Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 30 - 37)

Cơ cấu lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trọng điểm qua số liệu của cuộc điều tra di cư năm 2004 được thể hiện trong .Yếu tố địa lý có tác động lớn đến cơ cấu này, tuy nhiên không hoàn toàn đúng đối với tất cả các vùng. Phần lớn số lượng lao động nông thôn di cư đến Hà nội và vùng Đông bắc xuất phát từ vùng Đồng bằng sông Hồng (77% của tổng người di

cư), trong khi ở TPHCM 31,46% số người di cư đến là từ ĐBSCL. Cơ cấu lao động nông thôn di cư đến vùng Đông Nam bộ mang những nét đặc trưng riêng, cao nhất là từ Bắc trung bộ với 27,44%, ĐBSH, di cư nội vùng Đông Nam bộ và từ ĐBSCL đều có một tỷ lệ tương đương nhau khoảng 19%. Việc ĐBSH chiếm tới 19% số người di cư tới ĐNB ngang với từ ĐBSCL cho thấy yếu tố địa lý không còn là một lực cản cho việc di cư mà yếu tố việc làm là một lực kéo lớn. Một lý do khác có thể là lực “đẩy” từ bản thân vùng Đồng bằng sông Hồng với “đất chật, người đông” hơn rất nhiều so với các vùng khác. Di cư đến Tây nguyên lại khá đặc thù với gần 50% là di cư nội vùng và từ miền núi phía Bắc. ĐBSH cũng đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong số người di cư đến Tây nguyên. Phân tích trên cho thấy, dường như luồng di cư chủ yếu theo chiều từ Bắc vào Nam mà ít thấy chiều ngược lại. Với tốc độ phát triển kinh tế và lợi thế tự nhiên ở các tỉnh miền nam, có thể kết luận rằng cơ hội việc làm chứ không phải là khoảng cách địa lý là lực hút lớn nhất tác động tới việc di cư.

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và nơi điều tra

Hà nội TPHCM Đông Nam Bộ Đông Bắc Tây Nguyên Cả nước ĐBSH 77.13 18.48 19.09 76.83 19.89 40.08 Đông bắc 12.77 4.37 8.2 15.98 20.86 12.83 Tây bắc 0.35 0.25 0.28 0.73 2.67 0.97 Bắc Trung bộ 8.33 23.97 27.44 5.98 13.9 15.99 Nam trung bộ 0 9.36 2.97 0.12 6.2 4.05 Tây nguyên 1.06 2 3.39 0 25.35 7.39 Đông Nam Bộ 0.35 10.11 19.94 0.12 8.98 8.07 ĐBSCL 0 31.46 18.67 0.24 2.14 10.61 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004

Phân bố về tỷ lệ lao động di cư theo độ tuổi được trình bày trong . Khoảng tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 20-30 chiếm trên dưới 50% số lao

động di cư ở hầu hết tất cả các vùng trong nước. Nếu tính số lao động di cư dưới 30 tuổi xuất phát từ nông thôn tính trên địa bàn cả nước thì tỷ lệ này lên đến gần 70%. Trong số lao động nông thôn di cư đi từ Bắc trung bộ có tới trên 25% ở độ tuổi dưới 20. Tỷ lệ này đối với ĐBSH, Đông bắc và Đông Nam bộ cũng từ 15-17%. Như vậy, lao động trẻ dễ có xu hướng di cư hơn do có khả năng thích ứng nhanh ở nơi đến, đồng thời cũng có ít hơn yếu tố “níu kéo” ở quê nhà so với các lao động lớn tuổi hơn.

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi

Di cư đi/độ tuổi <20 20-30 30-40 >40 Tổng số

ĐBSH 17.21 49 19.3 15 100 Đông bắc 17.2 48 21.7 13 100 Tây bắc 10.61 36 18.2 35 100 Bắc Trung bộ 25.97 54 14.2 6 100 Nam trung bộ 14.22 55 19.3 12 100 Tây nguyên 12.28 40 31.3 17 100 Đông Nam Bộ 15.36 53 21.3 10 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Phân bố theo độ tuổi của lao động nông thôn di cư theo nơi đến cũng có nét tương tự như từ giác độ theo nơi đi. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các vùng lao động di cư đến cũng khá rõ nét ( và Error: Reference source not found). Lao động nông thôn di cư đến Hà nội và Tây Nguyên có độ tuổi trung bình cao hơn so với các vùng như TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc. Có tới 20-24% số lao động di cư đến TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc ở độ tuổi dưới 20, trong khi tỷ lệ lao động trên 40 tuổi di cư đến Hà nội và Tây nguyên cũng tới mức 19-20%. Cơ cấu tuổi di cư này cũng phản ánh một phần cơ hội việc làm và cơ cấu việc làm khác nhau ở các vùng trên. Ở Tây nguyên, lao động di cư đến có lẽ chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp (do lợi thế về nông nghiệp) do đó không đòi hỏi về vấn đề tuổi tác; trong khi

