1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT số bài tập QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế

13 855 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 299,5 KB

Nội dung

Bài làm Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế: Quản trị kinh doanh Quốc tế là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu đề

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Họ và tên: Phan Thị Tuyết

Lớp : ĐHQT3A3HN

Câu 1: Trình bày khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế, so sánh sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước thông qua những ví dụ cụ thể Trên cơ sở

sự so sánh này, hãy phác thảo chân dung một nhà quản trị kinh doanh quốc tế trong điều kiện hiện nay

Bài làm

Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế: Quản trị kinh doanh Quốc tế là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực đang có và sẽ có

So sánh sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước

* Chủ thể tham gia kinh doanh:

- Kinh doanh quốc tế : hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, các quốc gia với nhau

- Kinh doanh trong nước : hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia, giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó

Ví dụ cụ thể:

- Kinh doanh quốc tế : Việt Nam xuất khẩu gạo sang Phillipines, Malaysia,

Singapore, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc…

 Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản

 Việt Nam nhập khẩu nhiều thiết bị máy móc từ Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Trang 2

 Chủ thể kinh doanh là Việt Nam, Philippines, Malayxia, Singapore, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản…

- Kinh doanh trong nước : Nhiều mặt hàng được sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết yếu phục vụ chính nhu cầu của người dân trong nước như: mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng,…

 Chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước

* Không gian kinh doanh: kinh doanh quốc tế có không gian rộng, tạo ra sự khác biệt về khí hậu, thời tiết giữa các quốc gia cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí vận chuyển lớn hơn…

Ví dụ cụ thể : Việt Nam xuất khẩu cà phê sang nhiều nước khác nhau như Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản…Khí hậu Việt Nam khác với khí hậu các nước này,

vì vậy mà việc bảo quản, vận chuyển cần phải rất cẩn thận nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

* Sự khác biệt về quy định

- Kinh doanh trong nước sử dụng luật, những quy định trong nước

- Kinh doanh quốc tế sử dụng thông lệnh quốc tế hoặc do 2 bên quyết định sử dụng luật của nước nào

Ví dụ cụ thể: Việt Nam xuất khẩu cà phê luật áp dụng là luật thương mại Việt Nam

và Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế

* Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng phạm vi thị trường Điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước

Chân dung của một nhà quản trị kinh doanh quốc tế hiện nay

Một nhà quản trị kinh doanh quốc tế hiện nay không chỉ phải đáp ứng tốt những yêu cầu mà một nhà kinh doanh trong nước phải có Mà bên cạnh đó, cần có thêm những yếu tố sau:

Trang 3

- Một nhà quản trị kinh doanh quốc tế phải năng lực tốt, kỹ năng giao tiếp với khách hàng nhất là những khách hàng nước ngoài

- Kĩ năng quản lý có thể coi là quan trọng nhất đối với một nhà quản trị Kĩ năng quản lý bao gồm quản lý công việc chung của doanh nghiệp và công việc riêng của

cá nhân Quản lý công việc của doanh nghiệp không đơn thuần là giám sát nhân viên cấp dưới mà đòi hỏi nhà quản trị phải có đầu óc, tầm nhìn hoạch định chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu như hiện nay Phải luôn đặt ra câu hỏi “Thị trường trong 5 năm, 10 năm, 15 năm tới như thế nào?, Doanh nghiệp

sẽ ở đâu trên thị trường đó?” Nhà quản trị không chỉ là người có khả năng xây dựng

kế hoạch mà còn phải có trách nhiệm giám sát, theo dõi, thực hiện, hoàn thành kế hoạch đó

- Có kĩ năng ứng xử và giao tiếp Kĩ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt, kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản trị kinh doanh Đối với quản trị kinh doanh quốc tế thì kĩ năng này lại rất quan trọng Mục tiêu của kĩ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị

và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng

- Để có thể làm tốt kĩ năng giao tiếp thì đối với nhà quản trị kinh doanh quốc tế cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ tốt Ngoại ngữ được coi là công cụ không thể thiếu, nó là cầu nối giữa các nhà quản trị với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, với kho kiến thức đồ sộ của thế giới Có ngoại ngữ tốt, nhà quản trị sẽ không chỉ giao tiếp tốt hơn mà còn có điều kiện tiếp cận với nguồn kiến thức chuyên môn của các nước khác trên thế giới

- Kiến thức chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp và kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp

lý, kinh tế, chính trị quốc tế và xu hướng phát triển chủ đạo Phải luôn cập nhật và chủ động tích lũy kiến thức

Trang 4

- Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả Nhà quản trị phải biết nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân và xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất Nhà quản trị phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp

- Ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm cũng là điều không thể thiếu Trong môi trường kinh doanh quốc tế, có rất nhiều rủi ro, cơ hội cũng như thách thức Nhà quản trị phải có nghị lực và lòng kiên nhẫn để có thể vượt qua những thử thách trong môi trường khốc liệt này

- Bên cạnh những tiêu chuẩn trên thì còn có yêu cầu về sức khỏe, kinh nghiệm, biết tuyển dụng nhân tài

Câu 2: Trình bày vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế đối với các chủ thể của Việt Nam (chú ý đến tình hình thời sự liên quan đến vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế trong thời gian gần đây)

Bài làm:

Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với các chủ thể của Việt Nam

Lấy ví dụ về Công ty Cổ phần Docimexco

- Công ty Cổ phần Docimexco là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu gạo, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến đông lạnh và nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp, kinh doanh bất động sản

- Công ty Cổ phần Docimexco là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu gạo, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến đông lạnh và nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp, kinh doanh bất động sản

- Thị trường xuất khẩu chính của Công ty cổ phần Docimexco đều là các thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng hàng nhập khẩu như: EU, Mỹ,

Trang 5

Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với Docimexco nói riêng và các chủ thể hoạt động kinh doanh quốc tế Việt Nam

* Hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại cho Docimexco nguồn doanh thu lớn, tăng ngoại tệ

Bảng doanh thu năm 2010, 2011, quí 1/2012

Doanh thu bán hàng 1.841.487.299.996 2.787.533.501.987 355.530.226.492 Doanh thu xuất khẩu 1.107.686.557.078 1.810.829.684.844 209.228.017.909

Dựa vào bảng trên ta thấy doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng doanh thu bán hàng của Docimexco, hoạt động kinh doanh quốc tế là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp

* Bước vào thời kỳ hội nhập, Công ty cổ phần Docimexco không ngừng nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược đề ra, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, góp phần phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương Docimexco từng bước đổi mới và

mở rộng lĩnh vực sản xuất vật tư nông nghiệp, kinh doanh sang nuôi trồng thủy sản, đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp,

- Thủy sản: mở rộng phân xưởng hiện tại, tiếp tục đầu tư xây dựng mới phân xưởng sản xuất với công suất 15.000 tấn/năm Phát triển thêm một số thị trường mới như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,

- Gạo: đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến (công suất 8 - 10 nghìn tấn) và kho chứa (10 nghìn tấn) tại huyện Thanh Bình hoặc Khu công nghiệp Sông Hậu

- Phân bón: tích cực khai thác nguồn hàng trong nước, làm đại lý hay nhà phân phối của những hãng lớn, thiết lập mạng lưới phân phối với những phương thức mua bán mới phù hợp với sự thay đổi tình hình Xây dựng kho chứa 6.000 tấn ở cửa khẩu

Trang 6

Dinh Bà để bán sang biên giới và chứa lúa, mua nông sản nhập khẩu từ

Camphuchia

 Docimexco khi tham gia vào thị trường thế giới đã mở rộng quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế

* Mặc dù nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm sản xuất và xuất khẩu lúa gạo lớn của cả nước, nhưng trong những năm trước đây, Công ty cổ phần Docimexco chỉ xuất khẩu gạo theo đơn hàng nhỏ, chưa ký được hợp đồng lớn có yêu cầu

nghiêm ngặt về số lượng, chủng loại và thời gian giao nhận Nhận thức rõ điều đó,

từ năm 2000, Công ty cổ phần Docimexco đã chủ động nâng cấp, đổi mới thiết bị và hội đủ điều kiện cần thiết để tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng cung cấp gạo lớn

- Công ty cổ phần Docimexco đã đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng mới dây chuyền xay xát, lau bóng gạo với công suất thiết kế 50 nghìn tấn/năm tại Xí nghiệp Chế biến và Kinh doanh Lương thực số III, nâng tổng công suất của ba nhà máy chế biến lên trên 120 nghìn tấn/năm

- Công ty đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi, nâng sức chứa và khả năng bảo quản để chủ động nguồn hàng cung cấp cho đối tác trong cả năm

- Nhằm khép kín quy trình sản xuất, Công ty đã xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn

bó với các đơn vị kinh doanh gạo, sản xuất bao của Công ty cổ phần bì và vận tải

 Hoạt động kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế, sự trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tạo cầu nối giữa nền kinh

tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia

Trang 7

 Mở rộng kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và chuyển giao công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại

cơ cấu kinh tế theo khuynh hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tạo cơ hội cho phân phối nguồn lực trong nước và thu hút cac nguồn lực bên ngoài vào việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả

 Nhờ có hoạt động kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp thu kiến thức Marketing, mở rộng thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế, tăng tính cạnh tranh sản phẩm

 Thị trường nước ngoài có thể cung cấp cho thị trường nội địa những yếu tố của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm, đảm bảo hàng hóa đứng vững trên thị trường nước ngoài

Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế trong thời gian gần đây

- Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với mức kỷ lục đã đạt được trong năm 2010, vượt xa so với mức kế hoạch đề ra (80

tỷ USD) Mức tăng tuyệt đối của năm nay so với năm trước lên đến gần 24 tỷ USD, cũng là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay

- Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ước cả năm sẽ vượt qua mốc 1.083 USD, cao hơn nhiều so với mức kỷ lục 831 USD đã đạt được vào năm 2010

- tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc 80%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ kỷ lục đã đạt được vào năm trước (70,9%)

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 33% Tốc độ tăng này có ý nghĩa quan trọng xét về 4 mặt: cao nhất tính từ năm 1997 đến nay; cao nhất so với tốc độ tăng của các ngành, lĩnh vực khác; cao gấp trên 3 lần tốc độ tăng theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra (10%); hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu/ tốc độ tăng GDP lên đến 5,5 lần- cao nhất

từ trước tới nay Xuất khẩu đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế

Trang 8

- Tăng trưởng của xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu Có một số mặt hàng có kim ngạch tăng với tốc độ cao hơn tốc độ chung, như hạt tiêu, sắn và sản phẩm sắn, sắt thép, xăng dầu, phương tiện vận tải và phụ tùng, cà phê, dầu thô, sản xuất hóa chất, cao su, Trong đó có 21 mặt hàng tăng trên 100 triệu USD, có

18 mặt hàng tăng trên 200 triệu USD, có 16 mặt hàng tăng trên 300 triệu USD, có

14 mặt hàng tăng trên 400 triệu USD, có 11 mặt hàng tăng trên 500 triệu USD

- Tăng trưởng xuất khẩu, một phần nhờ lượng tăng, một phần lớn nhờ giá tăng, trong

đó giá tăng (tính được đơn giá) và đóng góp lớn vào mức tăng chung có: dầu thô, tiếp đến là cà phê, cao su, xăng dầu, hạt điều, gạo, hạt tiêu, than đá, sắt thép, sắn và sản phẩm sắn,

- Do tốc độ tăng so với năm trước của tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn của tổng kim ngạch nhập khẩu (33% so với 25%), nên nhập siêu đã giảm cả về kim ngạch,

cả về tỷ lệ nhập siêu so với năm trước Về kim ngạch tuyệt đối còn 10 tỷ USD so với 12,6 tỷ USD Tỷ lệ nhập siêu còn 10,4% so với 17,5%

Câu 3: Trình bày cơ sở của hoạt động kinh doanh quốc tế Nếu là nhà hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới thì bạn sẽ quan tâm tới những lĩnh vực hay mặt hàng gì? Hãy giải thích thông qua những ví dụ thực tế trong các năm vừa qua

Bài làm

a Cơ sở của hoạt động kinh doanh quốc tế:

* Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh

Việc vươn ra thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi thiêu thụ hàng hóa có tác dụng giúp cho doanh nghiệp mở rộng khối lượng cung ứng hoặc tiêu thụ, từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn Vì vậy, việc mở rộng cung ứng hoặc tiêu thụ là một cơ sở chủ yếu đới với một doanh nghiệp khi tham gia thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế

Trang 9

Mặt khác, khi đứng trước một thị trường nội địa đã bão hòa, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bắt đầu tìm kiếm các thị trường nước ngoài Tuy nhiên, khi mở ra những thị trường mới, các tổ chức kinh doanh quốc tế lại chịu áp lực phải tăng doanh số bán

và lợi nhuận cho tổ chức Họ thấy rằng sự gia tăng thu nhập quốc dân đầu người và sự tăng trưởng dân số của các quốc gia đã tạo ra những thị trường đầy hứa hẹn cho hoạt động của họ

* Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài

Trong nước các nguồn lực tiềm năng sẵn có chỉ có giới hạn Do vậy, để có thêm nguồn lực mới, buộc các doanh nghiệp phải vươn tới các nguồn lực ở bên ngoài như công nhân dồi dào và giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng, nguyên vật liệu phong phú…Đây là nguồn lợi lớn mà các doanh nghiệp đang hướng tới nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, ngày nay nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối cố gắng tieesnhafnh sản xuất hay lắp ráp sản phẩm ngay ở ngước ngoài và tiêu thụ ngay tại chỗ

* Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong khuôn khổ quốc gia Đa dạng hóa các hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài cho phép doanh nghiệp khắc phục những rủi ro trong kinh doanh

* Bảo vệ thị trường : việc tìm kiếm thị trường và ổn định thị trường là cả một quá trình dài để gặt hái được những lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy, việc bảo vệ thị trường là rất cần thiết, không chỉ bảo vệ mà cần phải mở rộng thị trường để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 10

Nếu là nhà hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới thì mặt hàng được quan tâm đến là xuất khẩu gạo

- Gạo là loại lương thực thiết yếu đối với nhiều quốc gia, vì vậy tiềm năng cho xuất khẩu gạo là rất lớn

- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4/2012, lượng gạo xuất khẩu đạt 872 nghìn tấn và trị giá đạt 380 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và tăng 32% về trị giá so với tháng trước Tính đến hết 4 tháng/2012, tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 2,2 triệu tấn, trị giá đạt 1,03 tỷ USD, giảm 19,2% về lượng và giảm 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011

Trong 4 tháng đầu năm nay, gạo của Việt Nam xuất sang các châu lục đều giảm nhưng lại tăng đột biến sang thị trường Trung Quốc Đặc biệt, trong tháng 4/2012 xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 393 nghìn tấn, tiếp tục tăng mạnh so với các tháng trước đó Tính đến hết tháng 4/2012 tổng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt

680 nghìn tấn,tăng gấp hơn 4,4 lần và chiếm 31% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước Tiếp theo là sang Malaixia: 258 nghìn tấn, tăng 26,9%; sang Inđônêxia: 255 nghìn tấn, giảm 62,5%; sang Bờ Biển Ngà: 116 nghìn tấn, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2010-2011 và 4 tháng đầu năm 2012

Ngày đăng: 03/06/2016, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w