1.2 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chínhThực tế cho thấy, việc xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thời gian qua không dễ dàng, có thể là do hoạt động quản lý hành chính nhà nước hết sức đa dạng kéo theo sự đa dạng của các loại quyết định hành chính, hoặc do nhận thức và quy định của pháp luật hiện hành về quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện có vai trò hết sức quan trọng trong việc khởi kiện 1 vụ án hành chính.Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010, quy định những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án như sau:“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.Về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, hiện đang có một số quan điểm như sau:Quan điểm thứ nhất: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm quyết định hành chính được cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành trong quá trình giải quyết, xử lý việc cụ thể thuộc thẩm quyền, và các quyết định giải quyết khiếu nại. Quan điểm này căn cứ vào quy định mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2010: Công dân, cơ quan, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện ra Toà án ngay mà không nhất thiết phải qua thủ tục khiếu nại rồi mới được khởi kiện; quyết định giải quyết khiếu nại cũng là quyết định hành chính; do đó, quyết định giải quyết khiếu nại cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Đây là vấn đề mới, vì theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi bổ sung 1998, 2006), quyết định giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ là điều kiện để khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính ra Toà án.Quan điểm thứ hai: Chỉ có quyết định hành chính lần đầu mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính còn quyết định giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Loại ý kiến này cho rằng: nếu được quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại thì thực chất tòa án phải xem xét và phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu bị khiếu nại trước, sau đó xem xét, quyết định về tính hợp pháp của các quyết định giải quyết khiếu nại. Điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 163 của Luật tố tụng hành chính năm 2010 là khi giải quyết vụ án hành chính, “hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan”.Cũng theo loại ý kiến này trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại cấp trên tự sửa đổi nội dung của quyết định hành chính được ban hành bởi cơ quan cấp dưới (tức là quyết định đó không đúng với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo về nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại lần hai), phải coi quyết định của cơ quan cấp trên là quyết định hành chính mớiquyết định này cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.Quan điểm thứ ba: Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), cụ thể gồm: Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong quản lý hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại – quyết định này có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình.Quan điểm thứ ba có tính thuyết phục và phù hợp vì: Hình thức cơ bản của quản lý hành chính nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh của các cơ quan dân cử và các văn bản pháp luật khác để thực hiện chức năng chấp hành và điều hành các quan hệ trong đời sống xã hội. Một hình thức khác vừa cơ bản, vừa được thực hiện thường xuyên và thể hiện rõ nhất chức năng quản lý hành chính là việc cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành văn bản áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật văn bản cá biệt dưới dạng các quyết định hành chính. Các quyết định này trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của các đối tượng có liên quan, đến các công dân, cơ quan tổ chức. Vì vậy, đây là căn cứ làm phát sinh các khiếu kiện hành chính.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
~~
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
ĐỀ TÀI: KHỞI KIỆN TRONG VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH
Trang 2Mục lục Chương 1 Khái quát về khởi kiện vụ án hành chính
1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
1.2 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
1.3 Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
1.4 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
1.5 Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính
Chương 2 Thực trạng và một số kiến nghị về khởi kiện vụ án hành chính
2.1 Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính
2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính 2.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong khởi kiện vụ án hành chính
2.2 Một số kiến nghị về khởi kiện vụ án hành chính
2.2.1 Kiến nghị về quy định của pháp luật khởi kiện vụ án hành chính 2.2.2 Kiến nghị thực tiễn khởi kiện vụ án hành chính
Trang 3Chương I: KHÁI QUÁT VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa
án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyết định hành chính, hành vi hành chính
mà họ không đồng ý với quyết định, hành vi đó
- Quyết định hành chính: "Quyết định hành chính" được hiểu là văn bản do cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Quyết định hành chính không thể khởi kiện bao gồm quyết định hành chính thuộc phạm vi
bí mật nhà nước (theo danh mục do Chính phủ quy định) và quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, nghĩa là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó
(Điều 28).
-Hành vi hành chính: "Hành vi hành chính" đối tượng của việc khởi kiện hành chính là
hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Tương tự như quyết định hành chính, hành vi hành chính không thể khởi kiện bao gồm hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước (theo danh mục do Chính phủ quy
định) và các hành vi hành chính mang tính nội bộ (Điều 28).
1.2 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Thực tế cho thấy, việc xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thời gian qua không
dễ dàng, có thể là do hoạt động quản lý hành chính nhà nước hết sức đa dạng kéo theo sự
đa dạng của các loại quyết định hành chính, hoặc do nhận thức và quy định của pháp luật hiện hành về quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính chưa có sự thống nhất Tuy nhiên, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện có vai trò hết sức quan trọng trong việc khởi kiện 1 vụ án hành chính
Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010, quy định những khiếu kiện thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án như sau:
“1 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2 Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trang 43 Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
4 Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.
