1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE, 11-5-2013

9 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

7 Mô hình quá trình truyền thông Người truyền tin Người nhận tin Kênh truyền thông Nhiễu Tác động từ môi trường Thông điệp Phản hồi Thông tin được mã hóa dưới dạng ký hiệu và

Trang 1

Phương pháp Truyền thông – giáo dục sức khỏe

Mục tiêu

3

1 Trình bày được khái niệm truyền thông, quá trình truyền

thông

2 Phân tích được các thành tố của quá trình truyền thông

3 Nêu được điểm mạnh/yếu của các phương tiện truyền

thông

4 Có thể thử nghiệm được tài liệu truyền thông

5 Trình bày được các tiếp cận giáo dục sức khỏe và kĩ

năng giáo dục sức khỏe trực tiếp

Xem

video clip

Mục đích của truyền thông là gì?

Tác động của truyền thông

6

Cải thiện sức khỏe Thay đổi hành vi Thúc đẩy chấp nhận/thay đổi Lĩnh hội, hiểu được thông điệp Thu hút sự chú ý của đối tượng Thông tin đến đối tượng

Trang 2

7

Mô hình quá trình truyền thông

Người

truyền tin

Người nhận tin

Kênh truyền thông

Nhiễu

Tác động từ môi trường

Thông điệp

Phản hồi

Thông tin được

mã hóa dưới dạng

ký hiệu và biểu

tượng

Truyền thông: quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái

độ và tình cảm giữa các chủ thể với nhau với mục đích nâng cao

kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng đích

Nguồn phát tin

8

Nguồn phát tin

Khởi xướng quá trình truyền thông

Là cá nhân hoặc nhóm hoặc tổ chức/cơ quan có thông tin muốn trao đổi, cung cấp cho cá nhân, nhóm hoặc cơ quan/tổ chức khác

Người dân tin vào nguồn phát dựa vào:

tuổi, giới, văn hóa, học vấn, kĩ năng của người nói chuyện

uy tín, vị thế của cá nhân, tổ chức, cơ quan

Người nhận tin

9

Là đối tượng truyền thông:

 Cá nhân, nhóm hoặc cơ quan/tổ chức… nhận thông điệp

trong quá trình truyền thông

 Người dân của một xã, phụ nữ tuổi sinh đẻ, học sinh PTCS,

nhóm tiêm chích ma túy,

Tiếp nhận và xử lí thông tin phụ thuộc:

 tuổi, giới, văn hóa, học vấn, mức độ quan tâm đến chủ đề,

 thói quen sử dụng phương tiện truyền thông

Người nhận tin

10

Hiệu quả của truyền thông được đánh giá dựa trên sự thay đổi về hiểu biết, thái độ, hành vi của người tiếp nhận thông điệp

Thông điệp truyền thông

11

Là nội dung, thông tin từ nguồn phát tin chuyển

đến đối tượng tiếp nhận

Là tâm tư, tình cảm, hiểu biết, ý kiến, tri thức khoa

học …được mã hoá theo một hệ thống kí hiệu nào

đó

 chuyển tải qua tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình

ảnh, âm thanh, cử chỉ của con người…

Nội dung, kí hiệu, mã hoá sẽ được người nhận tiếp

nhận giải mã và có thể thực hiện theo yêu cầu

Thông điệp truyền thông

12

Một số yêu cầu của một thông điệp hiệu quả:

 Sự rõ ràng và cụ thể

 Chính xác, tin cậy

 Phù hợp với nhu cầu của người tiếp nhận/đối tượng truyền thông

 Phù hợp với nhóm đối tượng (nhận thức, học vấn)

 Thích hợp về văn hoá, chuẩn mực, giá trị xã hội

 Các điểm chính cần được nhấn mạnh

 Có định hướng hành động

 Hình thái thông điệp thích hợp

Trang 3

Thông điệp truyền thông

13

Một số yếu tố khác làm tăng hiệu quả thông điệp:

Tính đời thường

Tính hài hước

Tạo cảm xúc cho đối tượng

Sử dụng âm nhạc

Liệu pháp ARV chỉ hiệu quả nếu bạn

uống thuốc đúng cách, đúng giờ, đều

đặn hàng ngày

Kênh truyền thông

14

Là phương tiện, cách thức, phương pháp

chuyển tải thông điệp từ người truyền đến

người nhận

Có thể chia thành các hình thức khác nhau:

Trực tiếp/Gián tiếp

Cá nhân-Cá nhân (interpersonal); Đại chúng (mass media)

Kênh truyền thông

15

Trực tiếp (giữa các cá nhân với nhau): nói

chuyện, tư vấn, thảo luận, thăm hộ gia đình

Truyền thông đại chúng (gián tiếp): truyền

thanh, truyền hình, sách, báo, tờ rơi, bảng tin,

pa nô, khẩu hiệu, ca - nhạc - kịch

Một số đặc điểm chính của kênh đại chúng và kênh trực tiếp

16

Đặc điểm Truyền thông

đại chúng

Mặt đối mặt

Tốc độ bao phủ thông tin cho

số đông đối tượng

Độ chính xác và ít bị nhiễu Khả năng lựa chọn đối tượng Chiều hướng truyền thông Khả năng đáp ứng những nhu cầu địa phương Phản hồi Tác động chính

Nhanh

Độ chuẩn xác cao

Khó lựa chọn đối tượng Một chiều Chỉ cung cấp thông tin chung Phản hồi gián tiếp từ những điều tra

Nâng cao hiểu biết, kiến thức

Chậm

Dễ bị sai lệch thông tin

Có tính lựa chọn cao Hai chiều

Có thể đáp ứng nhu cầu địa phương

Có thể phản hồi trực tiếp Những thay đổi về thái độ, hành vi, kĩ năng giải quyết vấn

đề

Phản hồi - Nhiễu

17

Phản hồi: thông tin, ý kiến, phản ánh từ đối

tượng đến nguồn phát

Giúp đánh giá tác động của thông điệp đến đối

tượng

Cơ sở để điều chỉnh quá trình truyền thông thích

hợp, hiệu quả

Nhiễu: yếu tố từ môi trường tác động đến kênh

truyền thông, ảnh hưởng đến quá trình truyền

thông điệp: gây ra sai lệch, thiếu thông tin

Phương tiện truyền thông đại chúng

18

 Là bất cứ phương tiện in ấn hoặc nghe – nhìn nào được sử dụng để cung cấp, trao đổi thông tin với nhiều người

 Chia thành 2 loại:

 Phương tiện TTĐC tiếp cận nhiều đối tượng

 Phương tiện TTĐC tiếp cận 1 số đối tượng nhất định

Trang 4

Phương tiện truyền thông đại chúng

 Đài/Loa phát thanh

 Vô tuyến truyền hình

 Báo in

 Tạp chí

 Video, băng/đĩa nghe-nhìn

 Panô, áp phích

 Tranh lật/sách lật

 Tờ rơi, sách mỏng

19

Tiếp cận nhiều đối tượng Tiếp cận một số đối tượng nhất định

Đài/Loa phát thanh

Các thông điệp giáo dục sức khỏe có thể được truyền đến đối tượng qua đài phát thanh dưới nhiều hình thức như: bài nói chuyện, bản tin sức khỏe, hỏi đáp về phòng bệnh…

Thời lượng phát tin, thời điểm phát tin trên đài/loa cũng cần được cân nhắc để có được một số lượng đông đảo người nghe nhất

Loa/đài phát thanh

Mạnh:

Phù hợp cho cả người biết chữ hoặc không biết

Có sẵn cho mọi người, tác động tới nhiều người

cùng lúc

Radio rất hữu ích và thuận tiện cho những khu

vực xa, những vùng không có điện

Có thể phát tin với tần suất cao trong ngày

Chi phí cho nội dung phát thanh thấp

Loa/đài phát thanh

Hạn chế:

