1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

document

129 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 18,69 MB

Nội dung

Trang 1

Phần II

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VE QUAN LY HOAT DONG SAN XUAT,

KINH DOANH NONG NGHIEP 1 Thị trường và thị trường nông sản

1.1 Câu, cầu nông sản - Khái niệm cầu hàng hóa

Cầu về một hàng hóa hoặc dịch vụ là lượng hàng

hóa hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và

có khả năng mua ở các mức giá khác nhau

Bạn hãy nhớ kh¿ nói đến câu là chúng ta nói

đến hành u¡ của người mua, người tiêu dùng Ví dụ, anh A rất thích ăn thịt bò ở mức giá là 200 nghìn đồng/kg, anh chỉ mua 12 kg thịt bò/quý

Lượng cầu về thịt bò của anh ở mức giá này 12 kg

Khi giá thịt bò hạ xuống còn 100 nghìn đồng/kg anh tăng số lượng mua lên 18 kg thịt/quý, lượng

cầu về thịt bò của anh ở mức giá này bằng 18 kg

Khi giá thịt bò lên tới 400 nghìn đồng/kg, anh A

không mua thịt bò nữa, lượng cầu về thịt bò của anh bằng 0 Như vậy, lượng cầu về thịt bò của

Trang 2

anh A thay đổi ở mỗi mức giá thịt bò Giá càng

cao, lượng thịt bò mà anh mua càng giảm Khi giá cả thay đổi thì hành vi mua của anh cũng thay đổi theo

Để có cầu, người mua không chỉ sẵn sàng mua một lượng hàng hóa mà còn phải có đủ khả năng

để chỉ trả cho lượng hàng hóa đó Ví dụ, khi giá thịt bò là 400 nghìn đồng/kg, mặc dù anh A rat

ăn mua nhưng anh không thể mua được vì số

tiền mà anh dự tính sẽ để mua thịt bò là thấp hơn

m

400 nghìn đồng và người bán là người bán buôn

nên chi bán với số lượng từ 1 kg trỏ lên cho mỗi

người mua Như vậy, trong trường hợp này mặc

dù anh rất sẵn sàng mua nhưng không có khả

năng mua nên cầu thịt bò của anh bằng 0 - Câu cá nhân uùà cầu thị trường

Cầu cá nhân, ví dụ ở phần trên liên quan đến cầu của anh A về thịt bò, đây là cầu của một người

mua đơn lẻ - cầu cá nhân Tuy nhiên, khi xem xét sự hoạt động của thị trường, chúng ta cần xác

định cầu thị trường

Cau thi trường là tổng cầu của các cá nhân về

hàng hóa hay dịch vụ nhất định Bảng 2 thể

tổng cầu thị trường thịt bò Giả sử có 3 người

mua thịt bò là anh A, anh B, anh C Giả sử chỉ có

giá cả thay đổi còn thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng của

3 người và giá cả hàng hóa có liên quan không

thay đổi Câu thị trường về thịt bò sẽ bằng lượng

Trang 3

cầu của anh A cộng với lượng cầu của anh B và lượng cầu của anh C ở mỗi mức giá

Bảng 2: Cầu cá nhân và cầu thị trường về thịt bò

Giá bán Lượng cầu cá nhân (kg/quý) Lượng cầu

(đồng/kg) | Người Người | Người toàn thị muaA muaB | muaC trường (kg/quy) 100.000 18 16 16 50 150.000 15 15 13 43 200.000 12 13 12 37 250.000 10 9 11 30 300.000 9 57 8 24 350.000 5 5 3 13 400.000 0 3 1 4

Theo quy luật của cầu được hiểu như sau: “Trong điều biện cúc yếu tố khác không đổi, khi

giá tăng thì cầu giảm uà khi gid giảm thì cầu tăng” Giả định được đưa ra là chỉ có giá cả thay đổi còn các yếu tố khác như thu nhập, thị hiếu, kỳ

vọng của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa liên quan không thay đổi Quan sát lượng câu thị

trường ở Bảng 2 cho tử

y, giá càng tăng thì lượng

cầu càng giảm Khi mức giá thịt bò là 100 nghìn đồng/kg thì lượng cầu thị trường dat 6 mức cao

nhất (ð0 kg) Khi giá lên cao tới 400 nghìn

đồng/kg thì lượng cầu giảm chỉ còn 4 kg

Trang 4

Đặc điểm của câu nông sản

Cầu nông sản = cầu cho tiêu dùng trực tiếp + câu cho chế biến + cầu cho sản xuất

Công thức này sẽ giúp bạn tính tổng cầu nông sản trên một thị trường Công thức này cũng cho

bạn biết cầu nông sản là do 3 thành phần tạo nên gồm: cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất Nông sản được người mua sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Nông sản có thể được tiêu dùng trực tiếp, tức là làm thức ăn

cho người Ngoài ra, người mua có thể dùng nông

sản để chế biến thành những sản phẩm khác như mì ăn liền, dầu ăn, bánh kẹo Bên cạnh đó, có

những người mua nông sản phục vụ sản xuất như làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm giống cho vụ sau

+ Sự thay đổi về cầu của sản phẩm này ảnh hưởng đến cầu của sản phẩm khác

Nếu hai sản phẩm là sản phẩm thay thế nhau thì cầu sản phẩm này tăng sẽ làm cầu sản phẩm

kia giảm Ví dụ, thịt bò và thịt gà là hai hàng hóa thay thế cho nhau vì chúng có những đặc điểm

khá giống nhau Khi cầu về thịt bò tăng sẽ làm cầu về thịt gà giảm, bởi khi người tiêu dùng ăn nhiều thịt bò hơn thì sẽ ăn ít thịt gà đi

Nếu hai sản phẩm là bổ trợ cho nhau thì cầu sản phẩm này tăng sẽ dẫn đến cầu sản phẩm kia tăng Ví dụ, thịt bò và cân tây là hai sản phẩm bổ trợ cho

Trang 5

khi chế biến món ăn Vì thế, nếu cầu về thịt bò tăng thì sẽ kéo theo cầu về cần tây cũng tăng

+ Cầu nông sản ít eo dãn

Nông sản là lương thực, thực phẩm nên là hàng

hóa thiết yếu mà ai cũng phải tiêu dùng Tuy

nhiên, khả năng tiêu dùng những hàng hóa này của mỗi cá nhân chỉ có hạn Chẳng hạn, một người

bình thường mỗi tháng chỉ ăn tối đa 15 kg gạo một tháng Vì vậy, khi giá nông sản tăng nhiều hay giảm nhiều thì lượng nông sản người mua muốn

mua sẽ không thay đổi là bao nhiêu Tức là, cầu

nông sản ít co dãn Vì vậy, việc tăng sản lượng một cách nhanh chóng trong khi cầu ít co dãn và khả năng chế biến hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng rót

giá, nông sản không tiêu thụ được, làm cho nông dân bị thiệt hại Nắm rõ đặc điểm này của cầu

nông sản, bạn sẽ áp dụng trong sản xuất, kinh

doanh của gia đình như thế nào? Rõ ràng không

phải sản xuất ra nhiều, năng suất cao lúc nào cũng tốt, bởi “được mùa thì mất giá” Vậy thì giải quyết vấn đề này như thế nào? Nếu bạn và rất nhiều người khác ở địa phương cùng sản xuất một loại sản phẩm, thay vì cố gắng tăng năng suất, bạn hãy chú ý hơn tới chất lượng sản phẩm để làm cho sản

phẩm nhà bạn khác biệt hơn hẳn so với những

người khác Hoặc nếu thấy quá nhiều người cùng sản xuất một sản phẩm, bạn nên chuyển sang sản xuất một sản phẩm khác

