1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh về chống chủ nghĩa cá nhân và sự vận dụng của đảng ta hiện nay

71 659 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 41,48 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP HỌC VIỆN

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VÈ CHÓNG CHỦ NGHĨA

CÁ NHÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

Người thực hiện:

Th.S Đinh Công Sơn (Đồng chủ biên)

Th.S Nguyễn Thị Hạnh (Đồng chủ biên)

Th.S Pham Duy Anh Th.S Luu Truong Giang

Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 2

MỤC LỤC

MO DAU

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE CHU NGHIA CANHAN VA CHONG CHU NGHIA CA NHAN

1.1 Chủ nghĩa cá nhân 1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa cá nhà

1.1.3 Quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa cá nhân ĐẸ) 1.2 Chống chủ nghĩa cá nhân

1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin về chống chủ nghĩa cá nhân

12

nhân

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHÓNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân

2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Những biểu hiện chính của chủ nghĩa cá nhân

2.2 Chống chủ nghĩa cá nhân

18

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chống chủ nghĩa cá

30 30

2.2.1 Nâng cao giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng vì 2.2.2 Phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý luận chính

đường lối, chính sách của Dang trong cán bộ, đảng viên

2.2.3 Thực hành tự phê bình và phê bình trong Đảng

2.2.4 Chế độ sinh hoạt của chỉ bộ phải nghiêm túc Kỷ luật của Đảng

phải nghiêm mình Cơng tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ

2.2.5 Mỗi cán bộ, đảng viên phải cố gắng học tập rèn luyện, nâng cao

trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ

Trang 3

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỊ CHÍ MINH VÀO

CƠNG CUỘC CHÓNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN Ở NƯỚC TA

HIEN NAY

3.1 Thực trạng vấn đề chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở

nước ta hiện nay

3.1.1 Sự suy thoái, xuống cấp về tư tưởng, chính trị

3.1.2 Sự suy thoái về đạo đức, lối sống

3.2 Một số phương hướng và giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân trong,

cán bộ, đảng viên hiện na)

3.2.1 Phương hướng

3.2.2 Một số giải pháp KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO

Trang 4

MỞ ĐÀU

1 Lý đo chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại của lịch sử dân tộc và loài

người, một cách xứng đáng nhất, vẻ vang, nhất bởi Người đã để lại cho nhân loại một sự nghiệp cách mạng to lớn Người là biểu hiện tiêu biểu nhất của tỉnh

hoa và khí phách của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo

của cách mạng vơ sản Chính Người đã có cơng lớn trong, việc lãnh đạo nhân dân ta giành lại độc lập tự do cho dân tộc và cơm no áo ấm cho mọi người

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tu dưỡng đạo

đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, trong đó Người đặc biệt lưu ý cần phải

chống chủ nghĩa cá nhân Trong số các bài nói, viết của Người có đến hơn 5% bài có cụm từ “chủ nghĩa cá nhân”, điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh rất

quan tâm đến tình trạng chủ nghĩa cá nhân đang từng ngày, từng giờ thâm nhập vào cán bộ, đảng viên của ta Đặc biệt là hiện tượng tham ô, quan liêu, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ của cán bộ, đảng viên

Những thắng lợi có to lớn của cách mạng Việt Nam, trong đó có thành

tựu 27 năm đổi mới không chỉ bởi đường lối đúng đắn, sáng tạo mà cịn vì số

đơng cán bộ, đảng viên của Đảng vẫn giữ vững và phát huy đạo đức cách

mạng, suốt đời phần đấu hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên trong những năm đổi mới đã xuất hiện một thực tế là cùng với sự tăng, trưởng rất đáng tự hào về kinh tế là sự suy thoái về đạo đức và chủ nghĩa cá

nhân nảy sinh, phát triển trong bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên Văn

kiện Đại hội IX chỉ rõ trong công tác xây dựng Đảng, đang nỗi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống Đại hội IX đòi hỏi “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ

nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, tệ tham những, quan liêu làm trong,

Trang 5

tiếp tục nhấn mạnh: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, với những biểu hiện khác nhau

về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi

Trước yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Đảng và Nhà

n tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng lãng phí ” nước ta có nhiều nghiên cứu, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Sự thành công hay không, nhanh hay chậm của công cuộc đổi mới, một phần quan trọng là nhờ vào sự thành công,

hay thất bại của cơng cuộc đấu tranh phịng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên Thiết nghĩ, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và việc vận dụng vào công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

trong cán bộ, đảng viên và cả trong nhân dân là một yêu cầu bức thiết đặt ra không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả tương lai

Chính những điều này đặt ra nhiệm vụ cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng tình hình chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ta hiện

nay Từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, về những

biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp với tình hình hiện nay để ngăn ngừa và chống chủ nghĩa cá nhân trong

cán bộ, đảng viên và nhân dân Có làm được điều đó mới có thể đem lại sự

trong sạch, vững mạnh của Đảng, Nhà nước tiến tới xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là xã hội sản chủ nghĩa

Từ những nhận thức như trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ

Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và sự vận dụng của Đảng ta hiện

nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của mình 2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

~ Mục đích nghiên cứu:

Trang 6

hướng, giải pháp để phòng và chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên

của Đảng ta một cách hữu hiệu trong giai đoạn đôi mới đất nước hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Làm rõ khái niệm chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác — Lênin, của Dang ta và của

Chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Nghiên cứu thực trạng chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên của

Đảng ta hiện nay Từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đề xuất phương

hướng, giải pháp phòng, chống chủ nghĩa cá nhân có hiệu quả

3 Đôi tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tư tưởng về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân đẻ phòng và chống chủ nghĩa cá

nhân trong cán bộ, đảng viên của Đảng ta trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân

trong giai đoạn hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam - Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như

Trang 7

4 Kêt cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài được

kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Một số vẫn đề chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân

Chương 2: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và

chống chủ nghĩa cá nhân

Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng cuộc chống chủ

Trang 8

CHƯƠNG 1

MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÈ CHỦ NGHĨA CÁ

NHÂN VÀ CHÓNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÁN

1.1 Chủ nghĩa cá nhân

1.1.1 Khái niệm

Khái niệm "chủ nghĩa cá nhân" được các nhà tư tưởng Pháp, theo học thuyết của Saint-Simon, sử dụng để mô tả cái, mà họ tin là nguyên nhân của sự phân rã xã hội Pháp sau Cách mạng 1789 Nhưng, thuật ngữ này, trước đó, đã được sử dụng một cách tiêu cực bởi các nhà tư tưởng thuộc phe phản đối cuộc Cách mạng Pháp, điển hình là Joseph de Maistre, trong việc ông phản đối chủ nghĩa tự do trong chính trị Các nhà tư tưởng theo học thuyết của Saint-Simon không phản đối chủ nghĩa tự do chính trị, nhưng họ nhìn nhận

"chủ nghĩa cá nhân" là một hình thức của "chủ nghĩa vị kỷ" hoặc "vơ chính

phủ", hay "là sự bóc lột tàn nhẫn giữa con người với chính con người trong xã hội công nghiệp hiện đại" Trong khi những người phản đối chủ nghĩa cá nhân, theo phái bảo thủ, chủ trương bác bỏ quan điểm bình đẳng chính trị do cuộc Cách mạng mang lại, thì những người theo học thuyết của Saint-Simon

lại phê phán chủ nghĩa cá nhân, chủ yếu dựa trên cơ sở thực tế, đó là sự đỗ vỡ

của chủ nghĩa tự do trong kinh tế chỉ xuất hiện khi không thể giải quyết được vấn đề gia tăng bắt bình đẳng giữa người giàu và người nghèo

- Chủ nghĩa cá nhân trong chính trị:

Trong triết học chính trị, học thuyết cá nhân về nhà nước có quan niệm rằng, nhà nước cần giữ vai trò bảo vệ sự tự do hành động của mỗi cá nhân

theo đúng mong muốn của cá nhân đó, chừng nào mà sự tự do đó không động

chạm đến sự tự do của các cá nhân khác Điều này là đối lập với nhiều học

thuyết chính trị khác, mà theo đó, các học thuyết này ln đòi hỏi nhà nước

phải bằng mọi nỗ lực quản lý xã hội của mình, để bắt buộc cá nhân trước hết

Trang 9

“Trên thực tế, những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ yếu quan tâm tới việc bảo vệ sự tự do của mỗi cá nhân trước những ràng buộc của các thể chế xã hội áp đặt lên Nhiều người trong số họ đã đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ

sự tự do của số Ít trước mong, muốn của số đông và xem cá nhân là một thiểu

số nhỏ nhất Ví dụ, những người cá nhân chủ nghĩa phản đối các hệ thống dân

chủ, trừ phi có các bảo đảm hiến pháp bảo vệ sự tự do của cá nhân khỏi bị loại bỏ bởi quyền lợi của đa số Các quan điểm này mở rộng sang cả lĩnh vực

tự do về kinh tế và dân sự Một mối lo ngại chung điển hình của những người

cá nhân chủ nghĩa là sự tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và thương,

mại trong tay nhà nước hay chính quyền thành phố Cơ sở của việc phản đối

này là: một, các đại diện do dân bầu khơng có đủ trình độ, hay khơng có đủ

trách nhiệm cần thiết để quản lý các doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều tháo vát,

và cũng cịn phải tốn khơng ít tiền cơng trong quản lý hành chính; hai, tình

trạng "sức khỏe của nhà nước" phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi cá nhân để thực hiện lợi ích riêng của họ (những cá nhân cũng giống như "tế bào", là nơi chứa sự sống của cơ thẻ) Chủ nghĩa cá nhân có thể có cách tiếp cận cực đoan,

