1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM Đề tài: QUỐC HỘI

40 575 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 846,21 KB

Nội dung

* Tính đại diện nhân dân của Quốc hội được thể hiện ở các mặt sau: - Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theonguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa GDCT-QLNN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Định, ngày 08 tháng 04 năm 2016.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM

I.

Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự :

1 Thời gian : Lúc 7h30, ngày 08 tháng 04 năm 2016

2 Địa điểm : Phòng 106, dãy A2, trường Đại học Quy Nhơn

3 Thành phần tham dự : Tập thể nhóm 2 ( vắng 1- Nguyễn Thị Hảo )

- Nhóm trưởng: Lương Thị Lệ Hoa

- Thư ký: Lê Thị Hà

II.

Nội dung thảo luận :

- Phân công nhiệm vụ về thăm khảo và soạn ra:

+ Sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa VN: Huyền.+ Vị trí, tính chất của Quốc hội: Duyên

+ Chức năng của Quốc hội: Y Duyên

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: Hạnh

+ Quy trình của một cuộc bầu cử: Hiệp

+ Cơ cấu tổ chức của Quốc hội: Hảo, Công Hoàng

+ Hình thức hoạt động của Quốc hội: Bá Hoàng, A Dư

+ Đại biểu Quốc hội: Hồng, Hà

+ Việc bãi nhiệm, mất quyền đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu xin thôi làmnhiệm vụ đại biểu Quốc hội: Hoa

III.

Kết luận :

Buổi họp kết thúc vào lúc 9h cùng ngày

Buổi họp hoàn thành bài thuyết trình kết thúc vào ngày 13/04/2016

Chủ trì cuộc họp Thư kí Nhóm trưởng

Lê Thị Hà Lương Thị Lệ Hoa

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa GDCT-QLNN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Định, ngày 08 tháng 04 năm 2016.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM

I.

Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự :

4 Thời gian : Lúc 14h30, ngày 12 tháng 04 năm 2016

5 Địa điểm : Tòa nhà 15 tầng

Nội dung thảo luận :

- Thảo luận nhóm, cùng tìm hiểu vấn đề và đưa ra ý kiến

 Các bạn đưa ra bài tìm hiểu đã phân công ở cuộc họp đầu tiên,

 Các bạn đưa ra ý kiến chỉnh sửa lại các mục cần sửa

 Góp ý kiến cho them ví dụ vào slide và vào word,

 Minh họa những hình ảnh cho sinh động bài thuyết trình và slide

III.

Kết luận :

Buổi họp kết thúc vào lúc 14h30 cùng ngày

Buổi họp hoàn thành bài thuyết trình kết thúc vào ngày 13/04/2016.\

Chủ trì cuộc họpThư kí Nhóm trưởng

Lê Thị Hà Lương Thị Lệ Hoa

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa GDCT-QLNN Đ c l p – T do – H nh phúc ộc lập – Tự do – Hạnh phúc ập – Tự do – Hạnh phúc ự do – Hạnh phúc ạnh phúc

Bình Đ nh, ngày 08 tháng 04 năm 2016 ịnh, ngày 08 tháng 04 năm 2016.

BIÊN B N TH O LU N NHÓM ẢN THẢO LUẬN NHÓM ẢN THẢO LUẬN NHÓM ẬN NHÓM

Đ tài ề tài : QU C H I ỐC HỘI ỘI.

I.