Trang 6

- Những yếu tế ảnh hưởng đến cầu hàng hóa,

câu nông sản

Chúng ta tiếp tục xem xét ví dụ về cầu thịt bò Nếu bạn là người chăn nuôi bò lấy thịt hoặc bạn là

người kinh doanh thịt bò, thì bạn sẽ rất quan tâm đến việc tìm hiểu điều gì ảnh hưởng đến lượng thịt bò mà khách hàng sẽ mua Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người mua thịt bò sẽ là: + Giá cả

Giá thịt bò và giá hàng hóa có thể thay thế

(như thịt gà, thịt lợn) có ảnh hưởng đến cầu thịt

bò Nếu giá thịt bò tăng, người tiêu dùng sẽ mua thịt bò ít đi và chuyển sang mua thịt gà, thịt lợn; và ngược lại, nếu giá thịt gà, thịt lợn tăng, người tiêu dùng sẽ mua thịt bò để thay thế cho thịt gà, thịt lợn

+ Số lượng người mua

Điều gì xảy ra với cầu thịt bò khi số lượng

khách du lịch châu Âu đến Việt Nam tăng đột

biến do lễ hội du lịch ở Huế đang được tổ

chức? Người châu Âu thích ăn thịt bò, do đó số

lượng người mua thịt bò tăng lên dẫn đến cầu

thịt bò tăng

+ Thu nhập của người tiêu dùng

Nếu thu nhập của người tiêu dùng bị giảm đi

thì họ sẽ chỉ tiêu ít hơn trước và do đó, lượng thịt

bò mà họ mua sẽ ít đi Nếu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập giảm thì hàng hóa này được

Trang 7

gọi là hàng hóa thông thường Như vậy, thịt bò được coi là loại hàng hóa thông thường

Tuy vay, không phải tất cả hàng hóa đều tuân

theo quy luật khi thu nhập tăng thì lượng mua

tăng, tức là cầu tăng Có những hàng hóa mà mỗi

cá nhân chỉ có thể tiêu dùng một lượng giới hạn

Muối là một ví dụ điển hình Muối rất quan trọng đối với cơ thể nên chúng ta đều cần dùng muối

trong mỗi bữa ăn Tuy vậy, nếu ăn quá 6 gam

muối trong một ngày sẽ dẫn đến tăng huyết áp và

bệnh về tim mạch Do đó, dù thu nhập tăng người

tiêu dùng cũng không mua nhiều muối hơn và thu nhập giảm, người tiêu dùng vẫn duy trì lượng

mua bình thường

+ Thị hiếu, tập quán tiêu dùng

Thị hiếu, tập quán tiêu dùng ảnh hưởng đến

cầu hàng hóa Ví dụ, bạn sẽ không thể bán được

thịt lợn lai cho người dân tộc thiểu số ở huyện Xin

Man, Ha Giang vi ho không thích ăn thịt lợn lai

mà thích ăn lợn đen truyền thống Người dân tộc thiểu số ở đây cho rằng cúng Giàng phải cúng

bằng lợn đen mới thiêng, cúng bằng thịt lợn lai sẽ

mất thiêng Vì thế, thịt lợn lai rất khó bán ở địa

phương này

+ Kỳ vọng của người tiêu dùng

Trang 8

của anh sẽ tăng lên nên anh săn sàng chỉ tiêu

nhiều hơn một chút cho thịt bò ở thời điểm hiện tại Một ví dụ khác: anh A biết thông tin là từ tuần tới chính phủ sẽ hạ thuế nhập khẩu thịt bò và anh dự đoán giá thịt bò trong tuần tới sẽ giảm đi, do vậy tuần này anh sẽ hạn chế mua thịt bò và chờ giá hạ vào tuần tới sẽ mua nhiều hơn

+ Thông tin nhiễu

Thông tin nhiễu là những thông tin sai lệch,

làm người tiêu dùng nhầm lẫn khi lựa chọn và

mua hàng hóa Chẳng hạn, năm 2013 khi có

thông tin thịt lợn nhiễm chất tạo nạc rất nhiều

người tiêu dùng đã tẩy chay thịt lợn, câu thịt

lợn trên thị trường giảm mạnh dù không phải tất cả thịt lợn trên thị trường đều bị nhiễm chất

tạo nạc

1.3 Cung, cung nông sản - Khái niệm cung hàng hóa

Cung về một hàng hóa hay dịch vụ là khái

niệm dùng để mô tả hành vi của người bán một

loại hàng hóa, dịch vụ nào đó Cung là lượng hàng

hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán ở các

mức giá khác nhau

Ví dụ, lượng cung về thịt bò của anh D sẽ

thay đổi như thế nào khi giá cả thay đổi còn các yếu tố khác như giá đầu vào, kỳ vọng, công nghệ vẫn giữ nguyên?

Trang 9

Bảng 3: Cung thịt bò của D Giá thịt bò (đ/kg) Lượng cung thịt bò (kg) 100.000 0 150.000 0 200.000 16 250.000 20 300.000 25 360.000 30 400.000 35

Bảng 3 cho thấy, giá thịt bò càng tăng thì anh D càng bán ra thị trường nhiều hơn Khi giá thịt bò là 100 nghìn đồng/kg, anh không bán một chút thị bò nào nhưng khi giá lên tới 400 nghìn

đồng/kg, anh muốn bán và sẵn sàng bán 3ð kg

- Cung cá nhân uà cung thị trường

Giống như cầu thị trường, cung thị trường là tổng lượng cung của tất cả người bán ở các mức

giá khác nhau Nếu trên thị trường có hai người bán là anh C và anh D thì cung thị trường là tổng lượng cung của hai anh này (Bảng 4)

Trang 10

Giá bán Lượng cung Lượng cung Giá bán (đồng/kg) của € củaD (đồng/kg) 250.000 20 15 35 300.000 25 20 45 350.000 30 21 51 400.000 35 25 70 Theo quy luật về cung hàng hóa: “Trong điều

biện các yếu tố bhác không đổi, khi giá tăng thi

cung tăng uà khi giá giảm thì cung giảm”

