BO THUONG MẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HQC CAP BO
NGHIÊN CỨU - PHAN TICH CAC RUI RO TRONG HOAT DONG KINH DOANH CUA CAC DOANH NGHIEP VIET NAM TRONG DIEU KIEN
HOI NHAP KINH TE QUOC TE
MA SO: 2005 - 78 - 010
Xác nhận của cơ quan chủ tri dé tài 'Chủ nhiệm đề tài
HIỆU TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG lon
PGS, TS Nguyễn Thị Quy
Trang 2
BO THUONG MAI BO GIAO DUC VA BAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO
NGHIEN CUU - PHAN TICH CAC RUI RO TRONG HOAT DONG KINH DOANH CUA CAC DOANH NGHIEP VIET NAM TRONG DIEU KIEN
HOI NHAP KINH TE QUOC TE
MA SO: 2005 - 78 - 010
Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS.Nguyén ThiQuy - Dai hoc Ngoai thuong Thanh vién tham gia: ThS Nguyén Thi Lan - Dai hoc Ngoai thuong
ThS Phan Anh Tuần - nt
ThS Nguyễn T.HoàngAnh - nt ThS Hồ Hồng Hải - nt CN Phan Tran Trung Ding - nt
CN Vii Phuong Hoang - nt
CN Nguyễn T Thanh Phương ˆˆ nt
ThS Tran T Bao Qué - NHTMCP Quân Đội
HÀ NỘI - 01/2007
Trang 3MUC LUC
18/909 AT — ÔỎ i
DANH MUC NHUNG TU VIET TAT wessecssssssssssssssseccccccccscsssssscsssnsnsisveesseseeseecenceneeseecsseeeees v
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2222 222222222 2 2 re vii
LOI NOL DAU ooccssccsssscssssscssessssssvsssssssssssusssutessssnsssesssecesescecsensennesssssusuunsessseesecceecececceeceeceeseneete 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG $/:0097.01:19)09 /100770ẺẼẺ58587 ) 6 1 Rai ro trong hoạt động kinh đoanh quốc tẾ .-.se-555©csssrssssrsessssnsse 6
IRe d‹ lẽ — 6 1,1,1 Khái HIỆM TÚI TÔ tt HH ng HH nà ng TT TH H nh ghen 6
11.2 Rui ro trong Kirnh doanh ecscsscssesssesessssecetessenesenseseesanensessesrentniseeeenseseeserenenes 10 In ng - ÔỎ 10 1.2.1 Theo tính chất của rủi TO -cccccoccccSc T22 2kg 10 I9 707.0407010 0,0 13 1.3.4 Chỉ phí xã hội và tỉnh thâ) ccccSehrhthHHHHHH errrree 13 1.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh và các nhân tố làm gia tăng mức độ "0 ố< 13
1.4.1 Nguyên nhân gây ra các rủi ro trong kinh doanih cc-ccecersreesrrerrree 13 1.42 Các nhân tô làm gia tăng mức độ rủi ro 20 1.5 Các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh quốc tế -+ csecc.e+zccee 21 1.5.1 Những đặc trưng cơ bản của hoại động kinh doanh quốc tẾ . 22 1.5.2 Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh quốc tẾ
2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tẾ -. -e<csssssstssesesssssesserse 2.1 Khái niệm về quản trị rủi rO - s 2s 2c cceTHTH 2H21 1101.cE1eerrkee 2.2 Các nội dung quản trị rủi ro
2.2.1 Nhận dạng - Phân tích - Do lường rủi ro
2.2.2 Kiểm soát rủi ro (Risk conifol) ccsc< nh, 1t gàng rrk VÝJWt Tay TA (7 2 j0 nhe ee
Trang 43 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của các doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thé 3.1 Kinh nghiệm của Microsoft về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro và nhận diện rủi ro
bằng phương pháp phân tích tình huồng - 552cc ccreEeErkrrtrrrrrrrrrrrree 45
3.2 Kinh nghiệm của E.I du Pont de Nemours and Company (DuPont) về thiết lập cơ sở cho quản trị rủi ro và áp dụng các công cụ quản trị tiên tiến 47 3.3 Kinh nghiém cia United Grain Growers (UGG) về nhận điện và tài trợ rủi ro 48 3.4 Kinh nghiệm của IKEA về quản trị rủi ro từ mạng lưới nhà cung cấp và phân ; 08 50
3.5 Kinh nghiệm của General Electrics (GE) về quản trị rủi ro nhân sự
3.6 Kinh nghiệm của Gibson Greetings Inc (Gibson) về quản trị rủi ro tài chính bằng
các công cụ tài chính phái sinh - + k.htnn HT ng 0 HH nh tin 52 3.7 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 53 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRI RUI RO CUA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 58 1 Môi trường kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp nhiều thay đỗi là nguy cơ tiêm ẫn mọi rủÏ rO -ss-ss5ss< S4 cess5+eEEseE.eCEAES+ErAettsrrer+setrazTeeasprsssrserree 38
1.1 Những thay đổi từ môi trường trong nước -22222Svvcvvvvrerecrrrerrrree 58
1.1.1 Những thay đổi về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 61 1.1.2 Thay đối về chính sách thuế xuất, nhập khẩu ccccceeerieeiriiririe 63 1.1.3 Những thay đổi về chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà HưỚc -c-c-.ee 66 1.2 Những thay đổi từ môi trường quốc tẾ 2 -2222©22ztvrxsrrrrrtrrrrrker 67 1.2.1 Sự sụp đồ của thị trường truyền thẳng và sự thiết lập và mở rộng thị trường mới 67 1.2.2 Sự biển động của thị trường quốc tễ có tác động ngày càng mạnh mẽ đến hoạt
động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam ccc ceveeeerrerrrree 71
2 Phân tích, đánh giá rủi ro và thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của các
doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tẾ -«-ss5ce«<<veesecsee 80 2.1 Phân tích, đánh giá rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam - c-e- 83
2.1.1 Các núi ro thường gặp qua khảo sát tại các doanh nghiệp
2.1.2 Đánh giá mức độ tác động của các loại rủi ro tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh rughiỆP, cty 11 H111 11111141118 1167k 98
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến COC 1G 1O cccsscssssssssessssessssresscsssessucsncusesssesecnevessesseressieess 107
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam .«- 117 2.2.1 Nhận thức về quản trị rủi ro của doanh nghiệp - occceeeiiererrrrrrrre 117
2.2.2 Các công cụ và biện pháp thường được sử dụng trong quản trị rúi ro tại các doanh
Trang 5
CHUONG 3: CAC GIAI PHAP NHAM TANG CUONG CONG TAC QUAN TRI
RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIET NAM TRONG DIEU KIEN HỘI NHẬP
.+à:0y9)909 si 00037372 132 1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động quán trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam .ccssĂSSn ng 911150 110136143070500846000480005050080984 132 1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại nhiều cơ hội mà còn làm gia tăng không ít nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tế 132
1.1.1 Cơ hội cho các doanh nghiệp từ hội nhập kinh tẾ quốc tế eccccevrvee 133 II .T àa 220L, nan e 135 1.2 Tác động của hội nhập tới hoạt động quản trị rủi ro của các doanh nghiệp l36 1.2.1 Hoạt động phân tích - nhận đIỆn ri FO c chàng gu 136 1.2.2 Hoạt động đo lường rủi F -SccnnHhHHHHHH HH HH He 138 1.2.3 Họat động kiểm soát - ngăn ngừa và tài trợ rủi TO occccccreiirkriiirrie 138
2 Những xu hướng mới trong hoạt động quản trị rủi ro trên thế giới và định
hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam .- sec SSSeSSsSexeSESeseessesesanaessee 139 2.1 Những xu hướng mới trong hoạt động quản trị rủi ro trên thế giới
2.1.1 Về hoạt động nhận diện rủi ro tt
2.1.2 Về hoạt động đo lường rủi ro occcseccocHrtHHrHrrrrererre 2.1.3 Mô hình mới của quản TrỊ TỦI FO HH HH ke
2.2 Định hướng hoạt động quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam
3 Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam -5- <ccs Ă ng HH HH HH HT 004000046 88001805.050 0006 146 3.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan
trọng của hoạt động quản trị rủi TO sàn Hình it 146
3.1.1 Cân tô chức các diễn đàn, hội thảo về quản trị rủi ro giúp các doanh nghiệp nhận thức đúng và đây đủ về hoạt động quản trị rủi rØ cccccccetcieeiirrerrrro 146 3.1.2 Nâng cao nhận thức của các thành viên trong doanh nghiệp về quản trị rủi ro 149 3.2 Nhóm giải pháp tăng cường năng lực phát hiện và đo lường rủi ro của các doanh
H40 D4 8à 0 150 3.2.1 Nắm bắt đẩy đủ thông tin về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 150
3.2.2 Thiết lập hệ thống thông tin giám sát rủi ro liên tục c . ccccccccccecceerrre 152
3.2.3 Xây dựng các chương trình đánh giá, đo lường rủi FO cseeeeecrrceree 153
Trang 63.3.1 Tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm về đánh giá rủi ro -ccccccceeerrceeecee 156
3.3.2 Xây dựng các quy trình quản trị rủi ro
3.3.3 Phân bồ nguồn lực tài chính một cách hợp lý cho hoạt động quản trị rủi ro lối 3.3.4 Tăng cường khả năng vận dụng các công cụ quản trị rủi ro tiên tiễn lới 3.4 Các giải pháp khác, ‹:+- + HH HT HH ng HH TH TH kg 166 3.4.1 Phát triển sự hợp tác với các cơ quan, bộ, ngành cccccccrerrrrrrrrree 166 3.4.2 Tiển hành các liên doanh, liên kết, tham gia các hiệp hội -. .o-ccccee 166 3.4.3 Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro 1ó6
4 Kiến nghị với cơ quan nhà nước “se
4.1 Đối với Quốc hội 55+ 2s 2 th TH 1 2g
4.2 Đối với Chính phủ 2-22 2S2 S22 17A7 1 11011111 cckkrree
4.3 Đối với Ngân hàng nhà nước . 2-2-2256 Sk+ttExe xe EExeczerrreerkecree
4.4 Đối với Bộ thương mại 4.5 Đối với Bộ Tài chính
4.6 Đối với Bộ Ngoại giao t2, 1111 re
Trang 7DANH MUC NHUNG TU VIET TAT
ADB Ngân hàng phát triển Chau A AFTA Khu vực mậu dich ty do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á — Thái Binh Duong
CAPM Mô hình định giá tài sản (Capital Assets Pricing Model)
CEPT Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ASEAN
CPI Chỉ số giá tiêu dùng DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐQG Công ty đa quốc gia
ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu
EU Liên minh Châu Âu
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
Eximbank Ngân hàng thương mại cỗ phần xuất nhập khẩu Việt Nam FAO Quỹ lương thực Liên hợp quốc
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reseve Bank)
GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phô cập (Generalised System of Refernces)
IBEC Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế
ICC Phong thuong mai quéc té (Intemational Chamber Commerce) JPY Đông Yên Nhật
LIBOR Lãi suất cho vay liên ngân hang quốc tế Lodon MB Ngân hàng thương mại cỗ phần Quân đội NDT Đồng nhân đân tệ
NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OPEC Tổ chức dầu mỏ thế giới
OTC Thị trường phi tập trung PWC Pricewaterhouse Coopers
Trang 8UNCTAD USD VCB VCCI VFA VND WEF WTO Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phat triển Đồng đô la Mỹ
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Hiệp hội lương thực Việt Nam
Trang 9DANH MUC BANG BIEU
Bảng 1: Khả năng đo lường của một số rủi TO - 55 cceccveecrerrrrerrree 37 Bảng 2: Tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 60
Bang 3: Diễn biến của đồng NDT 5 22 2tr2 Eg1xxczrrrrrree 71 Bảng 4: Bề dày hoạt động của các doanh nghiệp khảo sát 82 Bảng 5: Các loại rủi ro thường gặp của các doanh nghiệp Việt Nam 84
Bang 6: Tỷ lệ biến động giá gạo — giai đoạn 1999 - 2005 c.c 86 Bảng 7: Tỷ lệ biến động giá cà phê — giai đoạn 1999 - 2005 - 87 Bang 8: Mức biến động ty gid USD/VND giai đoạn 2000 - 2005 89
Bảng 9: Xếp loại trung bình (Mean Ranks) mức độ ảnh hưởng của các rủi ro theo
phương pháp Friedmann - ng HH HH HH ng ru 105
Bang 10: Xếp hạng các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng đối với đoanh nghiệp 105
Bảng 11: Xếp hạng mức độ ảnh hưởng các rủi ro theo loại hình DN 106
Trang 10LOI NOI DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rửi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con người Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó rủi ro Có thể nói, lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình đấu tranh nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu rủi ro Và đù rằng trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người đã
làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi một rủi ro này được kiềm chế thì lại xuất
hiện các rủi ro mới Cùng với sự phát triển của xã hội, rủi ro xuất hiện ngày càng đa
dạng và phức tạp
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận Mọi quyết định trong kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro Thành công có được
một phần không nhỏ là nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro Biết là vậy, song ít có những đoanh nghiệp có đầy đủ nhận thức về tam quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu Nhiều doanh nghiệp phải “chuốc” lấy nhiều tổn thất to lớn, đặc biệt, môi trường kinh doanh hiện nay đang trải qua những thay đổi liên tục và khó dự đoán trước Vì vậy,
rủi ro trong kinh doanh cũng xảy ra một cách thường xuyên và rất khó kiểm soát