Th i gian, đ a đi m, thành ph n tham d ời gian, địa điểm, thành phần tham dự ịa điểm, thành phần tham dự ểm, thành phần tham dự ần tham dự ự :

7 Th i gianời gian : Lúc 7h00, ngày 13 tháng 04 năm 2016

8 Đ a đi mịa điểm ểm : Bãi c g n th vi n Đ i h c Quy Nh n.ỏ gần thư viện Đại học Quy Nhơn ần thư viện Đại học Quy Nhơn ư viện Đại học Quy Nhơn ện Đại học Quy Nhơn ại học Quy Nhơn ọc Quy Nhơn ơn

9 Thành ph n tham dần thư viện Đại học Quy Nhơn ự :

T p th nhóm 2 ( v ng 1- Nguy n Th H o ).ập thể nhóm 2 ( vắng 1- Nguyễn Thị Hảo ) ểm ắng 1- Nguyễn Thị Hảo ) ễn Thị Hảo ) ịa điểm ảo )

- Nhóm trư viện Đại học Quy Nhơn.ởng: Lương Thị Lệ Hoa.ng: Lư viện Đại học Quy Nhơn.ơn.ng Th L Hoa.ịa điểm ện Đại học Quy Nhơn

- Th ký: Lê Th Hà.ư viện Đại học Quy Nhơn ịa điểm

II.

N i dung th o lu n ội dung thảo luận ảo luận ận :

- Trình duy t l i slide, đ c l i b n word, các thành viên cùng nh nện Đại học Quy Nhơn ại học Quy Nhơn ọc Quy Nhơn ại học Quy Nhơn ảo ) ập thể nhóm 2 ( vắng 1- Nguyễn Thị Hảo ).xét, góp ý đ s a đ i, b sung đ hoàn thi n bài thuy t trình.ểm ửa đổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình ổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình ổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình ểm ện Đại học Quy Nhơn ết trình

 Bài word còn sai l i chính t và đã ch nh s a.ỗi chính tả và đã chỉnh sửa ảo ) ỉnh sửa ửa đổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình

 Slide còn đ n gi n quá, không sinh đ ng và đa ch nh s a.ơn ảo ) ộng và đa chỉnh sửa ỉnh sửa ửa đổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình

 Các b n thuy t trình th trại học Quy Nhơn ết trình ửa đổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình ư viện Đại học Quy Nhơn.ớc tập thể thành viên trong nhóm, ập thể nhóm 2 ( vắng 1- Nguyễn Thị Hảo ).c t p th thành viên trong nhóm,ểm

có b n thuy t trình nhanh quá và đã nh c nh ại học Quy Nhơn ết trình ắng 1- Nguyễn Thị Hảo ) ởng: Lương Thị Lệ Hoa

III.

K t lu n ết luận ận :

Bu i h p hoàn thành bài thuy t trình k t thúc vào ngàyổi, bổ sung để hoàn thiện bài thuyết trình ọc Quy Nhơn ết trình ết trình.13/04/2016

Ch trì cu c h pủ trì cuộc họp ộng và đa chỉnh sửa ọc Quy Nhơn

Th kí Nhóm trư viện Đại học Quy Nhơn ư viện Đại học Quy Nhơn.ởng: Lương Thị Lệ Hoa.ng

Lê Th Hà Lịa điểm ư viện Đại học Quy Nhơn.ơn.ng Th L Hoaịa điểm ện Đại học Quy Nhơn

Trang 5

Mục lục

I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM………

6 II VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA QUỐC HỘI………

8 1.Vị trí của Quốc hội……… 8

2.Tính chất của Quốc hội……… 9

III CHỨC NĂNG CỦA QUỐC HỘI……… 9

IV NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI……… 10

V QUY TRÌNH CỦA MỘT CUỘC BẦU CỬ……… 12

A.Quy trình bầu cử……… 12

B.Nhiều điểm mới trong cuộc bầu cử ĐB Quốc hội khóa XIV… 25

VI CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI……… 28

VII HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI……… 29

VIII ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI……… 30

1.Đại biểu Quốc hội……… 31

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Quốc hội……… 32

3.Đoàn đại biểu Quốc hội……… 35

4.Những bảo đảm cho hoạt động của Đại biểu Quốc hội………… 35

IX VIỆC BÃI NHIỆM, MẤT QUYỀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOẶC ĐẠI BIỂU XIN THÔI LÀM NHIỆM VỤ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI……… 38