Các yếu tố khác không đổi là thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả hàng

hóa liên quan

- Đặc điểm cung nông sản + Cung nông sản có tính trễ

Tính trễ của cung nông sản tức là lượng cung

về nông sản luôn chậm và muộn hơn so với thông

tin về giá cả

Thông thường, nông dân thường căn cứ vào giá

cả của năm trước để ra quyết định sản xuất nông

sản vào năm nay Tuy nhiên, để sản xuất ra nông

sản cần có một khoảng thời gian tương đối dài Vì

vậy, năm nay, vào thời điểm thu hoạch nông sản thì giá cả thị trường đã thay đổi so với mức giá vụ

trước đó

Trang 11

giá năm trước tốt thì giá năm nay cũng tốt nên sản xuất nhiều hơn thì bạn hãy làm ngược lại họ,

hãy sản xuất ít đi trong năm nay để tránh bị thiệt

hại Ngược lại, nếu giá nông sản vào năm ngoái thấp nên năm nay không ai muốn sản xuất nhiều nữa thì bạn hãy làm khác họ là sản xuất nhiều

hơn để có lợi nhuận cao hơn

+ Cung về nông sản hàng hóa mang tính thời

vụ cao

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên

cung về nông sản hàng hóa cũng mang tính thời vụ cao Diéu nay dẫn đến việc giá cả nông sản vào

thời điểm thu hoạch rộ thường xuống thấp vì lượng cung đột ngột tăng trong khi lượng cầu không thay đổi

Để khắc phục tính thời vụ của cung nông sản, bạn hãy trồng cây trái vụ, cây có trái chín muộn hoặc chín sớm, hoặc đầu tư xây dựng kho dự trữ

nông sản để chờ giá cao hơn mới bán ra hoặc đầu tư cho chế biến nhằm nâng cao giá trị nông sản

+ Cung về nông sản hàng hóa không ổn định Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện

tự nhiên nên cung nông sản thường không ổn

định Thời tiết thuận lợi sẽ dẫn đến những vụ

mùa bội thu, nhưng thời tiết kém hay thiên tai

xảy ra sẽ dẫn đến mất mùa Để hạn chế sự không ổn định của cung nông sản, bạn nên mua bảo hiểm sản xuất, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều

Trang 12

loại vật nuôi khác nhau, nguồn thu nhập của gia đình nên đa dạng, bao gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như làm thuê, buôn bán kinh doanh, làm công ăn lương

- Những yếu tốảnh hưởng đến cung nông sản Giả sử bạn là người nuôi bò thịt, vậy những yếu tố ảnh hưởng đến lượng thịt bò bạn bao gồm:

+ Giá nông sản đó và giá nông sản liên quan Giá thịt bò ảnh hưởng tới lượng cung thịt bò của bạn Nếu giá thịt bò cao bạn sẽ cố gắng nuôi

nhiều bò hơn để có thu nhập cao hơn Nhưng

nếu giá giảm, bạn sẽ nuôi ít bò đi và nếu giá

giảm tới mức không bù đắp được chỉ phí, bạn sẽ dừng nuôi bò

Giá cả của những hàng hóa liên quan như thịt

gà, thịt lợn cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng thịt bò bạn bán ra thị trường Nếu giá thịt gà giảm

xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển từ việc ăn thịt

bò sang ăn thịt gà Muốn bán được hết thịt bò, bạn phải giảm giá và như vậy, khi giá thịt bò giảm,

+ Giá đầu vào

Nếu giá thức ăn cho bò như cỏ khô giảm, bạn sẽ tiết kiệm được chỉ phí sản xuất nên thu nhập của bạn sẽ tăng lên Điều này sẽ khuyến

Trang 13

+ Công nghệ

Bạn chuyển sang nuôi giống bò mới cho năng suất rất cao trong khi các chỉ phí đầu vào không thay đổi đáng kể Nhờ đó, bạn bán được lượng thịt

bò lớn hơn Công nghệ về giống đã làm cung thịt

bò của bạn tăng lên

+ Kỳ vọng của người bán

Điều này có thể xảy ra khi vài tháng nữa là tới Tết Âm lịch và bạn hy vọng nhu câu của thịt bò trên thị trường sẽ rất lón, giá cả cũng sẽ tốt lên

Vì vậy, trong tháng này, bạn bán rất ít bò và để

dành bán vào dịp Tết

+ Thời tiết, khí hậu và bệnh dịch

Thời tiết khắc nghiệt như trời quá lạnh hay

dịch bệnh lỏ mồm long móng lan truyền đều có thể dẫn đến việc đàn bò của nhà bạn và của những

người khác bị thiệt hại, làm cho lượng cung thịt bò

bị giảm sút

1.3 Thị trường nông sản - Khái niệm thị trường nông sản

Theo nhà kinh tế học Samuelson Nordhaus: #Thị trường là nơi những người mua uà người bán tương tác uới nhau, trao đổi hàng hóa, dịch uụ uà

quyết định giá cđ"

Trong nền kinh tế thị trường, mọi thứ đều có giá cả Giá cả là tín hiệu dẫn dắt hành vi của

Trang 14

lễ tết người tiêu dùng có xu hướng muốn mua nhiều thực phẩm hơn dẫn đến giá thực phẩm tăng Khi giá tăng, tín hiệu được truyền đến người sản xuất là họ cần phải sản xuất nhiều hơn nữa Do đó, người sản xuất thực phẩm sẽ mỏ rộng quy

mô sản xuất

Ví dụ khác, khi dịch bệnh trong chăn nuôi gà lan rộng, người chăn nuôi có rất ít gà thịt để bán ra thị trường làm cho giá thịt gà tăng cao Người

sản xuất sẽ cố gắng khôi phục và tăng số lượng

gà nuôi, còn người tiêu dùng sẽ mua thịt gà ít hơn và chuyển sang mua những thực phẩm thay

thế như thịt lợn, thịt bò và cá Như vậy, giá cả

sẽ điều chỉnh hành vi của người mua và người bán Giá hàng hóa tăng sẽ làm giảm lượng tiêu

dùng nhưng khuyến khích người sản xuất tăng

quy mô, còn khi giá giảm sẽ làm người tiêu dùng

mua nhiều hơn nhưng người sản xuất sẽ sản xuất ít đi

Người mua và người bán tương tác với nhau

để quyết định về giá cả Chẳng hạn, chúng ta

hãy xem xét thị trường thức ăn chăn ni ở huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên là nơi phát triển rất mạnh về chăn nuôi Trên địa bàn huyệ

ện

Trang 15

người này thì còn có thể mua từ những người

khác Người bán biết có nhiều người bán khác

đang cạnh tranh với anh ta Không một cá nhân

người mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn đến giá cả trên thị trường bởi có quá nhiều người mua và quá nhiều người bán Giá cả là do tất cả

những người mua và người bán quyết định khi họ tương tác với nhau trên thị trường Như vậy,

kết quả của quá trình tương tác này là một mức

giá chung được hình thành Ở mức giá này, hầu

hết người mua và người bán đều hài lòng và

chấp nhận Người bán sẽ không bán với giá thấp hơn mức giá chung vì như vậy thì anh ta không được lợi Người bán cũng không bán với mức giá cao hơn mức giá chung vì nếu làm như vậy người mua sẽ chuyển sang mua thức ăn chăn nuôi của người khác và anh ta sẽ không thể bán hết hàng Người mua sẽ không chấp nhận mua với giá cao hơn mức giá chung vì anh ta sẽ bị thiệt hại Anh ta cũng không thể mua với mức giá thấp hơn giá chung vì sẽ không có ai muốn bán thức ăn chăn nuôi cho anh ta và anh ta không thể mua được

