Môn văn cũng là một môn học rất cần được đổi mới bởi những đặc trưng vốn có của nó. Thế nhưng chúng ta không thể không thừa nhân rằng bộ môn Ngữ văn ở trường THPT lại thay đổi rất chậm, bởi việc dạy và học văn ngày nay chỉ chăm chắm vào mục đích thi cử ( thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng). Rồi cả đến việc khối C không còn là nhu cầu của học sinh bởi quá ít ngành để thi, còn nếu có thì lại là những ngành “ không hái ra tiền” thì việc dạy và học văn trở thành một “cực hình” đối với cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt là với tác phẩm văn chương thuộc thể loại truyện ngắn, vì những tác phẩm thuộc thể loại này thường là tác phẩm xuất sắc, dung lượng từ 5 đến 7 trang sách mà thời gian tiếp cận chỉ vài tiết (2 3 tiết) cho nên cả giáo viên và học sinh điều gặp những khó khăn nhất định. Giáo viên thì tìm cách cho bài học ngắn lại mà vẫn đầy đủ nội dung (đây không phải là điều dể dàng). Trong khi học sinh không đọc – tiếp cận trước tác phẩm ở nhà. Trước tình hình đó nhằm đổi mới phương pháp khai thác, tạo hứng thú cho học sinh tích cực trong quá trình tiếp xúc tác phẩm ở nhà cũng như là phân tích trên lớp tôi xin đề xuất hướng “ Khai thác và giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT từ góc độ tình huống”. Hướng tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống đã có một số giáo viên nghiên cứu (TS. Chu Văn Sơn và một số giáo viên khác) tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng nhiều, tài liệu giảng dạy cũng chưa chú ý đúng mức và đều tay đến đặc trưng thể loại của truyện ngắn, nhiều thành tựu mới về đề tài này cũng chưa được ứng dụng. Vì vậy khi viết đề tài này, bên cạnh việc tìm hiểu tư liệu, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, bản thân tôi cũng xin đưa ra thêm một số kinh nghiệm đã được áp dụng vào giải dạy trong mấy năm vừa qua, rất mong với chút kinh nghiệm đó có thể giúp học sinh tìm ra một cách khai thác tác phẩm mới từ đó hứng thú hơn đối vối giờ học văn.
Trang 1SKKN: Khai thác và giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT từ góc độ tình huống
Phần I: Đặt vấn đềI/ Bối cảnh chọn đề tài:
Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn chiếm một vị trí quan trọng và có thế mạnhriêng Môn văn không chỉ là một môn học như bao môn học khác mà môn văn còn là một loạihình nghệ thuật Vì môn văn trong nhà trường còn là điều kiện thức dậy khát vọng trong họcsinh Đó là khát vọng sống cao đẹp mà mỗi giờ giảng văn từ vẻ đẹp của hình tượng, của ngônngữ người giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí văn chương, không khí ngự trị của cái caođẹp, thức dậy trong các em biết bao khát vọng tuyệt vời
Cũng vì lẽ đó mà vai trò của người giáo viên dạy văn trở nên nặng nề và càng nặng nề hơn khi
những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học được đặt ra như một nhu cầu bức thiết Ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục đã có những bước cải tiến tích cực như: thay sách giáo
khoa, mở các lớp bồi dưỡng chuẩn kiến thức kĩ năng, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, bảo vệmội trường, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
II/ Lí do chọn đề tài:
Môn văn cũng là một môn học rất cần được đổi mới bởi những đặc trưng vốn có của nó.Thế nhưng chúng ta không thể không thừa nhân rằng bộ môn Ngữ văn ở trường THPT lại thayđổi rất chậm, bởi việc dạy và học văn ngày nay chỉ chăm chắm vào mục đích thi cử ( thi học sinhgiỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng) Rồi cả đến việc khối C không còn là nhu cầu của họcsinh bởi quá ít ngành để thi, còn nếu có thì lại là những ngành “ không hái ra tiền” thì việc dạy và
học văn trở thành một “cực hình” đối với cả giáo viên và học sinh Đặc biệt là với tác phẩm văn
chương thuộc thể loại truyện ngắn, vì những tác phẩm thuộc thể loại này thường là tác phẩm xuấtsắc, dung lượng từ 5 đến 7 trang sách mà thời gian tiếp cận chỉ vài tiết (2- 3 tiết) cho nên cả giáoviên và học sinh điều gặp những khó khăn nhất định Giáo viên thì tìm cách cho bài học ngắn lại
mà vẫn đầy đủ nội dung (đây không phải là điều dể dàng) Trong khi học sinh không đọc – tiếp
cận trước tác phẩm ở nhà Trước tình hình đó nhằm đổi mới phương pháp khai thác, tạo hứng thú cho học sinh tích cực trong quá trình tiếp xúc tác phẩm ở nhà cũng như là phân tích trên lớp
tôi xin đề xuất hướng “ Khai thác và giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT từ góc độ tình huống”.
Hướng tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống đã có một số giáo viên nghiên cứu (TS ChuVăn Sơn và một số giáo viên khác) tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng nhiều, tài liệu giảng dạycũng chưa chú ý đúng mức và đều tay đến đặc trưng thể loại của truyện ngắn, nhiều thành tựumới về đề tài này cũng chưa được ứng dụng
Vì vậy khi viết đề tài này, bên cạnh việc tìm hiểu tư liệu, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, bảnthân tôi cũng xin đưa ra thêm một số kinh nghiệm đã được áp dụng vào giải dạy trong mấy nămvừa qua, rất mong với chút kinh nghiệm đó có thể giúp học sinh tìm ra một cách khai thác tácphẩm mới từ đó hứng thú hơn đối vối giờ học văn
III/ Phạm vi nghiên cứu:
Chúng ta thấy rất rõ tác phẩm truyện ngắn được tuyển vào chương trình phổ thông rấtnhiều, nhất là ở cấp ba Chiếm 3/4 số lượng tác phẩm văn xuôi trong chương trình Điều nàyphản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong
Trang 2đời sống văn học của chúng ta Như thế, làm chủ mảng truyện ngắn là làm chủ phần văn xuôi cốtyếu nhất của chương trình Với thực tế đó tôi thấy bản thân mình không thể bao quát hết tất cảcác tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn trong chương trình nên ở đây tôi chỉ chọn phạm vi một
số tác phẩm thể loại truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12.Tiêu biểu qua ba tác
phẩm: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để nghiên cứu.
IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể giúp những giờ dạy tác phẩm truyện ngắn đạt hiệu quả.Trong các truyện ngắn có trong chương trình, thì mỗi truyện được nhà văn xây dựng với những ý
đồ nghệ thuật và thi pháp khác nhau Do đó, không thể khai thác và giảng dạy truyện nào cũngnhư truyện nào mà tốt nhất là giáo viên nên sắp xếp thành các nhóm để có những cách tiếp cận
phù hợp Trong đó, thiết nghĩ những truyện ngắn như: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân),Chí Phèo (Nam Cao), Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) ,Vợ nhặt (Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)…thì cách khai
thác và giảng dạy phù hợp vẫn là đi từ tình huống truyện
Hơn nữa với cách tiếp cân truyện ngắn từ góc độ tình huống, chúng ta có thể kéo gần hơn nữamối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, vì phương pháp này thầy và trò cùng phân tích phát hiện,người giáo viên không phải đơn độc truyền đạt kiến thức một truyền hay “gượng ép” học sinhtiếp nhận kiến thức
Đối với học sinh: các em không chỉ được thưởng thức những tri thức, những cái hay, cái đẹp từ tác phẩm văn học mà còn thấy tự tin hơn khi phát hiện khả năng tự tìm tòi khám phá, và phân tích tác phẩm văn chương của bản thân
Trang 3Phần II: Nội dungI/ Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là truyện ngắn? Có rất nhiều quan niệm Họ đưa ra những
cách khái niệm khác nhau Các định nghĩa thường xoáy vào : dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ… để khái quát thành đặc trưng.
Nguyễn Minh Châu: “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một
thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường ván trên cái khoảng gỗ trơn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc.”
Nguyễn Kiên: “Truyện ngắn là một trường hợp trong đời sống Cũng như một vài người
khác, có lúc tôi đã băn khoăn: truyện ngắn có thể viết về cả một đời người? Hay chỉ nói được một ngày, một giờ, tóm lại là một khoảng thời gian nào đó? Để ý xem truyện ngắn xưa nay, và bản thân làm thử, thì thấy truyện ngắn không bị một giới hạn nào cả Vậy cái điểm tựa của nó là
ở đâu? Tôi lại nói: mỗi truyện ngắn là một trường hợp Trong quan hệ giữa con người với đời sống, có những thời gian nào đó, khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ đặc biệt Truyện ngắn phải nắm bằng được cái trường hợp ấy Có khi cái trường hợp nói ở đây là một màn kịch đầy đủ Có khi, nó chỉ là một biến chuyển tâm lý, một trạng thái tình cảm Nhưng nhìn chung thì vẫn có thể gọi nó là một trường hợp, nhờ đó, tình cảm con người bộc lộ, cả hai quấn quyện lấy nhau, như trên đã nói.”
Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống:
“Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm
huyệt…Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” ( Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, H 2000, tr 28).
Mỗi người vẫn một ý riêng, tiếng nói chung còn mờ nhạt Người này cho truyện ngắn là một
"khoảnh khắc", một "trường hợp", người khác nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chitiết, cô đúc của ngôn từ
Theo TS Chu Văn Sơn, việc phân định có thể dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp Giữa hai tiêu chí, "dung lượng" là cần nhưng phụ và thứ yếu, còn "thi pháp"mới là đủ, là
Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi
tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”
Theo TS Chu Văn Sơn:
Trang 4- Về bản thể : tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc biệt của đời sốngđược nhà
văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hoá.
- Về hình tướng của nó, cần khu biệt với hai khái niệm giáp ranh : đỉnh điểm và hoàn cảnh điển
hình.
- Về vai trò : Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn Nghĩa là nó quyết định
đến sự sống còn của một truyện ngắn.
* Từ quan niệm về tình huống, có thể có cách phân loại truyện ngắn sau đây :
- Về tính chất, có thể thấy truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản : Tình huống hành động, Tình huống tâm trạng, Tình huống nhận thức,
- Về số lượng, có thể thấy truyện ngắn có hai loại : truyện một tình huống (Chữ người tử
tù – Nguyễn Tuân, Vợ nhặt – Kim Lân), truyện ngắn nhiều tình huống( Vợ chồng A phủ - Tô Hoài,Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
Sau đó ta cũng cần xác định đúng vai trò của tình huống và việc khai thác tình huống trong giảng dạy truyện ngắn.