như chủ nghĩa vơ chính phủ cá nhân

Một số người theo chủ nghĩa cá nhân chính trị cho rằng, thuật ngữ "xã

hội" có nghĩa là tập hợp rất lớn của các cá nhân Xã hội không bao giờ tồn tại iến hành bất cứ

bên ngoài hay ở trên cá nhân, và, do vậy, không, thể được phép

hành động xã hội nào Vì, theo họ, hành động cần phải có chủ ý, mà chủ ý cần có chủ thể, mà tồn thể xã hội khơng phải là một chủ thể, chỉ có cá nhân mới là

chủ thể Cũng quan điểm như vậy nhưng, với nhà nước, họ quan niệm nhà nước là tập hợp của các cá nhân Mặc dù các nhà nước dân chủ được bầu bởi

phổ thông đầu phiếu, sự thật vẫn là tất cả các hoạt động của nhà nước vẫn được

tiến hành như là phương tiện có chủ ý và là hành động của một số cá nhân

Theo họ, nhà nước không hề hành động Và như thế, những người cá nhân chủ

Trang 10

- Chi nghĩa cá nhân và xã hội:

Khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau cho rằng, mỗi cá nhân hàm chứa một khế ước giao nộp ý chí, nguyện vọng của bản thân cho cái gọi là "ý chí nguyện vọng chung của quần chúng" Quan điểm ủng hộ việc xem ý chí nguyện vọng của cá nhân thấp hơn ý chí nguyện vọng tập thể này về cơ bản là

đối lập với triết học cá nhân chủ nghĩa Một cá nhân tham gia xã hội để mở

rộng hơn nữa quyền lợi của mình, hay chí ít cũng để đòi hỏi quyển phục vy cho quyền lợi của mình, mà không quan tâm đến quyền lợi của xã hội Người cá nhân chủ nghĩa không tin vào bắt cứ một học thuyết triết học nào, nếu những

học thuyết này đòi hỏi họ phải hy sinh quyền lợi của cá nhân mình vì những, nguyên nhân xã hội nào đó cao cả hơn Rousseau đưa ra quan niệm về "ý chí

chung", trong đó nhắn mạnh "ý chí chung" khơng phải chỉ là một tập hợp giản

đơn của các ý chí cá nhân, mà nó phải mở rộng, quyền lợi của các cá nhân (ràng, buộc của bản thân luật pháp sẽ làm lợi cho cá nhân, vì nếu thiếu sự tơn trọng

pháp luật, thì, theo quan điểm của Rousseau, sẽ xuất hiện một dạng không biết

và lệ thuộc vào dục vọng của một cá nhân, thay vì là vào lý trí độc lập)

Xã hội và các nhóm cá thể khác nhau, trong chừng mực mà xã hội hay

các nhóm dựa trên những "bản thẻ" (cá nhân, quyền lợi của cá nhân), thay vì

là những hành vi có tính "thực thể khác" (có định hướng nhóm, hay của nhóm, của xã hội) Cịn có sự phân biệt, liên quan đến ngữ cảnh này, giữa xã

hội "phường hội" với "chuẩn mực có liên kết n ội "hỗ thẹn"

(như ở Nhật Bản, khi "mang lại sự hỗ thẹn cho tổ tiên của ai đó") với "chuẩn

mực có liên kết bên ngoài", khi người ta xem phản h

của người khác lên hành động của mình xem có "chấp nhận được" hay không (còn gọi là "ý nghĩ

của cả nhóm")

Chủ nghĩa cá nhân, đôi khi cũng gần gũi với các biến thể của chủ nghĩa

vơ chính phủ cá nhân, chủ nghĩa tự do, hoặc chủ nghĩa tự do cỗ điển, thông

Trang 11

trách đại cho quyền lực công hoặc xã hội có quyền can thiệp vào quá trình ra quyết định của cá nhân chỉ khi có nhu cầu cấp thiết xuất hiện

- Chủ nghĩa cá nhân trong kinh tế:

Học thuyết chủ nghĩa cá nhân kinh tế xem mỗi cá nhân cần được tự quyết trong các quyết định kinh tế của mình Nó thậm chí đối lập với các quyết định do nhà nước, hoặc cộng đồng, đưa ra cho anh ta Hơn thế, chủ

nghĩa cá nhân kinh tế chủ trương sở hữu tư nhân tài sản, đối lập với các cơ cấu tổ chức tập thể hay nhà nước Chủ nghĩa tư bản thường được nói đến như

là một hệ thống kinh tế dựa trên những quan điểm này

Các nhà phê bình chủ nghĩa tư bản hiện đại đôi khi lập luận rằng chủ

nghĩa tư bản không chỉ dựa trên các cá nhân, mà chủ yếu dựa trên các hãng và

các thể chế, và vai trò của các cá nhân là phụ thuộc vào các thể chế này Tuy

nhiên, so sánh với nhiều dạng khác nhau của chủ nghĩa tập thể trong chính trị,

chủ nghĩa tư bản thường vẫn được xem là cá nhân, vì sự tham gia của các the

chế là tự nguyện và là sự lựa chọn của cá nhân Dĩ nhiên, chủ nghĩa tư bản có

thể cũng phát triển cả trong những xã hội tập thể với sự lựa chọn của cá nhân

Sự khác biệt ở đây là sự lựa chọn này dựa trên cái gì: nhu cầu cá nhân hay nhu cầu tập thể?

Chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ phức tạp với chủ nghĩa vị kỷ, mặc dù một số người cá nhân chủ nghĩa cũng là những người vị kỷ Người theo

chủ nghĩa cá nhân khơng thích tranh luận về câu hỏi: Ích kỷ, về bản chất, là tốt hay xấu? Nó có phải là cái vốn có ngay từ khi người ta sinh ra hay

không? Họ lại thường lập luận rằng, các cá nhân khơng có trách nhiệm

ràng buộc nào đối với các áp đặt của xã hội, và họ đòi hỏi các cá nhân cần

được tự do lựa chọn theo đuổi cách sống ích kỷ, cũng như bắt kỳ cách sống

nào khác phù hợp với mong muốn của mình Một người cá nhân chủ nghĩa

khác lại khẳng định, vị kỷ là "tính tương đối của đạo đức", và mô tả tính

Trang 12

Tóm lại, Chủ nghĩa cá nhân, hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa, là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương điện xã hội, chính trị, hoặc đạo đức, trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con

người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân, cho đù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bắt kỳ một nhóm hay một thẻ chế nào khác Chủ nghĩa cá nhân, do vậy, đối lập với chủ nghĩa toàn

luận, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là

đối lập với những chủ thuyết nhắn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội,

chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cân được đặt wu tiên cao hơn các mục

đích của cá nhân Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức đối lập với bắt cứ quan niệm nào cho rằng cân sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài khách thể, đề hạn chế sự lựa

chọn hành động của cá nhân

1.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa cá nhân

Trong sự phát triển của xã hội loài người, chủ nghĩa cá nhân nảy sinh

ngay khi trong xã hội có sự phân chia thành các giai cấp đối Nhưng,

chỉ trong chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cá nhân mới thực sự phát triển mạnh

mẽ Theo C Mác, “mỗi một nguyên lý đã từng có thế kỷ của nó, để biểu hiện ra ở đó, nguyên lý uy quyền chẳng hạn, thì có thế kỷ XI, cũng như nguyên lý chủ nghĩa cá nhân có thế kỷ XVIII” ', đây là thế kỷ phát triển

mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản

Xét về mặt lịch sử, trong giai đoạn đầu của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cá nhân có nhiều tích cực Ở giai đoạn này, mục tiêu đấu tranh của chủ nghĩa cá nhân là chống chế độ phong kiến và đại diện tỉnh thần của

nó là Giáo hội Thiên Chúa Chủ nghĩa cá nhân đã lên án mạnh mẽ, chống đối

quyết liệt tính chất độc tài, phản nhân đạo của Giáo hội, cũng như cấu trúc 1 C; Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, NXBCTQG, H 1995, t 3, tr 11

Trang 13

đẳng cấp nghiêm ngặt, hà khắc dày xéo lên tự do, hạnh phúc của cá nhân con

người Chủ nghĩa cá nhân đòi hỏi mỗi cá nhân phải được giải phóng khỏi sự

áp bức, thống trị của Nhà nước chuyên chế phong kiến, Giáo hội, hay của bất

kể cá nhân nào khác Tắt cả mọi người đều có quyền bình đẳng trước Chúa,

trước pháp luật và trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống Chính vì vậy,

chủ nghĩa cá nhân giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản đã góp phần giải phóng,

một nguồn năng lực lớn trong hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh

vực kinh doanh, khoa học, nghệ thuật, và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho con người trở nên năng động, sáng tạo hơn hẳn lúc con người bị điều hành bởi các nguyên tắc đạo đức phong kiến Chính vì thế, trong giai đoạn đầu mới hình thành, chủ nghĩa cá nhân cũng có những yếu tố

cách mạng so với đạo đức phong, kiến Lý tưởng xây dựng xã hội “Tự do -

Bình đẳng - Bác ái” đã góp phần vào quá trình hình thành những chuẩn mực đạo đức mang tính phổ quát, rộng lớn trên thế giới

Xã hội luôn vận động và phát triển là quy luật tất yếu của cuộc sóng Khi chủ nghĩa tư bản hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến, kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển Và, cùng lúc đó, mặt trái, mặt tiêu cực và phản động của chủ nghĩa cá

nhân lại càng bộc lộ rõ rệt hơn

Về phương điện kinh tế, chủ nghĩa cá nhân làm cho “cái tôi” tư sản gắn liền với sự tôn sùng tiền bạc, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tỉnh thần, luôn cho đồng tiền có sức mạnh vạn năng Về vấn đề này, C Mác đã

từng nhận xét: “Những tính của tiền là những thuộc tính và sức mạnh của tơi,

người có tiền Tơi xấu xí, nhưng tơi có thể mua cho tơi người đàn bà tuyệt đẹp Do đó, tơi khơng xấu, vì tác dụng của sự xấu xí, sức mạnh đáng ghê tởm của nó, đã bị tiền làm tiêu tan thật Xét về cá tính của tơi thì tơi là người thọt, nhưng tiền đã cung cấp cho tôi 24 chân, do đó tơi khơng baa Tơi là người

xấu, không thật thà, khơng có lương tâm, ngu ngốc, nhưng tỉ

thì người có tiền cũng được tôn thờ, tiền là cái tối cao nhất, thì người có nó

Trang 14

cũng tốt Ngoài ra, tiền cịn tránh cho tơi trở thành kẻ không thật thà, tơi là

người khơng có trí tuệ, nhưng, tiền bạc là trí tuệ hiện thực của mọi sự vật Vậy

thì, làm thế nào mà kẻ có tiền lại khơng có trí tuệ cho được!”

về phương diện đạo đức, chủ nghĩa cá nhân đã biểu hiện rõ ràng ở sự

“tha hóa” của cá nhân khỏi tập thể, khỏi xã hội Ở xã hội này, người ta coi

chủ nghĩa cá nhân như một nguyên tắc ứng xử trong xã hội Theo nguyên

tắc này, mỗi cá nhân riêng lẻ được coi là giá trị cao nhất, lợi ích cá nhân được đặt lên trên lợi ích của người khác, lên trên lợi ích của tồn xã hội

Lúc này, bản chất của chủ nghĩa cá nhân là đem đối lập “cái tôi” riêng biệt,

tự thân, với tồn thế giới cịn lại, đề cao “cái tôi” lên đến tận cùng giới hạn,

ngồi “cái tơi” ra khơng cịn cái gì là có giá trị Con người cá nhân chủ nghĩa xem thường, khinh miệt mọi thứ xung quanh, trừ “cái tôi” Họ chỉ

chú ý đến lợi nhuận và khơng cịn thứ gì khác để họ chú ý cả Và do đó,

con người cá nhân chủ nghĩa không chịu được kỷ luật, luôn thể hiện tính tự do vô tổ chức, làm theo những mục đích, lợi ích cá nhân, luôn hành động

một cách riêng lẻ Chủ nghĩa cá nhân đã sinh ra sản phẩm tất yếu của nó là

tính vơ tổ chức, vô kỷ luật, đặt “cái tôi” lên trên, lên trước Lênin đã từng,

nhận xét: “Thế giới quan của bọn vơ chính phủ là thế giới quan tư sản lộn

ngược Những lý luận cá nhân chủ nghĩa của chúng, lý tưởng cá nhân chủ ôi? ¡” Con người cá

nghĩa của chúng trực tiếp đối lập với chủ nghĩa xã

nhân chủ nghĩa, trong cuộc cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé để mưu cầu lợi ích

cho riêng mình, đã từ bỏ mọi chuẩn mực nguyên tắc đạo đức có tính người

nói chung Ăngghen đã khẳng định: “Nói chung, không một ai trong số những kẻ bị lôi cuốn vào cuộc vật lộn cạnh tranh có thể chịu đựng được cuộc vật lộn đó, nếu không cố gắng hết sức mình, nếu khơng từ bỏ mọi

mục đích thật sự có tính chất con người”

2 C, Mac va Ph Angghen, Tuyén tap, NXB Su That, H 1980, t 1, tr 132

3V, I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, M 1979, t 12, tr 157

* C; Mác và Ăngghen, Toàn tập, NXBCTQG, H 1995, t 1, tr 773

Trang 15

Từ việc phân tích những thực tế xã hội, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa

Mác - Lênin đã chỉ rõ, cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội không thể tách rời

cuộc đấu tranh chồng chủ nghĩa cá nhân Chưa chiến thắng được chủ nghĩa cá

nhân, thì khơng thể có chủ nghĩa xã hội Những biểu hiện chính của chủ nghĩa cá nhân, theo các nhà kinh điển, cần phải đánh đỗ là:

Chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh”: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác —

Lênin, thì chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh” là những phân tử chủ trương “cách

mạng cải lương” Khi cách mạng giành được chính quyền, những người theo

chủ nghĩa “cơ hội hữu khuynh” là những kẻ xu nịnh, quan liêu, a dua, đón ý

nói theo cấp trên, lợi dụng cơ hội để tiến thân, kể cả việc làm hại người khác để thực hiện mưu đồ lợi ích cá nhân mình Nếu bọn cơ hội “hữu khuynh” thao túng được Đảng cách mạng, chúng sẽ lái đường lối, mục tiêu của cách mạng

theo hướng có lợi cho bọn tư sản Ngược lại, những người theo chủ nghĩa cơ

hội “tả khuynh” bênh vực các phương pháp đấu tranh quyết liệt nhất và có tính chất “siêu cách mạng”, phủ nhận mọi sự thỏa hiệp, mọi khả năng, hợp tác,

coi thường hình thức đấu tranh đòi thực hiện yêu sách từng phần trong từng

giai đoạn cách mạng

Có thể khẳng định, dù là “tả khuynh” hay “hữu khuynh”, chủ nghĩa cơ

hội đều xuyên tạc lý luận cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa vơ chính phủ và chủ

nghĩa giáo điều, tất cả đều kìm hãm phong trào cách mạng, đẩy cách mạng vô sản đến chỗ sai lầm, thỏa hiệp hoặc phiêu lưu

Tệ sừng bái cá nhân: Đây là khuynh hướng huyền thoại hóa, ca ngợi quá

mức vai trò của một cá nhân, gắn cho họ những phẩm chất siêu tự nhiên Tệ sùng bái cá nhân dẫn đến hạ thấp vai trò của tập thẻ, của đảng cộng sản - lực

lượng lãnh đạo nhân dân Tệ sùng bái cá nhân còn dẫn đến chủ nghĩa giáo

điều, bệnh sách vở, trích dẫn, làm tổn hại tư duy khoa học, nhất là khoa học

chính trị và khoa học xã hội Từ rất sớm, Các Mác đã phê phán tệ sùng bái cá

nhân Ơng đã viết: “ vì ghê tởm sự sùng bái cá nhân, nên trong thời gian Quốc tế tồn tại, không khi nào tôi để cho loan báo vô số các bức thư từ các

Trang 16

nước khác nhau gửi đến, trong đó thừa nhận những cống hiến của tôi, những

bức thư đã làm tôi chán ngấy, thậm chí tơi không bao giờ trả lời, chỉ trừ khi tôi trách lại họ Sự gia nhập đầu tiên của tôi và Ăngghen vào hội bí mật của

¡ cộng sản diễn ra với một điều kiện không thể thiếu được, là phải

u lệ tất cả những gì góp phần vào sự mê tín, sùng phục những,

cá nhân có uy tín”Ê

Ngoài những biểu hiện trên, chủ nghĩa cá nhân còn có những, biểu hiện hết sức đa dạng, phức tạp, như: tự tư tự lợi, cô độc hẹp hòi, thủ đoạn lừa lọc, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, tất cả vì đồng, tiền, vụ lợi, kèn cựa chức vụ, hám danh, vơ chính phủ, mắt đồn kết Lênin nhấn mạnh, để đảm bảo sự thống nhất, tập trung, tránh chia rẽ trong Đảng, cần “làm nguôi bớt sự bồng

bột của chủ nghĩa cá nhân vơ chính phủ”

Tóm lại, dù trong giai đoạn đầu chủ nghĩa cá nhân có một số ưu điểm nhất định, nhưng về sau càng lúc càng rơi vào những tệ hết sức tiêu cực

Các nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phê phán triệt để những

biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, chủ

nghĩa cá nhân đó là “cái tôi” tư bản, “tôi chỉ biết phần tôi”, ai lo phận ấy,

chỉ có Thượng dé mới lo cho tắt cả”, và chủ nghĩa cá nhân có biểu hiện là

chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” và “hữu khuynh”, sùng bái cá nhân và rất

nhiều biểu hiện khác

1.1.3 Quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa cá nhân

Trong gần 30 năm thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực mà Đảng và nhân dân ta đã đạt

được, cũng có những mặt trái nảy sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức Không ít những hành vi trước đây bị kỳ

thị, thì từ khi đổi mới lại được thừa nhận Ngược lại, có nhiều cái ngày

hôm qua được tơn vinh, thì đến hơm nay đã khơng cịn phù hợp Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ đảng viên của nước ta phải

Š Dẫn theo: Chủ nghĩa cộng sản khoa học - Từ điển , NXB Sự Thật , H 1986, tr 294

Trang 17

đối mặt gay gắt với một loạt biến đổi diễn ra trên lĩnh vực đạo đức Quá

trình đổi mới, dưới tác động của nhiều nhân tố, trước hết là từ mặt trái của

nền kinh tế thị trường, đã làm cho chủ nghĩa cá nhân phát triển với những biểu hiện ngày càng phức tạp Nó đe dọa làm tha hóa những nguyên tắc truyền thống trong đời sống thường nhật Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp, chủ nghĩa cá nhân còn lấn át những, chuẩn mực đạo đức ở một

bộ phận cán bộ, đảng viên

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI đã thẳng thắn khi đánh giá tình

hình, thái độ của Đảng ta là “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói

rõ sự thật” Với tỉnh thần ấy, vấn đề chủ nghĩa cá nhân được Đại hội VI và những văn kiện của Đảng trong nhiệm kỳ này đề cập đến một cách thẳng thắn