Không tiện cho việc hướng dẫn thực hành

Thông tin dễ bị phân tán

Không nhận được phản hồi tức thì, điều chỉnh hạn chế

Thông tin cung cấp có thể không đáp ứng nhu cầu đối tượng

Truyền hình

Là phương tiện phát triển ở các vùng miền

Các chương trình TT-GDSK có thể phát qua truyền

hình dưới hình thức bản tin, tiểu phẩm, hỏi đáp trực

tiếp, quảng cáo, trò chơi giải trí – giáo dục…

Thường hấp dẫn đối tượng vì hình ảnh sinh động gây

ấn tượng tác động tích cực nâng cao hiểu biết, thay

đổi thái độ, hành vi theo chiều hướng tốt

Việc thiết kế, phát sóng một chương trình thường là

công việc có tính chuyên nghiệp, chi phí cao Phát thanh Truyền hình

Trang 5

Truyền hình

Mạnh:

Có giá trị thời sự, thông tin đến với nhiều người nhanh

chóng

Dễ hiểu đối với nhiều đối tượng

Có thể hướng dẫn thực hành, giải thích được lợi ích của

hành vi mong muốn

Hiệu quả truyền thông cao: do tác động nhiều giác quan

Thông tin được chuẩn bị chuyên nghiệp, có tính thuyết

phục cao

Truyền hình

Hạn chế:

Có thể gặp khóa khăn trong việc tiếp sóng truyền hình ở vùng sâu, xa, vùng núi, hảo đảo

Chi phí mua máy thu hình cao

Chi phí sản xuất chương trình tốn kém, cần phương tiện hiện đại

Báo, tạp chí

Rất phổ biến

Các bản tin, bài viết về sức khỏe, hướng dẫn phòng

bệnh, rèn luyện nâng cao sức khỏe… có thể đăng tải

trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm in khác

Nhiều người có thể tiếp cận, thông điệp được thể

hiện trên báo với hình thức đa dạng, đối tượng có

thời gian để đọc và suy nghĩ kĩ lưỡng

Giá cả cho loại hình này chấp nhận được

Cần lưu ý về tính phù hợp, dễ hiểu, rõ ràng

Chỉ thích hợp với những đối tượng có khả năng đọc

Video/Băng hình

Phương tiện nghe nhìn hiện đại, sinh động, hấp dẫn

Sử dụng thuận tiện

Viêc chuẩn bị kịch bản, chương trình thu băng, kĩ thuật thu đòi hỏi người có chuyên môn, cần có kinh phí thích hợp

Sử dụng Video phối hợp với các phương pháp khác như nói chuyện, thảo luận nhóm sẽ đem lại kết quả tốt hơn trong giáo dục sức khỏe

Pa nô, áp phích

Là những bảng lớn, tờ giấy lớn vẽ các bức

tranh, biểu tượng và những câu ngắn gọn thể

hiện một thông điệp TT-GDSK nào đó

Loại hình này thường đặt, treo ở những nơi

công cộng nên gây được sự chú ý của nhiều

người

Việc thiết kế pa nô, áp phích đòi hỏi người có

chuyên môn, kĩ thuật và cũng tốn kém

Tranh lật hay sách lật

Đây một loạt các bức tranh, ảnh có thể kèm theo những nội dung ngắn gọn trình bày về một chủ đề, một vấn đề sức khỏe nào đó

Tranh lật có thể trình bày một cách trình tự, đơn giản

về một bệnh để người học, người xem có thể hiểu và vận dụng

Loại hình này thường được kết hợp sử dụng trong giáo dục sức khỏe trực tiếp

Trang 6

Tranh cổ động Hình ảnh được sử dụng như một công cụ hỗ trợ

Các cách thức sử dụng

Loại hình này cũng rất phổ biến và sử dụng thuận tiện

Trong các buổi thảo luận nhóm, nói chuyện, thăm

hộ gia đình, tư vấn người giáo dục sức khỏe có thể phát tờ rơi, sách nhỏ hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe

Ưu thế của một số

phương tiện truyền thông

Ấn phẩm

Thuận tiện cho việc đọc cho đến khi hiểu

Có thể cùng đọc, chuyển phát cho nhiều người

Có thể lưu giữ tham khảo khi cần

Dễ dàng sản xuất, số lượng lớn

Hạn chế của Ấn phẩm

Chỉ dành cho người biết chữ

Người ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện sử dụng

Không phù hợp với mọi đối tượng ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau

Nâng cao hiệu quả

phương tiện truyền thông đại chúng

Tìm hiểu thói quen sử dụng phương tiện truyền thông

Muốn tác động đến nhiều người trong một khu vực:

đài, loa phát thanh là một lựa chọn kinh tế

Khu vực người dân có mức sống cao, nhiều TV thì

truyền hình là phương tiện tốt

Nâng cao hiệu quả phương tiện truyền thông đại chúng

Tác động đến người ra quyết định, người có học vấn thì

ấn phẩm là lựa chọn tốt

Tạo mối quan hệ tốt với cơ quan truyền thông đại chúng

Có sự tham gia của đối tượng đích trong quá trình thiết kế thông điệp, nội dung truyền thông

Trang 7

Phát triển thông điệp truyền thông

Yếu tố làm tăng hiệu quả của thông điệp

 Đáp ứng nhu cầu đối tượng

 Rõ ràng, cụ thể

 Tính tin cậy cao

 Phù hợp về văn hóa, chuẩn mực, giá trị xã hội

 Nhấn mạnh các điểm chính

 Hình thái truyền thông phù hợp (đe dọa/cảnh

báo; gây sợ hãi; thuyết phục hành động…)

 Có định hướng hành động

Phát triển thông điệp, tài liệu truyền thông

Các bước chính

 Có ý tưởng về thông điệp chủ đạo và các thông tin bổ trợ

 Phát triển nội dung

 Nội dung, hình thái thông điệp

 Nguồn tin, người đưa tin

 Thiết kế, trình bày

 Thử nghiệm thông điệp, tài liệu

 Sản xuất, phân phối

Thử nghiệm thông điệp, tài liệu truyền

thông

39

Đánh giá theo các nhóm biến:

Tính dễ đọc, dễ hiểu, mức độ nhớ thông điệp, khả năng

chấp nhận sử dụng, khả năng hành động…

Nội dung, cách trình bày/bố cục, tính hấp dẫn (màu sắc,

kiểu chữ, tranh ảnh, sơ đồ…)

Nhằm điều chỉnh, hoàn thiện và sản xuất

Thử nghiệm thông điệp truyền thông

Thử nghiệm: bằng các phương pháp

 Sử dụng bản câu hỏi tự điền

 Phỏng vấn đối tượng

Thảo luận nhóm đối tượng

 Các thử nghiệm về khả năng đọc

Thử nghiệm

Chuẩn bị kế hoạch thử nghiệm tài liệu:

phương pháp, công cụ thử nghiệm…

Tiến hành thử nghiệm tài liệu/vật liệu

Hiệu chỉnh

Thử nghiệm lại (nếu cần)

Hoàn thiện tài liệu, sản phẩm truyền thông

42

Bài tập nhóm đóng vai

 Bài tập Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe : nhóm 5-7 người

 Chọn các vấn đề sức khoẻ liên quan đến nghề nghiệp của học viên

chống HIV/AIDS, phòng chống tác hại thuốc lá, Dân số-Kế hoạch hoá gia đình, v.v.)

Trang 8

Sản phẩm truyền thông - GSDK Buổi ra quân vận động đội mũ bảo hiểm, phòng chống TNTT

45

Trang 9

Chụp ảnh với bộ

váy thời trang

được làm từ hơn

2.000 chiếc bao

cao su nhằm

hưởng ứng Chiến

dịch bình thường

hóa Bao cao su

lần 2 năm 2012,

nhân sự kiện Ngày

thế giới phòng

52

Ngày đăng: 02/08/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w