đủ lượng thức ăn chăn nuôi cần thiết Như

cả người mua và người bán đều là người chấp

nhận giá thị trường

- Sự uận động của thị trường nông sản

Thị trường của phần lớn các loại nông sản là

Trang 16

Không một cá nhân người bán hay người mua nào

có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường Giá cả

thị trường là do tất cả người mua và người bán quyết định trong quá trình họ trao đổi với nhau

trên thị trường

Khi người mua và người bán đi đến thống nhất

về một mức giá chung, mức giá này gọi là giá cân bằng thị trường Tại giá cân bằng thị trường, lượng nông sản mà người mua sẵn lòng mua bằng

đúng lượng nông sản mà người bán sẵn sàng bán,

tức là lượng cung bằng lượng cầu Khi đó, có thể nói thị trường ỏ trạng thái cân bằng

Đường D trong Hình 1 được gọi là đường cầu - thể hiện hành vi của người mua và đường S 1a đường cung - phản ánh hành vi của người bán

Đường câu D dốc xuống dưới thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu Khi giá tăng thì người mua nông sản ít hơn và khi giá giảm thì người mua sẽ mua nhiều nông sản hơn Đường

cung § có xu hướng đi lên vì giá và lượng cung có quan hệ cùng chiều Giá càng cao thì người bán

càng muốn bán ra nhị hơn và ngược lại Hai đường này gặp nhau tại A có giá ban bang P, va lượng sản phẩm là Qụ Tại điểm A thị trường cân bằng Pạ là giá cân bằng thị trường và lượng cung đúng bằng lượng cầu và bằng Q¿ Nhu vậy, trên

thị trường không có sự thiếu hụt hay dư thừa sản

phẩm trên thị trường

Trang 17

Hình 1: Thi trường cân bằng

Q Q

Tuy vậy, trạng thái cân bằng của thị trường sẽ

bị phá võ khi cung hoặc cầu, hoặc cả cung và cầu

thay đổi Khi đó, mức giá cân bằng mới của thị trường sẽ được hình thành

Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét tình huống

khi cầu về thịt bò vào dịp Tết tăng lên thì thị trường thịt bò sẽ bị ảnh hưởng như thế nào

Hình 3: Ảnh hưởng của tăng cầu thịt bò

Trang 18

Cầu thịt bò tăng ở mọi mức giá làm đường cầu

dịch chuyển từ Dạ lên D, Cầu tăng nhưng cung

không thay đổi dẫn đến tình trạng thiếu hụt thịt

bò để mua trên thị trường, làm cho giá thị trường tăng từ Pạ lên P, Thị trường hình thành trạng thái cân bằng mới với điểm cân bằng mới là E cao hơn điểm cân bằng cũ là E, giá cân bằng P; cao

hơn giá cân bằng Pạ ban đầu, lượng sản phẩm

được mua bán trên thị trường lúc này là Q: cao

hơn lượng ban dau Q,

2 Hình thành ý tưởng sản xuất, kinh doanh sản phẩm

3.1 Khảo sát nhu cầu thị trường uề sản phẩm Thông tin thị trường đóng một vị trí quan trọng

trong việc hình thành ý tưởng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt với sản phẩm nông nghiệp bởi

thông tin là chìa khoá để am hiểu thị trường cũng

như là co sé để bạn quyết định nên tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh gì và như thế nào Do đó, khảo sát nhu cầu thị trường về sản phẩm là vô cùng cần thiết Để thực hiện việc khảo sát nhu cầu thị trường, chúng ta cần làm quen với khái

niệm, thuật ngữ cơ bản như sau:

- Thế nào gọi là hảo sát nhu cầu thị trường uê

sản phẩm?

Khảo sát nhu câu thị trường về sản phẩm là

Trang 19

các nhà sản xuất sản phẩm đó để xác định khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Các thông tin thị trường về sản phẩm đó là thông

tin về cung, cầu, vật tư và các dịch vụ khác có liên

quan Đó là tất cả các thông tin về mua và bán sản phẩm Không chỉ giá cả và số lượng, mà còn

bao gồm cả các thông tin liên quan tới thị trường

sản phẩm tiêu thụ đầu ra và yếu tố đầu vào

- Khảo sát nhu cầu thị trường sản phẩm nông nghiệp bao gồm những hoạt động nào?

+ Xác định thông tin cần thu thập Bao gồm việc liệt kê được toàn bộ các thông tin thị trường

cần phải thu thập Đó là các thông tin: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp

+ Xác định nguồn cung cấp thông tin: Sau khi đã xác định được các thông tin cần thu thập, bước

tiếp theo là cần xác định các nguồn cung cấp cho

từng loại thông tin Nguồn cung cấp thông tin khác nhau có thể cung cấp cho số lượng và độ chính xác của thông tin là khác nhau Do đó, để

thông tin được khách quan, cần phải kiểm tra

thông tin dựa trên nhiều nguồn cung cấp khác nhau Nguồn cung cấp thông tin có thể là: nông dân, các trung gian trong thị trường, các cán bộ khuyến nông, báo chuyên ngành, phòng ban

chuyên môn, tạp chí, bản tin, qua kênh truyền

Trang 20

+ Các phương pháp khảo sát thị trường: Phương pháp thu thập số liệu có săn qua đài, báo, báo cáo, bản tin; phương pháp điều tra bằng cách

hỏi trực tiếp; phương pháp quan sát

+ Thu thập thông tin thị trường: Đây là quá trình sử dụng các phương pháp thu thập thông tin

để thu thập toàn bộ các thông tin cần thiết về thị

trường Mục đích là thu thập được thông tin về

nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng đáp

ứng của những hộ nông dân sản xuất khác trên

thị trường làm cơ sở xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm

+ Xử lý số liệu: Sau khi thu thập thông tin cần

xem xét kiểm tra lại độ chính xác, hồn chỉnh của thơng tin, phân loại những thông tin thu thập được

+ Xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm: Nên sản xuất hay không? Nếu có, số lượng là bao nhiêu? Chất lượng như thế nào? Bán ở nơi nào? Giá bán là bao nhiêu?