Về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, hiện đang có một số quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm quyết định hành
chính được cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành trong quá trình giải quyết, xử lý việc cụ thể thuộc thẩm quyền, và các quyết định giải quyết khiếu nại Quan điểm này căn cứ vào quy định mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2010: Công dân, cơ quan, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện ra Toà án ngay mà không nhất thiết phải qua thủ tục khiếu nại rồi mới được khởi kiện; quyết định giải quyết khiếu nại cũng là quyết định hành chính; do đó, quyết định giải quyết khiếu nại cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Đây là vấn đề mới, vì theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi bổ sung 1998, 2006), quyết định giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ là điều kiện để khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính ra Toà án
Quan điểm thứ hai: Chỉ có quyết định hành chính lần đầu mới là đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính còn quyết định giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính Loại ý kiến này cho rằng: nếu được quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại thì thực chất tòa án phải xem xét và phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu bị khiếu nại trước, sau đó xem xét, quyết định về tính hợp pháp của các quyết định giải quyết khiếu nại Điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 163 của Luật tố tụng hành chính năm 2010 là khi giải quyết vụ án hành
chính, “hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan”.
Cũng theo loại ý kiến này trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại cấp trên tự sửa đổi nội dung của quyết định hành chính được ban hành bởi cơ quan cấp dưới (tức là quyết định
đó không đúng với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo về nội dung của quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai), phải coi quyết định của cơ quan cấp trên là quyết định hành
chính mới-quyết định này cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Quan điểm thứ ba: Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án
giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong
Trang 5việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), cụ thể gồm:
- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong quản lý hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án;
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại – quyết định này có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình
Quan điểm thứ ba có tính thuyết phục và phù hợp vì:
- Hình thức cơ bản của quản lý hành chính nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh của các cơ quan dân cử và các văn bản pháp luật khác để thực hiện chức năng chấp hành và điều hành các quan hệ trong đời sống
xã hội
- Một hình thức khác vừa cơ bản, vừa được thực hiện thường xuyên và thể hiện rõ nhất chức năng quản lý hành chính là việc cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành văn bản áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật - văn bản cá biệt dưới dạng các quyết định hành chính Các quyết định này trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của các đối tượng có liên quan, đến các công dân, cơ quan tổ chức Vì vậy, đây là căn cứ làm phát sinh các khiếu kiện hành chính
- Ngoài hình thức nêu trên, một hình thức quản lý hành chính thường xuyên phát sinh là hành vi hành chính Cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện các hành vi này trên cơ sở các quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở của các quyết định hành chính Việc thực hiện hành vi hành chính cũng có thể sẽ làm phát sinh các khiếu nại hành chính
Tuy nhiên, khi xác định quyết định giải quyết khiếu nại là đối tượng khởi kiện cơ quan có
thẩm quyền cần hướng dẫn không phải tất cả các “quyết định giải quyết khiếu nại” là đối tượng khởi kiện, mà chỉ có: “Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại
và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình” mới là đối tượng khởi kiện.
Quan điểm trên được đưa ra vì“quyết định giải quyết khiếu nại” được ban hành theo quy
định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì chỉ xem xét tính đúng sai của nội dung khiếu nại chứ làm thay đổi nội dung của quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại, do đó nếu coi tất
cả“quyết định giải quyết khiếu nại” đều là đối tượng khởi kiện và người khởi kiện chỉ
Trang 6khởi kiện đối với “quyết định giải quyết khiếu nại” thì Tòa án không thể chỉ phán xét về tính hợp pháp của “quyết định giải quyết khiếu nại”mà không xem xét đến quyết định,
hành vi hành chính bị khiếu nại Suy cho cùng trong trường hợp này, thực chất là Tòa án phải xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại Mặt khác, việc xác
định đối tượng khởi kiện là tất cả “quyết định giải quyết khiếu nại”sẽ dẫn đến tình trạng
phát sinh nhiều nội dung khiếu kiện đối với cùng một vụ việc, gây khó khăn trong việc
xác định tư cách người bị kiện Vì lẽ đó, những “quyết định giải quyết khiếu nại” theo
nghĩa là quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại hoặc kết quả của việc giải quyết khiếu nại mà không có nội dung sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn
bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính thì không xác định là đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính
1.3 Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
Chủ thế khởi kiện trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện và người bị kiện, trong đó:
-Người khởi kiện : Điều 50
Khái niệm: Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri
( Khoản 6, Điều 3)
Từ khái niệm trên:Ta thấy người khởi kiện có thể là cá nhân, cơ qua, tổ chức.Người khởi kiện là người bị xâm hại bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Quyền và nghĩa vụ người khởi kiện : Điều 50 Luật TTHC
Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 49 của luật này.
Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn
Như vậy, người bị kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính có thể là cá nhân,
cơ quan hoặc tổ chức
-Người bị kiện :
Khái niệm: Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện
Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện : ( Điều 51)
Các quyền và nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điêu 49 của Luật này, được Tòa án
thông báo về việc bị kiện
Trang 7Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện
Ví dụ: Ông T là chuyên viên phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước Sơn, bị chủ tịch UBND huyện ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc vì không đủ uy tín
để đảm bảo nhiệm vụ Sau khi ông T khiếu nại chủ tịch UBND huyện đã giữ nguyên quyết định ban đầu, không đồng ý Ông T khởi kiện ra Tòa Vậy người khởi kiện là cá nhân ông T, là người trực tiếp bị xâm hại bởi QĐKLBTV Chỉ ông T mới kiện được, bà B
là vợ ông T cũng không kiện được bởi vợ ông T không phải là người bị xâm hại bởi QĐ trên
Người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn nếu ông là người ký quyết định Trong quá trình xét xử thẩm phán sẽ là người xác định tư cách của những người tham gia
tố tụng : xác định người bị kiện và người khởi kiện
1.4 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
- Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó đang bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều kiện khởi kiện : đủ 4 điều kiện :
Chủ thể :
Phải có quyền khởi kiện : phải là người bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính Phải có năng lực chủ thể, năng lực hành vi Tố tụng hành chính, nếu không có phải thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khởi kiện
Đối tượng khởi kiện :
Đối với Quyết định hành chính, Hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cá nhân, cơ quan tổ chức được khởi kiện khi không đồng ý với quyết định hành vi đó hoặcđã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh : cá nhân , cơ quan tố chức được khởi kiện trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó
+ Danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử hội đồng nhân dân cá nhân được quyền khởi kiện trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quýêt khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại
Trang 8 Thời hiệu khởi kiện : Khỏan 1 Điều 104
Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Thời hiệu khởi kiện : 1 năm
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc thời hiệu khởi kiện là 1 năm tính kể từ ngày nhận được hoặc biết được có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định bị kỷ luật buộc thôi việc
Ví dụ :
Ngày 11/05/2011 hộ gia đình ông A bị UBND Quận 9 ra QĐ số 120/QĐ-UBND về việc bồi thường 2000m2 đất bị thu hồi là 35 triệu đồng, ông A nhận được quyết định vào ngày 30/05/2011 Hộ gia đình ông A không đồng ý, khởi kiện Ngày khởi kiện là từ ngày 30/05/2011à 30/05/2012
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh : Thời hiệu là 30 ngày
Ví dụ : công ty TNHH A bị Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh xử phạt 700.000.000 đồng
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không đồng ý , công ty A khiếu nại lên Bộ
trưởng Bộ Công thương Ngày 08/3/2011 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định giữ nguyên quyết định ban đầu của Cục trưởng CQLCT Không đồng ý, công ty A khởi kiện Thời hiệu khởi kiện là từ ngày 08/03/2011 à07/04/2011
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân : 5 ngày trước ngày bầu cử
Ví dụ : A không thấy tên mình trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
đã khiếu nại lên UBND phường X quận Y ( nơi lập danh sách cử tri)
Ngày 10/05/2011UBND phường X ra quyết định bác đơn yêu cầu của Ông A Biết ngày bầu cử là 22/05/2011
Ông A được quyền khởi kiện từ ngày 10/05/2011à hết ngày 17/05/2011
Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Ví dụ : Ông H và bà C có 1 căn nhà đã có giấy tờ hợp pháp Năm 2006, ông A bán ½ căn nhà cho bà K, được UBND Phường và Quận xác nhận Đến 3/2008 ông bà A bán tiếp ½ căn nhà cho ông C thì được cơ quan chức năng cho biết tòan bộ căn nhà trên đã được UBND tỉnh cấp cho bà K bằng QĐ số 195/QD-UBND Ông A khởi kiện ra Tòa án sơ thẩm Tòa án sơ thẩm hủy QĐ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất trên của UBND tỉnh Căn cứ vào bản án trên UBND tỉnh ra QĐ 110/QĐ-UBND thu hồi QĐ 195/QĐ-UBND được ban hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lựccủa pháp luật Vậy bà K không thể khởi kiện được Hình thức khởi kiện: Khoản 1 điều 105
1.5 Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính
Trang 9Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
+ Đơn khởi kiện;
+ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
+ Bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại ( nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyện, lợi ích hợp pháp của mình;
+ Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại ( nếu có) và bản sao các văn bản tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính;
+ Đối với việc khiếu nại Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ - công chức bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó;
+ Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);
+ Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);
+ Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện
Trình tự thực hiện:
+ Thụ lý vụ án: Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án giải quyết vụ án; trường hợp Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án không thể tiếp tục giải quyết vụ án hoặc thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán khác giải quyết vụ án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án
và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có)
+ Chuẩn bị xét xử:
Trang 10Điều 117 Luật Tố tụng hành chính quy định:
“1 Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:
a) 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản
2 Điều 104 của Luật này;
b) 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản
2 Điều 104 của Luật này.
c) Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”