1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục sức khỏe răng miệng

13 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 41,37 KB

Nội dung

Bệnh răng miệng Theo chuyên gia răng hàm mặt RHM, bệnh răng miệng là các bệnh về tổ chức cứng ở răng, tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng, trong đó hai bệnh thường gặp là sâu răng và vi

Trang 1

I Một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu

1 Bệnh răng miệng

Theo chuyên gia răng hàm mặt (RHM), bệnh răng miệng là các bệnh về tổ chức cứng ở răng, tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng, trong đó hai bệnh thường gặp là sâu răng và viêm lợi [1]

2 Bệnh sâu răng

Sâu răng là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, tổ chức cứng của răng bị phá huỷ và tạo thành một hố gọi là lỗ sâu [2]

Người ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học sâu răng bằng hai quá trình huỷ khoáng và tái khoáng Mỗi quá trình đều do một số yếu tố thúc đẩy Nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ xuất hiện sâu răng

3 Viêm lợi

Viêm lợi là sự khích thích vi khuẩn ở mảng bám răng, bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và phù nề, mềm Nhóm vi khuẩn thường kết hợp với viêm lợi xoắn khuẩn Actinomyces (Gram dương, hình sợi) và Eikenella (Gram âm, hình que)

- Viêm lợi hoại tử cấp tính là sự hoại tử gai lợi, chảy máu tự phát, có mùi hôi

- Viêm quanh răng là thời kỳ tiếng triển nặng hơn của bệnh quanh răng: lợi , xương

và các tổ chức khác giữ răng sẽ bị phá huỷ [3]

4 Các biện pháp phòng bệnh răng miệng

4.1 Giáo dục sức khỏe răng miệng[4]

4.1.1 Định nghĩa

Giáo dục sức khỏe răng miệng là một nghệ thuật truyền bá các kiến thức tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, dự phòng các BRM đến quần chúng, thay đổi tư tưởng và tập quán cü nhằm cải thiện tốt sức khỏe răng miệng cho cộng đồng

Giáo dục sức khỏe răng miệng là một biện pháp mà mọi người được hưởng đồng đều qua báo chí, truyền thanh, truyền hình không phân biệt tầng lớp xã hội, kinh tế, văn hoá Đây là một biện pháp dự phòng chủ động (nhân dân chủ động tham gia) nên cần có thời gian để người dân có thể thay đổi tập quán cü, đồng thời trước khi giáo dục

Trang 2

cần phải chú đến tập quán, phong tục, tín ngưỡng có thể làm cản trở việc từ bỏ thói quen cü hoặc chấp nhận một thói quen mới, khả năng kinh tế, khả năng nhận thức, khả năng đáp ứng y tế đối với cộng đồng

4.1.2 Mục tiêu

Mục tiêu chính của giáo dục sức khỏe răng miệng là cung cấp thông tin và kiến thức mới về sức khoẻ răng miệng để nhân dân quan tâm và tham gia công tác phòng BRM, biến hành động chăm sóc thành hành động tự chăm sóc

4.1.3 Nội dung

Phổ biến những kiến thức cơ bản về răng miệng

- Chức năng của răng (nhai, phát âm, thẩm mỹ)

- Thời gian mọc răng và thay răng cùng những biến chứng khi mọc răng Răng sữa của trẻ cần thiết cho ăn nhai, phát triển cơ thể, khuôn mặt, giữ cho răng vĩnh viễn mọc khỏi lệch lạc, vì thế không nên xem thường việc chăm sóc răng sữa

- Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, của bệnh sâu răng và nha chu

- Vai trò của mảng bám răng trong bệnh sâu răng và nha chu

- Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư vùng miệng

- Tác hại của thuốc lá, trầu cau, rượu đối với ung thư vùng miệng

- Cách phát hiện sớm các BRM (chấm đen trên răng, đau khi ăn uống nóng lạnh, chảy máu nướu, vết loét không lành sau 10 ngày điều trị kháng sinh, vết trắng, hồng, nâu ở niêm mạc miệng, vết sùi chảy máu không đau )

Phổ biến cách giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng phương pháp

Là tổng hợp những biện pháp hướng tới việc làm sạch xoang miệng đặc biệt là răng, nướu, bao gồm chải răng và súc miệng kỹ sau khi ăn, dùng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa

Chải răng và súc miệng sau khi ăn:

Là một công việc hết sức nhẹ nhàng mà hữu ích, nhưng vẫn còn nhiều người chưa quan tâm cho đó là công việc tầm thường không quan trọng Thật ra đây là một biện pháp hữu hiệu nhất, dễ làm nhất, rẻ tiền nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng phòng bệnh sâu răng và nha chu Chải răng là để lấy đi những mảnh vụn thức ăn, màng bám làm

Trang 3

giảm mức thấp nhất sự hiện diện của vi khuẩn, đồng thời còn xoa nắn lợi nhẹ nhàng và làm sạch vùng khe lợi Nếu chải răng đã trở thành một thói quen hàng ngày thì chải răng là một công việc không khó và không mất thời gian, chải răng thật kỹ sau khi ăn

và trước khi ngủ tốt hơn chải nhiều lần mà cẩu thả Muốn chải răng có kết quả (sạch sẽ) cần phải chọn bàn chải và chải răng đúng phương pháp Chọn và giữ gìn bàn chải Bàn chải sau khi dùng rẩy khô và để nơi thoáng, khi lông bàn chải bị tưa thì phải thay bàn chải khác

Phương pháp chải răng đúng cách:

Có nhiều phương pháp nhưng phương pháp Bass dễ thực hiện và làm sạch được mảng bám ở cổ răng, rãnh nứơu và kẻ răng, đồng thời kích thích nướu

Mặt ngoài: Đặt lông bàn chải tại cổ răng, nghiêng một góc 450, hướng về

phía nướu (so với trục răng).Cử động tới lui nhẹ tại chỗ, vừa ép vừa đè cho lông bàn chải đi vào rãnh nướu và kẻ răng, sau đó hất xuống về phía mặt nhai Mỗi vùng làm 5-6 lần rồi chuyển sang vùng khác

Mặt trong: Cüng như trên

Mặt nhai: Chải tới lui hay xoay tròn.

Thời gian chải răng:

Tốt nhất chải sau khi ăn, hoặc một lần (tối) hoặc 2 lần (sáng, tối)

Tăm xỉa răng:

Chỉ dùng để khều thức ăn giắt ở kẻ răng, không dùng để xỉa tới lui ở các kẻ răng

vì sẽ rộng kẻ và mòn men răng

Chỉ nha khoa:

Dùng để lấy thức ăn ở những kẽ sít

Phổ biến về vấn đề dinh dưỡng trong bệnh răng miệng

Dinh dưỡng (chất lượng, số lượng, số lần ăn) ảnh hưởng trực tiếp trên răng và vi khuẩn, làm gia tăng hoặc làm chậm các BRM Dinh dưỡng ảnh hưởng trước lúc mọc răng (cơ cấu, thành phần hoá học của răng), giai đoạn mọc răng và sau mọc răng (tạo môi trường nuôi dưỡng hoạt động của vi khuẩn, gia tăng mảng bám)

Chất dinh dưỡng: Các thực phẩm tốt cho răng gồm:

Trang 4

- Calci: có trong sữa, phomat, đậu nành, thận, các loại đậu, rau cải, bông cải xanh, tôm cua

- Vitamin C: có trong cam, chanh, cà chua, các loại rau cải xanh

- Vitamin D: có trong cá biển

- Carbohydrat: có trong gạo, bánh mì, đường

- Protide: có trong các loại thịt, cá, trứng, đậu khô

Tuy các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho sức khỏe toàn thân, nhưng chúng ta nên tăng cường ăn những chất dinh dưỡng có chứa nhiều Calci, vitamin C, vitamin D, protide, còn giảm ăn các loại carbohydrat

Cách ăn:Nên ăn đúng bữa, đúng lúc, đủ các loại dinh dưỡng, tránh ăn vặt

nhiều lần trong ngày

Dạng thực phẩm:Nên ăn loại tự nhiên không nên ăn các loại được chế biến,

thực phẩm tươi có nhiều chất xơ làm sạch răng, còn thực phẩm bám dính dễ gây sâu răng, viêm nướu

Phổ biến các thói quen, tập quán có hại cho răng miệng

Một số thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến răng như cắn nút chai, cắn chỉ, xỉa răng, bú đêm hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm, khớp cắn như mút tay, thở miệng Ăn trầu, hút thuốc lá vấn có thể gây ung thư, vì vậy chúng ta cần phải giáo dục cho cộng đồng, hầu làm thay đổi các thói quen có hại cho răng miệng

4.2 Tăng sức đề kháng của răng[4]

Để tăng cường sức đề kháng của răng đối với các tác nhân gây sâu răng, chúng ta

có thể sử dụng rộng rãi Fluor và các chất trám bít hố rãnh

4.2.1 Sử dụng Fluor

Hiện nay Fluor được dùng rộng rãi trên thế giới để phòng ngừa bệnh sâu răng Fluor là một chất dinh dưỡng giúp cho sự tăng trưởng, Fluor biến hydroxyapatit của men răng thành fluoroapatit giúp răng khó hòa tan trong acit, tăng tái khoáng hoá, ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn Fluor diệt vi khuẩn sâu răng đặc biệt ở pH thấp (pH < 5,5) Fluor có trong thực phẩm như cá, trà, bia Fluor tác dụng tốt trên bề mặt láng của men răng, Fluor có thể sử dụng dưới nhiều hình thức:

Trang 5

Toàn thân (ăn uống)

Fluor dùng toàn thân có lợi cho răng đang hình thành và răng đã mọc, Fluor ngấm vào men răng đồng thời vào máu và tiết qua các tuyến nước bọt, dịch nướu để tẩm các mặt răng Để cung cấp fluor toàn thân ta có thể chọn 1 trong 4 cách sau:

- Fluor hoá nước máy (0,7-1 ppm) chi phí thấp, hiệu quả cao, an toàn, là một biện pháp sức khỏe cộng đồng công bằng nhất, không đòi hỏi sự hợp tác có ý thức của người được hưởng

- Fluor hoá nước uống tại các trường học gấp 4 lần Fluor nước máy, sử dụng ở các trường ngoại ô nơi không có nước máy

- Muối Fluoride: 250mg/1kg muối

- Viên Fluor (Sodium Fluoride: NaF hoặc Aci e late, Phosphate, Fluor: APF) được dùng ở những vùng có nồng độ fluor trong nước thấp hơn 0,3 ppm và uống từ lúc mới sinh đến 6 tuổi với liều lượng 0,05mg/kg/ngày hoặc: 0-2 tuổi: 0,25 mg/ngày; 3 tuổi: 0,5 mg/ngày; 4 tuổi: 0,75 mg/ngày; 5-6 Tuổi: 1 mg/ngày Viên fluor được nhai trong vòng 30 giây để cho tiếp xúc với mặt răng rồi nuốt hoặc ngậm cho tan dần trong miệng

Tại chỗ

Fluor dùng tại chỗ có tác dụng hữu hiệu cho người lớn và trẻ em trên răng đã mọc

và có nhiều dạng sử dụng

- Súc miệng với nước NaF 0,2 % 1 tuần 1 lần

- Thoa hoặc đeo máng có Gel Fluorie

- Kem đánh răng có Fluor

4.1.2 Trám bít hố rãnh

Đây là một phương pháp để dự phòng sâu răng ở hố rãnh, vì Fluor chỉ có tác dụng ngừa sâu răng ở mặt láng của răng, do đó để làm giảm sâu răng ở hố rãnh, người ta phủ một loại vật liệu có tính chất bám dính tốt lên các trüng và rãnh của răng để làm mất đi yếu tố lưu giữ thức ăn Tốt nhất là cho tất cả trẻ em, nhưng do giá thành cao nên chúng

ta chỉ chọn những em có nguy cơ sâu răng và những răng có trüng, rãnh sâu, chủ yếu

Trang 6

cho các răng cối sữa ở trẻ 3 - 4 tuổi và răng cối lớn thứ 1 ở trẻ 6 - 7 tuổi, răng cối nhỏ thứ 1, 2 và răng cối lớn thứ 2 ở trẻ 11 - 13 tuổi

4.3 Kiểm soát mảng bám[4]

Dự phòng và kiểm soát bệnh nha chu chủ yếu dựa vào việc làm sạch mảng bám Khi kiểm soát mảng bám định kỳ, bác sĩ có thể chỉ cho bệnh nhân các vùng chải chưa sạch và hướng dẫn các biện pháp làm sạch hữu hiệu hơn, đồng thời loại trừ cao răng để điều trị viêm nướu ngay từ giai đoạn đầu

4.4 Khám răng định kỳ [4]

Hàng năm tổ chức khám rộng rãi cho cộng đồng, hoặc khuyến khích nhân dân nên đi kiểm tra răng miệng định kỳ, đặc biệt là trẻ em, nhằm phát hiện sớm tổn thương, đánh giá tình hình bệnh tật, và điều trị sớm hạn chế gây biến chứng

II Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam

1 Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới

Trong những năm 1946–1975, hầu hết các nước phát triển, chỉ số sâu răng mất trám (SRMT) của trẻ lứa tuổi 12 nằm trong khoảng 7,4–10,7 có nghĩa rằng trung bình mỗi trẻ em sâu từ 7,4–10,7 răng, từ 1979–1982 chỉ số SRMT của trẻ lứa tuổi 12 đã giảm hẳn xuống còn 1,7–3,0 Ở Singapo năm 1960 trẻ 12 tuổi có chỉ số SRMT > 4 và hiện nay còn < 0,5 [5].Tại các trường phổ thông Italia: ở lứa tuổi 6 tuổi tỷ lệ sâu răng chiếm 52,9% lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm 52% và lứa tuổi 15 có tới 68,8% bị sâu răng vĩnh viễn.Tại Thái Lan, năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 là 58– 80%.Nhìn chung ở các nước này BRM đều có xu hướng tăng rõ rệt so với các nước phát triển ở thời điểm những năm 1960–1970 Tình hình sâu răng ở các nước đang phát triển ở mức thấp hơn nhiều ( SRMT lứa tuổi 12 từ 0,2–2,6) những từ những năm 1970 trở đi chỉ số này lại tăng lên nhanh (từ 1,0–6,3) [6].Theo Who, năm 1978 bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dưới 12 tuổi và 100% trẻ em 14 tuổi bị viêm lợi mãn tính [7].Theo nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á đều cho thấy tỷ lệ trẻ

em bị bệnh sâu răng và viêm quanh răng cao ở mức trên 90% Trẻ em bị bệnh quanh răng có tỷ lệ mắc cao, nhiều nơi trên 90% trẻ em mắc bệnh này Tuy nhiên bệnh quanh răng trẻ em thường được biểu hiện là viêm lợi, tỷ lệ viêm lợi khác nhau theo tuổi [8]

Trang 7

Theo WHO năm 1997, các nước trong khu vực có trêm 80% dân số bị sâu răng và viêm lợi Chỉ số SRMT lứa tuổi 12 ở mức cao từ 0,7–5,5 (ở Trung Quốc là 0,7, ở Lào

là 2,4, ở Campuchia là 4,9, ở Philippin là 5,5, ở Việt Nam là 0,8) [9]

2 Thực trạng bệnh răng miệng ở Việt Nam

Cũng như các nước phát triển,Việt Nam cũng mắc các bệnh lý về răng miệng rất cao, có chiều hướng gia tăng nhất là vùng nông thôn, những nơi chương trình nha học đường hoạt động chưa hiệu quả Theo kết quả điểu tra dịch tễ trên thế giới, ở Việt Nam

tỷ lệ mắc bệnh sâu răng chiếm 50-90% dân số [10]

Qua điều tra lần 1 năm 1990, cho thấy tỷ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 12 ở Miền bắc

là 43,33%, chỉ số sâu răng mất trám (SRMT) là 1,15; miền Nam là 76,33%, chỉ số SRMT là 2,93; trên toàn quốc tỷ lệ sâu răng là 55,7%, chỉ số SRMT là 1,82 [11]

Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa ra nhận xét bệnh quanh răng là phổ biến, tỷ lệ mắc cao Viện RHM Hà Nội phối hợp với Đại học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng quy mô toàn quốc năm

2001, kết quả là học sinh từ 6-8 tuổi sâu răng là 84,9%, lứa tuổi 9-11 sâu răng vĩnh viễn là 54,6% Cũng theo thống kê năm 2001, ở lứa tuổi 6-8 thì tỷ lệ sâu răng sữa ở nông thôn cao hơn thành thị với tỷ lệ 85,1% và 84,4%, độ tuổi từ 9-11 ở nông thôn và thành thị là 57,6% và 51,8% [12]

Diễn biến BRM nặng theo thời gian, theo điều tra của Viện RHM năm 2001, tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần theo tuổi vì ở hai lứa tuổi 6–8 và 9–11 đang là lứa tuổi thay răng nên càng lớn số răng thay càng nhiều nên tỷ lệ sâu răng mất trám cũng giảm đi Ở tuổi 6–8 SMT là 5,84, ở tuổi 9–11 là 2,03 Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã có những nghiên cứu tình trạng răng miệng ở Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng cho thấy tỷ lệ bệnh sâu răng tăng dần

Theo Trần Văn Tường, năm 1999, điều tra sức khoẻ răng miệng trên quy mô toàn quốc và cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng cũng tăng dần theo thời gian Bệnh viêm lợi cũng tăng theo lứa tuổi, 6–8 tuổi là 50,5%, 9–11 tuổi là 81,7%, như vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh viêm lợi càng cao [13].Năm 2003, theo số liệu của sở Y tế Hà Nội tỷ lệ BRM của học sinh tiểu học, phổ

Trang 8

thông cơ sở và phổ thống trung học là 36%, năm 2004 là 36,66%, như vậy tỷ lệ BRM của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học vẫn tăng theo thời gian [14]

III Thực trang chăm sóc và phòng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam

1 Trên thế giới

Trước đây bệnh sâu răng rất phổ biến ở những nước phát triển do chế độ ăn nhiều chất đạm, đường Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, có sự thay đổi về tình trạng sâu răng ở hai nhóm quốc gia Ở những nước nghèo tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng do không được fluor hóa nước uống, thiếu sự giáo dục chăm sóc răng miệng và có sự thay đổi về hành vi sinh hoạt ăn uống (đặc biệt là ăn nhiều bánh kẹo và uống nhiều nước ngọt) Những nước giàu, tỷ lệ sâu răng ngày càng giảm do được Nhà nước coi trọng chương trình fluor hóa nước uống, kem đánh răng có fluor, trám bít hố rãnh và coi trọng giáo dục nha khoa Trong vài thập kỷ gần đây, các nước đã dành 5–11% ngân sách của y tế cho phòng BRM [15]

Từ 1908, Liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đếndự phòng sâu răng

và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa Tại các hội nghị của FDI năm 1951, 1960 và

1966 đều kết luận việc fluor hoá nước uống là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và ít tốn kém nhất Tuy nhiên vào những năm 60-70 ngành Nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào chữa, phục hồi sâu răng và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả Vì vậy năm 1958, WHO đã thành lập Ủy ban nghiên cứu về fluor và chăm sóc răng miệng [16]

Theo báo cáo của WHO năm 1978 hàng năm Mỹ tốn 100 triệu giờ công lao động,

9 tỷ USD cho việc chữa răng, phí tổn điều trị hơn 10 USD cho một răng ở trẻ em Chi phí cho điều trị răng một năm ở Anh là 180 triệu bảng Anh, còn ở Pháp là 8 tỷ france

và 25 triệu giờ công lao động.Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một chính sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế Kết quả là 20 năm trở lại đây, tỷ lệ sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ… đã giảm đi một nửa Đây là một thành tựu lớn từ đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh công tác

Trang 9

phòng BRM như các nước phát triển đã làm [17] Như vậy vai trò của công tác chăm sóc răng miệng tại cộng đồng rất lớn

Tại Australia 50% thời gian của bác sỹ nha khoa là làm công tác phòng bệnh Kem đánh răng có fluor là biện pháp cá nhân hàng đầu, fluor hoá nước là biện pháp cộng đồng tốt nhất, có tác dụng ở mọi giai đoạn của sâu răng Cả hai biện pháp trên là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ sâu răng ở Australia [18]

Hiệnnay fluor được công nhận là có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi và ngày càng trở nên quan trọng trong cộng đồng và đối với các lứa tuổi.Nhưng việc sử dụng fluor

để phòng sâu răng như thế nào là thích hợp cũng cần phải đặt ra Hơn hai thập niên qua, tỷ lệ toàn bộ và tỷ lệ mắc mới bệnh sâu răng giảm ở các nước phát triển, phần lớn

là do sử dụng fluor rộng rãi Song song với tỷ lệ sâu răng giảm là tỷ lệ răng nhiễm fluor tăng Các nghiên cứu về nhiễm fluor được thực hiện trong những vùng có và không có fluor hoá, đã nhận dạng được 4 yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm fluor là: sử dụng nước uống có fluor, viên fluor, kem đánh răng có fluor, và sữa đóng hộp có fluor trước 8 tuổi Hiện nay, tại Singapore 100% dân số được fluor hoá nước uống và giáo dục nha khoa, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc sức khoẻ răng miệng thường xuyên tại trường trong chương trình NHĐ [19]

2 Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, do đời sống được nâng cao, người dân sử dụng nhiều đường, nước ngọt, công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ sâu răng cao Do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng là rất cần thiết Việt nam chưa có điều kiện để fluor hóa nước sinh hoạt toàn quốc (cả nước duy nhất chỉ có thành phố Hồ Chí Minh) và có tới 80% dân số sống ở nông thôn, miền núi không có nước máy Theo nghiên cứu của Viện răng hàm mặt thì lượng fluor trong nước tự nhiên thấp [20], vì vậy cần cho học sinh súc miệng fluor tại trường.Hiện nay tỷ lệ bệnh răng miệng cao nhưng chưa được mua sắm trang thiết bị (thường là đắt và phải nhập ngoại), thiếu cán

bộ chuyên khoa So với tỷ lệ bác sĩ răng hàm mặt trên dân số thì nước ta thiếu cán bộ nghiêm trọng, cứ 1 bác sĩ nha khoa phục vụ cho 25.000–30.000 dân Trong khi đó tỷ lệ

Trang 10

này trên thế giới và khu vực là 2.000–5.000, thấp hơn 10 lần so với thế giới [21] Bên cạnh đó, sự phân bố cán bộ răng hàm mặt lại không đồng đều

Giáo dục chăm sóc răng miệng mới chỉ được đưa vào chương trình sách giáo khoa của học sinh tiểu học Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng chưa được chú trọng trong toàn dân nên hiểu biết về tự chăm sóc răng miệng, cách đánh răng đúng, thức ăn nào tốt hoặc có hại cho răng, sự cần thiết phải đi khám răng định kỳ… của người dân còn hạn chế

Hiện nay tại một số trường tiểu học đã áp dụng kỹ thuật ART, đang là một kỹ thuật chữa răng đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả cao, thích hợp điều trị cho trẻ từ 6–9 tuổi, cho phép áp dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn Hiện nay phương pháp này

đã được áp dụng nhanh chóng ở các tỉnh thành phía Nam trong chương trình NHĐ [22] Kỹ thuật này nên được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, nhất là chương trình NHĐ trong cả nước

III Một số nghiên cứu về dự phòng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam

1 Trên thế giới

Sức khỏe răng miệng tốt có liên quan đến khu vực sinh sống, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của bố mẹ Những phát hiện này có thể chỉ ra sự khác biệt trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và cấp độ khác nhau của giáo dục về sức khỏe răng miệng.Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy rất ít trẻ em (4%) đã được cha mẹ hỗ trợ trong việc

vệ sinh răng miệng hàng ngày do kiến thức của cha mẹ [23]

Theo kết quả một nghiên cứu ở Burkina Faso, châu Phicủa Varenne B, Petersen

PE và Ouattara Svề hành vi sức khỏe răng miệng của trẻ em và người lớn trong khu vực đô thị, nông thôn Đối với cả trẻ em và người lớn, mức độ kiến thức, thái độ về chăm sóc sức khoẻ răng miệng là rất thấp, 36% trẻ em dưới 12 tuổi và 57% người ở độ tuổi 35-44có thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày.Làm sạch răng miệng được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng tăm que Sử dụng kem đánh răng đã hiếm, kem đánh răng có chất fluoride đặc biệt là hiếm khi, 9% trẻ em dưới 12 tuổi và 18% 35-44 tuổi được sử dụng kem đánh răng fluoride [24]

Ngày đăng: 02/06/2016, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w