CHỬ NGỌC OÁNHNGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM LÀM TĂNG TỶ LỆ XUẤT VƯỜN CỦA CÁC DÒNG CHÈ ĐỘT BIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên -
Trang 1CHỬ NGỌC OÁNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG
VÔ TÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM LÀM TĂNG TỶ LỆ XUẤT VƯỜN CỦA CÁC DÒNG CHÈ ĐỘT BIẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - Năm 2014
Trang 2CHỬ NGỌC OÁNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG
VÔ TÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM LÀM TĂNG TỶ LỆ XUẤT VƯỜN CỦA CÁC DÒNG CHÈ ĐỘT BIẾN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 TS NGUYỄN VĂN TOÀN
2 PGS.TS LUÂN THỊ ĐẸP
Thái Nguyên - Năm 2014
CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2 CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
Trang 3này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, cácthông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Chử Ngọc Oánh
Trang 4của các thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sựgiúp đỡ của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình Tôi xin trân thành bày tỏlòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS Luân Thị Đẹp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
TS Nguyễn Văn Toàn - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miềnnúi phía Bắc;
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Nông học
và tập thể các thầy cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
Tập thể Ban Lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miềnnúi phía Bắc;
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian học tập, thực hiện đề tài
Xin trân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Chử Ngọc Oánh
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Yêu cầu nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học của giâm cành 3
1.2 Kỹ thuật giâm cành chè 4
1.2.1 Kỹ thuật chăm sóc vườn sản xuất hom giống (vườn giống gốc) 4
1.2.2 Kỹ thuật vườn ươm và chăm sóc cây con 6
1.2.2.1 Kỹ thuật làm vườn ươm: 7
1.2.2.2 Quản lý chăm sóc vườn ươm: 9
1.2.2.3 Tiêu chuẩn bầu xuất vườn và thời gian chuyển bầu: 14
1.3 Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chè trên thế giới và ở trong nước 15
1.3.1 Trên thế giới 15
1.3.2 Ở Việt Nam 17
1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu về công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến 17
1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu về giâm cành chè 20
1.4 Những vấn đề còn tồn tại và hướng tập trung nghiên cứu giải quyết 26
1.4.1 Những vấn đề còn tồn tại 26
1.4.2 Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu giải quyết 27
CHƯƠNG II.VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
Trang 62.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Nội dung nghiên cứu 29
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 30
2.3.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 33
CHƯƠNG III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Khả năng nhân giống vô tính của 05 dòng chè đột biến có triển vọng 34
3.1.1 Khả năng hình thành mô sẹo và ra rễ của các dòng chè đột biến có triển vọng 34
3.1.2 Khả năng bật mầm 35
3.1.3 Tỷ lệ sống 36
3.1.4 Động thái tăng trưởng chiều dài mầm 37
3.1.5 Động thái ra lá 38
3.1.6 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây trong vườn ươm 39
3.2 Ảnh hưởng độ chín sinh lý của hom đến khả năng giâm cành của 05 dòng chè đột biến có triển vọng 41
3.2.1 Khả năng bật mầm 42
3.2.2 Tỷ lệ sống 44
3.2.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây trong vườn ươm 45
3.3 Ảnh hưởng phân bón hữu cơ đến khả năng nhân giống vô tính của các dòng chè đột biến có triển vọng 47
3.3.1 Khả năng bật mầm 48
3.3.2 Tỷ lệ sống 49
3.3.3 Động thái tăng trưởng chiều dài mầm 50
Trang 7KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
1 Kết luận 54
2 Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………55
PHỤ LỤC………58
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 59
Trang 8LSD.05 Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 9Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Khả năng ra mô sẹo và ra rễ của các dòng chè đột biến 34Bảng 3.2: Tỷ lệ hom bật mầm của các dòng chè đột biến 35Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của các dòng chè đột biến 37Bảng 3.4: Độ dài mầm của các dòng chè đột biến 38Bảng 3.5: Số lá trên cây của các dòng chè đột biến 39Bảng 3.6: Các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè đột biến 40Bảng 3.7: Tỷ lệ hom bật mầm của các dòng chè đột biến 42Bảng 3.8: Tỷ lệ sống của các dòng chè đột biến 44Bảng 3.9: Các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè đột biến 46Bảng 3.10: Tỷ lệ hom bật mầm của các dòng chè đột biến 48Bảng 3.11: Tỷ lệ sống của các dòng chè đột biến 49Bảng 3.12: Độ dài mầm của các dòng chè đột biến 50Bảng 3.13: Số lá trên cây của các dòng chè đột biến 51Bảng 3.14: Các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè đột biến 53
Trang 10Đồ thị Trang
Hình 3.1: Khả năng bật mâm của các dòng chè đột biến 43Hình 3.2: Tỷ lệ sống của các dòng chè đột biến 45
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè có vị trí quan trọng đối với vùng trung du miền núi ViệtNam, chúng có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện của vùng đất dốc,đem lại nguồn thu nhập quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo và dầntiến tới làm giàu cho người sản xuất chè Đồng thời, cây chè còn có vai trò
to lớn trong việc che phủ đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinhthái Một số tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đã coi cây chè là câykinh tế mũi nhọn
Trong những năm gần đây diện tích, sản lượng của ngành chè đã tăngnhanh Tuy nhiên, năng suất và chất lượng chè còn thấp so với một số nướctrên thế giới và trong khu vực Để khắc phục các tồn tại đó, chúng ta đang nỗlực nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tiên tiến trong sản xuất chè Mộttrong những giải pháp đó là đẩy mạnh thay đổi cơ cấu giống chè theo hướngchỉ trồng mới và thay thế các nương chè cũ kém hiệu quả bằng các giống cóchất lượng tốt Chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến là phươngpháp không chỉ tạo ra giống mới mà còn tạo được nguồn gen mới làm vật liệukhởi đầu cho công tác chọn tạo giống chè Nhất là trong điều kiện thích ứngvới biến đổi khí hậu, các giống chè mới ngoài có năng suất cao, chất lượngtốt, còn phải có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận, chọn tạo giốngchè bằng đột biến nhân tạo là phương pháp khả thi để chúng ta có thể thựchiện được yêu cầu của công tác chọn giống chè trong điều kiện mới
Trồng chè trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là theo phương pháp giâmcành, nên để các dòng chè tạo ra bằng phương pháp đột biến có thể nhanhchóng đáp ứng được yêu cầu sản xuất thì khả năng nhân giống của các dòng
là một trong tiêu chí hàng đầu chúng ta cần quan tâm nghiên cứu Vì vậy,
Trang 12chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng nhân giống vô tính và một số biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng tỷ lệ xuất vườn của các dòng
chè đột biến”, đây là những nghiên cứu rất cần thiết góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng chè Việt Nam trong thời gian tới
2 Mục tiêu của đề tài
Xác định được khả năng nhân giống vô tính và một số biện pháp làmtăng tỷ lệ xuất vườn của các dòng chè đột biến
3 Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng nhân giống vô tính của các dòng chè đột biến
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài kết thúc sẽ đánh giá được một cách đầy đủ khả năng nhângiống vô tính và tìm ra được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp cho việcnhân giống vô tính đối với các dòng chè đột biến Nâng cao tỷ lệ cây conxuất vườn, tỷ lệ sống sau trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao của các dòngchè đột biến
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống vôtính, là cơ sở để xây dựng các nghiên cứu tiếp theo đối với các dòng chè độtbiến hiện nay
Trang 13CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của giâm cành
Đối với thực vật nói chung, cây chè nói riêng để duy trì nòi giống củamình chúng đều phải thông qua cơ quan sinh sản, hoặc chúng có khả năng táisinh từ các bộ phận của các cơ quan sinh dưỡng như: lá, chồi, thân, rễ Nếuđưa các bộ phận của chúng vào môi trường thích hợp nó sẽ phát triển thành
rễ, mầm và hình thành cây con Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một
bộ phận gồm đoạn thân lá (cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh ra cây chè mới.Phiến lá của hom chè là cơ quan để quang hợp tạo ra những chất dinh dưỡng,nuôi hom và tái sinh cây, lá có vai trò trong việc tạo thành cây chè Do đó lákhông thể bị tổn thương, và phải sạch sâu bệnh Để tạo thành cây chè hoànchỉnh và sinh trưởng tốt trong vườn ươm, đủ tiêu chuẩn, đưa ra trồng trênnương nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là chấtlượng hom giống, đất trong bầu, chế độ ánh sáng, chế độ chăm sóc và phânbón cho vườn ươm Môi trường cắm hom chè thường dùng là một loại đấtxốp có thành phần có giới trung bình và độ chua thích hợp pHkcltừ 4,5-5,5 Từvết cắt hom chè sau khi giâm cành xuống đất, nó sẽ hình thành màng mộcthiêm để chống sự xâm nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mô sẹo và từ
đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm nách của hom chè cũng được phát triển từng bướccùng với sự phát triển của bộ rễ, đầu tiên là lá vảy ốc mở, sau đó đến các lá cá
và lá thật, để tạo thành cây chè hoàn chỉnh Nếu để mầm phát triển sớm hơnphát triển rễ là không có lợi cho cây chè giâm, do đó phải điều chỉnh sinhtrưởng cân đối mầm và rễ Trong các yếu tố trên thì chất lượng hom giốngngoài phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi hom trên cây mẹ nó còn phục thuộc rất lớnvào bản chất di truyền của từng giống Trong thực tế, có những giống giâm
Trang 14cành chè rất đơn giản, tỷ lệ sống cao những cũng có những giống chè khigiâm cành rất khó ra rễ và điều này thường gặp trong quá trình chọn lọcgiống ở những cây chè trồng hạt Để giâm cành chè có hiệu quả cần phảikhắc phục những nhược điểm của các giống tạo điều kiện thuận lợi cho cànhgiâm phát triển.
Hiệu quả rõ rệt nhất của chất kích thích sinh trưởng là tác động mạnh
mẽ đến sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng, kích thíchmạnh lên pha dãn của tế bào theo chiều dọc Vì vậy, khi sử dụng các chất kíchthích sinh trưởng sẽ làm tăng sinh trưởng sinh dưỡng, tăng sinh khối của cây.Ngoài ra chất kích thích sinh trưởng còn thúc đẩy sự phân chia tế bào, kíchthích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, hạt… do đó phá vỡ trạng tháingủ nghỉ của chúng Chất kích thích sinh trưởng còn có tác dụng ức chế sinhtrưởng sinh thực, ức chế sự phân hoá, phát triển của hoa cái trên cơ sở đó làmtăng sinh khối của cây
1.2 Kỹ thuật giâm cành chè [18]
1.2.1 Kỹ thuật chăm sóc vườn sản xuất hom giống (vườn giống gốc)
Muốn có hom giống tốt phải có vườn cây mẹ tốt (vườn giống tốt) và
áp dụng đúng kỹ thuật nuôi hom vì sự tái sinh của cây trồng từ một bộphận trên cơ thể ban đầu có sự liên quan nhiều đến quá trình sinh lý, sinhhoá của cây mẹ Có nhiều tài liệu cho rằng trong hom chè có nhiều đường,
ít đạm thì thuận lợi cho ra rễ Trong hom chè hàm lượng đường và đạm ởcuộng và lá không như nhau và chúng thay đổi theo mùa, từ tháng 8 đếntháng 1 hàng năm, hàm lượng đạm trong lá giảm để dùng cho phát triểnđọt và tổng hợp các chất protit; còn mùa xuân và mùa hè thì hàm lượngđạm cao hơn Hiểu được bản chất của quy luật này để có chế độ chăm sóc
và điều chỉnh thời vụ nuôi hom giống trên cây mẹ là hết sức quan trọng vàcần thiết
Trang 15a, Thời vụ để hom giống:
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam hom chè giống có thể nuôi quanhnăm, nhưng nếu hom giống cắm vào vụ xuân và vụ hè thì tỷ lệ sống thấp vànăng suất hom cũng không cao Do đó thường người ta chỉ nuôi hom vào 2 vụ
là vụ hè thu và vụ xuân mà vụ chính là vụ đông xuân cho năng suất hom cao,chất lượng hom tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng về sau củavườn giống gốc Thời gian nuôi cành chè để lấy hom giâm khi cành chè có 5-
6 lá thật lúc chè 3 đến 3,5 tháng tuổi Nếu lấy hom giâm vào tháng 7-8-9 vụthu) thì bắt đầu chọn lứa chính không hái để nuôi từ tháng 4-5, còn nếu lấyhom giâm vào tháng 11-1 thì bắt đầu nuôi từ tháng 8 đến tháng 9
b, Kỹ thuật bón phân cho vườn nuôi hom:
Với nương chè vừa thu búp vừa để hom giống mỗi năm bón bổ sung20-30 tấn phân chuồng/1 ha vào tháng 1 hàng năm Trước khi để hom 15-20ngày cần bón lượng phân khoáng hợp lý, cần coi trọng vai trò của kali và lân,thông thường lượng bón cho 1 gốc chè của vườn giống gốc như sau:
Urê: 10-12g; kaliclorua (hoặc Kalisunphat) 10-15g; Supelân 20-25g vớinương chè có năng suất xung quanh 5 tấn/ha (Chú ý lượng phân khoáng trên
là bón bổ sung khi để nuôi hom giống không bao gồm lượng phân bón chothời kỳ sản xuất búp trước đó) Tuỳ theo mức năng suất của nương chè đểgiống mà điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng phân trên Nếu nương chè đểgiống có mức năng suất dưới 5 tấn/ha thì giảm lượng phân trên 15% mỗi loại,nếu nương chè để giống năng suất trên 10 tấn/ha thì tăng lượng phân bón lê15% mỗi loại
c, Chăm sóc, bấm tỉa vườn nuôi hom giống:
Trong thời gian nuôi hom phải kiểm tra kịp thời thường xuyên nhữngbúp rìa tán, những búp nhỏ, sinh trưởng đợt sau, phía dưới để tập trung dinhdưỡng vào búp chính để lấy hom Cần điều chỉnh mật độ cành để thu được
Trang 16hom ở mức độ hợp lý, để lấy chất lượng hom tốt Lượng hom thu được tínhtheo tuổi chè như sau:
Chè 4-8 tuổi: 150-200 hom/cây, tương đương 2-3 triệu hom/ha
Chè trên 8 tuổi: 200-300 hom/cây, tương đương 3-4 triệu hom/ha.Thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vì nếu để sâu bệnh phátsinh mới phun thì ảnh hưởng ngay đến chất lượng hom giống Sâu phát sinhtrong thời gian này thường là 4 đối tượng chính: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xítmuỗi, bọ cánh tơ; ngoài ra có thể có sâu cuốn lá Bệnh thường là bệnh thốibúp và bệnh chấm nâu Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình và lịch phòngchống sâu bệnh
Trước khi cắt cành để lấy hom giâm 10-15 ngày cần tiến hành bấmngọn cành để cho những đoạn hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầmnách hoạt động
1.2.2 Kỹ thuật vườn ươm và chăm sóc cây con
Chăm sóc vườn ươm là khâu kỹ thuật rất quan trọng Mặc dù cây mẹ đểgiống cho ra các hom tốt nhưng kỹ thuật chăm sóc vườn ươm không tốt sẽcho kết quả không theo mong muốn, tỷ lệ cây sống thấp, thậm chí bị chếthoàn toàn nếu như người làm vườn không nắm được kỹ thuật vườn ươm.Điều này thường xảy ra đối với những cơ sở mới sử dụng kỹ thuật giâm cànhnhưng không có chuyên gia chỉ dẫn Cần phải nắm vững yêu cầu của cànhgiâm trong từng giai đoạn trong suốt quá trình cắm hom đến khi hình thànhcây chè con đủ tiêu chuẩn đem trồng Hai yếu tố đặc biệt chú ý là: Chế độ ẩm
và chế độ ánh sáng Điều chỉnh độ ẩm đất theo từng giai đoạn, còn ánh sángtheo thời gian yêu cầu theo mức độ tăng dần Nếu đất vườn ươm quá ẩm homchè giâm sẽ bị rụng lá mặc dù mầm chè vẫn còn tươi nhưng không thể pháttriển dẫn đến cành giâm bị chết Quá ẩm còn dẫn đến vết cắt của hom chèdưới đất chỉ hình thành mô sẹo phình to kéo dài, đường kính phình to có thể
Trang 17tới 1,5cm mà không ra rễ hoặc chỉ có 1-2 rễ ngắn không đáp ứng được yêucầu sinh trưởng của cây Nếu đất quá khô, cành giâm bị mất nước và khô chết,hoặc chỉ ra được ít rễ, mầm chè khó phát triển Ánh sáng rất cần thiết cho quátrình quang hợp của cây chè đảm bảo cho cành chè giâm tích luỹ chất hữu cơcung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây chè con Tuy nhiêngiai đoạn này cành giâm cần ánh sáng yếu, chủ yếu là ánh sáng tán xạ, nêngiai đoạn này phải che toàn bộ vườn, sau đó sẽ điều chỉnh ánh sáng tăng dầntheo tình hình thời tiết, ngày giâm mát nên tăng cường ánh sáng và ngày nắngnóng thì ngược lại phải hạn chế bớt ánh sáng.
Sau hai yếu tố độ ẩm và ánh sáng thì chế độ phân bón đóng vai trò quantrọng cho quá trình lớn lên của cây chè Một hom chè nhỏ bé vừa tách rờikhỏi bộ phận của cơ thể mẹ lúc đầu chỉ được cắm trong 1 bầu đất với thể tíchnhỏ và nghèo dinh dưỡng cho nên quá trình lớn lên của cây chè cần cung cấplượng phân bón vào bầu ngày càng tăng Tuy nhiên, thời kỳ và liều lượng bónphân cho vườn ươm đòi hỏi phải nắm được yêu cầu kỹ thuật của cành giâmtheo từng giai đoạn Giai đoạn đầu chưa hình thành mô sẹo nếu đất có nồng
độ NPK cao hom chè sẽ bị chết Về nguyên tắc khi hom chè có rễ thì mới cóthể bón phân
1.2.2.1 Kỹ thuật làm vườn ươm:
a, Chọn địa điểm làm vườn ươm:
Chọn nơi đất bằng hoặc hơi thoải, thoáng, gần nguồn nước tưới, mựcnước ngầm nhỏ hơn 1 m, tiện lợi giao thông đi lại và gần khu vực trồng chè
Thời vụ giâm cành: Ở nước ta, phía Bắc có 2 thời vụ giâm cành tốt nhất
là vụ đông xuân và vụ hè thu Vụ đông xuân có thể giâm cành từ 15 tháng 11đến trung tuần tháng 2 Vụ hè thu có thể giâm cành từ giữa tháng 6 đến trungtuần tháng 8 Vụ hè thu tỷ lệ sống thấp hơn vụ đông xuân do nhiệt độ khôngkhí cao, mưa nhiều, lượng đường tan trong hom thấp, do đó giâm cành khó ra
Trang 18rễ hơn vụ đông xuân, nếu không thiếu giống nghiêm trọng thì miền Bắc chỉnên giâm cành vào vụ đông xuân để vừa có hiệu quả trong sản xuất cây giốngvừa để vườn giống gốc có thời gian phục hồi sức sống do chỉ lấy một vụ hom.
Ở miền Nam (vùng Tây Nguyên và Bảo Lộc) thời vụ giâm cành có thể từtháng 4 đến tháng 8
b, Thiết kế luống, chọn đất và túi bầu:
Sau khi chọn xong địa điểm tiến hành san bằng, đóng cọc căng dây phânluống Những nơi sản xuất nhiều cần phân nhỏ thành từng vườn, mỗi vườnkhoảng 500m2, vườn nọ cách vườn kia 2m để cho thông thoáng, trong vườn cầnxác định vị trí để đào giếng lấy nước tưới Luống chè là nơi đặt các bầu chè giâm
Luống có chiều dài 15-20m, chiều rộng 1,0-1,2m, giữa 2 luống chừa lạimột rãnh rộng 40cm để đi lại chăm sóc, đào rãnh tiêu nước cho vườn ươm
Đất đóng bầu cần tơi xốp, có thành phần cơ giới trung bình, ở miền Bắcđất thường có màu đỏ nâu, còn ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám, trướckhi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10-20cm Đất được đập nhỏ qua sàng(đường kính viên đất nên nhỏ hơn 0,5cm) có điều kiện phơi khô nỏ càng tốt
Túi bầu là túi PE có kích thước 10x18cm đục 6-8 lỗ và hàn đáy, trong1m2luống chè có thể xếp được 150 bầu Khi đưa đất vào túi bầu phải nhồichặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng tre nứa nẹp xungquanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ
c, Làm giàn che:
Giàn che có tác dụng che nắng che mưa, giữ độ ẩm không khí và nhiệt
độ thích hợp cho vườn ươm Khung giàn thường làm bằng tre (những nơi có
kế hoạch sản xuất bầu chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông) che mái vàche xung quanh bằng phên nứa, cỏ tế, lá mía hoặc lưới che nhưng tốt nhất làphên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho cây
Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo cho đi lại
Trang 19chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7m - 1,9m Chân cộtkhông đưa vào giữa rãnh sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc Kiểu giàn chehiện nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi.
d, Chọn cành cắm hom:
Chọn cành khoẻ không sâu bệnh, độ dài và đường kính hom tuỳ theogiống, đường kính hom từ 4-6mm, đoạn cành dài từ 4-6cm Cành chè khi cắtcần nguyên vẹn, tránh giập lá, gãy cành Dùng kéo sắc cắt hom (cành đưa vềcắt và cắm ngay là tốt nhất), mỗi hom có một phần mầm nách còn nguyên vẹnkhông dài quá 0,5cm Trường hợp cần vận chuyển hom đi xa thì nhất thiếtphải bảo quản trong túi PE dày 0,5mm, kích thước túi 100 x 80cm, đựng3.000-4.000 hom/túi buộc kín phun ẩm bảo quản được 5-10 ngày Khi vậnchuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều bậc, để mỗi bậc chỉ xếp mộtlượt túi tránh chồng lên nhau làm cho hom giập nát
Trong khi cắt hom thường phân thành loại 1, loại 2 (có thể là A,B) đểthuận tiện cho quá trình chăm sóc sau này Trước khi cắm hom chè có thể xử
lý bằng sunfat đồng (CuSO4) 0,1% để trừ nấm bệnh
Cắm hom: Trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80-85%, homchè được cắm thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất Khôngcắm sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất làtưới dưới dạng sương mù
1.2.2.2 Quản lý chăm sóc vườn ươm:
Từ 10-15 ngày sau khi cắm hom thì hom chè liền vết cắt, sau 15-30ngày hom hình thành mô sẹo, sau 30-60 ngày hom chè ra rễ, thời kỳ này cầnđược chăm sóc chu đáo Đó là yếu tố quyết định tỷ lệ sống cao
Chăm sóc vườn ươm là công việc thường xuyên liên tục bao gồm cáccông việc: tưới ẩm, điều chỉnh ánh sáng, bón phân, phá váng, giặm hom, vê
bỏ nụ chè, phòng trừ sâu bệnh, phân loại cây con
Trang 20- Tưới giữ ẩm: Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà nước tưới
khác nhau
Giai đoạn 1:
Từ khi cắm hom đến 15-20 ngày đầu, hom chè vừa tách khỏi cây mẹsống tự lập, chưa ổn định, lá từ trạng thái tươi đến rủ lá, giai đoạn này tế bàobắt đầu phân chia mạnh mẽ, vết thương bị cắt đang liền, sức hút nước chưamạnh, mặt lá bốc hơi nước nhiều do đó dễ bị héo Giai đoạn này cần đượctưới ẩm đầy đủ, yêu cầu độ ẩm không khí cao, giảm bớt sự thoát nước quamặt lá, vườn ươm cần che đậy cẩn thận cả trên mái và xung quanh, để giữ
ẩm cần phun mù trên mặt lá vào khoảng không trong vườn ươm Độ ẩmkhông khí yêu cầu 80-90%, độ ẩm đất yêu cầu 80%, giai đoạn này nếu trờikhông mưa mỗi ngày tưới 1-2 lần, lượng tưới 1 lít nước cho 1m2 bầu (dùngbơm con gà để tưới) Cuối giai đoạn 1 lá trở lại xanh tươi, vết thương cắtliền trở lại
Giai đoạn 2:
Khoảng 15-30 ngày sau, vết cắt hom được phục hồi, hom chè hút nướcmạnh, mặt lá có sức căng lớn, xanh bóng, bắt đầu hình thành mô sẹo, các tếbào nơi vết cắt dưới hom phình to thành 1 vòng (mô sẹo), lượng nước tưới lúcnày vừa phải, 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩmđất yêu cầu 70-80% (dùng loại bơm con gà hoặc ô doa tưới nước)
Giai đoạn 3:
Từ ngày 30 đến ngày thứ 60, rễ bắt đầu hình thành và phát triển, lượngnước phải được bảo đảm thường xuyên đầy đủ, nếu không rễ non mới ra dễ bịkhô hoặc phát triển chậm
Hai hoặc ba ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu,
độ ẩm đất yêu cầu 75-80% (dùng ô doa tưới)
Giai đoạn 4:
Trang 21Từ 60-90 ngày sau khi cắm hom, hệ rễ phát triển mạnh, đặc biệt là rễhút, cây bắt đầu sử dụng dinh dưỡng trực tiếp từ bầu đất, giai đoạn này kếthợp với việc bón phân cần duy trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để pháttriển tốt Ba ngày tưới từ 1 lần, mỗi lần tưới từ 1,5 đến 2,0 lít cho 1 m2bầu, độ
ẩm đất yêu cầu 75-80% (dùng ô doa tưới)
Giai đoạn 5:
Từ 90-120 ngày là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, mầm phát triểnmạnh, khi nhiệt độ cao, lúc này nếu trời nắng khô 6 ngày tưới 1 lần với 2 lítnước/m2 bầu, nếu quá khô phải tăng số lần tưới lên 2-3 ngày tưới 1 lần đảmbảo độ ẩm đất 70-80%
Giai đoạn 6:
Từ 120 - 180 ngày, giai đoạn này cây đã có chiều cao 15 - 30cm, rễdài 10 - 20cm, cây con đã hoàn chỉnh, nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuấtvườn cứ 10 - 15 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới với lượng 3 lít nước/m2 bầu,
vì để luyện cho cây khỏe nên chỉ giữ ẩm đất khoảng 70 - 75% (tưới bằng ôdoa)
- Điều chỉnh ánh sáng: Điều chỉnh ánh sáng có sự khác nhau giữa vụ đông
xuân và vụ hè thu
Vụ đông xuân:
Trong thời gian 60 ngày đầu chỉ cho ánh sáng trực xạ chiếu vào ít(15%) vì thế phải che kín cả trên mái và xung quanh, chỉ mở xung quanh khitrời râm mát Từ 60-90 ngày sau cắm hom mở xung quanh cho ánh sáng tỏavào Từ 90-120 ngày mở giàn che trên mái 30% để có ánh sáng làm tăngquang hợp của cây chè con Từ 150-180 ngày tách 50% giàn che, tăng cườngánh sáng nhiều hơn Sau 180 ngày mở toàn bộ giàn che và xung quanh để câythích ứng với điều kiện ánh sáng tự nhiên
Vụ hè thu:
Trang 22Trong phạm vi 1-30 ngày đầu che xung quanh từ 7 giờ sáng đến 5 giờchiều, từ 30-60 ngày tiếp theo che xung quanh từ 10 giờ đến 3 giờ chiều, từ120-150 ngày mở 50% mài giàn che, sau 150 ngày mở hẳn giàn che.
Chú ý: Cả vụ xuân và vụ hè thu cần phải có sự kiểm tra, giám sát điềuchỉnh ánh sáng hàng ngày, nếu trời mưa, mù, ánh sáng thiếu có thể mở thậtrộng giàn che ở các giai đoạn (trời mưa to), còn nếu trời nắng to, nhiệt độ caothì cần phải che toàn bộ giàn và xung quanh
- Bón phân:
Cây chè từ nhỏ đến lớn cần được bón phân với lượng tương ứng củacác giai đoạn Tổng số phân NPK/m2bầu là 140g gồm đạm sunfat 60g (nếu làđạm Urê thì chỉ tính bằng 1/2 lượng đạm sun phát) Supe lân 30g, Kali sunphat 50g, trong thời gian từ lúc cắm hom khoảng 2 tháng đầu không được bónbất kỳ loại phân gì, lượng bón tăng dần theo tháng tuổi, lượng bón cho cácgiai đoạn vườn ươm được quy định như sau:
Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m2):
Thời gian cắm
Kali Sunphat hoặc Kali chlorua
Cách bón: Hoàn tan NPK trong ô doa tưới rải đều trên mặt luống (nồng
độ 1%) sau đó tưới rửa lại bằng nước lã Khi mầm chè mọc cao, có 2-3 lá cóthể phun urê 2%, 1 lít dung dịch phun cho 5 m2bầu kết hợp với phun thuốctrừ sâu, phun vào thời gian giữa 2 lần bón phân
- Phòng trừ sâu bệnh cỏ dại:
Trang 23Trong vườn ươm thường xuất hiện những loại sâu phổ biến là: rầyxanh, cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi nên cần phải thường xuyên kiểm tra
để phun phòng trừ các loại thuốc như Trebon, Padan Ngoài sâu hại cầnchú ý đến bệnh thối búp làm phần ngọn non bị thối, bệnh này lây lannhanh nhưng dễ phòng trừ bằng thuốc Booc đô (hỗn hợp đồng với vôi vànước tỷ lệ 1:1:100) phun một lít dung dịch cho 1 m2 bầu hoặc dùng thuốcBenlát 0,1% Vườn ươm thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, nhặt homchết, que, cọc, lá rụng, cắt vết bệnh (trên lá) Thường xuyên nhổ cỏ dạibằng tay ở xung quanh vườn và trong túi bầu không để tranh chấp dinhdưỡng cây chè
- Giặm hom, phá váng, vê nụ và bấm ngọn:
Hom chết hay bị bệnh thì nhổ lên, giặm lại hom mới, ngắt hết nụ và hoatrên hom chè, 10-15 ngày trước khi đem bầu đi trồng tiến hành bấm ngọn câychỉ giữ lại ở mức cao 15-25cm
- Luyện cây, phân loại:
Thực tế sản xuất cho thấy giống cây trồng trong vườn được tôi luyệntốt sẽ làm tăng tỷ lệ sống đáng kể khi trồng mới Vì thế trong các khâu quản
lý, chăm sóc vườn ươm không thể coi nhẹ khâu này Luyện cho cây cứng cáp,khỏe mạnh để có thể chịu đựng được khi cây chè thay đổi môi trường sống từđiều kiện vườn ươm được chăm sóc chu đáo đến nương chè trồng mới thíchứng với môi trường khí hậu thời tiết tự nhiên Luyện cây là một biện pháptổng hợp bao gồm các yếu tố chủ yếu: điều chỉnh ánh sáng, ẩm độ đất chothích nghi dần, điều chỉnh phân bón (gồm cân đối các yếu tố NPK và thờigian bón phân), nhấc đầu cắt đứt rễ bám ở phần dưới đất, luyện cây yêu cầucần phải thực hiện nghiêm ngặt các bước sau:
Bước 1 Điều chỉnh ánh sáng: Khi cây đã đủ chiều cao cần đưa ra khỏivườn ươm (không cần che bóng) thời gian không che hoàn toàn cần từ 1-2 tháng
Trang 24Bước 2 Điều chỉnh độ ẩm: Giai đoạn trước khi đem bầu đi trồng 1-2tháng không nên tưới quá ẩm mà chỉ tưới độ ẩm đất 70%.
Bước 3 Phân bón: 2 tháng trước khi xuất bầu trồng tuyệt đối khôngđược bón, hoặc phun bất cứ loại phân bón nào
Bước 4 Cây cần được nhấc ra khỏi vị trí để cắt đứt rễ ăn ra khỏi bầu vàbám sâu vào đất trước 1-2 tháng xuất bầu đi trồng
Kết hợp với nhấc bầu ra khỏi vị trí với phân loại bầu Khi vườn ươm đã
có 60% số cây cao trên 20cm thì phân loại, những cây cao đưa ra khỏi vườnươm để kết hợp luyện cây Những cây thấp giữ lại vườn ươm tiếp tục chămsóc chu đáo để cây mau lớn và có đủ tiêu chuẩn xuất vườn trồng đúng thời vụ.Thời gian cây chè sống trong vườn ươm 8-12 tháng, nhưng nói chung thờigian sống trong vườn ươm dài, cây sẽ khỏe và khi trồng ra nương sẽ có tỷ lệsống cao
Thực hiện quy trình kỹ thuật vườn ươm tốt, tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuấtvườn có thể đạt 75-80% (tùy theo giống)
Cây quá non khi trồng dễ bị chết, còn cây quá già thì bộ rễ thường đâmsâu xuống đất khi nhấc lên dễ bị chột Cây con khi đem trồng yêu cầu cóchiều cao trên 20cm, có trên 6 lá, đường kính sát gốc từ 3-5mm (tùy giống),các giống khác nhau thì sự hóa nâu khác nhau, song yêu cầu thân cần hóa nâu50%, vỏ ngọn xanh thẫm, không có nụ, ngọn non đã được bấm trước khitrồng 10-15 ngày, bầu đất còn nguyên vẹn Khi vận chuyển bầu có thể bằng
xe thô sơ (khoảng cách gần), xe ôtô (nếu ở xa) nhưng cần đặc biệt lưu ý khixếp bầu không được xếp quá nhiều lớp, khi xếp không được làm vỡ bầu, rơiđất hoặc làm dập nát thân cây
Trang 251.3 Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chè trên thế giới và ở trong nước 1.3.1 Trên thế giới
Phương pháp giâm cành là một tiến bộ trong sản xuất giống chè Giâm cànhchè được nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1900, ở Ấn Độ năm 1911, Gruzia năm
1928, Srilanka năm 1938 và đến nay được phổ biến rộng rãi trên thế giới
Để giâm hom chè đạt kết quả tốt cần thực hiện đầy đủ các yếu tố kỹthuật Theo Hartmen và Kester (1988) [25] cho biết, có 3 yếu tố chính ảnhhưởng tới kết quả giâm hom: giống, kỹ thuật xử lý hom và môi trường giâm
Theo Anon (1986) [20], nghiên cứu ở Kenya cho biết để có hom giốngtốt cần phải chăm sóc vườn cây mẹ chu đáo như chế độ bón phân đặc biệt,đốn nhiều lần trong năm Hom giống tốt có chiều dài 3 - 4 cm, nếu ngắn hơn
3 cm phải bỏ bớt 1 lá để đảm bảo độ dài của hom
Theo nghiên cứu về môi trường pH giâm hom giống chè Ấn Độ củaChakravartee và cộng sự (1996) [21], cho biết độ pH dưới 5 thì hom ra rễ tốtnhất, tác giả cũng kết luận túi bầu có kích thước đường kính 8 cm và chiềucao 28 cm, luống không rộng hơn 1,5 m cho kết quả tốt
Nghiên cứu môi trường cắm hom các nhà khoa học Liên Xô (cũ), Ấn
Độ, Srilanca, Đông Phi đều cho rằng: Cắm hom vào túi PE không ảnh hưởngtới sự ra rễ của hom chè mà còn tạo điều kiện tốt cho quá trình vận chuyểncây con ra nương và do đó góp phần tăng tỷ lệ sống khi trồng mới Việc giâmcành vào túi PE giá thành cao do tăng chi phí túi bầu và công đóng bầu, nên
để giảm giá thành sản xuất cây con giống mà vẫn đảm bảo cây giống tốt cácnhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc đã nghiên cứu giâm cành trực tiếp trênnền đất hoặc giá thể dinh dưỡng
Nghiên cứu lựa chọn kích thước túi bầu, tác giả Denis Bonheure (1990)[23] kết luận kích thước túi bầu có đường kính 8-10 cm và chiều cao túi 25-28
cm, túi dày 60-100 micron cho kết quả tốt, đặc biệt túi có đường kính 12-15
Trang 26cm cho phép cây sinh trưởng tốt hơn nhưng chi phí đắt hơn Với túi có đườngkính 8 cm cho số lượng tương đương 100 bầu/m2 (khoảng 600.000 bầu/ha),mặt luống cao 10-20 cm, rãnh luống rộng 40-60 cm cho kết quả tốt nhất.