và nó trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải biết chấp nhận rủi ro Môi trường kinh doanh càng mở rộng thì
rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là với môi trường kinh doanh quốc tế
Việc tham gia tích cực vào thị trường quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp nhưng đồng thời cững đặt các doanh nghiệp trước nhiều loại rủi ro mới
chưa bao giờ gặp phải trước đó
Chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các doanh nghiệp Việt
Nam đã có trong tay nhiều cơ hội để hội nhập và kinh doanh quốc tế Tuy nhiên, thực tế kinh doanh quốc tế trong thời gian qua đã cho thấy không ít thách thức, rủi ro đang trông chờ các doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh mới này Một loạt các rủi ro vốn có của môi trường kinh doanh quốc tế đã trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi va vấp phải Đó là các rủi ro pháp
lý (điển hình là vụ kiện cá ba sa), rủi ro giao dịch (ví dụ vụ xuất khẩu gỗ sang thị
trường Mỹ bị các doanh nghiệp Mỹ từ chối), rủi ro tài chính (sự kiện đồng Euro lên giá bất ngờ vào đầu năm 2004 khiến một loạt các doanh nghiệp nhập khẩu từ
EU thanh toán bằng Euro phải chịu thiệt hại lớn)
Trang 11chuẩn bị đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro nảy sinh từ
môi trường kinh doanh mới
Đề tài nghiên cứu về các rủi ro trong hoạt động kinh đoanh của doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc té, vì thế, sẽ trở thành một
cam nang thiét yéu hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị trước những
thử thách mới và cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận hay nỗ lực vượt qua những rui ro mdi
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1 Tình hình nghiên cứu rong nước
Vẫn đề rủi ro trong kinh doanh đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các
học giả Việt nam từ khá lâu Ngay từ năm 1991, nhà xuất bản Thông tin đã phát hành cuốn “Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh” của
tác giả Nguyễn Hữu Thân Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, số lượng sách giáo trình, sách tham khảo, luận án và bài báo viết về chủ để này xuất hiện khá nhiều Có thể nêu lên một số ấn phẩm điển hình như:
* “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống kê, 2005;
* “Rủi ro kinh doanh” của TS Ngô Thị Ngọc Huyền và tập thể giáo viên
Bộ môn Ngoại thương, Khoa Thương mại, Trường đại học kinh tế TP HCM, NXB Thống kê, 2003;
* “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại
hối” của PGS TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, 2003
* “Các tranh chấp thường phát sinh trong Thanh toán quốc tế bằng L/C và cách giải quyết” của PGS TS Nguyễn Thị Quy, NXB Chính trị quốc gia,
2003
* “Những rủi ro nhà nhập khẩu thường gặp trong thanh toán theo phương thức L/C và cách phòng chống” và “Rủi ro do thanh toán dựa trên
chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng
từ "của PGS TS Võ Thanh Thu đăng trên 7gp chí Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập
khẩu
* “Báo hiểm trong thương mại và hàng hảÏ” của tác giả Nguyễn Anh Thi
đăng trên Thời báo kinh tế Việt nam ngày 6/3/2000
Trang 12* “Một số biện pháp chi yếu nhằm hạn chế rủi ro và tôn thất trong
kinh doanh thương mại quốc tế”- Luận án tiến sĩ của TS Nguyễn Anh Tuan, Dai
học Kinh tế quốc dân, 2001
Nhìn chung phần lớn các ấn phẩm này hoặc dé cập những vấn dé vé mat ly thuyết của quản trị rủi ro trong kinh doanh hoặc chỉ để cập đến từng khía cạnh riêng lẻ của chủ đề này Nghiên cứu được xem là đầy đủ nhất cho đến hiện nay về chủ dé này là Luận án tiến sĩ của TS Nguyễn Anh Tuần bảo vệ năm 2001 Trong
nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Anh Tuấn đã hệ thống hóa được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khâu và đề xuất được một số giải pháp về
quản lý những rủi ro này Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ mới dừng ở giai đoạn từ 1990 đến 2000 Trong khoản thời gian 5 năm trở lại đây, Việt nam đã trải qua rất nhiều thay đổi Trước hết là những thay đổi trong chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước (điển hình là những nỗ lực của chính phủ Việt nam để
tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do) đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tham gia đễ dàng hơn vào các hoạt động kinh doanh quốc tế Tiếp đến là những xu hướng tham gia một cách tích cực và chủ động hơn của các doanh
nghiệp Việt nam vào thị trường quốc tế Hoạt động kinh đoanh quốc tế không còn
chỉ giới hạn ở xuất nhập khẩu mà còn cả đầu tư ra nước ngoài, sản phẩm kinh
doanh không chỉ là các hàng hoá hữu hình mà cả các hàng hoá vô hình như phần
mềm, quyền thương mại v.v thị trường kinh doanh cũng ngày càng mở rộng ra
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Hơn thế, các công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý rủi ro cũng xuất hiện ngày một phong phú (chẳng hạn các công cụ phái sinh trên
thị trường ngoại tệ và hàng hoá) Tắt cả những yếu tố đó đặt các doanh nghiệp Việt
nam trước nhiều rủi ro mới xong cũng đem lại nhiều cơ hội để quản lý rủi ro hiệu quả hơn Trong bối cảnh đó việc xác định và hệ thống các rủi ro mà các doanh nghiệp Việt nam có thể gặp phải trong điều kiện hoàn cảnh mới cũng như đưa ra các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết Chính vì vậy, dé tài nghiên cứu này
được kỳ vọng sẽ đáp ứng thỏa đáng đòi hỏi này
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Quản trị rủi ro trong kinh doanh là một môn học không thể thiếu được trong các chương trình đào tạo vẻ kinh doanh quốc tế hoặc quản trị kinh doanh tại các trường đại học của các nước phát triển Thậm chí nhiều trường đại học còn đưa
ra những chương trình đào tạo ở bậc cao học chuyên sâu về vấn để này Các dịch
vụ tư van về quản trị rủi ro cũng có thể đễ dàng tìm thay ở các nước này,
Trang 13nay khi mà thế giới đang ngày càng phải đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro hon hẳn
Hầu hết các nghiên cứu chính có thể tìm thấy trong các tạp chí chuyên ngành như: The Journal of Risk and Insurance, Journal of International Business Studies, Business Insurance N6i dung của các nghiên cứu này tập trung vào các vấn đẻ như:
Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp trong các bài The Market
Value of the Corporate Risk Management Function cia Steven M Cassidy;
Richard L Constand; Richard B Corbett; The Impact of Risk Management
Decisions on Firm Value: Gordon's Growth Model Approach của Dongsae Cho; Corporate Risk Manager's Contribution to Profit: Comment cha Dick L Rottman
Các cách tiếp cận mới hoặc quan điểm mới về vấn để quản trị rủi ro: New
Perspectives on Risk Management: The Search for Principles cia Herbert S Denenberg; J Robert Ferrari, An Organization Behavior Approach to Risk
Management cha Darwin B: Close; Risk Management, Insurance, and Actuarial
Science in the Changing Curriculum cia Dan R Anderson
Kinh nghiệm ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro cụ thể: Foreign Exchange Risk Management Practices and Products Used by Australian Firms của Jonathan Batten; Robert Mellor; Victor Wan
3 Mục tiêu nghiên cứu
ĐỀ tài sẽ tập trung vào những mục tiêu chính sau đây:
* Hệ thống hóa những kiến thức lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro Cụ thể: v' Nêu lên được khái niệm chính xác về rủi ro và phân loại các rủi ro mà
các doanh nghiệp kinh có thể phải đối mặt
*ˆ Cập nhật những hiểu biết hiện đại về quản trị rủi ro trong kinh đoanh
v Giới thiệu các phương pháp đo lường và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh
* Chỉ ra được những thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện nay nhờ đó
có thể dự báo được các rủi ro tiểm tàng cũng như xác định các công cụ quản lý rủi
ro mà các đoanh nghiệp có thê sử dụng
* Xác định những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt
trong họat động kinh doanh quốc tế, mô tả và phân tích thực trạng của hoạt động
quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp trên cơ sở điều tra tại các doanh nghiệp Việt
Nam có hoạt động kinh doanh quốc tế
* Trên cơ sở đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt
Nam, đề tài sẽ tiễn hành khảo sát, phân tích khả năng ứng dụng các phương pháp
Trang 14phương pháp quản trị rủi ro khả thi với các doanh nghiệp Việt Nam
* Tìm hiểu các mô hình quản trị rủi ro hiệu quả tại các nước cũng là một
trong các mục tiêu cha dé tai
* ĐỀ tài cũng sẽ đưa ra những kiến nghị tâm vĩ mô đối với nhà nước nhằm
hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động hơn trong phòng ngừa rủi ro
4 Phạm vỉ nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn để rủi ro trong kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh đoanh quốc tế, giai
đoạn 10 năm (từ 1996 đến 2000), đặc biệt 5 năm gần đây (từ 2001 đến 2006)
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
* Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin trên cơ sở vận dụng những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vẻ phát triển và hội nhập kinh tế được để ra tại Đại hội Đảng lần thứ
VIL va thir IX
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp khảo sát thực tiển tại các
doanh nghiệp, phương pháp thống kê, phương pháp mô tả - khái quát, phương
pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đổi chiếu - so Sánh
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết câu gồm 03
chương:
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quần trị rủi ro trong kinh doanh
quốc tế
Chương 2: Thực trạng rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro của các
doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tế
Trang 15CHUONG 1
LY LUAN CHUNG VE RUI RO VA QUAN TRI RUI RO
TRONG KINH DOANH QUOC TE
1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là một khái niệm hết sức quen thuộc, đến mức mà người ta có thể hiểu ngay mà chẳng cần biết đến định nghĩa của nó Tuy nhiên, rủi ro lại là một trong số những thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa và các cách này lại khơng hồn tồn nhất trí với nhau
Thứ nhất là định nghĩa do Alian H Willett' khởi xướng: “zửi ro là sự không chắc chắn về tốn thất” Quan điểm này được nhiều học giả như Hardy, Blanchard, Crobough va Redding, Kulp, Anghell? ung hé
Quan điểm thứ hai cho rằng: “rửi ro là khả năng xảy ra tổn thất” Quan điểm này được để cập lần đầu tiên trong nghiên cứu của John Haynes”, sau đó được Irving Pfeffer trình bày rất rõ trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tết
Định nghĩa này sau đó cũng được sử dụng trong khá nhiều tài liệu về rủi LOẠN
Một số học giả như Magee, Mehr và Cammack đại diện cho quan điểm thứ ba lại coi hai định nghĩa trên là tương đương nhau”
Đặc biệt Frank H Knight lại có một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro khi
coi “rdi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”, Một định nghĩa gần
' Willett, Alan H., The Economic Theory of Risk and Insurance (Philadelphia: University of Pennsylvania Press,
1951)
? Tham khdo C O Hardy, Risk and Risk Bearing (Chicago: The University of Chicago Press); Albert H Mowbray and Ralph H Blanchard, Insurance (5" ed.; New York: McGraw-Hill Book Company, Inc.); Clyde J Crobough and Amos E, Redding, Casualty Insurance (New York: Prentice-Hall, Inc.); C A Kulp, Casualty Insurance (New York: The Ronald Press Company); Frank Joseph Angell, Insurance, Principles and Practices (New York: The Ronald Press Company)
3 John Haynes, “Risk as an Economic Factor”, The Quarterly Journal of Economics, IX No 4 (7/1895)
‘ Pfeffer, Irving, insurance and Economic Theory (Homewood, Illinois: Richard D Irwin, Inc., 1956)
5 Xem J Edward Hedges and Walter Williams, Practical Fire and Casualty Insurance (Cincinnati: The National
Underwriter Company); Albert H Mowbray, /nsurance (1% ed.; New York: McGraw-Hill Book Company, Inc.);
Insurance Department, Chamber of Commerce of the United States, Dictionary of Insurance Terms
® Xem John H Magee, General Insurance (6h ed.; Homewood, Illincis: Richard D Irwin, Inc.); Robert I Mehr and Emerson Cammack, Principles of Insurance (Homewood, Illinois: Richard D Irwin, Inc.)
