Tác động cuốn trôidòng chảy Hình 1-6 : Tác động cuốn trôi của dòng chảy Khi mưa lượng mưa rơi xuống mặt đấtđược chia làm 3 phần: • Phần 1: Được giữ lại nhờ các vật che phủ và bốc hơi d
Trang 1NÔNG LÂM KẾT HỢP
(Dùng cho hệ đào tạo Trung cấp nghề)
Trang 2CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC
Nông dân vùng núi trên khắp thế giới đang phải đương đầu với những khókhăn tương tự nhau Nói chung họ canh tác trên đất có độ dốc từ trung bình đếnrất dốc với tầng đất mỏng và rất dễ bị xói mòn, nhất là ở những nơi mưa theomùa, lượng mưa tập trung, cường độ mạnh Vấn đề canh tác sử dụng đất bềnvững trở nên hết sức cần thiết và cấp bách hàng đầu đối với những người dânmiền núi
1 Đất dốc
1.1 Khái niệm về đất dốc
• Khái niệm đất dốc: Đất dốc là đất có bề mặt nằm nghiêng, thường gồ ghề,
không bằng phẳng Mặt nghiêng đó gọi là mặt dốc hay sườn dốc
• Phân cấp độ dốc: Dựa vào độ nghiêng của mặt dốc người ta chia ra các cấp
Khái niệm: Xói mòn đất là quá trình bào mòn, vận chuyển và bồi tụ lớp đất
bề mặt dưới tác dụng của nước, gió và trọng lực
Trang 3Nếu căn cứ vào hình thức xói mòn có thể chia ra thành 3 loại:
⇒ Xói mòn mặt: Là hình thức xói mòn mang tính chất đồng đều xảy ra trên
toàn bộ bề mặt đất, tuy nhiên mức độ xói mòn thì có thể mạnh yếu khácnhau tuỳ thuộc vào vật tác động và địa hình
⇒ Xói mòn rãnh: Là hình thức xói mòn hình thành các rãnh lõm lớn tự nhiên
do dòng chảy bề mặt tạo thành
⇒ Xói mòn mương: Là hình thức xói mòn tạo thành các mương rãnh sâu làm
cho mặt đất ghồ ghề không thể canh tác được Loại xói mòn này cần phảiđược ngăn chặn kịp thời tránh để lan rộng
Hình 1-2: Xói mòn mặt Hình 1-3: Xói mòn rãnh Hình 1-4: Xói mòn
mương
a Tác dộng xói phá của giọt mưa: Khi
mưa các giọt nước mưa rơi xuống mặt
đất sinh ra một lực làm tan rã các hạt
đất và toé ra xung quanh Nếu hạt mưa
càng lớn, lượng mưa càng nhiều thì
mặt đất bị xói mòn càng mạnh
Hình 1- 5: Tác động xói phá của hạt mưa
Trang 4b Tác động cuốn trôi
dòng chảy
Hình 1-6 : Tác động
cuốn trôi của dòng chảy
Khi mưa lượng mưa rơi xuống mặt đấtđược chia làm 3 phần:
• Phần 1: Được giữ lại nhờ các vật che
phủ và bốc hơi dần vào không trung
ra lực cọ sát, giữa dòng nước và bề mặt đấtlàm tan rữa lớp đất mặt
2/ Tác hại xói mòn đất
- Các chất dinh dưỡng ( N,P,K ) tập trung chủ yếu trên bề mặt đất bị mất đi dẫnđến đất nghèo chất dinh dưỡng, đất bị nén chặt và kết váng, làm giảm năng suấtsản lượng cây trồng
- Khả năng giữ nước của đất bị giảm, đất khô hạn, cây trồng có nguy cơ bị độchại
- Ảnh hưởng đến môi trường: Đất bồi lòng sông
- Lụt lội, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, kinh tế, cuộc sống của con người
3/ Nguyên tắc phòng chống xói mòn
- Hạn chế sức công phá của hạt mưa trên bề mặt đất bằng cách tăng cường cácvật liệu che phủ
- Hạn chế dòng chảy trên mặt, biến dòng chảy mặt thành dòng chảy ngầm
- Cải tạo đất, nâng cao độ phì cho đất, sức đề kháng cho đất
Hình 1-7: Tác động vật lý của xói mòn đất
Trang 5- Có chế độ canh tác hợp lý (làm đất, bón phân, cải tạo đất, trồng cây họ đậu).
* Rửa trôi đất là quá trình các chất dinh dưỡng (N, P, K) và các chất khoáng (Ca2+, Mg2+, K+ ) nơi tầng đất mặt hoà tan với nước ngầm và thấm sâu xuống các tầng đất sâu phía dưới làm cho tầng đất mặt bị nghèo và xấu đi.
3 Sự cần thiết bảo vệ đất chống xói mòn đất, bảo tồn đất và nước
3.1 Tính cấp bách của việc chống xói mòn bảo vệ đất
Xói mòn là một hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai và gián tiếp đếnsức sản xuất của một địa điểm, đặc biệt là trên đất dốc
Bảo tồn đất để kiểm soát sự xói mòn cần được quan tâm:
- Xói mòn diễn ra trên hầu hết các vùng đất dốc Đất càng dốc khả năngxói mòn càng mạnh, xói mòn còn phụ thuộc vào chế độ mưa, loại đất, đặc điểmcủa thực vật che phủ và các hoạt động sử dụng đất của con người
- Xói mòn đang là nhân tố quan trọng làm suy thoái tài nguyên đất, làmhoang hoá các vùng đất dốc nhiệt đới, làm đói nghèo đời sống của người dân ởnhiều vùng trên thế giới
- Xói mòn càng mạnh khả năng phục hồi của đất và tài nguyên sinh vậtcàng khó khăn, vật liệu bào mòn làm cạn hồ tích nước, gây lũ lụt hạn hán.Chống xói mòn để bảo vệ vốn đất là một trong những nhiệm vụ cấp bách giúpcho sự tồn tại của con người trên hành tinh
3.2 Tính cấp bách của việc bảo tồn nước
Nước là một tài nguyên quan trọng cho cuộc sống của con ngời trên trái đất.Tuy nhiên nước cũng là một tai họa cho chúng ta nếu quá thừa hay quá thiếu, và
nó sẽ là những nguyên nhân gây ra các thiên tai như lũ lụt và hạn hán
Xét đến tài nguyên nước chúng ta nên quan tâm đến số lượng, sự điều hoàphân phối theo thời gian và chất lượng của nó
Nhu cầu về nước của con người ngày càng gia tăng :
- Nhu cầu nước của con người ngày càng tăng lên bao gồm nhu cầu nướctưới cho trồng trọt, nước cho chăn nuôi, nước cho công nghiệp và nước cho sinhhoạt hàng ngày
- Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoanghoá đất đai, lũ lụt, hạn hán
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm (ô nhiễm hữu cơ, chất độc hoá học, v.v )
- Việc sử dụng đất bị chi phối bởi lưu vực nước của các hệ thống sôngngòi và càng ngày người ta càng nhận thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của thượnglưu, hạ lưu một con sông và vùng biển của một khu vực
Trang 6• Các yếu tố chi phối đến xói mòn đất
Khí hậu
Quan hệ giữa điều kiện khí hậu với tình hình xói mòn đất hết sức mật thiết vàphức tạp.Ở nơi có độ ẩm cao do mưa nhiều dễ gây ra xói mòn Nhưng ở đâu cóđiều kiện khí hậu thuận lợi ở đó cây, cỏ sinh trưởng tốt và như vậy sẽ làm hạnchế xói mòn
Ngược lại ở nơi khô hạn, lượng mưa ít, cây cỏ khô cằn khả năng ngăn cản lựccông phá của giọt mưa kém, dễ xói mòn Nơi có gió mạnh làm tăng cường tốc
độ rơi của giọt mưa và dễ gây xói mòn
Trong các yếu tố khí hậu lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn mạnhnhất, nó thể hiện qua sự phân bố mưa theo mùa trong năm và cường độ mưa Cường độ mà càng lớn sức gõ của hạt mưa xuống mặt đất càng mạnh và làmtăng dòng nước mặt, độ xốp của đất giảm, sức thấm nước của đất giảm và làmtăng khả năng xói mòn đất
- Đất càng dốc, sườn dốc càng dài xói mòn càng mạnh
- Ngoài ra hướng dốc khác nhau điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau
Địa chất và đất
Đất là đối tượng của xói mòn, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽhình thành các loại đất với các tính chất khác nhau, như vậy tính chất và cường
độ xói mòn ở mỗi loại đất là không giống nhau
Hình thức xếp lớp của đá mẹ cũng ảnh hưởng tới xói mòn
Thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng rất lớn chế độ nước của đất và xóimòn;
Độ xốp của đất nói lên số lượng lỗ hổng trong đất nhiều hay ít do đó nó ảnhhưởng lớn tới tốc độ thấm nước và sức chứa nước của đất và như vậy có ảnhhưởng đến xói mòn
Tính chất hoá học của đất ảnh hưởng tới xói mòn đất: chẳng hạn hàm lượngchất hữu cơ cao sẽ thúc đẩy sự thấm nước vào đất; các ion Ca++, Mg++ có ảnhhưởng tốt đến cấu tượng đất
Thảm thực vật
Thảm thực vật sẽ ngăn cản tốt chống lại xói mòn đất, tán lá ngăn cản lực
Trang 7bề mặt mặt khác bộ rễ thực vật làm thành mạng lưới dày đặc trong đất có tácdụng giữ đất, làm tăng độ xốp của đất, làm tăng khả năng giữ nước của đất.Các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người.
Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trongnhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt làtài nguyên đất Con người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau
đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việclàm suy thoái tài nguyên đất
Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất như sau:
- Khai thác rừng không hợp lý
- Phá rừng làm nương rẫy
- Canh tác nông nghiệp không bền vững
- Lửa rừng
- Chăn thả gia súc quá mức
- Xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng đồi núi không hợp lý
- Khai thác khoáng sản không hợp lý
- Trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại câytrồng hợp lý
4 Kỹ thuật bảo tồn đất và nước phòng chống xói mòn đất trên đất dốc
4.1 Hệ thống kênh mương trên đất dốc
a Kênh mương tiêu nước
- Bố trí theo chu vi đất canh tác, độ sâu khoảng 0,5 m
- Kênh mương bố trí theo sát chu vi dù đất có độ dốc
- Cứ khoảng 15 m theo chiều dài dốc lại bố trí 1 đập chắn và hố chứanước để giảm chiều dài dốc góp phần làm giảm vận tốc dòng chảy
- Nên trồng các cây họ đậu hai bên bờ kênh mương để giữ đất
- Lợi dụng các khe rãnh tự nhiên, nếu không thì phải đào mới
- Phần cuối các mương tiêu nước cần được đào sâu hơn, rộng hơn phầntrên để nước không tụ lại quá nhiều và tràn sang hai bên bờ kênh tiêu nước
Trang 8Hình 1-8 : Đào kênh tiêu nước
b Đào rãnh và đắp bờ
- Xây dựng để gom nước thừa từ diện tích đất canh tác
- Nên xây dựng ở các vùng đất dốc từ 5 -25%
- Kênh mương đồng mức là rãnh thu nước song song với đường đồng mức
- Nên thiết kế: cứ khoảng đất canh tác rộng 15 -20m, có 1 kênh mương đồng mức
- Phía dưới mương, bờ mương được đắp để bảo vệ mương và thu nhiều nước hơn
- Bờ mương nên có một độ dốc nhỏ để tránh sự phá hoại do dòng nước chảy
- Việc đào mương và đắp bờ mương được tiến hành đồng thời và nên làm
từ đỉnh đồi trở xuống, phía dưới bờ mương có thể kết hợp trồng cỏ
Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác định kích thước của rãnh và đường đồng mức.
+ Bước 2: Tiến hành đào các rãnh sâu 50 - 60 cm, rộng 40 - 50 cm theo
đường đồng mức (Chú ý: Khoảng cách rãnh: 5 - 10 m tuỳ theo độ dốc)
+ Bước 3: Trồng cây dọc theo bờ đất, có thể xây dựng đập chắn và hố bẫy
đất để tăng hiệu quả phòng chống xói mòn
Trang 9
c Ưu điểm của kênh mương thu, tiêu nước trên đất dốc
- Bảo vệ đất canh tác không bị ảnh hưởng của nước chảy tràn từ đồi caoxuống
- Kiểm soát xói mòn theo khe
- Làm giảm ảnh hưởng bào mòn của nước chảy bề mặt
d Hạn chế
- Nếu thiết kế và xây dựng không đúng sẽ bị nước chảy tràn qua đất canhtác…
- Cần phải bảo trì và nạo vét liên tục
- Ở những nơi đất có thành phần cơ giới nhẹ cần phải gia công bờ mương
e Điều kiện áp dụng
- Nông hộ phải biết xác định chính xác đường đồng mức để đào mương
- Phải giành một phần diện tích đất canh tác để xây dựng kênh mương…
- Đường tiêu nước phải được có sự kết hợp với các nông hộ khác tránhgây mâu thuẫn xung đột
Trang 10- Dọc theo đường đồng mức và phía trên các hàng đai cây bụi đồng mức, cắt ngang mặt dốc làm bề mặt để đặt và giữ chặt các hòn đá lên nhau.
Hình 1-10: Tạo vật chắn bằng bờ đá đồng mức
- Nếu có nhiều đá thì nên xếp bờ tường đá cao ngang với điểm giữa 2 đường đồng mức
- Trồng cây bụi đa tác dụng phía trên dốc của bờ tường đá
- Trồng cỏ hoặc dứa phía dưới dốc của bờ tường đá
- Đá to xếp phía ngoài và đáy, đá nhỏ xếp bên trong và tạo bờ tường hình thang
- Khoảng cách giữa các bờ tường đá tùy thuộc vào độ dốc của đất canh tác
Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Đào kênh tiêu nước ở phía trên để ngăn ngừa dòng chảy từ trên
xuống
+ Bước 2: Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.
+ Bước 3: Đào nền móng cho bờ đá: Nền móng rộng từ 50-70 cm, sâu
10-25 cm Đất đào móng được lấp lên phía trên để tạo thành 1 bờ đất
+ Bước 4: Xếp bờ đá: Đá to xếp xuống dưới, đá nhỏ xếp lên trên và được
thu hẹp dần Khoảng cách giữa các bờ đá tuỳ thuộc vào độ dốc mặt đất
+ Bước 5: Trồng cây họ đậu mọc nhanh phía dưới bờ đá khoảng 10 cm và
cách nhau: 15-30 cm để giảm nguy cơ bị xói đổ bờ đá, ngoài ra còn cung cấp
Trang 11+ Bước 6: Trồng các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc phía trên bờ đá Đất
bị xói mòn sẽ bị giữ lại ở chân bờ và bón cho cỏ, cỏ làm thức ăn cho gia súc,phân xanh vv
b Ưu điểm
- Sử dụng luôn đá lẫn ở đất canh tác
- Có thể áp dụng ở mọi nơi, kể cả những nơi không đào được mương
- Bờ tường đá làm giảm tốc độ dòng chảy bề mặt, lắng đất cát
- Tăng lượng nước thấm vào đất
- Công trình này được sử dụng lâu dài hơn các loại khác
c Hạn chế
- Tốn công lao động, chiếm nhiều diện tích canh tác, có thể cản trở đi lại,…
- Phải thường xuyên bảo dưỡng tường đá, sau đất được tích tụ lại phía trên
- Để hiệu quả hơn cần phải có các mương tiêu nước
- Xếp đá cũng phải có kỹ thuật
d Điều kiện áp dụng
- Nơi phải có nhiều đá
- Nơi đất quá dốc thì khó áp dụng
- Bờ tường đá nên xây dựng và củng cố trong nhiều năm
4.3 Xây dựng bậc thang để canh tác
a Đặc điểm
- Xây dựng bậc thang để canh tác là 1 kỹ thuật canh tác bảo vệ đất,
thường được sử dụng trên đất dốc, sườn đồi núi để giữ nước và kiểm soát xói mòn đất
- Một loạt các bậc thang được xây dựng để canh tác trên đất dốc từ thấp đến cao
- Bờ taluy được đắp bằng đất đá và trồng cỏ để cố định
- Kích thước bề rộng bậc thang tùy thuộc vào độ dốc cả đất, chiều dài của lớp đất mặt và các loại hoa mầu được dự tính trồng
- Bờ taluy sau khi xây dựng chỉ nên cao tối đa 1,5 m
- Mô đất và bờ taluy quá cao sẽ tốn phí và bảo vệ khó
Trang 12Hình 1-11: Xác định kích thước L và L1 của bậc thang
Hình 1-12 : San bậc thang Hình 1-13: Đắp bờ bậc thang
- Bước 1: Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.
- Bước 2: Xác định kích thước (L) của bậc thang và khoảng cách (L1) giữa
các bậc thang Điều này phụ thuộc vào độ dốc bề mặt đất
- Bước 3: Đào bậc thang: Chú ý phải để riêng lớp đất mặt.
- Bước 4: San và đắp bờ bậc thang: Chú ý mặt của bậc thang phải hơi dốc
dần vào phía trong
- Bước 5: Đào rãnh ở mép trong của bậc thang để hạn chế dòng chảy.
- Bước 6: Trả lại lớp đất màu để canh tác.
Trang 13Hình 1-14: Ruộng bậc thang
b Một số điểm lưu ý khí xây dựng bậc thang
- Khởi công xây dựng bậc thang khi thời tiết không quá khô hay qúa ẩmướt
- Phải để riêng lớp đất mặt mầu mỡ, để sau này trải đều lên bề mặt bậcthang
- Nên đào hệ thống tiêu nước khi hoàn tất đắp bậc thang
- Bờ mô và taluy phải được đầm, nện chặt đất
- Bậc thang phải được xây dựng theo đường đồng mức
- Mặt của bậc thang phải hơi dốc dần vào phía trong
c Ưu điểm
- Kiểm xoát hiệu quả xói mòn đất
- Tăng lượng nước thấm vào đất
- Các mương tiêu nước ở mép trong của bậc thang giữ lại vật liệu xói mòn
- Giảm chiều dài dốc, giảm dòng chảy mặt
- Cải thiện được độ phì của đất
Trang 14- Nếu giữa các bậc thang có khoảng cách sẽ chiếm nhiều diện tích đấtcanh tác
e Điều kiện áp dụng
- Không thích hợp cho các loại đất rễ sạt lở
- Không thích hợp để trồng các loại cây không chịu được úng
- Nông dân nghèo, hệ thống bậc thang cho tỷ lệ thu hồi vốn và lợi nhuậnthấp so với kinh phí đầu tư ban đầu
- Xây dựng bậc thang canh tác lúa nước phải chọn ở nơi có nguồn nước
4.4 Rào cản cơ giới
a Đặc điểm
- Hạn chế tốc độ nước chảy trên bề mặt, giữ lại các sản phẩm xói mònmặt
- Rào cản cơ giới có thể làm bằng gỗ, cành nhánh cây hay đá
- Các cọc gỗ được đóng xuống đất, giữa chúng đan xen bằng tre, nứa,cành nhánh, cùng các vật liệu hữu cơ khác để cản dòng chảy của nước
- Khoảng cách giữa 2 hàng rào cản cơ giới tùy thuộc độ dốc của đất, tuynhiên khoảng cách đó cũng chỉ biến động 4-8 m, ở giữa rào cản cơ giới người tacanh tác cây nông nghiệp
b Ưu điểm
- Giảm lượng nước chảy trên bề mặt
- Giữ lại các sản phẩm xói mòn
- Nếu làm rào cản cơ giới sau một thời gian đất dốc có thể phát triểnthành bậc thang
- Có thể ngăn cản trâu bò phá hoại
- Tăng lượng nước thấm vào đất
c Hạn chế
- Rào cản cơ giới bằng tre, gỗ nên không bền, dễ mục trong 2-5 năm
- Tốn công lao động và tìm vật liệu
d Điều kiện áp dụng
- Áp dụng nơi có độ dốc trung bình nhưng canh tác trên đất dốc khônghiệu quả
- Nơi có lao động, sẵn có vật liệu hữu cơ
- Có thể nông dân chấp nhận làm rào cản cơ giới khi hoa mầu canh tácgiữa các rào cản cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao
Trang 154.5 Bẫy đất và nước
a Đặc điểm
- Đây là công trình xây dựng để giữ lại sản phẩm của xói mòn là đất vànước trên đất dốc
- Bẫy đất và nước thường được làm dạng hố và hào giữ nước được thiết
kế trong lòng các kênh thu và tiêu nước
- Kích thước của hố tùy thuộc vào độ dốc, mức độ của dòng chảy mặt vàmức độ cần bảo vệ của các kênh mương
- Các rào cản phía dưới hố để chắn đất, nước có thể làm bằng tre, gỗ, đáhoặc các loại vật liệu sẵn có ở địa phương
- Các hố tích nước riêng biệt cần kết hợp với các mô đất, 1 hố thường cókích thước dài 1 m, rộng 0,5m sâu 0,8 m
- Mô đất bố trí phía dưới dốc cách hố 1-2m
- Nếu hố với mục đích chứa, tích nước có thể làm lớn hơn, đáy và thành
có thể trát vữa bata
Hình 1-15: Bẫy đất và nước
b Ưu điểm
- Ngăn chặn sự phát triển, mở rộng và xói sâu các khe
- Tạo điều kiện tốt để các vật liệu bị bào mòn lắng đọng lại, tăng lượngnước thấm vào đất
- Giảm tốc độ dòng chảy ở các khe xói mòn và đường đồng nước chảy
- Nơi đất lắng đọng có thể canh tác hoa mầu, trồng cây ăn quả, cây côngnghiệp
- Đơn giản, dễ xây dựng
c Hạn chế
- Phải nạo vét thường xuyên để tránh nước tràn bờ trong các trận mưa lớn
- Các đập chắn phải bảo trì và sửa chữa thường xuyên
Trang 16- Các bẫy đất được xây dựng riêng lẻ nếu không có các hỗ trợ bảo vệ khác
sẽ kém hiệu quả
- Tốn công, tốn diện tích
d Điều kiện áp dụng
- Dễ áp dụng ở những nơi có sẵn vật liệu làm đập chắn
- Phân công lao động để nạo vét hố và tu sửa đập chắn thường xuyên
- Diện tích canh tác rộng và thiếu nước về mừa khô
4.6 Tích nước ở vùng cao
a Đặc điểm
- Các hồ tích nước nhỏ giúp lưu giữ nước mưa cho đất canh tác
- Hồ chứa nước nhỏ sẽ hiệu quả nếu được phối hợp với các yếu tố như:lưu vực nơi hứng nước mưa và tạo nước chảy tràn trên bề mặt
- Lưu vực nước phải có diện tích đủ lớn để gom nước vào hồ tích nước
- Địa điểm để xây dựng các hồ tích nước nhỏ có thể ở chỗ cao hay ở vùngđất thấp, thung lũng nơi có thể lợi dụng nước chảy thiên nhiên
Lượng nước chảy đến hồ phụ thuộc vào lượng nước mưa hàng năm, điềukiện đất đai, địa hình và độ che phủ thực vật
Ước tính lượng nước đến hồ bằng công thức sau:
W đến = 1000.P.F.δ
Trong đó:
W: Lượng nước đến hồ trong năm (m3hoặc 1000 m3)
δ: Hệ số dòng chảy bình quân trong năm, tháng
P: Lượng mưa hàng năm, tháng ứng với tần suất mưa (mm)
F: Diện tích thu nước của hồ (tính bằng km2 hoặc m2)
- Phải xây dựng đập ngăn nước và đập tràn xả lũ
- Phải chọn nơi đắp đập có nhiều dài ngắn nhất, bờ taly ở phía thượng lưuphải rải sỏi và thoải hơn phía hạ lưu
- Nên kết hợp làm đập tràn và mương tiêu xả ở một vị trí khác để bảo vệđập chính
b Ưu điểm
- Cải thiện được sức sản xuất lương thực, thực phẩm ở vùng cao
- Đảm bảo sự cân bằng và bảo tồn sinh thái
- Dễ xây dựng, đầu tư thấp
- Hạn chế tác hại của khô hạn, có nước tưới vào mùa khô cho đất canh tác
- Phần lớn xây dựng và quản lý cá thể nên tránh được tranh chấp
Trang 17c Hạn chế
- Tốn nhiều lao động
- Có thể thất thoát nước do bốc hơi hoặc rò rỉ
- Các loại thực vật thủy sinh và bèo nổi có thể xâm nhiễm hồ tích nước
- Không kiểm soát được lượng nước chảy tràn trong các trận mưa lớn cóthể gây hư hại hồ, đập
- Thiết kế và xây dựng kém, dẫn đến xói mòn và lụt ở phía dưới hồ
d Điều kiện áp dụng
- Nơi có độ thấm nước, rò rỉ cao cần tráng đáy hồ bằng plastic hay sétnặng
- Cần nhiều công lao động
- Mất một số diện tích đất canh tác, có thể nông dân không ưng thuận
- Cần có vốn để xây dựng hồ, đập
- Đòi hỏi người dân phải có kiến thức, kỹ năng để xây dựng và quản lý hồ
và hệ thống thủy lợi nhỏ
e Những bước quy hoạch hồ chứa nước nhỏ
- Xác định địa điểm xây dựng hồ chứa nước
+ Nơi xây dựng hồ thường là những thung lũng hoặc khe suối có diện tíchlấy nước lớn, lòng khe suối rộng, cửa xây đập hẹp
+ Với vùng núi đá vôi cần nắm vững các mạch ngầm…
- Thu thập các tài liệu cơ bản quy hoạch hồ, bản đồ, địa hình
+ Diện tích thu nước: Điều tra thực tế, bản đồ
+ Tài liệu thủy văn: Mưa lũ, hệ số, dòng chảy trên mặt, lượng bốc hơi+ Các tài liệu về nhu cầu nước tưới và các nhu cầu dùng nước khác
- Tính toán cân bằng nước của hồ chứa nước, lượng nước đến hồ, theocông thức (1)
a Khái niệm về cây che phủ đất
- Nghĩa hẹp: Cây che phủ đất bao gồm các cây phân xanh trồng xen giữa các hàng rộng của các cây thương phẩm trong hộ gia đình hay đồn điền (Cà phê,
Trang 18Cọ dầu, Dứa…) với tác dụng làm đất tốt, trồng co dại (chứ không quan tâm đến việc làm thức ăn chăn nuôi hay lấy hạt để ăn )
- Nghĩa rộng: Cây che phủ đất bao gồm tất cả các loài cây có chức năng bảo vệ quỹ đất, đa dạng sinh học cũng như tái tạo cảnh quan môi trường sống cho con người
Hình 1-16: Che phủ đất bằng lạc dại
Có thể hiểu rõ hơn, tức là tất cả các loài cây có thể làm phục hồi đất thoái hóa, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ các vùng đất xói lở, khai hoang lấn biển, chống cát bay và sa mạc hóa…
b Tác dụng của cây che phủ đất
* Tác dụng giữ đất, giữ nước
- Cây che phủ đất chống xói mòn rửa trôi đất
- Tạo nguồn nước và chống bốc hơi
* Tác dụng cải tạo đất và điều hòa dinh dưỡng
- Cải thiện chế độ mùn của đất
- Cải thiện tính chất vật lý, chế độ nước của đất
+ Đất tơi xốp hơn
+ Đất ẩm hơn
- Cải thiện kết cấu đất (tăng khả năng kết dính của các vi hạt, kết cấu đoànnạp lớn hơn, đất tơi xốp hơn)
- Tăng khả năng hấp thụ, trao đổi chất
- Tăng cường dự trữ dinh dưỡng cho đất
- Cây che phủ đất là nguồn đạm quan trọng cho đất (vật rơi rụng, cố định đạm sinh học nhờ cầy họ Đậu…)
- Chất hữu cơ ngăn ngừa cố định lân
Trang 19+ Chất tiết từ rễ cây họ đậu chứa nhiều acid Tactric và acid Citric, cácnhóm hydroxuyl và cacbonxyl của các acid này có khả năng tạo phức hợpChelat Fe3+ bởi thế giải phóng nhiều P từ phốt phát Fe và Al trong đất.
+ Vật liệu hữu cơ, phân xanh có thể ngăn ngừa có hiệu quả sự kết tủa lân
do Fe và Al di động, duy trì khá lâu nông độ lân dễ tan trong dung dịch đất
- Cây che phủ đất nguồn Kali sinh học đất
- Cây che phủ đất khống chế cỏ dại
* Tác dụng điều hòa khí hậu
- Điều hòa chế độ nhiệt, biên độ nhiệt
- Điều hòa độ ẩm
- Giảm lượng bốc hơi, thoát nước
* Cây che phủ đất góp phần xóa đói giảm nghèo
- Cung cấp lương thực thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Thức ăn chăn nuôi
- Phân xanh
- Gỗ, củi
* Cây che phủ đất tôn tạo cảnh quan văn hóa
c Các phương pháp sử dụng cây che phủ đất
* Cây phân xanh che phủ đất
Thường là cây đa mục đích: cây che phủ đất chống xói mòn, cho bóng, làm củi, lấy gỗ, lấy sợi, làm thức ăn gia súc, lương thực, làm thuốc chữa bệnh…
- Có thể có các hình thức sử dụng cây phân xanh:
+ Băng xanh, hàng rào xanh chống xói mòn
+ Hàng rào sống
+ Đai phòng hộ chắn gió
+ Che bóng cho cây ăn quả, công nghiệp, cây ngắn ngày…
+ Cây tiên phong cải tạo đất
* Cây thức ăn gia súc kiêm dụng
* Đai cây chắn sóng bảo vệ đê biển
* Đai cây cố định bãi bồi ven biển
* Đai cây chắn cát bay
* Đai cây chắn gió cho các lô trồng cây công nghiệp, hoa mầu, lúa…
* Cây hàng rào làng, vườn hộ, nương rãy cố định …
* Cây tạo cảnh quan văn hoa
d Một số nguyên tăc chọn cây trồng che phủ đất
- Mục đích sử dụng chính phải xác định rõ ngay từ đầu
Trang 20- Chọn cây trồng thích hợp với sinh thái khí hậu, cơ cấu cây trồng và chế
độ luôn canh vùng
- Cây mọc nhanh nhưng không trồng xen không lấn át cây trồng chính
- Tái sinh mạnh, đặc biệt là tái sinh hạt, năng suất hạt cao, ít sâu bệnh
- Chịu được đất chua, hạn hoặc úng ngập, đòi hỏi đầu tư ít, thích hợp vớinăng lực đầu tư thấp và trình độ kỹ thuật của người dân địa phương
- Cố gắng bố trí tối đa cây họ Đậu kết hợp với cây không phải họ Đậu, ưutiên các loài cây họ Đậu có hạt ăn được
Hình 1-17: Đậu nho nhe che phủ đất
- Ưu tiên chọn cây đa mục đích, kết hợp tối đa với cây dài ngày có bộ rễ
ăn sâu với cây ngắn ngày rễ ăn nông để tận dụng không gian dinh dưỡng
5.2 Luân canh hoa mầu
lý hòa tính và độ mầu mỡ của đất
- Các cây họ Đậu ngắn ngày thường được sử dụng nhiều trong hệ thốngluân canh
Trang 21Hình3-17: Luân canh cây đậu tương ở huyện Văn Chấn, Yên Bái
Hình 1-18: Cậy đậu tương
b Ưu điểm
- Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất
- Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng
- Giúp sự thất thoát chất dinh dưỡng
- Giúp giữ năng suất của hoa mầu
- Làm đa dạng hóa các loài canh tác, đa dạng sản phẩm, thay đổi khẩu phần bừa ăn cho nông dân
- Giúp kiểm soát sau bệnh hại, đặc biệt hạn chế sâu đơn thực (chỉ ăn một loại thức ăn)
c Hạn chế
- Có thể khó khăn cho nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn
- Ít được áp dụng với cây lâu năm
- Đôi khi đòi hỏi người nông dân trồng cây không phù hợp sở thích của họ
- Đòi hỏi người nông dân phải biết kỹ thuật trồng nhiều loài cây
- Có thể trước mắt cho thu nhập thấp
d Điều kiện áp dụng
- Áp dụng tốt trên đất nghèo kiệt
- Nơi người dân sẵn lao động và kinh nghiệm sản xuất
- Những nơi chính sách đất đai chưa rõ ràng có thể nản lòng người dân khi họ áp dụng các kỹ thuật bảo vệ đất và nước
Trang 22- Những nơi người dân có thói quen sản xuất hoa mầu trái vụ thì khó áp dụng…
5.3.Trồng cỏ theo băng trên đất dốc
a Đặc điểm
- Băng cỏ làm giảm dòng chảy mặt
- Băng cỏ phải được trồng theo đường đồng mức
- Băng cỏ cũng có thể được trồng ở các mô đất đắp ở mép bậc thang
- Băng cỏ cũng có thể được trồng ở phía trên dốc của bờ tường đá, rào cản
cơ giới
Hình 1-19: Trồng cỏ theo băng
- Phải định kỹ cắt tỉa băng cỏ (2-4 tháng/lần) để ngăn chúng ra hoa, lấyvật liệu che phủ đất dốc, thức ăn xanh cho gia súc
- Các hom cỏ có thể trồng hình nanh sấu, khoảng cách trồng 30x20 cm
- Các loài cỏ có thể trồng theo băng
Trang 23b Ưu điểm
- Hạn chế dòng chảy và giảm xói mòn bề mặt
- Cung cấp thức ăn cho gia súc
- Cung cấp vật liệu che phủ đất và phân bón
- Tăng lượng nước thấm vào đất, thúc đẩy hình thành các bậc thang tự nhiên
c Hạn chế
- Cần có các giống cỏ
- Cần công lao động để trồng, chăm sóc bằng cỏ
- Chăm sóc, che phủ không cẩn thận có thể dẫn đến phát triển nhu cỏ dại
- Có lao động để chăm sóc cắt tỉa cở
- Nơi mà nông dân phát triển chăn thả gia súc, chuyển đổi tập quán thảrông sang chăn dắt và nhốt chuồng
- Nơi phải cung ứng giống cỏ
- Nơi phải có diện tích canh tác nhiều
5.4.Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức
a Đặc điểm
Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức là kỹ thuật đơn giản
để giảm xói mòn trên đất dốc Các loài cây hay được chọn để trồng băng xanh làcác loài cây họ Đậu thân gỗ dài ngắn ngày hoặc cây bụi Các băng xanh nàythường được trồng dày sẽ làm giảm dòng chảy của nước mưa, tăng lượng nướcthêm vào đất, giữ đất lại để dẫn tạo thành các bậc thang tự nhiện
b Ưu điểm
- Hạn chế xói mòn đất do nước
- Cải thiện độ phì, độ ẩm đất
Trang 24- Cung cấp sinh khối làm phân xanh.
- Tạo bóng che thích hợp cho các loài cây khác
- Cung cấp vật liệu che phủ bề mặt đất
- Nguồn thức ăn gia súc, củi và vật liệu khác
- Cải thiện lý tính đất, tăng lượng nước thấm vào đất
Hình 1-20: Trồng cây xanh theo băng trên đường đồng mức
c Hạn chế
- Mất một phần đất canh tác để trồng băng xanh
- Các cây ở băng xanh có thể cạnh tranh nước, ánh, sáng dinh dưỡng vớicác cây trồng khác
- Băng cây xanh có thể là ký chủ trung gian hoặc phát triển sâu bệnh hạicây trồng khác
- Sự giữ nước kém hiệu quả khi có lượng mưa lớn có thể gây úng ngập và
lở đất, nhất là ở các triền dốc
d Điều kiện áp dụng
- Áp dụng ở những nơi mà mật độ dốc không quá lớn
- Dễ lựa chọn cây trồng và sẵn nguồn hạt giống
- Các nông hộ sẵn lao động
- Nên chọn lựa các cây họ Đậu đa tác dụng
- Người dân có kinh nghiệm làm đất, gây trồng và chăm sóc bằng câyxanh
Trang 25- Nếu tạo băng cây xanh bằng gieo hạt thẳng, nên gieo theo rạch, với mật
độ dầy và có lấp đất
- Nếu tạo cây xanh bằng trồng cây con thì mật độ sẽ thưa hơn Tùy đặcđiểm loài cây trồng mà có thể trồng kích thước cây, cây cách cây 0,5 m, hàngcách hàng 1 m, giữa các băng bố trí theo hình nanh sấu
Trang 26CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP
và khu vực nhiệt đới Châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nôngnghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo racác sản phẩm phụ khác như: gỗ, củi, đồ gia dụng…
Tại châu Á, Trung Quốc được coi là một trong những cái nôi nông nghiệpphương Đông Thời kỳ sơ khai, người ta đã nhận ra rằng canh tác kết hợp cây gỗvới cây nông nghiệp đã có từ lâu đời Vào triều đại nhà Hán người ta đã khuyếncáo phát triển cây gỗ cùng với chăn nuôi và canh tác nông nghiệp Lịch sử cổ đạiTrung Quốc đã ghi lại và mô tả khá tỷ mỉ về những kỹ thuật trồng xen
Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp trên thế giới:
- Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác;
- Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới;
- Sự gia tăng nạn phá rừng và suy thoái môi trường sinh thái;
- Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 và sau đó là
sự leo thang về giá cả và thiếu phân bón
b Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nônglâm kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫytruyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiềuvùng địa lý khác nhau trên khắp cả nước… Làng truyền thống của người Việtcũng có thể xem là một hệ thống nông lâm kết hợp bản địa với nhiều nét đặctrưng và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh tháiVườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh
mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng
Trang 27và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực miền núi Các hệ thống rừngngập mặn – nuôi trồng thuỷ sản cũng được phát triển mạnh ở vùng duyên hảicác tỉnh miền Trung và miền Nam Các dự án được tài trợ quốc tế cũng giớithiệu mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khuvực miền núi Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theophương thức nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiềm năng là chủ trương đúngđắn của Đảng và Nhà nước Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư,kinh tế mới, mới đây các chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661)
và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình đều có liên quan đếnviệc xây dựng và phát triển các hệ thống Nông lâm kết hợp tại Việt Nam
Các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng có một số nhà khoahọc, tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau Điển hình là các ấn phẩmcủa Lê Trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệ sinhthái nông nghiệp vùng Trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn.Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO
và IIRR (1995), cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến nôngkhuyến lâm dưới dạng các “Mô hình” sử dụng đất Mittelman (1997) đã có mộtcông trình tổng quát rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội
ở Việt Nam, đặc biệt là nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nônglâm kết hợp Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nônglâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩmô) vẫn còn rất ít
1.2 Triển vọng của nông lâm kết hợp
2 1 Thỏa mãn những nhu cầu trước mắt - mục tiêu chiến thuật của các nhà lâm nghiệp
Với mục tiêu trước mắt là lương thực, thực phẩm, đây là mục tiêu có tínhthuyết phục nhất đối với nông dân những người ngắn quyền lợi của họ đối vớicông việc hàng ngày khi thực hiện nông lâm kết hợp Bởi nông lâm kết hợp đã
và sẽ là một phương thức kinh doanh có những đóng góp tích cực trong sản xuấtlương thực
2.2 Bảo đảm chất lượng cây lâm nghiệp - rút ngắn chu kỳ kinh doanh
Ngoài sản xuất lương thực, một kết quả nữa để đánh giá là ở nông lâm kếthợp, chất lượng các cây lâm nghiệp được bảo đảm Điều này góp phần giảiquyết một cách thỏa đáng những yêu cầu về chất đốt, gỗ gia dụng và cho cả nềnkinh tế quốc dân Ở các hình thức kết hợp, các loài cây gỗ được tuyển chọn,chăm sóc và bảo vệ tốt, đặc biệt ở giai đoạn tuổi nhỏ; khi người ta chăm sóc vàbảo vệ các cây nông nghiệp ngắn ngày
Trang 282.3 Giải quyết mục tiêu lâu dài - chiến lược của các nhà lâm nghiệp
Xét về mặt chiến lược, nông lâm kết hợp có tác dụng bảo vệ và làm tốtmôi trường sống, sử dụng đất một cách hợp lý nhất nhằm duy trì và tăng độ phìcủa đất So sánh ba hệ sinh thái phổ biến: hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nôngnghiệp và hệ sinh thái nông lâm kết hợp sẽ chứng tỏ vai trò của thực vật trongviệc bảo vệ và tăng cường tiềm năng sản xuất của đất
2.4 Nông lâm kết hợp là một công cụ để phát triển nông thôn
Khi chuyển đổi từ nền lâm nghiệp quốc doanh truyền thống sang lâmnghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng, một vấn đề đối mặt với các nhà lâmnghiệp là những kiến thức liên quan đến quản lý hệ sinh thái tự nhiên thuần túyhoàn toàn không đáp ứng được với cơ chế mới Ở cơ chế này, đòi hỏi các nhàlâm nghiệp phải được trang bị thêm những kiến thức mới về xã hội, về kinh tế
và các khả năng tiếp thị Lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng đặt nhàlâm nghiệp vào giữa hai hệ thống cực kỳ phức tạp đó là hệ sinh thái rừng và hệ
xã hội con người Sự tác động qua lại giữa hai hệ thống này quyết định sự thànhcông hay thất bại của các dự án lâm nghiệp xã hội hay lâm nghiệp cộng đồng màtrong đó nông lâm kết hợp như một công cụ để triển khai các dự án đó Với vị trínày, nông lâm kết hợp được khẳng định như là một trong những công cụ có triểnvọng tốt nhất để phát triển nông thôn Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở các nướcđang phát triển; nơi mà khoảng cách về điều kiện sống, điều kiện văn hóa – xãhội, dân trí, giữa nông thôn và thành thị rất lớn Phát triển nông lâm kết hợp, tạicác vùng nông thôn khác nhau, người ta có thể thấy với số vốn đầu tư khônglớn, nhưng được quản lý tốt, kèm theo những hướng dẫn cụ thể tạo ra hạ tầng cơ
sở tốt cho việc phát triển nông thôn Ở đây, các dự án đầu tư cần tập trung vào
mở mang giao thông, các dịch vụ y tế, giáo dục và lưu thông hàng hóa… để cóthể từng bước nâng cao dân trí cho các cộng đồng người vùng trung du và miềnnúi, để họ có thể hòa nhập với cuộc sống chung và tiếp thu những kiến thức mới
về văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật
Trang 29Sơ đồ 2-1: Vai trò của nông lâm kết hợp trong phát triển nông thôn
2 Khái niệm và các đặc điểm của NLKH
2.1 Khái niệm
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thậpniên 1960 bởi King(1969) Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau đượcphát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp Sau đây là một sốkhái niệm khác nhau được phát triển cho đến nay:
Hình 2-1: Mô hình nông lâm kết hợp
trường sinh thái
Đa dạng sản phẩm,
hàng hóa
Bảo tồn các kỹ thuật bảnđịa/ văn hóa Tạo việc làm Bảo vệ tài nguyên,đa dạng sinh học
Phát triển nông thôn bền vững Xóa
đói giảm nghèo
Trang 30Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai bền vững làm gia tăng
sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa mầu (kể cả câytrồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên mộtdiện tích đất và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện vănhóa xã hội của dân cư địa phương (Bene và các cộng sự, 1977)
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm
của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tíchđất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân
cư tại địa phương (PCARRD, 1979)
Nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó
các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp,…)được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa mầuvà/ hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian Trongcác hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động hỗ tương qua lại cả về mặt sinhthái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lundgren và Raintree, 1983)
Nông lâm kết hợp là một hệ thống sủ dụng đất trong đó phối hợp cây lâu
năm với cây hoa mầu và vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái xãhội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuấttổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diệntích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khókhăn (Nair, 1987)
Từ các khái niệm nêu trên ta có thể hiểu một cách chung nhất về nông lâm
kết hợp như sau: Nông lâm kết hợp (NLKH) là tên gọi của các kỹ thuật sử dụng
đất, trong đó các cây gỗ lưu niên, cây nông nghiệp hoặc cỏ và dược liệu được trồng một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích Trong NLKH còn có
cả chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản những thành phần cây và con này đều
có quan hệ với nhau hỗ trợ nhau về hai mặt sinh thái và kinh tế.
2.2 Đặc điểm của nông lâm kết hợp
Từ khái niệm về nông lâm kết hợp ở trên cho ta thấy một hệ thống nônglâm kết hợp có các đặc điểm sau:
- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loài thực vật(hay thực vật và động vật) trong đó phải có ít nhất một loài cây trồng lâu năm
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống
- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn một năm
- Đa dạng hơn về mặt sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và kinh tế so vớicanh tác độc canh
- Giữa các thành phần có mối quan hệ tương hỗ, qua lại với nhau cả vềmặt sinh thái và kinh tế
Trang 31C©y LT, TP
Trang 32Như vậy: NLKH có thể xem là sự sản xuất trong đó có sự phối hợp giữasản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp, sự sản xuất phối hợp giữa câyngắn ngày và cây lâu năm Sự phối hợp này tạo ra sự đa dạng sản phẩm nói vềmặt sản xuất, đa dạng sinh học nói về mặt sinh thái Những sản phẩm nôngnghiệp (trừ cây ăn quả, cây đặc sản), nói chung thuộc loại ngắn ngày, tạo điềukiện thu hoạch thường xuyên để hỗ trợ cho cây lâu năm Trong khi đó, cây lâunăm đến lúc thu hoạch, sẽ quay lại đầu tư, nâng cấp cho cây ngắn ngày.
Trong NLKH có thể có cả chăn nuôi Chăn nuôi ngoài việc tạo thu nhập
về sản phẩm chính, nó còn cung cấp phân bón cho các sản xuất nông lâmnghiệp Ngược lại, sản xuất nông lâm nghiệp cung cấp thức ăn, nguyên vật liệulàm chuồng trại, chất đốt cho chăn nuôi
Tất cả những sản xuất đó tồn tại, diễn ra trên một mảnh đất nhất định,chúng liên quan ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về mọi mặt Có thể nói thay đổi mộtmặt này sẽ dẫn đến mặt khác thay đổi theo Bởi trong thực tế có muôn vàn các
hệ thống NLKH khác nhau
3 Mục tiêu của hệ thống NLKH
3.1 Đảm bảo giá trị cao nhất về kinh tế
Các hệ thống NLKH phải có năng suất cao, phải tạo được một khối lượngsản phẩm tổng hợp (nông nghiệp - lâm nghiệp - chăn nuôi) có giá trị cao hơnhẳn so với các hệ thống canh tác đơn thuần nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc chănnuôi
3.2 Đảm bảo môi trường sinh thái
Sản xuất lâm nghiệp theo truyền thống trước đây chỉ chú ý tới lợi nhuậnkinh tế trên sản phẩm gỗ mà coi nhẹ các mặt khác của rừng Ngày nay các nhàkhoa học đã khẳng định gía trị về môi trường của rừng lớn hơn nhiều lần giá trịkinh tế của gỗ Môi trường sinh thái sẽ ảnh hưởng lâu dài đến những lợi íchtrước mắt và lợi ích lâu dài, vì vậy khi canh tác theo hệ thống NLKH phải chú ýđến việc bảo vệ môi trường sinh thái
3.3 Tác động tích cực đến đời sống văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng
Các hệ thống NLKH có hiệu quả cao và có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy sự phát triển xã hội Thực hiện mục tiêu của NLKH là thiết lập côngbằng xã hội ở nông thôn NLKH góp phần tích cực trong công cuộc xây dựnglàng bản trù phú, văn minh, cuộc sống văn hoá, tinh thần ngày càng được nâng
Trang 33đưa miền núi tiên lên giầu mạnh, củng cố vững chắc các tuyến phòng thủ của tổQuốc, giữ vững an ninh quốc phòng.
