sông Hằng, … Tuy nhiên hiện nay, dân số ngày một tăngnhanh, các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa, sựnóng lên toàn cầu khiến các nguồn nước tưới cho nông
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-PHẠM THẾ DU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Hà Nội - 2016
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người thực hiện : PHẠM THẾ DU
Khóa : 57 Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Giáo viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN THỊ GIANG
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý ĐấtĐai và các cán bộ của UBND huyện Đồng Văn
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Họcviện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý Đất đai; bộ môn Tài nguyên nước; cảm ơncác thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quýbáu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học vừa qua
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Nguyễn Thị Giang – người
đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về phương phápnghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của UBND huyện Đồng Văn, đã nhiệttình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ choquá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K57-QLA, gia đình và bạn
bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập vàrèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, và trình độ nghiên cứucủa bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thế Du
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tầm quan trọng của tài nguyên nước 3
1.1.1 Vai trò của nước đối với sức khỏe con người 4
1.1.2 Vai trò của nước đối với nền kinh tế 4
1.2 Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới 6
1.2.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam 6
1.2.3 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 10
1.3 Hiện trạng hệ thống thủy nông trên thế giới và ở Việt Nam 12
1.3.1 Tình hình sử dụng hệ thống thủy nông của một số nước trên thế giới 12
1.3.2 Hiện trạng hệ thống thủy lợi ở Việt Nam 15
1.4.1 Tình hình quản lý tài nguyên nước trên Thế giới 16
1.4.2 Tình hình quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đồng Văn 22
2.3.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn 22
Trang 52.3.3 Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đồng Văn 22
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 22
2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu 23
2.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 24
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 25
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
3.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn 38
3.2.1 Hiện trạng canh tác, sản xuất nông nghiệp 38
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn 40
3.3 Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn 43
3.3.1 Hiện trạng nguồn nước 43
3.3.2 Hiện trạng hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp 45
3.3.3 Hiện trạng sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp 49
3.4 Hiện trạng quản lý nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp 56
3.5 Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn 57
3.5.1 Giải pháp đối với hệ thống thủy nông 57
3.5.2 Thay đổi cơ cấu cây trồng 57
3.5.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
Trang 6PC&CCR : Phòng cháy và chữa cháy rừng
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực, tỷ m3/năm 6
Bảng 1.2: Trữ lượng nước mặt của các sông 7
Bảng 3.1: Tài nguyên đất của huyện Đồng Văn năm 2015 27
Bảng 3.2: Kết quả chuyển dịch cơ cấu của huyện Đồng Văn 30
Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2015 42
Bảng 3.4 : Lượng mưa trên địa bàn huyện Đồng Văn 2011 – 2015 43
Bảng 3.5 : Phân bố hệ thống kênh trên địa bàn huyện Đồng Văn 47
Bảng 3.6: Phân bố hệ thống thủy nông tại khu vực nghiên cứu 48
Bảng 3.7: Cơ cấu một số loại cây trồng chính trên huyện Đồng Văn năm 2015 .49
Bảng 3.8: Cơ cấu một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu 50
Bảng 3.9: Hiện trạng sử dụng nước trong sản xuất lúa tại địa điểm điều tra 51
Bảng 3.10: Hiệu ích tưới nước của hệ thống thủy nông huyện Đồng Văn 52
Bảng 3.11: Hiệu ích tưới thiết kế của hệ thống thủy nông tại địa điểm điều tra 53
Bảng 3.12: Năng suất lúa bình quân năm 2015 tại địa điểm điều tra 54
Bảng 3.13: Năng suất ngô bình quân năm 2015 tại địa điểm điều tra 55
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu 23
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp huyện Đồng Văn năm 2015 42
Hình 3.3: Biểu đồ lượng mưa huyện Đồng Văn 2011 - 2015 44
Hình 3.4: Vị trí sông Nho Quế trên địa bàn huyện Đồng Văn 44
Hình 3.5: Sơ đồ phân bố hồ treo huyện Đồng Văn 46
Hình 3.6: hồ treo thôn Má Lầu, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn 46
Hình 3.7: Hiện trạng hệ thống kênh trên địa bàn huyện Đồng Văn 47
Hình 3.8: Biểu đồ cơ cấu cây trồng chính trên huyện Đồng Văn năm 2015 49
Hình 3.9: Biểu đồ năng suất lúa năm 2015 tại địa điểm nghiên cứu 54
Hình 3.10: Biểu đồ năng suất ngô năm 2015 tại địa điểm nghiên cứu 56
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp với truyền thống của nền sản xuất lúanước Đến nay sản xuất nông nghiệp đang chiếm một tỷ trọng khá lớn (21,75%) trongGDP Lực lượng lao động trong nông nghiệp (nông dân) cũng đang chiếm một tỷ lệcao (53,9%) trong tổng lực lượng lao động của cả nước Vì vậy ở Việt Nam, Nôngnghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị củađất nước Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hợp phần: trồng trọt, chănnuôi và nuôi trồng thủy sản Trong lĩnh vực trồng trọt, dân ta có câu: “nhất nước, nhìphân, tam cần, tứ giống” thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố: nước, phân bón,chuyên cần và giống đối với năng suất, chất lượng của cây trồng Theo đó, nước đượcxem là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với cây trồng Vậy nên các nền văn minh nôngnghiệp, các vùng đồng bằng trù phú đều gắn liền với một dòng sông: văn minh sôngHồng, văn minh sông Ấn sông Hằng, … Tuy nhiên hiện nay, dân số ngày một tăngnhanh, các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa, sựnóng lên toàn cầu khiến các nguồn nước tưới cho nông nghiệp đang ngày một cạnkiệt và suy thoái Các hoạt động nông nghiệp muốn duy trì, không còn cách nào khác
là vẫn phải sử dụng nguồn nước mà từ lâu nay vẫn sử dụng, cho dù hiện nay nguồnnước đó đã bị ô nhiễm
Trong đó, huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang là một huyện phát triển kinh tếvới tỷ trọng nông nghiệp còn khá cao, kinh tế hộ vẫn còn phụ thuộc phần lớn vàohoạt động sản xuất nông nghiệp, Huyện có một nguồn tài nguyên nước hạn chế, chủyếu là từ sông Nho Quế và 2 con suối lớn Ngoài ra, hệ thống những dòng suối nhỏ nằmrải rác trên địa bàn huyện và ở độ cao thấp nên khả năng cung cấp nước để phục vụ sảnxuất và sinh hoạt còn rất nhiều hạn chế Nguồn nước ngầm của huyện cũng chủ yếu tậptrung trong những các núi đá vôi, trữ lượng nhỏ, khai thác khó khăn Trong những nămqua nhân dân trên địa bàn huyện hầu hết là sử dụng nguồn nước dự trữ được mỗi khimưa về cho nên tình trạng thiếu nước trong một số xã thường xuyên xảy ra vào mùa khô,gây khó khăn cho đời sống của nhân dân trong vùng
Trang 10Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang".
2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.