Trong phần khái niệm trình bày ở trên, khi nói đến tình huống thực chất là đã có nêu lênvai trò trong đó Ở đây, xin dẫn ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu và tiến sĩ Chu Văn Sơn
để chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tình huống trong truyện: “…tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương dựa vào để thực hiện đắc lực ý định của tác giả, ví như một cây cọc vững chắc để cho cây bí leo lên mà ra hoa trái…”(Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H 1994, tr 252) Từ ý kiến trên, có thể khẳng định rằng, đặt vào tình
huống, tâm lí, tính cách nhân vật tự bộc lộ rõ nét, đồng thời chủ đề tác phẩm cũng thể hiện sâusắc Ngoài ra, tình huống truyện còn có tác động tới kịch tính của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn
cho thiên truyện Do đó, “tạo tình huống là phần lao động quan trọng nhất của qui trình sáng tạo một truyện ngắn Người viết có được một tình huống đặc sắc là đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành công của cả truyện ngắn Còn người đọc, nắm được tình huống thì xem như đã
có một chìa khoá tin cậy để mở vào thế giới bí ẩn của tác phẩm” (TS Chu Văn Sơn)
Từ đó có thể rút ra phương pháp đối với người đọc truyện ngắn là : bước vào một truyện ngắn
cần phải nắm được giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động là truyệnngắn Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá vàng để
mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy
II/ Thực trạng của vấn đề:
Trước hết đó là việc học văn của học sinh hiện nay, hàng năm khi đứng lớp những buổi đầu tiên tôi điều tiến hành một cuộc kiểm chứng nho nhỏ, với cùng một câu hỏi ở các lớp mà tôi dạy: Trong lớp ta em nào thích (thấy hứng thú) học môn văn?
Lí do nào khiến các em không thích học môn văn?
Xin đưa ra con số của 2 năm gần đây nhất:
Trang 5Tổng hợp các lí do học sinh không thích học văn:
- Chương trình sách giáo khoa nặng nề
- Bài học không hấp dần
- Đặc biệt hơn 90% học sinh được hỏi cho rằng môn văn không nằm trong khối dự định thi của các em
- …
Con số và những lí do này cũng có thay đổi theo thời gian của năm học, nhưng cũng không đáng
kể là bao Phần lớn học sinh còn lại cho rằng học văn chỉ để đối phó, để thi cử, và hàng năm cũng
có rất nhiều học sinh vì môn văn mà phải khống chế học lực từ giỏi xuống khá, khá thành trung bình, cũng có rất nhiều em vì môn văn mà phải thi lại…Hầu hết học sinh đến lớp học môn văn
với cái đầu rỗng không chút kiến thức chuẩn bị trước ở nhà Và với học sinh, tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn còn là một “món ăn khó nuốt” , vì nó “dài, dai” Thực trạng ấy cũng không
hoàn toàn do lỗi ở học sinh, mà còn ở chính cách truyền đạt của giáo viên
Sau đó ta nên tìm hiểu đến sở thích dạy và học tác phẩm truyện ngắn ở cả giáo viên và học sinh Thông thường khi chúng ta dạy học sinh những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn ta cứ theo một lối mòn đó là đọc – tóm tắt – Bố cục – các tình tiết quan trọng– phân tích nhân vật một cách máy móc đơn thuần Như khi phân tích nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân) học sinh biết được Tràng là một người rất nhân hậu và giàu lòng thương người, nhưng không hiểu được rằng nếu không có tình huống hi hữu “nhặt vợ” thì ta sẽ không thể phát hiện ra bản chất tốt đẹp đằng sau con người “dở hơi” ấy
Thực nghiệm nghiên cứu ở năm học 2011-2012: Đối tượng là học sinh lớp 11A3, 11A9 và 12A3.Bài thực nghiệm: các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn trong chương trình
Vì vậy để có thể tạo hứng thú cho học sinh, và tránh tình trạng máy móc gập khuôn trong tiếp
cận tác phẩm, với cách “Khai thác và giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn THPT từ góc độ tình huống”, chúng ta có thể tạo cho các em một cái nhìn mới và
đầy hứng thú, bởi với cách học này học sinh có thể tự mình khám phá ý nghiã của từng hình tượng trong văn bản, đặc biệt có thể giúp học sinh nắm cốt truyện và phân tích nhân vật dể dàng qua sự phát triển của tình huống
Trang 6III/ Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
1/ Để khai thác tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống ta cần nắm vững qui trình phân tích tình huống:
Đối với giáo viên và học sinh chúng ta cần chuẩn bị như thế nào để bước vào tiết dạy và học Đây là điều không đơn giản, nhất là đối với học sinh Bởi nếu ta chọn không đúng tình huống trung tâm của tác phẩm thì ta sẽ đi lạc hướng giống như là mê cung vậy
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực nghiệm tôi xin tổng hợp lại qui trình phân tích tình huống như sau:
* Bước 1: Xác định tình huống truyện
- Đặt câu hỏi : Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Hay Sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này ?Toàn bộ câu chuyện đâu là vấn
đề hạt nhân chủ chốt
- Tổng hợp các tình tiết : điểm qua những tình tiết chính và xác định trong các tình tiết ấy tình tiết nào đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện.
- Tìm tên gọi để định danh: đặt tên tình huống.
* Bước 2: Phân tích tình huống - tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây :
- Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)
- Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)
- Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)
* Bước 3: Rút ra ý nghĩa của tình huống
Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng
- Về quan niệm : Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?
- Về cảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
Như vậy, trước tiên người giáo viên cần nắm vững qui trình phân tích tình huống truyện, sau đótùy từng tác phẩm mà giáo viên linh hoạt cho học sinh một số câu hỏi hướng dẫn soạn bài ở nhàtrước khi bắt đầu tiết học, còn học sinh thì cần chủ động đọc và nắm chắc nội dung chính của tácphẩm ( nhân vật, tình tiết, diễn biến tâm trạng…) sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi mà giáo viênđặt ra
Từ qui trình phân tích tình huống trên sau khi kết thúc tiết học giáo viên có thể kiểm tra kết quảbằng cách cho học sinh tóm lượt nội dung bài học thành hệ thống sơ đồ phát triển của tình huống
2 Khai thác tác phẩm từ góc độ tình huống :
2.1/ Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:
Bước 1) Xác định tình huống truyện:
Câu hỏi : Toàn bộ truyện ngắn này xoay quanh sự kiện chính nào ? Hay Sự kiện nào đóng vai trò chi phối toàn bộ thiên truyện này ?
Các tình tiết chính ( Huấn Cao rỗ gông, Huấn Cao nhận cơm rượu, Huấn Cao xúc phạmQuản Ngục, Huấn Cao ân hận, Huấn Cao cho chữ…) ta thấy không phải một trong những tìnhtiết ấy đóng vai trò chi phối Trái lại, chúng chỉ là những tình tiết họp lại để làm thành một sự
kiện lớn hơn, và trong đó mới chứa cái "tình thế nảy ra truyện" Sự kiện lớn ấy là : cuộc gặp gỡ oái oăm giữa Huấn Cao và Quản ngục.
Bước 2) Phân tích tình huống:
Trang 7a Diện mạo của tình huống.
Nó oái oăm ít nhất vì ba lí do sau :
a.1 Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ
- Không gian là nhà tù (Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ Người ta vẫnnói : có hai nơi mà con người không nên gặp nhau là nhà tù và bệnh viện Vì thế nhà tù chỉ là nơigặp gỡ ngoài ý muốn, trái khoáy, bất đắc dĩ.)
- Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao Không gian
và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống
a.2 Sự éo le trong thân phận hai nhân vật : Nếu xét ở bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch, cònxét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ
a.3 Cuộc đối mặt ngang trái : đó vừa là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân vừa là cuộc đốichứng giữa hai thứ nhà tù Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình Còn Quản ngục bị cầm
tù trong cái nhà tù vô hình
b Diễn biến của tình huống :
Nhìn chung, diễn biến là : cuộc kì ngộ thành cuộc hạnh ngộ Sở dĩ như vậy là do sự chuyển biến trong quan hệ giữa HC và QN : quan hệ có phần đối địch nhường chỗ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn Nhìn trong mạch truyện thì diễn biến này gắn liền với hai phiến trát mà QN phải tiếp nhận.
Trước tiên là chuyển biến trong thái độ, về sau là trong hành động
Ban đầu QN vẫn có một tấm lòng, nhưng HC chưa biết Tấm lòng ấy chính là "biệt nhỡn
liên tài", nó bộc lộ chủ yếu ở tâm nguyện lớn này : vừa nương nhẹ và biệt đãi, vừa muốn xin chữ
HC Nhưng thái độ đối địch của HC đã tạo ra một vực sâu ngăn cách giữa họ
Về sau Quan hệ đã hoàn toàn biến đổi QN đã trở thành tri kỉ trong lòng HC Tấm lòng
thuần khiết của QN đã xoá bỏ hoàn toàn vực sâu ngăn cách giữa hai nhân cách ấy Thế là quan hệ
có phần đối địch đã nhường chỗ cho một quan hệ tri kỉ hoàn toàn QN cúi đầu trước HC, mà HCcũng cúi đầu trước QN Cả hai đều cúi đầu trước những vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ Cả haiđều đang cúi đầu trước hoa mai của mình
Cuối cùng Cảnh cho chữ là tình tiết sau chót hoàn tất cuộc gặp gỡ oái oăm này Nguyễn
Tuân gọi đó là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"
Lí do :
+ Không gian và thời gian diễn ra cảnh cho chữ
+ Về quyền uy : kẻ có quyền hành thì không có quyền uy (QN), uy quyền lại thuộc về người đã bị tước đi mọi thứ quyền, kể cả cái quyền tối thiểu là quyền sống (HC) Về thái độ : kẻ
không việc gì phải sợ thì "khúm núm sợ sệt" (QN), người đáng ra phải sợ thì lại "đường bệ ungdung "(thói thường, HC phải sợ quan trước mặt, sợ cái chết ngay sau lưng chứ !)
+ Về chức phận : Cai tù không giáo dục tội phạm, trái lại tội phạm lại đang giáo dục cai tù,
trong khi đó cai tù lại đang lắng nghe một cách thành tâm, thành kính
Rõ ràng Cuộc kì ngộ đã hoàn toàn thành cuộc hạnh ngộ
Bước 3) Rút ra ý nghĩa tư tưởng
a Tình huống ấy chứa đựng một quan niệm sâu sắc : Cái đẹp là bất diệt Dù thực tại có
hắc ám đến đâu cũng không tiêu diệt được cái đẹp Nó mãi mãi là một lí tưởng nhân văn cao cảcủa cõi người này
b Tình huống như thế cũng chứa đựng một niềm tin mãnh liệt, rằng : Cái đẹp sẽ thanh lọc cuộc đời này "Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại"- đó là tư tưởng của Đôtxtôiepxki, người có ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng của người nghệ sĩ lãng mạn Nguyễn Tuân
2.2/ Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:
Áp dụng qui trình phân tích tình huống:
Trang 8Bước 1) Xác định tình huống truyện.
Câu hỏi:"Toàn bộ truyện ngắn Vợ nhặt xoay quanh sự kiện nào ? hay sự kiện nào đã bao trùm chi
phối toàn bộ thiên truyện này ?"
Gợi ý:
- Tình huống của câu truyện Vợ nhặt là việc Anh Tràng “nhặt được vợ”
- Đặt tên: một cuộc hôn nhân kì lạ, éo le (một cuộc hôn nhân hi hữu,lạ lùng)
Bước 2) Phân tích tình huống truyện
*Diện mạo của tình huống
- Nói hôn nhân trong Vợ nhặt kì lạ, ít nhất vì ba lẽ:
+ Một là, sự đảo lộn về giá trị : Tràng - một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư,
lâu nay ế vợ, bỗng dưng "nhặt" được vợ, mà lại là vợ theo không (khác nào từ "vô giá trị" bỗngthành …"vô giá" !)
+ Hai là, sự ngược đời : Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn
đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người
+ Ba là, nghịch lí : một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả ( so sánh nhỏ với chương
"Hạnh phúc của một tang gia" trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng có thể thấy ngay).