Liên hệ với thực tiễn cho thấy, Việt Nam nằm

hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài từ Bắc vào Nam trên 15 vĩ độ Trong năm

chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc về mùa khô và gió mùa Tây Nam về

mùa mưa Do đặc điểm đó, nên khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có pha trộn ít

nhiều tính chất khí hậu ôn đới đã tạo điều kiện

Trang 21

thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cũng như hình thành ý tưởng kinh doanh vô cùng phong phú và đa dạng trong sản xuất nông nghiệp với các đối tượng cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn, ; cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, mía, lạc, ; cây công nghiệp dài ngày như: cà phê,

:¡ chăn nuôi: lợn, gà, trâu,

cao su, hô tiêu, chè

bò, : nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, cá Tuy có

nhiều điều kiện thuận lợi như vậy nhưng hình

thức sản xuất của người dân lại manh mún, chưa thành vùng hàng hóa rõ rệt đã dẫn tới việc: chặt

- trông mới, trồng mới - chặt triển miên Nông dân cứ thấy sản phẩm làm ra mất giá là thay đổi, tức phải chặt bỏ, trồng cây khác Việc lựa chọn cây mdi, con mới hay đối tượng kinh doanh hồn tồn khơng có al tư vấn, thông tin thị trường, mà chỉ là

mày mò cảm tính Thấy cây, con hay đối tượng

kinh doanh gì năm nay có giá, chặt bỏ cây, con cũ; nuôi trồng cây, con mới Tình hình thị trường sang năm lại khác, lại chặt rồi trồng mới Cái vòng luẩấn

quần bế tắc đó bào mòn sức lực, vốn liếng của bao

gia đình

Do vậy, khi tiến hành sản xuất, kinh doanh bất

kỳ một sản phẩm gì thì nhất thiết phải có sự khảo

sát nhu câu thị trường về sản phẩm đó, tránh việc

làm theo“phong trào” dẫn tới những thua thiệt

không đáng có Chính bởi điều cơ bản nhất quyết

Trang 22

và sản phẩm nông nghiệp nói riêng là sự chấp nhận, sự hài lòng của người mua sản phẩm Làm

thế nào biết được khách hàng có thích hay không

thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất và cũng là một kỹ thuật đơn giản nhất là hỏi chính khách hàng (người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và

người dù không trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm)

Đó chỉ là một thông tin quan trọng trong vô số các

thông tin cần thiết liên quan tới quyết định có sản

xuất, kinh doanh sản phẩm đó hay không Các

mong muốn ở kết qua cần phải đạt được cũng như

các câu hỏi ở khâu tìm hiểu, khảo sát thị trường

nên là:

+ Liệu sản phẩm đó thị trường có nhu cầu hay không? Hay sản xuất sản phẩm đó ra, liệu có bán được không? Ai là người thật sự cần và có khả năng về tài chính để mua sản phẩm đó?

+ Có nhiều người tham gia vào sản xuất sản phẩm đó hay không? Sản phẩm đó sản xuất ra có đủ

cung cấp theo nhu cầu của thị trường hay không?

+ Có những thay đổi gì về việc sản xuất,

kinh doanh sản phẩm đó trong tương lai hay

không? Nhu cầu thị trường của sản phẩm này

thế nào?

+ Đánh giá những dữ liệu thu thập được ở trên

Trang 23

+ Từ những đánh giá trên, xác định những việc cân làm để tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó trong hiện tại và tương lai?

Ví dụ 1: “Thoát nghèo từ cây rau ngót”

Giống như nhiều gia đình khác ở xóm Tân

Thành, nhiều năm qua, vườn nhà của ông T.D.H thường chỉ để trông chuối, trông khoai, sắn nên

hiệu quả kinh tế không cao, chỉ đủ ăn Từ khi

thương lái từ Hà Nội tìm về các vùng sâu, vùng xa

của đất Hòa Bình để mua rau ngót bán cho thị

trường Hà Nội, gia đình ông đã chuyển sang trông rau ngót Việc trồng rau ngót không khó, chỉ cần

cắt cành giâm xuống đất là được lại tốn ít công

lao động

Rau ngót cho thu hoạch nhanh, cứ khoảng 2 - 2,5 tháng là cho thu hoạch một lứa Trong một năm, cứ vào tháng thứ 4, thứ ð là vào mùa thu hoạch chính Giá bán rau ngót trung bình ở đây là 7 nghìn đồng/kg, có lúc khan hiếm giá rau còn đẩy lên tới hơn 10 nghìn đồng/kg Trồng một sào rau

ngót mỗi năm thu nhập cũng khoảng được 10

triệu đồng Thu nhập như vậy là cao hơn nhiều

Trang 24

giàu trên chính mảnh đất quê hương mà còn rất nhiều hộ gia đình khác đã nhờ cây rau ngót xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu Có thể nói, cây rau ngót không chỉ phục vụ những bữa rau xanh trong mâm cơm hàng ngày của bà con mà còn là cây làm giàu ở xóm Tân Thành và các xóm khác trong xã

Như uậy, phân tích tình huống trên cho thấy rau có nhiêu loại, có nhiều cách trồng khác nhau Việc lựa chọn chính xác loại rau cân trông, phương pháp trông sẽ đem lai cho ban nhiều lợi

ích to lớn Điều biện tự nhiên uà thị trường đóng uứi trò quyết định sự thành bại của mô hình trông rau Sở dĩ xã Tân Thành “đổi đời" nhờ cây rau

ngót uè rau ngót được các thương lái từ Hà Nội uê tim mua Điều đó có nghĩa Tân Thành đã được chọn là 0uựa rau ngót cung cấp cho thị trường Hà Nội Đây là yếu tố khiến xã Tân Thành có thêm động lực đầu tử uào phát triển cây rau ngót

Ý tưởng trên sẽ là một ý tưởng làm giàu để tham khảo chứ không phải một ý tưởng khoa hoc Sự thành bại của ý tưởng nằm ở chỗ nó sẽ áp dụng ra sao uào thực tế chứ không phải nó là ý tưởng như thế nào trên lý thuyết Chúng ta phải nghiên cứu từng hoàn cảnh, điều biện cụ thể mới đưa ra kết luận phải thực hiện nó như thế nào?

Ví dụ 2: Chúng ta tìm hiểu quá trình đánh giá

thị trường và hình thành ý tưởng kinh doanh của

Trang 25

hộ gia đình anh L.T.T xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phế Hồ Chí Minh) Cũng như

nhiều nông dân khác ở huyện Củ Chi, anh T xuất

thân trong một gia đình thuần nông nghèo, đông con Vì kinh tế khó khăn, bốn anh em nhà anh T

chưa có ai học hết trung học cơ sở đã phải theo cha

mẹ lội mương, lội ruộng chăm bón từng gốc lúa

Với mong muốn có thêm khoản tiền chỉ tiêu phụ cha mẹ, ngoài những buổi đầu tắt mặt tối ngoài

đồng, T còn kiêm thêm việc phụ hồ, bốc vác thuê T xem chương trình truyền hình thấy người nước ngoài sử dụng nhiều loại côn trùng như đế, bọ cạp, rết, châu chấu làm thức ăn Trong khi đó, giá của những món ăn này rất cao, chỉ có những người có tiền hay khách du lịch mới

có điều kiện để thưởng thức Ngay lập tức, T nghĩ

"người nước ngồi sử dụng cơn trùng làm thức ăn thì trong tương lai người Việt Nam cũng không ngoại lệ" Bằng quyết tâm học hỏi để nắm bắt kinh nghiệm chăn nuôi côn trùng, T trỏ thành chủ của ba trang trại côn trùng trước sự ngưỡng mộ

của nhiều người

Như uậy, uói tình huống trên, do nắm bắt được

thông tin, dự báo được xu thế nhu cầu thị trường trong tương lai nên T đã hình thành ý tưởng bình doanh thực phẩm côn trùng Và đã chủ động từn hiểu biến thức, bình nghiệm; tiến hành sản xuất khi nhiều người chưa nghĩ tối

Trang 26

2.2 Tìm hiểu hách hàng

Từ các kết quả, thông tin tìm hiểu được ở phần khảo sát thị trường mới chỉ là bắt đầu

hình thành nên ý tưởng kinh doanh Một trong

những công việc tiếp theo cần phải làm là tìm

hiểu khách hàng - Khách hàng la ai?