2.2 Yêu cầu nghiên cứu.
Nghiên cứu phải phản ánh đầy đủ, chính xác hiện trạng nguồn nước phục vụcho sản xuất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất, không có nước thì
không có sự tồn tại Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọnglượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương Nước tồn tại ở hai dạng:nước trong tế bào và nước ngoài tế bào Nước trong tế bào có trong huyết tương máu,dịch limpho, nước bọt Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của
cơ thể (3-4 lít) Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chấtdiễn ra không ngừng trong cơ thể Nước là dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinhdưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và thiênnhiên, tham gia thường xuyên vào các qúa trình sinh hóa trong cơ thể sống Phần lớncác phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi lànước Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thểsống được một vài tuần, còn thiếu nước con người không thể sống trong vài ngày.Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể và có thểnhiều hơn tùy cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh
Uống thật nhiều nước để tăng quá trình phân giải, khả năng trao đổi chất vàđào thải chất độc có thể chữa một số bệnh Tắm nước khoáng nóng ở các suối nướcnóng tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, bệnhthần kinh…
Nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp là rất lớn Nước dùng đểlàm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi để hòa tan các hóa chấtmàu và các phản ứng hóa học Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất vàmỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau Nước góp phần làmđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộcác hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… trên hành tinh này đều ngừnghoạt động và không tồn tại
Trang 12Hoạt động du lịch cũng gắn liền vói nguồn nước Nước không những đượcdùng để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt…mà còn là môi trườngtốt để phát triển các loại hình du lịch.[6]
1.1.1 Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
Nước rất cần thiết cho các hoạt động sống của con người cũng như các sinhvật Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiềuquá trình quan trọng Muốn tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn thì cần phải có nước Nhiềunghiên cứu trên thế giới cho thấy chúng ta có thể nhịn ăn trong 5 tuần, nhưng nhịnnước thì không quá 5 ngày Cơ thể chỉ mất khoảng 10% nước là đã nguy hiểm đếntính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia, khoảng 80% thành phần mônão được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần,khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ Nếu thiếu nước, sự chuyển hóaprotein và enzyme để đưa chất dinh dưỡng vào các bộ phận của cơ thể sẽ gặp nhiềukhó khăn Ngoài ra nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng các độc tố xâmnhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả Nước là thànhphần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủnước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp Uống đủnước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc tốtrong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ungthư Uống nhiều nước hàng ngày sẽ làm loãng và gia tăng lượng nước bài tiết cũngnhư góp phần thúc đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành củacác loại sỏi: Đường tiết niệu, bang quang, niệu quản….[6]
1.1.2 Vai trò của nước đối với nền kinh tế
Đối với một quốc gia nước cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển…đều
là tài nguyên vô cùng quý báu Không phải ngẫu nhiên mà các khu dân cư phát triển,các thủ đô, các thành phố lớn của nhiều nước trên thế giới đều nằm trên các triềnsông: Hà Nội, Việt Trì bên bờ sông Hồng, Huế với dòng sông Hương…
Trước kia, khi công nghiệp chưa phát triển, con người sống bằng trồng trọt vàchăn nuôi nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sông có đủ nước Các nhà khoa học
Trang 13trên thế giới đều cho rằng nền văn minh của một nước là “Đất màu mỡ, đất có đủnước và đất không bị rửa trôi, xói mòn đi đến nghèo kiệt” Khi chưa có phương tiệngiao thông hiện đại thì nguồn nước sông ngòi là những luồng vận chuyển chủ yếu Ngày nay trong điều kiện phát triển mơí của nền kinh tế, không có một hoạtđộng nào của con người không liên quan đến việc khai thác sông ngòi, nguồn nước.Nước sông chảy qua các công trình đầu mối trạm bơm đi vào các đường ống dẫnnước, kênh mương để phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, chăn nuôi, nước dùng choluyện kim, cho công nghiệp hóa học, nước làm sạch nồ hơi, máy móc, nước làmquay các tuabin phát điện, phục vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng….
Miền Bắc nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (trên 1080 con sôngtrong tổng số 2360 con sông trên toàn quốc) nối chằng chịt đòng bằng với đồi núi,miền ngược với miền xuôi Từ Hải Phòng, Nam Định có thể đi vào đến miền Trungtheo các kênh đào lớn nhỏ, nguồn nước sông đang tưới chủ động cho 32,01% tổngdiện tích đất canh tác trên toàn quốc
Nguồn nước sông là nguồn nước chủ động cho phát triển của nhà máy thủyđiện Thác Bà (Yên Bái), Hòa Bình (Hòa Bình), Sơn La (tỉnh Sơn La), Thác Mơ(Tuyên Quang), Yaly (Gia Lai), Trị An (Đồng Nai), Sesan (Đăklăk) Năng lượngcủa nguồn nước sông ngòi có đến gần 500 tỷ kW/h hàng năm Nguồn nước sôngngòi của nước ta đúng là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú Nguồn tàinguyên đó đang được điều tra, nghiên cứu và khai thác rộng rãi phục vụ cho côngcuộc xây dựng đất nước
Do lượng mưa, địa hình dốc, nước ta là một trong số 14 nước có tiềm năng thủyđiện lớn Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72-75% sản lượng điện cả nước Nước ta có tổng chiều dài các sông và kênh khoảng40.000 km, đã đưa vào khai thác vận tải 15.000 km, trong đó quản lý hơn 8.000 km.Những sông suối tự nhiên, thác nước… được sử dụng để làm điểm thăm quan dulịch Về nuôi trồng thủy sản, nước ta có 1.000.000 ha mặt nước ngọt, 400.000 hamặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi Ngoài ra nước ta còn có hơn1.000.000 ha nước nội thủy và lãnh hải.[6]
Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực đến năm 2040 được nêu trong bảng sau:
Trang 14Bảng 1.1: Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực, tỷ m3/năm
STT Lĩnh vực Năm 2000 Năm 2010 Năm 2040
(Nguồn:Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia,2000)
1.2 Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới.
Tổng lượng nước trên Thế giới ước tính khoảng 1328 tỷ km3 Trong đó nước đạidương chiếm 94,4% ; khoảng 2% tồn tại ở dạng băng tuyết ở các cực và 0,6% ở các bểchứa khác Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ có hơn 10% ở Bắc cực, phầncòn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở cácsông, suối, hồ nước ngầm chỉ khoảng 8000000 km3( 0.6% tổng lượng nước) trong đónước mặt chỉ có 36.000 km3 còn lại là nước ngầm Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nướcngầm để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém Do vậy nguồn nước mặtđóng vai trò rất quan trọng.[5]
1.2.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2.2.1 Nguồn nước mặt
Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc với 2360 sông có chiều dài trên 10km,
9 trong số các sông này có lưu vực sông lớn diện tích lớn hơn 10.000km2 Tổnglượng dòng chảy hàng năm trên tất cả các sông suối chảy qua Việt Nam khoảng853km3/năm tương đương 27.100m3/s Tổng lượng dòng chảy thuộc phần phát sinhtrên lãnh thổ Việt Nam là 317km3/năm, chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần cònlại được sản sinh từ các nước láng giềng 536km3/năm, chiếm 63% tổng lượng dòngchảy năm Lượng nước của các sông phân chia theo bảng 1.2
Nhóm 1: Nhóm hệ thống sông mà thượng nguồn của lưu vực nằm ngoài lãnh thổ
Trang 15Việt Nam gồm các sông Sêsan, Nậm Rốm, hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sôngthuộc Tây Thừa Thiên Huế Tổng lượng dòng chảy của nhóm các hệ thống sông này38,85km3/năm chiếm khoảng 4,6 tổng lượng toàn bộ dòng chảy, trong đó có1,68km3/năm phát sinh ở Trung Quốc thuộc thượng nguồn sông Quang Sơn rồi chảy quađịa phận Việt Nam rồi lại đổ về Trung Quốc.
Bảng 1.2: Trữ lượng nước mặt của các sông
Toànbộ
Trongnước
NgoàinướcNhóm 1
Hệ thống sông có trung và hạ
lưu nằm trong lãnh thổ Việt
Nam
1.060.000
199.230
861.170
716,9
189,62
543,28Nhóm 3
Hệ thống sông có lưu vực nằm
trọn trong lãnh thổ Việt Nam 55.602 55.602 66,5 66,5 000
(Nguồn: Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước, 2005).
Nhóm 2: Nhóm hệ thống sông ngòi mà phần trung lưu và phần hạ lưu củalưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam Trong nhóm này có 4 lưu vực sông chính làsông Mêkông, sông Hồng, sông Mã, sông Cả với tổng lượng dòng chảy toàn bộ716,9km3/năm chiếm gần 84% tổng lượng dòng chảy trong toàn quốc Trong số716,9km3/năm phần sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam là 189,62km3/năm, chiếm 25,4%
và phần sinh ra ở nước ngoài là 534,28km3/năm chiếm 74,6% Điều này ảnh hưởngrất lớn đến sử dụng nước ở Việt Nam khi các nước ở thượng nguồn khai thác triệt
để nguồn nước sinh ra trên lãnh thổ của nước mình.Như sông Mêkông với lượngnước hàng năm 505,0km3/năm nhưng phần sinh ra ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ
có 25,2km3/năm, chiếm 5% tổng lượng dòng chảy Còn sông Hồng và sông TháiBình với tổng lượng dòng chảy là 137,0km3/năm trong đó lượng dòng chảy sinh ra
Trang 16ở Việt Nam là 93,0 km3/năm, chiếm tới 68% tổng lượng dòng chảy của sông Hồng.Đối với sông Mã và sông Cả tổng lượng dòng chảy sản sinh ra ở Việt Nam là tươngđối lớn cho nên việc điều tiết dòng chảy bằng các biện pháp công trình có thể thựchiện được.
Nhóm 3: Nhóm hệ thống sông mà lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ ViệtNam Các sông thuộc nhóm này bao gồm toàn bộ các sông còn lại ở Việt Nam vớitổng lượng dòng chảy tương ứng là 92,7km3/năm, chiếm 11,4% tổng lượng dòngchảy toàn bộ Lượng nước này chúng ta hoàn toàn chủ động khai thác không ảnhhưởng đến các quốc gia khác.[5]
1.2.2.2 Nguồn nước ngầm
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tàinguyên nước ở Việt Nam Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinhhoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên nàymột cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng mấy chụcnăm trước đây Trước kia phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thựchiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sựkhai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạnchế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khudân cư lớn mà thôi
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp
và nông nghiệp Hiện nay nguồn nước ngầm chiếm 35-50% tổng lượng nước cấpsinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc, nhưng đang suy giảm trữ lượng đồng thời bị
ô nhiễm nghiêm trọng Nhiều nơi, nguồn nước ngầm đang phải đối mặt với vấn đềxâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng như Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kếhoạch bảo vệ nguồn nước
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường), nguồnnước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều Hiện tổng trữ lượngkhai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của hơn
Trang 17300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47 triệu m3/ngày Nhưng trênthực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60-70% so với công suất thiết kế [4]
1.2.2.3 Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam.
Nguồn nước ở nước ta được sử dụng chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp,ngư nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và thủy điện còn các nhu cầu khác sử dụngchưa nhiều
Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp: Bao gồm nước tưới cho hơn 9
triệu ha đất nông nghiệp cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Hiện nay, cả nước cókhoảng 80 hệ thống thủy nông lớn, vừa và nhỏ, 700 hồ đập lớn và vừa, 3.500 hồđập nhỏ, 1.000 cống tưới tiêu và 2.000 trạm bơm loại lớn Các công trình thủy lợichủ yếu khai thác tài nguyên nước mặt
Để đảm bảo ổn định và tăng sản lượng lương thực bình quan đầu người, cungvới việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, tăngnăng suất thì thủy lợi cũng là một biện pháp quan trọng đầu tiên Năm 2010 diệntích đất trồng lúa đạt 6,2 triệu ha (tăng 14% so với năm năm 1990) nhu cầu nướctương tự sẽ tăng 72% (khoảng 370 tỷ m3)
Trong chăn nuôi gia súc gia cầm nhu cầu nước uống cho động vật, nước vệsinh chuồng trại là rất lớn Năm 2010 nhu cầu nước sử dụng cho chăn nuôi sẽ tăngkhoảng 4 đến 5 lần so với năm 1990
Thủy sản nước ngọt là một nguồn lợi lớn của nước ta Hiện nay cả nước cótrên 500 nghìn ha mặt nước, hồ chứa sử dụng cho nuôi trồng thủy sản Lượng nước
sử dụng cho nuôi thả, thau rửa ao hồ mỗi năm dự tính khoảng 40.000 m3 trên 1 ha.Tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, hiện nay mới sử dụng hếtkhoảng 50%
Ngoài tài nguyên nước mặt thì nước ngầm cũng được khai thác để tưới cho diệntích đất nông nghiệp, cho chăn nuôi ở nhiều vùng Đặc biệt cho việc tưới cao su, cà phêvào mùa khô ở các tỉnh vùng núi miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Tài nguyên nước sử dụng sản xuất điện: Nước ta có tiềm năng thủy điện dồi
dào, với hơn 2.000 sông suối lớn, nhỏ phân bố trên khắp lãnh thổ Tổng tiềm năng
lý thuyết nguồn thủy điện nước ta khoảng 308 tỷ Kwh Trữ năng kỹ thuật điện trên
Trang 18toàn lãnh thỗ Việt Nam là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10MW trở lên, có khoảng
360 vị trí lắp đặt máy, tổng công suất 17.500 MW Ngoài ra chưa kể đến tiềm năngthủy điện nhỏ Hiện nay sản lượng điện cho thủy điện phát hàng năm khoảng 23,8Kwh chiếm 51% tổng sản lượng điện phát ra của cả nước Hiện nay nước ta có cácnhà máy thủy điện lớn và vừa: Thác Bà, Hòa Bình, Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ,Vĩnh Sơn, Yali, Đa Mi Ngoài ra còn có 13 công trình đang lập báo cáo khả thi đểđưa vào xây dựng trong những năm sắp tới với công suất là 6.229 MW và tổng điệnphát ra là 27,6 tỷ Kwh, 6 công trình để nghiên cứu với công suất là 1.258 MW vàtổng lượng điện phát ra là 5,54 tỷ Kwh, các trạm thủy điện nhỏ với công suất là1.000 MW và tổng lượng điện phát ra là 2 tỷ Kwh
Tài nguyên nước sử dụng cung cấp cho sản xuất công nghiệp và dân cư: Sử
dụng nước cho sinh hoạt được xem xét ở ở 2 khu vực là thành thị và nông thôn.Nước ta có khoảng hơn 600 đô thị các loại và gần 100 khu công nghiệp tập trungvới dân số khoảng 19 triệu 900 nghìn người, chiếm 25% dân số cả nước Tỷ lệ dân
số thành thị được sử dụng nước sạch còn thấp mới chỉ đạt khoảng 70% Hiện nay,tiêu chuẩn định nước cấp cho dân số đo thị còn thấp (40-50 lít/ người/ ngày), lượngnước bị thất thoát còn lớn (60-70%) do hệ thống hạ tầng cấp nước xây dựng từ lâu,chắp vá, xuống cấp nghiêm trọng và quản lý kém
Ở khu vực nông thôn, nơi có khoảng 75% dân số cả nước sinh sống Trong
số đó mới chỉ có 42% dân số được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, số còn lại phải
sử dụng các nguồn nước ao, hồ, sông ,suối không đảm bảo vệ sinh
Mặt khác, do sự phân bố không đều giữa các mùa trong năm, giữa các vùngđịa lý nên tình trạng khan hiếm nước cục bộ vẫn xảy ra ở một số thành phố, ở cáctỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vào các tháng mùa khô.[5]
1.2.3 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
1.2.3.1 Trên thế giới.
Do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thếgiới có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãnnhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sônghoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô Người ta ước tính
Trang 19được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quátrình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạocần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước Sở dĩ cần sốlượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước củacây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuốngcác lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp Dựbáo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2020 sẽ lên tới 3.400 km3/năm,chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.[5]
1.2.3.2 Ở Việt Nam.