4 Cơ sở khoa học của hệ thống NLKH
NLKH là một hệ canh tác phức tạp đã có cơ sở từ lâu đời, từ thực tiễn đãđúc kết thành những lý luận cơ bản, có luận cứ khoa học rõ ràng Cơ sở khoahọc của NLKH dựa trên 2 tiền đề sau đây:
a Tiền đề sinh học: Dựa trên nguyên lý cơ bản là cây rừng và các thành phần
khác mang lại cho đất và cây rừng những lợi thế có khả năng thúc đẩy sinhtrưởng và phát triển của cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi
- Bảo vệ đất:
Cây rừng với tán là dày đặc, tầng rễ ăn sâu, cành khô lá rụng nhiều cùngvới các loài cây nông nghiệp được trồng trong khu vực đó sẽ che phủ kín mặtđất, tạo ra được khả năng giữ đất rất tốt, chống được xói mòn, rửa trôi đất Mặtkhác rễ cây rừng sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng từ dưới sâu lên, làmcho bề mặt đất càng mầu mỡ hơn; Hơn nữa chính cành khô lá rụng của cây rừnglại chính là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất làm cho bề mặt đất càng tơixốp, cải thiện được cấu trúc của đất, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất
- Bảo vệ nguồn nước:
Hệ thống NLKH có hệ rễ nhiều tầng, phân bố đều ở trên bề mặt và ở các
độ sâu khác nhau, nước mưa dễ dàng thấm sâu xuống đất do đó làm tăng lượngnước dự trữ trong đất ( Hình 1) Ngoài ra cành rơi lá rụng che phủ mặt đất vừalàm hạn chế sự bốc hơi nước của bề mặt đất, vừa là vật liệu ngăn chặn sự vậnchuyển của dòng nước trên bề mặt, điều hoà được nguồn nước
- Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu:
Với nhiều tầng tán trong hệ thống NLKH, sẽ tạo ra một độ che phủ lớn,hạn chế được ánh sáng chiếu trực tiếp xuống mặt đất, do đó nhiệt độ mặt đấtthấp, có thể giảm hơn nơi không có rừng từ 10-150C, đồng thời làm tăng độ ẩmkhông khí, làm cho tiểu khí hậu khu vực được cải thiện
- Đảm bảo cân bằng sinh thái:
Hệ thống NLKH luôn tạo ra sự cân bằng giữa cây rừng, cây nông nghiệp,động vật nuôi và hoàn cảnh rừng, nhằm mục đích đảm bảo cân bằng sinh thái.Trên cơ sở đó con người có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra
b Tiền đề về kinh tế- xã hội:
Khi xây dựng hệ thống NLKH chúng ta không chỉ dựa trên lợi thế về mặtsinh học, tiền đề sinh học chỉ là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện NLKH, màchúng ta còn dựa trên vấn đề xã hội và kinh tế của từng khu cực Tức là chúng taphải đánh giá được hiện trang dân số ở khu vực đó, trình độ của những ngườidân, hiện nay đang canh tác theo hướng nào? lợi nhuận thu được từ các mô hình
Trang 34canh tác đó là bao nhiêu? Từ đó chúng ta sẽ phân tích và so sánh được hiệu quả
kinh tế của việc canh tác theo hệ thống NLKH và hệ thống NLKH sẽ giúp cho
người dân làm giầu theo các hướng sau đây:
- Tân dụng được nguồn lao động sắn có ở địa phương và mỗi gia đình
- Là nơi tạo ra và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thủ công và sản xuất
công nghiệp của địa phương và gia đình
- Là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, chất đốt, và phát triển chăn nuôi
đại gia súc cho các gia đình nông dân
- Là nơi cung cấp các sản phẩm từ gỗ cho việc xây dựng nhà cửa và đóng
5.1 Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp
- Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp
được hình thành và phát triển nhằm vào mục đich sản xuất nhiều loại lương thực
thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu hộ gia đình Điển hình là
hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nước ta Ưu
Hình 2-2: Vai trò của người quản lý đất dựa trên cơ sở khoa học của NLKH
Trang 35điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lươngthực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn.
- Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có
thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu… để đáp ứng nhu cầu về nguyênliệu cho hộ gia đình
- Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng
có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân
- Tăng thu nhập cho nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ítđòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp có khả năng đem lại thu nhậpcao cho hộ gia đình
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu
trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm tăng quan hệ tương hỗ (có lợi) giữacác thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổnđịnh cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh,hạn hán,…) sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thịtrường và giá cho nông hộ
5.2 Các lợi ích của nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường
- Nông lâm kết hợp bảo tồn tài nguyên đất và nước:
Hơn 20 năm nghiên cứu nông lâm kết hợp phối hợp với các kết quảnghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã chothấy các hệ thống nông lâm kết hợp - nếu được thiết kế và quản lý thích hợp - sẽ
có khả năng: Giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất; duy trì độ mùn và cảithiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả
sử dụng dunh dưỡng của cây trồng và vật nuôi Nhờ vậy làm gia tăng độ phì củađất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyênđất (Young, 1997)
Ngoài ra, trong các hệ thống nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chấtdinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thếgiảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm (Young, 1997)
- Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kếthợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên Mặt khác, nônglâm kết hợp là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mởrộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng Chính vì vậy mà canh tác nông lâmkết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phárừng (Young, 1997)
Các hộ dân qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận thức đượcvai trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới về kiếnthức, thái độ có lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng
Trang 36Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không giancủa hệ thống sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại vàcảnh quan.
Chính vì các lợi ích này mà nông lâm kết hợp thường được chú trọng pháttriển trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên
và bảo tồn nguồn gen
- Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính:
Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển nông lâm kết hợp trên qui
mô lớn có thể làm giảm khí C02 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác(Dioxon, 1995, 1996; Schroeder, 1994) Các cơ chế của tác động này có thể là:
sự đồng hóa khí C02 của cây thân gỗ; gia tăng lượng cácbon trong đất và giảmnạn phá rừng (Young, 1997)
6 Những tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống NLKH
Từ định nghĩa có thể chỉ ra được 3 tiêu chuẩn cần thiết phải đạt được một
hệ thống NLKH tốt là: Sức sản xuất, tính ổn định và tính thực tiễn
1/ Sức sản xuất cao: Sức sản xuất của mỗi mô hình NLKH được thể hiện:
- Nhiều loài sản phẩm của cây trồng và vật nuôi sẽ thu được từ hệ thốngnhư: lương thực, hoa quả, các loại rau, gỗ, củi và cỏ cho chăn nuôi gia súc Cácsản phẩm này là nguồn lợi qua đó người dân có nhiều sản phẩm bán và làm tăngthu nhập cho người dân Khi thiết kế phối hợp các loài cây trồng và đặt ra cácyêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cũng phải chú ý tới các loài cây trồng mà sảnphẩm của cúng có giá trị cao để giúp cho việc làm tăng thu nhập cho người nôngdân
- Ngoài những lợi nhuận trực tiếp, khi đánh giá một hệ thống NLKHchúng ta phải chú ý tới khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, duy trì nguồn nướccải tạo đất, tăng độ mầu mỡ cho đất, cải thiện điều kiện khí hậu nâng cao sứcsản xuất của đất
2/ Tính ổn định:
- Đối với những người nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống,thì phải chú trọng vào khâu làm thế nào để nâng cao được năng suất đồng thờinâng cao được sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo được tính ổnđịnh và lâu dài
- Do vậy khi canh tác theo hệ thống NLKH không chỉ duy trì được năngsuất ổn định lâu dài mà điều cốt lõi là giữ vững và phát triển được các yếu tốhoàn cảnh có lợi cho sự phát triển của cây trồng như: khí hậu, đất đai, tăng khảnăng thích nghi của mô hình nông lâm kết hợp
3/ Tính thực tiễn:
Trang 37- Các mô hình NLKH phải phù hợp với đời sống văn hoá xã hội của từngđịa phương như: Tập quán sinh hoạt, các truyền thống, lòng tin
- Mô hình phải phù hợp với trình độ người dân, khả năng kinh tế, nguồn
lao động, đơn giản, dễ hiểu
- Mô hình phải có sự phù hợp cao, mỗi một mô hình phải có sự điều chỉnhcho phù hợp với từng địa phương, sản phẩm tạo ra phải có thị trường tiêu thụ
- Để đảm bảo được yêu cầu này thì người dân phải trực tiếp tham gia vào lập kế hoạch, lập đề án và thiết kế hệ thống
Hình 2-3: Hệ thống rừng – ruộng bậc thang