Tài liệu tham khảo……… 40

Trang 6

Chủ đề: QUỐC HỘI

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có trên 50 nămtồn tại Kể từ khi ra đời, Quốc hội luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong

bộ máy nhà nước Vị trí đó được xác định bởi Hiến pháp: ở nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhândân Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, Quốc hội ngày càngphát triển, phát huy được vị trí,vai trò của mình là cơ quan đại biểu cao nhấtcủa nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM:

Quốc hội nước ta có tiền thân là Quốc dân đại hội, do Tổng bộ Việt Minhtriệu tập, họp trong hai ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, TuyênQuang Tham dự cuộc họp có 60 đại biểu, đại diện cho các tầng lớp nhân dân

và các tổ chức đoàn thể cách mạng của nhân dân trong toàn quốc Đại hộiquyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, trong đó cóviệc cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tổ chức tiền thân của Chínhphủ nhân dân lâm thời Việt Nam), quyết định Quốc kỳ, Quốc ca của đấtnước Quốc dân Đại hội Tân Trào không những góp phần quan trọng tạo nênthắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8/1945 mà Nghị quyết còn tạo ra những

cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nềnmóng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiêncủa Việt Nam (1946)

Trang 7

Ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14 về việc mở rộngcuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc dân đại hội Ngày6/1/1946, nhân dân nước ta đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử tự do, bầu raQuốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – Quốc hội Khóa Icủa nước ta.

Quốc hội Khóa I gồm 333 đại biểu, đại diện cho đầy đủ các thành phần giaicấp và tầng lớp nhân dân trong cả nước

Ngày 2/3/1946 Quốc hội Khóa I kỳ họp thứ I diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.Quốc hội đã thông qua danh sách bổ sung 70 đại biểu các đảng phái khác vàothành phần của Quốc hội và thành lập ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến doChủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Quốc hội thành lập Ban Thường vụ củaQuốc hội Quốc hội cũng bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người doChủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo để xem xét bản dự thảo Hiến pháp do Ủy ban

dự thảo Hiến pháp chính phủ chuẩn bị

Từ 28/10 đến 9/11/1946 diễn ra Quốc hội Khóa I học kỳ thứ II Tại kỳhọp này, cùng với việc thành lập Chính phủ mới thay thế Chính phủ Liênhiệp kháng chiến quốc hội đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp 1946,Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta ( ngày 9/11/1946)

Tại kỳ họp thứ VI (từ ngày 29/12/1956 đến ngày 25/1/1957), Quốc hộiKhóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946 cho phù hợp với tình hình cáchmạng mới Tại kỳ họp thứ 11 (từ 18 đến 31/12/1959), Quốc hội Khóa I đãthông qua Hiến pháp 1959, Hiến pháp thứ hai của Nhà nước ta, tạo căn cứpháp lý cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiếnhành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

Theo Hiến pháp 1959, cơ quan đại diện , cơ quan quyền lực nhà nước caonhất có tên là Quốc hội, và như Nghị quyết của kỳ họp 11 của Quốc hộiKhóa I khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Quốchội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tính thống nhất của nước

Trang 8

ta, tiêu biểu cho ý chí đấu tranh thống nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chíđấu tranh của nhân dân cả hai miền Nam Bắc”

Quốc hội của các khóa sau tiếp tục tinh thần trên, và mỗi nhiệm kỳ mangđặc điểm của từng thời kỳ cách mạng Việt Nam:

- Quốc hội khóa II (1960 – 1964): Tiếp tục truyền thống của Quốc hộiKhóa I, củng cố, tăng cường Nhà nước Dân chủ nhân dân, lãnh đạo nhân dântiến hành công cuộc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tiền đề cho cuộc cách mạng giải phóng dântộc ở miền Nam

- Quốc hội Khóa III (1964 – 1971) lãnh đạo nhân dân đánh thắng cuộcchiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ, tiếp tục xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho cách mạng miềm Nam

- Quốc hội Khóa IV (1971 – 1975): lãnh đạo nhân dân đánh thắng đếquốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành độc lập dân tộc,thống nhất đất nước

- Quốc hội Khóa V (6/1975 – 6//1976) đã lãnh đạo nhân dân bầu Quốchội Khóa VI – Quốc hội cảu nước Việt Nam thống nhất

- Quốc hội Khóa VI (1976 – 1981): lãnh đạo nhân dân xây dựng chủnghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc Tại kỳ họp thứ VII, Hiến pháp 1980được thông qua (18/12/1980)

- Quốc hội Khóa VII (1981 – 1987) tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựngchủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc

- Quốc hội Khóa VIII (1987 – 1992) Quốc hội của thời kỳ đổi mới Tại

kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1992 (15/4/1992)

- Quốc hội Khóa IX (1992 – 1997) tiếp tục động viên nhân dân thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước xây dựng đất nước giàu mạnh, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Quốc hội Khóa X (1997 – 2000): Ngày 20/7/1997 nhân dân ta đã bầu

ra Quốc hội Khóa X để lãnh đạo đất nước ta tiếp tục phát triển trên đườngđổi mới

- Quốc hội Khóa XI (2002-2007): Ngày 19/5/2001 toàn thể cử tri cảnước đã bầu được 498 vị đại biểu Quốc hội Khóa XI của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc hội Khóa XII (2007 – 2011): có 493 đại biểu, được bầu vào ngày

20 tháng 5 năm 2007 Kỳ họp đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 7 đếnngày 5 tháng 8 năm 2007

Trang 9

- Quốc hội Khóa XIII (2011 – 2016): ó 493 đại biểu, được bầu vào ngày

22 tháng 5 năm 2011 Kỳ họp đầu tiên được tổ chức vào ngày 21 tháng 7 đếnngày 5 tháng 8 năm 2011

II VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA QUỐC HỘI :

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân là chủ thể củaquyền lực nhà nước Nhân dân tổ chức ra bộ máy nhà nước, sử dụng bộ máy

đó để thực hiện mục tiêu chính trị của mình Việc sử dụng quyền lực nhànước được thực hiện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Dođó,Quốc hội là cơ quan có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước

1 Vị trí của Quốc hội :

Trong Hiến pháp 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam” ( Điều 69) Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1992, Quốchội trong Hiến pháp 2013 không còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến

2 Tính chất :

Quốc hội thể hiện tính nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổchức và hoạt động của mình

* Tính đại diện nhân dân của Quốc hội được thể hiện ở các mặt sau:

- Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theonguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

- Quốc hội thể hiện tập trung, rõ nét nhất khối đại đoàn kết toàndân, đại diện cho trí tuệ của dân tộc Việt Nam

III CHỨC NĂNG CỦA QUỐC HỘI :

Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn trên ba phươngdiện: thực tiễn quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quantrọng của đất nước; giám sát tối cao với mọi hoạt động của Nhà nước Trướchết về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp và thay quy định “Quốc hội

là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” bằng quy định “Quốc hộithực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”

- Khắc phục tình trạng vừa thiếu pháp luật, vừa mâu thuẫn, chồng chéo trong

hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước

- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửađổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụchi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giớihạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; quyết định dự toán ngânsách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngânsách Nhà nước (Khoản 4 điều 70)

Trang 10

- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước (Khoản 5điều 70).

- Quyết định đại xá (Khoản 11 điều 70)

- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình và quyết định về tình trạng khẩncấp, các biện pháp đặc biệt khác để bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia(Khoản 13 điều 70)

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhậphoặc chấm dứt điều luật của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòabình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế vềquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các điều ướcquốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội (Khoản 14 điều 70)

- Quyết định trưng cầu dân ý (Khoản 15 điều 70)

IV NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI

Theo Ðiều 70 Hiến pháp 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn

sau đây:

1 Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2 Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị

quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường

vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác doQuốc hội thành lập;

3 Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước;

4 Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa

đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụchi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giớihạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngânsách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngânsách nhà nước;

5 Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6 Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,

Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểmtoán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thànhlập;

7 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch

Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủtịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

Trang 11

tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, ngườiđứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viênkhác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danhsách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc,Nhân dân và Hiến pháp;

8 Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê

chuẩn;

9 Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành

lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơquan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10 Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dântối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11 Quyết định đại xá;

12 Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại

giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương

và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13 Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn

cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

14 Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia

nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh,hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc

tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ướcquốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

15 Quyết định trưng cầu ý dân.

Trang 12

V QUY TRÌNH CỦA MỘT CUỘC BẦU CỬ

xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trúđều được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử

Ngoài ra, những người sau đây cũng không được tham gia ứng cử đạibiểu Quốc hội gồm: Những người không được tham gia bầu cử thì đươngnhiên không được ứng cử, người đang bị khởi tố về hình sự, người đang phảichấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án hoặc đã chấp hành xong

Trang 13

nhưng chưa được xóa án tích hay là những người đang chấp hành quyết định

Để tiến hành một cuộc bầu cử, trước hết phải xác định cho được ngày bầu

cử (ngày bỏ phiếu) do một quan chức hay cơ quan có thẩm quyền xác định

Ở Việt Nam, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Ủyban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 150 ngày trướcngày bầu cử

Điều 54 Luật bầu cử Quốc hội quy định: Việc bỏ phiếu bầu cử đại biểuQuốc hội được tiến hành cùng một ngày trong cả nước.Ngày bầu cử được ấnđịnh phải là ngày chủ nhật để mọi người có điều kiện tham gia một cách đầyđủ.Thời gian chậm nhất phải ấn định từ 60 – 90 ngày kể cả cuộc bẩu cử Quốchội lẫn các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân

Trong trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơnthì Ban bầu cử phải báo cáo với Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cửxem xét, quyết định

Trước cuộc bỏ phiếu 10 ngày, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho

cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu

2 Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử

Tại Việt Nam, việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử được chuẩn bịchu đáo Các tổ chức phụ trách bầu cử được pháp luật quy định thành lập từtrung ương đến địa phương.Đồng thời, Luật quy định khi ra quyết định thànhlập các tổ chức phụ trách bầu cử thì ấn định luôn các chức danh cụ thể củacác tổ chức này, để giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết.Ngoài raviệc phụ trách bầu cử còn được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Mặt trận Tổ quốc vàHội đồng nhân dân các cấp

Trang 14

Các tổ chức phụ trách bầu cử bao gồm:

Hội đồng bầu cử

Giai đoạn tiếp theo của cuộc bầu cử là thành lập Hội đồng bầu cử Thànhphần Hội đồng bầu cử bao gồm đại diện các tổ chức xã hội, tổ chức đảng,Nhà nước

Hội đồng bầu cử có nhiêm vụ:

1 Lãnh đạo việc tổ chức bầu cử chung; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các

quy định của pháp luật về bầu cử và tiến hành cuộc bầu cử

2 Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử; lập và công bố danh sách ứng cử

viên theo từng đơn vị bầu cử

3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và

Tổ bầu cử; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các tổ chức bầu cử cấpdưới chuyển đến; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; Giải quyếtkhiếu nại về kết quả bầu cử

4 Kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử do Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử

gửi đến; làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước; Xét và quyết địnhviệc bầu cử lại, bầu cử thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử

5 Công bố kết quả bầu cử trong cả nước, cấp giấy chứng nhận cho đại biểu

trúng cử

Ủy ban bầu cử

Lãnh đạo bầu cử ở các đơn vị do Ủy Ban bầu cử tiến hành Việc bầu cử về

cơ bản lấy đơn vị hành chính cấp huyện là cơ sở, do vậy, mỗi địa phương,tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể có từ 2 đến 5 đơn vị Để phụtrách chung công việc bầu cử trong lãnh thổ trực thuộc trung ương có từ haiđơn vị bầu cử trở lên, pháp luật quy định thành lập các ủy ban bầu cử Ủy banbầu cử có nhiệm vụ lãnh đạo chung họat động của các ban bầu cử

Thời gian thành lập:Chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử

Số lượng và cơ cấu:Ủy ban bầu cử có từ 9 đến 15 người, gồm Chủ tịch,các Phó Chủ tịch, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơquan, tổ chức hữu quan khác

Nhiệm vụ của Ủy ban bầu cử/Ban bầu cử gồm:

Trang 15

1 Chuẩn bị và tổ chức bầu cử ở các đơn vị bầu cử Kiểm tra, đôn đốc việc thihành, chấp hành pháp luật về bầu cử của các tổ bầu cử.

2 Xem xét hồ sơ của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử

3 In thẻ cử tri và phiếu bầu theo mẫu của Hội đồng bầu cử

4 Lập danh sách những người ứng cử theo đơn vị bầu cử Kiểm tra việc lập

và niêm yết danh sách cử tri

5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Ban bầu cử, Tổ bầu cử Giảiquyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến Giảiquyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử

6 Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử; lậpbiên bản xác định kết quả bầu cử ở địa phương Thông báo kết quả bầu cử ởđịa phương

7 Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử; Chuyển hồ sơ, biên bản xácđịnh kết quả bầu cử đến Hội đồng bầu cử

Tổ bầu cử

Phụ trách công việc bầu cử ở khu vực bỏ phiếu là tổ bầu cử Tổ bầu cử cónhiệm vụ:

~ Tổ chức việc bầu cử trong khu vực bỏ phiếu

~ Bố trí phòng bỏ phiếu, nơi bỏ phiếu, bàn bỏ phiếu và chuẩn bị hòmphiếu

~ Phát thẻ cử tri cho cử tri chậm nhất là hai ngày trước ngày bầu cử, phátphiếu bầu cử cho cử tri có đóng dấu của Tổ bầu cử Bảo đảm trật tự trongphòng bỏ phiếu

~ Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử

~ Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm (nếu có)

3 Sự tham gia của các cơ quan

Ngoài các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập mang tính lâm thời,phục vụ cho các kỳ bầu cử, luật pháp Việt Nam còn quy định các cơ quanhữu quan khác cũng tham gia vào quá trình bầu cử đó là Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam các cấp và Hội đồng nhân dân các cấp

4 Về kinh phí họat động

Kinh phí trang trải cho hoạt động của bộ phận phụ trách cũng như trangtrải cho toàn bộ cuộc bầu cử được lấy từ ngân sách nhà nước

Trang 16

Kinh phí dành cho mỗi cuộc bầu cử là khá lớn Gần đây nhất là cuộc bầu

cử đại biểu Quốc hội khóa XII đã tiêu tốn đến 350 tỷ đồng tăng 1,5 lần so vớimức kinh phí của cuộc bầu cử năm 2002 (tốn hết 230 tỉ đồng)

5 Phân chia đơn vị bầu cử

Song song với việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử là việc phânchia đơn vị bầu cử Đây là một bước hết sức quan trọng, nó xác định số lượngđại biểu cho mỗi vùng, miền, cơ cấu đại biểu và nó tác động trực tiếp đếnkết quả bầu cử Đặc biệt là việc phân chia này diễn ra rất quyết liệt đối vớicác nước theo chế độ đa đảng

Đơn vị bầu cử là một đơn vị địa dư có số dân (cử tri) nhất định được bầumột số lượng đại biểu nhất định Đơn vị bầu cử là khái niệm chỉ một phạm viđịa lý hành chính với số lượng dân cư nhất định, được bầu một số lượng đạibiểu Quốc hội nhất định

Về nguyên tắc các đơn vị được bầu cử được thành lập để bảo đảm sự cânbằng lá phiếu của cử tri, tức là bảo đảm tôn trọng nguyên tắc bình đẳng

