1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biên bản thảo luận nhóm quản trị doanh nghiệp pptx

16 882 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

QTDN: là quá trình ngiên cứu vận, vận dụng các quy luật, phạm trù kinh tế, các chủ trương đường lối , chính sách về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để đề ra các giải pháp về ki

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

********

BẢN BẢN THẢO LUẬN

Môn học: Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài I

Chương: 2 Thực hiện: Nhóm 8 - Lớp KDQT 49B

Hà bội, tháng 01 năm 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KIH TẾ QUỐC TẾ

*********

BIÊN BẢN THẢO LUẬN MÔN:Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư mước

ngoài-FDI.

Chương 2: Nhóm 8-lớp KDQT49B.

Ngày họp:

Địa điểm:

Thành viên trong nhóm:

1.Đỗ Đức Anh

2.Nguyễn Thị Hiền

3.Nguyễn Thị Thanh Huyền 4.Dương Thị Huệ

5.Lê Thị Thủy

6.Phạm Văn Phi

7.Nguyễn Văn Phong

Nhóm trưởng:Phạm Văn Phi

Số điện thoại: 0128.901.2224

Email: van_phi_hp@yahoo.com.

Thư ký: Nguyễn Thị Hiền.

Người vắng mặt:

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN I: NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO

LUẬN CHƯƠNG II.

Câu 1 Hiểu thế nào là quản trị doanh nghiệp (QTDN)? Trình bày các chức

năng của QTDN và các lĩnh vực QTDN.

1.1.Hiểu thế nào là QTDN

Các khái niệm:

 Doanh nghiệp: là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh (sản xuất, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ) nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, xã hội

và thông qua các hoạt động hữu ích đó để kiếm lời

 Quản trị: là một quá trình tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị một cách có tổ chức, có ý thức và có mục đích nhằm định hướng toàn bộ tổ chức đi theo các mục tiêu quản lý đã được xác định trước

QTDN: là quá trình ngiên cứu vận, vận dụng các quy luật, phạm trù kinh tế, các chủ trương đường lối , chính sách về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để đề ra các giải pháp về kinh

tế, tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý… nhằm tác động một cách có ý thức, có mụa đích và có tổ chức, trước hết lên tập thể người lao động của doanh nghiệp và qua họ mà tác động lên các yếu tố vật chất khác của sản xuất, nhằm hướng hoạt động của doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu đã xác định trước

Bản chất của QTDN: thực chất là một quá trình quản lý con người, qua đó

(qua hoạt động của người lao động) mà tác động lên các yếu tố vật chất khác của sản xuất Bởi vì mọi hoạt động quản lý đều thông qua hoạt động của con người

1.2 Trình bày các chức năng của QTDN.

Khái niệm:

- Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của lao động quản lý, thể hiện những phương hướng tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý trong từng lĩnh vực của QTDN

Phân loại: có hai cách phân loại được áp dụng phổ biến

 Phân loại theo cách của H.Fayol: H.Fayol chia quá trình quản trị thành 5 chức năng cơ bản:

o Chức năng dự kiến (kế hoạch hóa, hoạch định)

o Chức năng tổ chức

o Chức năng lãnh đạo (chỉ huy)

o Chức năng phối hợp

 Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Trang 4

 Phân loại theo Giulick và L.Urwink: Chia quá trình quản trị thành 7 chức năng và viết tắt là POSDCRB

o Dự kiến, kế hoạch (Planing)

o Tổ chức (Organizing)

o Nhân sự (Staffing)

o Chỉ huy (Directing)

o Phối hợp (Coodinating)

o Báo cáo (Reporting)

o Ngân sách (Budgeting)

Cách phân loại này tính kế thừa và phát triển theo cách phân loại của H.Fayol

Nội dung cơ bản của từng chức năng quản trị

 Hoạch định: bao gồm xác định các mụa tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể, thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động

 Tổ chức : xác định những việc phải là,ai sẽ làm những việc

đó, các công việc được phôid hợp với nhau như thế nào, những

bộ phận nào cần thiết được thành lập, quan hệ phân công và trách nhiệm giữa các bộ phận và hệ thống quyền hành trong tổ chức

