Tài liệu TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN CỦA NGƯỜI TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ ppt

7 869 2
Tài liệu TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN CỦA NGƯỜI TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN CỦA NGƯỜI TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ TS. Trần Viết Thụ Khoa Lịch sử - Đại học Vinh ---------------------------------- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên Tư tưởng Hồ Chí Minh, là di sản quý báu của Người để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hệ thống quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động cách mạng của Người, là sự kết tinh tinh hoa giáo dục của nhân loại và truyền thống giáo dục của dân tộc ta. Do vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụcnội dung phong phú, thể hiện tính khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc. Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng sáng tạo tư tưởng đó vào sự nghiệp chấn hưng giáo dục của đất nước ta hiện nay là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi công sức nghiên cứu lâu dài của nhiều ngành, nhiều nhà khoa học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày các quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua nội dung các bài nói chuyện của Người trong hai lần về thăm quê hương Nghệ An. Trong hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương (năm 1957 và năm 1961), Người đã trực tiếp gặp gỡ và nói chuyện nhiều lần với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo thống kê của chúng tôi, có 12 bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, đồng bào tỉnh Nghệ An: - Ngày 14-6-1957: Nói chuyện với Hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An. - Ngày 14-6-1957: Nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An. - Ngày 15-6-1957: Nói chuyện với các đơn vị quân đội tại Quân khu bộ Quân khu 4. - Ngày 8-12-1961: Nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An. - Ngày 8-12-1961: Nói chuyện với các cháu thiếu niên và nhi đồng thị xã Vinh. - Ngày 9-12-1961: Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Nghệ An. - Ngày 9-12-1961: Nói chuyện với đồng bào, cán bộ xã Nam Liên (Nam Đàn). - Ngày 9-12-1961: Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy cơ khí Vinh. 1 - Ngày 9-12-1961: Nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường sư phạm miền núi Nghệ An. - Ngày 9-12-1961: Nói chuyện với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm. - Ngày 10-12-1961: Nói chuyện với cán bộ, xã viên Hợp tác xã Vĩnh Thành (Yên Thành). - Ngày 10-12-1961: Nói chuyện với cán bộ và công nhân nông trường Đông Hiếu (Nghĩa Đàn). Nội dung của các bài nói chuyện đề cập đến nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, … có ý nghĩa chỉ đạo và động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân Nghệ An thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện tại cũng như lâu dài về sau. Trong đó, quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu được thể hiện trên bốn phương diện: Vai trò của giáo dục – Mục đích giáo dụcNội dung giáo dục – Phương pháp giáo dục. Bảng thống kê sau đây cho chúng ta thấy, trong các bài nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. Những quan điểm này cũng chính là hạt nhân cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nội dung Số lần Trong bài Vai trò của giáo dục 4 - Nói chuyện với đại biểu nhân dân Nghệ An (14- 6-1957). - Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Nghệ An (8-12-1961). - Nói chuyện với đồng bào cán bộ xã Nam Liên (9-12-1961). - Nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm (9-12-1961) Mục đích giáo dục 2 - Nói chuyện với đại biểu nhân dân Nghệ An (14- 6-1957). - Nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường sư phạm miền núi Nghệ An (9-12-1961). - Nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An (14-6-1957). - Nói chuyện với các đơn vị quân đội tại Quân 2 Nội dung giáo dục 6 khu bộ Quân khu 4 (15-6-1957). - Nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (8-12-1961). - Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Nghệ An (8-12-1961). - Nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường sư phạm miền núi Nghệ An (9-12-1961). Phương pháp giáo dục 3 - Nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (8-12-1961). - Nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường sư phạm miền núi Nghệ An (9-12-1961). - Nói chuyện với cán bộ và xã viên hợp tác xã Vĩnh Thành (10-12-1961) Trước hết, về vai trò của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, để họ có được phẩm chất và năng lực “vừa hồng vừa chuyên”. Không có sự giáo dục của toàn Đảng, toàn dân, của thế hệ cách mạng đi trước thì thanh niên không thể kế tục sự nghiệp cách mạng của cha ông. Người nói: “Phải giáo dục và giúp đỡ thanh niên tiến bộ, chọn lọc những thanh niên tốt, hăng hái lao động và học tập tốt, tổ chức họ vào Đoàn, để phát triển và củng cố hơn nữa đội ngũ của mình ” (1) . Trong bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thế hệ cách mạng cha anh phải có trách nhiệm “bồi dưỡng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ”, và “đào tạo thanh niên cho họ làm việc hơn mình.” (2) Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân. Trong hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê, đến đâu Người cũng quan tâm tới việc xoá nạn mù chữ và xây dựng nếp sống văn hoá mới. Để xoá nạn mù chữ và xây dựng nếp sống văn hoá mới, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên, các cấp chính quyền phải coi trọng việc giáo dục nhân dân, nhất là đối với thanh niên. Ngày 9-12-1961, khi nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Nghệ An, Người đánh giá: “Văn hoá , giáo dục … đều có tiến bộ, nhưng đều phải cố gắng để tiến bộ hơn nữa. Hiện nay tỉnh ta còn có gần 17.000 thanh niên mù chữ. Bình 3 dân học vụ cần phải cố gắng thanh toán xong nạn mù chữ, càng sớm càng tốt.” (3) Trong các cuộc tiếp xúc với cán bộ, nhân dân Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường cỗ vũ, động viên phong trào thi đua học tập. Người nói: “Nông nghiệp cũng dần dần tiến lên, người nông dân cũng cần có trình độ văn hoá” (4) . “Đảng viên già phải cố gắng mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học.” (5) Coi trọng việc học tập, động viên nhân dân học tập là quan điểm đề cao vị trí, vai trò của giáo dục trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Về mục đích giáo dục: Trước các bộ và nhân dân Nghệ An, ít nhất có hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích của nền giáo dục cách mạng: - “Bác nói cho các cháu biết là mục đích học để làm gì? Mục đích bây giờ không phải như khi trước, học để kiếm bằng, để làm ông thông, ông ký nữa… Chúng ta học bây giờ là học cho tốt để lao động cho tốt… Công nghiệp ta ngày càng phát triển thì người công nhân trình độ văn hoá ngày càng cao. Vì vậy, Tổ quốc cần những công nhân có trình độ cao.” Nói chuyện với Hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An, Ngày 14-6-1957). - “Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hoá đều tiến bộ. Học để làm gì nữa? Để xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường sư phạm miền núi Nghệ An. Ngày 9-12-1961). Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích của giáo dục, dạy học trong thời đại ngày nay không phải để mưu cầu lợi ích cá nhân, để “vinh thân phì gia”, mà nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành lực lượng lao động, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Về nội dung giáo dục: Trong các bài nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập nhiều đến nội dung giáo dục (với tần suất 6 lần phát biểu). Tổng hợp lại, chúng ta thấy nổi lên ba nội dung chính: Một là, chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân. Về giáo dục đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhiều nhất đến giáo dục tinh thần đoàn kết, nhất trí trong Đảng, chính quyền và đoàn thể. Nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An trong lần về thăm quê lần thứ nhất (năm 1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, trong Đảng và ngoài Đảng, cấp trên và cấp dưới, nói ngược lại cấp 4 dưới với cấp trên cũng phải đoàn kết chặt chẽ.” (6) Ngày 14-6-1957, tại Hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An, Người khẳng định: “Trong kháng chiến, trong cách mạng, nhờ đoàn kết mà chúng ta đã thắng lợi. Trong hoà bình, chúng ta nhất định phải đoàn kết để giành lấy những thắng lợi mới và lớn lao hơn. Đoàn kết lương, giáo, đoàn kết Bắc Nam, đoàn kết đồng bào thiểu số và đồng bào Kinh, đoàn kết quân và dân.” (7) Với cán bộ chiến sỹ tại Quân khu bộ Quân khu 4, Người cũng nhắc nhở: “Quân đội ta đã đoàn kết, phải đoàn kết hơn nữa. Đoàn kết nội bộ, toàn quân đoàn kết, các chiến sỹ miền Nam và miền Bắc phải đoàn kết chặt chẽ, không chia Nam Bắc, cán bộ và chiến sỹ đoàn kết, quân và dân đoàn kết.” (8) Hai là, giáo dục đức tính “cần, kiệm, liêm, chính”, chống xa hoa, lãng phí. Rèn luyện đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong lần thăm quê lần thứ hai (1961), Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “phải cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bộ đội là cần kiệm xây dựng quân đội. Ở các xí nghiệp là cần kiệm xây dựng xí nghiệp. Ở nông thôn là cần kiệm xây dựng hợp tác xã”. (9) Đối với những cán bộ, đảng viên giảm sút đạo đức cách mạng, Người nghiêm khắc phê bình: “Một số cán bộ, đảng viên đang còn xa xỉ, tham ô, lãng phí, không biết tiếc, biết tôn trọng của công, không biết thương tiếc của cải do mồ hôi nước mắt đồng bào làm ra.” Ba là, giáo dục tinh thần phê bình và tự phê bình và coi đó là biện pháp quan trọng để củng cố, phát triển tổ chức Đảng, chính quyền và giúp nhau cùng tiến bộ. Ngày 14-6-1957, nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Tự phê bình thật thà và thành khẩn phê bình các đồng chí mình để cùng nhau tiến bộ. Nếu mình có cái gì sai không tự phê bình, giấu đi, các đồng chí khác không biết để giúp đỡ mình sửa đổi, giúp mình tiến bộ được. Phê bình là giúp đồng chí mình tiến bộ. Mỗi một đồng chí đều tiến bộ thì Đảng tiến bộ. Vì vậy, cần phải tự phê bình và phê bình.” (10) Về phương pháp giáo dục: Một trong những phương pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần trong các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Nghệ An là phải đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục. Giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với giáo dục văn hoá, kỹ thuật. Học tập gắn liền với lao động sản xuất, học kết 5 hợp với hành. Ngày 14-6-1957, trước Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay không phải học để có bằng cấp, thoát ly sản xuất. Phải học chính trị, học văn hoá , học kỹ thuật để nâng cao hiểu biết”. Ngày 9-12-1961, về thămnói chuyện với cán bộ và học sinh Trường sư phạm miền núi Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khuyên các cháu: “Học tập tốt là chính trị, văn hoá đều phải gắn liền với lao động sản xuất, không học dông dài.” (11) Đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục, học kết hợp với hành, kết hợp nhà trường với xã hội là nguyên tắc, đồng thời là phương pháp giáo dục mang tính khoa học và cách mạng trong Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Trong hai lần về thăm Nghệ An, khi gặp gỡ, làm việc với cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải gương mẫu về mọi mặt, “mình tiến bộ thì dân mới tiến bộ”, “cán bộ, đảng viên làm việc tồi thì dân không nghe”. Đây chính là nguyên tắc và phương pháp “người giáo dục phải làm gương” của Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như của Giáo dục học mác-xít. Ngoài ra, phương pháp giáo dục bằng cách “nêu gương” cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến khi yêu cầu cán bộ và đồng bào cần phải học tập, làm theo các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong xoá nạn mù chữ… Nói tóm lại, tìm hiểu nội dung các bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, nhân dân Nghệ An trong hai lần về thăm quê hương, chúng ta thấy toát lên những quan điểm cơ bản của Người về giáo dục. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, giáo dục là “quốc sách hàng đầu.” Đào tạo những con người có nhân cách tốt đẹp để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân là mục đích cao nhất của giáo dục. Về nội dung giáo dục, việc giáo dục đạo đức cách mạng phải được đưa lên hàng đầu. Đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên tắc, đồng thời là phương pháp giáo dục quan trọng, có hiệu quả cao. Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thể hiện qua các bài nói chuyện với cán bộ, đồng bào trong hai lần về thăm quê hương Nghệ An đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nắm vững và vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm đó, sự nghiệp giáo dục nước ta sẽ vượt qua được những khó khăn, thách thức trước xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay. 6 Chú thích: 1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2000, tr. 449. 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 468. 3. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 450. 4. Khu di tích Kim Liên: Quê hương trong lòng Bác, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1995, tr 29. 5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 465. 6. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2000, tr. 409. 7. Khu di tích Kim Liên: Quê hương trong lòng Bác, Sđd, tr. 37. 8. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr. 430. 9. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 443. 10.Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr. 413. 11.Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 461. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hồ Chí Minh: Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1972. 2. Tỉnh uỷ, UBND, MTTQ tỉnh Nghệ Tĩnh: Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), NXB Nghệ Tĩnh, 1990. 3. Khu di tích Kim Liên: Quê hương trong lòng Bác, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 4. Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên): Những bài giảng về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 6. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 7. Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2007. 7 . TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN CỦA NGƯỜI TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ TS. Trần Viết Thụ Khoa. dung các bài nói chuyện của Người trong hai lần về thăm quê hương Nghệ An. Trong hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương (năm 1957 và năm 1961), Người

Ngày đăng: 14/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan