1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP ĐỒNG PHẦN PHI KIM LỚP 10 – CƠ BẢN

138 339 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

“Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhậnthức cho HS: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuậtlao động khoa học, dạy cách học.Với bộ môn Hóa học thì định hướng đổi mới

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP ĐỒNG PHẦN PHI KIM LỚP 10 –

Trang 3

chức và cá nhân

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý thầy, cô là giảng viên củaKhoa Hóa học - Trường Đại học Quy Nhơn đã tận tình giảng dạy, mở rộng vàlàm sâu sắc kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình em học tập và nghiêncứu tại trường

Đồng thời, em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị KimÁnh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện

và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần vữngchắc tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận này

Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sơ sót, kính mong Quý thầy

cô góp ý để luận văn này được hoàn thiện hơn

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Thúy Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

4 PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4

Phần 2 NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG 5

1.1 PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5

1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực 5

1.1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì? 5

1.1.1.2 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 5

1.1.1.3 Một số biện pháp đổi mới PPDH theo hướng tích cực 7

Trang 5

1.1.2.2 Các yếu tố có thể sử dụng trong lớp học phân hóa 11

1.1.2.3 Các đặc điểm của một lớp học phân hóa 11

1.2 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG Ở TRƯỜNG THPT 13

1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2 Bản chất dạy học theo hợp đồng 13

1.2.3 Quy trình thực hiện dạy học theo hợp đồng 14

1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học theo hợp đồng 23

1.2.4.1 Ưu điểm 23

1.2.4.2 Hạn chế 24

1.3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG Ở TRƯỜNG THPT 24

1.3.1 Đối với giáo viên 25

1.3.2 Đối với học sinh 25

Chương 2 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – HÓA HỌC 10 CƠ BẢN 26

2.1 PHÂN TÍCH CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” HÓA HỌC LỚP 10 - CƠ BẢN 26

2.1.1 Vị trí của chương 26

2.1.2 Đặc điểm về nội dung của chương 26

2.1.2.1 Phân phối chương trình 26

2.1.2.2 Mục tiêu của chương 27

2.1.3 Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng vào chương “Nhóm halogen” Hóa học 10 – Cơ bản 29

2.1.3.1 Bài 26: Luyện tập Nhóm halogen 29

Trang 6

2.1.3.3 Bài 28: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot.53 2.2 PHÂN TÍCH CHƯƠNG “OXI – LƯU HUỲNH” HÓA HỌC LỚP 10 –

CƠ BẢN 60

2.2.1 Vị trí của chương 60

2.2.2 Đặc điểm về nội dung của chương 60

2.2.2.1 Phân phối chương trình 60

2.2.2.2 Mục tiêu của chương 61

2.2.3 Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng vào chương “Oxi – Lưu huỳnh” Hóa học 10 – Cơ bản 63

2.2.3.1 Bài 34: Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh 63

2.2.3.2 Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của Oxi, Lưu huỳnh 80

2.2.3.3 Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh 88

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 96

3.1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 96

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 96

3.1.2 Nhiệm vụ thực hiện 96

3.2 KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 96

3.2.1 Lựa chọn địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm 96

3.2.1.1 Địa bàn thực nghiệm 96

3.2.1.2 Đối tượng thực nghiệm 96

3.2.1.3 Thời gian thực nghiệm 97

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 97

3.2.3 Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm 97

3.2.4 Tiến hành thực nghiệm 97

Trang 7

3.3.1.1 Kết quả điều tra giáo viên 98

3.3.1.2 Kết quả điều tra học sinh 99

3.3.2 Thống kê kết quả 100

3.3.3 Xử lý số liệu thực nghiệm 101

3.3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm 108

3.3.4.1 Kết quả điều tra 108

3.3.4.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 109

Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

1 KẾT LUẬN 111

2 KIẾN NGHỊ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC

Trang 9

3.3 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài

3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài

3.5 Bảng phân loại kết quả học tập (đơn vị %) 1093.6 Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả 2 bài kiểm tra 109

Trang 11

-Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp HS:Phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơbản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhâncách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và tráchnhiệm công dân; ….(Luật giáo dục 2005) Để đạt các mục tiêu đó thì khâu độtphá là đổi mới PPDH từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo

“phương pháp dạy học tích cực” Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi,khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,…HS tự mình hình thànhhiểu biết, năng lực và phẩm chất “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhậnthức cho HS: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuậtlao động khoa học, dạy cách học.Với bộ môn Hóa học thì định hướng đổi mớiPPDH cũng được coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinhtrở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học; để HS tự chiếm lĩnh kiếnthức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp

Trang 12

Như vậy các PPDH phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo củangười học Tuy nhiên mỗi HS đều có những phong cách học tập khác nhau.Làm thế nào để giúp HS hiểu sâu và có cảm giác thoải mái trong học tập, HSđược giao và thực hiện trách nhiệm của mình PPDH theo hợp đồng làphương pháp được nghiên cứu dựa trên quan điểm “ Phong cách học tập” và

“Dạy học phân hóa” đáp ứng được những yêu cầu trên Từ lí do đó tôi đã

chọn đề tài: “ Nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học hợp đồng phần phi kim lớp 10 – cơ bản”.

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về PPDH theo hợp đồng:

+ Tổng quan về lý thuyết dạy học theo hợp đồng

+ Nguyên tắc áp dụng, xây dựng, tổ chức dạy học theo hợp đồng

+ Áp dụng PPDH theo hợp đồng vào các bài dạy cho HS THPT

- Thiết kế kế hoạch dạy học theo PPDH theo hợp đồng cho các bài họcphần “Phi kim” Hóa học 10 – cơ bản

- Nghiên cứu cách áp dụng và thực hiện đối với HS THPT

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm:

+ Thử nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng PPDHtheo hợp đồng cho HS THPT

Trang 13

+ Xử lí thống kê các số liệu và rút ra kết luận.

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy và học môn Hóa học lớp 10 – cơ bản ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế kế hoạch dạy học theo PPDH theo hợp đồng phần “Phi kim”Hóa học lớp 10 – cơ bản, nghiên cứu cách áp dụng vào các bài học để nângcao tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tiếp thu kiến thứccủa HS

4 PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi nghiên cứu: Phần “Phi kim”- SGK Hóa học lớp 10 THPTchương trình cơ bản

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục vàĐào tạo có liên quan đến đề tài

+ Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học vàcác tài liệu liên quan đến đề tài

+ Nghiên cứu chương trình và SGK Hóa học 10 THPT – cơ bản

+ Căn cứ vào nhiệm vụ đề tài, nghiên cứu tìm hiểu sâu PPDH theo hợpđồng và sử dụng kết hợp các PP thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giảiquyết vấn đề, PP trực quan,…khi nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Quan sát, trò chuyện với HS nhằm tìm hiểu các PPDH được áp dụngtại các trường THPT hiện nay và mức độ tiếp thu của HS

+ Tham khảo ý kiến của GV về kinh nghiệm dạy học và các PPDH

Trang 14

+ Điều tra thăm dò trước và sau TNSP.

+ Nghiên cứu khả năng áp dụng PPDH theo hợp đồng vào thực tiễn, khảnăng hoạt động, chiếm lĩnh tri thức của HS thông qua PPDH theo hợp đồng

- Phương pháp toán học: Xử lý kết quả TN bằng toán học thống kê

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu áp dụng PPDH theo hợp đồng một cách hợp lí và có phối hợp vớicác PPDH tích cực khác sẽ làm cho bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn họcsinh hơn Đồng thời góp phần nâng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cựcchủ động học tập của học sinh Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học hóa ởtrường THPT

7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo; khóa luậnđược trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo hợp đồng

Chương 2: Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy họcphần “Phi kim” Hóa học 10 – cơ bản

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Phần 2 NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG 1.1 PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực [3, 12]

1.1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?

PPDH tích cực là những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học [12]

Trong dạy học tích cực, các hoạt động học tập được tổ chức, được địnhhướng bởi GV, người học tích cực tham gia vào các quá trình tìm kiếm, khámphá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trongthực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và năng lực sáng tạo Trong dạyhọc tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao tiếp

ở mức độ cao

1.1.1.2 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực có những đặc điểm sau:

a Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

Hoạt động học tập của HS được đặt vào những tình huống của đời sốngthực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn

đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình Từ đó nắm được kiến thức kĩ năngmới Như vậy theo hướng này GV không chỉ truyền đạt kiến thức mà cònhướng dẫn, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức ở HS

Trang 16

b Thông qua việc dạy và học, giáo viên rèn cho học sinh phương pháp tự học

GV phải dạy cho HS phương pháp học tập thế nào là tốt, cốt lõi củaphương pháp học đó là phương pháp tự học Nếu rèn được cho HS có được kĩnăng và ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học hỏi và khơi dậy trong họ

sự quyết tâm chinh phục kiến thức Vì vậy ngày nay, GD luôn đề cao vấn đềchủ động, sáng tạo Điều này sẽ dẫn đến sự chuyển biến từ học một cách thụđộng sang học một cách chủ động

c Học tập cá nhân gắn liền với học tập hợp tác

Trong một lớp học, khả năng tư duy của các HS là không giống nhau Vìvậy, khi áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường

độ, tiến độ làm việc Do đó đòi hỏi mỗi HS phải thực sự cố gắng, tự giác đánhgiá đúng mức độ tư duy của bản thân để hoạt động có hiệu quả Với nhữngnhiệm vụ khó, đòi hỏi mỗi cá nhân phải bộc lộ bản thân, khẳng định hay bác

bỏ mình có thể làm việc đơn lẻ hay cần phải hợp tác, thảo luận với các bạn.Nếu cần thiết, HS có thể hợp tác với GV hướng dẫn Mục tiêu GD hiện nayluôn đề cao GD năng lực hợp tác

d Phương pháp dạy học cần chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú học tập của học sinh

HS phải được chủ động lựa chọn vấn đề mà mình quan tâm, tự lực giảiquyết các vấn đề trong nhiệm vụ được giao và trình bày được kết quả màmình đã thực hiện Việc giải quyết các vấn đề có thể được thực hiện đơn lẻhoặc theo nhóm Đó chính là dạy học theo cách lấy HS làm trung tâm Thôngqua việc dạy và học dựa trên hứng thú học tập của HS, HS sẽ phát huy đượctính tích cực, tự giác và sẽ khơi dậy sự ham mê học tập của HS, rèn cho HScách làm việc, phát triển tư duy, kĩ năng tổ chức, thực hiện công việc

Trang 17

e Đánh giá kết quả học tập cần dựa trên sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh

Trong dạy học truyền thống, HS là đối tượng được đánh giá và đánh giáthông qua kết quả thi cử Việc đánh giá đó làm HS bị thụ động, học “vẹt”, học

“đối phó” và dẫn đến tình trạng “chạy đua theo thành tích”

Trong DH tích cực, đánh giá nhằm khẳng định kết quả học tập thực sựcủa HS từ đó điều chỉnh PPDH cho phù hợp Tự đánh giá là cách HS tự nhậnxét về sự nỗ lực và tiến bộ của bản thân, thấy được những ưu điểm và nhượcđiểm của mình để có thể thay đổi để hoàn thiện HS tự đánh giá thông qua cáctiêu chí mà GV đã đề ra, nhờ đó HS sẽ nhìn lại quá trình học tập của mình vàbiết được mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao

Ngoài tự đánh giá, GV cũng cần tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau, đánhgiá “đồng đẳng” Thông qua việc đánh giá như vậy HS có sự so sánh lẫnnhau, từ đó nhìn nhận lại chính mình và điều chỉnh lại cách học tập của bảnthân cho phù hợp

Việc đánh giá kết quả học tập của HS còn là cách giúp GV nhìn nhận lạicách dạy của mình Trong DH tích cực, việc đánh giá, kiểm tra không chỉdừng lại ở mức độ ghi nhớ, tái hiện, lặp lại kiến thức, kĩ năng mà còn phảiđánh giá ở mức độ cao hơn đó là khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp,đánh giá và giải quyết các vấn đề, việc ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn

1.1.1.3 Một số biện pháp đổi mới PPDH theo hướng tích cực

Một số biện pháp được vận dụng để đổi mới các PPDH nhằm phát triểnkhả năng nhận thức, năng lực giải quyết vẩn đề và phát triển tư duy của HSđược đặc biệt quan tâm và vận dụng một cách rộng rãi là:

*Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống nhưthuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng

Trang 18

cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Để nâng cao hiệu quả của cácPPDH này, người GV trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụngthành thạo các kĩ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bàilên lớp như kĩ thuật đặt các câu hỏi và xử lí các câu trả lời trong đàm thoại,hay kĩ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuy nhiên, bên cạnh các PPDH truyềnthống cần kết hợp các PPDH mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thứccủa HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm DH giải quyết vấn đề.

* Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các PP và hình thức dạy học trong toàn bộ quátrình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nângcao chất lượng dạy học Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp hay sự lạmdụng PP thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.Trong thực tế, hiện nay nhiều GV đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợpthuyết trình của GV với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của HS

*Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm DH nhằm phát triển năng lực tưduy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề Học được đặt trong tình huống

có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việcgiải quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và PP nhận thức DH giảiquyết vấn đề là con đường cơ bản phát huy tính tích cực nhận thức của HS, cóthể áp dụng trong nhiều hình thức DH với những mức độ tự học khác nhaucủa HS Tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên mônhoặc những tình huống gắn với thực tiễn

*Vận dụng dạy học theo tình huống

Vận dụng DH theo tình huống là một quan điểm DH, trong đó việc DHđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc

Trang 19

sống Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa họcchuyên môn còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phứchợp Vì vậy sử dụng các chủ đề DH phức hợp góp phần khắc phục tình trạng

xa rời thực tiễn, rèn luyện cho HS năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp,liên môn

*Vận dụng dạy học định hướng hành động

Vận dụng DH định hướng hành động là quan điểm DH nhằm làm chohoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quátrình học tập, HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩmhành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động taychân Vận dụng DH định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việcthực hiện nguyên lí GD kết hợp lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động,nhà trường và xã hội DH dự án là một hình thức điển hình của DH địnhhướng hành động

*Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí

hỗ trợ dạy học

Phương tiện DH có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằmtăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong DH Hiện nay, việctrang bị các phương tiện DH mới cho các trường THPT từng bước được tăngcường Tuy nhiên, các phương tiện DH tự làm của GV luôn có ý nghĩa quantrọng, cần được phát huy Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nộidung DH, vừa là phương tiện DH trong DH hiện đại

*Chú trọng phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

PPDH có mối quan hệ biện chứng với nội dung DH Các PPDH đặc thù

bộ môn được xây dựng trên cơ sở lí luận DH bộ môn Ví dụ: Thí nghiệm làmột PPDH đặc thù trong các môn khoa học tự nhiên, PP “Bàn tay nặn bột”đem lại hiệu quả cao trong việc dạy các môn khoa học

Trang 20

*Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Kĩ thuật DH là những cách thức hành động của GV và HS trong các tìnhhuống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình DH Các kĩthuật DH là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH Có những kĩ thuật DH chung,

có những kĩ thuật đặc thù của từng PPDH Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi trongđàm thoại Ngày nay, người ta chú trọng pháp triển và sử dụng các kĩ thuật

DH phát huy tính tích cực, sáng tạo như : kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép,

sơ đồ KWL, sơ đồ tư duy…

*Sử dụng các phương pháp dạy học mới

Dạy học theo dự án, dạy học kiến tạo, dạy học theo góc, dạy học theohợp đồng…là những PPDH mới nhằm phát huy tính tích cực cho HS Các PPnày đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tự lực, sáng tạo của HS.Việc vận dụng các PPDH trên cũng có giới hạn nhất định Sự vận dụngnhững PPDH nhằm phát triển tư duy HS đòi hỏi thời gian và yêu cầu cao đốivới người chuẩn bị cũng như năng lực của người GV

Tuy nhiên các PPDH nêu trên vẫn được đánh giá là PPDH tích cực đangđược ngành giáo dục nước ta quan tâm, coi đó là những định hướng trong sựđổi mới mục tiêu, PPDH hiện nay

1.1.2 Quan điểm về dạy học phân hóa

1.1.2.1 Dạy học phân hóa là gì? [11]

DHPH là một hình thức dạy học mà người dạy dựa vào những khác biệt năng lực, sở thích cũng như các điều kiện học tập của mỗi cá nhân người học

để điều chỉnh cách dạy phù hợp nhằm phát triển tốt nhất cho từng cá nhân người học đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất.

DHPH có thể thực hiện ở hai cấp độ:

Trang 21

+ DHPH ở cấp độ vĩ mô: là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách

tổ chức các loại trường, lớp học khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau,xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau

+ DHPH ở cấp vi mô: là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học,một lớp học có tính đến đặc điểm của cá nhân HS; là việc sử dụng những biệnpháp phân hóa thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và SGK

1.1.2.2 Các yếu tố có thể sử dụng trong lớp học phân hóa

a Phân hóa về nội dung

Trình độ nhận thức và học tập của mỗi HS khác nhau, do đó sẽ có sựphân hóa về nội dung để phù hợp với từng đối tượng HS; có những nội dungcâu hỏi, bài tập giúp các em yếu, trung bình tiếp thu được kiến thức cơ bản;

có những câu hỏi, bài tập để các em khá, giỏi phát huy và nâng cao kiến thức

b Phân hóa về quá trình

Quá trình tổ chức lớp học, quá trình HS khai thác và tiếp thu kiến thức sẽảnh hưởng đến kết quả học tập của HS Mỗi HS có sự khác nhau do đó cần cónhững con đường khác nhau để tiếp nhận kiến thức Phân hóa về quá trình sẽđảm bảo cho HS hứng thú học tập và dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức học tập

c Phân hóa về sản phẩm

Việc chiếm lĩnh kiến thức như thế nào cũng ảnh hưởng đến khả năngtiếp thu và tùy thuộc vào khả năng của HS Do vậy, cần có sự phân hóa về sảnphẩm hay là kiến thức cuối mà HS nhận được Cùng hướng tới kiến thức cơbản như nhau nhưng tùy vào khả năng mà lượng kiến thức nhận được ở mỗinhóm HS sẽ khác nhau

1.1.2.3 Các đặc điểm của một lớp học phân hóa

a Phân loại đối tượng theo phong cách học

 Phong cách hăng hái

Những HS thuộc phong cách này rất thích cái mới, thích làm thử, khi

Trang 22

được giao nhiệm vụ thì hăng hái, nhiệt tình làm ngay một cách toàn tâm toàn

ý mà không cần quan tâm đến việc lập kế hoạch

 Phong cách thực dụng

Những HS này luôn muốn giải quyết vấn đề, muốn thử xem các ý tưởng

có khả thi hay không? Kết quả đến đâu? Thích thử nghiệm nhưng không thíchphân tích dài dòng, tìm hiểu lý do một cách cặn kẽ

Bốn loại tính cách trên là cực đoan trên phương diện lý thuyết Còn thực

tế thì phần lớn mỗi người đều có ít hoặc nhiều các loại tính cách trên, trong đó

có một loại tính cách nổi trội

b Các đặc điểm của dạy học phân hóa

 Dạy học các khái niệm chủ chốt và nguyên tắc cơ bản

Tất cả HS có cơ hội để khám phá và áp dụng các khái niệm chủ chốt củabài học đang nghiên cứu Tất cả HS hiểu được các nguyên tắc cơ bản cần choviệc nghiên cứu bài học Như vậy, việc dạy học/ hướng dẫn cho phép ngườihọc phải suy nghĩ để hiểu và sử dụng những kế hoạch hành động một cáchchắc chắn, đồng thời khuyến khích HS mở rộng và nâng cao hiểu biết củamình trong việc áp dụng những nguyên tắc và khái niệm chủ chốt

Trang 23

Dạy học dựa trên các khái niệm và các nguyên tắc cơ bản đòi hỏi GVcung cấp quyền học tập khác nhau Trong các giờ học truyền thống, GVthường yêu cầu tất cả HS cùng làm một công việc, còn trong DHPH, tất cảcác HS có cơ hội khám phá bài học thông qua các con đường và cách tiếp cậnkhác nhau.

 Tiến hành đánh giá sự sẵn sàng và tiến bộ của học sinh

Tiến hành đánh giá sự sẵn sàng và tiến bộ của HS được đưa vào chươngtrình học GV không cho rằng tất cả mọi HS cần một nhiệm vụ cho từng phầnnghiên cứu, nhưng liên tục đánh giá sự sẵn sàng và quan tâm của HS, hỗ trợkhi HS cần hướng dẫn thêm, mở rộng phát hiện của HS hoặc nhóm HS khicác em đã sẵn sàng để học các phần tiếp theo

 Nhóm linh hoạt luôn được sử dụng

Trong một lớp học phân hóa, HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặctheo nhóm Hoạt động học tập có thể dựa trên sở thích hay phong cách họchoặc theo trình đô nhận thức hoặc kết hợp hai trong ba ý trên

1.2 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2.1 Khái niệm

Phương pháp dạy học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2.2 Bản chất dạy học theo hợp đồng

Trong dạy học theo hợp đồng: GV là người nghiên cứu thiết kế cácnhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu hợpđồng để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của HS HS là người nghiêncứu hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêudạy học nội dung cụ thể

Trang 24

Trong thời khóa biểu hàng tuần, người học sẽ có một khoảng thời giannhất định (thời gian thực hiện hợp đồng) để thực hiện các nhiệm vụ của mìnhmột cách tương đối độc lập Người học sẽ là người chủ động xác định khoảngthời gian và thứ tự của từng hoạt động trong hợp đồng cần thực hiện tức làngười học có thể quyết định nội dung nào cần nghiên cứu trước và có thểdành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó Người học có thể quyết định tạo ramột môi trường làm việc cá nhân phù hợp để đạt kết quả theo hợp đồng đã kí.Người học phải tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với

sự nỗ lực của GV hoặc của bạn học khác (nếu cần)

GV có thể chắc chắn rằng mỗi HS đã kí hợp đồng tức là đã nhận tráchnhiệm rõ ràng và sẽ hoàn thành nhiệm vụ vào thời gian xác định theo văn bản

1.2.3 Quy trình thực hiện dạy học theo hợp đồng

Bước 1: Chọn nội dung và quy định về thời gian

Chọn nội dung: Trước hết, GV cần xác định nội dung nào của môn học

có thể dạy học thông qua hình thức này, điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượngcác hợp đồng phân công cho HS Để đảm bảo đúng đặc điểm của PPDH theohợp đồng, HS phải tự quyết định được thứ tự các nhiệm vụ cần thực hiện đểhoàn thành bài tập được giao Do vậy nhiệm vụ trong hợp đồng có thể chọn làmột bài ôn tập hoặc luyện tập là phù hợp nhất Hoặc cũng có thể là các bàithực hành mà trong đó có thể thực hiện các nhiệm vụ không theo thứ tự bắtbuộc Các nhiệm vụ được giao cần bắt đầu từ hợp đồng đơn giản đến hợpđồng với nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn

GV cần xác định nội dung của hợp đồng và phương pháp sử dụng Vớiviệc xác định nội dung các nhiệm vụ và xây dựng một hệ thống tổ chức có thểkhảo sát được (thẻ, ngăn kéo, thư mục, …) GV có thể để các HS xác định hầuhết phần còn lại của hợp đồng trong giới hạn định hướng (ví dụ các nội dung

Trang 25

môn học cần được nghiên cứu trong tuần và số lượng bài tập cần hoàn thànhtheo từng môn học).

Quy định thời gian: GV phải quyết định thời gian của HS theo hợp đồng.

Việc xác định thời gian của hợp đồng theo số tiết học trên lớp là tốt nhất đểgiúp HS quản lý thời gian tốt hơn Thời gian tối thiểu cho dạy học theo hợpđồng nên là 90 phút Đó là do HS cần có thêm thời gian nghiên cứu và kí hợpđồng, có thời gian GV và HS nghiệm thu hợp đồng Ngoài ra có thể bố trí cho

HS thực hiện hợp đồng ngoài giờ học chính khóa hoặc ở nhà tùy theo nhiệm

vụ cụ thể

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học

Sau khi đã xác định nội dung và thời gian, GV cần thiết kế kế hoạch bàihọc để làm cơ sở tổ chức dạy học theo hợp đồng

- Xác định mục tiêu của bài:

Việc xác định mục tiêu của bài cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng

đã quy định trong chương trình gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lựchình thành cho HS của bài học Tuy nhiên cũng có thể nên xác định thêm một

số kĩ năng, thái độ chung cần đạt khi thực hiện theo phương pháp học theohợp đồng, thí dụ như kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tương tác, kĩ năngđánh giá đồng đẳng và kĩ năng tự đánh giá Những kĩ năng này rất quan trọngtrong việc hình thành và phát triển năng lực chung của người lao động do đổimới PP mang lại

- Xác định phương pháp dạy học chủ yếu:

Phương pháp cơ bản là dạy và học theo hợp đồng nhưng thường cần phải

sử dụng phối hợp với các phương pháp, kĩ thuật khác, thí dụ như sử dụngphương tiện dạy học của bộ môn, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, giảiquyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm,…để tăng cường sự tham gia, họcsâu và học thoải mái

Trang 26

- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Cần chuẩn bị các tài liệu, phiếu học tập, sách tham khảo, dụng cụ, thiết

bị cần thiết để cho hoạt động của GV và HS đạt hiệu quả Đặc biệt là GV phảichuẩn bị được một bản hợp đồng đủ chi tiết để HS có thể tìm hiểu dễ dàng, kíhợp đồng và thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập hoặc có sự hỗ trợ của

GV và HS khác

- Thiết kế văn bản hợp đồng:

Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi HS có thể đọc, hiểu và thực thi cácnhiệm vụ một cách tương đối độc lập Các tài liệu cho HS cần được chuẩn bịđầy đủ Trước hết, học theo hợp đồng cần chủ yếu dựa trên những nội dungsẵn có ở sách giáo khoa, sách bài tập hoặc tài liệu có sẵn Hợp đồng sẽ chỉđơn giản là chỉ ra số trang và số các nhiệm vụ, bài tập nhất định

Ngoài ra nội dung hợp đồng còn bao gồm cả những nhiệm vụ được viếttrên những tấm thẻ hoặc những phiếu học tập riêng GV có thể bổ sung nhữngnhiệm vụ mới hoặc sửa đổi bài tập đã có cho phù hợp với yêu cầu của họctheo hợp đồng và đảm bảo mục tiêu bài học Nội dung văn bản hợp đồng baogồm nội dung nhiệm vụ cần thực hiện và có phần hướng dẫn thực hiện cũngnhư tự đánh giá kết quả

- Thiết kế các dạng bài tập, nhiệm vụ

Một hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của các bài tập, nhiệm vụ.Không phải HS nào cũng có cách học tập và các nhu cầu giống nhau Sự đadạng bài tập, nhiệm vụ sẽ đảm bảo rằng trong học tập mỗi hợp đồng, tất cảcác phương pháp học tập của mỗi HS đều được đề cập Mặt khác, HS cũngcần được làm quen với những bài tập không đề cập trực tiếp đến quan điểmriêng của mình Điều này mở rộng tầm nhìn của HS và cách thức các HS nhìnnhận vấn đề

Trang 27

Trong bản hợp đồng GV có thể kết hợp các nhiệm vụ cá nhân cụ thể với

sự hướng dẫn của GV, bài tập trong nhóm nhỏ, bài tập chuyên sâu hơn, hoặcyêu cầu cần chú ý đặc biệt đối với một số quy tắc khi làm bài

+ Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn

Một hợp đồng tốt tạo ra được sự khác biệt giữa nhiệm vụ bắt buộc vànhiệm vụ tự chọn Điều này cho phép GV tôn trọng nhịp độ học tập khácnhau của HS

Nhiệm vụ bắt buộc: Giúp cho mọi HS đều đạt được chuẩn kiến thức và

kĩ năng của chương trình, đạt được yêu cầu của bài học và tạo điều kiện đểmọi HS đều có thể thực hiện được với sự trợ giúp hoặc không cần trợ giúp.Nhiệm vụ tự chọn: Nếu GV chỉ hạn chế giao các bài tập bắt buộc, GV sẽphải gặp phải nhiều vấn đề Ví dụ: Một số HS tiếp thu nhanh sẽ hoàn thànhbài tập sớm hơn còn những HS khác sẽ thiếu thời gian

Nhiệm vu tự chọn giúp HS vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc kiến thức vàrèn luyện kĩ năng có liên quan đến kiến thức đã học

Bài tập tự chọn không nhất thiết phải là “bài tập thú vị”, bài tập khó chỉdành cho HS khá, giỏi

Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn đều phải thử thách HS Một cách lí tưởng,tất cả HS kể cả những HS trung bình và yếu cũng nên được làm thêm nhữngbài tập tự chọn và không nên có trường hợp ngoại lệ nào

+ Thiết kế bài tập, nhiệm vụ học tập có tính chất giải trí

Nhiệm vụ mang tính giải trí: Tạo cơ hội để luyện tập sự cạnh tranh trongmôi trường giải trí nhưng cũng gắn với những kiến thức kĩ năng đã học Các

ví dụ như: trò chơi, ngôn ngữ hay số học, luyện tập chương trình trên máytính, trò chơi vòng tròn, trò chơi ô chữ, ai giải đúng, lắp mảnh ghép, …

Trang 28

Những kĩ năng và kiến thức xã hội, giáo dục môi trường,… cũng là mộtphần không thể thiếu trong các bài tập, giúp học sinh rèn kỹ năng vận dụngkiến thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn.

+ Thiết kế bài tập, nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng

Nhiệm vụ đóng: Nêu rõ những gì HS phải làm trong một giới hạn xác

định Dạng bài tập này cung cấp cho những HS sợ thất bại và bảo đảm an toàncần thiết Thí dụ: dạng bài trắc nghiệm khách quan

Nhiệm vụ mở: Thường chứa đựng một vài thử thách khó khăn hơn.Những bài tập mở khuyến khích HS tìm kiếm những cách làm mới, phát triển

tư duy bậc cao, đặc biệt đối với những HS có khả năng sáng tạo và xử lý vấn

+ Thiết kế các nhiệm vụ, bài tâp độc lập và nhiệm vụ, bài tập đượchướng dẫn với mức độ hỗ trợ khác nhau

Không phải nhiệm vụ nào cũng phải thực hiện một cách độc lập đối vớitất cả HS HS giỏi có thể thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ Nhưng

HS trung bình và yếu thì tất nhiên sẽ cần sự hỗ trợ với mức độ khác nhau thìmới hoàn thành nhiệm vụ

Mục đích là tạo điều kiện cho mọi HS có thể hoàn thành nhiệm vụ phùhợp với năng lực của mình Thực tế dạy học đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ chỉ cóhiệu quả khi xuất phát từ nhu cầu của chính HS

Trang 29

- Thiết kế các hoạt động dạy học

+ Các hoạt động của GV và HS có thể như sau:

Hoạt động 1: Kí hợp đồng

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phương tiện

Nêu mục tiêu bài học hoặc vấn

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phương tiện

Hướng dẫn thực hiện hợp đồng Thực hiện hợp đồng theo

Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng

Nếu hợp đồng chỉ yêu cầu HS thực hiện trên lớp có thể gồm hoạt động sau:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phương tiện

Yêu cầu HS dừng làm việc

và tự đánh giá

Dừng làm việc cá nhân và tựđánh giá

Yêu cầu trao đổi bài chéo

nhau giữa 2 nhóm để HS

Đánh giá bài của bạn khi giáoviên công bố đáp án của các

Trang 30

không biết ai là người đánh

giá bài của mình và ghi vào

hợp đồng bằng nét bút khác

nhiệm vụ: có thể chấm điểmhoặc chỉ đánh giá đúng /sai

HS ghi rõ họ tên vào bài làmcủa bạn

Nhận xét, đánh giá Lắng nghe, chỉnh sửa

 Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá

Trong khi thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng có thể thiết kế các hoạt động

để HS có thể đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả các nhiệm vụ GV cóthể đưa ra kết luận đánh giá hoàn thiện

Trong một số trường hợp cần thiết phải củng cố khắc sâu kiến thức hoặc

kĩ năng cụ thể, GV có thể cho thêm 1-2 bài tập để HS thực hiện trong thờigian ngắn

Bước 3: Tổ chức dạy học theo hợp đồng

- GV cần giới thiệu phương pháp học theo hợp đồng, tập trung vào hình

thức làm việc độc lập

HS có thể làm việc độc lập và tận dụng thời gian, điều này giúp tăngđáng kể mức độ tham gia của HS Để đảm bảo mức độ tham gia cần phụthuộc cách áp dụng phương pháp vào thực tế dạy học Thay đổi, hướng tớimột sự khác biệt trong PPDH theo hợp đồng là điều không thể thiếu Chỉ khikhả năng của cá nhân từng HS được đề cập, các em mới thể phát triển và tiếptục tham gia

+ Bố trí không gian lớp học:

Trong PPDH theo hợp đồng, không nhất thiết phải sắp xếp lớp học mà

có thể tổ chức trong lớp học nhỏ, không gian hạn chế, ít điều kiện di chuyển.Tuy nhiên để PPDH theo hợp đồng trở nên thoái mái và chuyên sâu hơn,

GV nên tổ chức lại lớp học, kê lại bàn ghế để thu hút HS tập trung hơn

+ Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập:

Trang 31

 GV nêu mục đích bài học, phương pháp học tập chủ yếu và trao hợpđồng cho HS.

 HS nghiên cứu nội dung cả hợp đồng kĩ lưỡng để hiểu các nhiệm vụtrong hợp đồng

 GV và HS trao đổi những điều còn chưa rõ trong hợp đồng

 HS chọn nhiệm vụ theo năng lực của mình

 HS kí vào hợp đồng và đánh dấu nhiệm vụ đã chọn

 Trong quá trình HS thực hiện tại lớp, GV cần theo dõi, hướng dẫn kịpthời khi HS gặp khó khăn Hướng dẫn HS nhận phiếu hỗ trợ hoặc tăng mức

hỗ trợ khi cần thiết

 HS trung bình, yếu, ngoài sự hỗ trợ của GV còn cần có sự giúp đỡ của

HS khá giỏi thông qua hoạt động hợp tác chia sẻ

 GV có cơ hội hướng dẫn thông qua trả lời câu hỏi, chữa lỗi, giới thiệungắn gọn cho nhóm nhỏ, quy định thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ, quansát, đánh giá…

 HS có thể yêu cầu được trợ giúp hoặc hệ thống sữa lỗi HS sử dụngđáp án đúng để tư sửa lỗi hoặc trao đổi bài để tự sửa lỗi

Trang 32

 Với những bài tập nhất định, có thể xem xét các PP khác như trongnhóm có thể giúp nhau tìm ra và sữa lỗi mắc phải Học theo hợp đồng có thểlồng ghép các kĩ năng xã hội trong quá trình học tập.

+ Tổ chức nghiệm thu hợp đồng:

Trước thời hạn hợp đồng, GV thông báo cho HS một thời gian nhất định

để HS nhanh chóng hoàn thành hợp đồng của mình Nếu nhiệm vụ thực hiện

ở nhà, GV dành thời gian để HS hoàn thành, chuẩn bị nghiệm thu tại lớp.Trước khi nghiệm thu, GV yêu cầu HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.Khi hoàn thành, HS vẫn có thể tham gia tích cực vào việc đanh giá Thay

vì đánh giá theo nhận xét GV và kết quả hoạt động thì hình thức đánh giáphạm vi rộng hơn, tổng hợp hơn có thể được áp dụng là tăng cường sự hoạtđộng của HS : HS tự đánh giá theo hướng dẫn của hợp đồng

+ GV có thể tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng:

Cơ sở là bản hợp đồng HS sẽ trình bày những hoạt động và kết quả.Điều này thể hiện sự tiến bộ và những khó khăn HS mắc phải HS có thể traođổi hợp đồng và kết quả để đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV HSđánh giá phải ghi tên vào hợp đồng GV kiểm tra, đưa thông tin phản hồi.+ GV đánh giá và nghiệm thu hợp đồng trên cơ sở HS tự đánh giá, đánhgiá đồng đẳng:

Trên cở sở hai kiểu đánh giá trên, GV nhận xét, đánh giá riêng về từng

cá nhân và kết quả thực hiện hợp đồng như thế nào GV có thể phát hiện liệuhợp đồng có đủ khó hay quá khó khiến HS không thể thực hiện hợp đồngđúng hạn Khi chuẩn bị hợp đồng tiếp theo, GV cần dựa trên đánh giá kết quảcủa hợp đồng trước.GV có thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp của một số HS,còn HS khác sẽ được thu và đánh giá vào giờ sau

1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học theo hợp đồng

1.2.4.1 Ưu điểm

Trang 33

PPDH theo hợp đồng là hình thức thay thế việc giảng dạy cho toàn thểlớp học của GV, cho phép GV quản lí và khảo sát được các hoạt động của

HS, góp phần tạo cơ hội học tập cho tất cả HS trong lớp theo trình độ, nhịp độ

và năng lực Bên cạnh đó PPDH theo hợp đồng còn cho phép phân hóa trình

độ và nhịp độ của người học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập của ngườihọc, tạo điều kiện người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng loạt ,hoạt động của người học đa dạng và phong phú hơn Cụ thể như sau:

- Cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của người học: HS được phép

tự quyết định thứ tự thực hiện nhiêm vụ, chọn nhiệm vụ tự chọn, thời gianthực hiện

- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học: HS độc lập thực

hiện nhiệm vụ có hoặc không cần sự hỗ trợ của GV hoặc HS khác

- Tạo điều kiện người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng

loạt: Sự hỗ trợ của GV qua các phiếu hỗ trợ căn cứ vào nhu cầu của người học

mà không phải mọi HS đều được hỗ trợ giống nhau Do đó phát huy được tínhchủ động, sáng tạo của HS giỏi và tạo điều kiện để HS yếu được trợ giúpnhiều và thiết thực hơn

- Hoạt động của người học đa dạng, phong phú hơn: Do hình thức bài

tập (nhiệm vụ ) đa dạng phong phú và cách thức thực hiện phần lớn do ngườihọc tự quyết định nên tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của HS

- Tạo điều kiện cho người học được lựa chọn phù hợp với năng lực: HS

chọn nhiệm vụ tự chọn hoặc chọn mức độ trợ giúp theo năng lực của mình

- HS được giao và nhận nhiệm vụ có trách nhiệm: HS đã kí hợp đồng với

GV nên sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo hợpđồng đã kí

Trang 34

- Tăng cường sự tương tác giữa học sinh và giáo viên: GV không giảng

bài nên có thời gian đi tới các cá nhân HS có yêu cầu hỗ trợ nên sẽ tăngcường sự tương tác giữa GV với HS

1.2.4.2 Hạn chế

- Cần thời gian nhất định để làm quen: Đây là một PP mới nên cần

hướng dẫn để HS biết cách học theo hợp đồng HS cần được làm quen vớicách làm việc độc lập và thực hiện cam kết theo hợp đồng

- Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng: Do

đặc điểm của PP học theo hợp đồng nên chỉ chủ yếu áp dụng cho các nộidung ôn luyện tập, thực hành và một số nội dung lí thuyết rất hạn chế

- Thiết kế hợp đồng học tập đòi hỏi công phu và khó khăn với GV: Ví dụ

như: Các tài liệu nhiệm vụ, đáp án… đều phải chuẩn bị trước Các nhiệm vụ,bài tập phải đa dạng, phân hóa, kết hợp giải trí

- Phương pháp này khó thực hiện thường xuyên: Chỉ thực hiện có tính

chất thay đổi hình thức tổ chức học tập nhằm phát triển tính chủ động, sángtạo độc lập của HS

- Đối với Học sinh: Không phải mọi HS từ tiểu học đều có thể áp dụng

PPDH này vì yêu cầu HS cần đọc hiểu hợp đồng, kí hợp đồng và làm việc độclập kết hợp làm việc hợp tác với mức độ chủ động tương đối cao Do đó PPnày trở nên khó khăn khi áp dụng với học sinh nhỏ như mẫu giáo, lớp 1, lớp 2

Trang 35

1.3.1 Đối với giáo viên

Đối với GV, phần lớn GV đã nghe qua PPDH theo hợp đồng nhưng đềukhông biết rõ Chỉ có 1 GV có tìm hiểu qua PPDH theo hợp đồng chiếm tỉ lệ14,29% nhưng chưa có GV nào áp dụng PPDH theo hợp đồng vào bài dạy.Sau khi được giới thiệu, trao đổi về PPDH theo hợp đồng, các GV đều chorằng PPDH theo hợp đồng là PPDH tích cực, giúp cho HS chủ động, tự giác

và sáng tạo trong học tập Tuy nhiên, các GV cũng nhận định muốn áp dụngthành công PPDH theo hợp đồng GV cần phải chuẩn bị tốt và có kỹ năng tổchức, quản lí lớp Việc áp dụng PPDH theo hợp đồng hiện nay ở trường phổthông còn rất hạn chế

1.3.2 Đối với học sinh

Về phía HS, sau khi giới thiệu về PPDH theo hợp đồng, tôi đã phát phiếuđiều tra cho 82 HS và thu được kết quả: có 67 HS cảm thấy PPDH theo hợpđồng hay và rất hay (chiếm tỉ lệ 81,71 %) và có 15 HS cảm thấy bình thường(chiếm tỉ lệ 18,29 %); có 59 HS thích và rất thích học theo phương pháp này(chiếm tỉ lệ 71,95 %) và 23 HS cảm thấy bình thường (chiếm tỉ lệ 28,05 %).Tuy nhiên, các em đều chưa từng được học theo phương pháp này

* Nhận xét:

Qua việc điều tra về thực trạng dạy học theo PPDH theo hợp đồng ởtrường THPT Xuân Diệu, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng PP này ở trươngTHPT còn khá hạn chế mặc dù PP này có khá nhiều ưu điểm Do đó tôi tiếnhành nghiên cứu và thực nghiệm PPDH theo hợp đồng ở trường THPT để cóđánh giá khách quan hơn về hiệu quả của PPDH theo hợp đồng, đồng thời vớimục tiêu giúp cho PPDH theo hợp đồng sẽ được áp dụng rộng rãi hơn để nângcao chất lượng học tập của HS, nâng cao chất lượng dạy học và đem lạinhững kết quả tốt nhất cho nền giáo dục

Trang 36

Chương 2

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG

DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – HÓA HỌC 10 CƠ BẢN

2.1 PHÂN TÍCH CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” HÓA HỌC LỚP 10

-CƠ BẢN

2.1.1 Vị trí của chương [1]

Thuộc chương 5, SGK lớp 10 cơ bản Trước đó HS đã được học cácchương lí thuyết chủ đạo như: Nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóahọc và Định luật tuần hoàn; Liên kết hóa học; Phản ứng Oxi hóa – khử

2.1.2 Đặc điểm về nội dung của chương

2.1.2.1 Phân phối chương trình

Bảng 2.1 Phân phối chương trình chương “Nhóm halogen”

1 tiết

Bài 22 Clo Tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng,

điều chế, trạng thái tự nhiên

1 tiết

Bài 23 Hidro clorua

Axit clohidric vàmuối clorua

Tính chất vật lí, hóa học, điều chếhidro clorua, nhận biết ion clorua

2 tiết

Bài 24 Sơ lược về hợp

chất có oxi của clo

Sơ lược nước Gia-ven và Clorua vôi 1 tiết

Bài 25 Flo- Brom- Iot Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí,

hóa học, ứng dụng flo, brom, iot

Trang 37

Ôn tập tính chất của các hợp chấthalogen Cách điều chế.

Bài 27 Bài thực hành:

tính chất hóa học

của khí clo và hợp chất của clo.

Điều chế khí clo và axit clohidric

Nghiên cứu tính chất hóa học của clo

và hợp chất của clo

1 tiết

Bài 28 Bài thực hành:

Tính chất hóa học của brom, iot.

Nghiên cứu tính chất hóa học củabrom, iot

 HS hiểu:

- Tính oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen

- Sự giống nhau về tính chất hóa học và sự biến đổi có quy luật tính chấtcủa đơn chất và hợp chất

- Nguyên tắc, phương pháp điều chế halogen và hợp chất quan trọng

 HS vận dụng:

- Giải các bài tập liên quan đến kiến thức chương

- Giải thích các hiện tượng hóa học liên quan trong cuộc sống

b Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát và làm thí nghiệm

- Kĩ năng cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử

Trang 38

- Kĩ năng tư duy từ cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học của chất.

c Thái độ

- Rèn luyện cho HS tinh thần tự giác, tích cực, chủ động trong học tập

- Bồi dưỡng cho HS tình yêu hóa học, lòng tin vào khoa học

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường

- Năng lực sáng tạo: giải quyết các tình huống bằng các cách khác nhau

- Năng lực tính toán: HS giải quyết các bài tập tính toán có liên quan đếnnội dung kiến thức của chương

- Năng lực xã hội – giao tiếp: Thông qua kiến thức của chương, HS biếtcách trình bày vấn đề và thể hiện thái độ, cách xử lý khi gặp các chất gây ônhiễm môi trường và sức khỏe

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc tên các hợp chất hóa học

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề: HS đưa ra các tình huống có vấn đề

và vận dụng các kiến thức trong chương để giải quyết

- Năng lực thí nghiệm – thực hành Hóa học: HS biết sử dụng hóa chất,dụng cụ, nắm vững các kĩ năng, thao tác khi tiến hành các thí nghiệm; Biếtcách quan sát, giải thích hiện tượng: Quan sát thí nghiệm hóa học để nhận xéthiện tượng, kết hợp các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đó…

2.1.3 Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng vào chương “Nhóm halogen” Hóa học 10 – Cơ bản

Một số kế hoạch dạy học được thiết kế theo phương pháp dạy học theohợp đồng chương “Nhóm halogen” Hóa học 10 – cơ bản

Trang 39

2.1.3.1 Bài 26: Luyện tập Nhóm halogen

BÀI 26: LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN

Kiến thức HS đã biết Kiến thức cần được hình thành

Tính chất vật lí, tính chất hóa học,

điều chế và ứng dụng của các

nguyên tố trong nhóm halogen và

một số hợp chất của clo như axit

clohidric, nước Giaven, clorua vôi

- Hệ thống hóa kiến thức đã họctheo sơ đồ tư duy

- Áp dụng giải các bài tập địnhtính, định lượng

- Vận dụng kiến thức hóa học đểtham gia các bài tập vui, các vấn

- Tính tẩy màu của nước Gia-ven, Clorua vôi và cách điều chế

- Phương pháp điều chế các đơn chất halogen và hợp chất HX

- Cách nhận biết các ion halogenua

1.2 Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức nhóm halogen để giải bài tập định tính, định lượng

- Viết và cân bằng các phản ứng oxi hóa- khử

- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng hóa học có liên quantrong cuộc sống

1.3 Thái độ

- Rèn cho HS tinh thần hợp tác, tích cực trong học tập

Trang 40

- Bồi dưỡng HS tình yêu hóa học và lòng tin vào khoa học.

- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường và đức tính cẩn thận khitiếp xúc với các hóa chất

Ngày đăng: 03/06/2016, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản và nâng cao
Nhà XB: NXB Giáo dục
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông (2009) – Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường trung học phổ thông, 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông (2009) – Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường trung học phổ thông
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ, Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, 2010, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ, Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng, 2010, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[5] Cao Cự Giác, Thiết kế bài giảng Hóa học 10, 2009, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Hóa học 10
Nhà XB: NXB Hà Nội
[7] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, 2014, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[8] Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ (Tập 2), 1999, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học vô cơ (Tập 2)
Nhà XB: NXB Giáo dục
[9] Huỳnh Văn Út, Bài tập hay và khó Hóa học 10, 2011, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập hay và khó Hóa học 10
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
[10] Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Sách giáo viên – Hóa học 10 cơ bản, 2006, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên – Hóa học 10 cơ bản
Nhà XB: NXB Giáo dục
[11] Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Lê Khắc Hành, Phương pháp dạy học đại cương môn tin học, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án phát triển giáo viên trung học cơ sở, 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học đại cương môn tin học, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án phát triển giáo viên trung học cơ sở
[12] Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Phạm Khắc Chương, Giáo trình Giáo dục học (Tập 1), 2006, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học (Tập 1)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[13] Tony Buzan, Sơ đồ tư duy, 2010, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ đồ tư duy
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
[14] Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 10
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w