Thực trạng di cư lao động vào thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 42 - 47)

Hồ Chí Minh là thành phố trẻ ta đời cách đây 300 năm, thành phố Hồ Chí Minh sớm hội tụ những điểm để nhanh chóng trở thành một trung tâm lơn của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh đang giữ vai tró là một trung tâm đa chức năng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Là mộảmtung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, là một trong hai trung tâm văn hoá-khoa học- kỹ thuật-giáo dục lớn nhất nước,là một trong những trung tâm thương mại-dịch vụ-giao dịch đối ngoại quan trọng, là một trong các đầu mối giao thông-thông tin, liên lạc quan trọng.

Theo số liệu thống kê mức GDP/người của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cao nhất nước, gấp khoảng 3 lần mức GDP trung bình chung của cả nước. Với những đặc điểm và vai trò nổi bật trong hệ thống nền kinh tế quốc dân, thành phố Hồ Chí Minh trở thành là một “cực hút” trọng yếu những dòng người từ các địa phương khác. Trong suốt quá trình 300 năm phát triển của mình, giai đoạn thuận lợi nhất trong phát triển của thành phố-cũng là giai đoạn thu hút luồng di dân tự do đến thành phố ca nhất.

- Địa bàn xuất cư: Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 (1/10/2004) ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người nhập cư đến thành phố Hồ Chí Minh từ mọi vùng đất nước. Điều đáng chú ý là các tỉnh phía Bắc cũng đóng góp một tỷ lệ không nhỏ vào dòng người nhập cư vào thành phố.Nếu thời kỳ 1984-1989, cả 3 vùng Trung Du Miền núi, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ chiếm 19,3% ; thời kỳ 1994-1999 đã tăng lên 27,4%

thì đến năm 2004 đã tăng lên đến 38,5%. Trong đó Đồng bằng sông Hồng là 17,8% chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Địa bàn sinh sống: Người nhập cư đến thành phố sống hầu hết ở các quận, huyện, tập trung đông nhất ở quận 8, Tân Bình, Bình Thạnh…Nhìn chung, các quận huyện có điều kiện cư trú dễ dàng, tiện làm việc…là những nơi thu hút di dân tự do cao.

- Độ tuổi và giới tính: Đa số người nhập cư là trẻ tuổi và ngày càng trẻ. Đa số người nhập cư trong độ tuổi lao động, có tác động thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hoá, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho thành phố.

Bảng 2.12. Tỷ lệ giới tính chia theo nhóm tuổi Nhóm tuổi tỷ lệ 15-19 39.0 20-24 72.7 25-29 78.0 30-34 81.9 35-39 103.3 40-44 48.0 45-49 83.3 50-54 200.0 55-59 100.0 Tổng số 72.0

Nếu thời gian trước nam giới di cư nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ giới đi nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình độ học vấn và chuyên môn: Nhìn chung trình độ học vấn, chuyên môn có sự suy giảm nhất định. Có thể hiểu rằng trước kia người nhập cư được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn để nhập hộ khẩu, còn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn. Trong thời kỳ bao cấp, đặc biệt một bộ phận dân nhập cư là cán bộ được điều động có trình độ học vấn và tay nghề cao góp phần hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố.

Bảng 2.13. Phân bố phần trăm trình độ học vấn cao nhất

nam nữ tổng số

Từ lớp 1 đến lớp 9 54.4 69.9 63.4

Từ lớp 10 đến lớp 12 40.8 28.0 33.4

Cao đẳng 1.0 0.5 0.7

Đại học trở lên 2.9 1.4 2.0

Không biết đọc, biết viết 0.5 0.2 0.3

Không xác định 0.5 0.0 0.2

Tổng số 100.0 100.0 100.0

Số người 419 582 1001

Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004

Theo kết quả điều tra đã cho ở bảng trên ta thấy, trình độ học vấn của dân di cư vào thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu có trình độ văn hoá cấp 2, 3 chiếm tỷ trọng trên 50%. Trong đó trình độ văn hoá của nữ giới thấp hơn nam (trình độ cấp 3 nam: 40.8%, nữ: 28%). Còn tỷ lệ học đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2%.

- Về loại hình đang làm: Làm việc trong khu vực cá thể chiếm tỷ lệ cao, một phần nhỏ số người di cư làm trong đơn vị quốc doanh, Nhà nước. Nói chung, di dân có thể tìm được việc làm ở đô thị một cách nhanh chóng nhưng tính chất công việc chủ yếu là tạm thời, bấp bênh, không thật sự ổn định. Tỷ lệ di dân nữ tìm được việc làm thường thấp hơn so với nam giới; ngoài ra, số lao động nữ làm công việc nội trợ chiếm một tỷ lệ đáng kể.

- Nguyên nhân di cư đến thành phố: các nguyên nhân đoàn tụ, tìm việc làm là nguyên nhân chủ yếu. Ta có bảng kết quả điều tra:

Bảng 2.14. Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính

Lý do di chuyển chính Tỷ lệ phần trăm Nam Nữ Tổng số Kinh tế 77.3 81.4 79.7 Học tập 8.4 2.7 5.1 Gia đình 8.6 11.0 10.0 Lý do khác 5.7 4.8 5.2

Tổng số 100.0 100.0 100.0

Số người 419 582 1001

Theo kết quả điều tra cho ở bảng trên ta thấy lý do kinh tế (tìm việc làm) chiếm tỷ lệ cao nhất 79,7% (nam: 77.3%, nữ: 81,4%). Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Tình trạng cư trú: Chủ yếu là đi thuê chiếm 81,6% và 17,5% hộ có nhà riêng. Diện tích cư trú rất thấp và không đảm bảo; nhiều nơi phải sống trong những bãi rác, nhiều nơi không đảm bảo về mặt vệ sinh, an toàn.

- Thu nhập và đời sống của người lao động: Qua cuộc khảo sát cho thấy, cũng giống như ở Hà Nội số người di cư vào thành phố có mức thu nhập cao hơn ở quê cũ và mức sống cũng tốt hơn. So sánh mức thu nhập được trình bầy ở bảng sau:

Bảng 2.15. Phân bố phần trăm so sánh mức thu nhập trước và sau khi di chuyển

So sánh mức thu nhập

Tỷ lệ phần trăm

Nam Nữ Tổng số

Cao hơn nhiều 17.7 15.6 16.5

Cao hơn 71.1 68.5 69.6

Vẫn như vậy 9.6 14.2 12.2

Kém hơn nhiều 0.0 0.0 0.0

KXĐ 0.0 0.0 0.0

Tổng số 100.0 100.0 100.0

Số lượng 384 508 892

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MỐT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w