Khách hàng là những người có nhu cầu về một

loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó chưa được thỏa mãn và có khả năng thanh toán

Có thể nhận thấy một điều rõ ràng rằng nếu

nhà sản xuất nói chung hay nông dân nói riêng thu hút được khách hàng đến mua hàng của mình thì việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi và ngược

lại Đối với khách hàng, cần phải nắm bắt được

đặc điểm tiêu dùng sản phẩm của họ

Như vậy, có thể đúc rút quá trình khảo sát nhu

cầu thị trường cần thu thập những thông tin về khách hàng như sau: + Khách hàng là ai? + Khách hang dang can loại sản phẩm gì? + Khách hàng cần sản phẩm đó với mức độ như thế nào? + Khách hàng thường mua sản phẩm đó ở đâu? + Khách hàng có thể chấp nhận giá là bao

nhiêu đối với sản phẩm nông nghiệp đó

+ Yêu cầu của khách hàng về quy cách chất

lượng ra sao?

Trang 27

+ Thời điểm nào khách hàng quan tâm tới sản phẩm đó?

+ Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc mua sản phẩm

của khách hàng?

+ Nhu câu của khách hàng về sản phẩm đó

trong tương lai tăng lên hay giảm đi? - Khách hàng tiềm năng là ai?

Khách hang tiểm năng là người thật sự cần sản phẩm, muốn sở hữu sản phẩm đó và có khả năng về tài chính để quyết định mua hàng

- Tìm biếm khách hàng tiềm năng ở đâu uà khi nào?

Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở mọi lúc,

mọi nơi, với thái độ chân tình, quan tâm

- Tìm hiểu khách hàng có cần thiết hay không?

Nếu không hiểu rõ về khách hàng sẽ không có

một hoạt động kinh doanh thực sự vì như vậy là chưa hiểu được khách hàng có mong muốn gì, nhu

cầu về sản phẩm đó như thế nào để cung ứng

3.3 Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Hiểu một cách đơn giản, đối thủ cạnh tranh là

những người có cùng một loại sản phẩm hàng hóa,

dịch vụ để trao đổi thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng Một điều chắc chắn rằng, trên thị trường có

nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc sản xuất, kinh

doanh sẽ gặp nhiều khó khăn và ngược lại Do đó,

trong sản xuất nông nghiệp các hộ nông dân cần

Trang 28

tìm hiểu, khảo sát thị trường, khách hàng để đưa ra sản phẩm mới cho thị trường

- Các thông tin cần tìm hiểu uê đối thủ cạnh tranh:

+ Trên thị trường có những nhà sản xuất nào? + Giá bán của đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu? + Quy cách, chất lượng của họ ra sao?

+ Thị trường nào họ đang tập trung phát triển và duy trì?

+ Quy mô sản xuất của họ trong tương lai là thế nào?

+ Khả năng tài chính của họ ra sao?

- Khách hàng của các đối thủ cạnh tranh là ai?

Tìm hiểu về khách hàng của đối thủ cạnh tranh càng nhiều càng tốt, ví dụ:

+ Khách hàng của các đối thủ cạnh tranh là ai và các đặc điểm của họ (trẻ hay già, mức thu nhập )

+ Các khách hàng khác nhau mua những sản phẩm hoặc dịch vụ nào của đối thủ cạnh tranh?

+ Điều gì được khách hàng coi là điểm mạnh và

điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của bạn?

+ Liệu họ có những khách hàng trung thành hay không?

+ Số lượng khách hàng hiện tại của họ có tăng

lên nhiều hay không?

+ Khách hàng của họ có phàn nàn gì không?

- Kế hoạch trong tương lai của các đối thủ cạnh

Trang 29

Có thể sẽ rất khó khăn nếu muốn tìm thông tin về các kế hoạch trong tương lai của đối thủ cạnh

tranh Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thông tin theo cách không chính thức, qua liên lạc với khách hàng của họ, những người cung cấp Thông tin về sự phát triển mới trong công việc kinh doanh hoặc sản phẩm mới mà họ dự định sẽ giới thiệu trong tương lai

3.4 Xác định thuận lợi, khó khăn; cơ hội,

thách thức bhi sản xuất, binh doanh sản phẩm Trước khi biến ý tưởng sản xuất, kinh doanh thành hiện thực, cần xem xét đâu là thuận lợi, điểm mạnh cũng như các yếu điểm cần khắc phục

Do thuận lợi về điều kiện tự nhiên mang lại, người nông dân có thể lựa chọn rất nhiều đối tượng để tiến hành sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, cũng cần xem xét yếu tố thời tiết, khí hậu, địa hình thổ nhưỡng có tiến hành sản xuất được sản phẩm nông nghiệp hay không, bởi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

Các hộ nông dân có thể tham khảo ý kiến

chuyên môn từ trung tâm khuyến nông, phòng nông nghiệp để có sự tư vấn về chuyên môn Bên

cạnh đó, sản xuất nông nghiệp còn phải đối mặt với nhiều tác động của các yếu tố như:

Trang 30

thông tư, nghị định, nghị quyết, chiến lược phát

triển của ngành, địa phương, các dự án nông, lâm nghiệp

+ Nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất nông

nghiệp Các nguồn lực đó bao gồm: vốn, lao động,

kỹ thuật, vật tư, nhiên liệu, hạt giống, con giống Nếu thị trường có khả năng tiêu thụ nhưng nguồn

cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất gặp khó khăn thì người nông dân sẽ khó có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh

+ Các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp: Rủi ro do tự nhiên gây ra như các hiện tượng bão, lũ, hạn hán, động đất, dịch bệnh ; rủi ro do nền kinh tế; rủi ro xã hội; rủi ro khoa học - công nghệ Chúng ta cần phải xác định rõ các khó khăn,

thách thức cũng như cơ hội để chủ động mọi tình

huống khi tiến hành sản xuất, kinh doanh

3 Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh

3.1 Khái niệm uà tai trò của lập bế hoạch sản xuất, binh doanh

- Kế hoạch sản xuất, binh doanh nông nghiệp

Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

của nông hộ được xem như một tiểu dự án bao

gồm những hoạt động, nguồn lực cần thiết và mục

tiêu sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Một kế hoạch sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân tốt là một kế hoạch rõ ràng để đảm

Trang 31

bảo sự thành công của nông hộ trong hiện tại và tương lai

Kế hoạch sản xuất, kinh doanh cần cụ thể cho

từng nông hộ; mô tả chỉ tiết những hoạt động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh và chỉ rõ những kết quả nông hộ sẽ đạt được trong tương lai

của những quyết định trong hiện tại

Một kế hoạch tốt sẽ giúp nông hộ tìm ra con

đường tốt nhất để đạt tới các mục tiêu Việc lập trước kế hoạch giúp nông hộ sử dụng thời gian và các nguồn lực hiệu quả hơn, nắm bắt được những cơ hội kinh doanh và dự đoán trước khó khăn, trỏ

ngại Do vậy, hộ nông dân cần có kế hoạch sản

xuất, kinh doanh để tăng cường tài chính

Ví dụ: Gia đình anh A quyết định lập kế hoạch

sản xuất, kinh doanh mận trên vùng cao Bắc Hà

(Lao Cai) xuat phát từ ý tưởng ngày càng nhiều

người liên hệ với anh ngay từ lúc đầu cây mận mới

ra hoa để đảm bảo lượng hàng Anh A dự định sẽ mỏ rộng sản xuất, trồng nhiều cây mận để kỳ vọng có nhiều quả bán ra thị trường hơn Anh A nên xác định một loạt các vấn đề liên quan tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh mận hay anh A cần lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh mận nhằm mục tiêu bán quả ra thị trường thu được nhiều tiền hơn

- Lập kế hoạch sản xuất, binh doanh

Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh là thuật ngữ

Trang 32

kinh doanh thông qua kế hoạch sản xuất, kinh

doanh Đây chính là những dự định sản xuất được tính toán, cân nhắc một cách thấu đáo và sẽ được thực hiện trong một giai đoạn, thời kỳ hoặc thời gian

nhất định Nó mô tả ý tưởng, mục tiêu, các nguồn lực đầu vào cũng như các kết quả dự kiến của hoạt động sản xuất, kinh doanh có cơ sở

Nếu không có một kế hoạch sản xuất, kinh doanh tốt, cho dù có những ý tưởng vì đại đến mức

nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn

thất bại nặng nề Một kế hoạch sản xuất, kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở

thành hiện thực mà còn giúp duy trì sự tập trung sau khi đã thành công

Một kế hoạch sản xuất, kinh doanh toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bất kỳ đối tượng nào chuẩn bị sản xuất, kinh doanh Có kế

hoạch kinh doanh sẽ giúp công việc sản xuất, kinh

doanh khả thi hơn, rõ ràng hơn Một kế hoạch

kinh doanh tốt cũng cho thấy trước được những rủi ro, thử thách để từ đó xây dựng các giải pháp

nhằm giải quyết hoặc ngăn ngừa ngay từ bước còn

đang trên dự định

- Sự cân thiết phải lập bế hoạch sản xuất,

kủnh doanh

Nhìn chung, kế hoạch sản xuất, kinh doanh là cần thiết bởi một số lý do cơ bản như sau:

Trang 33

+ Để khẳng định ý tưởng kinh doanh lựa chọn ở

trên là xứng đáng thực hiện trước khi dồn công

sức cũng như nguồn lực vào tiến hành sản xuất, kinh doanh

+ Quản lý tốt được các hoạt động theo mục tiêu

đề ra

+ Giúp cho việc phân bổ nguôn lực hợp lý

+ Giúp cho việc giải quyết các tình huống rủi ro

một cách chủ động

Bên cạnh các lý do cơ bản cần phải lập kế

hoạch sản xuất, kinh doanh nói chung đã trình

bày trên thì mỗ 6i nông hộ cũng cần phải lập kế

hoạch sản xuất, kinh doanh của mình:

+ Do các nguồn lực của hộ nông dân luôn hạn

chế, không phải lúc nào cũng sẵn có và các nguồn lực này cần phải được sử dụng một cách tốt nhất

+ Trong quá trình tiến hành sản xuất, hoạt động sản xuất bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố từ bên

ngoài Vì vậy, lập kế hoạch sẽ cho phép nông hộ

tìm được các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu từ các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục và có hiệu quả

+ Kế hoạch sản xuất giúp nông hộ chủ động quản lý tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh

của mình, phát huy hiệu quả những thuận lợi và khắc phục kịp thời những khó khăn

+ Giúp nông hộ quyết định có nên tiến hành

một hoạt động kinh doanh mới (hay việc cải thiện một hoạt động kinh doanh) hay không?

Trang 34

+ Để có kế hoạch đạt được mục tiêu kinh doanh

+ Để tiếp cận được những khoản vay vốn tín dụng, người cho vay vốn cần phải biết doanh thu mà nông hộ có thể có và khả năng chỉ trả vốn vay

+ Kế hoạch sản xuất, kinh doanh là cách thức

mà thông qua đó, các chủ hộ nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu của hộ, từ đó có biện pháp tạo

điều kiện khắc phục các điểm yếu và phát huy các thế mạnh một cách có hiệu quả Kế hoạch sản

xuất có thể giúp chủ hộ nhận ra sự dư thừa hay

thiếu hụt các nguồn lực

Mục tiêu của hộ nông dân là làm sao cho các

hoạt động sản xuất được thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích nhất cho hộ Như vậy, kế

hoạch sản xuất là một bộ phận quan trọng từ đó

các kế hoạch khác của hộ được thiết lập, nhằm hỗ

trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của hộ một cách tốt nhất

Mặc dù độ rủi ro và không chắc chắn cao, song nông dân có thể tăng khả năng thành công bằng

cách lập kế hoạch Việc lập kế hoạch sản xuất,

kinh doanh nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích

trực tiếp cho người nông dân

Ví dụ: Khi lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nông dân có thể trỏ nên chủ động hơn về vốn, lợi dụng những thế mạnh, những cơ hội và chủ động hơn khi đối mặt với những mối đe dọa, khó khăn

Trang 35

Tiến trình lập kế hoạch buộc người nông dân phải xem xét một cách có hệ thống tất cả những

khía cạnh của việc kinh doanh của mình Làm

được điều đó, người nông dân sẽ trỏ nên hiểu biết

hơn về kinh doanh nông nghiệp và môi trường (như môi trường kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên) và họ tiến hành hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn

Quy trình lập kế hoạch cũng giúp người nông dân xác định rõ những mục tiêu Việc hoàn thiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh có thể mất nhiều thời gian nhưng quan trọng nhất là nếu

được thiết kế tốt sẽ đem lại những định hướng tốt

cho việc kinh doanh Vì vậ

có hiệu quả nguồn lực của nông hộ để đạt được nó cho phép sử dụng

những mục tiêu đã đề ra cũng như tránh các rủi

ro, đáng tiếc có thể xảy ra

3.2 Nội dung bếhoạch sản xuất, binh doanh

Một kế hoạch sản xuất, kinh doanh nói chung

bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Ý tưởng sản xuất, kinh doanh

- Đặt ra mục tiêu sản xuất, kinh doanh và

những thành quả cần đạt được

- Nghiên cứu và phân tích thị trường

- Phân tích lợi thế, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc sản xuất, kinh doanh

- Xác định các đầu vào cần sử dụng

Trang 36

- Kế hoạch sử dụng, huy động các đầu vào Đối với hộ nông dân do có điều kiện khác nhau về nguồn lực và mục tiêu khác nhau sẽ có kế hoạch

sản xuất, kinh doanh khác nhau Tuy nhiên, hộ nông

dân thường có kế hoạch sản xuất, kinh doanh

ngành trồng trọt (lúa, ngô, khoai, cà phê, cao )

và kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngành nghề

su ), kế hoạch chăn nuôi (lợn, trâu, bò, gà, e:

dịch vụ (xay xát, chế biến nông sản phẩm, sản

xuất nông cụ)

Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau, nội dung cụ thể của kế hoạch cũng khác nhau

Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, các mô hình kinh tế năng động

như kinh tế trang trại, gia trại ngày càng xuất

hiện nhiều, làm thay đổi diện mạo kinh tế nông

nghiệp nông thôn, các chủ hộ năng động tìm đầu ra cho nông sản để có thu nhập cao hơn, sử dụng

có hiệu quả tiểm năng đất đai, lao động và nguồn vốn, tạo ra sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở

khu vực nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình

phát triển, hộ nông dân còn hạn chế về phương pháp tiếp cận khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thị

trường: thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá

nông sản xuống thấp hoặc khi tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, dẫn đến hiệu quả sản xuất,

Trang 37

kinh doanh không đạt được như mong muốn

Một trong số các nguyên nhân là do các hộ sản

xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của

việc lập kế hoạch khi tiến hành sản xuất, kinh doanh Công tác lập kế hoạch bao gồm hệ thống các bước cần thực hiện nhằm hướng tới việc sản

xuất, kinh doanh có lãi, tăng thu nhập kinh tế

hộ Để công tác lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh của hộ sản xuất đạt hiệu quả cần phải

căn cứ vào nguồn vốn, kỹ thuật, nhân lực, t

trường, chính sách Tóm lại, có thể nói một kế hoạch sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân bao gồm một số nội dung chính sau:

- Mục tiêu: Đây là mục tiêu cần đạt của hộ khi tiến hành sản xuất kinh doanh

- Kỳ kế hoạch: Thời gian bắt đầu sản xuất và thời gian kết thúc sản xuất sản phẩm kế hoạch

- Huy động các yếu tố đầu vào: giống, phân bón,

thuốc phòng trừ dịch bệnh, các biện pháp canh tác

thời gian và nhà cung cấp đầu vào - Phân công công việc: Ai làm gì ở từng khâu

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm thế

nào để thực hiện tốt khâu được phân công trong

hoạt động sản xuất đó

- Hạch toán kinh tế: Xác định sản lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, giá cả các yếu tố đầu vào,

tính toán chỉ phí, doanh thu hoặc giá trị sản xuất, 1ãU1ỗ

Trang 38

- Xác định thị trường tiêu thụ: Kế hoạch sản

xuất, kinh doanh của nông hộ cần xác định rõ thời gian và sản lượng nông sản thu hoạch, cũng như cách thức tiêu thụ các sản phẩm đó (bán cho ai,

cách thức bán, giá cả dự kiến)

- Giải pháp bổ sung và huy động các nguồn lực, cách thức, hình thức huy động: Nguồn lực tài chính của nông hộ là có hạn và dòng tiền thu chỉ của hộ

biến động, không đồng đều trong năm do sản xuất

nông nghiệp mang tính thời vụ cao Trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông hộ cần xác định rõ dòng tién (thu va chi) các tháng trong năm, thực hiện

cân đối thu chỉ và có giải pháp thích hợp

- Những cơ hội, rủi ro và các biện pháp khắc phục: Nông hộ cần dự đoán những rủi ro mà họ có

thể gặp phải trong vụ sản xuất tới và trong năm

tới Các rủi ro này có thể bao gồm dịch bệnh, hạn

hán, lũ lụt, giá sản phẩm đầu ra thấp, không huy động được vốn kịp thời cho sản xuất, kinh doanh Những biện pháp để quản lý các rủi ro đó cần được dự tính trước và cần thể hiện trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh của hộ

3.3 Những căn cứ để tiến hành lập kế

hoạch sản xuất, bình doanh

- Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh trước hết dựa vào ý tưởng sản xuất, kinh doanh của nông hộ Muốn kinh doanh có hiệu quả trước hết

Trang 39

phải có ý tưởng kinh doanh tốt, nghĩa là phải có

cơ hội kinh doanh và phải có kỹ năng cũng như nguồn lực để tận dụng cơ hội đó Những ý tưởng sản xuất, kinh doanh của nông hộ được hình thành từ việc nông hộ đánh giá nhu cầu thị

trường cũng như tiểm năng sản xuất của bản

thân nông hộ Do đó, các nông hộ cần có thông tin

tốt về thị trường sản phẩm hàng hóa dự định sẽ tiến hành sản xuất, kinh doanh Hay nói cách

khác, nông hộ cần thu thdp théng tin lién quan đến lĩnh uực hoạt động sản xuất, bình doanh: Các hộ nông dân có thể thu thập, tìm hiểu những thông tin này thông qua nhiều nguồn, kênh thông tin khác nhau như thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình; các chuyên mục chuyên

để về nông nghiệp, nông thôn; qua sách, báo;

Internet; tham quan thực tế các mô hình hay, điển hình tốt trong và ngoài tinh

Ví dụ: Ơng B nghe thơng tin về nhu cầu sản

phẩm rau ngót rất lớn ở Hà Nội Ông nhận thấy

rằng, điều kiện thời tiết khí hậu tại địa phương

gieo trồng cây rau ngót Đặc biệt, chỗ ông chỉ cách Hà Nội 50 km đường bộ Ông

tham khảo nhiều nơi và xuống tận Hà Nội để xem mình rất tốt cho việ

giá cả giao bán như thế nào Mặt khác, sản xuất cây rau ngót không cần nhiều vốn nên ông sẽ sản

xuất cây rau ngót để bán cho thị trường Hà Nội

Như vậy, ý tưởng sản xuất, kinh doanh của ông A

Trang 40

chính là: Sản xuất, kinh doanh rau ngót cho thị

trường Hà Nội Đây chính là vấn đề xuyên suốt trong quá trình lập kế hoạch Từ ý tưởng này, ông

A cần đưa ra một loạt hành động như:

- Ông A sẽ sản xuất cây rau ngót như thế nào?

- Giá bán bao nhiêu là phù hợp, cơ sở nào đưa ra giá đó?

- Sản phẩm của ông sẽ được ông bán lẻ hay bán

theo phương thức giao hàng cho các đầu mối, các

cd Sở, ”

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tế quyết định đến phương thức sản xuất, kinh doanh cũng như các kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngắn

và dài hạn của nông hộ Điều này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc chặt chẽ

vào điều kiện tự nhiên Nông hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở địa phương có điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau nên phải bế trí các loại

cây con phù hợp tương ứng theo nguyên tắc: “Đất nào, cây nấy” và “Mùa nào cây nấy”

Ví dụ: Đất ở khu vực miền núi phía Bắc, chủ

yéu là các loại đất đỏ Eeralit đỏ vàng nên thích hợp cho cây chè Do đó, người dân 6 day trồng

nhiều chè, đặc biệt là ở các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái,

Sơn La Trong điều kiện mùa đông, khí hậu đặc trưng ôn đới, các hộ nông dân lựa chọn các loại cây rau màu xứ lạnh như: bắp cải, xà lách, su hào, súp 1ơ để gieo trồng

Ngày đăng: 19/04/2022, 09:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN