Thực trạng di cư lao động từ nông thôn tới thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 37 - 42)

Hà nội là thành phố lớn thứ hai trong cả nước, với vị trí là trung tâm chính trị văn hoá, nơi tập trung về khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; do vậy chịu tác động lớn của di dân vào đô thị. Hà nội cũng như các thành phố khác, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình chuyển dịch dân cư từ nông thôn vào thành phố càng thể hiện rõ với tốc độ ngày càng cao. Dân số tăng nhanh có nguyên nhân từ quá trình chuyển cư vào đô thị ở Hà Nội tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân chủ yếu như: Tìm kiếm việc làm, học tập, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới…

Dân số Hà Nội thời điểm 31/12/2005 trên 3,23 triệu người, tốc độ tăng ở mức cao. Giai đoạn 1996-2000 tăng dân số bình quân: 3,4%/năm (tăng cơ học 2,1%/năm), giai đoạn 2001-2005 với tốc độ tăng bình quân: 3,0%/năm (tăng cơ học 1,8%/năm), bên cạnh đó dân số lao động thời vụ và đối tượng di cư đến Hà Nội tìm kiếm việc làm chiếm số lượng lớn, từ 116 nghìn đến 120 nghìn người (theo số liệu Cục Thống Kê và Sở Lao động, Thương binh và xã hội), số lượng học sinh, sinh viên hàng năm về Hà Nội học tập cũng chiếm khoảng 116-118 nghìn người. Dân số tăng nhanh, cơ sở hạ tầng chậm được cải thiện đã tạo sức ép lớn cho thủ đô trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số, chất lượng lao động và tác động không nhỏ đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) của thủ đô.

Dân số di cư vào Hà Nội với số lượng lớn và chất lượng chủ yếu là lao động phổ thông, trong số dân cư di chuyển tự do đến Hà Nội hàng năm với dân số trong độ tuổi lao động khoảng 106 nghìn người và dự báo từ nay đến

năm 2010 khoảng 120 – 130 nghìn người/năm. Kết quả phân tích sau được lấy từ nguồn: Điều tra di cư năm 2004.

- Địa bàn xuất cư: Theo lý thuyết về luật di cư của Ravenstein và một số mô hình học thuyết giải thích về sự di dân, khoản cách có mối liên hệ đặc biệt với tình trạng di cư. Thông thường khoảng cách càng gần, số lượng người di chuyển giữa hai nơi càng lớn.

Theo kết quả điều tra di cư năm 2004 số lượng người di cư đến Hà Nội đông nhất thuộc các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên…

- Nhóm nghề: Bảng sau mô tả nghề nghiệp của người di cư tự vào làm việc tại Hà Nội.

Bảng 2.6. Phân bố phần trăm loại hoạt động

Loại hoạt động Tỷ lệ

Đang làm việc 85.4

Nội trợ 5.9

Đi học 6.7

Mất khả năng lao động 0.2

Không làm việc, có nhu cầu việc làm 1.4

Không làm việc, không có nhu cầu 0.4

Tổng số 100.0

Đại đa số người di cư vào Hà Nội đều có việc làm chiếm tỷ lệ 85.5%; công việc chủ yếu là công chức, nhân viên văn phòng, nội trợ…Số người đi học chỉ chiếm 6,7%, chưa có công việc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (2%).

- Cơ cấu tuổi và giới tính: Theo kết quả của cuộc điều tra di cư năm 2004 cho thấy tỷ lệ nam nữ di cư đến Hà Nội sấp xỉ nhau; tuy nhiên số nữ giới nhiều hơn nam do nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng như giúp việc gia đình, bán hàng rong…

Về cơ cấu tuổi: Sự phân bố tuổi xuất cư tương đối đồng đều. Do đặc điểm và mục đích xuất cư nên số người trong độ tuổi lao động chiểm tỷ lệ lớn > 70%, những người còn lại là nhân khẩu kèm theo của các hộ gia đình. Thường những người trẻ có tỷ lệ xuất cư nhiều hơn, những người cao tuổi thường có ràng buộc về gia đình nên xuất cư ít hơn. Lứa tuổi xuất cư mạnh mẽ nhất là từ 20-34 sau đó có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.7. Nhóm tuổi Nhóm tuổi tỷ lệ 15-19 66.7 20-24 62.6 25-29 87.1 30-34 86.7 35-39 74.3 40-44 59.3 45-49 75.0 50-54 118.2 55-59 36.4

- Tình trạng hôn nhân: Tỷ trọng những người di cư đến Hà Nội chưa kết hôn lần nào cao chiếm 41,4% điều này cho thấy những người di cư trẻ hơn và có xu hướng kết hôn muộn hơn.

Bảng 2.8. Tình trạng nhà ở

Loại nhà đang ở tỷ lệ %

Nhà kiên cố 52.0

Nhà bán kiên cố 31.0

Nhà khung gỗ lâu bền, mái lá 4.4

Nhà đơn sơ 12.5

Không xác định 0.0

Đại đa số người dân nhập cư tại Hà Nội đều đi thuê nhà, chưa có nhà ở cố định.Tình trạng nhà ở của người dân di cư rất thấp,số người có nhà ở kiên có chiếm 52%, nhà bán kiên cố là 31%, nhà đơn sơ chiếm 12,5%.

- Trình độ học vấn: Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của dân di cư được cho ở bảng sau:

Bảng 2.9. Phân bố phần trăm trình độ học vấn cao nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam Tỷ lệ% Nữ Tỷ lệ%

Từ lớp 1 đến lớp 9 23.4 Từ lớp 1 đến lớp 9 35.7

Từ lớp 10 đến lớp 12 48.9 Từ lớp 10 đến lớp 12 43.3

Cao đẳng 5.0 Cao đẳng 3.3

Đại học trở lên 22.7 Đại học trở lên 17.6

Không biết đọc, biết viết 0.0 Không biết đọc, biết viết 0.0

Không xác định 0.0 Không xác định 0.2

Tổng số 100.0 Tổng số 100.0

Qua bảng trên ta thấy, Ở Hà Nội tỷ lệ người di cư có trình độ học vấn từ lớp 10 đến lớp 12 cao hơn những người di cư có trình độ học vấn từ lớp 1 đến lớp 9 (46% so với 31%). Hà Nội cũng là khu vực mà tỷ trọng người di cư có trình độ học vấn cao đẳng và đại học trở lên cao nhất (tương ứng 4% và 20% ). Sở dĩ có tình hình đó một phần có khá nhiều học sinh đến Hà Nội học nhưng không tỷ trở về quê hương mà ở lại Hà Nội làm việc.

- Lý do di chuyển: kết quả khảo sát nguyên nhân di chuyển vào thành phố Hà Nội cho ở bảng sau:

Bảng 2.10. Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính Lý do di chuyển chính Tỷ lệ phần trăm Nam Nữ Tổng số Kinh tế 57.3 52.1 54.3 Học tập 7.2 4.7 5.7 Gia đình 14.1 26.7 21.4 Lý do khác 21.5 16.6 18.6 Tổng số 100.0 100.0 100.0 Số người 419 580 999

Ta thấy lý do kinh tế vẫn là lý do chính cho các cuộc di cư vào Hà Nội. Cả nam và nữ, lý do kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất (nam:57,3%, nữ: 52,1%) còn các lý do khác như đi học, gần người thân, kết hôn…chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong lý do kinh tế thì thiếu việc làm là lý do chính, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn do cơ giới hóa, mức sinh tăng cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến các luồng di cư từ nông thôn ra đô thị kiếm việc làm.

- Tình trạng việc làm, thu nhập: Ra đi vì lý do kinh tế là chính cho nên việc làm và thu nhập luôn là mối quan tâm lớn nhất của phần đông những người di cư. Đại đa số dân di cư cho rằng khi ra thành phố, cuộc sống của họ khá hơn, mức thu nhập cao hơn khi ở nông thôn. Kết quả điều tra cho ở bảng sau:

Bảng 2.11. Tình trạng thu nhập, việc làm

Việc làm Nam Nữ Thu nhập Nam Nữ

Tốt hơn 75.9 71.4 Cao hơn 74.5 71.6

Như cũ 14.3 16.0 Như cũ 15.0 16.0

Xấu hơn 1.4 3.0 Thấp hơn 2.1 3.9

Không thích hợp 5.5 7.6 Không thích hợp 5.5 6.4

Không biết 2.9 2.1

Tổng số 100.0 100.0 Tổng số 100.0 100.0

Theo kết quả có ở bảng trên, có 90% số người có việc làm ổn định hoặc tương đối ổn định, chỉ có tỷ lệ nhỏ số người trong nhóm có nhu cầu tìm việc, mức thu nhập cao hơn và cuộc sống tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 37 - 42)