KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚCTÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG KHỐI
Trang 1KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Giới Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Lợi
BÌNH ĐỊNH – 2016
Trang 21.Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Đại đoàn kết là một nội dung lớn xuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Theo Người, lực lượng và phương diện đoàn kết gồm một hệ thống rộng lớn: đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp, các đảng phái, các tôn giáo trong xã hội, với cả kiều bào nước ngoài và đoàn kết quốc tế Trong đó, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là một trong những vấn đề được Người quan tâm hàng đầu Và bản thân Người là hiện thân của tinh thần đoàn kết ấy
Hồ Chí Minh là người đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và ra sức chăm lo cho cuộc sống đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Hồ Chí Minh đã cho tổ chức Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số để đồng bào thực hiện quyền bình đẳng về chính trị và các quyền lợi khác cũng như trách nhiệm đối với đất nước Tại Hội này, Người đã nhấn mạnh rằng, các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng
và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do
và hòa bình
Chính nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đối với sự nghiệp chung của đất nước mà Hồ Chí Minh đã rất quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển khối đoàn kết giữa các dân tộc Người thường biểu dương truyền thống tốt đẹp và những đóng góp to lớn của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam không chỉ trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà cả trong xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng và Nhà nước không thể không phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số Do vậy, Đảng ta rất quan tâm
Trang 3đến vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng Tiếp nối tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta xem đoàn kết các dân tộc thiểu số là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nêu: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”[7, tr 17]
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu thực hiện chính sách dân tộc trong thời kì đổi mới là: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số
Như vậy, trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn xác định xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, là động lực quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Huyện An Lão là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều dân tộc thiểu số Việc phát triển của huyện không thể tách rời sự phát triển của cộng đồng dân cư này Trong đó, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số có thể nói là vấn đề mang tầm chiến lược Vì vậy,
nghiên cứu “Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và vận dụng vào việc xây dựng khối
Trang 4đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định” là
cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có những công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:
Về sách đã xuất bản:
- PGS.Phùng Hữu Phú (chủ biên), GS.Vũ Dương Ninh, PGS.Lê Mậu Hãn, PTS.Phạm Xanh (1995): “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác phẩm nghiên cứu quá trình hình thành chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, chiến lược đại đoàn kết trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong xây dựng
và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (CNXH), những nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thống nhất
- Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (đồng chủ biên): “Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Nghệ An Tác phẩm đã trình bày cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới
- Lê Văn Yên (1998): “Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội Tác phẩm đã phân tích và chứng minh quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng vô sản quốc tế nhằm mục tiêu độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam Một số quan điểm cơ bản và giá trị thực tiễn của chiến lược đoàn kết Hồ Chí Minh
- Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan, (1999): “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn kết dân tộc”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Tác phẩm đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn kết dân tộc Phần phụ lục giới thiệu
Trang 5biên niên hoạt động xây dựng Mặt trận đoàn kết dân tộc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
- Tư tưởng đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới (2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác phẩm đã tuyển chọn những bài tham luận trong Hội thảo Khoa học có chủ đề về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và
sự vận dụng tư tưởng ấy trong quá trình Cách mạng Việt Nam
- Hoàng Trang (2005): “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội Trong tác phẩm này đã trình bày lý luận về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh sự vận dụng linh hoạt nhuần nhuyễn quan điểm cơ bản, những giải pháp và nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
- Đặng Nghiêm Vạn: “Quan hệ tộc người trong một quốc gia dân tộc”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993 Tác phẩm nêu lên mối quan hệ giữa cộng đồng tộc người và cộng đồng chính trị - xã hội trong lịch sử, dân tộc Việt Nam và các dân tộc ở Việt Nam
- Vũ Văn Hậu (2009): “Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo
ở Việt Nam trong bối cảnh hôm nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Tác phẩm đã trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh; quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, củng cố quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam và tác động toàn cầu hóa đối với đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay
Về đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
- Nguyễn Xuân Thông (1995): “Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 – 1954”, luận án tiến sĩ sử học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
1995 Ở luận án này, tác giả đã sử dụng phương pháp logic - lịch sử làm phương pháp chủ đạo, để tìm hiểu và chứng minh tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh được Người trực tiếp vận dụng vào thực tiễn cách
Trang 6mạng Việt Nam, kể từ thời niên thiếu của Người (1930) đến khi cách mạng thành công (1954) Đây là luận án có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn cao đối với việc xây dựng và củng cố khối trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
- Khuất Thị Hoa: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954)”, Luận án tiến sĩ sử học, Học Đại đoàn kết toàn dân viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000 Luận án đã đi sâu tìm hiểu chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được thể hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945-1954 Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề Đại đoàn kết toàn dân và những giải pháp có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm chỉ đạo việc củng cố, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
- Vũ Thị Thuỷ (2006): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc và thực hiện bình đẳng dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp đổi mới, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trên cơ
sở nghiên cứu tình hình thực tiễn về việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả Vũ Thị Thuỷ đã đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tính thuyết phục nhằm củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh ở tỉnh Thái Nguyên, để tăng cường việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay
- Ngô Minh Hoàng (2007): “Đại đoàn kết dân tộc thiểu số trong
tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đã nghiên cứu tình hình thực tiễn ở địa phương Tây Nguyên, đặc biệt sau sự kiện bạo động chính trị, gây chia rẽ khối đoàn
Trang 7kết giữa đồng bào kinh với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, từ
đó đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tính thuyết phục nhằm củng cố và xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc thiểu số ở địa bàn Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay
- Trần Phú Quý (2008): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thiểu số và vận dụng vào giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tựu trung, các luận án, luận văn với những nội dung nghiên cứu
kể trên là nguồn tư liệu rất bổ ích cho tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình ở khía cạnh vận dụng tư tưởng đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh trong thực tiễn thời kỳ đổi mới đất nước
Về báo và tạp chí:
- Nguyễn Thị Nga: “Phát huy tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của
Hồ Chí Minh trong điều kiện nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số
105 - 2005
- Lê Hoàng, Văn Nghiệp Chúc: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, báo Nhân dân, số ra ngày 15/5/2005
- Phạm Thế Duyệt: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất”, báo Nhân dân ra ngày 16/5/2005 Những đề tài khoa học, luận án, luận văn, các tác phẩm và một số bài báo, tạp chí trên đã thể hiện kết quả nghiên cứu tổng thể toàn diện
và sâu sắc về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh Mặt khác, những công trình này giúp làm sáng tỏ và phong phú tư tưởng ấy của Người, đồng thời làm tiền đề cơ sở hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu về vấn đề xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của
Trang 8tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số và qua sự khảo sát, nghiên cứu thực trạng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay, đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đoàn kết các dân tộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định
3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá nội dung cơ bản quan điểm đoàn kết dân tộc thiểu
số của Hồ Chí Minh
- Xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số và phân tích làm rõ thực trạng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
4.1 Đối tượng
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thể hiện trong các tác phẩm, bài nói, bài viết và hoạt động thực tiễn của Người
- Thực tiễn xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số và kết quả thực hiện chính sách dân tộc của huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010- 2015
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết có nhiều nội dung, đối
tượng đoàn kết rất rộng, bao gồm các giai cấp, tầng lớp,….Khóa luận này chỉ nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
- Thực trạng công tác xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 – 2015
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
Trang 95.1 Cơ sở lý luận
Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận biện chứng duy vật: trên quan điểm duy vật
và phương pháp biện chứng, xem xét các quan điểm của Hồ Chí Minh
về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
- Phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, so sánh, … để làm rõ nội dung của khóa luận
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận.
- Góp phần hệ thống hóa, làm đa dạng và phong phú thêm những hiểu biết về vấn đề đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Góp phần đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số huyện An Lão
- Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Chương 2: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam vào việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay
Trang 10CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Dân tộc là một cộng đồng vững chắc về mặt lịch sử của những con người, là hình thức phát triển xã hội được hình thành trên cơ sở cùng có chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và những đặc điểm
về văn hóa, kinh tế, ý thức, tâm lý riêng của mình
Dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít trong một quốc gia đa dân tộc, có nơi sinh sống và cư trú vùng núi, có những nét đặc trưng riêng
về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tạo nên sự đa dạng cho quốc gia dân tộc Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều
là thống nhất với nhau tạo nên một quốc gia đa dân tộc.
Đoàn kết là sự kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau vì cùng mục đích chung nào đó và đồng thời mang tính đa dạng phong phú giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo
Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết toàn dân rộng rãi tất cả những người Việt Nam không phân biệt giai cấp, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội, đa số hay thiểu số, ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài, miễn là người đó có tinh thần yêu nước
1.2 NỘI DUNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
Đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là một vấn đề xuyên suốt, nhất quán nổi bật lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Từ truyền thống đoàn kết của dân tộc, với nhãn quan chính trị thiên tài, Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc, từ lực lượng công – nông – trí thức cách mạng, đến các tầng lớp trung gian, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, để tạo thành lực lượng tổng hợp trong cuộc kháng chiến