 Chỉ huy : ra các quyết định và mệnh lệnh quản lý, điều hành thực hiện các quyết định và mệnh lệnh quản lý, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp, đôn đốc, kiểm tra và điều chỉnh các phương hướng và nhiệm

vụ phát triển của doanh nghiệp

 Phối hợp : bao gồm các công việc điều hòa các nguồn lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phối hợp giữa các cấp quản trị và các lĩnh vực quản trị

 Kiểm tra : bao gồm việc thu thập thông tin về kết quả thực tế,

so sánh kết quả với kỳ vọng và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch nhằn đảm bảo cho doanh nghiệp đi đúng hướng để đạt được mục tiêu

1.3 Trình bày các lĩnh vực của QTDN

Khái niệm: Lĩnh vực quản trị là các hoạt động quản trị được thiết lập trong

các bộ phận có tính chất tổ chức như phòng, ban, và được phân cấp, phân quyền trong việc ra quyết định quản trị

Các lĩnh vực quản trị trong QTDN (9 lĩnh vực)

 Quản trị marketing:

bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về thị trường để hoạch định các chính sách marketing bộ phận cua doanh nghiệp, đồng thời tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các kế hoạch marketing của doanh nghiệp

 Quảnt trị sản xuất:

Trang 5

gồm toàn bộ các hoạt động phối hợp các yếu tố đầu vào, chế biến thành các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhiệm

vụ của quản trị sản xuất là hoạch định chương trình sản xuất dài hạn và ngắn hạn, điều khiển quá trình chế biến, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giữ gìn bản quyền, bí quyết và phát huy các sang kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý tổ chức sản xuất của mọi thành viên

 Quản trị nhân sự:

bao gồm các nhiệm vụ lập kế hoạch nhu cầu nhân sự và kế hoạch

sử dụng nhân sự, thực hiện tuyển dụng, bố trí, đánh giá, phát triển nhân viên, tiền lương và tiền thưởng, quản lý hồ sơ nhân sự, chính sách nhân sự, động viên đội ngũ lao động, khen thưởng, kỷ luật,

sa thải, an toàn lao động…

 Quản trị hoạt động thương mại của doanh nghiệp:

đây là lĩnh vực quản trị các quan hệ và các hoạt động mua bán với thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp Nhiệm vụ của quản trị hoạt động thương mại là hoạch định chương trình mua bán vâtnj tư, công nghệ, thiết bị sản xuất hoặc dịch vụ theo đúng yêu cầu của sản xuất với giá thấp

 Quản trị lĩnh vực tài chính và hạch toán:

- Lĩnh vực tài chính: là quản trị các công việc có lien quan đến huy động, phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của doanh nghiệp, quản trị các quan hệ tài chính với bên ngoài và với nội bộ doanh nghiệp

- Chức năng hạch toán: quản trị ba loại hạch toán, là hạch toán kế toán (gồm chi phí, kho, vật liệu, kết quả sản xuất kinh doanh), hạch toán thống kê (sản lượng, lao động, thiết

bị và phân tích thống kê), hạch toán nghiệp vụ (hạch toán kinh doanh, hạch toán kinh tế nội bộ, kế toán quản trị…)

 Quản trị kiểm tra và đánh giá: bao gồm

- Kiểm tra các sai lệch giữa kế hoạch với thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Phát hiện các nguyên nhân và hậu quả do các sai lệch đó gây ra trong thực tế

- Dự kiến các biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm bảo đảm cho quá trình thực hiện chiến lược và kế hoạch

 Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triển:

gồm các nhiệm vụ nghiên cưu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng và thẩm định hiệu quả của các tiên bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng

 Quản trị lĩnh vực tổ chức và thông tin:

Trang 6

gồm các nhiệm vụ tổ chức dự án, cải tiến bộ máy quản lý, tổ chức lại bộ máy quản lý, tổ chức hệ thống thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra và giám sát thông tin…

 Quản trị lĩnh vực hành chính pháp chế và các dịch vụ chung:

bao gồm các công việc có lien quan đến hoạt động hành chính, tổ chức các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp, vấn

đề lưu trữ tài liệu, tiếp khách, lễ tân và bảo vệ nội bộ doanh nghiệp…

Câu 2 Trình bày các cấp quản trị và các bộ phận quản trị trong doanh

nghiệp có vốn FDI.

2.1 Trình bày các cấp quản trị.

Khái niệm cấp quản trị: là sự phân bố về không gian quá trình quản trị theo

chiền dọc, nhằm hình thành hệ thống thứ bậc thống nhất trong hệ thống quản trị nói chung

Những người đứng đầu các cấp quản lý là thủ trưởng của cấp đó hay còn gọi là quản trị viên của cấp đó

Các cấp quản trị: trong một tổ chức kinh doanh lớn thường các cấp quản trị

được chia làm ba cấp

 Các nhà quản trị cấp cao:

là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là những người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của

tổ chức, người quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện để duy trì và phát triển tổ chức họ thường phải bỏ ra nhiều thời gian

để tìm hiểu môi trường kinh doanh hay các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc…

 Các nhà quản trị cấp trung gian:

là những nhà quản trị hoạt động ở dưới các nhà quản trị cấp cao, những người này có liên quan đến các hoạt động thực tiễn nhiều hơn các nhà quản trị cấp cao Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật (vạch ra các kế hoạch chi tiết và các bước tiến hành), thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động các công việc để hoàn thành mục tiêu chung Chức danh: trưởng phòng, trưởng các bộ phận cụ thể, giám đốc các nhà máy trực thuộc công ty

 Các nhà quản trị cấp cơ sở:

là nhà quản trị hoạt động ở bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đôn thúc, hướng dẫn, điều

Trang 7

khiển các công nhân trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung Chức danh: tổ trưởng tổ sản xuất, tổ trưởng tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca…

2.2 Trình bày các bộ phận quản trị

Khái niệm: Bộ phận quản trị là sự phân bố về không gian của quá trình quản

lý theo chiều ngang, nhằm hình thành hề thống tham mưu trong quản lý và là căn cứ để phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận quản trị

Người đứng đầu của từng bộ phận quản trị là thủ trưởng của cấp đó và là người tham mưu chính cho thủ trưởng cùng cấp (thủ trưởng ở cùng cấp quản lý của mình hay thủ trưởng cùng cấp quản lý)

Sự phân chia các bộ phận và số lượng các bộ phận: ở các công ty khác nhau

là không giống nhau do bị chi phối bởi quy mô công ty, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh và các vấn đề khác

Với DN có vốn FDI lại phụ thuộc vào ý kiến của HĐQT và chịu ảnh hưởng của mô hình tổ chức của công ty mẹ ở nước ngoài

Câu 3:phân tích các kĩ năng và các phương pháp quản trị DN FDI.

3.1 Các kĩ năng quản trị.

Để thực hiện được 5 chức năng cơ bản của quản trị,nhà quản trị phải kết hợp 3

kỹ năng cơ bản sau:

a)Kỹ năng kỹ thuật : là các kiến thức và năng lực mà nhà quản trị cần có để thực

hiện nhiệm vụ Kỹ năng này có được do học tập,huấn luyện và tích lũy kinh nghiệm bản thân Nói cách khác,đó là khả năng vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo vào việc thực hiện các công việc cụ thể của nhà quản trị Có thể nói đây là kỹ năng nền tảng cho việc quản trị DN nói chung và quản trị DN FDI nói riêng Là 1 nhà quản trị,bạn cần phải

có kiến thức nghiệp vụ sâu và rộng về nhiều lĩnh vực Điều này sẽ giúp bạn đưa

ra quyết định sáng suốt và chính xác hơn cho các tình huống phát sinh.Kinh nghiệm cũng là 1 yếu tố quan trọng để quản trị tốt DN FDI Tại 1 doanh nghiệp FDI, nhà quản trị sẽ phải đối mặt với các tình huống khác với doanh nghiệp nội địa do thường xuyên phải làm việc với người nước ngoài Do đó nếu có kinh nghiệm được tích lũy thì nhà quản trị sẽ không bối rối khi gặp những tình huống mới.Không những tại DN FDI, quản trị tại DN nói chung kinh nghiệm cũng là 1 yếu tố quan trọng cho sự thành công của nhà quản trị trong công việc của mình Một nhà quản trị non trẻ sẽ khó khăn hơn 1 nhà quản trị lão luyện trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn cho DN

Ví dụ:1 giám đốc sản xuất phải có sự am hiểu về qui trình chế tạo sản

phẩm,nguyên vật liệu, về máy móc thiết bị và chắc chắn là phải được đào tạo về nghề quản trị

b)Kỹ năng nhân sự: là khả năng thiết lập các mối quan hệ với người khác của

nhà quản trị Kĩ năng này liên quan đến khả năng tổ chức, vận động, khuyến khích, giao tiếp ứng xử, thuyết phục và truyền đạt thông tin(kĩ năng truyền thông) Một nhà quản trị phải có năng lực tổ chức,thiết lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài DN mới có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, mới

Trang 8

có đủ khả năng điều khiển 1 tập thể thực hiện tốt các chủ trương của cấp trên Việc thiết lập các mối quan hệ bên trong là nhà quản trị phải tạo lập mối quan

hệ tốt đẹp giữa nhân viên - cấp quản lý và giữa các nhân viên với nhau.Đây là 1 yếu tố rất quan trọng bởi khi cả tập thể đoàn kết thống nhất thì sẽ là 1 động lực lớn lao cho doanh nghiệp phát triển Việc tạo lập các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp cũng rất quan trọng, đó là mối quan hệ với các bạn hàng trung thành, khách hàng mới, công chúng và chính quyền Các mối quan hệ này tốt đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng quan hệ của nhà quản trị bởi anh

ta là đại diện của doanh nghiệp

Với DN FDI, kĩ năng này càng quan trọng bởi nhà quản trị sẽ phải tạo mối quan

hệ hài hòa giữa những người ở các quốc gia khác nhau, các nền văn hóa khác nhau Thậm chí làm việc với chính quyền ở nước sở tại cũng có thể là một khó khăn nếu nhà quản trị không hiểu biết và khôn khéo trong cách ứng xử

c)Kĩ năng nhận thức: là khả năng tư duy để thấy rõ bức tranh toàn cảnh của DN

FDI và hiểu rõ những mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau Đây cũng là 1 kĩ năng rất quan trọng với nhà quản trị bởi anh ta cần phải lường trước được các tác động của các quyết định hoặc hoạt động của mình tới tất cả các bộ phận và toàn doanh nghiệp Đây là vấn đề mà không phải nhà quản trị nào cũng làm tốt bởi nó phụ thuộc vào khả năng tư duy phân tích và tổng quát của mỗi người tầm quan trọng của mỗi kĩ năng quản trị tùy thuộc từng cấp quản trị Kỹ năng kĩ thuật quan trọng hơn với các nhà quản trị cấp thấp bởi ông ta thường xuyên phải quan tâm đến các vấn đề kĩ thuật trong doanh nghiệp Ngược lại kĩ năng nhận thức lại quan trọng với các nhà quản trị cấp cao vì ông ta phải nhìn thấy được bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trước và sau khi ra quyết định để có thể đưa ra các chiến lược dài hạn Chức năng lien hệ có tầm quan trọng như nhau ở các cấp bởi các nhà quản trị đều phải hiểu và làm việc với nhiều người trong và ngoài DN

3.2)Các phương pháp quản trị trong DN FDI.

a)Phương pháp hành chính: là phương pháp áp dụng các cách tác động trực

tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các quyết định mang tính chất bắt buộc đòi hỏi đối tượng quản lí phải chấp hành

Với phương pháp này, cấp trên sẽ đưa ra những qui định, chính sách bắt buộc cấp dưới phải thi hành và kèm theo các chế tài xử phạt nếu không thực hiện Việc áp dụng phương pháp này có tác dụng khá nhanh nhạy trong việc giải quyết các mối quan hệ nội bộ DN, thiết lập kỉ cương của 1 hệ thống , tổ

chức.Đặc biệt là trong quản trị DN FDI, nơi có nhiều nhân viên nước ngoài thì ban hành các qui định làm việc, thưởng phạt rõ ràng hợp lý là yếu tố quan trọng

để đảm bảo sự ổn định và kỉ luật của DN

Song phương pháp này cũng có những nhược điểm là cứng nhắc trong xử lý các tình huống phát sinh và có thể gây tranh cãi, bất bình trong nhân viên nếu đó là

1 quyết định chưa đúng đắn hoặc gây ra bất công

b)Phương pháp kinh tế.

Trang 9

Thực chất là tác động vào đối tượng quản lí thông qua các lợi ích kinh tế,qua sự vận dụng các phạm trù kinh tế,các đòn bẩy kinh tế để cho đối tượng quản lí chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi các điều kiện và nguồn lực của mình.Với phương pháp này chủ thể quản lý sẽ đưa ra các mức

thưởng,thù lao cho sự hoàn thành nhiệm vụ từ đó kích thích tinh thần đối tượng quản lý làm việc hăng say,cống hiến hết mình

Song nhược điểm của phương pháp này là có có thể sẽ tốn kém và nếu áp dụng quá nhiều sẽ tạo tâm lý làm việc vì tiền cho nhân viên

c)Phương pháp giáo dục,thuyết phục.

Thực chất là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác,lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao

Với phương pháp này chủ thể quản lý có thể sẽ mở các chương trình nói chuyện giữa cấp trên và cấp dưới,tuyên truyền tác động tới nhân viên để nhân viên hiểu

rõ hơn về các quyết định của DN,về các chính sách hướng tới người lao động trong DN

Ưu điểm của phương pháp này là ít tốn kém,và nếu đã làm thay đổi nhận thức của đối tượng 1 cách tích cực thì đó sẽ là 1 động lực lớn cho đối tượng làm việc hết mình và trung thành với tổ chức

Nhược điểm của nó là mất nhiều thời gian và quan trọng là phải đi kèm với các hành động thực tế,nếu chỉ tuyên truyền mà không thực hiện được sẽ gây mất lòng tin của người lao động và gây phản tác dụng

Câu 4 Trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp có vốn FDI

1 Khái niệm

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh

thông qua việc sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ trên thị trường để thoả mãn các nhu cầu của con người và xã hội nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Vốn FDI là vốn đầu tư trực tiếp từ các cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài đầu

tư vào các doanh nghiệp của một quốc gia, kèm theo đó là sự tham gia điều hành, quản lí của người góp vốn này

Doanh nghiệp có vốn FDI là doanh nghiệp ( các loại hình doanh nghiệp có tư

cách pháp nhân tại nước tiếp nhận đầu tư ) có sự góp vốn của các tổ chức hoặc

cá nhân nước ngoài Trong đó bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn đủ để tham gia quản lí, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích cho các bên liên quan

2 Các đặc trưng cơ bản: 5 đặc trưng

- Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế và là những pháp nhân của nước sở tại

- trong các doanh nghiệp này có sự quản lí trực tiếp của nước ngoài Quyền quản lí của các bên phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp

- Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động theo luật pháp nước sở tại, các hiệp định

và các điều ước quốc tế

Trang 10

- Doanh nghiệp là nơi gặp gỡ và cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau.

- Quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp luôn có sự cộng đồng trách nhiệm của các bên, đại diện cho lợi ích của cá quốc gia khác nhau

Câu 5: Trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh? So sánh các loại hình doanh nghiệp FDI vào phân biệt DN FDI với các doanh nghiệp trong nước?

Trả lời:

5.1 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh

5.1.1 Khái niệm:

- Là một tổ chức kinh doanh quốc tế, các bên tham gia có quốc tịch khác nhau cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng quản lý , cùng phân phối kết quả kinh doanh nhằm thực hiện cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ DNLD nhưng phải phù hợp với luật pháp nước sở tại

5.1.2 Đặc trưng:

o Pháp lý:

- Là pháp nhân nước sở tại, hình thức pháp lý doanh nghiệp do 2 bên thống nhất

- Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn

- Quyền và nghĩa vụ các bên ghi trong H Đ LD và điều lệ DNLD

o Kinh tế - tổ chức:

Tổ chức: HĐQT là cơ quan lãnh đạo cao nhất của DNLD

Kinh tế: - Có sự gặp gỡ, phân chia lợi ích giữa các bên tham gia liên doanh

- Phải giải quyết thỏa đáng xung đột kinh

tế giữa các bên

o Kinh doanh:

- Cùng bàn bạc, quyết định mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh

- Môi trường kinh doanh nước sở tại thường xuyên tác động và chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh

o Văn hóa - xã hội:

- Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau

- Có thể dẫn tới mâu thuẫn cho các bên đối tác do sự khác biệt về quan niệm, văn hóa, phong cách nên cần thiết phải tìm hiểu các vẫn đề văn hóa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

5.2 So sánh các loại hình doanh nghiệp FDI

5.2.1 Giống nhau:

- Đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày đăng: 13/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w