Tác giả Patarava (1987) [27], nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đếnvườn chè giâm hom cho thấy: Nhiệt độ dưới 50C hoặc trên 450C thì hom chè
bị chết; nhiệt độ dưới 150C và trên 350C thì hom chè sinh trưởng chậm; nhiệt
độ thích hợp cho hom chè sinh trưởng và phát triển tốt là từ 25 - 300C
Khi nghiên cứu trên giống chè Araxenli-1 tác giả Gabritrdge [20] đã kếtluận: Những hom chè có lượng đạm thấp và lượng đường cao khi giâm có khảnăng ra rễ tốt hơn, những cành giâm như thế thường ở thời vụ tháng 8 Ở thời
kỳ này hàm lượng đường trong lá cao hơn so với trong cuộng nên có tác dụngtốt đối với quá trình ra rễ Theo tác giả để tăng thời gian khai thác vườn chègiống cần tiến hành cắt hom luân phiên, có nghĩa năm thứ nhất cắt vào vụxuân, năm thứ hai cắt vào vụ hè và ngược lại Bằng cách cắt cành như vậy sẽlàm cho vườn chè giống phát triển tốt hơn, cành khoẻ hơn và do đó khả năng
ra rễ của cành giâm tốt hơn
Nghiên cứu về hoocmon, các chất sinh trưởng đối với sự ra rễ của homchè giâm các nhà khoa học cho rằng; các hoocmon và các chất kích thích sinhtrưởng chỉ có hiệu quả cao trong phạm vi hẹp đối với những giống chè quýhiếm và khó ra rễ Ở Zaia người ta đã dùng cách ngâm hom chè vào dungdịch nước vôi trong, thuốc tím và 2,4D trước khi giâm Ở Liên Xô cũ đã sửdụng các chất như: 2,4D, ở NAA, IAA và thời gian ngâm hom 24 giờ
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tia X quang đến tỷ lệ ra rễ, sinhtrưởng phát triển của cành giâm người ta cho rằng: Cành giâm sẽ ra rễ nhanhhơn, tỷ lệ sống so với đối chứng tuy tăng không đáng kể nhưng cành giâm sẽbật mầm tốt hơn Khi sử lý cành giâm bằng những tia X có thể tạo ra nhữngcây chè có chất lượng rất khác nhau
Trang 27Ở Trung Quốc, Viện Sinh lý thực vật, Viện Nghiên cứu chè Trungương đã tiến hành nghiên cứu các chất kích thích sinh trưởng đối với cànhgiâm nhưng chưa thấy áp dụng nhiều trong sản xuất vì hiệu quả chưa cao.
Về vấn đề bón phân cho cành giâm các tác giả đề xuất công việc nàychỉ nên bắt đầu khi các cành giâm đã có rễ và khi bắt đầu giai đoạn luyện câytrước khi mang trồng Có thể dùng phân Sunpát đạm hoặc phân Urê, phântổng hợp với lượng 2-30g/m2 tuỳ từng giai đoạn Một số tác giả khác đềuthống nhất cho rằng phân N, P, K theo tỷ lệ 15:10:10 bón với lượng 1,5g hỗnhợp này cho một bầu sẽ cho kết quả tốt Tại Srilanca sau khi hom chè đã nẩymầm và ra rễ bón 15g hỗn hợp T55 (35 phần đạm sunpát = 10 phần Kaly + 10phần muối magê) cho 100 bầu, bón 28g T55 cho 100 bầu chè trước khi trồnghai tháng sẽ cho kết quả tốt - (Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Văn Niệm) TheoWuxu: Kali và Mg có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của bộ rễ chè
và TRI777 được sử lý bằng tia gamma với liều lượng khác nhau đã được gieotháng 10/1989 Bằng phương pháp quan trắc, đo đếm đã chọn được 7 cá thểtrên hạt giống TRI777 và 5 cá thể trên hạt giống PH1
Tác giả Lê Mệnh và cộng sự đã thông báo kết quả nghiên cứu ảnhhưởng của bức xạ gamma lên hạt chè giống PH1 và TRI777, tác giả thu đượcnhiều đột biến mới lạ, đặc biệt dòng 5.0 từ xử lý bức xạ trên hạt giốngTRI777 có năng suất cao, chất lượng thơm ngon có nhiều triển vọng [7]
Theo Nguyễn Văn Toàn, bằng phương pháp gây đột biến có thể làm
Trang 28thay đổi được một hay nhiều tính trạng của cây chè mà đôi khi những tínhtrạng đó không thể đạt được bằng con đường lai tạo [14] Tại Viện Nghiêncứu Chè (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc)
đã sử dụng tác nhân hoá học bằng colchicine xử lý trên mầm cây chè 2 tuổivới nồng độ từ 0,1 đến 0,8%, thời gian xử lý từ 24 đến 72 giờ và đã thu đượcmột số biến dị [14] Cũng tại Viện Nghiên cứu Chè đã xử lý đột biến bằngbức xạ gamma (nguồn Co60) trên hạt đang nảy mầm và thu được kết quả là ởliều lượng 3Kr gây chết 100% [14]
Tác giả Lê Mệnh (1999) [7] đã công bố công trình nghiên cứu ảnhhưởng của bức xạ gamma Co60 lên hạt chè chưa nảy mầm, giống PH1 vàTRI777 (mỗi mẫu xử lý gồm 300 hạt) và đã đưa ra kết luận: Xử lý hạt giốngchè PH1 và TRI777 bằng bức xạ gamma Co60trước khi gieo với liều lượng từ1.5 - 5kr gây nên nhiều biến dị cảm ứng Tần số đột biến tỷ lệ thuận với liềulượng chiếu xạ Hạt chè giống PH1 mẫn cảm với bức xạ gamma hơn hạt chègiống TRI777, liều gây chết một nửa (LD50) ở giống chè PH1 là lớn hơn 4.5kr
và nhỏ hơn 5.0kr; ở hạt chè giống TRI777 LD50 là trên 5.0kr
Năm 2002, tác giả Lê Mệnh đã xử lý bức xạ gamma (nguồn Co60) trênhom chè giống PH1 và TRI777 (mỗi mẫu xử lý gồm 300 hom) và sau đó đãphân lập được 15 cá thể đột biến Hiện nay các cá thể này đang được lưu giữtại vườn tập đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè -Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc [13] Năm 2005,
Lê Mệnh và cộng sự đã phân tích mức độ thay đổi phân tử của một số dòngchè đột biến, kết quả cho thấy hệ số tương đồng di truyền giữa các giống,dòng chè đột biến có sự gần nhau, khác xa nhau hay có sự tương đồng giữamột số dòng với nhau và hoàn toàn tuân theo thuyết tương đồng di truyền củaVavilov, các tác giả đã nhận định các đột biến nếu đã phát sinh ở giống nàythì cũng sẽ phát sinh ở giống khác và có thể là cơ sở để chúng ta tìm kiếm
Trang 29những biến dị cảm ứng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác chọn tạogiống chè mới [13].
Đến năm 2006, Lê Mệnh và cộng sự đã tuyển chọn ở các thế hệ nhângiống vô tính thế hệ M1từ quần thể biến dị cảm ứng bằng bức xạ gamma Co60trên hạt giống TRI777 và PH1 và đã xác định được 12 dòng có triển vọng vềnăng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu hạn Trong đó
có 5 dòng nổi trội nhất đó là: dòng P20 (xử lý trên hạt giống PH1) có khảnăng chống chịu tốt với rầy xanh và bọ xít muỗi hơn hẳn đối chứng; dòng3.5.1 (xử lý trên hạt giống TRI777) có hương đặc trưng hơn hẳn giốngTRI777; dòng 4.0 (xử lý trên hạt giống TRI777) có vị đậm dịu, đặc biệt làhương thơm hơn hẳn giống TRI777 Dòng P52 (xử lý trên hạt giống PH1),nhiễm nhẹ đối với rầy xanh hơn đối chứng; Dòng 5.0 (xử lý trên hạt giốngTRI777) các kết quả phân tích năm 2006 - 2007 so với giống TRI777 chothấy dòng chè này có hàm lượng tanin thấp hơn 9%, chất thơm cao hơn 2,7%(có lợi cho chế biến chè xanh) và năng suất cao hơn 80% [8]
Năm 2010, Nguyễn Văn Toàn và cộng sự đã tiến hành chọn tạo giốngchè bằng bằng xử lý nguồn phong xạ Co60, hoá chất (Nitromethylurea) trênhạt: nẩy mầm, chưa nẩy mầm và trên hom Hiện tại đề tài đang được tiếp tụcnghiên cứu [15]
Năm 2010, Nguyễn Văn Toàn và cộng sự đã tiến hành chọn tạo giốngchè bằng cách tuyển chọn các đột biến ở F1: thu hạt trên các cây đột biến thế
hệ F1 (gồm hạt của các dòng đột biến: TRI7770.8, TRI7772.0, TRI7774.0,
TRI7773.5.1, TRI7773.5.2, TRI7775.0,PH11.0, PH12.0, PH15.1, PH15.2, PH15.0) giaophấn tự do đã được phân lập để gieo trồng, đánh giá, tuyển chọn các dạng độtbiến, hiện tai đang tiếp tục được nghiên cứu [15]
Tuyển chọn các đột biến ở thế hệ F2 bằng cách lai hữu tính giữa cácgiống chè có chất lượng cao, nhưng khả năng chống chịu không tốt với các
Trang 30dòng đột biến thế hệ F1 và lai giữa các dòng F1 đã được phân lập Hiện tạiđang được tiếp tục nghiên cứu.
Năm 2010, Nguyễn Văn Toàn và cộng sự đã tiến hành chọn tạo giốngchè bằng cách tuyển chọn các dòng chè đột biến có năng suất cao, chất lượngtốt, đưa vào khảo nghiệm Hiện tại đang được tiếp tục nghiên cứu [15]
Năm 2011, Nguyễn Văn Toàn và cộng sự đã công bố kết quả nghiêncứu ảnh hưởng của bức xạ gamma lên hạt chè giống PH1 và TRI 777như sau:Các liều lượng tia phóng xạ gamma Co60lên hạt chè giống đã ảnh hưởng lớntới tỷ lệ mọc của các giống Liều lượng xử lý càng cao thì tỷ lệ mọc của cáccây chè giống càng thấp Liều lượng gây chết một nửa của giống TRI777 làdưới 5.0kr, giống PH1 là trên 4.5 và dưới 5.0kr [15]
Dưới tác động của tác nhân vật lý bức xạ gamma Co60xuất hiện một sốbiến dạng điển hình như hiện tượng đa phôi tăng lên, tỷ lệ khảm tăng, biếndạng về hình dạng lá và độ gồ ghề ở phiến lá
Qua khảo nghiệm so sánh giống đã chọn ra dòng TRI7774.0 vàTRI7775.0 có năng suất cao tuổi 11 đạt 10,79 - 11,30 tấn/ha cao gấp 2 lần sovới đối chứng TRI777 đạt 5,34 tấn /ha, có chất lượng chè xanh tốt, điểm đánhgiá cảm quan đạt 16,74 - 17,04 điểm tương đương với đối chứng, đây là dòngchè có nhiều triển vọng [15]
1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu về giâm cành chè
Kỹ thuật giâm cành chè lần đầu tiên được các tác giả nghiên cứu tạiTrạm Nghiên cứu chè Phú Hộ (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệpmiền núi phía Bắc) từ năm 1959 đến năm 1963 Tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, NguyễnVăn Niệm (1963) đưa ra qui trình kỹ thuật giâm cành chè và được Bộ Nôngtrường ban hành Đến năm 1972 khi giống chè mới PH1 được chọn lọc dòngthì biện pháp giâm cành mới sử dụng phổ biến trong sản xuất [10]
Năm 2004, Nguyễn Văn Tạo và cộng sự đã thực hiện dự án (Hoàn thiện
Trang 31qui trình công nghệ nhân giống vô tính giống chè LDP1 & LDP2 bằng giâmhom để chuyển giao cho sản xuất) Kết quả đã xác định được thời vụ để homthích hợp nhất vào lứa hái chính tháng 8 hàng năm, cắm hom vào tháng 11 -
12, tiêu chuẩn chất lượng hom chè giống quy định có thể sử dụng hom cóthân mầu xanh đậm; hom nửa xanh nửa nâu; hom có mầu nâu sáng để giâm
vô tính Đến hết năm 2004 diện tích hai giống chè lai LDP1 & LDP2 đã trồngđược trên 14 ngàn ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè cả nước [11]
Năm 2009, Đỗ Văn Ngọc và cộng sự đã thực hiện dự án “Phát triểngiống chè mới giai đoạn 2006 - 2010” đã thu được kết quả như sau: Về thời
vụ cắm hom ở miền Bắc có 2 thời vụ cắm hom tốt đó là vụ thu cắm homvào tháng 8 và vụ đông xuân cắm hom vào tháng 11 - 12, có thể dựa vàothời vụ cắm hom để xác định thời vụ nuôi hom thích hợp trên vườn giống.Tiêu chuẩn hom giống khác nhau trên từng giống: Đối với giống Shan ChấtTiền hom loại 1 chiều dài hom 3,5 - 4,5 cm, đường kính hom 3 - 4 mm,hom loại 2 chiều dài hom 3,5 - 4,5 cm, đường kính hom 2,5 - 3,0 mm Đốivới giống chè chất lượng cao hom loại 1 chiều dài hom 3 - 4 cm, đườngkính hom 2,5 - 3 mm, hom loại 2 chiều dài hom 3 - 4 cm, đường kính hom
2 - 2,5 mm [19]
Theo Nguyễn Văn Thiệp và Nguyễn Văn Tạo [2] khi nghiên cứu hệ sốnhân giống của giống chè Phúc Vân Tiên và Keo Am Tích đã chỉ rõ; Cànhgiống tốt là những cành chè có số lá thật đồng đều, lá dầy, màu xanh, độ dàilóng đạt mức độ trung bình, mầm nách phát triển không dài quá 3 cm tốt nhấtmầm nách chỉ hình thành ở nách lá thứ 1 - 3 với độ dài mầm ≤ 1cm Cành chèkhi thu hoạch ở giống Keo Am Tích có số lá trên cành lớn nhất 18 - 20 cành.Giống Phúc Vân Tiên ở tuổi 5 đạt 19 cành Độ dài cành lớn nhất ở giống PhúcVân Tiên 82 cm, giống Keo Am Tích tuy có số lá lớn nhưng chiều dài cànhthấp nên sản lượng hom không phải là nhiều nhất
Trang 32Khi nghiên cứu giâm cành với giống chè PH1 tác giả Đỗ Ngọc Quỹ vàNguyễn Văn Niệm đã kết luận: Trong số các chỉ tiêu lý hoá tính của đất đượcnghiên cứu thì độ xốp và hàm lượng mùn trong đất có tác dụng làm tăng tỷ lệsống của cành giâm Hàm lượng đạm dễ tiêu (NH4
+
) trong đất có tác dụngthúc đẩy tốc độ sinh trưởng của hom chè, tỷ lệ cát thô cao sẽ làm cho hom chèphát triển chậm hơn [10]
Theo tác giả Đỗ Văn Ngọc và cộng sự (2004), nghiên cứu kỹ thuậtgiâm cành chè trên nền đất, ở mật độ 250 - 300 hom/m2 cây sinh trưởng tốttương đương với giâm trong bầu, ở tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, giống chèShan Chất Tiền và giống LDP1 đều tốt hơn cả Biện pháp nhân giống chètheo phương pháp giâm trên nền đất (rễ trần) rất có hiệu quả, giảm được chiphí sản xuất cây giống, từ đó sẽ hạ giá thành cây giống khi xuất vườn [9]
Theo tác giả Nguyễn Văn Toàn thì khi nghiên cứu ảnh hưởng của mức
độ hoá nâu trên hom chè đến kết quả giâm đã có kết luận: Những giống chè
có tốc độ nâu hóa chậm thì khi giâm tỷ lệ sống và đặc biệt quá trình hìnhthành mô sẹo, ra rễ, bật mầm thấp hơn và ngược lại ở những giống hoá nâunhanh hơn thì có kết quả giâm cành tốt hơn [14]
Theo tác giả Nguyễn Văn Toàn [14], khi nghiên cứu ảnh hưởng củakích thước lá đến khả năng giâm cành của các giống chè đã kết luận: Diệntích lá chè ảnh hưởng đến khả năng giâm cành, những giống có lá quá lớn ảnhhưởng xấu đến tỷ lệ sống, hình thành mô sẹo, ra rễ và bật mầm của cànhgiâm Tuy nhiên trong điều kiện giâm cành mà khống chế được độ ẩm đất và
độ ẩm không khí thì kết quả sẽ khá hơn
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Văn Niệm để giảm bớt sự thoát hơinước khi giâm cành người ta có thể cắt bớt 1/3 lá chè đối với những giống
có diện tích lá lớn Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom chè trên cây mẹđến tỷ lệ sống, tỷ lệ ra mô sẹo và tỷ lệ bật mầm của hom chè các tác giả
Trang 33kết luận: Những hom chè ở vị trí giữa cành là những hom có tỷ lệ sốngcao hơn cả [10].
Khi xử lý hom chè 1A các tác giả Trần Văn Phẩm và Đàm Lý Hoa[9] đã kết luận: Có hai phương pháp xử lý hom Xử lý nồng độ thấp vớithời gian ngâm dài và xử lý nồng độ cao thời gian ngâm ngắn Thực tế sảnxuất cho thấy phương pháp dùng nồng độ cao thời gian xử lý nhanh dễ thựchiện hơn
Theo tác giả Vũ Văn Vụ khi đề cập đến phương pháp xử lý tác giả chorằng hiện nay có hai phương pháp chính để xử lý auxin cho cành giâm, cànhchiết: Phương pháp xử lý nồng độ cao hay còn gọi là phương pháp xử lýnhanh Nồng độ auxin từ 1.000 - 1.200 ppm nhúng cành giâm vào dung dịch 3
- 5 giây rồi cắm vào giá thể Phương pháp nồng độ loãng hay còn gọi phươngpháp xử lý chậm Nồng độ auxin sử dụng từ 20 - 200ppm tùy thuộc vào giống
và mức độ khó ra rễ của cành giâm Ngâm cành giâm vào dung dịch 10 - 24giờ sau đó cắm vào giá thể
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng nhưNAA, NOA, 2,4D, thuốc tím và nước vôi trong đến giâm cành chè tác giả ĐỗNgọc Quỹ và Nguyễn Văn Niệm [13] cho rằng tỷ lệ cành giâm ra rễ không có
sự khác nhau rõ rệt trong sản xuất nhưng thời gian ra rễ của cành giâm sớmhơn Dùng chất kích thích sinh trưởng ở Việt Nam chỉ nên áp dụng với nhữnggiống chè quý và khó ra rễ, các giống dễ nhân giống xử lý chất kích thích sinhtrưởng hiệu quả không cao
Các tác giả Trần Văn Phẩm - Đỗ Văn Ngọc và các cộng tác viên [9] đã
sử dụng các chất thuộc nhóm auxin như: IAA, IBA, NAA và đất đèn ở nồng
độ 50ppm, 80ppm/100ppm, 120ppm và đã có kết luận nồng độ IBA từ 100 120ppm xử lý hom chè giống PH1khi giâm là có hiệu quả nhất Đối với 2,4Dnếu dùng ở nồng độ cao hơn 50ppm và ngâm hom trong 8 giờ sẽ làm tăng tỷ
Trang 34-lệ chết của cành giâm Nếu ở nồng độ 20ppm ngâm trong 8 giờ thì cành giâm
ra rễ của hom bánh tẻ cao nhất, thấp nhất là hom nâu Tỷ lệ sống của cácgiống và các loại hom chênh lệch không cao Các loại hom khác nhau có tỷ lệxuất vườn khác nhau Các giống khác nhau, tỷ lệ xuất vườn cũng khác nhau.Như vậy, khả năng giâm cành của cây chè phụ thuộc rất lớn vào chất lượnghom và giống đem giâm [1]
Theo tác giả Đặng Văn Thư (2010) [12]: Khả năng giâm hom của cácgiống chè là khả năng sống và tái sinh thành cây chè giống cung cấp cho sảnxuất để trồng mới, khả năng giâm hom của giống chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố, tuy nhiên yếu tố nội sinh của hom giâm bao giờ cũng ảnh hưởng hơnđến tỷ lệ sống cũng như tỷ lệ bật mầm của chúng, ở mỗi giống chè, tuổi homkhác nhau, thành phần các chất cũng khác nhau vì vậy khả năng sinh trưởngcủa hom chè giâm cũng khác nhau
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nhân giống đến phân bố bộ rễcủa cây chè, tác giả Nguyễn Đình Vinh (2002) [16] cho kết quả là: Trongnhững năm đầu, cây chè trồng bằng hạt có bộ rễ sinh trưởng phát triển tốt hơncây chè trồng bằng cành giâm Ở các tuổi lớn bộ rễ của cây chè trồng bằngcành phát triển tốt hơn cây chè trồng bằng hạt
Nghiên cứu về quan hệ giữa bộ rễ và tán cây chè Nguyễn Đình Vinh(2002) [16] cho rằng: Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 rễ bắt đầu sinh trưởng,chỉ sau khi hình thành nên một đợt sinh trưởng rễ nhất định, thì bộ phận trên