7 « Rui ro là sự không chắc chan cé thé ảo lường được”:, Frank H Knight, Risk, Uncertaity and profit, Boston
Trang 16tương tự cũng tìm thấy trong cuốn từ điển Kinh tế học hiện đại” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Thân trong cuốn Phương pháp mạo
hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh cũng quan niệm “Rúi ro là sự bất
trắc gây ra mắt mát, thiệt hạt"
Ngoài ra, cũng có một số cách định nghĩa về rủi ro khá hẹp, chỉ có giá trị trong một lĩnh vực nhất định Chẳng hạn giới kinh doanh bảo hiểm coi các đối tượng được bảo hiểm cũng là rủi ro”
Phân tích các định nghĩa cho thấy, tuy có sự khác biệt nhưng các định nghĩa này đều đề cập tới hai thuộc tính cơ bản của rủi ro, đó là:
Kết quả không thể xác định chắc chắn: một khi tồn tại rủi ro trong một sự kiện hay hành động, sẽ phải có ít nhất hai kết quả có khả năng xảy ra Nếu một sự kiện hay hành động mà kết quả của nó được biết chắc chắn thì sẽ không thê có rủi ro gắn với sự kiện hay hành động đó Chăng hạn việc đầu tư vào các tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị sẽ phải đối mặt với những tốn thất do hao mòn hữu hình và vô hình gây ra Kết quả này người đầu tư hoàn toàn biết trước nên việc
phải gánh chịu những tên thất nói trên không được coi là Tủi ro
Kết quả không mong muốn: trong các kết quả có thê xảy ra, ít nhất có một
kết quả là không mong muốn Kết quả không mong muốn thường được hiểu là một
tốn thất hay thiệt hại về của cải hoặc con người
Tuy nhiên, tất cả những định nghĩa này đều có những điểm không rõ ràng và không phù hợp với lĩnh vực quản trị rủi ro Trước hết, việc định nghĩa “rửi ro là sự
không chắc chắn về tôn thất” sẽ dẫn đến sự không rõ ràng và thiếu nhất quán trong
xác định rủi ro Trong thực tế, từ “không chắc chắn” thường được hiểu là sự hoài
nghỉ mang tính chủ quan của con người về tương lai, phản ánh sự hạn chế trong khả năng nhận thức của con người về hiện tại và tương lai Khả năng nhận thức
này khác nhau giữa người này với người khác Ngay với cùng một người, khả năng nhận thức cũng có thé thay déi theo thời gian Do vậy, nếu định nghĩa: rủi ro là sự không chắc chắn về tồn thất thì rủi ro sẽ là một khái niệm thay đổi theo thời gian và khác nhau tùy theo nhận thức của mỗi người Ví dụ: có hai ngôi nhà cùng ở gần một kho chứa xăng dầu và cùng đối diện với nguy cơ bị cháy như nhau khi kho
3 “Rui ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp qui mô của
sự kiện đó có một phân phối xác suất", David W, Pearce, Từ điển Kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia
* Hiệp hội bão hiểm và rũi ro Mỹ định nghĩa: “zửi ro là 1/sự không chắc chắn và kết quả của một sự kiện khi mà
Trang 17chứa bị cháy, nỗ Tuy nhiên đánh giá về nguy cơ này có thể không giống nhau giữa
hai người chủ của hai ngôi nhà Một người có thé lo lang dén nguy co nay va coi đó là một rủi ro Nhưng người kia có thể không hề quan tâm và do đó không coi đó là rủi ro Nhận thức về một rủi ro còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng người về rủi ro đó Một đứa trẻ chưa bị giật điện bao giờ sẽ không coi là có rủi ro bị giật điện khi nó nghịch ổ cắm điện Như vậy định nghĩa rủi ro là sự không chắc chắn
về tốn thất sẽ khiến cho khái niệm rủi ro trở nên thiếu chính xác và không nhất
quán do một sự kiện hay hành động có thể hàm chứa rủi ro theo quan niệm của người này nhưng lại không được coi là có rủi ro theo suy nghĩ của người khác
Định nghĩa “rửi ro là khả năng xảy ra tốn thất" có thể xem là khắc phục được tính chất chủ quan trong định nghĩa trước đó về rủi ro Đó là vì “khả năng xảy ra một sự kiện” vẫn được thừa nhận rộng rãi là phản ánh trạng thái khách quan
của sự kiện, nó tổn tại không phụ thuộc vào nhận thức của con người về khả năng
đó
Tuy nhiên, nhiều học giả như Willett, Knight, Crobough và Redding cho
rằng “sự không chắc chắn” trong định nghĩa về rủi ro phải được nhìn nhận dưới góc độ “xác suất” Xét vé mặt xác suất, có 3 tình huống có thể xảy ra với một sự kiện: “không thể xảy ra” (tương ứng với xác suất bằng 0), “chắc chắn xảy ra” (tương ứng với xác suất bằng 1), và “không chắc chắn” (tương ứng với xác suất nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0) Như vậy ở đây “sự không chắc chắn” dùng đề chỉ khả
năng xảy ra một sự kiện khi xác suất xảy ra sự kiện đó nằm giữa 0 và 1, do vậy nó
hoàn toàn mang tính khách quan Với phân tích như vậy thì định nghĩa “rủi ro là sự
không chắc chắn mang tính khách quan về tổn thất' sẽ không khác gì với định nghĩa “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất” Điều này giải thích tại sao có nhiều học giả đã ghép chung cả hai định nghĩa này với nhau Tuy nhiên, nếu chỉ định nghĩa
“rủi ro là sự không chắc chắn” mà không nhắn mạnh bản chất khách quan của “sự
không chắc chắn' thì sẽ làm cho định nghĩa không rõ ràng, không rõ "sự không
chắc chắn" trong định nghĩa được hiểu dưới góc độ tâm lý hay xác suất
Định nghĩa “zửi ro là sự không chắc chắn có thé do lường được” của Frank H Knight lai chỉ nhẫn mạnh tới khía cạnh đo lường của rủi ro Rõ ràng, có thể thấy
định nghĩa này là quá hẹp vì có nhiễu rủi ro mà xác suất xảy ra nó không thể đo
lường được như rủi ro chiến tranh hạt nhân, rủi ro sóng thắn hay như trong kinh
doanh, rủi ro giá cả một hàng hoá tăng hay giảm cũng rất khó đo lường Song, nó
Trang 18Nói một cách khác, nếu không thé đo lường được khả năng tồn tại tồn thất thì cũng chẳng thể có được biện pháp nào để đối phó với nó Do vậy, định nghĩa này đã tạo
cơ sở cho việc ứng dụng các cơng cụ lượng hố vào quản trị rủi ro
Cuối cùng, điểm hạn chế chung của các định nghĩa nêu trên là chỉ gắn rủi ro
với tổn thất Trong kinh đoanh, khả năng kết quả cuối cùng sai lệch so với dự tính
theo chiều hướng bất lợi cũng được xem là một loại rủi ro Các định nghĩa nêu trên
đã không bao quát được loại rủi ro này Việc các định nghĩa trên chỉ gắn rủi ro với tén thất là điều dễ hiểu vì chúng phần lớn được giới nghiên cứu về bảo hiểm đưa ra Đối tượng của bảo hiểm chỉ giới hạn ở các tốn thất về mặt tài chính mà không bao hàm những sai lệch không mong muốn so với đự tính
Tóm lại, qua phân tích các định nghĩa phổ biến về rủi ro có thể thấy những
định nghĩa này gặp phải những hạn chế vé tinh không rõ ràng, thiếu thống nhất và kém linh hoạt trong vận dựng Không có định nghĩa nào bao quát được hết mọi
khía cạnh rủi ro mà nhà quản trị phải đối mặt trong quá trình ra quyết định Do vậy cần thiết phải có một định nghĩa thích hợp hơn cho lĩnh vực quản trị nói chung và
quản trị rủi ro nói riêng
Trên cơ sở những phân tích về khái niệm rủi ro ở trên, nhóm nghiên cứu đẻ xuất một định nghĩa mới về rủi ro nhự sau:
Rãi ro là một tình huông của thể giới khách quan trong đó tồn tại khả
năng xây ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong chờ
Từ khái niệm nói trên, chúng ta có thể rút ra những điểm cơ bản sau đây: Trước tiên, với việc định nghĩa rủi ro là “một tình huống của thế giới khách quan”, định nghĩa đã khẳng định tính chất khách quan của rủi ro Rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố từ môi trường khách quan gắn với sự kiện chứ không chịu
tác động bởi nhận thức chủ quan của con người về sự kiện đó
Thứ hai, với quan niệm kết quả không mong muốn của rủi ro chính là sự sai
lệch bắt lợi so với kết quả được dự tính hoặc mong chờ, định nghĩa bao hàm cả những rủi ro gắn với các tôn thất và những rủi ro gắn với sự sai lệch so với dy tinh
Rõ ràng mọi người đều mong không phải chịu tôn thất hay thiệt hại Nếu trong một
tình huỗng cụ thể tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với sự mong
muốn đó, tức là tồn tại khả năng xảy ra tổn thất hay thiệt hại thì tình huỗng đó
được coi là rủi ro Và ngay cả khi một sự sai lệch so với dự tính dù không gây ra tổn thất nhưng theo chiều hướng bất lợi, chẳng hạn giá cả tăng không như mong
muốn khiến lợi nhuận không cao như dự định thì cũng được coi là rủi ro
Trang 19lượng hóa trong từng tình huống cụ thé Diém mau chốt cho sự linh hoạt là thừa nhận “dự tính của con người”, là tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro Mọi sự sai lệch bất
lợi so với đự tính đều coi là rủi ro Nguyên nhân gây ra sự sai lệch là khách quan,
nhưng dự tính của con người là nhân tố chủ quan và khác nhau trong từng trường hợp cụ thể
1.1.2 Rủi ro trong kỉnh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đây đủ những đặc điểm cơ bản như bất kỳ một loại rủi ro nao Rui ro trong kinh doanh thường dễ nhận thấy và được con người quan tâm nhiều nhất Bởi vì, trước hết kinh doanh là
một hoạt động mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho mỗi cá nhân và lợi nhuận
chính là động lực thúc đây doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động của
mình Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng thường có nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng và làm gia tăng bất
trắc Những bất trắc thường xuyên xảy ra trong môi trường kinh doanh dẫn đến
“những sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính hay mong chờ” của doanh nghiệp Khác với một số rủi ro thông thường khác, rủi ro kinh doanh thường rất cụ thể và có thể đo lường được Sở dĩ như vậy là vì, khái niệm rủi ro kinh doanh thường gắn với lợi nhuận và nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận sự mạo hiểm cùng
với khả năng xảy ra rủi ro cao đẻ có lợi nhuận kỳ vọng lớn
Rủi ro kinh doanh đồng thời cũng rất đa dạng và phức tạp bởi nó chịu nhiều
tác động, không những từ nhân tố khách quan bên ngoài mà còn chính từ nội bộ
doanh nghiệp, từ chính nền kinh tế trong nước Để có những chiến lược và biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, con người cần phải biết nhận đạng, đánh giá và phân
loại rủi ro
1.2 Phân loại rủi ro
Có nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro, sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
1.2.1 Theo tính chất của rủi ro
Có 2 loại: Rủi ro suy đoán và Rủi ro thuần tuý
* Rui ro suy đoán: còn gọi là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ, tổn tại cơ hội kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành
bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ ví dụ mua cổ phiếu: khoản đầu
tư này có thẻ lãi, hoà vốn hoặc lỗ
Trang 20mà không có cơ hội kiếm lời Ví dụ: lụt bão, sóng than, hoa hoan, động đất, khủng hoảng kinh tế, đầu tư sai lầm.v.v
1.2.2 Theo phạm vỉ ảnh hưởng của rủi ro
Có 2 loại: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
* Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngồi tầm kiểm sốt của mọi người Hậu quả của rủi ro cơ bản thường rất nghiêm trọng, khó
lường, có ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội Ví dụ: lạm phát, khủng hoảng
kinh tế, động đất, núi lửa phun.v.v
* Rui ro riêng biệt: là loại rủi ro xuất phát từ các biến cỗ chủ quan và khách
quan của từng cá nhân, tổ chức.Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của từng
cá nhân hoặc tổ chức Nếu xét về hậu quả đối với một doanh nghiệp có thể rất nghiêm trọng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nên kinh tế- xã hội Ví dụ: rủi ro cháy nỗ, rủi ro thanh toán, rủi ro đắm tàu.v.v
1.2.3 Theo nguyên nhân của rủi ro
Có 2 loại: rủi ro do các yếu tố khách quan và rủi ro do các yếu tố chủ quan * Rui ro do các yếu tổ khách quan: Yêu tỗ khách quan xảy ra ngoài ý muốn
của con người và không thê lường trước hay kiểm soát được Đây thường là những
nguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, cháy nỗ, gió, mưa, bão
lụt, hạn hán ; rủi ro do khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô của chính phủ Và vì vậy, chúng rất khó kiểm soát và thường khó khống chế Biện pháp chống đỡ phụ thuộc vào khả năng dự báo và sự thích nghỉ của doanh nghiệp
Trang 21Có các loại: rủi ro đo điều kiện tự nhiên, rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi
ro luật pháp, rủi ro văn hoá Theo cách phân loại này, có rất nhiều loại rủi ro và thường là những rủi ro điển hình đối với các doanh nghiệp như: rủi ro kinh tế, pháp lý, chính trị, tỷ giá hối đoái, giá cả, lãi suất v v
Với nhóm rủi ro này, nếu doanh nghiệp không có biện pháp quản trị tốt sẽ
chịu nhiều hậu quả nặng nẻ nhất
1.3 Mỗi liên hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh
Về mặt lý thuyết, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng/yêu cầu phải càng
cao Sở dĩ như vậy là vì nhà đầu tư sẽ chỉ tham gia vào một dự án rủi ro khi mức độ lợi nhuận dự tính từ dự án đó tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư chấp
nhận gánh chịu Tuy nhiên về mặt đài hạn, rủi ro là một trong những nhân tố làm
xói mòn lợi nhuận khi nó không được kiểm soát Để làm rõ những tác động bắt lợi của rủi ro đối với lợi nhuận, phân này sẽ liệt kê những chỉ phí phát sinh khi xảy ra
rủi ro Chí phí của rủi ro là toàn bộ những thiệt hại, mắt mát về vật chất lẫn tinh
thần trong việc gánh chịu, khắc phục, bồi thường tổn thất, trong việc phòng ngửa, hạn chế rủi ro'° Các chỉ phí này có thê chia thành các nhóm sau:
1.3.1 Các chỉ phí phát sinh trực tiếp từ hậu quả bắt lợi do rủi ro đem lại
Chỉ phí này bao gồm:
* Những thiệt hại về giá trị các tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng hay những
giảm sút về lợi nhuận, thậm chí thua lỗ
* Nguồn thu nhập không có cơ hội nhận được, chăng hạn tiền cho thuê toà
nhà trong trường hợp tồ nhà khơng gặp hoả hoạn
* Các chi phí phải bồi thường: Đây là các chỉ phí phải chi tra do cam kết
của doanh nghiệp hay thuộc trách nhiệm pháp lý của đoanh nghiệp đối với người thứ ba khi rủi ro xảy ra Ví dụ: bồi thường cho người lao động bị tai nạn trong
quá trình lao động theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật
Ngoài những chỉ phí mang tính hữu hình như đã nêu trên còn có những chỉ phí mang tính vô hình như mắt uy tín, mất bạn hàng và thị trường, bỏ lỡ thời
cơ Các chi phí này nhiều khi còn lớn hơn chỉ phí hữu hình gấp nhiễu lần
1.3.2 Chi phí trong quá trình khắc phục những tốn thất do rủi ro mang lai
Các chỉ phí này bao gồm:
Trang 22* Chi phí khoanh lại tốn thất: nhằm làm cho tổn thất không tram trọng hơn, không trở thành nguyên nhân cho các tổn thất khác hay làm tăng nguy cơ cho các rủi ro có liên quan Chẳng hạn chi phí để sơ cứu cho người lao động bị tai nạn nhằm tránh cho họ bị nặng hơn
* Chỉ phí khắc phục rủi ro: là toàn bộ chỉ phí liên quan đến phục hồi sức khỏe của con người, phục hồi lại giá trị sử dụng của tài sản, phục hỏi lại hoạt động
sản xuất - kinh đoanh, thị phân, uy tín 1.3.3, Chỉ phí phòng ngừa rửi ro
Là toàn bộ các chỉ phí liên quan đến việc tập huắn, tuyên truyền, trang bị thiết bị kỹ thuật, mua bảo hiểm liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro để nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro Những chỉ phí này lẽ ra sẽ không mất
nếu không ton tại rủi ro
1.3.4 Chi phí xã hội và tinh than
Đây là các chi phí mang tính chất gián tiếp, xem xét về khía cạnh vĩ mô hoặc tinh than Xét về mặt vĩ mô, một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn, gây thiệt hại cho nên kinh tế nói chung Mặt khác, môi trường rủi ro tăng sẽ làm tăng mức bù rủi ro khiến cho chỉ phí về vốn sẽ tăng lên
Người tiêu dùng cuối cùng sẽ phải gánh chịu những sự gia tăng chỉ phí này
Xét về mặt tỉnh thần, các rủi ro, đặc biệt là rủi ro thuần túy!! sẽ tạo tâm lý
bắt an, lo lắng cho những người bị đe dọa bởi rủi ro
Việc liệt kê các chi phí mà rủi ro có thể gây ra doanh nghiệp như trên chẳng
những khăng định được sự cần thiết phải đối phó với rủi ro mà còn cung cấp
những căn cứ đề xác định mức độ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra trong từng tình
huồng cụ thẻ, là cơ sở để đưa ra các phương pháp xác định, đánh giá, đo lường rủi ro sau nay
1.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong lánh doanh và các nhân tô làm gia tăng mức độ rủi ro
1.4.1 Nguyên nhân gây ra các rủi ro trong kinh doanh
1.4.1.1 Nhóm các nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiện
Đây là các nguyên nhân mang tính khách quan, xuất phát từ môi trường tự
nhiên, kinh tế - chính trị và văn hoá mà doanh nghiệp hoạt động Chúng không chỉ ảnh hưởng tới riêng một mình doanh nghiệp mà tới tất cả các doanh nghiệp hoạt
Trang 23động trong cùng môi trường đó Nhóm nguyên nhân này bao gồm:
a, Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên đây bát trắc
Môi trường tự nhiên trên thế giới hiện nay đang là nơi chứa đựng rất nhiều hiểm hoạ, nguy cơ rủi ro, tôn thất mang tính toàn cầu Đó là những rủi ro do các thảm họa tự nhiên như: như gió bão, sóng thần, động đất, núi lửa phun, cháy rừng, tình trạng thời tiết khắc nghiệt (E1 Nino, La Nina) đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản
Mặc dù xã hội loài người đã có những bước phát triển vượt bậc, con người đã có những cố gắng rất lớn nhằm giảm bớt những nguy cơ đe dọa từ môi trường tự nhiên nhưng thực tế cho thấy các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngồi tầm kiểm
sốt của con người Rủi ro từ môi trường tự nhiên vẫn thường xuyên rình rập cuộc
sông của con người
b Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường chính trị phức tạp và bất ôn trên
Cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, dù cuộc chiến tranh lạnh đã
lùi vào đĩ văng, nhưng trên thế giới vẫn liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột vũ trang,
các cuộc chiến tranh khốc liệt, gây nên những tốn thất to lớn về người và của, để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xã hội cho nhiều quốc gia
dân tộc, đây cuộc sống của nhân dân nhiều nước và khu vực rơi vào thám họa của
sự nghèo đói, chết chóc, bệnh tật, ty nạn Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính từ năm
1990 đến nay, trên thế giới đã xảy ra hàng trăm cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang lớn nhỏ, cướp đi sinh mạng của hàng chục vạn người với mức thiệt hại về vật chất lên đến trên 3000 tỷ USD Bên cạnh đó, các cuộc khủng bố đẫm máu mang màu sắc chính trị xảy ra liên tiếp, điển hình là vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, nơi được coi là an ninh tốt nhất thế giới; đồng thời làn sóng biểu tình, bãi công dâng cao ở khắp các thành phố các nước gây ra rất nhiều tốn thất về người và của
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra xung đột chính trị trên thế giới xuất phát từ những mâu thuẫn về chính trị, lợi ích kinh tế, về biên giới lãnh thổ giữa các sắc tộc, giữa các đảng phái, giữa các tôn giáo, các quốc gia, đân tộc, cộng đồng người
rất khó có thể dung hòa Bởi vậy, các cuộc xung đột này diễn ra rất dai đẳng, tính
chất, mức độ của nó ngày càng nghiêm trọng Trong khi đó, một số thế lực chính trị ở các nước lớn quan niệm: mọi mâu thuẫn có thể giải quyết bằng con đường quân sự, nước lớn có thê áp đặt chính trị cho nước nhỏ thông qua sức mạnh quân sự, nên
Trang 24tài trợ cho các cuộc bạo động chính trị, gây bất ôn về chính trị, tạo ra thị trường vũ
khí làm lợi cho các nước sản xuất vũ khí chiến tranh Những yếu tô nói trên đã giải thích lý do vì sao: “Thế giới chưa bao giờ im tiếng súng” Chúng ta vẫn không biết
đến bao giờ mới có những ngày bình yên cho mợi dân tộc, mọi con người trên trái
đất này Đây chính là những nguy cơ rủi ro mà các doanh nghiệp phải nhận diện và phân tích đầy đủ trong chiến lược kinh doanh của mình
c Nguyên nhân rủi ro từ sự thiếu hiểu biết môi các dân tôc trên thế giới
Môi trường văn hóa - xã hội của mỗi một quốc gia, dân tộc sẽ chỉ phối mạnh
`
văn hoá - xã hội đa dạng của
mẽ đến tâm tư, tình cảm, hành vi, ứng xử, sở thích, thị hiếu của người dân của
nước đó, các doanh nghiệp cần hiểu biết sâu sắc, nắm chắc và tận dụng được cơ
hội trong kinh doanh của mình
Rủi ro do môi trường văn hóa - xã hội là những rủi ro xảy ra cho các doanh
` nghiệp thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật,
đạo đức, cấu trúc xã hội, các định chế của quốc gia, dân tộc đang và sẽ vào kinh
doanh, từ đó sẽ có những hành vi ứng xử không phù hợp, nhiều khi vô tình trở
thành bất nhã, gây ra những thiệt hại, mất mát hoặc đánh mắt cơ hội kinh doanh,
nhất là đối với các nước có tôn giáo chính thống Đối với các quốc gia này, van dé liên quan đến tôn giáo phải được nghiên cứu kỹ trong kinh doanh nhất là trong
quảng cáo của doanh nghiệp tại nước đó, hoặc những nước lễ giáo được coi trọng
thì phải rất cẩn thận khi tiếp xúc, đàm phán ngược lại những nước phát triển thì vấn để quan trọng nhất là tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong kinh doanh, đàm phán của doanh nghiệp
Ví dụ:
* Sản phẩm Casset Sony một thời bị tây chay ở Thái Lan và chính phủ Thái
Lan cũng có phản ứng đối với công ty Sony bằng con đường ngoại giao, vì đã
dùng đến hình ảnh Phật Thích Ca khi quảng cáo sản phẩm máy Casset Sony; người
Thái coi đây là sự phi báng đối với Phật Tẻ
* Có doanh nghiệp đã không chú ý đến chuẩn mực xã hội đặc biệt của người Nhật (coi trọng tuổi tác, địa vị xã hội, trọng nam, khinh nữ ) ngay từ buổi đầu đã
cử một trưởng đoàn đàm phán là nữ trẻ tuổi nên đàm phán không thành công
đ Nguyên nhân rủi ro từ các cuộc khứng hoảng kinh tế
Phương thức sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa với mục tiêu là lợi nhận tối
đa đã tạo ra sự phát triển thần kỳ về mặt kinh tế, nhưng luôn mang trong lòng nó
Trang 25hoảng kinh tế là biến đổi theo các chu kỳ mặc dù có thời gian đài ngắn khác nhau
Khủng hoảng kinh tế chỉ là một trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, nó
được coi như là một sự kiện tất yếu, có tính quy luật, một căn bệnh kinh niên của
nên kinh tế tư bản chủ nghĩa
Nền kinh tế thế giới đã từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, đầu tiên xảy ra vào năm 1825, sau đó là các năm 1836, 1847 mà đỉnh cao của các cuộc khủng hoảng này xảy ra trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế trằm trọng nhất trong lịch sử loài người Một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tức là nền kinh tế thế giới, khu vực hoặc quốc gia lâm vào tình trang bat én, thất nghiệp gia tăng, lạm phát, giá cả tăng đột biến, tiền tệ mất giá nghiêm trọng, kinh tế suy thoái trầm
trọng Tắt cả những yếu tô này là nguyên nhân gây nên những rủi ro, tổn thất cho
các doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Hộp 1 : Khủng hoảng tài chính - tiên tệ Châu Á xảy ra năm 1997
Sau nhiều năm phát triển với tốc độ cao nhất thé giới, khu vực Đông Nam
Á được nhiều người biết đến với con mắt khâm phục "Bất ngờ, vào ngày 2/1/1997 chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Bath mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á Tiếp theo, ngày 11/7/1997 Philippin tuyên bố thả nỗi
đồng Peso Ngày 11/8/1997 Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường
ngoại hối Ngày 14/8/1997 Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah Ngày
19/8/1997 Singapore tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối Ngày
23/12//997 đồng Won (Hàn Quốc) giảm xuống mức thấp nhất: 1926 WON/1USD Ngày 16/6/1998 đồng Yên (Nhật) giảm xuống mức kỷ lục trong nhiều năm: 150 JPY/1USD Đó chính là các mốc quan trọng đánh đấu cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước trong khu vực kéo dài trong nhiều năm
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thật nặng nẻ, trước sự mắt giá của đồng nội tệ người gửi tiền đồng loạt đến ngân hàng rút tiền, hoặc bán cỗ
phiếu để mua ngoại tệ mạnh cất trữ, cầu về ngoại tệ trên thị trường tăng nhanh,
cung ngoại tệ giảm càng đây nhanh sự sụt giá của đồng nội tệ ở các nước, đã làm
trầm trọng thêm khủng hoảng Tình trạng đó làm cho rất nhiều ngân hàng không
có khả năng chỉ trả dẫn đến sự phá sản; các chỉ số chứng khoán giảm mạnh do trị giá nhiều cỗ phiếu giảm mạnh, sự rồi loạn trong hoạt động kinh tế, xã hội gia tăng (nạn đầu cơ phát triển, môi trường đầu tư, kinh doanh bị ảnh hường, phá sản tăng, thất nghiệp tăng )
Trang 26
Thái Lan và Indonesia là 2 nước chịu ảnh hưởng nặng né nhat Tang trưởng
kinh tế của Thái Lan năm 1998 giảm 16,1% so với năm 1996 (trước khủng hoảng), Indonesia năm 1998 giảm 21,2%-so với năm 1996 Tốc độ phục hồi kinh tế của 2 nước cũng khá chậm chạp do dư âm của khủng hoảng còn kéo dài Các nước còn lại (Hàn Quốc, Malaysia, Philippin) tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế âm (1998), nhưng sự phục hồi kinh tế khá nhanh, điển hình là Hàn Quốc năm 1999 đạt 17,4% so với năm 1998, Malaysia năm 1999 đạt 12,9% so với năm 1998
*Nguôn: nhóm tác giả nghiên cứu tự tổng hợp từ các tài liệu khác nhau
Như vậy, khủng hoảng kinh tế (trong đó có khủng hoảng tài chính - tiền tệ)
là một căn bệnh kinh niên của kinh tế thị trường xảy ra theo chu kỳ Một khi xảy
ra, nó mang lại hậu quả rất nghiêm trọng cho nên kinh tế của nhiều quốc gia Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lại rất khác nhau, phụ thuộc vào sự can thiệp của Chính phủ, mức độ mở cửa nền kinh tế, vào bản thân quy mô của nền kinh tế quyết định Khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp, qua đó giảm sức mua của thị trường quốc tế và thu hẹp thị trường xuất khâu của nhiều quốc gia
e Các nguyên nhận có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và môi trường pháp lý thiện ấn đỉnh, thiếu rõ ràng, mỉnh bạch của các nước trên thế giới
Chính sách phát triển kinh tế mỗi quốc gia thường được cụ thể hóa bằng một hệ các văn bản pháp luật và cơ chế điều hành Trong thực tế, nhiều khi hệ thống các văn bản pháp lý và cơ chế điều hành mâu thuẫn thậm chí trái ngược với chính sách kinh tế chung của Nhà nước Sự thay đổi và tính không ổn định của các chính sách kinh tế và hệ thống các văn bản pháp lý là một trong các nguyên nhân dẫn đến
các rủi ro trong kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp thường gặp phải Kinh
nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy: khi kinh doanh với các đối tác ở một số nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ môi trường pháp lý phức tạp, không rõ ràng hay thay đôi của Chính phủ các nước sở tại cộng với cơ chế điều hành của chính quyền thường rườm rà, thiểu kỷ cương, công khai, dân chủ nên có thể gây ra các rủi ro cho các doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp mắt toàn bộ số vốn đã đầu tư, chỉ phí kinh doanh tăng dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường, thu nhập của doanh nghiệp giảm, thậm chí bị lễ trong kinh doanh
£ Các nguyên nhân có liện quan tới sự phát triển của kỹ thuật công nghệ
Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ luôn là động lực cho sự phát triển của
Trang 27chúng cũng tạo ra những rủi ro mới cho xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng Chúng có thể là sự phát triển quá nhanh của công nghệ khiến cho các doanh nghiệp chịu lãng phí khi phải chạy theo công nghệ mới để dành ưu thế trong cạnh tranh Nó cũng có thể là sự phát triển quá nhanh mà không kèm theo các biện pháp ngăn ngừa những tác hại của sự phát triển đó, chẳng hạn sự phát triển của
công nghệ hạt nhân, nguyên tử, công nghệ viễn thông chưa tính đến tác hại của
chất thải hạt nhân, hay tình trạng bị tắn công trên mạng
Đây là các nguyên nhân có nguồn gốc bên ngoài doanh nghiệp nhưng chỉ ảnh hưởng tới riêng doanh nghiệp; bao gồm các nguyên nhân có nguồn gốc tự
nhiên như: cháy, nỗ và các nguyên nhân có nguồn gốc tử hành vi của con người
(như hành vi cạnh tranh không trung thực (làm hàng giả, hàng nhái), tình trạng mắt
khả năng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của đối tác (đo phá sản, do lừa đảo),
hay sự tắc trách bất cẩn, thậm chí phá hoại từ bên ngoài) Các nguyên nhân này
thường do các chủ thể có quan hệ với doanh nghiệp gây nên như nhà cung cấp,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đơn vị quản lý
1.4.1.2 Nhóm các nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp
Đây là các nguyên nhân mang tính chở quan, có nguồn gốc bên trong đoanh nghiệp, chúng xuất hiện từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của cá nhân và
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Phải nói rằng nhóm nguyên nhân này rất
đa dạng và phức tạp Có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây:
a) Sự sai lầm của lãnh đạo doanh nghiệp về việc lựa chọn chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là tổng thê các phương sách mang tính tổng thể
bao gồm: tự tưởng, phương châm, mục tiêu, nhiệm vụ, các bước và biện pháp
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp trong một thời kỳ tương đối dài Chiến lược kinh doanh do lãnh đạo doanh nghiệp đề ra trên cơ sở khảo sát, phân tích các điều kiện môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp
Việc xác định đúng đắn chiến lược kinh đoanh sẽ có tác dụng thúc đây và
dam bao sy phát triển thuận lợi của doanh nghiệp; nâng cao tính mục đích của sản
Trang 28gây ra những thiệt hại, thua lỗ lớn cho doanh nghiệp Đây là nguy cơ lớn nhất dẫn
đến sự đỗ vỡ, phá sản của một doanh nghiệp
Ngoài ra, việc thiếu một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém so với việc lựa chọn sai lâm chiến lược
kinh doanh Do không có chiến lược nên hoạt động kinh doanh mang nặng tính
"tình thế”, "chộp giựt”, khi gặp phải rủi ro bất ngờ, thất bại là không thê tránh khỏi
b) Sư thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến những quyết đỉnh sai lầm gây ra rủi ro, tôn thất trong kinh doanh
Có thể nói trong nén kinh tế thị trường thông tin có một vai trò hết sức quan
trọng trong việc quản trị doanh nghiệp Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ có thể ra được các quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp trên cơ sở nguồn thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình thị trường, đối tác kinh doanh,
đối thủ cạnh tranh, môi trường luật pháp trong nước cũng nhự quốc tế.v.v
Sự thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác sẽ dẫn đến các quyết định quản lý sai lầm, dễ bị lừa đảo, không xác định rõ sức mạnh của đối thủ
cạnh tranh, thị trường phù hợp Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro,
thất bại trong kinh doanh
© Sự yến kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở các.mặt: quy mô về lao động và vốn, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp
Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến các hậu
quả như: chất lượng hàng hoá thấp kém, giá thành cao dẫn đến sản phẩm không có khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế, gây ra sự thiếu tin tưởng của đối tác, khách hàng, không có khả năng ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn.v.v Những hậu quả này là một trong các nguyên nhân chính gay ra những đỗ vỡ, thất bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp
d) Sự yếu kém về trình đô quản trị doanh nghiệp
Sự yếu kém về trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp thể hiện ở sự
thiếu kiến thức trong kinh doanh; trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu
của nhiệm vụ được giao; sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu
ăn khớp, nhịp nhàng; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải người lao động không phù hợp.v.v
Trang 29lượng sản phẩm thấp kém, hàng hoá bị trả lại, thậm chí có thể xảy ra những "rối loạn" trong nội bộ doanh nghiệp như xảy ra đình công, bãi công, nỗi loạn.v.v Đây
là những yếu tố gây ra những rủi ro, tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp
©) Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kế trên, sự sơ suất, bất cần, chủ quan, thiếu tỉnh
thần trách nhiệm, thậm chí thiếu trung thực của các thành viên trong doanh nghiệp
cũng là những nhân tô có thê gây ra rủi ro, tôn thất đáng kế cho đoanh nghiệp Như vậy, nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất trong kinh doanh rất đa dạng và phức tạp, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau Đó có thể là những nguyên nhân
mang tính khách quan đến từ mơi trường bên ngồi doanh nghiệp nhưng cũng có
thể là những nguyên nhân mang tính chủ quan đến từ bên trong doanh nghiệp Cho
dù đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì chúng đều là nguồn gây ra rủi
ro, tôn thất, mỗi hiểm hoạ cho doanh nghiệp Tuy nhiên, bản thân hai nhóm rủi ro này khác nhau, đối với nhóm nguyên nhân khách quan người ta khó hạn ché, loại
bỏ nó bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà chủ quan của con người rất
khó kiểm soát nổi Còn đối với nhóm nguyên nhân chủ quan, tuy rất phức tạp nhưng lại xuất hiện từ hành vi của con người Cho nên có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau Thực tế trong kinh doanh, những rủi ro, tôn thất có nguyên nhân chủ quan chiếm đa số vẻ cả tần số và cả mức độ nghiêm trọng của rủi ro, tốn thất 1.4.2 Các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro
Doanh nghiệp có thể gặp nhiều loại rủi ro nhưng không phải mọi rủi ro cũng có nguy cơ xảy ra giống nhau Cùng một loại rủi ro nhưng trong những tình huống
khác nhau có thể có xác suất xảy ra khác nhau Việc xác định các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro chính vì thế cũng là một nhiệm vụ quan trọng của công
tác quản trị Để giúp cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng được chính xác,
phân này sẽ trình bày một cách hệ thống các nhân tổ có thẻ ảnh hưởng tới xác suất
xây ra rủi ro Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là ranh giới giữa nguyên nhân gây ra rủi ro
và nhân tố gia tăng nguy cơ rủi ro không phải lúc nào cũng rõ ràng vì có sự kiện là
nguyên nhân của một rủi ro nhưng đồng thời lại là nhân tố làm gia tăng rủi ro khác Chẳng hạn, điều kiện làm việc kém sẽ là nguyên nhân làm giảm năng suất làm việc
đồng thời là nhân tố làm tăng rủi ro xảy ra sai sót trong công việc
Khái quát lại, các nhân tô ảnh hưởng tới rủi ro có thê chia thành 4 nhóm sau: 1.4.2.1 Các nhân tỖ mang tính vật chat (Physical hazard)
Đây là các nhân tô phan ánh tình trạng về mặt vật chất như kết cầu của khu
Trang 30động của máy móc Nếu khu nhà xưởng ở vào vị trí chật hẹp, làm bằng những vật liệu đễ cháy thì nguy cơ cháy nỗ sẽ cao, máy móc đòi hỏi điều kiện khô ráo lại
phải vận hành trong điều kiện âm ướt thì rủi ro hỏng hóc sẽ tăng lên 1.4.2.2 Các nhận tỗ có tính dao dite (Moral hazard)
Đây là nhóm nhân tố liên quan đến thái độ không trung thực của con người Việc giao dịch với các đối tác ở xa, không nắm rõ thông tin sẽ làm tăng nguy cơ gặp rủi ro lừa đảo; các điều khoản hợp đồng không chặt chế cũng làm tăng nguy cơ này; tình trạng trộm cắp ở khu vực cũng là một nhân tố làm tăng rủi ro mắt trộm
là các ví dụ về nhóm nhân tổ này
1.4.2.3 Các nhân tỗ thuộc về tỉnh thần (Morale hazard)
Đây cũng là các nhân tố liên quan đến thái độ, hành vi của con người như
thái độ vô trách nhiệm, tính cầu thả, nóng vội, chủ quan Rõ ràng sự coi nhẹ,
thiếu quan tâm thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro Điểm phân
biệt giữa các nhân tố này với các nhân tố có tính đạo đức là hành vi vô thức hay có
ý thức Các nhân tổ có tính đạo đức phản ánh những hành vi có ý thức, có tính làm
tăng nguy cơ rủi ro trong khi các nhân tố thuộc về tỉnh thần thuộc về những hành
vi không ý thức được hậu quả làm tăng rủi ro của những hành vi đó
1.42.4 Các nhân tô có tính chất môi trường hay pháp lý (Environmental or legal hazard)
Nhóm nhân tố này liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống luật pháp chỉ phối các hoạt động đó Một hệ thống pháp luật thiếu ổn định, không nhất quán; môi trường cạnh tranh không bình đẳng, nặng về các quan hệ ngắm là những ví dụ về các nhân tô này
1.5 Các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ bên ngoài quốc gia hoặc mua bán trao đỗi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia
với nhau Nói một cách khác, hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và các hoạt động kinh doanh thương mại giữa các quốc gia
Trang 311.5.1 Những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế
Những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ được xem xét dưới góc độ quản trị rủi ro, do vậy chỉ những những đặc trưng nào có ảnh hưởng tới tình hình rủi ro của doanh nghiệp mới được đề cập
1.5.1.1 Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trong môi trường da dang va phức tạp
Hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến một hay nhiều thị trường bên ngoài quốc gia Những kinh nghiệm từ thị trường trong nước không thể áp dụng sang các thị trường ngoài nước do sự khác biệt về điều kiện văn hóa, xã hội, chính trị Sự khác biệt này đòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập thông tin không chỉ về nhu cầu, sở thích, thói quen của khách hàng, về tình hình đối thủ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài mà cả các đặc điểm về môi trường tự nhiên, văn hóa, chính trị ở đó Nhu cầu phải xử lý một khối lượng thông tin nhiều như vậy không thể tránh khỏi tình trạng thông tin sai lệch hay thiếu hụt Đây là chính là nguồn gốc tạo ra những loại rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh trong nước có thê không hoặc ít
khi gặp phải
1.5.1.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế chịu sự điều ti& của đằng thời nhiều nguân luật
Một doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh quốc tế không chỉ chịu sự điều tiết của pháp luật trong nước mà còn cả pháp luật tại các nước mà mình có
hoạt động kinh doanh, các công ước, tập quán quốc tế Vấn để này không chỉ đồi
hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững luật pháp nước sở tại, các luật và tập quán
quốc tế mà còn phải xử lý những xung đột giữa các nguồn luật này Đây chính là nguồn gốc dẫn đến những quan niệm khác nhau trong việc xử lý tranh chấp, khiến
cho việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế đễ rơi vào tình trạng bị kéo dai Hơn thế nữa, khi tham gia vào thị tường một quốc gia với tư cách là một
doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có thẻ sẽ gặp những rủi ro do hành vi bảo
vệ doanh nghiệp nội địa của quốc gia đó
1.5.1.3 Các đỗi tác trong kinh doanh quốc tế có quốc tịch khác nhau
Một đặc trưng trong kinh doanh quốc tế là các giao địch chính sẽ được tiến
hành với một hay nhiều đối tác có quốc tịch nước ngoài Đặc điểm này có thể đẫn
đến những bất đồng về ngôn ngữ, tập quán buôn bán, văn hóa là nguồn gốc gây ra rủi ro Mặt khác, trong nhiều trường hợp do ở cách xa nhau nên các doanh
nghiệp khó nắm bắt thông tin đầy đủ và kịp thời về tình hình kinh doanh của đối
Trang 32trường hợp xảy ra tranh chấp, việc thực hiện các phán quyết của tòa án với các đối
tác nước ngồi cũng khơng dễ dang
1.5.1.4 Phương thức giao dịch gián tiếp và từ xa đóng vai trò chủ yếu
Giao dịch trong kinh doanh quốc tế chủ yếu thông qua các hình thức gián tiếp như: thư tín, điện thoại, fax, thư điện tử, mạng Internet Các hình thức này giúp giảm đáng kể chỉ phí và tăng nhanh tốc độ liên lạc Tuy nhiên việc sử dụng
các hình thức giao dịch gián tiếp cũng dễ gây ra những rủi ro do tính hạn chế của các giao dịch này Thông tin không đến đúng nơi, kịp thời, có thế bị giả mạo là
những nguyên nhân làm tăng độ rủi ro cho các giao dịch Đặc biệt với xu hướng gia tăng các giao dịch thương mại điện tử, mức độ rủi ro cũng sẽ tăng theo khi mà khả năng kiểm soát rủi ro từ công nghệ không theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ 1.5.1.5 Hàng hoá và chứng từ liên quan phải chuyểễn giao trong thời gian dai và cu ly xa
Trong kinh doanh quốc tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế, hàng
hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua qua những không gian địa lý
rất xa Những rủi ro như bị mắt trộm, cướp, bị đắm chìm, bị chậm trễ trong quá trình vận chuyên sẽ luôn rình rap và những rủi ro này hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của người chuyên chở Cho dù hang hóa được mua bảo hiểm hay rủi ro có được kiêm soát hay dự báo đi chăng nữa thì việc thất thoát, tổn hai đến quyên lợi của các bên lien quan là điều không thể tránh khỏi Tiếp đến, việc lưu chuyển chứng từ thanh toán bằng hình thức trực tiếp qua thuyền trưởng đến thắng người
mua hay gián tiếp qua hệ thống ngân hang cũng thường gặp phải không ít rủi ro
Có thê kể đến những rủi ro trong trường hợp này như: động đất, bão lụt, nội chiến, đảo chính, cải cách của hệ thống chính trị của các quốc gia hay thậm chí là sự thiếu trách nhiệm của các bên lien quan trong giao dịch chứng từ
1.5.1.6 Hoạt động thanh toán hay di chuyển vẫn, lợi nhuận trong kinh doanh quốc tế phải trải qua bước chuyển đỗi từ đằng tiền này sang đồng tiền khác
Mỗi quốc gia đều có một đồng tiền riêng, do vậy khi thực hiện các hoạt động
di chuyển tiền, vốn từ nước này sang nước khác cho các mục đích đầu tư, thanh toán, các doanh nghiệp đều phải trải qua việc chuyển đổi từ déng tiền nước này sang đồng tiền nước khác Những nguy cơ tỷ giá hối đoái biến động bất thường hoặc giá trị đồng tiền mình nắm giữ bị suy giảm nghiêm trọng là những rủi ro thường gặp trong kinh doanh quốc tế Ngoài ra, những quy định kiểm scát về đi chuyển vốn vào ra của các quốc gia cũng có thể làm tăng rủi ro cho các hoạt động này
Trang 33Qua phân tích trên, có thê thấy những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế là nguyên nhân làm gia tăng rủi ro cho các hoạt động này Trên cơ
sở phân tích trên cùng với những khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu liệt kê các nhóm rủi ro chủ yếu trong kinh doanh quốc tế như sau:
1.5.2.1 Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh
Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh là những rủi ro ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh nói chung đối với tất cả các ngành Nhóm rủi ro này bao gồm
những loại như: rủi ro từ môi trường tự nhiên, rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị, chính
sách, rủi ro pháp lý, rủi ro văn hoá.v.v
8) Rủi ro từ môi trường tự nhiện
Các thảm họa tự nhiên như: động đất, Sóng thần, núi lửa, bão, lũ lụt, hạn
hán thường gây ra những tôn thất to lớn về người và tài sản, làm cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bị tổn thất nặng nề Điều
đáng lo ngại là những thảm họa thiên nhiên trên thế giới có xu hướng gia tăng cả
về vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và của
Theo thống kê của các cơ quan bảo hiểm trên thế giới, nếu tổn thất do ty nhiên gây ra từ những năm 1970 -1988 hiếm khi có tổn thất trên 1 ty USD, thì kể từ năm 1988 trở lại đây hằng năm ít nhất có một vụ tốn thất lên tới 1 tỷ USD, đặc biệt một số năm gần đây có một số vụ điển hình là:
- Trận động đất ngày 17- 8 -1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ làm thiệt mạng trên 20.000
người, phá hủy 76.000 ngôi nhà, ước thiệt hại khoảng 40 tỷ USD
- Trận động đất ngày 21-9-1999 tại Đài Loan làm thiệt mạng trên 2.000
người, ước thiệt hại khoảng 3/2 tỷ USD
- Năm 2004, có 5 cơn bão lớn trên thế giới đã làm thiệt hại khoảng 30 tỷ USD (Bao Ivan 2/9: 11 ty USD; Bao Charley 11/8: 7 ty USD; Bao Frances 26/8: 5
ty USD; Bao Jeane 13/9: 4 tỷ USD; Bão Songda 6/9: 2,5 tỷ USD) Nhất là đợt sóng thần (tháng 8/2004) tại các nước Nam Á làm thiệt mạng trên 200.000 người,
ước thiệt hại hàng trăm tỷ USD
- Cơn bão Katrina năm 2005 tại Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn
người, ước thiệt hại đến 25 tỷ USD và trận động đất ở Yogyakarta-Indonesia cuối tháng 5-2006 vừa qua đã cướp đi sinh mạng của 5.600 người, ước thiệt hại đến trên 20 tỷ USD Gần đây nhất là cơn bão Xangsen kinh hoàng (tháng 11/2006) đã đỗ bộ vào Philippine và Biển đông Việt Nam làm thiệt mạng hơn 6.000 người và làm đắm hàng nghìn tàu thuyên trên biển, ước thiệt hại hàng chục tỷ USD
Trang 34Rui ro kinh tế bao gồm những rủi ro nảy sinh do những thay đổi trong môi
trường phát triển kinh tế tại quốc gia mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan như: suy thoái - khủng hoảng kinh tế, sự biến động về tỷ giá hối đoái hay lãi suất, giá cả
Trong các loại rủi ro về kinh tế, phải kế đến rủi ro về tý giá hối đoái, rủi ro về lãi suất và rủi ro về giá cả hàng hoá là những rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế rất hay gặp phải
Rui ro vé ty gid héi đoái
Hoạt động thanh toán, di chuyển vốn, lợi nhuận trong kinh doanh quốc tế
liên quan đến việc chuyển đổi từ đồng tiền quốc gia này sang đồng tiền quốc gia khác Trong điều kiện đó, giá trị của các đồng tiền di chuyên sẽ phải chịu rủi ro từ những biến động bất thường về tỷ giá hối đối Điều khơng may là xu hướng biến động liên tục và bất thường của các đồng tiền sử dụng chủ yếu trong kinh doanh quốc tế như USD, JPY, DEM (và hiện nay là EUR) ngày càng phổ biến và không
có đầu hiệu suy giảm Những tổn thất do biến động bất ngờ của tỷ giá có thể tìm
thấy trong rất nhiều thương vụ trên thế giới và Việt Nam Rui ro về lãi suất
Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, kinh doanh quốc tế không thé tránh khỏi việc phải dựa vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài Những thay đổi ngồi tầm kiểm sốt về lãi suất sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải đổi mặt với những biến động về chỉ phí vay vốn Nhất là trong những trường hợp phải sử dụng các khoản tín dụng quốc tế (điều rất phô biến trong kinh doanh quốc tế), doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc năm bắt chiều hướng biến động của lãi suất bên ngoài quốc gia mình và do vậy, các khoản vay từ bên ngoài quốc gia sẽ phải
đối mặt nhiều hơn với rủi ro về lãi suất
Rui ro về giá cả hàng hoá
Biến động giá cả hàng hoá cũng là một rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải quan tâm đến Biến động giá cả của các mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đoanh thu bán hàng hoặc chỉ phí sản xuất của doanh nghiệp Đặc biệt với nhóm mặt hàng nông sản và năng lượng, nguy cơ này lại càng cao
©€) Rủi ro chính trị
Rui ro chính trị bao gồm những rủi ro nảy sinh từ tình hình chính trị của nước sở tại như: sự mất ôn định của chính quyền, những thay đổi trong chính sách vĩ mô
Trang 35các chính sách về lao động (chế độ lương, tuyển dụng ), các chính sách về môi
trường (an tồn sức khỏe, mơi trường), các chính sách về sở hữu (quốc hữu hóa,
sung công ) Những thiệt hại của các tập đoàn dầu mỏ và khí đốt của Nga trong
các hợp đồng dầu mỏ ký kết với chính phủ lraq là một minh họa trong rủi ro này d) Rúi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là những rủi ro liên quan đến những thay đổi về quy định pháp luật (như quy định về nhãn hiệu hàng hố, mơi trường, lao động ), rủi ro
phát sinh từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp nước sở tại, thiếu chặt chẽ trong các
hợp đồng kinh tế và đầu tư, hay vi phạm luật của quốc gia (như luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá ) Các công ty sản xuất nước ngọt như Pepsi, Coca Cola đã gặp phải rủi ro như vậy tại Việt Nam khi phải tuân thủ Quy chế ghi nhãn hàng hóa theo quyết định 178/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ Chỉ phí mà các công ty này phải bỏ ra để hủy mẫu chai cũ và đầu tư bao bì mới ước tính lên
tới 1.400 tỉ đồng
©) Rủi ro văn hóa
Rui ro van hóa nảy sinh đo thiếu am hiểu về phong tục tập quán địa phương, quốc gia; do không năm vững ngôn ngữ, lối sống, cách sống gây ra những hiểu lầm đáng tiếc Quảng cáo sản phẩm, quản trị nhân lực, quan hệ công chúng là những lĩnh vực dễ gặp phải những rủi ro này nhất
1.5.2.2 Nhóm rủi ro mang tính ngành nghệ kinh doanh
Đây là những rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh, đến các đối tác
cũng như đối thủ cạnh tranh và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với những đối tác hay đối thủ này Nhóm rủi ro ngành bao gồm những rủi ro cạnh tranh, đạo đức, rủi
ro tranh chấp, kiện tụng, rủi ro chuyên chở hàng hoá, rủi ro thanh toán
a) Rũi ro tranh chấp, kiện tụng
Hoạt động kinh doanh quốc tế không thể tránh khỏi các vụ tranh chấp, kiện
tụng Tính chất phức tạp về nguồn luật 4p đụng, về quan điểm khác nhau của các
bên về cách thức xử lý tranh chấp là nguyên nhân của những vụ kiện tụng kéo dài gây thiệt hại cho các bên Bên cạnh đó những khó khăn khi phải theo kiện ở nước
ngoài cũng làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Vụ thua kiện
Trang 36mặt hàng giày dép tại EU cũng là những minh chứng cho những rủi ro từ tranh
chấp, kiện tụng
b) Rải ro cạnh tranh
Rủi ro cạnh tranh thường xuất hiện trong những tình huống thiếu thông tin
vẻ những thay đổi trong nhụ cầu thị trường quốc tế, thiếu thông tin về sản phẩm, công nghệ của đối thủ cạnh tranh, do tình trạng hàng giả, hàng nhái Bài học “ngủ quên trong chiến thắng” của Sony để cho các tập đoàn điện tử của Hàn Quốc như LG, Samsung vượt lên là một ví dụ cụ thể cho loại rủi ro này
©) Rúi ro đao đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro do hành vi lừa đảo của các đối tác trong hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp Hành vi lừa đảo trong kinh doanh quốc tế tiêm ấn nhiều nguy cơ hơn so với kinh doanh trong nước do sự hạn chế về thông tin của doanh nghiệp về các đối tác nước ngoài Rủi ro đạo đức rất đa đạng Nó có thé nay
sinh do hành vi lừa đảo trong giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, trong thực
hiện hợp đồng, trong thanh toán và cả trong vận chuyển hàng hoá
Các hành vi lừa đảo trong giao dịch, ký kết hợp đồng bao gồm các hành vi mao danh dé ky kết, tạo dựng uy tín giả, đưa ra các điều khoản trong hợp đông để
tạo thuận lợi cho việc lừa đáo sau này, Hành vi lừa đáo chủ yếu thường gặp trong thanh toán là do chứng từ giả mạo Trong giao hàng là cung cấp hang gia, hàng
kém chất lượng, bàng sai chủng loại hoặc thậm chí là không giao hàng Trong vận
chuyên thì thường thấy các hành vi sử dụng tàu ma, đánh chìm tàu
đì Rủi ro chuyên chở
Chuyên chở hàng hoá trong kinh đoanh quốc tế gặp nhiều rủi ro hơn so với kinh doanh trong nước do quãng đường vận chuyển dài, khối lượng vận chuyển
thường lớn
Các rủi ro liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá bao gồm từ những