- Nói hôn nhân trong Vợ nhặt éo le:
+ Tràng: lấy vợ trong vòng một ngày không vì cha mẹ định đoạt, vì mai mối cưới xin mà
* Diễn biến của tình huống truyện
- Diễn biến mạch truyện:
Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên
+ Lũ trẻ: "Lũ ranh" ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan
hệ của họ là "chông vợ hài"
+ Đám người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là sự thật" Khi đã tỏ, họ tò mò thì ít
mà ái ngại nhiều hơn :"Giời đất này còn rước cái của nợ đời về".
+ Bà cụ Tứ: Tràng lấy được vợ là điều bà đêm mong ngày tưởng, vậy mà khi sự xảy đến,
bà hoàn toàn không tin nổi - không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng "u")
-> Song, đáng nói nhất vẫn là Tràng Là"thủ phạm" gây ra tất cả, mà vẫn không hết ngạc nhiên
(chẳng những cứ đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có
vợ rồi nhưng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ")
- Diễn biến trong tình thế:
+ Trước hết, đó là tình huống đùa mà không đùa.
Nhìn từ phía Tràng, tình huống này không hẳn là lưỡng lự giữa sự đùa cợt phất phơ và ý định nghiêm túc, mà ở chiều sâu, chính là phân vân giữa một bên là sự khước từ của lòng vị kỉ một bên là sự cưu mang của lòng vị tha (hay một bên là nỗi lo sợ cái chết, một bên là khát khao hạnh phúc)
Nhìn từ phía cô "vợ nhặt", vì đói mà thành một kẻ chanh chua, chao chát, cong cớn, trơtráo Nhưng khi là vợ thị thay đổi hẳn, thị ngượng ngịu đi bên cạnh Tràng, khép nép khi về đếnnhà ra mắt mẹ chồng, rồi đến buổi sáng hôm sau cùng mẹ chồng don dẹp từ sáng sớm- việc ấy
nghĩ cũng bình thường !- mà là : khi nhận bát "chè khoán" từ tay bà cụ Tứ, mắt thị chợt tối lại, sau đó và ăn một cách điềm nhiên Hình như thị “hồi sinh”! Như thế, nảy nở bởi một trò đùa,
Trang 9nhưng bên trong con người vốn dĩ là một cái mầm nghiêm túc luôn khát sống và khát làm Người.
Ta mới hiểu được vì sao, cô tự rơi vào một hoàn cảnh rất dễ bị khinh rẻ, nhưng người đọc và cảngười trong truyện không thấy khinh mà chỉ thấy thương, rồi thấy quí, dù lắm lúc thấy buồncười
+ Thứ hai là tình thế đám cưới ở giữa đám ma Thậm chí, đám cưới nhỏ nhoi giữa một đám ma
khổng lồ
Thật oái oăm, cuộc hôn nhân hình thành một phần lớn là do Cái Chết dồn đuổi Đôi traigái là hiện thân của Sự Sống Khi dắt nhau về xóm ngụ cư, họ đi trong sự bao vây của cái chết.Cái Chết truy đuổi rình rập quanh bước chân của họ Thậm chí, khi đôi trai gái sắp lên giườngngủ, nó vẫn chưa chịu buông tha Đúng lúc ấy, họ nghe thấy tiếng khóc hờ của những nhà mới cóngười chết tỉ tê lọt qua kẽ vách Nhưng, sự sống không bao giờ chán nản Sáng hôm sau, tất cảcác thành viên trong gia đình ấy đã cùng lao vào một việc, một việc có thể nói là không thiếtthực, bởi không có một hiệu quả kinh tế trực tiếp gì : dọn dẹp nhà cửa Nhưng cái việc có vẻ chưacần thiết một tí nào ấy lại nói với ta rất nhiều về thái độ sống của họ Họ không muốn tạm bợ, màmuốn đàng hoàng Họ đang chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài Họ bướng bỉnh tuyên chiến với nạnđói Ở người mẹ già nua, sự sống ngỡ như đã khô cạn đi, lại như bừng lên một sức sống mới Bàxăm xắn lao vào công việc, hay cười, hay nói và toàn nói về tương lai, tương lai gần còn chưa
hiện ra đã lại nghĩ đến những tương lai xa hơn nữa ( Tràng ạ, lúc nào có tiền mua lấy đôi gà Tao tính cái đám đất đầu bếp kia nếu làm chuồng gà thì rất tiện Này, ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ có ngay đàn gà cho mà xem) Vậy đấy, Sự sống đâu có đầu hàng Cái chết ! Trái lại, Sự sống đang
kiên nhẫn vượt lên Cái chết
Bước 3) Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện:
- Quan niệm : Con người dù có thế nào vẫn cứ là CON NGƯỜI : a) Vẫn khao khát vunvén hạnh phúc, b) Quyết không làm bèo bọt mà kiên nhẫn và kiêu hãnh làm Người
- Sự sống chẳng bao giờ chán nản, lúc nào nó cũng hướng ra phía trước và vươn ra ánhsáng Thế là, nảy sinh trên một mảnh đất mà Cái chết đang lan tràn, nhưng Sự sống quyết khôngchán nản Sự sống bao giờ cũng mạnh hơn Cái chết Đó chính là bản tính tích cực của Sự sống
Điều ấy chẳng phải là dư vị triết lí tiềm ẩn trong tình huống Vợ nhặt, chỗ sâu xa nhất trong ý nghĩa nhân văn của tác phẩm này sao ? Gọi Vợ nhặt là Bài ca Sự sống, thiết tưởng cũng không
phải một đề cao quá đáng
2.3/ Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:
Bước 1) Xác định tình huống truyện.
Câu hỏi:"Toàn bộ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xoay quanh sự kiện nào ? hay sự
kiện nào đã bao trùm chi phối toàn bộ thiên truyện này ?"
Gợi ý: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và cuộc đòi của người đàn bà làng chài
Bước B2) Phân tích tình huống truyện
* Diện mạo của tình huống
- Nói,Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nghịch lí nghích vì :
+ Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối
+ Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không
bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó; người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ; conđánh bố
+ Người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt
- Nói, Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức vì:
+ Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (qua nhân vật Phùng):
Trang 10@ Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cáiđẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộcsống nhức nhối bên trong con thuyền).
@ Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấycuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình)
@ Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơngiản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn
+ Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (qua nhân vật Đẩu):
@ Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấykhông muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiềuphức tạp (ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận raquan hệ của họ có nhiều ràng buộc phức tạp hơn nhiều)
@ Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc líthuyết sách vở, mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực
Như vậy, tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa giống như một vòng tròn đồng
tâm mà người nhiếp ảnh Phùng cũng như chánh án Đẩu đều phải trải qua một quá trình nhận thức
để đạt đến trạng thái “đốn ngộ” cho tâm hồn
* Diễn biến của tình huống truyện
- Ở ngoài bãi biển:
+ Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờ sương, mặt biển mà
cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà trong làn sương mù màu trắng buổi bình minh… Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấysung sướng hạnh phúc, tưởng tâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp các tận Thiện, tận Mĩ
+ Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu và đầy nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách giải toả những ấm ức khổ đau Phùng cay đắng nhận thấy:hoá ra đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn của bi kịch gia đình Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy
- Trong toà án huyện : người đàn bà hang chài van xin để toà cho chị được sống cùng
người chồng vũ phu Câu chuyện về cuộc đời chị đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu
“ngộ” ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời
B3) Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện.
Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời:
- Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời;
- Người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc;
- Rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó
Trang 113/ Thực nghiệm trong giảng dạy:
3.1 Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:
3.1.1/ Khâu chuẩn bị bài:
- Giáo viên: nắm rõ qui trình phân tích truyện ngắn từ góc độ tình huống, chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh soạn bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn học bài và có nhấn mạnh câu hỏi trọng tâm(GV nên gợi ý sơ lược)
VD: Toàn bộ truyện ngắn này xoay quanh sự kiện chính nào ? Hay Sự kiện nào đóng vai trò chi phối toàn bộ thiên truyện này ?
Gợi ý: truyện xoay quanh những tình tiết nào? Theo em tình tiết nào xoay quanh toàn bộ thiên truyện
- Học sinh:
+ Đọc kĩ văn bản (tóm lược các chi tiết chính)
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK và của GV yêu cầu
3.1.2/ Giáo án: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
A Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức Giúp học sinh :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: Cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa,khí phách của một trang anh hùng, vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩakhinh tài
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổxưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình
2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
3 Thái độ:Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương
B Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn, giáo án, bảng phụ
- HS: SGK, bài soạn, tài liệu tham khảo
C Phương pháp: đọc hiểu, vấn đáp, thảo luận nhóm…
Chính vì vậy những dấu ấn về một thời đã
qua, những nỗi niềm luyến tiếc về một thời
vẫn còn đọng mãi trong những trang viế
Trang 12của NT
Trước CMT8 NT viết xoay quanh 3 đề tài:
CN xê dich, đời sống trụy lạc, vang bóng
- Năm 1996 Nguyễn Tuân được nhà nước
tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ
thuật
? Trình bày những nét cơ bản nhất về tác
phẩm?
- Xuất xứ?
VBMT nói về hững thú chơi tao nhã của
người xưa: uống trà (Chén trà trong sương
sớm), làm thơ (đánh thơ, thả thơ), đến nghẹ
thuật thư pháp – Chữ người tử tù
- Là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi VNhiện đại
- Viết nhiều thể loại, đặc biệt thành công ởthể loại tùy bút và truyện ngắn
- Sáng tác : chia làm hai giai đoạn + Trước CMT8: NT tiêu biểu cho văn xuôilãng mạng (Vang bóng một thời)
+ Sau CMT8: NT dùng văn chương để phục
vụ kháng chiến – nổi tiếng với thể loại tùy bút(Tùy bút Sông Đà)
- PCNT: độc đáo, tài hoa, uyên bác cả về nộidung và hình thức
- > Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩsuốt đời đi tìm cái đẹp
b/ Bố cục: 3 phần
(1) Từ đầu rồi sẽ liệu: Cuộc trò truyện giữa
quản ngục và thầy thơ lại về tử tù Huấn Cao vàtâm trạng của thầy thơ lại
(2) Tiếp trong thiên hạ: Cuộc nhận tù; cách
cư xử đặc biệt của quản ngục với ông Huấntrong nửa tháng ở nhà lao
(3) Cuối cùng: cảnh cho chữ.
Trang 13định của pháp luật hiện thời và bị xử án tử
hình – Huấn Cao
* Chữ - chữ thư pháp: viết bằng bút lông +
mực tàu Là loại chữ tượng hình, mỗi chữ
nằm trong một khối vuông người viết có
thể thảo những nét đậm nhạt khác nhau tùy
theo cảm hứng -> NT thư pháp không chỉ
ở hình thức mà ở thế giới tinh thần ẩn
sau bên trong, người viết chữ đẹp phải là
người có phẩm chất tốt đẹp, có tâm hồn
thanh sạch, biết cảm nhận, thưởng thức
và tái tạo cái đẹp.
GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động 3:
- HS tóm tắt lại nội dung văn bản
Thao tác 1: Gọi học sinh tóm tắt lại tác
phẩm
Vào một buổi chiều, viên quản ngục Tỉnh
Sơn nhận được phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên
đốc bộ đường về việc chuẩn bị tiếp quản 6 tên
tù án chém Trong số đó, có một người làm
quản ngục hết sức băn khoăn suy nghĩ Đó là
Huấn Cao một người mà danh tiếng đã được
lưu truyền rộng rãi Và sau đó, với lòng mến
trọng tài năng khí phách với sự biệt nhỡn liên
tài và sở nguyện có được những dòng chữ đẹp,
Quản Ngục đã tìm mọi cách biệt đãi Huấn Cao
và những người bạn chiến đấu của ông Chưa
hiểu tấm lòng Quản Ngục, Huấn Cao khinh
bạc đến điều Song, sau nghe thầy thơ lại kể,
cảm động trước tâm hồn và sở nguyện chân
thành của Quan Ngục, Huấn Cao đồng ý cho
chữ Một cảnh tượng xưa nay chưa tùng có đã
diễn ra tại chốn ngục tù Người tử tù đã dồn
hết tài năng và tâm huyết, trải tâm hồn để thổi
sức sống vào nét chữ, trao tặng và khuyên bảo
quản ngục Truyện kết thúc bằng hình ảnh
quản ngục cảm động, bái lĩnh trước Huấn
Cao
Có Cốt truyện lôi cuốn tình
huống truyện độc đáo
Là hiên thân của tài hoa – cái đẹp
Là hiên thân của khí phách-Vuông
Chữ Là hiên thân của thiên lương - tâm
Là người – kết tinh – Huấn Cao
Là “ vật báu” – viên quản ngục
CNTT – cái đẹp sự tài hoa và nét đẹp tâm hồncủa người tử tù, chữ người tử tù còn là nhân tốtrung gian để những người tri kỉ gặp nhau
II.Đọc- hiểu văn bản
1.Tình huống truyện:
- Cuộc gặp gỡ giữa HC và VQN : trớ trêu và éole
Trang 14Xét các phương diện của sự gặp gỡ đó
* Về phương diện chính trị xã hội (địa vị
xã hội):
+ Quản ngục: viên quan trông coi việc
caiquản các tù nhân đại diện cho quyền
uy, pháp luật của chế độ đương thời, bảo
vệ duy trì trật tự xã hội
+ Huấn Cao: kẻ tử tù, tù nhân sắp bị hàng
quyết vi phạm pháp luật, chống phá chế
độ
Đối lập nhau, đối nghịch nhau
* Xét ở phương diện nghệ thuật:
+ Quản ngục: thích chữ đẹp, có sở nguyện
là một ngày kia có được chữ Huấn Cao
yêu thích cái đẹp, trân trọng và tìm cách
lưu giữ cái đẹp
+ Huấn Cao: là người viết chữ đẹp sáng
tạo và lưu truyền cái đẹp
Gặp gỡ: yêu quý, trân trọng cái đẹp
Nghĩa là họ đều là những người có tâm hồn
đẹp, nhân cách đẹp
* Môi trường, hoàn cảnh: chốn ngục tù
Nơi kẻ tử tù, người quản tù bắt buộc phải
thể hiện rõ vị thế chỗ đứng của mình, xét
từ phương diện chính trị xã hội
Nơi tối tăm bẩn thỉu, bức bối ngột ngạt về
tinh thần khó tạo điều kiện để (con người
sáng tạo và thưởng thức cái đẹp) cái đẹp
nảy sinh và tồn tại
? Nêu tác dụng của tình huống?
Thao tác 3: HD học sinh tìm hiểu hình
tượng các nhân vật
Gv sơ lược về ngoại hình VQN trong tương
quan so sánh với ngoại hình thường thấy
của những người làm quản ngục
? Viên quản ngục có nững phẩm chất gì
khiến Huấn Cao cảm kích? (đặt trong mối
tương quan với hoàn cảnh sống, công việc
của nhân vật này)
+ Về phương diện chính trị xã hội: đối đầu,đối nghịch nhau
+ Về phương diện ngệ thuật: tri âm, tri kỉ
+ Môi trường và hoàn cảnh gặp gỡ: chốnngục tù
Sự đối dầu giữa cái đẹp, cái thiên lươngvới quyền lực và tội ác
- Tác dụng của tình huồng: giúp nhân vật bộc lộtích cách đầy đủ trọn vẹn và rõ nét, tạo kịch tínhvới những mâu thuẫn và xung đột -> tạo độcăng thẳng thẩm mĩ cần thiết cho thiên truyệnkhiến độc giả hồi hợp, lo lắng và hứng thú
2 Vẻ đẹp hình tượng các nhân vật:
2.1/ Nhân vật VQN:
- Ngục quan có ngoại hình ưa nhìn, dể nhìn (đầu
điểm hoa râm, râu ngả màu), nhưng là người cóđời sống nội tâm sâu sắc (bộ mặt tư lự, nhănnheo)
- Tính cách:
Trang 15HS tìm hiểu thái độ khi VQN nhận tử tù:
cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể, khi tiếp
cận HC bị xua đuổi sỉ nhục… không phản
ứng mà trả lời “xin lĩnh ý” – VQN đị diên
cho những người “Tiểu bất nhẫn bất
thành đại sự”
Thái độ tâm trạng của VQN khi xin chữ, bi
kịch tâm trạng của VQN khi hay tin HC
sắp bị hành hình nhưng chưa xin được chữ
? Qua nhân vật viên quản ngục, Nguyễn
Tuân muốn thể hiện những suy niệm gì về
con người và cái đẹp?
? Vẻ đẹp hình tượng nhân vật HC:
Gợi ý:
- Người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen
cái tài viết rất nhanh và rất đẹp Tài viết
chữ đẹp của Huấn Cao đã được nhân dân
lưu truyền như một huyền thoại
- Có được chữ ông Huấn mà treo là có
một báu vật trên đời Và nếu không xin
chữ được thì ôm hận suốt đời Mức độ
quý hiếm của chữ người tử tù
- Nét chữ vuông vắn tươi tắn, nó nói lên
cái hoài bão tung hoành của một đời
người, không chỉ là vẻ đẹp hình thức nét
chữ mà chữ người tử tù còn giàu nội dung
ý nghĩa
- Khiến cho Quản ngục phải tự cúi mình,
bất chấp nguy hiểm, liều mạng xin chữ
khao khát của bao người
- “Chúc mũi gông, khom mình thúc mạnh”
bất chấp lời đe doạ của lính áp giải với
những roi lèo sẵn sàng quất vào người bất
cứ lúc nào, thản nhiên xem như không hề
có sự tồn tại của chúng Khinh thường
+ Kín đáo, thận trọng.(cách dò hỏi viên thư lại
về tử tù)+ “Dịu dàng”, nhân hậu, bao dung, lễ độ
- Là người có tấm hồn trong sáng thanh cao, biếttrọng người tài, yêu thích cái đẹp
-> VQN: con người tài hoa, “con người thứctỉnh”, con người “vang bóng” trong VBMT củaNT
=> Đây chính là phẩm chất khiến Huấn Cao
cảm kích và coi là: “ một tấm lòng trong thiên hạ”; “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
Suy niệm của nhà văn về con người và cái đẹp:
+ Trong mỗi con người bao giờ cũng có những cái chưa tốt - phần “ác quỷ” và phần thiên lương – “thiên thần”.
+ Có khi, cái đẹp tồn tại trong môi trường của cái ác - cái xấu nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, mà trái lai nó lại càng mạnh mẽ và bề bỉ.
2.2/ Nhân vật Huấn Cao:
a/ Một nho sĩ tài hoa:
Ông nổi tiếng là một người viết chữ đẹp
Không trực tiếp mô tả tài hoa nghệ sĩ Màthông qua những lời đối thoại ý nghĩa và diễnbiến thái độ và hành động của nhân vật khác
Chân thực và khách quan hơn phẩm chất nho
sĩ tài hoa của Huấn Cao
b/ Một anh hùng dũng liệt:
- Rỗ gông
Trang 16quyền uy của giai cấp thống trị, biểu thị tư
tưởng tự do, phá vỡ những rào cản cố hữu
trói buộc áp bức thống trị con người
- Là một nho sĩ tài hoa, Huấn Cao chắc
chắn phải được đào luyện trong môi trường
phong kiến Song ông lại không trung
thành với đạo thánh hiền mà cơ bản là
trung với vua, đi làm giặc triều đình Phải
chăng Huấn Cao là một kẻ nghịch tặc
muốn hiểu được điều này phải xuất phát từ
hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ: Đó là thời
nhà Nguyễn suy tàn cấu kết cả thực dân
Pháp áp bức bóc lột dân ta Xuất phát từ
quyền lợi của nhân dân, từ ý thức trách
nhiệm với cuộc đời, Huấn Cao đã đứng lên
chống lại trật tự thiết chế xã hội Điều đó
chứng tỏ Huấn Cao là người có bản lĩnh
khí phách kiên cường
- Khinh bạc đến điều dù lường trước hậu
quả Mỉm cười dù biết trước cái chết sắp kề
bên là người có tư thế hiên ngang, bất
khuất, ung dung tự tại, xem thường và làm
chủ hoàn cảnh
Gợi ta liên tưởng tới Cao Bá Quát (1805 –
1885) Ông là một danh sĩ lừng lẫy đời nhà
Nguyễn, nổi tiếng là một nho sĩ tài hoa
Văn chương lỗi lạc, viết chữ rất đẹp, là một
người đức độ, giàu lòng yêu thương cảm
thông với nhân dân Ông là một lãnh tụ
cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chống
lại triều đình Tự Đức nhưng cuối cùng thất
bại Lúc sinh thời, Cao Bá Quát từng nói
“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Một đời
chỉ biết vái lạy trước hoa mai)
Nhà văn Nguyễn Tuân lấy Cao Bá Quát
làm nguyên mẫu để sáng tạo nên một hình
tượng lung linh vượt vẻ đẹp toàn diện lý
tưởng
? Tại sao tác giả cho rảng cảnh cho chữ là
một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
- Đứng đầu bọn phản nghịch là kẻ thủ xướng,
có tài bẻ khoá và vượt ngục
- Thản nhiên nhận rượu thịt Người ta thường nói “Hùm thiêng khi đã
sa cả cũng hèn” nhưng ở đây trong cảnh thất thếHuấn Cao vẫn sống những tháng ngày ung dung
tự do, thanh thản
Điều này chứng tỏ: anh hùng hào kiệt phithường qua việc làm, hành động, lời nói củachính nhân vật
c/ Một thiên lương trong sáng:
- Tính ông vốn khoảnh, ít chịu cho chữ, trừ chỗtri kỷ
Ta nhất sinh Đời ta
Rất ý thức và coi trọng giá trị cái đẹp, khinhthường vật chất lợi nhuận thông thường
- Khi hiểu tấm lòng Quản ngục, Huấn Cao nói
“Ta cảm lòng trong thiên hạ”xúc động, cảm
kích và vui lòng cho chữ Điều này thể hiệnHuấn Cao là con người bao dung độ lượng, rấtgiàu tình cảm, trọng nghĩa tình, trân trọng nhữngtâm hồn cao đẹp
- Khuyên bảo quản ngục “về quê mà ở .”
quan tâm đến cuộc sống người khác, bảo vệ vànâng niu cái đẹp, luôn ý thức giữ gìn cái đẹp =>Trong khung cảnh đen tối của nhà tù,Huấn Cao hiện lên cao lớn lạ thường, vươn lêntrên những cái thấp hèn dung tục chung quanh
Vẻ đẹp của Huấn Cao như vầng dương xua đibóng đêm tăm tối, u ám, toả rạng nơi chốn ngụctù