đó, ở các vùng phát triển các khu công nghiệp có nhu cầu cao hơn về lao động trẻ

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra

Vùng <20 20-30 30-40 >40 Tổng số Hà Nội 12.93 50 17.7 19 100 TPHCM 19.5 56 17.4 7 100 ĐNB 21.58 53 17.8 7 100 Đông Bắc 24.55 49 17.4 9 100 Tây nguyên 9.2 41 30 20 100 Cả nước 17.54 50 20.1 13 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi còn có thể xem xét ở một góc độ khác là theo giới. Đồ thị 3 minh họa cơ cấu lao động di cư theo giới ở từng khoảng tuổi. Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động nữ đều cao hơn lao động nam ở tất cả các khoảng tuổi. Tuy nhiên, khi độ tuổi càng cao, khoảng cách này càng thu hẹp dần. Trong khi ở độ tuổi dưới 20, có tới 66% lao động di cư là nữ, trong khi đó ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ giữa nam và nữ gần như cân bằng. Điều này cần được lưu ý trong hoạch định chính sách để giảm mất cân đối về giới ở các vùng di cư, nhất là các khu công nghiệp có nhiều ngành nghề thu hút lao động nữ. Nếu không có các chính sách thích hợp, các vấn đề xã hội khó giải quyết sẽ phát sinh kèm theo hiện tượng này.

Đồ thị 2.5. Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi

Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Xét về trình độ văn hoá, lao động di cư từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ cao nhất với 35,53% số lao động di cư từ vùng này có trình độ trung học phổ thông và 5,48% có trình độ cao đẳng hoặc đại học (). Lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất với đa số người di cư có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Tây nguyên có 36,7% số lao động di cư đi các vùng khác có trình độ văn hoá từ tiểu học trở xuống và con số này đối với ĐBSCL là gần 30%. Một mặt những con số này phù hợp với trình độ văn hoá nói chung của các vùng cụ thể, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả là các lao động nông thôn di cư từ các vùng văn hoá thấp sẽ có xác suất làm các công việc giản đơn hơn lao động di cư đi từ các vùng có trình độ văn hoá cao hơn một cách tương đối.

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá Vùng/trình độ VH Tiểu học trở xuống Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng - Đại học Tổng số ĐBSH 4.69 54.3 35.53 5.48 100 Đông bắc 24.03 47.25 25.87 2.85 100 Tây bắc 37.84 32.43 27.03 2.7 100 B.Trung bộ 9.48 51.47 37.91 1.14 100 N.trung bộ 13.55 59.35 25.81 1.29 100 Tây nguyên 36.75 45.23 15.55 2.47 100 Đ.Nam Bộ 22.65 45.95 28.8 2.59 100 ĐBSCL 28.82 51.23 18.97 0.99 100 Cả nước 15 51.27 30.42 3.32 100

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

- Phản ánh trình độ văn hoá của lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trong nước. Tây nguyên là vùng tiếp nhận người lao động di cư có trình độ văn hoá thấp nhất. Ở đây có tới trên 36% số lao động di cư đến có trình độ từ tiểu học trở xuống và nếu tính tỷ lệ của đối tượng lao động này có trình độ từ trung học cơ sở (cấp II) trở xuống chiếm đại đa số với khoảng 88%. TPHCM và Đông Nam bộ cũng là những địa phương có tỷ lệ lao động di cư đến có trình độ văn hoá thấp tương đối so với các vùng khác nhưng chủ yếu là những lao động có trình độ trung học cơ sở (tỷ lệ này ở TPHCM và Đông Nam bộ lần lượt là 56% và 52%). Lao động di cư từ nông thôn đến Hà nội có trình độ văn hoá cao nhất. Có tới 45% số lao động di cư đến Hà nội có trình độ trung học phổ thông và 13% số lao động đến Hà nội có trình độ cao đẳng và đại học.

Đồ thị 2.6. Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Lý do hay động lực thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị và các vùng cũng khá khác nhau. Lý do chính để lao động nông thôn tới Hà nội và TPHCM là để tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ số lao động này theo nơi đến của Hà nội và TPHCM lần lượt là 47% và 59%. Trong khi đó lý do chính để lao động di cư đến Đông Nam bộ và Tây nguyên là do ở các địa phương này có điều kiện sống, điều kiện SX-KD tốt hơn. Tỷ lệ số lao động đến Đông Nam bộ và Tây nguyên với lý do này lần lượt là 48% và 50%. Trong khi đó tỷ lệ này ở Hà nội và TPHCM là 20% và 27% (là loại lý do đứng thứ hai). Tìm kiếm việc làm cũng là loại lý do đứng thứ hai tại vùng Đông Nam bộ.

Đồ thị 2.7. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w