rủi ro liên quan đến việc thuê phương tiện chuyên chở, cho đến những rủi ro trong
quá trình chuyên chở hàng hoá đến với người mua (nhưng bị lừa đảo, trộm
cudp )
Do năng lực chuyên chở lớn, chi phí chuyên chở thấp nên vận tải bang đường biển chiếm đến gần 90% trong các phương thức chuyên chở hàng hoá xuất nhập khâu Để tài tập trung nghiên cứu những rủi ro liên quan đến phương thức
vận chuyển này
Trang 37họa khôn lường, đây chính là rủi ro thường gặp trong kinh doanh Rủi ro, tai nạn,
sự cố trên biển không chỉ gây thiệt hại cho chủ tàu, hãng bảo hiểm mà còn gây ra tốn thất cho các chủ hàng, làm tăng chỉ phí kinh đoanh quốc tế
Theo thống kê của các nhà hàng hải và bảo hiểm, từ năm 1850 đến nay, bình
quân cứ 30 giờ thì có một tàu, thuyền chìm đưới đáy biển Tổng cộng biên cả đã "nuốt" tới 200.000 con tầu lớn nhỏ với đầy của cải châu báu Chỉ tính riêng ở eo biển Malacca, thuộc tuyến giao thông quan trọng của Châu Á, ngoài hàng trăm con tàu nhỏ, số tàu có trọng tải lớn đi qua eo biển Malacca hơn 200 lượt/ngày, do đó sẽ không thê tránh được các vụ tai nạn xảy ra ở khu vực này Trong khoảng thời gian 5 năm, tính từ 1989 đến 9/1993, tại khu vực này đã xảy ra 490 vụ tai nạn, trung bình gần 100 vụ/ năm Năm 1996 tai nạn lên tới 149 vụ, trung bình cứ 2,5 ngày có một vụ đăm tàu Đặc biệt là vụ đụng tàu giữa tàu chở dầu Orapin Global của Thái
Lan và Evoikos của Sip vào 15/10/1997 làm 25.000 tấn dâu loang ra biển; dự tính
thiệt hại của vụ tai nạn này lên tới khoảng 100 triệu USD e) Rủi ro thanh toán
Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong các hoạt động kinh
doanh quốc tế, đặc biệt là kinh đoanh xuất nhập khẩu Những rủi ro mà các doanh nghiệp có thê gặp phải là khả năng không thu được hoặc không thu đủ, đúng hạn
tiền hàng
Rui ro thanh toán thường nảy sinh từ việc áp dụng các phương thức thanh
toán quốc tế Trên thực tế cho thấy, ngay cả với phương thức thanh tốn được xem là an tồn hơn cả và được sử dụng phổ biến nhất trong buôn bán quốc tế là phương thức thanh toán tín dụng chứng tử thì cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro cho cả hai bên do tính chất phức tạp của nó Theo thống kê của Phòng thương mại quốc tế cho thấy: những sai sót về nội dung bộ chứng từ, về xuất trình chậm trễ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được yêu cầu của thư tín dụng đã gây ra 72,73% trường hợp rủi ro trong thanh toán bằng phương thức này Với những phương thức thanh
toán đơn giản thì rủi ro lại phụ thuộc rất nhiều về thiện chí, về khả năng tài chính
của bên thanh tốn
Ngồi ra, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các giao dịch chuyên tiền thanh toán được thực hiện chủ yếu qua mạng lại càng làm tăng rủi ro cho các hoạt động thanh toán Chính sự thiếu hoàn thiện của các thiết bị phục vụ cho thanh toán điện tử đã làm giảm mức độ an toàn của thanh toán điện tử, làm tăng nguy cơ không thu được tiền hoặc gặp lừa đảo trong thanh toán điện tử
Trang 38Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp gắn với những yếu tô của từng doanh nghiệp, nó liên quan đến hoạt động, nhân sự, thông tin của mỗi một doanh nghiệp, trong đó chúng ta có thể kể đến những rủi ro chủ yếu sau:
a) Rủiro thông tín
Rui ro thông tin là loại rủi ro phát sinh từ sự thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác về giá cả, thị trường, đối thủ cạnh tranh dẫn đến việc làm chậm bỏ lỡ thời cơ hoặc bị đối tác lừa đảo, ép giá, ép phẩm cấp hàng hoá.v.v gây ra những tén thất nặng nẻ cho doanh nghiệp Đây là loại rủi ro mà các doanh nghiệp mới bước ra thương trường quốc tế như các doanh nghiệp Việt Nam
thường phải đối mặt
b) Rai ro do thiếu năng lực cạnh (ranh
Đây là loại rủi ro xuất hiện do doanh nghiệp thiếu năng lực hoạt động như
vốn ít; công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp kém.v.v
Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp do quy mô vốn nhỏ, số lượng lao động ít, nên đoanh nghiệp đã không đủ năng lực dé san xuất hay thu gom đủ nguồn hàng
cho những hợp đồng đã ký dẫn đến bị khách hàng phạt, hoặc bỏ lỡ nhiều các hợp đồng thương mại có giá trị lớn, lợi nhuận cao Cũng có nhiều doanh nghiệp do công nghệ thấp kém nên máy móc thiết bị hay có sự cố, sản phẩm làm ra bị hư hỏng nhiều bị khách hàng trả lại hoặc tử chối thanh tốn.v.v
©) Rủi rọ quản trị
Rủi ro quản trị là loại rủi ro có nguyên nhân từ sự yếu kém vẻ trình độ quản
trị của lãnh đạo doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, do trình độ quản trị doanh nghiệp kém, nhiều bộ phận trong
doanh nghiệp không nắm rõ chức năng nhiệm vụ của mình hoặc trình độ của cán bộ không đáp ứng đủ yêu cầu công việc nên dẫn đến tình trạng: làm mất quan hệ với khách hàng dẫn đến khách hàng đòi huỷ hợp đồng, gây rối loạn tổ chức làm cản trở việc ra quyết định quản lý Cũng có nhiều cán bộ lãnh đạo do thiếu năng lực đàm phán, ký kết hợp đồng nên dễ bị đối tác chèn ép, lừa đảo đưa doanh nghiệp vào tình thể bắt lợi gây ra những thiệt hại, tốn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp
đ) Rủi ro về nhân sự
Thực ra rủi ro về nhân sự là một loại rủi ro nằm trong nhóm rủi ro về quân trị doanh nghiệp nhưng do tính chất xây ra thường xuyên và mức độ trầm trọng của của loại rủi ro này nên chúng ta có thê tách riêng dé nghiên cứu
Trang 39xám, người lao động đình công, nổi loạn phá nhà máy, làm hỏng sản phẩm.v.v
những rủi ro này đã gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp
2 Quần trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế
2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro
Thuật ngữ “quân trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ trước, tuy nhiên khái niệm về nó đã từng được đề cập trước đó khá lâu, vào năm 1916 trong tác phẩm cia Henri Fayol, một nhà quản trị học nôi tiếng người Phap” Tuy xuất hiện sớm như vậy, nhưng cho đến nay quan niệm về quản trị rủi ro vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, Đó là bởi vì bản thân quản trị rủi ro là một khái niệm rộng và có những chức năng gần tương tự quản trị nói chung Trong kinh doanh, mợi quyết định quản trị đều được đặt trong điều kiện tổn tại rủi ro và do vậy mỗi quyết định quản trị nói chung cũng phải tính đến việc quản trị các rủi ro liên quan đến quyết định đó Ranh giới giữa quản trị rủi ro và quản trị nói chung
chính vì vậy không rõ ràng, gây khó khăn cho việc phân biệt chức năng quản trị rủi
ro và quản trị nói chung trong doanh nghiệp
Quản trị học hiện đại phân biệt quản trị nói chung và quản trị rủi ro ở phạm vi xử lý rủi ro Nếu như quản trị nói chung phải xử lý mọi rủi ro mà doanh nghiệp
gặp phải bao gồm cả những rủi ro thuần tuý lẫn rủi ro đầu cơ thì quản trị rủi ro chỉ giới hạn ở các rủi ro thuần tuý
Hơn nữa, việc sử dụng phổ biến các hợp đồng bảo hiểm để đối phó với rủi
ro trong các doanh nghiệp hiện đại đã đưa đến những quan niệm coi quản trị rủi ro chỉ giới hạn ở các rủi ro có thể bảo hiểm, thậm chí coi chức năng của hoạt động mua bảo hiểm cho các rủi ro của doanh nghiệp trùng với chức năng quản trị rủi ro của doanh nghiệp Nói cách khác là hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp
thực chất là xác định các rủi ro cần bảo hiểm và lựa chọn hợp đồng bảo hiểm thích
hợp Thực tế, hoạt động quản trị rủi ro không chỉ giới hạn công cụ, kỹ thuật của
mình ở các hoạt động mua bảo hiểm mà còn bao gồm cả các biện pháp, kỹ thuật
nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và trong nhiều tình huống phải chuẩn bị cho doanh
nghiệp gánh chịu những tổn thất của những rủi ro không thể tránh khỏi
Tán đồng quan điểm về quản trị rủi ro nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa về quản trị rủi ro như sau:
2 Henri Fayol, General and Industrial Management (New York: Pitman Publishing Corp., 1949), p.4 (Day là ban
Trang 40Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần tuý một cách có hệ
thông, khoa học, tồn diện thơng qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi
ro, xây dựng và thực thỉ các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xây ra,
thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tôn thất gây cho doanh nghiệp một
khi xây ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tôn thất đó
2.2 Các nội dung quản trị rủi r0
Hoạt động quản trị rủi ro được tổ chức khác nhau tuỳ vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng như việc phân bổ nguồn lực của đoanh nghiệp cho công tác
quản trị rủi ro, tuỳ theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hay đơn
giản cũng như mức độ coi trọng công tác quản trị rủi ro của ban lãnh đạo Tuy nhiên, dù mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại mỗi doanh nghiệp có thé khác nhau,
hoạt động quản trị rủi ro vẫn phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
2.2.1 Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro
2.2.1.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro
Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận dạng (hay phát hiện) được rủi ro, Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động nhận đạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin về các đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm,
hiểm hoạ, các loại tổn thất mà rủi ro có thé gay cho doanh nghiệp Hoạt động nhận
dạng rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên cứu, xem xét môi
trường xung quanh doanh nghiệp (vi mô và vĩ mơ), tồn bộ hoạt động của doanh
nghiệp, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang
xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với doanh nghiệp Trên cơ sở
những thống kê đó sẽ tiền hành phân tích rủi ro nhằm xác định nguyên nhân gây
ra các rủi ro cũng như các nhân tÔ làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho
doanh nghiệp
a) Phương pháp nhân dang (phát hiện) rủi ro:
Có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng dé phát hiện rủi ro: Phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ: