CHƯƠNG V: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu Thương mại hàng hải (Trang 54 - 55)

Mối quan hệ giữa các bên

Hợp đồng Các bên tham gia hợp đồng Luật áp dụng Bán hàng (sale) Seller (shipper) and Incoterms 2000 (Invoice) Buyer (consignee)

Tài chính (finance) Ngân hàng và người mua UCP 500 hoặc (Letter of credit) chuyển tiền cho người bán eUCP (nếu cĩ)

Vận chuyển Người vận chuyển và seller Hague/Hague Visby Rules (Carriage) chuyển hàng cho buyer hoặc Hamburg rules Bảo hiểm Người bảo hiểm và seller Marine insurance act 1906 (Indemnity) hoặc/và buyer

(Chứng nhận bảo hiểm)

I. Định nghĩa, tác dụng và chức năng của vận đơn

1. Định nghĩa

Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở hàng hĩa bằng đường biển, do người vận tải hoặc đại lý của họ cấp cho người gửi sau khi hàng hĩa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp nhằm xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng.

2. Chức năng của vận đơn

Trong vận tải tàu chợ B/L là một chứng từ vận tải duy nhất để thể hiện bằng chứng về hợp đồng vận tải đã được ký kết.

B/L cũng được sử dụng trong vận tải tàu chuyến, tuy nhiên trong vận tải tàu chuyến, hai bên hợp đồng đã thỏa thuận những điều khoản chi tiết trong C/P trước khi xuất hành B/L

 B/L là một lời hứa vận chuyển hàng hĩa đến một địa điểm quy định. B/L là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết nhưng khơng phải là một hợp đồng vận tải. Vậy việc thỏa thuận cĩ phải khơng được diễn ra? Thực chất chúng ta khơng thấy hợp đồng, nhưng 2 bên đã thỏa thuận những điều khoản trước đĩ đơi khi dưới hình thức là 1 booking, đơi khi chỉ là qua miệng, hoặc đơi khi được confirm bằng bản viết.

 B/L bao gồm rất nhiều điều khoản của hợp đồng và được in ở mặt sau của vận đơn. Trong trường hợp B/L được phát hành cùng với C/P thì nĩ được coi như một tài liệu tham khảo cho C/P

 Chỉ cĩ người nào cầm vận đơn mới cĩ quyền địi người vận tải giao hàng và kiện người vận tải vì những mất mát và hư hỏng hàng hĩa do quá trình vận chuyển gây ra.Người nào nắm giữ B/L là nắm giữ hàng hĩa.

 Trong trường hợp này bắt buộc chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các chi tiết về hàng hĩa và những chi tiết này được ghi vào trong B/L. Thơng tin tối thiểu cần cĩ là:

o Ký mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hĩa o Số lượng kiện, số lượng và trọng lượng hàng hĩa o Bản chất và tình trạng của hàng hĩa.

Tác dụng của vận đơn

- Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng, người nhận hàng và người chuyên chở

- Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hĩa.

- Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hĩa người bán gửi cho người mua và dựa vào đĩ để ghi sổ, thống kê, theo dõi người bán đã hoặc khơng hồn thành trách nhiệm như quy định trong hợp đồng ngoại thương.

- Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hĩa lập thành bộ chứng từ dùng trong thanh tốn tiền hàng.

- Vận đơn là chứng từ quan trọng để khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác cĩ liên quan.

- Vận đơn cịn được sử dụng làm chứng từ mua bán, chuyển nhượng hàng hĩa ghi trên vận đơn.

II. Nội dung của vận đơn 1. Mặt trước của vận đơn

• Tên và địa chỉ của người vận tải • Cảng xếp hàng

• Cảng dỡ hàng

• Tên và địa chỉ của người gửi hàng • Tên và địa chỉ của người nhận hàng

• Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích. • Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều khoản thanh tốn • Thời gian và địa điểm cấp vận đơn

• Số bản vận đơn gốc

• Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng, hoặc người đại diện của thuyền trưởng: As carrier hoặc as agent hoặc for the carrier)

Một phần của tài liệu Thương mại hàng hải (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w