KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚCNGUYỄN VĂN GIỚI QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC
Trang 1KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
NGUYỄN VĂN GIỚI
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC
XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
BÌNH ĐỊNH – 2016
Trang 2KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
NGUYỄN VĂN GIỚI
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC
XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục chính trị
Người hướng dẫn khoa học: Th.S LÊ VĂN LỢI
BÌNH ĐỊNH – 2016
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Chương 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM 9
2.1 HUYỆN AN LÃO VÀ TÌNH HÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO 45
2.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO 49
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO 69 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công, thành công, đại thành công” Đại đoàn kết là một nội dung lớnxuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh TheoNgười, lực lượng và phương diện đoàn kết gồm một hệ thống rộng lớn: đoàn kếtcác dân tộc, các tầng lớp, các đảng phái, các tôn giáo trong xã hội, với cả kiềubào nước ngoài và đoàn kết quốc tế Trong đó, đoàn kết các dân tộc trong cộngđồng dân tộc Việt Nam là một trong những vấn đề được Người quan tâm hàngđầu Và bản thân Người là hiện thân của tinh thần đoàn kết ấy
Hồ Chí Minh là người đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và
ra sức chăm lo cho cuộc sống đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộcViệt Nam Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Hồ ChíMinh đã cho tổ chức Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số để đồng bào thựchiện quyền bình đẳng về chính trị và các quyền lợi khác cũng như trách nhiệmđối với đất nước Tại Hội nghị này, Người đã nhấn mạnh rằng, các dân tộc được
tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lậphoàn toàn, tự do và hòa bình
Chính nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của các dân t ộc trongcộng đồng dân tộc Việt Nam đối với sự nghiệp chung của đất nước mà HồChí Minh đã rất quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển khối đoànkết giữa các dân tộc Người thường biểu dương truyền thống tốt đẹp và nhữngđóng góp to lớn của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam không chỉtrong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà cả trong xây dựng,bảo vệ Tổ quốc
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng và Nhà nước không thể không pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộcthiểu số Do vậy, Đảng ta rất quan tâm đến vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vềđoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam vào việc xây dựng khối
Trang 5đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng Tiếp nối tưtưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta xem đoàn kết các dântộc thiểu số là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đấtnước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nêu: “Đoàn kết, bìnhđẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnhphúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chínhsách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta” [7, tr 17]
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu thực hiện chính sáchdân tộc trong thời kì đổi mới là: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôntrọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùngphát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộcViệt Nam, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹpcủa các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sách kinh
tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là cácdân tộc thiểu số
Như vậy, trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn xác định xây dựng khốiđoàn kết dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là đường lối chiến lược, lànguồn sức mạnh, là động lực quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàndân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Huyện An Lão là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều dân tộcthiểu số Việc phát triển của huyện không thể tách rời sự phát triển của cộngđồng dân cư này Trong đó, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số có thể
nói là vấn đề mang tầm chiến lược Vì vậy, nghiên cứu “Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và vận dụng vào việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định” là cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có những công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài Có thểnêu một số công trình tiêu biểu sau:
Trang 6Về sách đã xuất bản:
- PGS.Phùng Hữu Phú (chủ biên), GS.Vũ Dương Ninh, PGS.Lê Mậu Hãn,PTS.Phạm Xanh (1995): “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác phẩm nghiên cứu quá trình hình thànhchiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, chiến lược đại đoàn kết trong cách mạnggiải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (CNXH), nhữngnội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốcthống nhất
- Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (đồng chủ biên): “Tưtưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Nghệ An Tác phẩm đã trìnhbày cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắnliền với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những nội dung cơ bản của tư tưởng HồChí Minh về độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tưtưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ mới
- Lê Văn Yên (1998): “Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trongcách mạng giải phóng dân tộc”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội Tácphẩm đã phân tích và chứng minh quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh trong xâydựng mối quan hệ đoàn kết giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong tràocách mạng vô sản quốc tế nhằm mục tiêu độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam.Một số quan điểm cơ bản và giá trị thực tiễn của chiến lược đoàn kết Hồ ChíMinh
- Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan, (1999): “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn kết dân tộc”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.Tác phẩm đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và Mặt trận đoànkết dân tộc Phần phụ lục giới thiệu biên niên hoạt động xây dựng Mặt trận đoànkết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tư tưởng đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộctrong thời kỳ đổi mới (2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tácphẩm đã tuyển chọn những bài tham luận trong Hội thảo Khoa học có chủ đề về
Trang 7tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng ấy trong quátrình Cách mạng Việt Nam.
- Hoàng Trang (2005): “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn
cờ tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong tácphẩm này đã trình bày lý luận về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh sự vậndụng linh hoạt nhuần nhuyễn quan điểm cơ bản, những giải pháp và nguyên tắccủa tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh một cách sáng tạo vào thực tiễn cáchmạng Việt Nam
- Đặng Nghiêm Vạn: “Quan hệ tộc người trong một quốc gia dân tộc”, Nhàxuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993 Tác phẩm nêu lên mối quan hệ giữacộng đồng tộc người và cộng đồng chính trị - xã hội trong lịch sử, dân tộc ViệtNam và các dân tộc ở Việt Nam
- Vũ Văn Hậu (2009): “Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở ViệtNam trong bối cảnh hôm nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Tác phẩm đã trìnhbày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáotrong tư tưởng Hồ Chí Minh; quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trongbối cảnh hiện nay, củng cố quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam và tácđộng toàn cầu hóa đối với đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay
Về đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
- Nguyễn Xuân Thông (1995): “Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và
sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 – 1954”, luận án tiến sĩ sửhọc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995 Ở luận án này, tác giả đã
sử dụng phương pháp logic - lịch sử làm phương pháp chủ đạo, để tìm hiểu vàchứng minh tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh được Người trực tiếp vậndụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, kể từ thời niên thiếu của Người (1930)đến khi cách mạng thành công (1954) Đây là luận án có giá trị khoa học và có
ý nghĩa thực tiễn cao đối với việc xây dựng và củng cố khối trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
- Khuất Thị Hoa: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thể hiệntrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)”, Luận án
Trang 8tiến sĩ sử học, Học Đại đoàn kết toàn dân viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2000 Luận án đã đi sâu tìm hiểu chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ ChíMinh được thể hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lượcgiai đoạn 1945-1954 Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề Đại đoànkết toàn dân và những giải pháp có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm chỉ đạoviệc củng cố, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
- Vũ Thị Thuỷ (2006): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc vàthực hiện bình đẳng dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp đổi mới, luận vănthạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học”, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn vềviệc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả VũThị Thuỷ đã đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tính thuyết phục nhằmcủng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh ở tỉnh TháiNguyên, để tăng cường việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc ở tỉnh TháiNguyên trong giai đoạn hiện nay
- Ngô Minh Hoàng (2007): “Đại đoàn kết dân tộc thiểu số trong tư tưởng
Hồ Chí Minh với việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số TâyNguyên hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ ChíMinh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đã nghiên cứutình hình thực tiễn ở địa phương Tây Nguyên, đặc biệt sau sự kiện bạo độngchính trị, gây chia rẽ khối đoàn kết giữa đồng bào kinh với đồng bào dân tộcthiểu số ở Tây Nguyên, từ đó đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tínhthuyết phục nhằm củng cố và xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc thiểu số ở địabàn Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay
- Trần Phú Quý (2008): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thiểu số
và vận dụng vào giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Luận vănthạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trịHành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Tựu trung, các luận án, luận văn với những nội dung nghiên cứu kể trên là
Trang 9nguồn tư liệu rất bổ ích cho tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn củamình ở khía cạnh vận dụng tư tưởng đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ ChíMinh trong thực tiễn thời kỳ đổi mới đất nước.
sở hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu về vấn đề xây dựng khối đoàn kết cácdân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời kỳ đổi mới theo tưtưởng Hồ Chí Minh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số và qua sự khảo sát, nghiên cứuthực trạng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiệnnay, đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đoàn kết cácdân tộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Trang 10- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đoàn kết cácdân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay dưới ánh sáng tưtưởng Hồ Chí Minh.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
4.1 Đối tượng
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộngđồng dân tộc Việt Nam thể hiện trong các tác phẩm, bài nói, bài viết và hoạtđộng thực tiễn của Người
- Thực tiễn xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số và kết quả thực hiệnchính sách dân tộc của huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 - 2015
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết có nhiều nội dung, đối tượng đoàn kết
rất rộng, bao gồm các giai cấp, tầng lớp,…Khóa luận này chỉ nghiên cứu quanđiểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
- Thực trạng công tác xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở huyện An Lão,tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 – 2015
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
5.1 Cơ sở lý luận
Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kếtdân tộc
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận biện chứng duy vật: trên quan điểm duy vật và phươngpháp biện chứng, xem xét các quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết các dântộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
- Phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sátthực tiễn, so sánh, … để làm rõ nội dung của khóa luận
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận.
- Góp phần hệ thống hóa, làm đa dạng và phong phú thêm những hiểu biết vềvấn đề đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 11- Góp phần đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kếtcác dân tộc thiểu số huyện An Lão.
- Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu vàgiảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết
Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộngđồng dân tộc Việt Nam
Chương 2: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam vào việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ởhuyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay
Trang 12Chương 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm dân tộc
Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của mộtquá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trước khi dân tộc xuất hiện,loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộlạc, bộ tộc
Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến.Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hànghóa đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xóa bỏ,thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thịtrường dân tộc Cùng với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi củacác nhân tố ý thức, văn hóa, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làmcho dân tộc xuất hiện Chỉ đến lúc đó tất cả lãnh địa của các nước phương Tâymới thực sự hợp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộcđược hình thành
Ngược lại, ở phương Đông do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù,đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc
đã được hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản xác lập, dựa trên cơ sở một nềnvăn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi, dựa trên
cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định nhưng nhìnchung còn kém phát triển và ở tình trạng phân tán Có thể thấy rằng, do điềukiện địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội ở từng khu vực, từng châu lục, lãnh thổ nên
sự hình thành dân tộc cũng có sự khác nhau Vậy dân tộc là gì ?
Theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, dân tộc là sản vật của sự phát
Trang 13triển lâu dài của xã hội Trước dân tộc là những hình thức cộng đồng tiền dântộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫnđến việc xuất hiện các dân tộc.
Theo đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa ViệtNam phát hành, thì “Dân tộc là cộng đồng người ổn định hình thành trongquá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế
và tâm lí”[52, tr.520] V I Lê-nin đã nhận xét rằng: Dân tộc là sản vật và hìnhthức tất nhiên của thời đại tư sản trong quá trình phát triển của xã hội Theoquan điểm duy vật lịch sử, “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hìnhthành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có chung các mối liên hệ về kinh
tế, có chung một ngôn ngữ, một nền văn hóa” [39, tr.108]
Như vậy, dân tộc là một cộng đồng vững chắc về mặt lịch sử của những
con người, là hình thức phát triển xã hội được hình thành trên cơ sở cùng có chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và những đặc điểm về văn hóa, kinh
tế, ý thức, tâm lý riêng của mình Dân tộc thường được nhận biết thông qua
những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế Đây là đặc trưng
quan trọng nhất của dân tộc Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộphận, thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dântộc
Thứ hai, có thể cư trú trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú
đan xen với nhiều dân tộc anh em Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọnggắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ
Thứ ba, có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng làm công cụ giao
tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tình cảm…
Thứ tư, có nét tâm lý riêng biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và
tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn hóa của cảcộng đồng các dân tộc
Như vậy, cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặctrưng trên, các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau,
Trang 14đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định.
Từ đó cho thấy, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất :
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù.Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia -quốc gia có nhiều dân tộc
Hai là dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước,
có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất quốc ngữ chung và ý thức về sựthống nhất quốc gia mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyềnthống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong suốt quá trình lịch sử lâu dàidựng nước và giữ nước Với nghĩa như vậy, dân tộc là toàn bộ nhân dân củaquốc gia đó
1.1.2 Khái niệm dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo đốitượng nghiên cứu của từng khoa học hay quan điểm của mỗi quốc gia dân tộc.Đứng trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộcthiểu số chia làm hai thành phần:
Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử là tập thể tộc người đã có mặt trênvùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa
Dân tộc thiểu số di cư là những người nước ngoài sang định cư tại mộtquốc gia có chủ quyền Năm 1992, Liên Hợp Quốc thông qua khái niệm về “dântộc thiểu số” bằng cách dựa quan điểm mà Gs Francesco Capotorti (đặc pháiviên của Liên Hợp Quốc) đã đưa ra vào năm 1977: Dân tộc thiểu số là thuật ngữ
ám chỉ cho một nhóm người từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ củamột quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này
Nhà xã hội học Mỹ Louis Wirth năm 1945 đã đưa ra một định nghĩa kháthông dụng về nhóm người thiểu số như sau: “Có thể gọi là thiểu số mọi nhómngười, do một số nét đặc thù về ngoại hình hay văn hoá, bị đối xử khác biệt vàkhông bằng những thành viên khác của xã hội mà họ sinh sống và do đó tự coi
Trang 15mình là đối tượng của một sự phân biệt tập thể” Đại từ điển Tiếng Việt củaNguyễn Như Ý thì cho rằng “dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít cư trú trongcộng đồng quốc gia nhiều dân tộc (có một dân tộc đa số) sống ở vùng hẻo lánh,ngoại vi, vùng ít phát triển về kinh tế xã hội”[52, tr 520].
Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 củaChính phủ về công tác dân tộc giải thích: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có
số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam” [15, tr 141]
Sinh thời Hồ Chí Minh rất chăm lo, xây dựng phát triển khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, đặc biệt là đoàn kết các dân tộc thiểu số với nhau Người có một tìnhthương và sự đồng cảm rất lớn đối với những người lao động nghèo khổ Đóchính là yếu tố quan trọng gắn kết Người với đồng bào: “Người cùng chung sống,làm việc và hòa nhập với cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số Nhữngngày đầu khi trở về Tổ quốc, Người chọn hang Pác Bó làm nơi ở…”[38, tr 280].Người thường dùng các thuật ngữ: “dân tộc đa số”, “dân tộc thiểu số”, “đồng bàoThượng du”, “anh em thiểu số”, “anh chị em các dân tộc”, “đồng bào các dântộc”, không mấy khi dùng: thị tộc, bộ tộc, sắc tộc
Có thể nói rằng, dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít trong một quốc gia
đa dân tộc, có nơi sinh sống và cư trú vùng núi, có những nét đặc trưng riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tạo nên sự đa dạng cho quốc gia dân tộc Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều là thống nhất với nhau tạo nên một quốc gia đa dân tộc.
1.1.3 Khái niệm đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
1.1.3.1 Khái niệm đoàn kết
Đoàn kết là một thuật ngữ ra đời rất sớm trong lịch sử loài người và được
sử dụng rất phổ biến, rộng rãi Nhưng ở mỗi giai đoạn, thời kỳ, quan niệm vềđoàn kết của từng quốc gia riêng cũng có sự khác biệt nhau Đến giữa thế kỷXIX, C.Mác và Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, đã nêukhẩu hiệu “Vô sản các nước đoàn kết lại” Kế thừa và phát triển tư tưởng tập
Trang 16hợp lực lượng cách mạng quốc tế của C.Mác và Ph.Ăngghen phù hợp với thời
kỳ lịch sử mới, V.I.Lênin cũng kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc
bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại” Song, cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen,V.I.Lênin vẫn chưa nêu ra một định nghĩa hoàn chỉnh về đoàn kết
Nghiên cứu tác phẩm của các ông để lại, có thể thấy, đoàn kết theo quanđiểm của các ông mang hàm ý là sự “hiệp đồng”, “liên minh”, “gần gũi nhau” cónguyên tắc giữa giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức Đây là nhữngyêu cầu khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và cácdân tộc bị áp bức chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc
Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, khái niệm đoàn kết ngay từ đầu đượchiểu là sự “cố kết”, “gắn bó” cộng đồng dân tộc trước nhu cầu của cuộc chiếnchống thiên tai, ngoại xâm để tồn tại và phát triển.“Đoàn kết là kết thành mộtkhối thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau” Sự “cố kết”, “gắn bó”
đã thấm sâu vào các thế hệ người Việt và trở thành một truyền thống quý báucủa dân tộc Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do Nhà xuất bảnGiáo Dục ấn hành năm 1994 và sau đó là các từ điển khác đều đưa ra khái niệm
đoàn kết như sau: Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hành động vì
một mục đích chung Đây chỉ là định nghĩa mang vẻ bề ngoài chứ chưa đi sâu
nội dung đầy đủ của khái niệm; đó là nghĩa của từ, xét về mặt ngôn ngữ
Đại đoàn kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân tức làcông nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dân lao động khác
Đó là cái gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốccủa cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn các tầng lớpnhân dân khác [31, tr 244]
Như vậy, đoàn kết là sự kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâuthuẫn, chống đối nhau vì cùng mục đích chung nào đó và đồng thời mang tính
đa dạng phong phú giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo
1.1.3.2 Khái niệm đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhận thức sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vai trò của quầnchúng nhân dân và kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, Hồ Chí Minh
Trang 17luôn coi dân là gốc, nguồn sức mạnh vô tận, là lực lượng chủ yếu quyết địnhthành công của cách mạng
Do đó, khi nói đến khái niệm đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh là đạiđoàn kết toàn dân Người đã từng nói Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng
để họ đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làmchủ, đó là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là côngviệc của một số người, của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam Sự nghiệp ấy chỉ cóthể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc Vìvậy, theo quan niệm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một nhân tố quan trọngnhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Thường thức Chính trị”, Hồ Chí Minh có đưa ra địnhnghĩa dân: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
và những phần tử khác yêu nước” [29, tr 264] Theo đó, khái niệm “Dân”,hay “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, bao gồm tất
cả những người Việt Nam yêu nước Hồ Chí Minh cho rằng tất cả những aithừa nhận mình là con dân nước Việt thì đều là dân cả Người thường dùngcác khái niệm để nói về “dân”: nhân dân, quần chúng nhân dân, dân ta, đồngbào…để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “con Lạc, cháu Hồng”, “con Rồng,cháu Tiên”, “người chung một bọc”; không phân biệt đảng phái, giai cấp, già,trẻ, gái, trai, giàu nghèo, dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người theo tôngiáo với người không theo tôn giáo, …Như vậy, những người Việt Nam phảnquốc không thuộc phạm trù “dân” Người giải thích:
Nhân dân và quốc dân khác nhau…Những bọn phản động chưađến nỗi bị xử tử, vẫn là quốc dân Nhưng chúng không được ởtrong địa vị nhân dân, không được hưởng quyền lợi như nhân dân.Chúng không có quyền tuyển cử, ứng cử; không có quyền tổ chứctuyên truyền, v.v… Song chúng cần phải làm tròn nghĩa vụ, nhưphục tùng trật tự, tuân theo pháp luật của nhân dân [29, tr 264]
Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng nhân tố để giúp đoàn kết các giai cấp đólại với nhau là giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Trang 18Nam Đồng thời, Người nhấn mạnh tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc vềnhân dân Tất cả lợi ích đều phục vụ cho nhân dân Qua đó thể hiện rõ bản chấtcủa Nhà nước ta: “của dân, do dân, vì dân” Người đã nói rằng:
Nhân dân là: Bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc.Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp
ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình Đối với nội bộ nhân dânthì thực hành dân chủ Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phảnđộng, thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng.Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọiquyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông,tiểu tư sản và tư sản dân tộc Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhânlãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giaicấp dân chủ và các dân tộc trong nước, để thực hành dân chủchuyên chính [27, tr 262]
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng mỗi giai cấp, tầng lớp đều đóng vai trò quan trọngtrong xã hội và là một nhân tố để hình thành khối đoàn kết các dân tộc trongcộng đồng dân tộc Việt Nam Từ đó mới có thể phát huy sức mạnh của khối đạiđoàn kết dân tộc để vượt qua những khó khăn, thách thức giành những thắng lợi
vẻ vang cho cách mạng Việt Nam Người còn khẳng định chính bốn giai cấpcông, nông, tư sản và tiểu tư sản là nguồn gốc cho động lực cách mạng
Dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ là những người ViệtNam đang sinh sống trong nước mà còn bao hàm cả cộng đồng người Việt đangsinh sống và định cư ở nước ngoài có tinh thần “ái quốc”, nguyện phấn đấu chomục tiêu chung: độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân
Họ đều là lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc
Tuy nhiên, trong khối đoàn kết dân tộc đó phải được tổ chức, sắp xếp mộtcách đúng đắn và khoa học, phải thể hiện lập trường giai cấp rõ ràng Hồ ChíMinh phân tích sâu hơn đâu là những lực lượng nòng cốt tạo nên cái nền tảng
ấy, Người viết:
Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công nông,
Trang 19cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thốngnhất” Người chỉ rõ: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kếtđại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nôngdân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đạiđoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây [30, tr 244].Với cương vị là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, đứng đầu Nhà nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa 24 năm liền, Người đã tập hợp các dân tộc, các giai cấp,tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ trí thức yêu nước, đồng bào trong nước vàkiều bào, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng ViệtNam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.Người đã trở thành linh hồn, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càngrộng rãi và bền vững Đại đoàn kết dân tộc rõ ràng là một nội dung xuyên suốttrong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt động thực tiễn cách mạng.Tóm lại, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết toàndân rộng rãi tất cả những người Việt Nam không phân biệt giai cấp, giới tính,tôn giáo, thành phần xã hội, đa số hay thiểu số, ở trong nước hay đang sinh sống
ở nước ngoài, miễn là người đó có tinh thần yêu nước
1.2 NỘI DUNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1.2.1 Vai trò của khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh
em cùng chung sống, kề vai sát cánh bên nhau trong suốt quá trình dựng nước
và giữ nước, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số Phần lớn các dân tộc thiểu sốViệt Nam sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là những vùng
có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng
và môi trường sinh thái Đồng bào các dân tộc vốn có truyền thống đoàn kết lâuđời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiêntai và xây dựng đất nước Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, góp phầntạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa dân tộc
Trong thời đại của Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và thuộc địa, vấn đề đấu
Trang 20tranh giải phóng dân tộc bị áp bức nổi lên như một yêu cầu lịch sử khách quan.
Đó không chỉ là một xu thế trong lịch sử nhân loại cuối thế kỷ XIX, gần suốt thế
kỷ XX mà còn là yêu cầu trực tiếp của lịch sử Việt Nam Sau thất bại của cácchí sĩ yêu nước, Hồ Chí Minh đã tìm cho mình một con đường đi riêng, phát huyđược sức mạnh của dân tộc và thời đại làm nên kỳ tích chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc ta thời kỳ lịch sử hiện đại Một trong những nguyên nhân quan trọngcủa thành công đó là tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết nói chung và đoàn kếtcác dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh
Có thể nói rằng, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam làmột vấn đề xuyên suốt, nhất quán nổi bật lý luận cũng như hoạt động thực tiễncủa Hồ Chí Minh Từ truyền thống đoàn kết của dân tộc, với nhãn quan chính trịthiên tài, Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc,
từ lực lượng công – nông – trí thức cách mạng, đến các tầng lớp trung gian, cácdân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, để tạo thành lực lượng tổng hợptrong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Theo Hồ Chí Minh đoàn kết có một vai trò quan trọng đối với sự thành bại của
cách mạng Việt Nam.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh vẫn chưa lý giảithấu đáo nguyên nhân thành bại các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ởnước ta; nhưng với nhãn quan chính trị sâu sắc, Người đã sớm nhận ra nhữnghạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng, tìm sự cầu viện, đồng minh của cácnhà cách mạng tiền bối trước yêu cầu khách quan mới của lịch sử và sự thay đổicủa tình hình thế giới Đến khi được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị của đoàn kết cũng nhưnguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào chống thực dân Pháp của cácnhà cách mạng tiền bối Từ đó, Người có một niềm tin rất lớn vào sức mạnh củađoàn kết đối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam
Đoàn kết là nguyên nhân của mọi thành công, Người đã chỉ rõ:
“đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của mọi thành công” [35, tr.186] Hồ Chí Minh chỉ ra thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng
Trang 21điều đó:
Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làmđược hết cả Ví dụ: Lật đổ chế độ thực dân phong kiến có khókhông? Khó thế nhưng ta đoàn kết nên ta lật đổ được Lúc bắt đầukháng chiến ta ở trong hoàn cảnh rất khó khăn Pháp có hải quân,không quân, xe tăng, có những tến tướng có kinh nghiệm mấy chụcnăm, có khí giới của Mỹ giúp Lúc đó, cơ đồ ta chỉ có tay không màphải đánh một kẻ địch mạnh hơn Nhưng chúng ta đã thắng Vì sao?
Vì đoàn kết” [31, tr 602]
Người cũng chỉ ra bài học quý báu trong lịch sử: “Sử ta dạy cho ta bàihọc: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta được độc lập tự
do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Vậy, nay
ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn… khôi phục lại độclập, tự do”[24, tr 255]
Có thể thấy rằng, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
có vai trò quan trọng đối với cách mạng Việt Nam Vai trò đó còn thể hiện ở tầmquan trọng về địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số Nếu bỏ lỡ địa bàn này sẽkhông phát huy sức mạnh của toàn dân tộc Các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu
ở vùng núi, vùng dọc biên giới chiếm 2/3 diện tích đất liền của cả nước Vùngđồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống có tiềm năng lớn về đất đai và rừng, tàinguyên khoáng sản, thủy năng…Từ bao đời nay, địa bàn cư trú của các dân tộcthiểu số luôn là lá chắn bảo vệ biên cương Tổ quốc, có tầm quan trọng về chínhtrị, kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nước Trong quá trình dựng nước vàgiữ nước các triều đại phong kiến Việt Nam và các nhà chính trị trước Hồ ChíMinh cũng rất coi trọng việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dântộc Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong việc bảo vệ biêngiới của Tổ quốc, góp phần bảo vệ củng cố và xây dựng đất nước
Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ ChíMinh quyết định chọn Cao Bằng làm căn cứ địa Người nói:
Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng cho cách mạng ta Cao
Trang 22Bằng có phong trào từ trước, lại kề biên giới, lấy đó làm cơ sở liênlạc quốc tế thuận lợi Nhưng từ Cao Bằng phát triển về TháiNguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốcđược Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khiphát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khókhăn có thể giữ được [12, tr 33].
Tại Hội nghị Cán bộ miền núi ngày 1 tháng 9 năm 1962, Hồ Chí Minh chỉ
rõ rằng: “Miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị, quốcphòng của cả nước” [34, tr 458] Với Hồ Chí Minh, trong kháng chiến haytrong xây dựng đất nước, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc ViệtNam luôn giữ vị trí “đầu nguồn’ Lòng nồng nàn yêu nước, truyền thống đoànkết, tính trung thực, thật thà, chịu khó của các đồng bào trong cộng đồng dân tộcViệt Nam là cơ sở để Người tin tưởng sâu sắc rằng:
Đồng bào miền núi có truyền thống cần cù và dũng cảm Trong thời
kỳ kháng chiến, đồng bào miền núi đã có những công trạng vẻ vang
và oanh liệt Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc,đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình[34, tr 458]
Đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có vinh dự được đónNgười về nước hoạt động trong suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Phápcho đến khi Người về Thủ đô Hà Nội Người và Trung ương Đảng, Chính Phủ
đã chọn các tỉnh Việt Bắc để làm căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến; đãchọn Điện Biên Phủ ở Tây Bắc là điểm quyết chiến kết thúc sự xâm lược củathực dân Pháp Chính trong quá trình cách mạng đó, đồng bào các dân tộc đãđược Hồ Chí Minh tổ chức, rèn luyện, đào tạo, đoàn kết tập hợp vào phong tràocách mạng trong cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm nênthắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến thần kỳ chống giặc ngoại xâm
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sức mạnh đoàn kết các dân tộc trongđại gia đình các dân tộc Việt Nam không những phát huy vai trò
Trang 23quan trọng trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc
và tay sai, giành độc lập, thống nhất đất nước mà còn có vai tròquan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội mới, hướng tới xóa
bỏ nghèo nàn, lạc hậu và sự ngăn cách giữa các dân tộc đồng thờimang lại hạnh phúc, no ấm và tiến bộ, văn minh cho tất cả đồngbào các dân tộc [20, tr 296]
Hồ Chí Minh là người trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và nơi màNgười nhắc nhiều nhất đó là Việt Bắc – cái tên ra đời trong kháng chiến chốngthực dân Pháp đã đi vào lịch sử và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, thanhthiếu niên nước ta như một niềm tự hào là “thủ đô kháng chiến” Đúng như câuthơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ở đâu đau đớn giống nòi,Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”[43, tr 80]
Trong tác phẩm Việt Bắc anh dũng viết sau cách mạng Tháng Tám năm
1945, trong mục Con Rồng cháu Tiên, Hồ Chí Minh đã đánh giá vị trí, ý nghĩatruyền thống yêu nước lâu dài có trên mảnh đất này và đánh giá cao lòng yêunước của đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam trên địa bàn:
Đồng bào Việt Bắc gồm có Kinh, Thổ, Nùng, Tày, Thái, v.v…phong tục tập quán tuy có khác nhau ít nhiều nhưng lòng nồn nànyêu nước, lòng căm hờn thực dân thì muôn người như một Lòngyêu nước của đồng bào, nhập với hình thể hiểm trở của núi sôngthành một lực lượng vô địch, nó đã đánh tan cuộc tấn công củathực dân trong trận vừa rồi Nếu muốn chép lại hết cả những sự hisinh và oanh liệt của nhân dân, thì phải mấy quyển sách mới đủ.Vậy đây chúng ta chỉ nhắc lại vài thí dụ, để nói rằng tất cả các giớiđồng bào toàn dân nhất trí đều hăng hái tham gia công cuộc bảo vệViệt Bắc [26, tr 448]
Những đánh giá của Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy không chỉ có đồng bàoKinh, mà tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có một lòng yêu nướcthiết tha Chính lòng yêu nước ấy nó đã kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
Trang 24mẽ nó giúp cho dân tộc đó có thể vượt qua những khó khăn và gian khó trongmọi hoàn cảnh lịch sử dựng nước, giữ nước Đồng thời, nó tạo nên một truyềnthống đoàn kết của dân tộc.
Để chứng minh cho tinh thần đoàn kết, yêu nước của đồng bào các dân tộc
ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa các ví dụ sinh động, cụ thể với các tấm gươngcủa các phụ lão ở Tuyên Quang, Cao Bằng không sợ mũi súng của quân địch,không khai nơi bộ đội đóng quân hoặc xung phong cùng dân quân đánh giặc;của các cháu nhi đồng ở Chợ Chu ném lựu đạn vào giặc Pháp; của phụ nữ ởCao Bằng, với câu chuyện cụ bà ở Phúc Yên dùng dao và lựu đạn giết giặc; củanông dân ở Thái Nguyên, Tuyên Quang dùng mưu đưa địch vào chỗ mìn giếtnhiều địch và hi sinh anh dũng Qua đó, Người muốn nói đến nội dung cốt lõicủa tinh thần đoàn kết dân tộc là lòng yêu nước của nhân dân
Hồ Chí Minh đã biểu dương công lao to lớn của đồng bào các dân tộc trongquá trình sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc Có thể nóirằng các đồng bào các dân tộc thiểu số đã đóng góp không chỉ mồ hôi, tiền của
mà cả tính mạng mình để cùng đồng bào giúp cho Đảng, Nhà nước hoàn thànhcuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng đất nước Trong “Thưgửi đồng bào Cao – Bắc – Lạng nhân dịp chiến thắng trên chiến trường BiênGiới” ngày 14 tháng 10 năm 1950, Người viết:
Chúng ta đã thắng to trong chiến dịch Cao – Bắc – Lạng Có cuộcthắng lợi đó là vì đồng bào ba tỉnh ta rất hăng hái tham gia khángchiến Vì bộ đội ta rất anh dũng cảm Vì chính phủ ta rất kiênquyết Vì quân, dân, chính của ta đoàn kết chặt chẽ Tôi rất vui lòngthay mặt Chính phủ cảm ơn và khen ngợi đồng bào Tôi đặc biệtnêu cao công lao của phụ nữ Cao – Bắc – Lạng Hàng vạn chị emKinh, Thổ, Trại, Mán v.v…đã không quản xa xôi, trèo đèo, lội suối,
ăn đói nằm sương, đã thi đua làm việc sửa đường vận tải giúp đỡ bộđội để góp một phần vào thắng lợi…Chúng ta chớ vì thắng lợi màchủ quan khinh địch Nhưng với sức đại đoàn kết, tinh thần hănghái và bền bỉ của đồng bào, với sự dũng cảm của bộ đội, với lòng
Trang 25kiên quyết của Chính phủ, chúng ta nhất định vượt qua tất cả mọikhó khăn để tranh lấy hoàn toàn thắng lợi [27, tr 453].
Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến đồng bào các dân tộc trong cộng đồngdân tộc Việt Nam vừa tổng quát vừa cụ thể, từ cộng đồng cho đến cá nhân Năm
1947, tại Cao Bằng có ba cụ lão du kích hăng hái xung phong cùng nhân dângiết giặc, Người đã có thơ tặng:
Tuổi cao chí khí càng caoMúa gươm giết giặc ào ào gió thuSẵn sàng tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng [26, tr 375]
Hồ Chí Minh cho rằng, đồng bào các dân tộc miền núi kế thừa truyền thốngyêu nước, bảo vệ làng bản, đấu tranh chống kẻ thù, cần cù dũng cảm trong laođộng sản xuất cũng như trong kháng chiến, tới đâu cũng thấy “ai nấy cũng mộtlòng mong Tổ quốc độc lập, ghét oán bọn giặc xâm lăng” [25, tr 119] Ngườicòn viết: “Anh em no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, một lòng một chí Do
đó mà đào tạo nên những cán bộ quân sự, chính trị” [26, tr 238]
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhấtnước nhà, Hồ Chí Minh còn thiết kế, tổ chức, động viên các phong trào thi đua
ái quốc của đồng bào các dân tộc thiểu số, và đồng bào cả người Kinh nhằm tậphợp, đoàn kết, biến tiềm năng cách mạng của đồng bào các dân tộc trong cộngđồng dân tộc Việt Nam thành một lực lượng vật chất quan trọng góp phần vàothắng lợi của sự nghiệp cách mạng Thực tế lịch sử cách mạng nước ta dưới sựlãnh đạo của Đảng đã chứng tỏ rằng: nhờ sự quan tâm xây dựng khối đoàn kếtcác dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh mà Đảng takhông những đã tập hợp, tổ chức, giáo dục đồng bào các dân tộc vào khối thốngnhất, phát huy sức mạnh của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam gópphần vào sự nghiệp cách mạng trong cả nước, mà còn đào tạo, bồi dưỡng các thế
hệ cách mạng cho đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Trang 261.2.2 Nội dung xây dựng khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.2.1 Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam phải được bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Hồ Chí Minh là người nhận thức được toàn diện và sâu sắc ý nghĩa sốngcòn của khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự tồn vong của đất nước Trong thưgửi đồng bào dân tộc thiểu số, Người viết:
Đoàn kết chặt chẽ, không chia nòi giống, xem nhau như anh emruột thịt, yêu nhau, giúp nhau Ra sức ủng hộ Chính phủ, vì Chínhphủ này là Chính phủ của dân, chỉ lo làm lợi cho dân Có nhiệm vụthì có quyền lợi Lợi quyền của các dân tộc thiểu số là: 1 Dân tộcbình đẳng Chính phủ sẽ ra sức bãi bỏ những sự bất bình cũ giữacác dân tộc 2 Chính phủ sẽ gắng sức giúp các dân tộc thiểu số để
mở mang nông nghiệp, ai cũng có đất mà cày 3 Chính phủ sẽ chú
ý, để nâng cao sự giáo dục, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số aicũng được học hành Mặc dầu công cuộc đó rất to tát, các dân tộcthiểu số cùng với Chính phủ đồng lòng nhất trí, thì chúng ta nhấtđịnh thành công [25, tr 156]
Ngoài ra, trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycuviết ngày 19 tháng 4 năm 1946, Người nêu rõ :
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, XêĐăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu ViệtNam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướngkhổ cùng nhau, no đói giúp nhau Trước kia chúng ta xa cách nhau,một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng
ta Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai
là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta Ngày nay nước Việt Nam lànước chung của chúng ta Ngày nay, nước Việt Nam là nước chungcủa chúng ta Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc Chính phủthì có "NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ" để săn sóc cho tất cả các đồng
Trang 27bào Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết củachúng ta không bao giờ giảm bớt [25, tr 249].
Người thường xuyên nhắc nhở phải tăng cường đoàn kết dân tộc Đây làmột công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng hơn Các dân tộc miền núiđoàn kết chặt chẽ, các dân tộc thiểu số đoàn kết với dân tộc đa số
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Người sống gần gũi, chanhòa với nhân dân các dân tộc thiểu số Nhờ vậy mà, Người có thể tuyên truyềnvận động đồng bào các dân để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trongcộng đồng dân tộc Việt Nam Ngày 8 tháng 5 năm 1959, trong chuyến thămđồng bào, cán bộ, chiến sĩ ở Yên Châu tỉnh Sơn La:
Người cầm trong tay một bó que, ít người biết định làm gì Người hỏi
và nhắc lại việc bọn Tây và vua quan luôn có âm mưu chia rẽ đồngbào Kinh, Thái, Puộc, Xá vì muốn làm cho đồng bào yếu đi Sau khihòa bình đồng bào các dân tộc Kinh, Thái, Mèo, Mán, Xá, Puộc…đều
là anh ruột thịt, một nhà…Sau đó, Người cầm bó que giơ cao cho mọingười cùng thấy rồi vừa lấy ra từng que một vừa nói: “Đây là đồngbào Kinh, đây là Thái, đây là Mèo, là Xá, là Puộc, là Mán, Mường Bẻ
nó từng cái có gẫy không” (có tiếng trả lời: Dạ được) Người lại bónắm que lại, hỏi: “Bây giờ đoàn kết lại thế này có ai bẻ gãy không?”,(tiếng trả lời vang lên: Không, không ạ) Người vui vẻ gật đầu:
“Chẳng những không ai bẻ gãy được, mà ai bẻ, chúng ta đánh vào đầu
nó Đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này” [33, tr 207].Theo Hồ Chí Minh, các dân tộc trên đất nước ta là anh em ruột thịt củanhau, gắn bó chặt chẽ với nhau Chính nhờ sự đoàn kết ấy mà giúp tạo nên sứcmạnh toàn dân tộc có thể chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua bao khó khăn, thửthách Đồng thời, khẳng định đây là vũ khí giúp cho dân tộc Việt Nam trườngtồn qua thời gian
Có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn ngữ, và cách thức tuyêntruyền giáo dục gần gũi, dễ hiểu, rất sâu sắc, dễ đi vào lòng người dân đồng bàocác dân tộc thiểu số Chính việc sống cùng đồng bào các dân tộc, giúp Người
Trang 28thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào.
Trong cách gọi, Người thường sử dụng từ “đồng bào” – hình ảnh biểutrưng có sức truyền cảm lớn về nguồn gốc chung Người hay nói: “đồng bàoKinh”, “đồng bào Thái”, “đồng bào Mèo”, “đồng bào Mường”…mà ít khi nói:
“dân tộc Kinh”, “dân tộc Thái”, “dân tộc Mèo”, “dân tộc Mường”…Qua đó cho
ta thấy tình cảm gắn bó gần gũi với đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dântộc Việt Nam của Người
Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hộikhoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định:
Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc Các dân tộcsống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi vànghĩa vụ Các dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt vớinhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùngnhau lao động đấu tranh để xây dựng Tổ quốc” [33, tr.371] Đây là cơ sở của chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta, kêu gọi tất cả cácdân tộc phát huy cùng hợp thành sức mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống chủnghĩa thực dân và đế quốc, cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa, làm cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau hơn
Bên cạnh việc nhắc nhở cán bộ, đồng bào, chiến sĩ cả nước phải quyết tâmlàm tròn nhiệm vụ, phải đoàn kết, Hồ Chí Minh còn tin tưởng vào đồng bào,đồng chí, vào sự lớn mạnh của vùng có các dân tộc thiểu số sinh sống như ViệtBắc Người viết:
Đảng và Chính phủ tin vào tinh thần yêu nước và lực lượng phấnđấu của đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo, mong toàn thể nhân dânđồng tâm hiệp lực, làm cho Khu tự trị ngày thêm phát triển và tiến
bộ, để góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh cho hòa bình,thống nhất, độc lập và dân chủ khắp cả nước Việt Nam yêu quý củachúng ta”[30, tr 454-455]
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bàodân tộc thiểu số đã cưu mang, yêu thương, giúp đỡ Đảng, Chính phủ, Hồ Chí
Trang 29Minh và cán bộ, chiến sĩ, đồng bào dân tộc Kinh công tác trên vùng đồng bàocác dân tộc thiểu số trong những sinh hoạt hằng ngày Người viết:
Tôi không bao giờ quên được, trong những ngày gian nan cực khổ
đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh emnông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng ai cũng hăng háigiúp đỡ Mặc dầu Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, nó đốt làng, nóphá nhà, nó bắt người, nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡcách mệnh Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồngbào Mèo, cho đến anh em Hoa kiều, người thì giúp chúng tôi ăn,
kẻ thì cho chúng tôi áo Có những đồng bào nhịn ăn nhịn mặc, bántrâu bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh Thật là quý hoá
vô cùng [26, tr.238]
Người rất quan tâm đến sự bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồngdân tộc Việt Nam Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, Người có viết như sau: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đềusinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng vàquyền tự do” [25, tr 1] Người khẳng định, mọi dân tộc sinh ra đều có quyềnbình đẳng Dân tộc Việt Nam là một dân tộc trên thế giới Vì vậy nên các dântộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc nào cũng đều được hưởng tất
cả các quyền bình đẳng đó
Theo Hồ Chí Minh, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng dântộc Việt Nam không chỉ thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, giáo dục màcòn thể hiện ngay trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng và Nhà nước ta.Đặc biệt là ở cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của nhân dân là Quốc hội.Trong Diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, Người nói:
Trong cuộc toàn quốc đại biểu đại hội này, các đảng phái đều có đạibiểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ vàđồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu Vì thế, cho nên cácđại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái
Trang 30nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam Đó là một sựđoàn kết tỏ ra rằng, lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lạithành một khối [25, tr 217]
Hơn thế nữa, có thể thấy rằng nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là đề cao tinh thầntương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc thành một nguyên tắc cơ bản có tầm quantrọng ngang hàng với các nguyên tắc đoàn kết và bình đẳng Do vậy, Người rấtquan tâm đến chính sách đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa
Người thường nói, đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bàomiền xuôi và đồng bào miền xuôi cũng phải đoàn kết, giúp đỡ đồng bào miềnnúi: “Đồng bào tất cả phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau nhưanh em trong một nhà” [34, tr 83] để cùng xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủnghĩa xã hội Quan điểm này chính là cơ sở của chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước Theo Hồ Chí Minh, tinh thần tương trợ của các dân tộc không chỉthể hiện trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mà còn thể hiện trong laođộng sản xuất: “Đồng bào ta phải đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, tăng giasản xuất để mọi người được no cơm, ấm no và phải ra sức tham gia khángchiến [29, tr 336] Người căn dặn: “Đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau”; “Đoàn kếtnhất trí, yêu mến và giúp đỡ lẫn nhau” Trong Nói chuyện với đồng bào tỉnhYên Bái, Hồ Chí Minh khẳng định rằng:
Đất của ta không thiếu, nhưng một số đồng bào dân tộc ít người cònphải làm rẫy, làm nương Đã gọi là đoàn kết thì phải giúp đỡ nhaunhư anh em trong nhà Dân tộc nhiều người phải giúp đỡ dân tộc ítngười, dân tộc ít người cần cố gắng làm ruộng Hai bên phải giúp đỡlẫn nhau Dân tộc đông người không phải giúp qua loa, cũng như dântộc ít người không nên ngồi chờ giúp Một bên ra sức giúp, một bên rasức làm Giúp nhau thì việc gì cũng nhất định làm được [32, tr 533]
Hồ Chí Minh khẳng định, khi nào các dân tộc đoàn kết, tương trợ, giúp đỡnhau thì bất cứ khó khăn nào, công việc nào cũng vượt qua, thành công tốt đẹp.Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm, đồng bào các
Trang 31dân tộc luôn có sự giúp đỡ nhau, tương trợ, thương yêu nhau như anh em ruộtthịt trong cuộc sống hằng ngày “sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói
có nhau”
Hồ Chí Minh đã khen ngợi sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhân dân miền xuôi đốivới đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời nhắc nhở những khiếm khuyết.Người nói:
Hiện nay có hàng chục vạn đồng bào miền xuôi lên tham gia pháttriển kinh tế miền núi Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡđồng bào miền xuôi Và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡđồng bào miền núi Đó là hai phía, đó là chính sách dân tộc của Đảng.Bác có nghe báo cáo thế này: Đồng bào miền xuôi lên, được đồng bàomiền núi giúp đỡ có nhiều cố gắng, sản xuất tốt, ăn ở tốt với đồng bàođịa phương [35, tr 166-167]
Bên cạnh việc biểu dương, khen ngợi những điểm tốt của các đồng bào dântộc trong cộng đồng dân tộc giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, Hồ Chí Minh cònphê bình, chỉ ra những mặt tồn tại, việc làm gây ảnh hưởng đến đoàn kết các dântộc với nhau
Người viết:
Nhưng có một số rất ít đồng bào miền xuôi còn có những hànhđộng không đúng, cho nên ảnh hưởng đến tình đoàn kết anh em.Cái đó không phổ biến lắm đâu, nhưng cũng có Như thế là khôngtốt Phải đoàn kết các dân tộc, phải đoàn kết thương yêu, giúp đỡlẫn nhau về mọi mặt Miền núi đối với quốc phòng rất quan trọng
Vì vậy phải chăm lo đến việc củng cố quốc phòng, duy trì trật tự trị
an, để chủ động tiêu diệt nhanh chóng bọn biệt kích, đập tan âmmưu của bọn phản động Cố nhiên đây là trách nhiệm chính của bộđội, của công an biên phòng, của dân quân Nhưng toàn Đảng, toàndân đều có trách nhiệm giúp sức vào việc đó Điểm này ở miền núilàm cũng khá Bác khen công an vũ trang, dân quân du kích, đồngbào miền núi ở những nơi đã làm việc này tương đối tốt Nhưng
Trang 32phải cố gắng hơn nữa [35, tr.166-167]
Trong thời kỳ đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, “kẻ thù chung” của đồngbào các dân tộc là đói nghèo, lạc hậu Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng:
Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thươngyêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà,
để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hộicho tất cả các dân tộc hạnh phúc, ấm no [34, tr 44-45]
Người luôn nhắc nhở: Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ thìphải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh emmột nhà Từ đó, theo Người chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phải làmsao giải quyết được sự chênh lệch giữa các vùng, miền trong cả nước, muốn vậyphải thực hiện mọi mặt sự bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc phải gắn với việchoạch định chính sách dân tộc với những nội dung toàn diện, cụ thể
1.2.2.2 Phải quan tâm phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tình thương yêu và sự đồng cảm của Người không dừng lại ở mức độ tìnhcảm mà phải biến thành hành động với mục đích cụ thể, tốt đẹp Năm 1945, saukhi đất nước ta mới có chính quyền, một trong những đối tượng mà Người quantâm nhất đó là đồng bào các dân tộc thiểu số Với tất cả lòng yêu thương, Ngườiđặt niềm tin ở đồng bào và tìm mọi biện pháp biến quyết tâm thành hành động
để làm cho đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc Hồ Chí Minh mong muốn đồng bào, nhân dân của cả nước aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng có quyền sống, quyềnmưu cầu hạnh phúc, khoảng cách về độ trình phát triển kinh tế - xã hội giữamiền núi và đồng bằng, thành thị và nông thôn được xóa bỏ Với tư cách là Chủtịch nước, Người đã đề ra nhiệm vụ:
1 Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, baonhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi
2 Chính phủ sẽ cố gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng
Trang 33b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức…[25, tr.130-131].
Là một lãnh tụ đã nhiều năm sống trong lòng nhân dân các dân tộc thiểu số
và miền núi, Hồ Chí Minh hiểu rõ tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của đồngbào, thông cảm sâu sắc và kêu gọi đồng bào các dân tộc giúp đỡ nhau làm hếtsức mình để vươn lên, đặc biệt trong việc vận động định canh định cư, phải đoànkết đồng bào các dân tộc, làm cho đồng bào vùng thấp biết giúp đồng bào trênrẻo cao như ruột thịt của mình
Do đặc điểm dân tộc ta, do quy luật phát triển không đều của lịch sử, mộtphần quan trọng do hậu quả của chính sách cai trị của thực dân phương Tây, cácdân tộc ở miền núi nước ta còn chịu nhiều khó khăn, đời sống kinh tế - xã hộicòn thấp kém, còn có tự ti Hồ Chí Minh cho rằng cần phải xóa bỏ việc này.TạiHội nghị Tuyên giáo miền núi (1963), Hồ Chí Minh nói: “Phải khắc phục những
tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc Người dân tộc lớn dễ mắcbệnh kiêu ngạo Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là bénhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được…” [35, tr 167]
Hồ Chí Minh chủ trương phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làmcho đồng bảo các dân tộc thiểu số được hưởng ngày càng đầy đủ hơn nhữngquyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa Người viết: "Các dân tộc được tự do bày
tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn,
Trang 34Khi mới về nước, mặc dù bận rất nhiều việc lớn nhưng Người vẫn dànhthời gian để tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số Người học tiếng Tày, Nùng.Khi đến với đồng bào Người tìm hiểu phong tục Tết của người Tày, Nùng đểđến chúc Tết đồng bào, với những món quà và lời chúc Tết rất hợp ý người già,
em nhỏ Hồ Chí Minh đến với đồng bào nhẹ nhàng, đơn giản, gần gũi như đãquen từ lâu Để hiểu được tình hình thực tế đời sống của bà con, Người cùng đitrồng rau, bắt cá, lượm củi với đồng bào Khi đã được đồng bào tin tưởng,Người dạy chữ cho các cháu thanh thiếu niên, hướng dẫn mọi người giữ gìn vệsinh Để dần dần cảm hóa được người già, làm cho người trẻ hiểu được nhữngđiều mới mẻ; Người tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ và nhân đó mà giảithích, kể chuyện cho cụ già, em bé nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương,chuyện Trần Quốc Toản, về Hội Nhi đồng cứu quốc và giải thích vì sao ta phảiđánh Nhật, đánh Tây
Đó là “bí quyết” để Người và những cán bộ cách mạng hiểu được lòng dân
và được dân kính trọng, tin tưởng và làm theo Trong hai cuộc kháng chiến,đồng bào các dân tộc đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc HồChí Minh đã động viên rất kịp thời qua những bức thư gửi đến đồng bào vànhững người đứng đầu các khu, các tỉnh như các ông Đinh Công Huy, ĐinhCông Phủ, Đinh Công Niết ở Lương Sơn – Hòa Bình Qua các già làng, trưởngbản đó, tiếng nói của cán bộ cách mạng có sức nặng hơn và việc tuyên truyềnvận động sẽ có kết quả hơn trong điều kiện chúng ta không trực tiếp gần dân.Bên cạnh đó, Người còn cho rằng mỗi cán bộ ngoài đi sâu vào thực tế thìcần phải trang bị lý luận cách mạng vững vàng, kết hợp thực tiễn với lý luận mộtcách nhuần nhuyễn, linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể Người nói:
“Phải nâng cao trình độ lý luận, gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cáchmạng; phải đi sát thực tế; phải liên hệ mật thiết với quần chúng”[31, tr 314]
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, Người nói rõ: “Cách
làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết bài của chúng
ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong quần chúng mà ra, về sâutrong quần chúng” [26, tr 288] Người muốn nhắn nhủ mỗi cán bộ bên cạnh
Trang 35trang bị lý luận thì cần phải đi vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bàocác dân tộc thiểu số, phải lấy dân làm gốc, mọi quyền lợi đều dành hết cho dân,tôn trọng và lắng nghe đồng bào.
Đối với công tác vận động cũng như việc đề ra chính sách cho đồng bàodân tộc thiểu số, Người chỉ rõ: “Miền núi đất rộng người thưa, tình hình vùngnày không giống tình hình vùng khác Vì vậy, áp dụng chủ trương và chính sáchphải thật sát với tình hình thực tế của mỗi nơi Tuyệt đối chớ rập khuôn, chớmáy móc, chớ nóng vội”[34, tr 461] Muốn đề ra chính sách cho đồng bào cácdân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam cần phải xuất phát từ tình hình cụ thểcủa từng vùng, từng dân tộc, từng đặc điểm riêng mà đề ra những chính sách chophù hợp, không nên có những chính sách chung cho tất cả các dân tộc, việc triểnkhai các chính sách đòi hỏi cần phải khéo léo và linh hoạt, không nên máy móc,giáo điều
Người dành rất nhiều thời gian để đi thăm hỏi và nói chuyện với đồng bàothiểu số cả nước Ngày 23 tháng 2 năm 1960 trong dịp về thăm và nói chuyệnvới đồng bào và cán bộ tỉnh Lạng Sơn, Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ươngĐảng và Chính phủ thăm hỏi đồng bào các dân tộc, các chiến sĩ thi đua, gia đìnhquân nhân, các cháu thanh niên và nhi đồng Sau khi khen ngợi những thành tíchquân và dân tỉnh đạt được, Người “nhắc nhủ” đồng bào và cán bộ về các nộidung, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhấtnước nhà; phát triển sản xuất…và mong cán bộ, đồng bào Lạng Sơn “phải hiểuthấu, phải nhớ kỹ, phải làm đúng”
Người căn dặn: “Để thực hiện tốt những công việc nói trên cán bộ, đảngviên và đoàn viên thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, phải gương mẫu trong mọiviệc, phải làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, phải đi đúng đường lốiquần chúng” [33, tr 492-493]
Bên cạnh đó, Người còn thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của cán bộđảng viên là người dân tộc thiểu số Người nói:
Cán bộ và đảng viên dân tộc thiểu số thì hay tự ti, cho mình là kém,
do đó là thiếu tinh thần tự động, tiến lên Một số cán bộ đảng viên
Trang 36thì thiếu tinh thần dũng cảm, hay sợ khó sợ khổ, không muốn nhậnnhững công tác nặng hoặc công tác ở những vùng rẻo cao Cán bộquê quán ở Lạng Sơn thì muốn về huyện mình, xã mình Cán bộtỉnh khác đến, thì muốn về địa phương mình, do đó mà không yêntâm công tác [33, tr 493].
Người còn phê bình, kiểm điểm cách làm việc của cán bộ chưa tốt Đồngthời, Hồ Chí Minh đề ra cách thức để mỗi một cán bộ, đảng viên khắc phụcnhững hạn chế, thiếu sót Người viết:
Cách làm việc tản mạn, lạc hậu; ai làm việc gì thì chỉ biết việc ấy,không biết phối hợp công việc, giúp đỡ lẫn nhau Một số cán bộthì kèn cựa về địa vị, về hưởng thụ có cán bộ thì lo lắng vớ vẩn về
“tiền đồ” Các đồng chí ấy phải hiểu rằng: Chủ nghĩa xã hội là tiền
đồ chung của cả dân tộc và trong đó có tiền đồ riêng của mỗi cánhân Và bất kỳ ai làm công việc gì, ở địa vị nào mà làm trònnhiệm vụ đều là vẻ vang, đều là anh hùng Để sửa chửa khuyếtđiểm, phát triển ưu điểm, để trở nên người đày tớ trung thành củanhân dân, người con ưu tú của Đảng, từ nay về sau, các đảng viên
và các chi bộ cần thường xuyên ôn lại và giữ cho đúng những tiểuchuẩn của đảng viên [33, tr 493]
Người theo dõi và vui mừng những thành công của công cuộc xây dựngcuộc sống mới và phát triển của các địa phương đồng bào các dân tộc Ngườiviết: “Thắng lợi vẻ vang đó là do sự cố gắng của toàn thể đồng bào và cán bộ,
do chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta” [34, tr.8] Hồ ChíMinh rất quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, Người thường nhắc nhở cán
bộ lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện đời sống họ:
Dưới chế độ thực dân và phong kiến, đồng bào rẻo cao sống rất cựckhổ Ngày nay đồng bào rẻo cao tự do bình đẳng, không bị áp bức,bóc lột như trước kia Nhưng đời sống vật chất và văn hóa chưađược nâng cao mấy Đó là vì cán bộ lãnh đạo không chú ý đầy đủđến đồng bào rẻo cao Bác thay mặt Trung ương và Chính phủ giao
Trang 37cho cán bộ từ tỉnh đến xã phải ra sức giúp đỡ hơn nữa đồng bào rẻocao về mọi mặt Đồng bào tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ,thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà [34, tr 83].
Người cho rằng không chỉ có đoàn kết trong đồng bào các dân tộc mà cònchú ý đến đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên là yếu tố tác động quantrọng đến đoàn kết các dân tộc và hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.Người nói: Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải đoàn kết chặt chẽ, phải hếtlòng, hết sức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích chung của nhân dân lên trên lợi íchriêng của mình; phải làm gương mẫu trong đoàn kết dân tộc, trong học tập và tronglao động sản xuất; phải chống quan liêu mệnh lệnh, lãng phí, tham ô [34, tr.96].Người còn yêu cầu nhân dân thẳng thắn phê bình cán bộ, phê bình chínhquyền, bày tỏ lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính những nguyện vọngcủa mình, giúp Chính phủ đặt chủ trương và kế hoạch đúng để cải thiện đời sốngnhân dân Lời dặn đó của Người đến hôm nay vẫn giữ nguyên tính thời sự
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngườidân tộc thiểu số và coi đây là nhân tố có tính quyết định để thực hiện thắng lợichính sách dân tộc của Đảng ta, là yêu cầu khách quan của cách mạng ViệtNam Vấn đề cán bộ vốn đã có vị trí đặc biệt quan trọng, đối với miền núi vàvùng dân tộc thiểu số càng quan trọng hơn nhiều vì ở vùng núi dân trí thấp; ítngười biết tiếng phổ thông và chữ phổ thông, việc tuyên truyền phổ biến chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước lại ít dùng tiếng dân tộc cho nên khảnăng tiếp thu của các đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, ở miền núi và vùngdân tộc thiểu số, vai trò của cán bộ địa phương có ý nghĩa quyết định trực tiếp.Nhân dân các dân tộc hiểu biết, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước thông quanhững cán bộ đảng viên, tận tâm, gắn bó với dân Người coi cán bộ là gốc củamọi công việc cho nên cần đặc biệt chú trọng đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũcán bộ dân tộc thiểu số, đồng thời tăng cường đoàn kết giữa cán bộ tại chỗ vàcán bộ ở nơi khác đến, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ởvùng dân tộc thiểu số và miền núi Hồ Chí Minh coi cán bộ là những người đemchính sách của Đảng và Nhà nước giải thích cho quần chúng hiểu rõ và thi hành,
Trang 38đồng thời đem tình hình của nhân dân báo cho Đảng và Nhà nước hiểu rõ đặtchính sách cho phù hợp, đúng đắn.
1.3 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1.3.1 Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
Nguyên tắc bình đẳng dân tộc là một trong những nội dung quan trọngđược các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm Bình đẳng dân tộc thựcchất là xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, để từ đó xóa bỏ tình trạng dân tộcnày có đặc quyền, đặc lợi so với dân tộc khác Không xóa bỏ bất bình đẳng giữangười và người thì bất bình đẳng về dân tộc không bao giờ được xóa bỏ, ngượclại không xóa bỏ bất bình đẳng về dân tộc thì việc xóa bỏ bất bình đẳng xã hộikhông bao giờ được thực hiện một cách triệt để, đầy đủ Có thể nói, giải quyếtvấn đề bình đẳng dân tộc là một bộ phận không thể thiếu trong cương lĩnh cáchmạng nhằm thực hiện bình đẳng xã hội nói chung Có rất nhiều tác phẩm viết vềbình đẳng dân tộc, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph Ăngghen chorằng hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộckhác cũng bị xóa bỏ
Ngoài ra, bình đẳng dân tộc theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác –Lênin là quyền của một dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, màu dachủng tộc, trình độ cao hay thấp Mặt khác bình đẳng dân tộc là bình đẳngmang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, chínhtrị Nhưng cơ bản và quyết định là bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế Có thể nói,việc giải quyết bất bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế là quan trọng nhất, tác độngđến các lĩnh vực khác
Hồ Chí Minh là một người dân thuộc địa, đã từng chứng kiến những cảnhbóc lột tàn bạo của các nước thực dân đế quốc đối với các nước thuộc địa, lệthuộc Người không chỉ thấy sự bất bình đẳng giữa các dân tộc ở trong nước, màcòn thấy các quốc gia trên thế giới và đặc biệt ngay tại quốc gia ra đời khẩuhiệu: “tự do – bình đẳng – bác ái”, “nhân quyền và dân quyền” Hồ Chí Minh đã
Trang 39lên án mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh đòi xóa bỏ bất bình đẳng giữa các dântộc Biểu hiện là tháng 6 năm 1919 Người đã gửi đến Hội nghị Vécxây Bản sách
8 điểm của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải công nhận quyền tự do,dân chủ, bình đẳng tối thiểu cho nhân dân An Nam giống như bất kỳ dân tộc nàotrên thế giới
Bên cạnh đó, đối với các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Người
đã nắm bắt được những khó khăn do điều kiện lịch sử, địa lý cùng hậu quả củachính sách “chia để trị” của thực dân Pháp làm cho các dân tộc trong cộng đồngdân tộc Việt Nam có sự phát triển không đồng đều về nhiều mặt, và khoảng cáchngày càng xa hơn giữa các dân tộc Vì thế, Người cho rằng muốn xây dựng đượcđại đoàn kết dân tộc vững mạnh thì cần phải quan tâm nhiều đến quyền bìnhđẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam phảibình đẳng cả quyền và nghĩa vụ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chínhtrị, xã hội Quyền bình đẳng đó còn phải được hiện thực hóa, thể chế hóa trongmọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước
Bình đẳng về quyền lợi đối với các dân tộc trong cộng đồng dân tộc ViệtNam có nghĩa là các dân tộc được hưởng mọi quyền ngang nhau với dân tộcKinh trên tất cả các mặt Cụ thể:
Thứ nhất, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền lao
động, tự do kinh doanh và thu nhập bằng các nguồn lợi hợp pháp: quyền tư hữutài sản, quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, mất sức lao động
Thứ hai, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều là công dân
của nước Việt Nam không phân biệt nam, nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tínngưỡng, tài sản trình độ văn hóa, nghề nghiệp từ 18 tuổi trở lên đều có quyềnbầu cử và 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và nhữngngười bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền công dân Các dân tộc trong cộngđồng dân tộc Việt Nam có quyền bầu ra các đại biểu của mình tham gia vàocông việc chung của cả nước Đồng thời, cũng có quyền bãi miễn những đạibiểu của dân tộc mình tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của đồng bào
Trang 40Thứ ba, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền: Tự
do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại, đilại ở trong và ngoài nước, tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệthuật và các hoạt động văn hóa khác mà không trái với những quy định của phápluật, không bị pháp luật nghiêm cấm Ở các trường học địa phương, các dân tộc
có quyền học bằng tiếng của dân tộc mình đồng thời với tiếng phổ thông, Nhànước khuyến khích việc giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán truyềnthống văn hóa tích cực của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Đồngthời các dân tộc có quyền được nghỉ ngơi và học tập, quyền bình đẳng nam nữ,quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tậpquán, dùng tiếng nói và chữ viết để phát triển văn hóa dân tộc mình
Thứ tư, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có quyền bình đẳng
trước pháp luật, quyền khiếu nại, tố cáo, trước pháp luật của nhân viên Nhànước, quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước tòa án Đồng bào các dântộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam phải có nghĩa vụ đoàn kết, đấu tranh chođộc lập dân tộc và cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội …
Có thể khẳng định, đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc ViệtNam được sự quan tâm của Hồ Chí Minh, của Đảng, của Nhà nước nên đềuđược hưởng quyền bình đẳng và thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần,mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc mình
1.3.2 Đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam dựa trên nguyên tắc tôn trọng, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhau Trong quátrình tồn tại và phát triển của mình, mỗi một dân tộc đều đã tạo nên một bản sắcvăn hóa riêng, thể hiện qua ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán…Vì thế với
54 dân tộc thì mỗi dân tộc khoác lên mình một chiếc áo với mỗi màu sắc khácnhau, tạo nên một bức tranh màu sắc phong phú, đa dạng hình thành nên mộtdân tộc Việt Nam thống nhất Những giá trị ấy được phát huy, kế thừa, bồi đắp
từ thế hệ này sang thế hệ khác, hình thành nên truyền thống văn hóa riêng của