1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU về QUY TRÌNH GIAO NHẬN lô HÀNG gạo XUẤT KHẨU tại CÔNG TY VIETRANS HAIPHONG

14 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 648,44 KB

Nội dung

 Cảng đi, cảng đến : Đây là yếu tố quyết định giá cước vận chuyển vì khoảng cách vận chuyển càng gần, thời gian vận chuyển càng ngắn thì giá cước càng thấp và ngược lại  Hãng tàu: Tùy

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

BÁO CÁO ĐẠI LÝ GIAO NHẬN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VIETRANS HAIPHONG.

Sinh viên : Phạm Thị Hà Trang

Mã sinh viên :61365

Lớp: KTB55-CD2

Hải Phòng, 2016

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIETRANS HAIPHONG VÀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

1.1 Giới thiệu về công ty VIETRANS HAIPHONG.

Công ty cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Hải Phòng (VIETRANS HAIPHONG) được thành lập từ ngày 08/08/2007 Tiền thân là Chi nhánh Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương tại Hải Phòng trực thuộc Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương được thành lập ngày 13/08/1970

Sau 40 năm hình thành và phát triển, Công ty VIETRANS HAIPHONG là một trong các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển Tổng diện tích kho bãi của VIETRANS HAIPHONG lên tới 160.000m2 với hệ thống kho tàng liên tục được đầu tư, nâng cấp, xây dựng được môt đoàn xe vận tải với gần 20 đầu kéo, gần 20 chiếc rơ-mooc và xe nâng , cũng như chú trọng đến việc đào tạo, nâng cấp

kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên Công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận, lưu kho bảo quản hàng hóa xe công trình, thiết kế công nghiệp nặng cho các hãng nổi tiếng như KOMATSU, HITACHI, DAEWOO…

1.2 Giới thiệu về hàng hóa.

- Gạo là loại lương thực được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu ở nước ta

- Khi đóng gói xuất khẩu, gạo được đóng thành từng bao 50kg

Trang 3

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VIETRANS HAIPHONG.

2.1 Quy trình giao nhận.

2.1.1 Nhận và xử lý thông tin khách hàng đăng ký dịch vụ.

 Loại hàng: Căn cứ vào loại hàng, số lượng hàng mà công ty sẽ tư vấn cho khách hàng loại tàu phù hợp Ở đây hàng hóa là gạo xuất khẩu là hàng rời nên có thể sẽ đóng bao xếp lên tàu, có chèn lót, chống ẩm, thông gió…

Trang 4

 Cảng đi, cảng đến : Đây là yếu tố quyết định giá cước vận chuyển vì khoảng cách vận chuyển càng gần, thời gian vận chuyển càng ngắn thì giá cước càng thấp và ngược lại

 Hãng tàu: Tùy vào nhu cầu của khách hàng đến cảng nào mà nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn cho khách hàng chọn dịch vụ của hãng tàu uy tín với giá cước phù hợp.Tuy nhiên cũng có một số khách hàng quen sử dụng dịch vụ của một hãng tàu cho hàng hóa của mình thì công ty xem xét báo giá cước cho khách hàng đó biết

 Thời gian dự kiến xuất hàng: để công ty tìm một lịch trình tàu chạy phù hợp

2.1.2 Liên hệ với các hãng tàu để hỏi cước và lịch trình cụ thể.

Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù hợp vì mỗi hãng tàu có lịch trình tàu chạy, tuyến chạy tàu cũng như có thế mạnh riêng trên các tuyến

đường

2.1.3 Chào giá cho khách hàng.

Nhân viên kinh doanh căn cứ vào giá chào của các hãng tàu, tính toán chi phí

và tiến hành chào giá cho khách hàng Các giao dịch liên quan đến giá cả và lịch trình tàu đều phải lưu lại để đối chứng khi cần thiết

2.1.4 Khách hàng chấp nhận giá đưa ra.

Nếu giá cước và lịch trình tàu chạy đưa ra được khách hàng chấp nhận thì khách hàng sẽ gởi booking request (yêu cầu dặt chổ) cho bộ phận kinh doanh Booking request này xác nhận lại thông tin hàng hóa liên quan: Người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng, trọng lượng, , nơi đóng hàng (đóng kho người gửi hàng hay đóng tại bãi container của cảng), cảng dỡ có hàng để thông quan xuất khẩu (dỡ hàng ở cảng nào thì thông quan tại cảng đó), cảng đến (nước nhập khẩu), ngày tàu chạy…

Trang 5

2.1.5 Liên hệ với hãng tàu để được đặt chỗ.

Bộ phận kinh doanh sẽ căn cứ trên booking request của khách hàng và gửi

booking request đến hãng tàu để đặt chổ Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ

đã thành công cho bộ phận kinh doanh bằng cách gửi booking confirmation Sau khi

có booking confirmation của hãng tàu, nhân viên kinh doanh sẽ gởi booking này cho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu

2.1.6 Chuẩn bị chứng từ và hàng hóa xuất khẩu.

 Chuẩn bị hàng hóa (Bước này công ty không phải làm mà là người xuất khẩu làm)

 Chuẩn bị phương tiện vận tải

 Chuẩn bị chứng từ khai hải quan

Hồ sơ hải quan gồm

 Tờ khai hải quan : 2 bản chính( 1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)

 Hợp đồng mua bán hàng hóa :1 bản chính

 Hóa đơn thương mại (invoice) : 1 bản chính

 Phiếu đóng gói (packing list) : 1 bản chính

 Giấy phép đăng ký kinh doanh : bản sao y kèm bản chính đối chiếu ( nếu doanh ngiệp mới xuất khẩu lần đầu)

 Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu : 1 bản

Nếu mặt hàng xuất khẩu là hàng thực phẩm thì phải đăng lý kiểm dịch, hồ sơ gồm có :

 2 giấy phép đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của trung tâm đăng ký kiểm dịch thực vật

 Hợp đồng ngoại thương ( sao y)

Trang 6

 1 invoice – Hóa đơn thương mại ( bản chính )

 1 packing list (bản chính )

 Mẫu hàng để kiểm dịch (nếu có)

 Vận đơn (vận đơn này sẽ được nộp sau khi tàu chạy để lấy chứng thư)

Khi đã chuẩn bị hoàn chỉnh hồ sơ, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đó đến

cơ quan kiểm dịch thực vật để đăng ký kiểm dịch Nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra

bộ hồ sơ, nếu thấy đầy đủ sẽ ký và đóng dấu vào giấy đăng ký

Khi hàng đã về đến cảng, nhân viên giao nhận sẽ đưa nhân viên kiểm dịch đến vị trí container và tiến hành kiểm tra hàng Hàng sẽ được cấp chứng thư sau khi

đã kiểm tra đạt tiêu chuẩn chứng thư này là chứng nhận tình trạng của hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

2.1.7 Thông quan hàng xuất khẩu.

Dựa trên những chứng từ mà khách hàng cung cấp cũng như những thông tin

về hàng hóa mà công ty thu thập được như:

 Hợp đồng thương mại

 Invoice

 Packing list

Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử « ECUSKD »

để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa Nhờ bước cải tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với thủ công trước đây vì nhân viên hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy

Trang 7

Làm thủ tục Hải Quan tại cảng

Bước 1 : Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu

- Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (in 2 bản), mang tờ khai đến cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận

Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:

- Giấy giới thiệu

- 2 tờ khai Hải Quan

- Packing list

Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi phạm gì không Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không Sau đó, Hải quan đóng dấu vào tờ khai và chuyển sang bộ phận trả tờ khai

Bước 2: Trả tờ khai

- Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai

- Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận 1 tờ khai và giữ lại

tờ khai dán tem

Bước 3: Thanh lý hải quan bãi.

- Nhân viên giao nhận photo tờ khai và đến Hải quan thanh lý hàng xuất

- Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số /seal, tàu/chuyến lên tờ khai gốc

- Sau đó, nộp tờ khai (photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí

- Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc

Trang 8

Bước 4: Vào sổ tàu hàng xuất

- Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi, , số seal vào ô 28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu

- Nhân viên giao nhận nộp tờ khai để Hải quan vào sổ tàu

- Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu

Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu

Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ sót

lại không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan

2.1.8 Phát hành vận đơn.

Nội dung vận đơn gồm những chi tiết sau :

 Số vận đơn (B/L no)

 Người gửi hàng (Shipper)

 Người nhận hàng (Consignee)

 Tên tàu\ số chuyến (vessel\voy)

 Cảng xếp hàng (Port of loading)

 Cảng dỡ hàng (Port of discharge)

 Nơi giao hàng (Place of delivery)

 Điều kiện vận chuyển hàng: CY\Door

Trang 9

 Ngày xếp hàng lên tàu: Shipped on board date……(Những thông tin về tên tàu số chuyến cảng đi, cảng đến phải trùng khớp với booking confirmation của hãng tàu đã gửi trước đó)

 Số container\số kẹp chì(container\ Seal no)

 Số lượng container (number of container)

 Mô tả hàng hóa (Discription of goods)

 Số kiện (number of package)

 Trọng lượng hàng cả bì (Gross weight)

 Nơi phát hành vận đơn(place and date of issue)

 Tên, trụ sở người chuyên chở hoặc đại lí

 Đại lí giao nhận ở cảng đến của VIETRANS HAIPHONG (Delivery Agent) :

 Điều khoản về cước phí(freight and charges)

 Số lượng bản vận đơn gốc (No Of original B(s)/L) :

2.1.9 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu cho cảng.

- Giao hàng xuất khẩu cho cảng:

 Giao danh mục hàng hóa xuất khẩu (hàng gạo) và đăng ký với phòng điều động để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ

 Liên hệ với phòng thương vụ để ký hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hóa với cảng

 Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng

 Giao hàng vào kho, bãi cảng

Trang 10

 Cảng giao hàng cho tàu

 Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu

 Kiểm nghiệm,làm thủ tục hải quan (đã làm ở mục 6)

 Báo cho cảng ngày giờ tàu đến (ETA) chấp nhận thông báo sẵn sang

 Giao cho cảng danh mục hàng hóa xuất khẩu để bố trí phương tiện xếp dỡ, thuyền phó phụ trách hàng hóa sẽ lên sơ đồ xếp dỡ

 Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng

 Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu

 Lập bộ chứng từ thanh toán

 Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình chon ngan hàng để thanh toán tiền hàng

 Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần

 Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho

 Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có )

CHƯƠNG 3 CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN LÔ HÀNG

XUẤT KHẨU

Trang 11

1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O)

- Khái niệm: Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa

2 Giấy kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary)

- Khái niệm: Là giấy do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, xác nhận thực phẩm hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh, và được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu để nhằm mục đích tránh sự lây lan dịch bệnh từ hàng hóa đi vào nước nhập khẩu Đối với xuất khẩu cũng tương tự

3 Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice)

Trang 12

- Khái niệm: Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể

4 Vận đơn đường biển – Bill of Lading

- Khái niệm: Là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng

Trang 13

lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp

5 Thư tín dụng chứng từ - Letter of Credit (L/C)

- Khái niệm: Thư tín dụng chứng từ L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/ Người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi Người xuất khẩu/ Người cung cấp hàng hóa xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của Người nhập khẩu

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w