1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rủi ro của hộ gia đình nông dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp

75 386 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 33,29 MB

Nội dung

Trang 1

BO TAI CHINH | HỌC VIÊN TÀI CHÍNH ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP HQC VIEN

RUI RO CUA HO GIA BINH NONG DAN TRONG DIEU KIEN HOI NHAP KINH TE QUOC TE THUC TRANG VA GIAI PHAP THUVIEN HỌCVIÊN A TÀICHINHỊ

Chủ nhiệm đề tài: 1 TS us) Hai

2 TS Luong Thu Thiy Các thành viên tham gia: 1 Ths Vi Duy Minh

2 Ths Doan Thi Hai

Trang 2

MUC LUC

MỞ ĐÀ

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VẺ RỦI RO CUA KINH TE HQ GIA DINH NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC

gia đình nông dân

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ

gia đình nông dân , bài học cho Việt Nam

Chương 2: RỦI RO VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHÉ, NGĂN NGỪA RỦI RO CỦA HỘ GIA ĐÌNH NƠNG DÂN VIỆTNAM THỜI GIAN QUA 119 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình nông dân Việt Nam thời gian qua 2.2 Rủi ro của hộ gia đình nông dân Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tê 25 2.3 Các biện pháp qua

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHÉ RỦI RO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH NƠNG DÂN NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN

HỌI NHẬP KINH TẾ QUỐC T

3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế,

3.2 Định hướng phát triển sản xuất, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho các hộ gia

đình nông dân nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

Trang 3

3.3 Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho các hộ gia đình nông dân nước

ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tẾ - -‹-‹.+++ct+s>t sen KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH

Trang 4

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

'Việt Nam với hơn 70% dân cư sống ở nông thôn, nông nghiệp chiếm hơn 50% lao động xã hội, đóng góp gần 20% GDP của cả nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã trở thành vấn đề xã hội to lớn Với xuất phát điểm thấp, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nông nghiệp, nông dân và nông,

thôn nước ta rất dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro

Nhận điều rủi ro, đối mặt với rủi ro là điều hết sức cần thiết dé tim ra

phương thức ngăn ngừa, phòng chống rủi ro Đề tài: “Rui ro của hộ gia đình nông dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp”, góp phần nghiên cứu nhận diện rủi ro, nghiên cứu cách phòng ngừa rủi ro cho các hộ gia đình nông dân, giúp các hộ gia đình nông dân trụ vững và phát triển trong điều kiện hội nhập hiện nay ở nước ta mang ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời sự

1 Mục đích nghiên cứu

-_ Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn đến các vấn đề rủi ro của các hộ gia

đình nông dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

~_ Đánh giá được thực trạng rủi ro và các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho các hộ gia đình nông dân từ phía Nhà Nước và các hộ gia đình nông dân Việt Nam

~_ Nêu được định hướng và giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho các hộ gia đình nông đân nước ta

2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-_ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thuận lợi, khó khăn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Hộ gia đình nông dân Việt Nam hiện nay

- Nghiên cứu Hộ gia đình nông dân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

-_ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu rủi ro và biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro của Hộ gia đình nông dân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay

Trang 5

3 Nội dung nghiên cứu

~ _ Lý luận và thực tiễn đến các vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

~_ Rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro của các hộ gia đình

nông dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4 Phương pháp nghiên cứu

~ Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử -_ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đánh giá

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề

tài gồm 3 chương, 10 tiết

Chương l: Lý luận chung về rủi ro của kinh tế của hộ gia đình nông dân trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Rủi ro và những biện pháp hạn chế, ngăn ngừa rủi ro của hộ gia đình nông dân Việt Nam trong thời gian qua

Trang 6

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VÈ RỦI RO CUA KINH TE HO GIA DINH NONG DÂN

TRONG DIEU KIEN HOI NHAP KINH TE QUOC TE 1.1 Một số khái niệm liên quan

1

L1 Khải niệm nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng ra đời đầu tiên trong,

hệ thống các ngành của nền kinh tế quốc dân Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát

triển của xã hội loài người như lương thực, thực phẩm

'Theo nghĩa hẹp sản xuất nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng sản xuất nơng nghiệp ngồi trồng trọt và chăn nuôi còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp, gọi là nông lâm ngư nghiệp

1.1.2 Khái niệm kinh tế hộ gia đình nông dân

Ở nước ta hiện nay, kinh tế hộ gia đình nông dân là hình thức tổ chức cơ bản, có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, là khu vực chủ yếu sản xuất và cung cắp nông sản cho xã hội, kể cả trong nước và xuất khẩu

Kinh tế hộ gia đình nông dân là một hình thức tổ chức kinh tế, là đơn vị kinh tế cơ sở, có quyền tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, vừa có đặc trưng của một đơn vị kinh tế (một doanh nghiệp) vừa có đặc trưng của một hộ gia đình

1.1.3 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro xảy ra trong mọi lĩnh vực, hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau

về rủi ro

Fleisher cho rằng: rủi ro là một trạng thái mà trong đó tính không chắc chắn sẽ tác động đến sự hiểu biết của một doanh nghiệp hoặc một người ra quyết định và nó liên quan đến cơ hội của việc được hay mắt một lợi ích nhất định

Just va các cộng sự cho rằng: rủi ro là các tình huống mà sự phân bồ xác

suất mang tính khách quan của các kết quả được dự đoán trước bởi những người

Trang 7

Frank Ellis trong “kinh tế nông học” cho rằng: rủi ro gắn liền với các xác

suất xảy ra các tình huống khác nhau nhưng là các xác suất mang tính chủ quan

được đưa ra bởi những người ra quyết định và cách mà các quyết định kinh tế

được đưa ra dựa trên những dự đoán Hay nói cách khác, rủi ro là thuật ngữ để

miêu tả toàn bộ cơ chế ra quyết định của người sản xuất dựa trên tình huồng không chắc chắn của các sự kiện

Tuy nhiên trên thực tế, việc dự đoán chính xác xác suất xảy ra các tình huồng rủi ro là rất khó khăn Việc dự đoán thiếu chính xác phần lớn do thông tin liên quan đến rủi ro không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời hay thiếu

các công cụ, phương pháp hữu hiệu để phân tích, xử lý các thơng tin Dự đốn

khơng chính xác xác suất xảy ra rủi ro cũng có thể do bản thân người ra quyết định trình độ hạn chế, thiếu hiểu biết về rủi ro Chính vì vậy, tuy các xác suất xảy ra rủi ro mang tính khách quan nhung lại được đưa ra bởi các dự đoán mang tính chủ quan của người ra quyết định Rủi ro luôn đi liền với tình huống không,

chắc chắn, hậu quả của rủi ro là gây ra các mắt mát, thiệt hại

Vi vay, rủi ro được xem là các tình huống bắt trắc xảy ra và hậu quả của

nó, trong đó người ra quyết định dự đoán xác suất xảy ra tình huống và mức độ

ảnh hưởng của nó đến kết quả trong tương lai dựa vào những hiểu biết và kinh nghiệm của mình

1.1.4 Khái niệm về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Rai ro trong sản xuất nông nghiệp là các tình huống có thể xảy ra mà tác

động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, đến thu nhập của gia đình nông dân, trong đó người sản xuất dự đoán xác suất xảy ra, tình huống và mức độ ảnh hưởng của nó tới thu nhập từ sản xuất nông nghiệp dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của họ

1.1.5 Khái niệm về quân lý rũi ro trong sản xuất nông nghiệp

Quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là quá trình người sản xuất sử dụng các cơ chế, công cụ, cách thức nhằm phòng tránh hạn chế các tác động tiêu

cực của rủi ro và thích ứng với các rủi ro trên cơ sở dự đoán chủ quan của họ về

Trang 8

xác suất xảy ra tình huống và mức độ ảnh hưởng tới kết quả, tới thu nhập từ sản xuất nông nghiệp dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm chủ quan của họ

1.2 Các loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Có nhiều loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, có thể chia làm các loại chính sau:

~ Rủi ro về sản xuất

Rủi ro về sản xuất nông nghiệp xuất phát từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm thu hoạch

- Rủi ro về thị trường

Rủi ro về thị trường là những bắt trắc do thị trường gây ra, sự thu hẹp thị trường, thay đổi thị trường, sự sụt giảm giá bán nông sản hay sự tăng giá các yếu

tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

¡ chính

- Rủi ro về

Rủi ro về tài chính là những rủi ro liên quan đến khả năng tài chính và nguồn tài chính không đảm bảo, không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp

- Rủi ro về nhân lực

Rủi ro về nhân lực liên quan đến khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đó là không đảm bảo về số lượng, chất lượng thấp, cơ cấu không hợp lý và quản lý lao động yếu kém

~ Rủi ro về thể chế

Rủi ro về thể chế là sự tác động của hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước làm giảm thu nhập của các chủ thẻ sản xuất kinh doanh nông nghiệp,

do hệ thống, chính sách còn bát cập, thiều đồng bộ không phù hợp với thực tiễn

hay sự ra đời, thay đổi chính sách của nhà nước

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của kinh tế hộ gia đình nông dân

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến rủi

ro trong nông nghiệp như nhân tố tự nhiên, nhân tố thị trường, nhân tố khoa học,

Trang 9

công nghệ, nhân tố nguồn lao động, nhân tố tài chính, nhân tố về chính sách, pháp luật của nhà nước, nhân tố

ự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.1 Nhân tố tự nhiên

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cơ thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi) chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học riêng và chịu sự chỉ phối

rất lớn của điều kiện tự nhiên như: đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, nguồn nước Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi đất đai phì

nhiêu, nguồn nước đảm bảo, thời tiết, khí hậu thuận hòa thì sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho năng suất, chất lượng, hiệu quả cao Ngược lại điều kiện tự nhiên không thuận lợi gây ra những khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp

như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, bão, sâu bệnh, dịch bệnh, thay đổi hệ sinh thái

gây thiệt hại lớn đến sản xuất, đến kết quả thu hoạch, đến thu nhập của người

nông dân

Các rủi ro mang tính tự nhiên thường xảy ra trên một địa bản, một diện tích nhất định, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại của các loại rủi ro do các yếu tổ tự nhiên gây ra cũng rất khác nhau Có những rủi ro thường xảy ra nhưng phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại không lớn Có những rủi ro ít xây ra nhưng lại có phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại rất lớn và được xem như là các “thảm họa” thiên nhiên Các thảm họa đến từ thiên nhiên thường bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố phức tạp với tần suất xảy ra ít nên thường rất khó dự đoán một

cách chính xác và điều này càng làm tăng mức độ thiệt hại do chúng gây ra 1.3.2 Nhân tố thị trường (bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm)

Thị trường là quá trình người bán và người mua tác động lẫn nhau đẻ xác định giá cả và lượng hàng mua bán

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chịu sự chỉ phối rất lớn của thị trường mà được phản ánh rõ nét nhất thông qua chỉ số về giá cả

Rủi ro về giá cả đến từ sự sụt giảm về giá cả đầu ra của sản phẩm nông, nghiệp, hay sự tăng giá cả của các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Cả

Trang 10

hai loại rủi ro về giá này đều tác động đến thu nhập trong sản xuất nông nghiệp

của kinh tế hộ gia đình nông dân

Do sản xuất và thu hoạch trong nông nghiệp mang tính thời vụ rất lớn,

nên quy luật cung cầu có tác động rất lớn đến giá cả các loại nông sản (thông thường giảm giá vào thời kỳ thu hoạch, tăng giá vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ thu hoạch) Thời kỳ thu hoạch một số nông sản cung vượt xa cầu làm cho giá cả giảm mạnh, thậm chí dưới giá thành sản xuất Trong khi đó vào thời vụ sản

xuất, nhu cầu các yếu tố đầu vào tăng cao (giống, phân bón, thuốc phòng trừ

sâu bệnh, dịch bệnh, dịch vụ tưới tiêu ) làm cho một số vật tư và dịch vụ tăng giá Mâu thuẫn giữa sự tách rời giá cả và giá trị nông sản gây thiệt hại lớn cho người nông dân

Giá đầu ra của sản phẩm và đầu vào cho sản xuất nông nghiệp chịu sự tác

động của nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu sản phẩm, mối tương quan với các sản phẩm khác, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ của nhà nước Đặc biệt trong xu thể hội nhập và tự do hóa thương mại sâu rộng, giá đầu ra của sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất chịu sự chỉ phối nhiều bới tỉ giá hối đoái, các hiệp định thương mại tình hình kinh tế và chính sách của các đối tác thương mại chính,

các nước lớn trên thế giới

1.3.3 Nhân tố khoa học, công nghệ

Khoa học, công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: máy móc, thiết bị, công, cụ lao động nông nghiệp, các loại giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông sản, công nghệ tưới tiêu, phương thức sản xuất Trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh nông nghiệp Ngành nào, doanh nghiệp nào, hộ gia đình nào sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp sẽ

cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, hạ giá thành sản phẩm

Ngược lại rủi ro do nhân tố khoa học, công nghệ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp làm giảm năng suất và chất lượng nông sản như sử dụng giống cây trồng, vật nuôi cũ kém hiệu quả, máy móc, thiết bị, công cụ lao

Trang 11

động, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất, phương thức canh tác lạc hậu, không phù hợp Công nghệ sau thu hoạch (vận chuyển, dự trữ, bảo quản, chế

biến nông sản) kém phát triển, gây tổn thất rất lớn sau thu hoạch và giảm chất

lượng nông sản Do sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tươi sống, có

hàm lượng nước cao, có loại rất cao như: thóc lúa, rau, củ, quả, thịt gia cằm, gia

sic vi vậy rất nhanh hư hỏng Để giảm tổn thất, nâng cao chất lượng nông sản

phải chú trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch Tuy nhiên khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp tùy thuộc vào khả năng tài chính, trình độ của từng hộ gia đình nông dân, từng trang trại

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các nước phát triển có trình độ khoa học, công nghệ cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, gây ra những, khó khăn lớn đối với các nước đang phát triển Vì vậy đòi hỏi các nước đang phát triển phải đánh giá khách quan trình đội phát triển khoa học, công nghệ của

từng ngành (trồng trọt, chăn nuôi ) của từng vùng, địa phương, phải biết tận dụng cơ hội tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học, công nghệ thế giới để khắc phục những khó khăn, yếu kém do trình độ khoa học, công nghệ trong nước còn thấp phục vụ cho phát triển nông nghiệp, cho các hộ gia đình nông

dân để nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản trên thị trường

1.3.4 Nhân tố tài chính (vốn)

Vốn là yếu tố cần thiết không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình nông dân để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu Tiền vốn để hộ gia đình nông dân mua sắm tư liệu sản xuất, địch vụ, đầu tư hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công cụ lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh

Rủi ro về tài chính trong sản xuất nông nghiệp là các rủi ro liên quan đến khả năng tài chính và nguồn tài chính được dùng đầu tư cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân

Xuất phát từ thực tiễn, phần lớn các hộ gia đình nông dân là nghèo, thiếu

vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, vì vậy việc huy động các nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các hộ là rất quan trọng Tuy nhiên việc huy

Trang 12

động vốn thường gặp những khó khăn, rủi ro đó là: có những phương thức cho vay chưa phù hợp với đối tượng nông dân (cho vay theo thế chấp ) họ không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng; quy mô cho vay vốn không phù hợp với quy mô sản xuất (lượng tiền cho vay không đáp ứng được nhu cầu sản xuất); thời hạn cho vay không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh (thời hạn cho vay ngắn hơn thời hạn sinh trưởng, phát triển cho thu hoạch của các loại cây trồng, vật nuôi) Sự biến động của lãi suất và thiếu khả năng trả nợ làm cho nợ nần của các hộ gia đình nông dân tăng lên Việc tiếp cận các nguồn vốn khác của các hộ gia đình nông dân rất hạn chế

Ở các nước phát triển, các nước giàu thì các hộ gia đình nông dân thường có nguồn lực tài chính mạnh hơn các hộ gia đình nông dân ở các nước đang phát triển Do đó các nước đang phát triển cần có những chính sách để hộ gia đình

nông dân tiếp cận được các nguồn vốn (tín dụng, hỗ trợ ) để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản

Trong xu thế hội nhập, các quốc gia cần có những chính sách thơng thống để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

1.3.5 Nhân tố nguồn lao động

Nguồn lao động gồm lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi quy định theo luật pháp của mỗi quốc gia Số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ tổ chức quản lý lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động

Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển, sự hạn chế về vốn, công nghệ và lao động là những nhân tố quan trọng

quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp Tuy nhiên các hộ gia

đình nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro đó là: lao động trình độ thấp về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, không được đào tạo bài bản, chủ yếu theo phương thức (cha truyền con nói), các thành viên trong gia

đình bị m đau, bệnh tật

'Vấn đề thiếu lao động có kỹ năng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp

ngày càng trở nên gay gắt do xu thế di dân ở các nước đang phát triển từ nông, thôn ra thành thị và xu hướng *ly nông” của nhiều bộ phận nông dân ở nông thôn

Trang 13

1.3.6 Nhân tố về chính sách, pháp luật của nhà nước

Các chính sách và hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn có tác dụng định hướng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp, các hộ gia đình nông dân phát

triển có hiệu quả Rủi ro về thể chế là những tác động làm giảm thu nhập từ sản

xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân do hệ thống chính sách, pháp luật không đồng bộ, không phù hợp, do sự ra đời, thay đổi chính sách của nhà nước như: chính sách quản lý đất đai, chính sách hạn điền ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, chính sách thời hạn sử dụng đất, chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu ảnh hưởng, đến đầu tư cho

sản xuất, chính sách bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, thuốc phòng trừ sâu

bệnh, dịch bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng, chính sách thuế, phí, lệ phí ảnh

hưởng đến chỉ phí sản xuất, đến thu nhập của hộ gia đình nông dân, chính sách

hỗ trợ, trợ cấp, trợ giá, hạn ngạch xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nông sản, hay các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách đầu tư công,

chỉ tiêu công, tỉ lệ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, chính sách tài khóa, tiền

tệ đều có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp

'Như vậy, rủi ro về thể chế trong sản xuất nông nghiệp không chỉ từ chính sách can thiệp trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp, mà còn chịu sự tác động của

các chính sách khác có liên quan, đó là chính sách vĩ mô thuộc nên kinh tế,

chính sách trong các ngành, các lĩnh vực phi nông nghiệp

1.3.7 Nhân tổ về sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tẾ

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là tất yếu đối với các quốc gia Hội

nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa nền kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế

quốc gia gắn liền với khu vực và thế giới, là tham gia ngày càng nhiều hơn, đầy

đủ hơn vào các hoạt động kinh tế quốc tế, vào hệ thống thương mại đa phương Hội nhập tạo ra những cơ hội thuận lợi to lớn cho phát triển nền kinh tế nói

chung và nông nghiệp nói riêng, đó là:

~_ Việc cắt giảm thuế của các loại vật tư nông nghiệp và máy móc, thiết bị sẽ rẻ hơn và đa dạng hơn sẽ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hạ giá thành

sản phẩm

Trang 14

- Mở rộng thị trường, mở rộng xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới

công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

- Các cam kết về thể chế, chính sách trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế làm cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, bình đẳng và mình bạch hơn sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp nói chung, các doanh nghiệp,

các hộ gia đình nói riêng phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn

~ Thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, khoa học, công nghệ, phương pháp

quản lý tiên tiến, hiện đại và phù hợp cho phát triển nông nghiệp

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, hội nhập cũng gây ra những khó khăn, thách thức, rủi ro không nhỏ đối với phát triển nền kinh tế, phát triển nông

nghiệp đó là:

- Sự hỗ trợ và bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển rất cao Theo báo cáo của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các nước phát triển

trong khối hỗ trợ nông nghiệp mỗi năm khoảng 360 tỉ USD, trong đó Mỹ và EU

chiếm-80% Hỗ trợ này giúp cho nông dân, hộ gia đình nông dân các nước này

có thể bán nông sản ra thế giới với giá dưới giá thành sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyển lợi của nông dân ở các nước đang phát triển trong xu

thế hội nhập hiện nay

- Quy mô sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình ở các nước đang phát triển thường nhỏ bé (Việt Nam: 0.8ha/hộ gia đình ) nên nông dân không có điều

kiện sản xuất quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc áp dụng,

không đều, khả năng tăng năng suất lao động thấp Công nghệ sau thu hoạch

chưa phát triển mạnh, nông sản chế biến có những yếu điểm như hình thức, mẫu

mã sản phẩm đơn điệu, kém hấp dẫn, sản phẩm ít đa dạng Khả năng đảm bảo vệ

sinh an tồn thực phẩm khơng cao Xuất khẩu nông sản thô, sơ chế chiếm tỉ

trọng cao Trình độ và khả năng tiếp thị của nông dân, của hộ gia đình và doanh nghiệp kinh doanh nông sản hạn chế Đó là những thách thức, rủi ro không nhỏ khi phải cạnh tranh với hàng nông sản nước ngoài

Trang 15

- Hội nhập các quốc gia phải tuân theo các hiệp định thương mại, các quy

định của WTO về nông nghiệp (nếu là thành viên của WTO) Cac quốc gia phải mở cửa thị trường, cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết, loại bỏ hàng rào phi

thuế quan chuyển sang thuế hóa; không được trợ cấp xuất khẩu nông sản; cất

giảm các loại hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước gây bóp méo thương mại,

chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp

Đó là những trở ngại lớn trong cạnh tranh nông sản của các nước đang

phát triển Bản thân các hộ gia đình nông dân phải tự khẳng định mình trên

trường quốc tế, tuy nhiên cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, các ngành, các doanh nghiệp, các nhà khoa học

- Hệ thống các biện pháp kiểm soát phi thuế quan của các nước phát triển với những quy định rất ngặt nghèo về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa, chất lượng, mẫu mã, quy cách, vệ sinh an toàn thực phẩm, mức độ gây ô nhiễm môi

trường Các nước đang phát triển muốn xuất khâu nông sản vào thị trường các

nước phát triển phải đáp ứng đầy đủ các quy định của họ

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong sẵn xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, bài học cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của Úc

Để quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nông dân Úc thường lựa chọn chiến lược đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và tận dụng tối đa đất canh tác Nông dân thường chọn trồng nhiều các loại cây trồng có tính rủi ro thấp và hạn chế diện tích trồng các loại cây có khả năng rủi ro cao Theo nghiên cứu của Richie, nông dân vùng lưu vực sông Mursay, sử dụng dự báo thời tiết mang tính mùa vụ ở đây khi tính toán diện tích trồng cây bông có thể tối thiểu hóa rủi ro mà họ gặp phải Một cách khác đẻ quản lý rủi ro của nông dân Úc đó là tham gia thị trường bảo hiểm Song họ chỉ mua bảo hiểm nếu chỉ phí giao dịch của việc mua bảo hiểm không vượt quá 8.1% phí bảo hiểm (phí bảo hiểm trên thị trường

= phi bao hiểm + chỉ phí giao dịch) Điều này cho thấy để thị trường bảo hiểm

nông nghiệp có thể hoạt động được không thẻ thiếu sự hỗ trợ của nhà nước

thông qua các khoản trợ cấp cho các chương trình bảo hiểm

Trang 16

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, nông dân áp dụng, nhiều biện pháp khác nhau để quản lý rủi ro Đề hạn chế rủi ro về giá, nông dân áp dụng biện pháp dự trữ nông sản chờ khi giá cao mới bán; hoặc chia sẻ rủi ro với nông dân khác, hoặc bán trước nông sản Các hộ gia đình nông dân có tỉ lệ vay vốn cao thường lựa chọn tham gia vào các hợp đồng thị trường tương lai để phòng tránh rủi ro về giá Tuy nhiên, việc lựa chọn các chiến lược quản lý rủi ro về giá còn phụ thuộc vào nhiều các rủi ro về sản xuất và quan hệ cung cầu nông sản trên thị trường

Chính phủ Úc không có các chương trình hỗ trợ thu nhập trực tiếp,

thường xuyên cho nông dân nhưng có chương trình hỗ trợ dưới các điều kiện nhất định Trong đó có hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn cho nông dân và những người kinh doanh nhỏ trong trường hợp bị các rủi ro ít xảy ra nhưng hậu quả là nghiêm trọng Các rủi ro này được quy định là tần suất xảy ra không dưới 20-25 năm/lần

và không thể kiểm soát được bởi các chiến lược quản lý rủi ro thông thường của

hộ gia đình nông dân Chương trình này gồm hai chương trình nhỏ, một là chương trình trợ cấp tỉ lệ lãi suất để hỗ trợ phục hồi nhanh đối với các hộ có thể tồn tại được sau hạn hán Chương trình này chỉ trả 50% lãi suất các khoản vay mới và các khoản vay hiện tại của các hộ trong năm đầu tiên khi được chương

trình thông qua và mức hỗ trợ có thể lên tới 80% trong những năm tiếp theo

Mức tối đa là 100.000 AUD trong 1 năm và 500.000 AUD trong thời kỳ 5 năm; hai là chương trình mang tính cứu trợ cho các hộ khi bị thiệt hại thu nhập đáng kẻ từ hạn hán để hộ có thể bù đắp các chỉ phí sinh hoạt hàng ngày

Ngoài các chương trình hỗ trợ trên, chính phủ Úc còn sử dụng các công cụ, chính sách khác như hỗ trợ phí bảo hiểm, hỗ trợ giá đối với giao dịch trong

tương lai

5.4.2 Kinh nghiệm của NewZealand

Nông dân NewZealand chủ yếu lựa chọn các biện pháp, các công cụ quản

lý rủi ro về mặt sản xuất Có nhiều cách được nông dân lựa chọn nhưng phổ biến nhất là chiến lược đa dạng hóa sản xuất của hộ, đa dạng hóa các hoạt động phi

nông nghiệp, đa dạng hóa thực hành sản xuất nông nghiệp (giống và kỹ thuật),

Trang 17

dự trữ thức ăn chăn nuôi và linh hoạt trong sản xuất, điều chỉnh nhanh chóng,

kịp thời với những thay đổi về thời tiết và thị trường để giảm rủi ro

Các hình thức tổ chức hợp tác, hợp tác xã tương đối phổ biến và phát triển, nông dân ưa thích sử dụng chiến lược hợp tác, liên kết để chia sẻ rủi ro, do vậy nhu cầu sử dụng các công cụ hợp đồng bán trước và thị trường tương, lai đối

với nông dân là không lớn

Để giúp nông dân quản lý rủi ro, chính phủ NewZealand sử dụng các

chính sách hướng đến mục tiêu là duy trì môi trường kinh tế cạnh tranh và tạo ra

càng ít trở ngại đối với điều chỉnh kinh tế càng tốt Khi đó nông dân có sự linh

hoạt trong sân xuất thông qua việc tiếp cận dễ dàng với các thị trường

Chính phủ sử dụng công cụ thuế để giúp nông dân ổn định thu nhập Chương trình công bằng hóa thu nhập được cung cấp cho nông dân có mức thu nhập thấp từ hoạt động nông nghiệp lớn hơn 50% tổng thu nhập của họ Nông, dân có thể gửi một phần thu nhập trong năm của mình vào một tài khoản đặc biệt (tài khoản công bằng hóa thu nhập), số tiền này được miễn thuế thu nhập và được hưởng lãi suất 36/năm với thời hạn gửi trên 12 tháng và không được quá 5 năm Một chương trình tương tự cũng được áp dụng cho nông dân khi gặp rủi ro Số tiền được gửi vào các tài khoản dành cho các loại rủi ro sẽ được hưởng mức lãi suất là 6.5%/năm nhưng khơng q 12 tháng

Ngồi ra, chính phủ cũng thiết lập và hỗ trợ tài chính các chương trình

khác, như chương trình kiểm soát lũ lụt, chương trình kiểm soát sâu bệnh, dịch

bệnh, quỹ ôn định sản xuất nông nghiệp, chương trình an toàn sinh học, chương

trình bảo tồn độ màu mỡ của đấi

các chương trình này khơng hồn tồn để quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp mà còn thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe người dân, duy trì các nguồn lực tự nhiên của quốc gia, nhưng các chương trình này góp phần đáng kẻ giúp nông dân phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của các loại rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp

5.4.3 Kinh nghiệm của Hà Lan

Để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do các rủi ro gây ra, nông dân Hà

Lan lựa chọn công cụ thực hành nông nghiệp tốt như quay vòng mùa vụ, cải tiền

Trang 18

kỹ thuật, áp dụng thủy lợi, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, kiểm soát

dịch bệnh, bảo đảm chất lượng sản phẩm

Đối với lĩnh vực trồng trọt, biện pháp bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả pháp cải tiến kỹ

cao nhất trong kiểm soát rủi ro về sản lượng, sau đó là các

thuật, vòng quay mùa vụ Còn trong lĩnh vực chăn nuôi, các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh là có hiệu quả cao nhất trong ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, sau đó là việc lựa chọn giống vật nuôi

Các biện pháp đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đều không phải là chiến lược lựa chọn của nông dân Hà Lan mà là sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn

Ngoài các biện pháp quản lý rủi ro trong sản xuất nông dân còn áp dụng các biện pháp quản lý tài chính Gần 40% nông dân Hà Lan tham gia vào các chương trình bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đẻ chia sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm Khoảng 20% nông dân sử dụng các biện pháp hợp đồng sản xuất, hợp đồng tiêu thụ Các biện pháp như tham gia vào chuỗi giá trị, lựa chọn thị trường

tương lai không được nông dân ưa thích, lựa chon, tỉ lệ rắt tháp, không đáng kể Chính sách can thiệp của chính phủ Hà Lan tập trung vào quản lý các rủi ro mang tính thảm họa thông qua các trợ cấp về bảo hiểm, quản lý nước và phòng ngừa sâu bệnh, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp Các chính sách này được xây dựng đẻ hỗ trợ nông dân thông qua mô hình hợp tác công - tư, phân định rõ trách nhiệm của chính phủ và trách nhiệm của người sản xuất,

Chính phủ chú trọng đến nghiên cứu rủi ro, cung cấp thông tin và đào tạo nông dân để họ có thể nắm bắt và vận dụng có

êu quả các công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động nông nghiệp của mình Chính phủ sử dụng các công cụ về thuế và mạng lưới an sinh xã hội đẻ giúp nông dân giảm thiểu tác động tiêu cực

của rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Š.4.4 Kinh nghiệm của Mỹ

Nông dân ở Mỹ lựa chọn chiến lược quản lý rủi ro tương đối khác nhau giữa các nông dân sản xuất quy mô lớn với nông dân sản xuất quy mô nhỏ

Trang 19

Nông dân sản xuất quy mô nhỏ thường lựa chọn chiến lược đa dạng hóa cây

trồng, vật nuôi và tiết kiệm tiền mặt, tiết kiệm chỉ phí để đối phó với các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp Nông dân sản xuất quy mô lớn thường lựa chọn các công cụ quản lý về giá để kiểm soát rủi ro của mình như sử dụng các hợp đồng mua bán và lựa chọn tương lai

Việc lựa chọn các loại cây trồng với thời gian thu hoạch khác nhau, hợp tác với nhau để giảm rủi ro, mua bảo hiểm mùa màng, sử dụng các khoản trợ cấp của chính phủ là chiến lược phổ biến đối với nông dân

Chính phủ Mỹ dành nguồn kinh phí rất lớn cho lĩnh vực nông nghiệp để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ nông nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong nông nghiệp đẻ giúp nông dân Mỹ quản lý rủi ro tốt hơn Năm 2004 tổng mức đầu tư cho nông nghiệp khoảng 74 tỉ USD, trong đó chính phủ hỗ trợ 6.2 ti USD Để giúp nông dân cập nhật thông tỉn, tìm kiếm thị trường, chính phủ đầu tư 196 triệu USD để nâng cấp hệ thống Internet cho

nông dân

Chính phủ Mỹ sử dụng các biện pháp ưu đãi về thuế cho nông dân Hàng năm có 25% chủ trang trại được miễn, giảm thuế thu nhập, 50% chủ trang trại

được hưởng mức thuế thấp 15%

Ngoài ra, các chương trình bảo hiểm nông nghiệp Mỹ cũng nhận được sự

hỗ trợ rất lớn của chính phủ Tỉ lệ hỗ trợ cho bảo hiểm nông nghiệp của chính phủ Mỹ ngày càng tăng, hiện nay trung bình chính phủ chịu khoảng 70% còn nông dân chỉ chịu 30% tổng chỉ phí của chương trình bảo hiểm Mặc dù chính phủ hỗ trợ lớn như vậy nhưng chỉ có khoảng trên 10% hộ gia đình nông dân tham gia chương trình này và chủ yếu là các hộ gia đình nông dân có quy mô sản xuất lớn, đầu tư lớn, còn phần lớn hộ gia đình nông dân sản xuất quy mô

nhỏ và nghèo đều chưa tham gia

5.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước, việc lựa chọn chiến lược, công cụ quản lý

rủi ro trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của sản xuất nông

Trang 20

nghiệp, trình độ, điều kiện của hộ gia đình nông dân và điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội cụ thể của mỗi vùng, địa phương, mỗi quốc gia

- Hộ gia đình nông dân Việt Nam cần phải nỗ lực vượt bậc, phát triển sản

xuất, vươn lên giầu có để có năng lực để tự ứng phó có hiệu quả với các rủi ro Ở Việt Nam quy mô sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán, trình độ dân trí và hiểu biết của nông dân còn thấp và hạn chế, thị trường giao dịch sản phẩm nông nghiệp kém phát triển, thu nhập

hộ gia đình nông dân thấp Xuất phát từ đặt êm trên, hộ gia đình nông dân nên

áp dụng các chiến lược, biện pháp quản lý rủi ro đơn giản, phù hợp với điều

kiện, mang tính khả thi cao như đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triền mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông, thôn như các ngành thủ công, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm tăng thu nhập Hộ gia đình nông dân cần lựa chọn công cụ đa dạng hóa thực hành sản xuất nông nghiệp: lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, quay vòng mùa

vu, xen canh gối vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các biện pháp tưới tiêu, thủy lợi tiên tiến, phù hợp, sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh, bảo đảm chất lượng nông sản

Hộ gia đình nông dân có thể tham gia vào các mô hình hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, các mô hình liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang dé giảm thiểu, chia sẻ rủi ro

Đối với hộ gia đình nông dân sản xuất quy mô tương đối lớn có thể sử dụng biện pháp dự trữ nông sản (thóc lúa, cà phê ) chờ khi giá cao mới bán để

hạn chế rủi ro về giá Tuy nhiên có những thời điểm nào đó hộ gia đình nông dân lại có thể sử dụng biện pháp bán trước sản phẩm

Trang 21

Hộ gia đình nông dân cũng có thể tham gia vào các chương trình bảo hiểm cây trồng, vật nuôi (bảo hiểm cây lúa ) với sự hỗ trợ của nhà nước

Chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp nông nghiệp, nông dân quản lý rủi ro chủ yếu thông qua các chương trình đầu tư cho nông nghiệp nông thôn về cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện ), các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong nông nghiệp, giúp nông dân định hướng sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, vay vốn, đào tạo nâng cao trình độ nông dân, cung cắp thong tin về thời tiết nông vụ, giá cả thị trường

Nhà nước hỗ trợ nông dân tham gia vào các chương trình bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở phạm vi nhất định và mở rộng theo thời gian và không gian

Nhà nước có các chính sách hỗ trợ nông dân, nông nghiệp khi có thiên tai: hạn hán, lũ lụt, bão, sâu bệnh, dịch bệnh

Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cần mang tính chiến lược, lâu dài,

giảm bớt các chương trình trợ cấp mang tính nhất thời, tình thế làm bóp méo thị trường và làm tăng tính ÿ lại, dựa dẫm của nông dân vào nhà nước, qua đó làm giảm tính chủ động của nông dân trong việc sử dụng các công cụ quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Trang 22

Chương2

RUI RO VA NHUNG BIEN PHAP HAN CHE, NGAN NGUA RUI RO

CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình nông dân Việt Nam thời gian qua

2.1.1 Những thành tựu đã đạt được

Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình nông dân đã xác lập vai trò là một đơn vị

kinh tế tự chủ trong nông ng]

và nông thôn Những chủ trương của Đảng và

Nhà nước trong công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho họ làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp đối mặt với cơ chế thị trường Điều này đã trở thành động lực để khơi dậy những tiềm năng trong mỗi hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghỉ

p làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam trong, những năm đổi mới có nhiều khởi sắc

Đảng và Nhà nước đã có một số chính sách củng có và nâng cao hơn nữa

vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân Về ruộng đất, Quốc hội khóa XIH, kỳ hop thir 6(29/11/2013) đã thông qua Luật đất đai sửa đổi va khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân đo Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, đất ôn định lâu dài Thời gian giao đất nông nghiệp đề trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 50 năm, để trồng cây lâu năm là 70 năm đặc biệt là hộ gia đình được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,

thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất

Sự nới rộng các quyền hạn của nông dân đối với ruộng đất và việc thể chế hóa bằng luật pháp các quyền đó tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, pháp lý và

tâm lý để phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn của kinh tế hộ Với những quyền

hạn đó, người nông dân yên tâm đầu tư, khai hoang, phục hóa, tăng vụ, cải tạo

đất, chủ động trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng Một số hộ nông dân có điều kiện tập trung ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các nông trại sản

xuất hàng hóa Đồng thời, chế độ sở hữu, sử dụng ruộng đất trong nông nghiệp

Trang 23

19-cũng góp phần thúc đẩy, phân công lao động trong nông nghiệp, phát triển

ngành nghề ở nông thôn Những người có khả năng chuyển sang các ngành nghề

phi nông nghiệp thì không bị trói buộc vào ruộng đất, họ có thể chuyển nhượng

ruộng đất để tập trung đầu tư cho hướng sản xuất mới Để tạo điều kiện cho các

hộ phát huy hơn nữa vai trò tự chủ, ngày 28 tháng 6 năm 1991, Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 202/ CT về việc cho vay vốn sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đền hộ sản xuất với mức lãi suất thấp, thậm chí

những hộ nghèo được vay khoản nhỏ (500.000 đồng) không cần tài sản thế chấp Nhờ có vốn, các hộ nông dân đã có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và ngày càng phát huy hơn nữa vai trò tự chủ của mình Ngoài ra, các chính sách khuyến nông, chuyển giao tiền bộ khoa học kỹ thuật mới đến hộ nông dân cũng được thực hiện Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa được mở rộng, thống nhất ở trong nước và vươn ra nước ngoài Như vậy đến thời điểm này, kinh tế hộ đã có điều kiện hơn để nâng cao vai trò tự chủ của mình Với các chính sách này đã thúc đây sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hộ nông dân ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Kinh tế hộ nông đân đã trở thành đơn vị kinh tế cơ sở trong các ngành

kinh tế khác nhau của kinh tế nông thôn

- Những hộ nông dân có nhiều đất đai, nhiều vốn đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hoặc chuyển sang ngành nghề khác tiến hành sản xuất hàng hóa Như vậy họ đã phát triển từ kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc lên kinh tế hợp tác, kinh tế nông trại sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.Những năm gần đây, kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh và đa dạng Những mô hình trang trại nông nghiệp ở nông, thôn hiện nay phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn Những mặt tích cực và hiệu quả kinh tế của mô hình này đã được chứng minh trong thực tế Sự xác lập và phát triển vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông nghiệp đã có tác động to lớn tới sự phát triển của kinh tế

nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, Việt Nam trở

thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới Cơ cấu kinh tế ở nông thôn

Trang 24

20-chuyển dịch theo hướng tích cực Cơ cấu cây trồng vật nuôi được 20-chuyển dần

theo hướng nâng cao về chất lượng của thị trường trong nước và thị trường xuất

khẩu Sự chuyển dịch này tuy mới đạt được những kết quả ban đầu nhưng đã tạo nên các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với quy mô lớn, đạt năng suất và hiệu quả cao: Vùng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê trung du miền núi phía

ở Tây Nguyên, cao su và điều ở Đông Nam Bộ, chè

Bắc, vải thiều ở Hải Dương, Bắc Giang Kinh tế nông nghiệp phát triển, đảm

bảo được vấn để lương thực, người nông dân có điều kiện cải thiện đời sống,

nâng cao đời sống tỉnh thần

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết 26-NQ/TW) ra đời và đi vào cuộc sống đã được 15 năm Tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm trên 70% dân số và gần 50%! lực lượng lao động của cả nước đang dần được minh chứng Nền nông nghiệp tiếp tục thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành

nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng

năm tương đối cao, bình quân toàn ngành là 5,4% về giá trị sản xuất và 3,7% về

giá trị gia tăng (GDP) Sản lượng lúa tăng từ 39.0 triệu tắn năm 2006 lên 43,7 triệu tấn năm 2012” Việt Nam duy trì vị trí là cường quốc về xuất khẩu nông sản, như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều và thủy sản với giá trị xuất khẩu đạt mức cao nhất 27,5 tỷ USD vào năm 2012 Sản xuất ngày càng đa dạng cả về cơ cấu sản phẩm và loại hình tổ chức Tuy sản xuất nông hộ nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng hệ thống sản xuất quy mô vừa và lớn đang hình thành, đặc biệt trong chăn nuôi, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm Tổng số trang

trại đăng ký năm 2012 đã tăng 2,5 lần so với năm 20001

- Xu thế đa đạng hóa tổ chức sản xuất cũng phát triển, song song với hình thức truyền thống như hợp tác xã, tổ hợp tác, các nhóm kinh tế phi chính thức, dựa

` Nguồn: Tông cục Thống kê -

®2 Nguồn: “Báo cáo Kinh tế xã hội 2012", Tổng cục Thống kê

“http://www Mard.gov.vn

Trang 25

21-trên nguyên tắc liên kết kinh tế tự nguyện giữa các nông hộ đã trở nên phổ biến

hơn Những năm gần đây, hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản đang phát triển, gắn kết nông đân sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến và thương mại

Thực tiễn đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông, nghiệp Đáng chú ý, mô hình Cánh đồng mẫu lớn hay “Cánh đồng liên kết” thời gian qua đã dần phát huy hiệu quả và đang được nhân rộng Voi thy tế sản xuất nông nghiệp lâu nay còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, không có sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân thì mô hình Cánh đồng mẫu lớn là một trong những mô hình liên kết đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

“Theo tính tốn của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012, mỗi hecta lúa tham gia trong cánh đồng mẫu lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng Chỉ phí sản xuất giảm được từ 10% đến 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20%-25%” Có thể nói, cánh đồng mẫu lớn là một trong những lời giải cho câu hỏi làm thế nào để giúp nông dân có thể tiếp cận các loại phân bón, vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ sản xuất với giá cả dn định và chất lượng đảm bảo, đồng thời tăng giá bán nông sản ở đầu ra, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân Nhiều chuyên gia cho rằng đây là hướng đi tất yếu, cũng là giải pháp thiết thực nhất đẻ tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trong tương lai

- Đời sống của hộ gia đình nông dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua Thu nhập bình quân một nhân khâu hộ gia đình nông dân tăng từ 3,3 triệu đồng/người/năm năm 2002 lên 12,9 triệ

đồng/người/năm năm 2010 tính theo giá hiện hành” Tích lũy để dành của hộ gia đình nông dân từ năm 2001 đến năm 2011 tăng lên 5,3 lần (bình quân từ 3,2 triệu đồng/hộ lên 16,8 triệu đồng/hộ”) - Nhiều xã, thôn ở nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ, vùng miền Trung đã cơ bản hoàn thành việc “ơxố nhà tranh tre, nứa lá; nhiều huyện, xã ở miền * http:/www.agroviet.gov.vn

© Téng cue Thong iều tra mức sống hộ gia đình năm 2010

” Tổng cục Thống ng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 2001, 201 1

Trang 26

Bắc và miền Trung đã cơ bản “ngói hóa” nhà ở, miền Nam đã bố trí cho khoảng 200 ngàn hộ dân đang sống thường xuyên trong vùng ngập lũ và “sống chung với lữ” khi có lũ lớn Năm 2002, tỷ lệ nhà bán kiên cố và nhà tạm ở khu vực nông thôn tương ứng là 59,2% và 28,2% thì năm 2010 đã giảm xuống còn 32,9% và

16,7% Tỷ lệ nhà kiên cố tăng từ 12,6% năm 2002 lên 50,5% năm 20108

2.12 Những khó khăn thách thức của kinh tế hộ gia đình nông dân Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng thời gian qua, kinh tế hộ gia đình nông dân ở Việt Nam cũng gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức:

- Kinh tế hộ gia đình phần lớn sản xuất với qui mô nhỏ, tự cấp, tự túc, do ruộng đất giao cho các hộ manh mún, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp

- Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động thấp, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuất, kinh doanh chưa cao và thiếu bền vững

~ Chất lượng sản phẩm hàng hóa của các hộ gia đình chưa cao, chủ yếu

dưới dạng thô, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bất được thị trường, nên còn thụ

động, hiệu quả thấp

- Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang khoét sâu thêm

khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chỉ tiêu giữa nông thôn và thành thị Thêm

vào đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới 20%” Tinh bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, m đau Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm,

rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp

mang tính đột phá

* Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 2001, 201

* “Đánh giá nghèo Việt Nam 2012”, Ngân hàng Thể giới tại Việt Nam

Trang 27

23 Các hộ gia đình nông dân Việt Nam rất khó khăn trong việc định hướng, sản xuất kinh doanh Việc lựa chọn trồng cây gì hay nuôi con gì vẫn luôn theo

xu hướng "phong trào" mà ít dựa trên những điều tra thị trường hay căn cứ thực

„ tiễn Vì vậy, tình trạng "cung" vượt quá "cầu", giá cả nông sản "bắp bênh" luôn „ là "nỗi lo" thường trực của các hộ Bên cạnh đó, thị trường, "đầu vào" của sản xuất nông nghiệp lại thường xuyên biến động bất lợi cho các hộ gia đình nông, dân Giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao; giao thông khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn, thiếu thông tin về thị trường đang "đe dọa " đến hiệu quả sản xuất

của kinh tế hộ

- Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản

trở lớn đối với kinh tế hộ nông dân Phần lớn các hộ nông dân thiếu kỹ thuật và

khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chỉ phí giao dịch cao nên nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ , xuất khẩu

~' Diện tích đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong những năm vừa qua, rất nhiều khu vực đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp bị chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ngày càng giảm Tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún càng khó Vượt qua - Sự liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, chế biến nông sản còn thiếu chặt chẽ Tình trạng tự ý phá bỏ các hợp đồng liên kết còn rất phổ biến Những lúc người nông dân được mùa thì bị các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ liên

kết ép giá lúc giá nông sản trên thị trường lên cao thì các hộ gia đình nông dân

lại tự ý phá bỏ hợp đồng Chính vì vậy, đầu ra cho sản phẩm nông sản luôn ở

tình trạng "bắp bênh" gây thiệt thòi lớn cho hộ nông dân

~ Tình trạng sản xuất theo phong trào cũng rất phổ biến Khắp từ Bắc vào

Trang 28

_trồng loại nông sản đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung - cầu trên thị trường nông sản Nguyên nhân của tình trạng trên là sự thiếu hiểu biết, thiếu

ˆ thông tin về thị trường và các ngành chức năng còn thiếu sự tuyên truyền, gi + thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng đắn và thiếu quy hoạch sản xuất

nông nghiệp một cách lâu dài

Mặc dù đã vượt qua được thời kỳ khó khăn do thiếu lương thực, đói ăn,

thì kinh tế

hộ gia đình nông dân ở Việt Nam còn gặp vô vàn trở ngại Những trở ngại đó

nhưng để vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho gia đình, cho xã h

xuất phát từ bản thân loại hình kinh tế này, xuất phát từ cơ chế quản lý, từ mặt

trái của nền kinh tế thị trường và xuất phát từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Nhận biết chính xác các trở ngại, các rủi ro là cách thức hiệu quả nhất để vươn

lên thoát nghèo, làm giàu và hội nhập

2.2 Rủi ro của hộ gia đình nông dân Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế

Sau 7 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có vị thế cao trên thị trường nông sản thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su Tuy nhiên, xét về thành tựu và thực lực của Việt Nam cũng như tiềm năng hội nhập quốc tế, chúng ta vẫn chưa

khai thác hết được lợi thế do quá trình hội nhập đem lại Lợi ích của việc hội

nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nền nông nghiệp Việt Nam còn thấp hơn so với

tiềm năng thực tế Chính vì thế, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa cao, khả năng cạnh tranh còn thấp, giá trị gia tăng thấp Theo đánh giá

nghiên cứu, GDP của ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn từ 2006-2012, song tốc độ tăng có xu hướng giảm đi: Giai đoạn 2006-2008 đạt

3,81%/năm nhưng giai đoạn 2007-2012 lại giảm nhẹ xuống mức 3,26%/năm '” Việc gia nhập WTO mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít

thách thức Việc mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc các hộ gia đình nông

dân phải đương đầu với những rủi ro và biến động trên thị trường thế giới Việt

'° http:www.baodientu.chinhphu.vn

Trang 29

'Nam phải thực hiện hàng loạt các cam kết liên quan đến ngành nông nghiệp Có

tổng số 1.118 dòng thuế nông sản cam kết thực hiện trong thời gian từ 3-5 năm với mức cam kết bình quân tại thời điểm tham gia là 23,5% Việt Nam cam kết

thực hiện cắt giảm thuế 69 mặt hàng thuộc 15 nhóm mặt hàng lâm sản và cam ” kết điều chỉnh 159 dòng thuế thuộc 9 nhóm hàng thủy sản, với mức cắt giảm

bình quân từ 32,2% tạ

¡ thời điểm tham gia xuống còn 20,1% '' Việt Nam cũng

cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản ngay từ khi gia nhập WTO Tắt cả những điều này đã đem đến rất nhiều rủi ro cho các hộ nông dân Việt Nam

Những rủi ro mà các hộ nông dân thường gặp phải là: 2.2.1 Rải ro về giá nông sản

Đối với hộ gia đình nông dân, rủi ro về biến động giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của hộ Rủi ro biến động giá cả xuất hiện khi giá xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng sau khi người nông dân đã quyết định đầu tư Rủi ro về giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực sản xuất

nông sản của Việt Nam Đối với các hộ gia đình nông dân, khi họ bắt tay vào sản xuất thì bao giờ họ cũng hỉ vọng khi thu hoạch sẽ có được

ản lượng nông sản cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá bán có lợi Tuy nhiên, ở Việt Nam, người nông dân luôn trong thế "bị động", không dự báo trước được giá cả của

nông sản cũng như nhu cầu của thị trường; phần đông là trông chờ vào sự may rủi Đa phần hộ nông dân ở Việt Nam sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tập m chí nhiều

quán lâu đời Họ dốc vốn và công sức đầu tư trong nhiều tháng, tl

năm để làm ra một loại hàng hóa nông sản mà không biết chắc về giá cả, không, biết sẽ bán cho ai Vì vậy, khi người nông dân thu hoạch nông sản xong rất dễ

gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc đó giá thị trường đang xuống mà vẫn chưa bán hết được hàng Bên cạnh đó, hiện tượng sản xuất theo phong trào mà không, tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới cũng gây nên tinh

trạng mắt cân đối về cung - cầu nông sản trên thị trường gây bắt lợi cho người nông dân Người nông dân luôn đối mặt với rủi ro được mùa mat gid, được giá

thì không có nông sản để bán

`! http;//www.dantri.com.vn

Trang 30

Hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố khiến cung - cầu nông sản của Việt

Nam bị ảnh hưởng lớn bởi cung - cầu nông sản trên thị trường thế giới Tuy

nhiên, quy mô sản xuất của hầu hết các hộ gia đình nông dân Việt Nam là sản 3 xuất nhỏ, năng suất

„ khối lượng hàng hóa không lớn nên giá cả nông sản của „ nước ta thường bị chỉ phối bởi giá cả thế giới mà giá cả nông sản thế giới thường

có biến động lớn nên giá cả nông sản của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo Trên thực tế, khi nông dân được mùa thì giá cả nông sản có xu hướng

giảm còn khi mất mùa thì giá cả lại có xu hướng tăng Những biến động mạnh

và thất thường về giá trên thị trường nông sản quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến

hoạt động sản xuất của các hộ nông dân

Tắt cả những yếu tố trên làm cho giá cả đại đa số các mặt hàng nông sản

của Việt Nam biến động thất thường, khó dự đoán và gây nhiều tổn thất cho

người nông dân

Xem xét giá một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian qua có thể thấy rõ sự lên xuống thường xuyên của giá và rủi ro mà các nông hộ

phải gánh chịu Có thê minh họa điều này qua ba loại nông sản có sản lượng lớn

của gánh ta là: gạo, cà phê và cá tra * Giá gạo

Việt Nam hàng năm xuất khẩu từ 4 đến 5 triệu tắn gạo, chiếm khoảng 18-

20% tổng sản lượng gạo sản xuất ra Khi giá lúa biến động chủ thể hưởng lợi nhiều nhất là: khi giá lúa, gạo lên nhà xuất khẩu hưởng lợi lớn khi thu mua giá

lúa chưa kịp tăng cùng nhịp với giá xuất, còn khi giá gạo giảm nhà xuất khẩu ngừng hoặc hạn chế mua vào nhằm giảm thiểu rủi ro Chỉ có người nông dân là

gánh chịu rủi ro nhiều nhất, khi giá gạo tăng giá lúa không tăng cùng nhịp,

không được hưởng lợi một cách cơng bằng trong tồn bộ chuỗi giá trị, khi giá

giảm thì giá lúa giảm cùng nhịp, hàng tổn kho khó tiêu thụ, chịu lãi vay Ngồi

ra người nơng dân còn chịu thiệt hại từ biến động của tương quan giá đầu vào và

đầu ra Xu thế giá phân bón thường tăng nhanh hơn và giảm chậm hơn diễn biến

giá lúa cũng gây thiệt hại tương đối cho người nông dân sản xuất lúa

Trang 31

Hình 1: Chỉ số giá gạo trắng Oryza của Việt Nam

Chi số giá gạo trắng Oryza

ah

nee

son

Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bên cạnh đó, báo cáo phân tích chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại Đồng bằng

sông Cửu Long cho thấy, nông dân thường chỉ nhận được khoảng 30% lợi

nhuận trong chuỗi giá tri, phần còn lại do các khâu trung gian và doanh nghiệp

xuất khẩu được hưởng

Trang 32

28-& “Thực tế với nông dân, ruộng đồng hết khô hạn, nước mặn, mưa chụp đến bị lũ nhắn chìm là những nguyên nhân làm hàng chục ngàn nông dân ở Đồng

bằng sông Cửu Long nghèo vẫn hoàn nghèo Thời điểm vào vụ thu hoạch rộ, giá

lúa lại rớt thê thảm Nhiều lúc, nông dân phải bấm bụng bán lúa dưới giá thành

sản xuất, họ gần như không quyết định được giá bán, phải bán lúa theo giá

ˆ thương lái đưa ra Đây là hậu quả của sự thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ Nông dân cứ sản xuất, ai mua thì mua; còn doanh nghiệp có lợi nhuận cao mới mua, không thì thôi Chính cung - cầu không gặp nhau đã gây nên chuyện được

mùa mất giá triền miên trong nhiều năm qua, mà nông dân bao giờ cũng là người chịu rủi ro nhiều nhất

* Giá cà phê

Sản xuất cà phê Việt Nam thiếu yếu tố ổn định về giá kể cả trong nước cũng như thị trường nước ngồi Mặt hàng nơng sản nói chung và đặc biệt là mặt hàng cà phê chịu tác động rất nhiều của giá cả quốc tế, đặc biệt phụ thuộc vào thị trường London và thị trường NewYork Lúc ở mức giá cao nhưng có khi giá lại xuống thấp có năm xuống cả vài trăm USD Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 10-2013 khối lượng xuất khẩu cà phê ước đạt 58.000 tắn, đạt kim ngạch 119 triệu USD Lũy kế xuất khẩu cả phê 10 tháng

của năm 2013 ước đạt 1,09 triệu tấn với trị giá 2,33 tỷ USD, giảm 24,6 % về

khối lượng và giảm 24.4 % về giá trị so cùng kỳ năm 20121,

'Những năm qua, hạn hán kéo dài trên địa bàn cả nước cộng với tình hình giá cà phê trên thị trường xuống quá thấp do khủng hoảng thừa nên ở hầu hết tất cả các địa phương nước ta có trồng ca phê đều giảm sản lượng do cây cà phê bị chết, phá bỏ Sản lượng cà phê năm qua giảm từ 35-40%!'!, Theo quy luật thì hạn hán gây mắt mùa, mat mùa gây khan hiếm và sẽ sốt giá Tuy nhiên theo các nhà xuất khẩu thì giá cà phê hiện nay không còn phụ thuộc vào “hàng thật” nữa mà

Trang 33

tình trạng vô cùng khó khăn với giá bán giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm

2010 đến nay

Khoảng trung tuần tháng 10 là thời điểm các tỉnh Tây Nguyên chính thức

„ bước vào vụ thu hoạch cà phê, Niên vụ 2011-2012, giá cà phê nhân dao động khoảng từ 40.400 đến 40.500 đồng/kg Tuy nhiên, từ đó đến nay, giá cà phê ` nhân tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng liên tục giảm Vẫn như mọi năm, mùa thu hoạch năm nay, người trồng cà phê Tây Nguyên lại phải

đối mặt với rủi ro cà phê "rớt giá Niên vụ 2012 - 2013, giá cà phê nhân chỉ còn từ 30.000 đến 31.000 đồng/kg}Š Với mức giá này, người trồng cà phê khéo lắm thì hòa vốn, còn không thì lỗ Theo lý giải của những đại lý thu mua, giá cà phê giảm mạnh vào thời gian nông dân thu hoạch là do nguồn cung dồi dào Như mọi năm, niên vụ này cũng diễn lại kịch bản: Sau khi nông dân đã bán hết cà

phê trong kho thì giá mới bắt đầu tăng trở lại, thậm chí tăng mạnh Người nông

dân trồng cà phê thường phải vay tiền ngân hàng, tiền nợ đại lý phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật đã cam kết ngay khi thu hoạch xong phải trả; vay ngân hàng

Trang 34

30-\ * Gid cd tra

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm

+ Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”:

„giá cả sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng

Mới đây là tinh trạng doanh nghiệp chiếm dụng vốn, “quyt tiền bán cá,

khiến người nuôi cá tra càng thêm khó khăn.Vì thế, vấn đề nuôi- không nuôi- nuôi con gì lại được đặt ra hết sức thời sự Làm sao cho nông dân sản xuất-

người nắm giữ khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị cá tra, được hưởng lợi

ích hài hòa với các khâu cung ứng thức ăn- thu mua- chế biến- xuất khẩu, góp phần để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững?

Bắt đầu sau 2008 trở đi đến 2 tháng năm 2011 giá cá tăng cao được một thời gian ngắn rồi giảm xuống cho đến bây giờ Ở nhiều địa phương hiện nay bà con bỏ ao rất là nhiều và thậm chí còn vay nợ ngân hàng không trả được Từ đầu tháng 9/2013 đến nay, giá cá tra thương phẩm đã nhích lên, hiện giá thu mua tại các nhà máy chế biến là 23.500đồng/ Ikg, tương đương với giá thành sản xuất, còn giá mua tại ao cũng chỉ ở mức 22.000 đến 22.500 đíkg'5, như vậy người nuôi vẫn bị lỗ Người nuôi cá thua lỗ vì giá đầu ra không ổn định, giảm ở mức thấp Tuy vậy, các hộ vẫn thả giống tiếp tục với hy vọng đến khi thu hoạch

giá sẽ được cải thiện Nhưng thực tế, không như mong đợi, cứ nhiều đợt như vậy

nên người nuôi cạn kiệt vốn Khó khăn lớn nhất với cá tra vẫn là về vấn đề đầu ra, hiện nay giá rất thấp không đảm bảo cho người dân có lãi, giá đầu ra cá tra không dn định, một cái khó nữa là các công ty thu mua thường ép giá và chiếm dụng vốn của nông dân, tuy giá có nhích lên nhưng ít, nông dân không có lãi nhiều

Tính rủi ro trong nghề nuôi cá tra rất lớn, nếu như 1 kg cá tra thương phẩm thấp hơn giá đầu vào 1.000 đồng thì người nuôi sẽ bị lỗ từ 300 triệu đến 350 triệu đồng 1 ha'” Từ năm 2008 đến nay, giá cá tra thương phẩm ln bap

'® htip;//wvww,vaSep.com.vn

"7 http://www.vasep.com.vn

Trang 35

31-"bênh, thời điểm giá cá tăng cao rất ngắn, trong khi thời gian rớt giá lại rất dài, khiến người nuôi cá tra điêu đứng Hình 4: Biến động giá cá tra (nghìn đồng/kg) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 năm Giá

Nguôn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Không chỉ riêng gạo, cà phê hay cá tra, tất cả các mặt hàng nông sản của

Việt Nam đều phải thường xuyên đối mặt với rủi ro về giá Tình trạng giá nông, sản xuống thấp gây thiệt hại cho hộ nông dân; giá nông sản lên cao nông dân vẫn không có lãi thường xuyên xảy ra Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,

tình trạng này càng phổ biến hơn do giá nông sản của nước ta bị chỉ phối bởi giá cả thế giới Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm thu nhập của các hộ nông dân; kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp; cản trở công cuộc xóa đói giảm nghèo và gia tăng bắt bình đẳng ở Việt Nam

2.2.2 Rui ro vé canh tranh

Gan bay nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho nông sản Việt Nam rộng đường xuất khẩu sang nhiều thị trường khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên

weeps thế giới Tuy nhiên, việc phát huy lợi thế, khai thác tiểm năng vốn có để đây

mạnh xuất khẩu nông sản, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại thu nhập cao vẫn là

Trang 36

-Gia nhập WTO cũng xuất hiện một số tác động bắt lợi với xuất khẩu nông, của Việt Nam Việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực

như AFTA, ACFTA, AJFTA đồng nghĩa với việc thực hiện lộ trình giảm thuế ‡nhập khẩu một số nông sản, thực phẩm, đặc biệt là thịt ché bi „ thịt bò, thịt lợn, sữa và sản phẩm sữa Do đó, hàng hóa thị trường nội địa sẽ chịu sự cạnh tranh ‡ gay gắt của hàng hóa nhập khẩu, đồng thời nông, lâm, thủy sản xuất khẩu cũng

š không được hưởng trợ cấp xuất khẩu như trước khi gia nhập WTO

Ngoài ra, quá trình hội nhập, không chỉ cần tham gia bàn đàm phán về

việc cắt giảm các chính sách thuế quan mà chúng ta còn phải tự cải tổ, đổi mới

cơ cấu chính nền kinh tế của mình Thời gian qua, hoạch định chính sách của

'Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhưng chưa bắt kịp những cam kết cần thực hiện

và thiếu vắng những hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật pháp lý, tiêu chuẩn chất

lượng để thực hiện hiệu quả các cam kết Đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa

đáng trong khi nội tại ngành nông nghiệp xuất phát điểm thấp dẫn tới khả năng

cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn yếu

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân là do chúng ta chưa sản xuất

được sản phẩm nông nghiệp chuẩn mực như nhiều nước khác vì chưa có nền sản

xuất lớn, chưa sản xuắt tập trung, chưa có các quy trình kỹ thuật chuẩn, chưa kết nối được giữa sản xuất và tiêu thụ Cho đến nay mà 90% sản phẩm nơng

§

Ỹ Ÿ nghiệp cịn được bán ra ở dạng thô và 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp Sản

xuất còn rất manh mún, nhỏ lẻ Trong khi đó giá vật tư nông nghiệp tăng cao

hơn, làm cho đời sống của nông dân ngày càng khó khăn So với trước đây, chỉ phí đầu tư cho ngành trồng trọt, chăn nuôi đã tăng hơn 40% Chỉ phí đầu vào

tăng làm đội giá thành sản phẩm lên khó cạnh tranh với giá nông sản nhập khẩu

trên thị trường

Người tiêu dùng trên các thị trường lớn như thị trường EU, Nhật, Mỹ chỉ cho mua sắm nhiều nhất trên thế giới nhưng đòi hỏi về chất lượng lại rất khắt - khe Đối với mặt hàng nông sản, đặc biệt là hàng lương thực, thực phẩm thì càng,

khắt khe hơn nhiều Sản phẩm của Việt Nam muốn gia nhập thị trường này phải

vượt qua được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ số đỉnh dưỡng

Trang 37

ẳng hạn như, các sản phẩm rau quả phải đảm bảo độ tươi ngon, đủ chất dinh

đường và phải là rau quả sạch đã được FDA cấp giấy chứng nhận Thông tin về

hàng hóa phải được cung cấp đầy đủ cho người mua hàng (các thông tỉn như:

:hạn sử dụng, bảo quản, xuất xứ ) Nếu hàng hóa không đáp ứng đủ các yêu cầu

tiên thì sẽ không thể thâm nhập vào các thị trường này

Ngoài ra, khi xuất khẩu nông sản vào các thị trường lớn, Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước của các quốc gia này thông qua các sắc thuế (như thuế chống bán phá giá, thuế môi trường ), hoặc thông

qua các biện pháp phi thuế quan (như hạn ngạch, các biện pháp bảo hộ khẩn cấp hay các hàng rào kĩ thuật) Đây là những vấn đề còn rất mới mẻ đối với lĩnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam Khi gặp phải những trở ngại này, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam sụt giảm, các hộ khó tiêu thụ được sản

phẩm và do đó không có điều kiện thực hiện mở rộng sản xuất

Một vấn đề nữa mà kinh tế hộ gia đình nông dân thường gặp phải là rủi

ro do giảm sút khả năng cạnh tranh của hàng nông sản vì chủng loại hàng hóa của các hộ khá đơn điệu Trên thị trường, nhu cầu về các hàng hóa nông sản rất phong phú nhưng các hộ nông dân hầu như vẫn chỉ cung cấp các sản phẩm

mang tính truyền thống như: Gạo, cà phê, chẻ, thịt lợn thịt gà, cá "Người người, nhà nhà” sản xuất và cung ứng các nông sản này nên các hộ gia đình nông dân đang phải cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa cùng loại nhưng mẫu mã đẹp hơn, giá cả rẻ hơn đến từ các nước Trung Quốc, Thái Lan

Chúng ta có thể xem xét khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông

sản chủ lực của Việt Nam để minh chứng cho các nhận định nêu trên:

Đối với hội nông dân sản xuất lúa gạo: Trong những năm cuối thập kỉ 90

Ý của thé ki XX, tỉ lệ gạo chất lượng thấp và trung bình chiếm từ 80 — 90% nhưng,

| dén nay chi con trên dưới 409” Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có

những tiến bộ rất lớn trong việc cải thiện giống lúa nhằm nâng cao chất lượng,

## http:/www.agroviet.gov.vn

Trang 38

, nhiéu giéng lúa mới cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn Tuy nhiên,

e đưa vào sản xuất có độ đồng đều về hình dáng và kích thước thấp nên tỉ lệ

cao, tạp chất nhiều Trong khi đó, Thái Lan, An Độ, Mỹ với trình độ khoa

ọe công nghệ cao đã tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng ốt hơn rất nhiều Vì

„ mặt hàng lúa gạo của Việt Nam phải chịu áp lực cạnh

anh rất lớn khi xuất khẩu vào các thị trường lớn Ngay cả thị trường trong

nước, một bộ phận không nhỏ các hộ gia đình có thu nhập cao của Việt Nam cũng tiêu dùng gạo của Thái Lan thay vì gạo Việt Nam Rủi ro không bán được hàng luôn thường trực đối với các hộ gia đình nông dân

Đối với hộ trồng cà phê: Sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam eeu rất yếu so với nhiều nước xuất khẩu cà phê trên thể giới Theo phân tích SWOT ? * © (phan tich diém mạnh - điềm yếu, thời cơ - nguy cơ) do các chuyên gia tiến hành

„ khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam ở dưới mức trung bình, dat 43,4/100

điểm Cà phê do các hộ trồng chủ yếu là cà phê Robusta có chứa hàm lượng

Ý eafein lớn không phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng thế giới Bên cạnh đó,

Không tiêu thụ được hàng, các doanh nghiệp cũng hạn chế mua vào Vì vậy, các

hộ trồng cà phê ở Việt Nam luôn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn và rủi ro của các hộ là rất cao

Đi với các hộ nuôi trằng thủy sản: Hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản

ở Việt Nam phải chịu áp lực về cạnh tranh khá cao Do trồng lúa và hoa mau

đem lại thu nhập quá thấp cho các hộ nên rất nhiều hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy hải sản Như vậy số các hộ nuôi trồng ngày càng

nhiều làm áp lực cạnh tranh ngày cảng lớn Khó khăn lớn nhất của các hộ là khả năng nắm bắt thị trường và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực

phẩm Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản cũng rất dễ bị thay thế bởi các sản phẩm

như: Cá ngừ, cá hồi, cá minh thái của các nước lân cận như: Trung Quộc, An

'® hp://waww.vicofa.org.vn

Trang 39

-„ philippin và sản phẩm cá da trơn từ Mỹ Sản phẩm cá da trơn của Việt Nam ¡ xuất khẩu vào thị trường Mỹ hiện phải chịu thuế chống bán phá giá làm *ảm sức cạnh tranh và vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ của các hộ nuôi an phẩm tôm của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải đáp

được yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi các hộ nuôi m ở Việt Nam hầu hết là nuôi thủ công, trình độ và kiến thức còn hạn chế

Mặc dù có thể thấy nuôi trồng thủy sản thì lợi nhuận cao hơn trồng lúa nhưng rủi

._ ro cũng lớn hơn

Tom lai, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ hạn chế, các hộ gia đình

tea

Ý nông dân ở Việt Nam luôn phải đối mặt với rủi ro do áp lực cạnh tranh Áp lực > cạnh tranh chủ yếu đến từ các nước có nền sản xuất nông nghiệp tương đồng

Ỳ - như: Trung Quốc, Thái Lan, Án

ˆ bất lợi nhưng sự thua thiệt cuối cùng vẫn thuộc về người nông dân

Sự thua thiệt trong cạnh tranh gây ra nhiều

| 2.2.3 Riti ro do những biến động trên thị trường nông sản

i" Khi đất nước tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp Š đã tạo thành tích ngoạn mục khi liên tục xuất siêu và khẳng định vai trò là giá

đỡ, tắm đệm cho nền kinh tế vượt qua các thời kỳ khủng hoảng Mặc dù hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại vô vàn thách thức đối với các

nông hộ nhỏ do khả năng nắm bắt cơ hội của họ còn hạn chế, năng lực và khả năng thích ứng với hội nhập chưa cao, nguồn lực hạn hẹp, công nghệ thấp và chịu nhiều rủi ro từ những biến động và rào cản trên thị trường

Những nông hộ nhỏ có thể gặp rất nhiều rủi ro ở các cấp độ khác nhau Với những hộ bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch để trả nợ thì gặ nhiều rủi

ro hơn so với những hộ chủ động nâng cao chất lượng, sản xuất nhiều sản phẩm và tham gia vào các thị trường phát triển hơn Những hộ bán sản phẩm tại các

chợ địa phương thì gặp rủi ro về giá cả - được mùa mắt giá Những hộ tham gia

vào cộng đồng sản xuất nông sản có khả năng gặp rủi ro bị phá vỡ hợp đồng

mặc dù có thể giảm rủi ro về đầu ra, có cơ hội tăng, chất lượng nông sản Những

hộ có thẻ tiếp cận thị trường ở mức cao hơn như thị trường nông sản giá trị cao thì có thể bị ảnh hưởng từ sự vỡ bong bóng trên thị trường khiến nhiều hộ phải

rút ra khỏi thị trường

Trang 40

Đã có các thay đổi đáng kể trong nhu cầu thị trường trong đó nhu

u lương thực truyền thống tăng chậm, ngược lại nhu cầu thực phẩm qua

hế biến có giá trị cao và các hàng hóa phi lương thực khác tăng nhanh

iá cả của nhiều nông sản như lúa gạo, cà phê, đường đã giảm mạnh trong

hing nam qua Ví dụ như giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới năm 013 chỉ bằng 1⁄3 so với giá đầu năm 1997 Các xu hướng này trên thị

trường thế giới đã có ảnh hưởng mạnh đến các nước đang phát triển như Việt Nam vì các nước này đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu các nông

sản truyền thống

Sự co hẹp thị trường xuất khẩu Các thị trường xuất khẩu đối với các sản

phẩm truyền thống như lúa gạo, cà phê, cao su, và thủy sản đang trở nên hẹp

hơn do sự cạnh tranh gay gắt hơn và yêu cầu về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt hon Trong tương lai gân, các cơ hội để

xuất khẩu gạo có thể vẫn còn nhưng có lẽ sẽ nhiều hơn đối với gạo có chất

lượng cao Đối với cà phê, vi nguồn cung hiện nay vượt cầu nên giá cà phê có lẽ sẽ còn-thấp trong tương lai gần và Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn nữa nếu chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không được nâng cao hơn Đối với sản phẩm chăn nuôi, sự cạnh tranh sẽ là một thách thức lớn bởi vì chỉ phí sản xuất hiện nay (chủ yếu thịt lợn) ở Việt Nam cao hơn trong khi tiêu chuẩn chất lượng thịt còn thấp hơn mức trung bình của thể giới Đối với các sản phâm thủy sân, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ vẫn là thử thách chính do việc sử dụng

nhiều hóa chất trong sản xuất và các công nghệ sau thu hoạch lạc hậu nhất là tại

các nông trại Đối với lâm nghiệp, nhu cầu thị trường sẽ còn tiẾp tục tăng cao

nhưng công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo ở Việt Nam hầu như vẫn còn chưa phát triển,

2.2.4 Rui do do thiên tai, bệnh dịch

Những năm qua, nước ta đã chịu tác động xấu của nhiều hiện tượng

thiên tai như bão lớn bắt thường, nắng nóng gay gat, lũ lụt, hạn hán gây thiệt

hại lớn về tính mạng con người, của cải vật chất và đặc biệt gây ra những thiệt

Ngày đăng: 02/06/2016, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w