hiện thực vào thơ haiku và đã thay đổi làm sống lại thể văn ngắn này Nếu Matsuo Basho được cho là nhà thơ haikai tiêu biểu của thời kỳ trung đại, thì Masaoka Shiki tiêu biểu của haiku thời kỳ cận đại Thơ haiku của Shiki được cách tân không chỉ về mặt hình thức cấu trúc thơ mà cả về nội dung và quan trọng hơn hết là hầu hết thơ haiku tân thời đều được khởi nguồn từ Shiki
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ HAIKU NHẬT BẢN
I. Vài nét về sự hình thành thể thơ haiku Nhật Bản
Thơ ca Nhật Bản truyền thống thường dựa trên hình mẫu các câu 5 và 7 âm tiết và tồn tại dưới các hình thức thơ chôka (trường ca), waca (hòa ca) hay còn gọi là tanca(đoản
ca), renca (liên ca) Từ thế kỷ XVl đến thế kỷ XlX, một thể thơ mới ra đời thay thế cho thể
thơ renca, đó là thể haiku Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay
Thuật ngữ haiku (đọc theo âm Hán Việt là bài cú hay hài cú) không phải xuất hiện từ thời thịnh hành thể thơ này mà nó được sáng tạo vào năm 1890 theo đề xướng của nhà thơ Shihi (1867-1902) dùng để chỉ những bài thơ ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập được bố trí theo thứ tự: 5-7-5 Thể thơ này vốn được tách ra từ ba câu khổ đầu của thể renca (phần phát cú hay còn gọi là hokku) đứng độc lập và phát triển mạnh mẽ dưới thời Edo Từ đó nó trở thành một thể thơ với tên gọi là haiku hay haikai, hokku
II. Những đặc điểm về nội dung của thể thơ haiku Nhật Bản
2.1 Thế giới thiên nhiên trong thơ haiku mang nhiều màu sắc rực rỡ, huyền bí và đầy
quyến rũ Đó là bức tranh thiên nhiên không chỉ có trăng, sao, hoa, lá, cỏ, cây mà còn là tiếng chim gù trong ban trưa tĩch mịch, tiếng dế mèn kêu trong đêm, tiếng chim gọi bầy và những áng mây xa, những cơn sóng, những cánh hoa anh đào Đứng trước biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên:
Bể động Trải ra phía đảo Sađô Sông ngân hà (Bashô)
Một cánh hoa Asagaô ban mai vô tình rơi xuống giếng cũng đủ làm xao động tâm hồn người thi
sĩ:
A! hoa Asagaô
Trang 5Dây gàu vương hoa bên giếng Đành xin nước nhà bên
(Chiyô) 2.2 Trong thơ haiku nổi bật yếu tố "mùa" Vì thế người ta ví thơ haiku là tiếng hát của bốn mùa và "mùa" được xem là quý ngữ (Kigo) của thơ haiku Sự luân chuyển của "mùa" thể
hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đời sống con người, và đó là sự vận động của thời gian Khi cái nóng oi nồng làm tàn lụi những cánh anh đào rực rỡ của mùa xuân qua đi thì cái se lạnh của mùa thu ùa về làm cho màu xanh chuyển sang màu vàng, tiếng chim hót bỗng dừng và rồi những bông tuyết trắng xóa bắt đầu rơi báo hiệu mùa đông đến Sự xoay vần của tạo hóa trên đất nước đã tạo cho con người Nhật mang những nét tính cách thật đặc biệt dưới đây là một số
ví dụ về quý ngữ hay được sử dụng trong thơ haiku:
ST
T
7 Cánh đồng hoang vu (cánh đồng khô) Mùa Đông
Mùa xuân được mô tả nhiều nhất trong thơ haiku không chỉ vì tác giả nhắc đến từ "xuân" nhiều
mà cảnh sắc mùa xuân được miêu tả gắn với con người Một bông hoa đại nazma nở e ấp bên hàng dậu cũng gợi lên cảm hứng cho thi sĩ:
Khi nhìn kĩ Tôi thấy Nazma nở hoa Bên hàng dậu
Trang 6Mùa hạ về với mẫu đơn, diên vĩ, hoa kì,hoa sen với tiếng chim cu hát vang giữa trưa hè oi ả
Nhiều bài thơ haiku miêu tả cảnh sắc mùa hè bằng tiếng cu gáy:
Ôi chim cu Bay lượn và ca hát Bận rộn xiết bao
(Bashô) Trong thơ haiku, mùa thu với những đêm dài thanh vắng, tiếng châu chấu, tiếng dế kêu trong
đêm và những ánh trăng suông buồn bã:
Trăng thu Suốt đêm tôi dạo Loanh quanh bên hồ
(Bashô)
Đồng hành với mùa đông là những cơn rét buốt, những bông tuyết rơi và không gian ngập trong tuyết phủ và lạnh giá, cây cối trơ trọi, khẳng khiu Nhà thơ Bashô mô tả cảnh mùa đông bằng những hình ảnh thật độc đáo:
Đến đây xem để thấy Một chiếc lá cô đơn Trên cành Kiri ấy
Và đây là cảnh vườn chùa mùa đông trống vắng:
Những chiếc lá rơi Dường như trăm tuổi Giữa ngôi vườn chùa
(Bashô) 2.3 Trong thơ haiku, dấu ấn Thiền tông để lại khá đậm nét trong cách nhìn và thể
hiện của các nhà thơ Theo quan niệm của Thiền tông, mọi sinh linh trên cõi đời này đều bình
đẳng như nhau Vì thế, thơ haiku thường nói đến các sinh vật và hiện tượng tự nhiên (con sâu,
con bọ, con chuột ) với một sự ưu ái và tự nhiên Thi sĩ Bashô đã mô tả một cảnh ban mai có tuyết, có cánh quạ ô:
Trang 7Con quạ ô Sáng mai trong tuyết Đẹp không ngờ
III. Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ haiku
3.1 Thơ haiku có một cấu trúc nghệ thuật đặc sắc Một bài thơ haiku rất ngắn gồm
17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5: (theo âm tiếng Nhật)
Shichi Kei wa (5 âm tiết) Hồ Ômi tám cảnh Kiri ni Kacurete (7 âm tiết) Sương mù dấu bảy rồi Mii no KKane (5 âm tiết) Còn chuông đền Miithôi (Bashô)
Do cấu trúc chặt chẽ như trên cho nên đòi hỏi người làm thơ haiku phải biết "kiệm từ", chọn
những từ và ý nào thật đắt, cô đọng, ẩn chứa nhiều ý nghĩa để đưa vào thơ Ở đây, câu mở đầu
có tính chất giới thiệu, gợi cảnh, gợi tình để mở ra ý cho hai câu sau Các sự việc được phản ánh
trong thơ haiku có khi tưởng như rời rạc, không liên kết với nhau, nhưng thực ra giữa chúng có mối liên kết chặt chẽ từ bên trong Từ "sự tinh giản của tâm hồn" (A.Tagor), thơ haiku đã tạo
nên sức mạnh nghệ thuật to lớn Chính vì thế, nhà nghiên cứu phê bình Roland Barther (Pháp)
nhận xét: "Sự ngắn gọn của haiku không phải là vấn đề hình thức Haiku không phải là một tư
tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn mà là sự tin vắn tắt tìm ra được hình thức vừa vặn cho mình"
3.2 Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập cũng là đặc trưng của thơ haiku Đó là
sự đối lập tương phản giữa cái vô hạn - hữu hạn, giữa không - có, giữa cái lớn - bé, xa - gần, con người - vũ trụ Trong bài thơ "Ao cũ", Bashô viết:
Ao cũ Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao
3.3 Giới thiệu đề tài để tạo ra sự liên tưởng đối với người đọc cũng là một nghệ
thuật của thơ haiku Các bài thơ haiku thường chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc
giả vận dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến các sự vật và hiện tượng khác Vì thế,
người ta cho rằng thơ haiku giống như những bức tranh thủy mặc của người Nhật Nó
chứa đựng một khoảng trống, một khoảng chân không nhưng tràn trề sự sinh động của cuộc sống Nhà thơ chỉ phác họa vài dòng về thiên nhiên:
Trang 8Lá thủy tiên Dưới làn tuyết mới Nhè nhẹ trĩu mình
(Bashô) Cho đến ngày nay, thơ haiku Nhật Bản vẫn lôi cuốn người đọc nhiều nước trên thế giới bởi nội
dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó Đồng thời thể thơ này vẫn được nhiều người bắt
chước sáng tác, nhưng không ai có thể vượt qua được thơ haiku Nhật Bản với những thi hào nổi tiếng Thơ haiku là sản phẩm tinh thần riêng của người Nhật là niềm tự hào của đất nước Phù
Tang, của xứ sở hoa anh đào
Trang 9Về sự nghiệp văn chương, Masaoka Shiki được coi là một trong bốn cây đại thụ của thể loại thơ haiku Nhật Bản trước thời hiện đại, trong đó có Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa và Masaoka Shiki Đồng thời ông cũng được xem là một trong những nhà tiên phong trong công cuộc cách tân thơ haiku thời kỳ cận đại Nếu Matsuo Basho được cho là nhà thơ haikai tiêu biểu của thời kỳ trung đại, thì Masaoka Shiki tiêu biểu của haiku thời kỳ cận đại Thơ haiku của Shiki được cách tân không chỉ về mặt hình thức cấu trúc thơ mà cả về nội dung và quan trọng hơn hết
là hầu hết thơ haiku tân thời đều được khởi nguồn từ Shiki
Năm 1868, chế độ Tokugawa của thời kỳ Edo trước đó bị xóa bỏ và mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử Nhật Bản – kỷ nguyên Minh Trị Duy Tân (1868 – 1912) Từ đây nước Nhật mở cửa giao lưu quốc tế sau bao nhiêu năm bị giam hãm bởi chính sách bế quan tỏa cảng dưới chế độ Mạc phủ Sự mở cửa đó đã giúp Nhật Bản tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật từ thế giới bên ngoài, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong một giai đoạn có thể nói
là huy hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản Dưới sự trị vì của Hoàng Đế Minh Trị, chỉ trong vài thập kỷ, Nhật Bản đã có thể đạt được điều mà phương Tây phải mất hàng thế kỷ mới tạo dựng được Công cuộc phục hưng thời Minh Trị giống như một vụ nổ chất chứa năng lượng và sức mạnh phá tung một con đập kìm hãm nó hàng thế kỷ
Trong thời gian ngắn khoảng 45 năm mở cửa, văn học Nhật Bản cũng đổi mới Làn sóng văn học phương Tây tràn vào Nhật Bản với khối lượng lớn các thể loại kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết được dịch sang tiếng Nhật và xuất bản tại Nhật đã tiếp thêm sinh lực cho quá trình cách tân văn
Trang 10học Nhật Bản Tầm nhìn, trào lưu và khuynh hướng sáng tác của Nhật Bản thay đổi theo phong cách Tây phương như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa lãng mạn, phong cách tả thực Trong trào lưu sôi nổi đó, văn học truyền thống của Nhật Bản vốn được đúc kết từ sự ảnh hưởng kinh điển của Trung Hoa cổ và các giá trị truyền thống vĩnh hằng của dân tộc đã kịp hòa nhịp cùng tính đa dạng của tư tưởng phương Tây để tiếp tục cải tiến và phát triển mạnh mẽ Và thơ haiku cũng không nằm ngoài trào lưu đó Dưới sự vận động và dẫn dắt của nhà thơ Masaoka Shiki – người có công đưa thể thơ hokku trước đó trở thành thể thơ độc lập với tên gọi haiku cho đến ngày nay – thể thơ haiku đã có bước chuyển mình rõ rệt.
Sau khi dời đến Tokyo được khoảng một năm, Masaoka Shiki bắt đầu viết thơ haiku Năm 1892, ông xuất bản tập thơ haiku đầu tiên của mình, tên Dassai Shooku Haiwa (Bàn về cách viết haiku bằng tìm tòi qua sách vở) Vào tháng 11 năm 1892, ông được bổ nhiệm vào vị trí biên tập chuyên mục thơ haiku cho một tờ báo bấy giờ là Nippon và làm việc với vai trò như một nhà báo trong suốt cuộc đời mình Năm 1895, ông xuất bản tập thơ tiếp theo với tựa đề Haikai Taiyō,
lầ lượt sau đó là các tập Meiji Nijūkunen no Haikukai, Haijin Buson, và Utayomi ni Atauru Sho Những năm cuối đời, Masoka Shiki tập trung vào nghiên cứu chữ kana Hơn nữa, trong những năm nằm liệt giường, ông viết nhật ký giường bệnh, gồm 3 bộ: Bokujū Itteki, Gyōga Manroku
và Byōshō Rokushaku Năm 1902, tức 4 năm sau khi ông hoàn thành việc nghiên cứu kana, Masaoka Shiki qua đời
II. TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:
Trong khoảng 25 năm đầu của thời kì Minh Trị, haiku bị coi là thơ hạng hai, chẳng khác gì ngoài bước tiếp những quán tính sẵn có Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là haiku thời kì này không có bản sắc riêng, ngược lại là rất sôi động lúc này có hẳn những tờ báo dành riêng cho thơ haiku Thờ kì này, thơ ca đặc trưng cho xã hội phổ biến mang tính cộng đồng Điển hình là hình thức Tsukinami – mỗi tháng họp bàn thơ một lần Những bài thơ được haiku Shiki viết vào khoảng những năm 1892 – 1895 cũng không ngoài phong cách này Ví như Akeyasuki – một quý ngữ chỉ mùa hè đến sớm
木をつみて ki o tsumite Cây chất chồng
Trang 11Đây là bài thơ thời kỳ đầu của Shiki kể từ năm 1885 và là một trong các bài thơ theo phong cách
cũ nhưng sau đó chính ông lại khinh miệt, đả phá nó vì yêu cầu người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng một cách có logic (cây che lấp - ánh sáng - len vào cửa sổ nhỏ) hơn là bằng nguồn xúc cảm
Từ năm 1892, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người ta mở ra một cái nhìn thoáng hơn
về thơ haiku Nhờ các văn đoàn ra sức kêu gọi sáng tác, nghiên cứu thơ haiku cổ điển mà haiku cách tân ra đời Năm 1894, tòa báo Nippon bị đóng cửa, thay vào đó là Sho Nippon do Masaoka Shiki làm tổng biên tập Sho-Nippon đã đăng tải nhiều bài phê bình của Shiki chỉ trích sự tôn kính vô dụng các luật lệ sáng tác thơ của những nhà thơ đi trước và ao ước một cái gì mới mẻ, đặc biệt đã cho đăng hơn 10 ngàn bài thơ haiku và hơn 20 ngàn bài tanka của ông Vào năm Meiji 28 (1895) Shiki viết:
ー食えば kaki kueba Vừa mới ăn hồng鐘が鳴るなり kane ga naru nari chuông chùa Pháp Long tự
Bài thơ được coi là tác phẩm thành công đầu tiên trong quá trình cách tân thơ haiku, được đánh giá là hay nhất và được trích dẫn trong hầu hết các trường phổ thông trung học Nhật Bản
Với công việc của một biên tập văn chương, hàng ngày Shiki phải lựa chọn cả hàng ngàn bài thơ haiku để đăng trên tờ nguyệt san Hototogisu (Chim quyên) ra đời vào năm Meiji 30 (1897) sau
đó trở thành diễn đàn chủ đạo cho phong trào shin-haiku (haiku mới)
Năm 1894, thuật ngữ “tả sinh” du nhập vào Nhật Bản như một thủ pháp hội họa Với nhiệt huyết mong muốn cách tân để nâng cao giá trị trong nghệ thuật của haiku, Shiki đã áp dụng thuyết tả thực vào phương pháp sáng tác haiku Cách tân haiku theo phương pháp luận tả thực (shasei) của Shiki phụ thuộc vào sự cảm nhận của người đọc thông qua cách sử dụng ngôn từ thể hiện của nguời viết – tức lấy tả thực dựa vào quan sát hiện thực của tự nhiên hơn là sự chơi chữ hoặc
sự tưởng tượng như haiku trước giờ vẫn làm
月一輪 tsuki ichi-rin Một mảnh trăng tròn星無ー空 hoshi mukazu sora trên trời đầy saoーなり midori kana xanh thẳm
Trang 12Hoặc một bài thơ khác tả thực tính lãng mạn trong nỗi trông chờ tuyệt vọng:
梅散り掛かる ume chirikakaru hoa mơ lả tả
Lạnh lẽo não nề của mùa đông:
日和かな hiyori kana lúa trổ đòng đòng
Vì thế Shiki đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt cho thuyết tả thực, là nền tảng cơ bản nhất cho các nhà thơ thực tập:
女にほれる onna ni horeru mải mê ngắm nhìn 烏かな karasu kana cô gái bên giếng tắm
Trang 13Tóm lại, số lượng tác phẩm mà Masaoka Shiki để lại là vô cùng lớn và vô cùng đa dạng.
Những tác phẩm cũng như tư tưởng của ông thậm chí còn ảnh hưởng đến các nhà thơ và dòng thơ thời đại sau
CHƯƠNG III:
ĐẶC TRƯNG THƠ HAIKU CỦA MASAOKA SHIKI
I. Thơ haiku của Shiki trong thời kì đầu Minh Trị (Meiji)- Haiku trên đà suy thoái:
Thi đàn haiku trong khoảng 25 năm đầu thời kỳ Meiji (1868 – 1892) không có gì khác hơn là chỉ tiếp bước những quán tính, lề thói đã có sẵn Tuy nói như vậy nhưng không có nghĩa thời kỳ đầu Minh Trị thi đàn haiku không có bản sắc riêng Ngược lại nó lại rất sôi động Nhiều tờ báo dành cho thi đàn lần lượt ra đời: năm Minh Trị thứ 01 (1868) xuất hiện tờ báo dành riêng cho haiku: Haikai shimbun; một năm sau, năm 1869 xuất bản Haikai shinbun shi, năm Minh Trị thứ
13 (1880) tạp chí Minh luận haikai (haikai meiron) một tháng 2 số và còn rất nhiều tờ báo, tuyển tập thơ văn khác được xuất bản
Trong thời gian này các trường phái thơ thường tập hợp đồng môn và môn đệ tổ chức viết thơ và bình thơ dưới sự hướng dẫn của trưởng môn, người nào đạt điểm cao nhất sẽ được thưởng, cho xuất bản hoặc dâng cúng đền Điển hình của hình thức này là lệ tsukinami (mỗi tháng họp bình thơ một lần) Tập lệ này đã có từ cuối thời hoàng kim của waka tức mọi người tập hợp vào một ngày đã định trước kể cả thơ renka, và được gọi tsukinami của thơ hokku, tsukinami của renka
Và cũng chính trong thời gian này- thời gian mà thơ haiku phổ biến như một thú tiêu khiển, tiêu
Trang 14khiển đến mức mà ngay cả những người ngoại đạo như các văn nghệ sĩ kịch nghệ Kabuki cũng
có thể tham gia sáng tác và dĩ nhiên chất lượng rất thấp và nhìn chung không có tầng sâu về ý nghĩa nội dung lẫn nghệ thuật Những bài thơ Shiki viết trong khoảng thời gian từ năm 1892 đến năm 1895 tức với phong cách được nuôi dưỡng từ những năm đầu Minh Trị - là lúc Shiki chẳng biết gì khác ngoài phong cách theo lệ tsukinami Và sau đây là một trong những bài thơ được ông sáng tác trong hoàn cảnh đó:
木をつみて ki o tsumite Cây chất chồng
夜の明やすき yono akeyasuki ánh hừng đông
小窓かな komado kana len vào ô cửa nhỏ
Akeyasuki là quý ngữ chỉ mùa hè đến sớm Đây là bài thơ thời kỳ đầu của Shiki kể từ năm 1885
và là một trong các bài thơ theo phong cách cũ nhưng sau đó chính ông lại khinh miệt, đả phá nó
vì yêu cầu người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng một cách có logic (cây che lấp - ánh sáng - len vào cửa sổ nhỏ) hơn là bằng nguồn xúc cảm Sau này với quan niệm nghệ thuật mới: Shasei ( Tả thực/ Tả sinh ), ông đã lên tiếng phê bình kiểu họp thơ tsukinami-haiku và cho đây là bước ngoặt thích hợp cho cách tân haiku:
“Tsukinami haiku không đánh vào tình cảm, mà đánh vào học thức, là bước tìm kiếm cái mới của giới tân kỳ ưa thích ý tứ sáo mòn Tsukinami haiku thích sự nới lỏng ngôn từ và ghét sự chặt chẽ Hoặc tsukinami - haiku chỉ quen sử dụng vốn ngôn từ trong phạm vi hẹp đã từng quen thuộc Tsukinami vinh hiển sự phiêu bạt và hệ thống của haikai”
II. Đặc trưng nội dung thơ Haiku của Masaoka Shiki trong thời kì canh tân:
Masaoka Shiki sinh vào thời gian giao thoa giữa hai nền chính trị là Tokugawa và Minh Trị Suốt thời kỳ thơ ấu, chứng kiến sự giao thời và các biến cố của xã hội, Shiki đã lột tả ranh giới giữa thời kỳ tiền hiện đại và hiện đại qua thơ ca Thơ của Shiki thường nêu lên những nghịch lý, thói đời trớ trêu nhập nhằng của xã hội và bày tỏ sự bình thản trước các mâu thuẫn trong cuộc sống Đối với ông : “Haiku trở thành một bộ phận của văn học Văn học trở thành một bộ phận của mỹ thuật Kết quả là tiêu chuẩn cái đẹp trở thành tiêu chuẩn của văn học Tiêu chuẩn của văn học trở thành tiêu chuẩn của haiku Tóm lại hội họa, điêu khắc, âm nhạc, kịch nghệ, thơ ca, tiểu thuyết, tất cả đều cùng chung một tiêu chuẩn để đánh giá”
Cái mới trong thơ Shiki thời kì cách tân đó chính là sự chuyển hướng về chất lượng hoàn toàn mang tính văn học Khác với đặc trưng nội dung thơ haiku của Basho là thiên về sự trầm lắng,
Trang 15thanh bình với các thuyết thẩm mỹ sabi, wabi, thơ haiku của Shiki lại mang nét đặc trưng, phong cách hiếu động của một xã hội hiện đại Chắc cũng chính vì lẽ đó mà Shiki luôn chỉ trích thơ của Basho nghèo nàn yếu tố thơ ca Nhưng ngược lại với Buson thì lại khác, Shiki hết lời ca ngợi thơ của thi sĩ - họa sĩ Yosa Buson (1716 – 1783) tao nhã, phong cách tả thực (shasei) rất ấn tượng nặng tính không tưởng Có nhiều nhận định cho rằng Shiki chịu ảnh hưởng từ phong cách thơ của Buson, tuy giống thì giống nhưng biến hóa hơn so với Buson Từ đây có thể thấy rõ tinh thần cách tân nghệ thuật của ông: cái mới tiếp nối cái cũ từ thời kỳ này sang thời kỳ khác để phát triển chứ không thay đổi hoàn toàn và làm cái cũ mất đi So sánh đặc điểm nội dung của thơ haiku Buson và thơ haiku Shiki:
胡蝶かな kochou kana một cánh bướm
Buson
Shiki
Có thể thấy trong cùng một ngữ cảnh, thơ Shiki lại mang nội dung tràn sinh động và đầy sức sống, nếu như con bướm của Buson đang say giấc nồng thì đom đóm nhỏ bé của Shiki lại lấp lánh tỏa sáng
Mặt khác nói đến đặc điểm nội dung thơ haiku của Shiki không thể không nhắc đến thuyết tả thưc Có thể nói cái sáng tạo về nội dung của Shiki đó là việc Shiki đã đem phong cách tả sinh
“shasei” để bao hàm luôn cả tả thực “shajitsu” – tái sinh những gì như chính chúng đang có Khi
Trang 16thuyết tả thực được du nhập từ phong cách nghệ thuật phương Tây, Shiki cũng như giới tri thức Nhật Bản nghĩ rằng phương Tây làm được mà Nhật Bản không làm sẽ bị lạc hậu Tư tưởng này ảnh hưởng rất sâu rộng trên nhiều lãnh vực văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản Tiếp nhận yếu tố
từ nước ngoài nhưng đều với mục đích tạo bản sắc mới mang nét riêng của Nhật Bản, vượt qua dân tộc để mở ra một thế giới mới phổ biến hơn Hầu hết thơ haiku mới, hoặc haiku dù được cách tân ở hình thức nào đều được quần chúng đón nhận chính là nhờ dựa trên cơ sở nền tảng này, tức đạt được tính ‘thuận ý thuận tình’ trong công cuộc cách tân
雲雲雲雲雲雲 kumo ni nuretaru tiếng chim đỗ vũ
Mùa đông buồn lạnh lẽo qua con mắt nhà thơ Shiki:
Nội dung thơ haiku của Shiki không đơn giản chỉ là thơ mang tính tả thực mà cũng chẳng phải chỉ là không tưởng, vượt qua cả ngưỡng tả thực để chạm đến thực tại của vũ trụ
Sau một quá trình tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo Shiki đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt cho thuyết tả thực, là nền tảng cơ bản nhất cho các nhà thơ thực tập: “Bạn không được dừng lại khi bạn đã có một hay hai bài thơ từ một quan điểm thoáng đãng Kế tiếp bạn phải nhìn xuống ngay dưới chân mình và viết về những gì bạn thấy ở đó – cỏ, hoa đang nở Chỉ cần viết về mỗi thứ đó thôi, bạn đã có thể có đến 10 hoặc 20 bài thơ mà không cần phải di chuyển đi đâu cả Hãy lấy tư liệu từ chính những gì đang ở xung quanh bạn – nếu bạn thấy cây bồ công anh, thì hãy viết về
bồ công anh Nếu đó là sương mù thì cứ viết về sương mù Tư liệu cho văn chương là vô số những gì thuộc về bạn Ngay cả đôi giày cũ (waraji) cũng có thể trở thành tư liệu cho thơ văn
Trang 17còn hay hơn là viết về đôi giày của phương Tây Hoặc kimono còn thi vị hơn là cây dù phương Tây.”