Ở Việt Nam, đơn vị bầu cử được hiểu là lãnh thổ với một số dân tươngứng nhất định và được bầu ra một lượng đại biểu Quốc hội hoặc hội đồngnhân dân nhất định Số đại biểu được bầu cho mỗi đơn vị bầu cử phụ thuộcvào số lượng dân cư sống trên một đơn vị bầu cử

Ví dụ: Số đại biểu Quốc hội khóa XII được phân bố cho tỉnh Quảng Trị là 06 người trên 2 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị bầu cử là 03 người

Ví dụ: số đại biểu Quốc hội khóa XI của thành phố Hồ Chí Minh là 25 đại biểu, là đoàn đại biểu đông nhất cả nước

Cũng theo quy định của pháp luật thì tổng số đại biểu Quốc hội làkhông quá 500 người Đây là con số hợp lý được nhiều nước áp dụng

6 Xác định khu vực bỏ phiếu

Để việc bỏ phiếu được thuận tiện, mỗi đơn vị bầu cử được chia thànhnhiều khu vực bỏ phiếu Khu vực bỏ phiếu là đơn vị địa dư thống nhất lượng

cử tri nhất định, nơi cử tri tiến hành bỏ phiếu bầu đại diện

Ở Việt Nam, lãnh thổ các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân tỉnh, huyện, xã và tương đương thường rất rộng, một số địaphương hiện nay đi lại rất khó khăn mặt khác Việt Nam là một nước nghèo,việc đầu tư cho hệ thống giao thông còn hạn chế, nhiều hệ thống giao thôngthi công kém do nhiều nguyên nhân đã nhanh chóng xuống cấp vì vậy gâythêm khó khăn cho việc bầu cử

Trang 17

Để thuận tiện cho cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình, các đơn vị bầu

cử này thường phân chia thành các nơi bỏ phiếu Mỗi khu vực có thể có từ

300 đến 2.000 cử tri hoặc có thể cao hoặc thấp hơn, miễn là bảo đảm thuậntiện cho cử tri bỏ phiếu đồng thời cũng dễ cho đơn vị bầu cử

Điều 12: Luật bầu cử Quốc hội quy định cụ thể như sau: Việc chia khu

vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Uỷ ban nhân dâncấp xã ấn định và phải được Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.Mỗi đơn vị bầu cử chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu Mỗi khu vực bỏphiếu có từ 300 đến 2.000 cử tri

+ Ở miền núi, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có tới

ba trăm cử tri cũng có thể thành lập một khu vực bỏ phiếu

+Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập những khu vực bỏ phiếu riêng hoặc đơn

vị vũ trang nhân dân và địa phương có thể có chung một khu vực bỏ phiếu

+Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, nhà nuôi người tàn tật có từ 50 cử tri

trở lên có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng

+ Cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh đối với những người đang chấp hành

quyết định xử lý vi phạm hành chính có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng

Nội quy phòng bỏ phiếu là tập hợp các quy định do Tổ bầu cử căn cứvào điều kiện cụ thể nơi bỏ phiếu đề ra, bảo đảm cho việc bầu cử được tiếnhành dân chủ, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn Nội quy phòng bỏphiếu gồm:

1 Các quy định của Luật bầu cử

2 Các quy định về bảo vệ an toàn, an ninh trật tự

3 Các quy định phòng cháy và chữa cháy

4 Một số quy định hướng dẫn cách thức bỏ phiếu.

5 Cách khắc phục và bảo vệ bình chữa cháy.

7 Lập danh sách cử tri

Để thực hiện quyền bầu cử của mình, công dân phải đăng ký, ghi tên vàodanh sách cử tri.Việc lập danh sách cử tri không những nhằm mục đích bảođảm quyền bầu cử của công dân mà còn ngăn chặn hiện tượng gian lận trongbầu cử.Có hai phương pháp lập danh sách cử tri đó là bắt buộc và tự nguyện

 Phương pháp bắt buộc là việc lập danh sách do nhà nước hay tổ chứcphụ trách ở khu vực bỏ phiếu lập

 Phương pháp tự nguyện: Cử tri chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân đến

cơ quan có thẩm quyền để đăng ký bỏ phiếu

Trang 18

Ở Việt Nam áp dụng phương pháp lập danh sách bắt buộc khi cử tri tại địađiểm nào thì phải đăng ký danh sách tại nơi đó Khẩu hiệu thường thấy trongcác cuộc bầu cử là: “Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân”.