Nông nghiệp là một ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tướilúa và hoa màu Hiện nay lượng nước sử dụng để tưới tiêu cho đất nông nghiệpđang chiếm tỷ lệ lớn khoảng 70-80% tổng lượng nước dùng, nhưng tỷ lệ thất thoátnước dùng trong nông nghiệp còn cao khoảng 35% Sự phát triển trong sản xuấtnông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòihỏi một lượng nước ngày càng cao
Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000 ha mặtnước lợ và 1470 000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy
và lãnh hải Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nướcmặn và 31% diện tích mặt nước ngọt Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sảnnước ta khá lớn, nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấpnước để nuôi trồng thuỷ sản Khi xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷsản trong hồ chứa cũng được đề cập đến Vài năm gần đây do hiệu quả của nuôitrồng thuỷ sản nhất là tôm sú nhiều vùng đất ven biển đã được xây dựng thànhnhững khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thốngthuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quihoạch và các giải pháp đồng bộ Hầu hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựngtheo kinh nghiệm Nhiều nơi, đã có hiện tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm chết hàngloạt mà nguyên nhân là do môi trường nước không đảm bảo liên quan đến hệ thốngcấp nước và thoát nước Một số vùng đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúagắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải
Trang 20quyết Việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các
hồ chứa vừa và lớn chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên nên chỉ sau 1thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt Đây là một tiềm năng lớn nhưng chưađược quan tâm tổ chức, đầu tư
Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dânnông thôn nhất là trong mùa khô Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệthống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mựcnước ở các giếng đào Ngay ở miền núi, đồng bào sống khá phân tán, những nơi đảmbảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống thuỷ lợi đi qua.[5]
1.3 Hiện trạng hệ thống thủy nông trên thế giới và ở Việt Nam.
1.3.1 Tình hình sử dụng hệ thống thủy nông của một số nước trên thế giới.
Kinh nghiệm của một số nước về chính sách thủy lợi phí: Đối với hệ thống
tưới tiêu cụ thể, việc xác lập mức thu thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp phảidựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội vàmức sống của dân để quyết định Hầu hết các nước việc thu thủy lợi phí chỉ để trangtrải chi phí vận hành và bảo dưỡng và hầu như vẫn chưa đủ chi bù đắp được khoảng
20 -70% cho chi phí vận hành, bảo dưỡng, thấp nhất là ấn Độ và Pakistan chỉ thuhồi được 20 -39%….thực tế hiện nay, cả các nước đang phát triển và phát triển cũngđang tính lại chính sách về phí sử dụng nước và một số nước đã bắt đầu thu lại ítnhất một phần kinh phí ban đầu từ người sử dụng như Australia và Brazin
* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Chính phủ ban hành chính sách về giá nước
mang tính nguyên tắc giao cho địa phương trực tiếp quản lý công trình thủy lợi, quyđịnh cụ thể cho phù hợp trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức chi phí thực tế đã sử dụng,mức chi phí tính toán và ý kiến tham gia của người dân
Giá nước bao gồm các khoản:
+ Các loại khấu hao
+ Chi phí quản lý vận hành
+ Các loại thuế và lãi
Cơ cấu giá nước bao gồm
+ Đảm bảo chi phí cho đơn vị quản lý vận hành
Trang 21+ Đảm bảo tính công bằng
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thủy lợi phí việc sửdụng nước được tiết kiệm hơn Đặc biệt là khi thủy lợi phí được tính bằng m3, nhưngđiều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý vận hành, đơn vị quản lýcông trình thủy lợi phải có các biện pháp để quản lý tốt, giảm các tổn thất để có nhiềunước bán cho nông dân theo yêu cầu của họ và giảm thiểu chi phí Giá nước tưới cóchính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện cụ thể, mang tính công ích vàcăn cứ vào chi phí thực tế Nhà nước có chính sách hỗ trợ các trường hợp sau:
+ Vùng nghèo khó khăn, mức sống thấp
+ Khi công trình hư hang nặng cần phải sửa chữa
+ Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác
+ Hỗ trợ chi phí tiền điện tưới tiêu
Tùy theo loại hình công trình, tự chảy hay động lực, điều kiện cụ thể của hệthống công trình để quy định mức thu và có chính sách hỗ trợ Cơ quan nào quyếtđịnh miễn giảm giá nước tưới thì cơ quan đó có trách nhiệm cấp bù hỗ trợ tài chínhcho đơn vị quản lý công trình thủy lợi
Về vấn đề quản lý: Trung Quốc tồn tại 2 hình thức quản lý
- Quản lý tập trung: Các công trình thủy lợi đều do Chính phủ quản lý, các đơn
vị quản lý do Chính phủ thành lập, nước được cung cấp miễn phí, các chi phí vận hànhbảo dưỡng công trình thủy lợi cũng như lương cho nhân viên, cán bộ lấy từ doanh thucông cộng với cách quản lý này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuốngcấp công trình thủy lợi vào giữa thập kỷ 70 và lên đỉnh điểm vào đầu thế kỷ 80
- Quản lý phân quyền: Quản lý theo hợp đồng theo nguyên tắc phân tíchquyền quản lý và quyền sở hữu Trong thời gian này đối tượng tiêu dùng và cácdịch vụ thủy nông cũng được chuyển đổi từ hình thức HTX sang cho hàng nghìn,hàng triệu các hộ cá thể Các dịch vụ cung cấp nước đã phải được trả tiền thay vì
“có thể được trả tiền” như trước đây Cũng từ đây, trách nhiệm và nghĩa vụ củaTrung ương cũng như địa phương được phân ra để quản lý công trình thủy lợi mộtcách rõ ràng
* Kinh nghiệm ở Australia: Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm
Trang 221992 thủy lợi phí nông nghiệp thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảodưỡng và đến năm 1996 thu được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng Giá cảcũng khác nhau giữa các vùng ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vậnhành và bảo dưỡng (năm 1995) ở New South walles thu trong nội bang thu khoảng0,92 USD/1000m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoriathì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong nội bang New South Wales Tương tựnhư vậy ở bang Quuensland giá thu trong nội bộ bang khoảng 1,5 USD/1000m3
trong khi đó giá nước chuyển ra ngoài bang tăng hơn 4,2 lần, cuối cùng đối vớivùng miền nam, lưu vực Muray – Darlinl năm 1991 – 1992 mức thu đồng đều hơn7,8 USD/1000m3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng), từ năm
1992 trở đi giá cao hơn giá thành 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư
và thu hồi vốn
* Kinh nghiệm ở Mỹ và một số quốc gia khác
- Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú
+ Trước kia thủy nông địa phương thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vậnhành và bảo dưỡng cho các vùng đất canh tác khác nhau
+ Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã xây dựngluật mà nó bao hàm cả việc bảo vệ tài nguyên nước Thủy lợi phí đã được thu tănglên đáng kể Năm 1988 thủy nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ 40USD/halên 100USD/ha
- Kinh nghiệm của ấn Độ mức thu dao động từ 6 - 1000Rs/ha Mức thu thủylợi phí cũng tính theo diện tích và loại cây trồng Cũng trong thời gian từ 1979 -
1990, mức thu đối với lúa nước từ 40 -220 Rs/ha tùy theo vùng lãnh thổ, mức thuđối với lúa mỳ từ 29 - 143 Rs/ha và mức thu đối với mía từ 62 - 830 Rs/ha
- Kinh nghiệm của Đài Loan: Trước năm 1991, mức thu dao động từ 20 - 300
kg thóc/ha - năm tùy theo vùng, điều kiện nước Mức thu thu đó nhìn chung tươngđương 2% tổng chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Đến năm 1991 Chính phủtrợ cấp 1,43 tỷ nhân dân tệ (tương đương 52 triệu USD) và thủy lợi phí thu được ởmức đồng đều là 20 kg/ha/năm Đến năm 1992 tổng trợ cấp thủy lợi phí từ Nhà nước
và địa phương là 1,87 tỷ nhân dân tệ trong đó ngân sách trung ương chiếm 74% và
Trang 23ngân sách địa phương 26% Mức trợ cấp như vậy tương đương với mức hỗ trợ hàngnăm là 183 USD/ha đất canh tác.
1.3.2 Hiện trạng hệ thống thủy lợi ở Việt Nam
Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa,hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10 m, hơn 5.000cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ Các hệ thống có tổng năng lựctưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canhtác nông nghiệp Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tướikhông ngừng tăng lên qua từng thời kì
Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau :
a Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng, hàng trăm công trình
thuỷ lợi, 379 trạm bơm, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông Trong vùng có nhữngcông trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện, chống lũ cho cả vùngtrung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn Diện tích tưới thiết kế263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha
b Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1.700 trạm bơm
chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp I, II, III), 35
hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m3) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện tích tướithiết kế khoảng 85.000 ha, kết hợp cấp nước sinh hoạt
c Vùng Bắc Trung bộ.
Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô Lương và Bái
Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn công trình hồ, đập,trạm bơm vừa và nhỏ Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực tưới235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700 ha lúa hè-thu và 219.700 ha lúa mùa, cung cấp
và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong vùng Các hệ thống tiêu được
Trang 24thiết kế với hệ số tiêu 4,2-5,6 l/s.ha, có diện tích tiêu thiết kế 163.200 ha (tiêu độnglực 48.330 ha), thực tiêu được 132.880 ha (tiêu động lực được 35.210 ha).
d Vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập dâng, 32 hồ chứa 154 trạm
bơm, 683 công trình nhỏ Tổng năng lực tưới thiết kế 181.930 ha, thực tưới được106.440 ha
e Vùng Tây Nguyên.
Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224 ha lúa Đông xuân và87.148 ha cây cà phê Trong đó, ở tỉnh Kon Tum có 150 công trình, tưới cho 4.900
ha lúa đông-xuân, 5.000ha cà phê; tỉnh Gia Lai có 165 công trình, tưới cho 11.650
ha lúa đông xuân, 9.600 ha cà phê; tỉnh Đắc Lắc có 476 công trình, tưới cho 9.864
ha lúa đông-xuân, 46.878 ha cà phê; Lâm Đồng có 180 công trình, tưới 7.830 ha lúađông xuân, 31.870 ha cà phê
f Miền Đông Nam bộ.
Có Công trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93.000 ha và chuyển
sang sông Vàm Cỏ khoảng 10 m3/s Ngoài ra còn nhiều công trình vừa và nhỏ kháctưới cho hàng chục ngàn hecta Các hồ chứa đã điều tiết tăng lưu lượng kiệt ở hạ lưu,ranh giới mặn được đẩy lùi về hạ lưu: sông Đồng Nai khoảng 18-20 km; sông Vàm
Cỏ Đông 8-10 km
g Vùng Đồng bằng sông Cửu long.
Đã cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp I tạo nguồn cách
nhau khoảng 5 km/kênh (có chiều rộng từ 8-40 m, cao trình đáy từ -2,0 ¸ -4,0 m);trên 6.000 km kênh cấp II (khoảng 1-2 km có 1 kênh), đưa nước ngọt tưới sâu vàonội đồng và tăng cường khả năng tiêu úng, xổ phèn cho đồng ruộng và 105 trạmbơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tướithiết kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha).[4]
1.4 Tình hình quản lý tài nguyên nước.
1.4.1 Tình hình quản lý tài nguyên nước trên Thế giới
Hàng năm có hàng nghìn người chết vì không tiếp cận được nguồn nướcsạch Vấn đề an toàn tài nguyên nước có mối quan hệ mật thiết với quá trình giáo
Trang 25dục và thực hiện VSMT, đó là lý do vì sao chúng ta cần phải sử dụng cách tiếp cậntổng hợp và phương thức quản lý trong quá trình đưa nước sạch đến với ngườinghèo trên Thế giới.
Sự nghiêm trọng của tình trạng lũ lụt, ô nhiễm, chất thải, hủy hoại các hệsinh thái ở nhiều quốc gia đòi hỏi phải sớm thực hiện một phương thức toàn diện,tổng hợp và đồng nhất về quản lý nguồn nước nhằm bảo tồn cho tương lai và di sảnvăn hóa nhân loại Tồi tệ hơn là nguồn nguồn nước ngọt cũng sẽ bị ảnh hưởng trựctiếp do hậu quả của biến đổi khí hậu trong năm tới
Quản lý tổng hợp nguồn nước ở các cấp lưu vực bao gồm sông, hồ, nướcngầm được xem là phương thức quản lý mang tính thiết yếu ở quy mô khắp thế giới
vì lựu vực sông là những khu vực/vùng tự nhiên có nguồn chảy qua gồm cả nhữngranh giới quản lý hành chính Quản lý lưu vực sông đã đạt tới những mức độ pháttriển nhất định ở nhiều quốc gia và tại đó quản lý lưu vực sông được dung làm cơ sởxây dựng công cụ pháp lý quản lý được thực nghiệm trong phạm vi lãnh thổ hoặcnhững lưu vực xuyên biên giới
Hiện nay, nhiều quốc gia công nhận rằng việc quản lý nguồn nước cần phảiđược tổ chức theo 6 nguyên tắc dưới đây:
Một là, trong phạm vi ở các cấp địa phương, quốc gia hoặc lưu vực sông, hồ,
bể nước ngầm xuyên biên giới cũng như các vùng nước ven bờ biển
Hai là, có sự tham gia ra quyết định của các cơ quan chính phủ và chínhquyền địa phương, đại diện của những người sử dụng và các tổ chức bảo về môitrường và công chúng Sự tham gia đầy đủ của các thành phần sẽ đảm bảo cho cácquyết định được đưa ra sẽ được xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế và xã hội, cácđiều khoản được thực hiện dựa trên cơ sở năng lực đóng góp của các bên lien quan
Ba là, dựa trên cơ sở hệ thống thông tin tổng hợp, bao gồm những kiến thức
về tài nguyên và việc sử dụng tài nguyên, các áp lực về tình trạng ô nhiễm, hệ sinhthái và các chức năng của hệ sinh thái, những biến đổi tiếp theo và việc đánh giá rủi
ro Những hệ thống thông tin này sẽ phải được sử dụng làm cơ sở cho việc đốithoại, đàm phán, ra quyết định và đánh giá việc thực thi các hành động cũng nhưviệc điều phối về tài chính từ các nhà tài trợ khác nhau
Trang 26Bốn là, dựa trên các quy hoạch, kế hoạch quản lý hoặc các quy hoạch tổngthể trong đó có xác định rõ mục tiêu trung hạn và dài hạn cần đạt được.
Năm là, thong qua việc xây dựng các chương trình đo đạc, đo đếm và cáchoạt động đầu tư ưu tiên dài hạn
Sáu là, với sự huy động của nguồn lực tài chính cụ thể, dựa trên nguyên tắc
“người gây ô nhiễm” và “người sử dụng” trả tiền bằng việc tìm kiếm sự cân bằng vềđịa lý và lĩnh vực để đạt đủ lượng cần thiết
a)Tại Trung Quốc
Nước sạch và VSMT ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 80 của thế
kỷ trước Sau khóa họp lần thứ 35 của WHO (phát động thập kỷ nước sạch) Từ đó
đến nay Trung Quốc đã liên tục thực hiện các kế hoạch năm năm “Chìa khóa
thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kế hoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành của trung ương và địa phương”.
Theo Trung Quốc sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo tài chính là rất quan trọng.Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: từ nguồn vốn của chính phủ và địa phương,huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh doanh, đóng góp của ngườihưởng lợi từ chương trình
Về lĩnh vực quản lý nguồn nước: Năm 1985 Trung Quốc ban hành tiêuchuẩn nước ăn uống áp dụng cho toàn bộ Trung Quốc Nhưng đến năm 1991 do ởnhiều vùng nông thôn khó đạt được tiêu chuẩn này do vậy quốc gia Trung Quốc đãban hành các tiêu chuẩn hay hướng dẩn thì chưa đủ mà cẩn có cơ quan quản lý,giám sát và các biện pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý
sẽ góp phần đảm bão nguồn nước
Kinh nghiệp trong quản lý nguồn nước tổng hợp trong khu vực châu Á nhiệtđới gió mùa cho thấy đây là nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt và hạn hán.Vì vậy nênthực hiện quản lý lưu vực sông một cách tổng thể là phù hợp Để thực hiện việcquản lý nguồn nước tổng hợp, hệ thống các tổ chức quản lý và thực hiện được thànhlập Tuy nhiên không nhất thiết phải có một hệ thống pháp luật, một hệ thống hànhchính hay một tổ chức quản lý Điều này không khả quan trong một vài trường hợp.Điều cần thiết là thành lập một hệ thống mà trong đó có sự xét xử công bằng giữa
Trang 27các luật được đưa ra, các hệ thống và các tổ chức Khi tiến hành quản lý nước tổnghợp, sự hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức có cùng hoàn cảnh và trình độtrong cùng điều kiện địa lý, khí hậu và việc sử dụng nguồn nước là rất cần thiết.
Châu Á bao gồm các khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Bán đảo Hàn Quốc,khu vực Đông Á, Nepal, Bawngladdet, Sri Lanca là khu vực có lượng mưa cao, sựdao động của lượng mưa diển ra bất thường theo mùa, và dưới sự ảnh hưởng củagió mùa, và dưới sự ảnh hưởng của gió mùa, độ ẩm rõ rệt và mùa khô hạn trongnăm dẫn tới sự khan hiếm nước tưới cho các vụ lúa nước Để giải quyết vấn đề trên,cùng với các biện pháp phi công trình, các biện pháp công trình như xây dựng và cảitạo công trình thủy lợi là rất cần thiết.Việc bảo vệ môi trường cần được xem xét thấuđáo trong quá trình tiến hành các biện pháp trên Sự cần thiết thành lập một ban quản lýlưu vực thực hiện ổn định và phát triển khu vực thông qua quản lý tổng hợp nguồnnguồn nước
Ban quản lý lưu vực sông (RBO) thực hiện quản lý nguồn nước trong lưuvực Để phát huy vai trò của RBO, sự hổ trợ của chính phủ cũng như sự tham giacủa cộng đồng là hết sứ cần thiết.[10]
b) Cộng hòa Pháp
Cũng là một quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh quản lý nguồn nước.Theo luật tài nguyên nức năm 1964, Cộng hòa Pháp xây dựng mô hình quản
lý nguồn nước theo 3 cấp gồm:
Ở Trung ương gồm: Bộ sinh thái, Phát triển và Quy hoạch bền vững chịu tráchnhiệm về quản lý nguồn nước cấp quốc gia Bộ có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu,xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch chung về quản lý nguồn nước,thực hiện công tác phòng chống lũ lụt, bão và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra
Bộ thành lập Cục Quản lý nguồn nước – cơ quan trực tiếp giúp Bộ chỉ đạo, điều hànhviệc thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý nguồn nước cấp quốc gia
Cấp vùng: Được tổ chức theo lưu vực sông Đây là mô hình quản lý nguồnnước gắn trách nhiệm giữa Chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng dân
cư, các doanh nghiệp trên lưu vực sông, trong đó đặc biệt coi trong vai trò củangười dân và của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào công tác quản lý cũng
Trang 28như giải quyết các vấn đề về nguồn nước và xử lý ô nhiểm nguồn nước Mô hìnhquản lý lưu vực sông của Pháp đã được các nước trong cộng đồng Châu Âu côngnhận là mô hình quản lý hợp lý nhất và đã có nhiều nước áp dụng theo mô hình này.
Cấp địa phương: Chính quyền các địa phương có trách nhiệm đầu tư xâydựng các công trình cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trườngnước…để phục vụ nhân dân Kinh phí thực hiện các dự án, công trình công cộngthuộc ngân sách của các địa phương, nhưng được cơ quan lưu vực sông hổ trợ trungbình 40% tổng kinh phí xây dung và cho vay thêm từ 10% đến 20% tùy thuộc vàotừng dự án
Cộng hòa Pháp quản lý nguồn nước theo nguyên tắc người sử dụng nước và
người gây ô nhiểm nguồn nước phải trả tiền Nguyên tắc được đề ra là “mỗi giọt
nước được cung cấp, mỗi giọt nước được thải ra đều phải đóng tiền” để sử dụng
vào việc cấp nước và xử lý ô nhiểm nguồn nước.[3]
1.4.2 Tình hình quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
Những năm qua, bên cạnh việc hoạch định các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng bên vững Việt Nam đã kịp thời xây dựng nhiều chươngtrình, pháp luật về BVMT Chính phủ và các bộ ngành, địa phương hằng năm đều
có kế hoạch BVMT như: Đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động BVMT,thường xuyên quan trắc và kiểm soát ÔNMT, tiến hành thanh tra nhà nước về môitrường, mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT, phát động các phong trào, các chươngtrình quốc gia về BVMT,…Tổ chức công tác QLMT là nhiệm vụ quan trọng nhấtcủa ngành môi trường
Ở Việt nam công tác QLMT hiện nay được thực hiện ở nhiều cấp.Ở cấp quốcgia, Hội đồng Quốc gia về nguồn nước đã được thành lập năm 2000.Ở địa phương,Ban quản lý lưu vực sông đã được thành lập năm 2001, là các cơ quan tư vấn, điềuphối và quy hoạch của chính phủ
Cùng với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi Trường năm 2002, chức năngquản lý nhà nước về nguồn nước đã đực gia cho Cục Quản lý nguồn nước trựcthuộc Bộ TNMT Thay đổi quan trọng này cho thấy có sự phân tách giữa các chứcnăng về quản lý và chức năng về dịch vụ liên quan đến nguồn nước Trước đây các
Trang 29chức năng về quản lý và chức năng về dịch vụ tài nguên nước đều được giao choCục quản lý nước và công trình thủy lợi trực thuộc Bộ NN và PTNT đảm nhiệm.
Chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những thành quả tốt trong việc giảiquyết các vấn đề nguồn nước của đất nước Cùng với việc tăng cường đầu tư và tăngcường năng lực, Chính phủ Việt Nam củng đã xây dựng và thực thi nhiều chính sáchchương trình đặc biệt chú trọng vào vấn đề nguồn nước, bao gồm tăng tỷ lệ sử dụngnước sạch và vệ sinh, hạn chế ô nhiểm, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinhthái, năng cao tính bền vững của các ngành nuôi trồng thủy sản, giải quyết tính dể bịtổn thương trước các thiên tai có lien quan đến nước và tăng cường quản lý các lưuvực sông
Đối với công tác quản lý nguồn nước tại các lưu vực sông cơ quan quản lý đã
có ban hành chính sách, pháp luật liên quan, tổ chức quản lý cấp Quốc gia, cấp liênvùng và địa phương Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường và cấp phép
xã nước thải, công tác kiểm tra, thanh tra ngoài ra còn áp dụng các công cụ nhưthuế, phí, quỹ…Đã có sự quy hoạch lưu vực sông: Phân vùng khai thác, sử dụngnguồn nước và xã nước thải, quy hoạch của các ngành khai thác sử dụng nước.Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có tráchnhiệm BVMT nước chưa sâu sắc và đầy đủ [3]
Trang 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Tình hình nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
2.3 Nội dung nghiên cứu.
2.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đồng Văn.
- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
- Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên nhân văn, tài nguyên khoáng sản
và tài nguyên rừng
- Dân số, lao động và thu nhập
2.3.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn.
- hiện trạng canh tác, sản xuất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất
2.3.3 Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn.
- Thực trạng nguồn nước, hệ thống thủy nông
- Thực trạng sử dụng nước của người dân trong sản xuất nông nghiệp
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp.
2.4 Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
Xác định các khu vực đã và đang thực hiện công tác khắc phục, giải quyết khókhăn về vấn đề nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Trang 31Từ kết quả đánh giá chung về tình hình nguồn nước phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp tại huyện Đồng Văn tiến hành chọn ra 4 xã đại diện ở đây là: xã Ma Lé, xãLũng Táo, xã Lũng Cú, xã Sủng Trái có độ cao địa hình đại diện cho khu vực caonhất là: Xã Lũng Cú (1400-1600m so với mực nước biển), khu vực trung bình là: xã
Ma Lé và xã Lũng Táo (1200-1300m), và xã có địa hình thấp trên địa bàn huyện là
xã Sủng Trái (1000m) để nghiên cứu điểm và phân tích, đánh giá kết quả thực hiệncông tác khắc phục, giải quyết khó khăn về vấn đề nguồn nước phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp nhằm tìm hiểu những tồn tại trong quá trình thực hiện
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu
2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu.
- Nguồn số liệu thứ cấp: được kế thừa, thu thập từ các phòng nông nghiệp,phòng tài nguyên và môi trường trong huyện và trong xã, từ các công trình nghiêncứu đã được công bố
- Số liệu sơ cấp: thực hiện điều tra, khảo sát các thông tin, tư liệu, số liệu phục
vụ công tác nghiên cứu Điều tra, phỏng vấn 80 hộ dân trên địa bàn 4 xã nghiên cứu
- Phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đồng Văn
Trang 322.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.
Các số liệu sau khi thu thâp được xử lý và phân loại theo các chỉ tiêu nghiêncứu Sau đó sẽ được xử lý bằng phân mềm Excel
- Phương pháp thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp ( như số tuyệt đối, số
tương đối , số bình quân) để mô tả và phân tích tình hình nguồn nước phục vụ chosản xuất nông nghiệp tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
- Phương pháp so sánh : so sánh trước và sau khi thực hiện công tác khắc phục,
giải quyết khó khăn về vấn đề nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tạihuyện Đồng Văn
Trang 33Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.
a Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Đồng Văn là một huyện miền
núi vùng cao nằm ở Bắc của tỉnh
Hà Giang, trung tâm huyện cách
thành phố Hà Giang khoảng 150
km về phía Bắc Vị trí địa lý của
huyện nằm trong tọa độ từ 22055'
đến 22023' vĩ độ Bắc và từ 105013'
đến 105042' kinh độ Đông, với các
vị trí tiếp giáp như sau:
Hình 3.1: Bản đồ huyện Đồng Văn
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mèo Vạc;
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Minh;
Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 xã và 02 thị trấn, với tổngdiện tích tự nhiên là 44.497,55 ha, dân số 64.688 người.[17]
* Địa hình, địa mạo
Đồng Văn là một phần của cao nguyên đá vôi, địa hình đặc trưng là núi đá, độcao trung bình so với mặt nước biển là 1.600 m Nhìn chung, địa hình khá phức tạp,chia cắt mạnh và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam Toàn huyện chia làm 2dạng địa hình chính là:
Địa hình núi đất: gồm 5 xã là Lũng Cú, Ma Lé, Phố Là, Phố Cáo, Sủng Trái và
02 thị trấn Đồng Văn, Phó Bảng
Trang 34Địa hình núi đá: gồm 12 xã còn lại là Hố Quáng Phìn, Lũng Phìn, Lũng Táo,Lũng Thầu, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng,Vần Chải, Xà Phìn.
Trên toàn huyện, diện tích đất có độ dốc trên 250 là lớn nhất và chiếm 14.199
ha (31,19% diện tích toàn huyện) Điều này đã gây khó khăn cho việc canh tác, pháttriển sản xuất nông - lâm nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân
* Đặc điểm khí hậu
Là một huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang tính lụcđịa khá rõ nét Lượng mưa trung bình tương đối lớn khoảng 1.750 - 2.000mm, tậptung từ tháng 5 đến tháng 8
Lượng nước bốc hơi trung bình đạt khoảng 729mm Nhiệt độ trung bình năm
là 23,10C, tháng trung bình cao nhất của năm là 28,30C và thấp nhất là 15,70C Độ
ẩm trung bình cả năm là 84%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 78%, cao nhất là 86%.Trên địa bàn huyện vào các tháng trong năm, độ ẩm ít có sự chênh lệch Nhìnchung, do nằm trên cao nguyên đá vôi nên khả năng giữ nước kém nên một số vùngtrong huyện gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô Bên cạnh đó,trong huyện còn xuất hiện sương muối, thỉnh thoảng có năm gặp mưa tuyết nên đãảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất Đây là thử thách không nhỏ đặt ra cho các cơquan chuyên ngành khắc phục tình trạng trên bằng cách bố trí thời vụ phù hợp đểcây trồng cho năng suất cao, tránh những lúc thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng tớihiệu quả của sản xuất
* Chế độ thuỷ văn
Đồng Văn có sông Nho Quế chảy qua dọc theo ranh giới phía Đông Bắc củahuyện và một hệ thống các dòng suối lớn, nhỏ chảy qua nhưng lưu lượng của nhữngdòng suối này khác nhau, không ổn định theo mùa Đặc biệt, chỉ có 2 con suối chảyvào sông Nho Quế, một ở phía Nam xã Lũng Cú (suối Tắc Tủng) và một ở phía Bắcthị trấn Đồng Văn (suối Séo Hồ) có nước quanh năm và lưu lượng dòng chảy khálớn vào mùa mưa nên đủ nước cung cấp cho đồng bào dân tộc trong vùng rộng vàtạo điều kiện xây dựng trạm thủy điện nhỏ Còn lại là những con suối nhỏ nên một
số xã gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng
Trang 35Nhìn chung, nguồn nước của hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện có lưu lượngkhông đều, độ dốc lớn tạo ra dòng chảy mạnh, gây sạt lở ảnh hưởng đến sản xuất và giaothông vào mùa mưa, đồng thời việc cung cấp nước vào mùa khô cho nhân dân tronghuyện gặp nhiều khó khăn.
b Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Là một huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Hà Giang nên Đồng Văn luôn cónhiệt độ thấp hơn so với những vùng khác Do địa hình chia cắt mạnh đồng thời quátrình phong hóa từ đá vôi trầm tích và đá phiến thạch nên đất đai của huyện cóthành phần cơ giới nặng, độ phì tương đối cao Theo kết quả điều tra phân loại đấtcủa Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, toàn huyện có 4 nhóm đất chính
Bảng 3.1: Tài nguyên đất của huyện Đồng Văn năm 2015
(Báo cáo quy hoạch huyện Đồng Văn năm 2015 - phòng Tài Nguyên Môi
trường huyện Đồng Văn)
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện tính năm 2014 là 21.411,96 ha, trong
đó diện tích đất có rừng phòng hộ là 17.412,64 ha và rừng sản xuất là 3.999,32 ha.Diện tích rừng trong những năm qua có xu hướng tăng lên do người dân đã ý thứcđược tầm quan trọng của rừng đối với môi trường sinh thái và cuộc sống thiết thựccủa con người, tình trạng đốt phá rừng bừa bãi để làm nương rẫy đã được hạn chế
* Tài nguyên khoáng sản
Đồng Văn là một huyện vùng núi đá vôi, đất đai được hình thành qua quá trìnhkiến tạo địa chất lâu dài Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện có nhiều tàinguyên khoáng sản với trự lượng lớn, gồm các loại như: Thiếc - vonfram tai xã HốQuáng Phìn; Boxit tại xã Lũng Phìn (5,3 triệu tấn), Sảng Tủng (5,4 triệu tấn), Vần
Trang 36Chải (1,3 triệu tấn), Sủng Là (0,8 triệu tấn); Thạch anh tinh thể tại xã Ma Lé;Antimon tại xã Lũng Thầu; Than tại xã Phố Là; Mỏ sắt tại xã Sủng Là; Alit tại thịtrấn Phó Bảng và Đồng Văn; Đất sét gạch ngói tại thị trấn Phó Bảng (0,6 triệu tấn);Đặc biệt đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường với trữ lượng lớn phân bổ ở hầuhết các xã, thị trấn trong huyện
* Tài nguyên nhân văn.
Là một huyện có nền văn hóa phát triển lâu đời với 17 đồng bào dân tộc sinhsống trên địa bàn huyện Do trình độ dân trí, phong tục tập quán, văn hóa, lễ hội mỗidân tộc có sự khác nhau đã tạo ra cho huyện một nền văn hóa đa dạng Sự đa dạng vềdân tộc tạo nên nhiều sắc thái riêng nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho việc quản lý
do sự khác biệt về phong tục và ngôn ngữ Bên cạnh đó, huyện có một nguồn lao độngdồi dào, tạo nhiều điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế với hướng sử dụng nguồnlao động tại chỗ nhưng cũng tạo không ít khó khăn cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền trong việc giải quyết việc làm cho lao động trong độ tuổi
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.1.2.1 Dân số và lao động.
Dân số của huyện Đồng Văn (Có đến 31/12/2015) là: 72.997 người.- Tỷ lệtăng dân số trung bình của huyện: 2,19 %.- Dân số trong độ tuổi lao động: 34.621 người chiếm 47,4% dân số
Công tác giảm nghèo năm 2015 đã đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộnghèo năm 2015 giảm xuống còn 39,89%, giảm 6% so với năm 2014.Thực hiện tốtcác nội dung Dự án tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.405/1.340 người, trong đó 99lao động làm việc ngoài tỉnh Hiện tại có 6.996 lao động xuất cảnh trái phép sang
Trung Quốc lao động tự do, trong đó có từ 12-17% số lao động bị rủi ro (người sử
dụng lao động không trả tiền, bị đánh đập, bị trục xuất), số còn lại nhìn chung có
công việc ổn định, thu nhập từ 4-6 triệu đồng/tháng Đào tạo nghề sơ cấp 3 thángcho 901/800 học viên, đạt 112,63%
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng.
Trang 37- Giao Thông: Hệ thống đường giao thông tương đối tốt, Quốc lộ 4c từ trungtâm tỉnh Hà Giang lên đến trung tâm huyện và đoạn đi qua huyện Đồng Văn nốiliền với huyện Mèo Vạc Ngoài ra còn hệ thống đường Tỉnh lộ ra cửa khẩu PhóBảng và các đường liên xã đều đã được rải nhựa Bình quân từ trung tâm huyện đếncác xã chiều dài 26 km, xã xa nhất 42 km (Xã Sủng Trái), xã gần nhất (Trừ TTĐồng Văn) là 6 km (xã Tả Lủng).
- Thủy lợi: Trên địa bàn huyện có tổng số 49 công trình kiên cố, tổng chiềudài các tuyến công trình là: 89.470 m, phục vụ cho 809 ha, nhưng hầu như các côngtrình đều không có đập đầu mối, chủ yếu sử dụng các nguồn tự nhiên nước mưa, cáckhe lạch nhỏ
- Cấp nước: Nguồn cấp nước trên địa bàn huyện chủ yếu nhân dân sống nhờvào nguồn nước mưa và nước lần của khe suối vào mùa mưa
- Cấp Điện: Nguồn cung cấp điện cho huyện hiện nay do mạng lưới Quốc giacung cấp thông 100% các xã của huyện có điện lưới Quốc gia và thủy điện Séo Hồ
3.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
a Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội GDP trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 418,89 tỷ đồng(giá hh), tăng tăng 2,12 lần so với năm 2005
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 8,5%/năm(tỉnh Hà Giang 10,6%), thời kỳ 2006 - 2014 là 13,32%
GDP ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2014 tăng bình quân7,82%/năm, cao hơn nhiều so với 4,5%/năm giai đoạn 2001 - 2005 Tổng GDPngành nông lâm nghiệp thuỷ sản năm 2014 đạt 160,43 tỷ đồng (giá HH)
GDP ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006 - 2014 tăng bình quân18,41%/năm, cao gấp 1,4 lần tốc độ phát triển kinh tế của huyện Tổng GDP ngànhcông nghiệp - xây dựng năm 2014 đạt 102,84 tỷ đồng (giá HH)
GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2014 tăng bình quân 17,75%/năm TổngGDP ngành dịch vụ năm 2014 đạt 155,62 tỷ đồng (giá HH)
Trang 38Các mức phát triển trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Đồng Văn giaiđoạn 2006 - 2014 cao hơn giai đoạn trước, phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh Nềnkinh tế của huyện những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chủ yếu do
sự tăng trưởng mạnh khối ngành công nghiệp - xây dựng và khối ngành dịch vụ
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có bước chuyển dịchquan trọng, đúng hướng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷtrọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷsản trong GDP giảm dần
Bảng 3.2: Kết quả chuyển dịch cơ cấu của huyện Đồng Văn
Đơn vị : %
Stt Năm Ngông nghiệp Công nghiệp
-XD
Thương mại – dịch vụ
(Báo cáo quy hoạch huyện Đồng Văn năm 2015 - phòng Tài Nguyên Môi
trường huyện Đồng Văn)
Số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Đồng Văn đã có sự chuyển biếnmạnh mẽ trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ thuần nông tự cung tựcấp sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường
b Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
* Về nông nghiệp
- Cây ngô: Tổng diện tích cả năm 260,5 ha, thực hiện 260,5ha, đạt 100% (do
ảnh hưởng của thiên tai ngày 21/5/2015 diện tích ngô bị mất trắng 0,63ha, diện tíchcòn lại 259,8ha) năng suất BQ đạt 45,2 tạ / ha sản lượng 1.173,3 tấn đạt 101,5%,tăng so với kế hoạch 0,7% Diện tích ngô thâm canh 250 ha, thực hiện là 250 ha,đạt 100% diện tích, Năng suất đạt 45,7 tạ/ha, sản lương đạt 1.143,0 tấn, đạt 100% sovới kế hoạch Trong đó: Diện tích ngô lai thâm canh 186,3 ha, chiếm 74,52% tổng
DT ngô năng xuất đạt 47 tạ/ha sản lượng đạt 875,6 tấn so với kế hoạch đạt 100%.Diện tích ngô địa phương thâm canh là: 63,7 ha chiếm 26,92% tổng DT ngô năng
Trang 39xuất đạt 31 tạ/ha sản lượng đạt 197,5 tấn Diện tích ngô không thâm canh: 10,5 ha,chiếm 4,03% tổng DT năng xuất đạt 16 tạ/ha sản lượng đạt 16,8 tấn Cánh đồngmẫu ngô: tổng diện tích kế hoạch giao 40 ha thực hiện 25 ha/12 thôn/ 50 hộ, đạt62,5%, năng xuất 51,3 tạ/ha, sản lượng 128,3 tấn.
- Cây lúa: Tổng diện tích 185 ha, thực hiện 185 ha, đạt 100% KH; Năng
suất đạt 59 tạ/ha, sản lượng 1.091,4 tấn, đạt 100,1% so với kế hoạch
+ Diện tích lúa chất lượng cao (khẩu mang): DT 120 ha, thực hiện 120 ha,đạt 100% kế hoạch, Năng suất 58 tạ /ha, sản lượng 543,5 tấn; đạt 113,7% so với kếhoạch giao tăng 13,7% Trong đó: DT lúa thâm canh kế hoạch giao 177 ha thựchiện 177 ha đạt 100%, năng xuất 58,7 tạ/ha, sản lượng 1.039,5 tấn DT lúa lai thâmcanh kế hoạch giao 57 ha thực hiện 57 ha đạt 100% kế hoạch giao, năng xuất 68 tạ/
ha sản lượng 387,6 tấn, đạt 90,6% so với kế hoạch
- Cánh đồng mẫu kế hoạch giao 30 ha, thực hiện 35 ha/88 hộ/9 thôn, đạt116,6% Năng suất 60,62 tạ /ha, sản lượng 212,17 tấn
- Cây đậu tương: Tổng kế hoạch giao diện tích 105 ha trong đó thực hiện
86,6 ha đạt 82,4% so với kế hoạch, so với nghị quyết đạt 82,4% so với năm 2014giảm 14,6ha: Trong đó
+ Vụ xuân hè kế hoạch 10 ha thực hiện 5 ha, đạt 50% kế hoạch (giống địaphương) Năng xuất 8,5 tạ/ha sản lượng 4,25 tấn
+ Vụ thu đông kế hoạch giao 95 ha thực hiện 81,6 ha/95 ha, đạt 85,8% kếhoạch, trong đó giống đậu địa phương là 41 ha, giống DT84 là 40,6 ha, năng xuất
12,12 tạ/ha, sản lượng 98,92 tấn Nguyên nhân diện tích trồng không đạt theo chỉ tiêu
giao: Do thời tiết hạn hán kéo dài từ đầu năm nên nhân dân xuống giống ngô muộndẫn đến thời gian xuống giống của cây đậu tương không đúng theo thời vụ Vào thờiđiểm cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015 có mưa kéo dài nên một số diện tích khôngthể xuống giống được Một số diện tích chuyển sang trồng cây Tam giác mạch
* Cây rau, đậu các loại: Trồng rau, đậu các loại thực hiện được 374/367 ha
đạt 101,9% Trong đó: Đậu các loại thực hiện 175,7/170 ha, đạt 103,4% CTKHgiao Rau các loại thực hiện 198,3/197 ha, đạt 100,6% so với kế hoạch giao cả năm