Người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền bầu cử.Cử tri là côngdân Việt Nam không phân biệt điều kiện, từ 18 tuổi trở lên thì được đăng kývào danh sách cử tri

Ở Việt Nam, cách tính tuổi để công dân bầu cử, ứng cử như sau:

Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểuQuốc hội

Đối với trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào sổ hộ khẩuhoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm trướcđến ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm sau

Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinhlàm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử Trường hợpkhông xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của nămsinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử

Khi phát hiện thấy có sai sót trong việc lập danh sách thì cử tri báocáo với

cơ quan lập danh sách cử tri.Họ có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị vềnhững sai sót này

Tuy vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho quân nhân thực hiện quyền bầu cửcủa mình, pháp luật hiện hành cũng cho phép quân nhân có hộ khẩu thườngtrú ở địa phương gần khu vực họ đóng quân thì có thể được ghi tên vào danhsách cử tri nơi thường trú và được tham gia bỏ phiếu ở địa phương đó

Thông thường, mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ởmột nơi mình thường trú hoặc tạm trú Từ khi niêm yết danh sách cử tri chođến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ởnơi đã ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền được ghi tên và bỏ phiếu ởnơi khác Ủy ban nhân dân nơi cử tri đã đăng phải ghi ngay vào danh sáchbên cạnh tên cử tri “Đi bỏ phiếu nơi khác”

Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thườngxuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếubằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin khác củađịa phương

Cử tri là sinh viên, học sinh, học viên ở các trường chuyên nghiệp, trườngđại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và cử tri là quânnhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu

Trang 19

đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóngquân.

8 Giới thiệu ứng cử viên

Giới thiệu ứng cử viên hay đưa người ra ứng cử là một giai đoạn quantrọng trong tiến trình bầu cử, vì cử tri chỉ được lựa chọn bầu trong số nhữngứng cử viên là đại diện cho mình Hay nói một cách khác chính giai đoạn nàyxác định phạm vi nhất định những cá nhân mà trong số đó sẽ bầu ra đại biểucủa cơ quan dân cử trung ương hay địa phương

Ở Việt Nam, song song với việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử làviệc giới thiệu ứng cử viên.Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng của cuộcbầu cử.Sự dân chủ không chỉ thể hiện trong khi xác định kết quả bầu cử màcòn ngay từ khi giới thiệu ứng cử viên.Nếu công dân không được giới thiệu raứng cử, không lập được danh sách ứng cử thì không có cơ hội để trở thànhđại biểu được

Pháp luật hiện hành đề cao vai trò của mặttrận tổ quốc Việt Nam trongviệc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.Mặt trận tổquốc là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hộiđồng nhân dân

Pháp luật quy định việc tự ứng cử của công dân nếu đủ điều kiện về độtuổi,năng lực và sự tín nhiệm của cử tri

Việc giới thiệu ứng cử viên:

Ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì Ban lãnh đạo của

hội-tổ chức đó dự kiến người của hội-tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội, hội-tổ chứclấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác

Ở cơ quan Nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với Ban Chấphành công đoàn dự kiến người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổchức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác

Ở đơn vị vũ trang nhân dân thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người củađơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hộinghị cử tri nơi người đó công tác

Trang 20

Sáng suốt lựa chọn những người có đức, có tài để đại diện cho nhân dân Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, việc tổ chức vận động bầu cử phải tuân theo các quy tắc sau:

Ngày đăng: 03/06/2016, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w