Văn kiện Đại hội VI của Đảng đòi hỏi phải “ngăn ngừa thói khoa trương, thơi

phơng thành tích, thi hành kỷ luật những cán bộ, tổ chức “làm láo, báo cáo

hay”, có thái độ nghiêm khắc với những kẻ xu thời, vụ lợi, xu nịnh và với cả

những người ưa nịnh những hành động cửa quyền, hồng hách, ức hiếp quần

chúng phải bị lên án và thi hành kỷ luật tư tưởng và hành động chạy theo

đồng tiền, tính ích kỷ, hành vi xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, xâm phạm

lợi ích của nhân dân, ăn cắp của công, lấy của công đề biếu xén, chè chén,

“phân phối nội bộ” phải bị phê phán và xử lí nghiêm khắc” Đây là lần đầu tiên, một văn kiện Đại hội Đảng thừa nhận trong xã hội ta đã xuất hiện lối sống, chạy theo đồng tiền, lối sống đề cao chủ nghĩa cá nhân

Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VI, đã nghiêm khắc chỉ ra những, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên khi đi vào thời kỳ đổi

mới, đó là: bệnh quan liêu, bàn giấy, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, hồng

hách với dân, sinh ra lòng thèm khát đồng tiền, sẵn sàng “dĩ công vi tư”, đục

khoét của cải của nhân dân; sống bng thả, sa đọa, móc ngoặc và tiếp tay cho bọn làm ăn bắt chính ngoài xã hội, cơ hội chủ nghĩa, sóng vơ ngun tắc, chỉ

biết luồn cúi, nịnh bợ để có danh lợi, khơng phê bình và tự phê bình trên tình

Ê Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, NXB Sự Thật, H 1987, tr 139

Trang 18

đồng chí, hoặc là xuê xoa, nễ nang, hoặc là lợi dụng, để đả kích nhau, tạo ra phe phái, gây mắt đoàn kết nghiêm trọng

Trong bài diễn văn Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng, Cộng sản Việt

Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá

nhân mà cán bộ, đảng viên cần nhận diện và kiên quyết chống lại Đó là bệnh công thần, địa vị, kèn cựa, tự cao tự đại, coi thường tập thể, tham ô, hối lộ, thu

vén riêng tư, độc đoán, chuyên quyền Đáng lưu ý là một dạng, biểu hiện khác

khá nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân là bệnh cơ hội đang có chiều hướng phát triển Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, trong điều kiện đã có chính quyền, chủ nghĩa cá nhân và cơ hội có mơi trường để phát triển và rất nguy hại, khi nó dựa vào quyền lực để tồn tại và hồnh hành Tiếp đó, tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ Tám, khóa VI, đồng chí Nguyễn Văn Linh

cũng chỉ rõ: Người mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân thì bất cứ lúc nào và làm việc

gì cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước hết Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian

khổ, khó khăn, tham ơ, hủ hóa, khơng lo cho dân, mà chỉ lo cho bản thân mình, xa hoa, lãng phí và tiêu xài hàng ngoại rất sang Họ là những kẻ hám danh, trục

lợi, thích địa vị, quyền hành, kèn cựa lẫn nhau và kèn cựa với tổ chức Đảng,

Nhà nước Do cá nhân chủ nghĩa, họ tự cao, coi thường tập thể, coi khinh quần

chúng, độc đoán chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, quan liêu,

mệnh lệnh Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết , kèn cựa, địa vị, trong,

một số cấp ủy, ủy ban nhân dân các cấp, thiếu tính tơ chức, kỷ luật, tinh than

trách nhiệm kém, không chấp hành đường lồi, chủ trương chính sách của Đảng,

Nhà nước, làm hại: đến lợi ích của nhân dân, của cách mạng

Tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “Khai trừ khỏi Đảng những đảng

lên thối hóa, biến chất về chính trị và đạo đức, gây chia rẽ, bè phái, tham ô, hồi lộ, ức hiếp quần chúng.” Đến đây chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng, viên đã là mối quan tâm sâu sắc của Đăng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội

” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VII, NXB Sự Thật, H 1991, tr 98

Trang 19

Hội nghị Trung ương lần thứ 3, khóa VII, đã nhận định: Trong Đảng có một

bộ phận giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động, mat long tin, trong số đó có một số đã chịu ảnh hưởng của khuynh hướng co hội, xét lại,

thậm chí đã có người phản bội, đầu hàng Khơng ít cán bộ, đảng viên thiếu tu

dưỡng đạo đức, bị chủ nghĩa cá nhân thực dụng lôi cuốn, chỉ nghĩ đến tiền tài,

địa vị, lạc thú cá nhân, xa rời quần chúng, cách biệt người lao động, trở nên

thối hóa, hư hỏng Tệ tham nhũng, hồi lộ, buôn lậu, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân nghiêm trọng và kéo dài

Trong nhiệm kỳ khóa VII, nhận diện của Đảng về chủ nghĩa cá nhân có sự phát triển Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1-1994, Đảng ta

cho rằng, tham nhũng, quan liêu đã trở thành một trong bốn nguy cơ đối với chế độ, mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn, và là biểu hiện tập trung của chủ

nghĩa cá nhân

Đảng ta ngày càng đứng trước nhiều thách thức lớn, mà chủ nghĩa cá

nhân, với nhiều biểu hiện rất đa dạng, đang đặt ra Văn kiện Đại hội VII

nhận định: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản

thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức kỷ luật,

sa đọa về đạo đức, lối sống Bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ địa phương,

kèn cựa, địa vị rất nặng Số thối hóa về chính trị tuy ít, nhưng hoạt động

của họ lại gây hậu quả rất xấu Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Đảng ta có

một số nghị quyết rất quan trọng liên quan đến đạo đức cách mạng, chống

chủ nghĩa cá nhân của cán bộ, đảng viên, trong đó Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã nêu lên những nhận định sát thực về chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng trong cán bộ, đảng viên:

*- Nếu liệt kê những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, quan

liêu, thì nói bao nhiêu, viết bao nhiêu cũng không đủ Càng liệt kê, càng

chứng minh, càng đau xót, xót xa

Trang 20

-_ Chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng làm hư hỏng nhiều cán bộ, kể cả cán

bộ cao cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của hệ

thống trị và niềm tin của nhân dân

- Bệnh đã nặng phải tìm cách chữa, nếu khơng khắc phục, ngăn chặn được tình trạng trên, thì có thể dẫn Đảng đến nguy cơ tự hủy minh.”*

Bước sang thế kỷ XXI, chủ nghĩa cá nhân, với biểu hiện tập trung của nó

là tham những, tiêu cực, diễn biến càng phức tạp hơn Do đó, Đại hội IX, và những văn kiện của Đảng trong nhiệm kỳ này, đã đề cập nhiều đến chủ nghĩa

cá nhân và các biểu hiện chính của nó Những vấn đề của chủ nghĩa cá nhân

được Đảng ta nhấn mạnh trong nhiệm kỳ Đại hội IX là:

* Mỗi cấp ủy, mỗi chỉ bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm và thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa

cá nhân, chống, tư tưởng cơ hội thực dụng

~ Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí diễn ra trong bộ máy Nhà nước và toàn

bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở, nhưng,

rất nghiêm trọng trên các lĩnh vực: xây dựng cơ bản, nhà đất, tài chính doanh

nghiệp nhà nước, chỉ tiêu ngân sách, thi hành pháp luật

- Chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng phát trién.”

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa cá nhân trong những năm đổi mới gồm một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Chủ nghĩa cá nhân với những biểu hiện hết sức đa dạng, phức

tạp, thật khó liệt kê, chứng minh, đang ngày càng trở nên đau lòng, nhức nhối

Thứ hai: Tham những, quan liêu là biểu hiện tập trung của chủ nghĩa cá nhân Thứ ba: Xác định những lĩnh vực diễn ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm

trọng nhất

Thứ tư: Chủ nghĩa cá nhân thực sự là một nguy cơ đối với Đảng, Nhà nước, Chế độ Do đó, phải kiên quyết chống lại nguy cơ này

* Đàn Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị BCHTƯ lần thứ 6 (lần 2), khóa VIII, NXBCTQG, H 1999, tr 12 THUVIEN nes am, n Hội nghị BCHTƯ lần thứ 9, khóa IX, NXBCTQG, H 2001, tr 64

OCVIEN

Trang 21

~_ Chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng làm hư hỏng nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của hệ thống trị và niềm tin của nhân dân

- Bệnh đã nặng phải tìm cách chữa, nếu không khắc phục, ngăn chặn

được tình trạng trên, thì có thể dẫn Đảng đến nguy cơ tự hủy mình.”Ẻ

Bước sang thế kỷ XXI, chủ nghĩa cá nhân, với biểu hiện tập trung của nó

là tham những, tiêu cực, diễn biến càng phức tạp hơn Do đó, Đại hội IX, và

những văn kiện của Đảng trong nhiệm kỳ này, đã đề cập nhiều đến chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện chính của nó Những vấn đề của chủ nghĩa cá nhân

được Đảng ta nhấn mạnh trong nhiệm kỳ Đại hội IX là:

* Mỗi cấp ủy, mỗi chỉ bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm và thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội thực dụng

- Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí diễn ra trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương, đến cơ sở, nhưng

rất nghiêm trọng trên các lĩnh vực: xây dựng cơ bản, nhà đất, tài chính doanh

nghiệp nhà nước, chỉ tiêu ngân sách, thi hành pháp luật

~ Chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng phát triển.””

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa cá

nhân trong những năm đổi mới gồm một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Chủ nghĩa cá nhân với những biểu hiện hết sức đa dạng, phức

tạp, thật khó liệt kê, chứng minh, đang ngày càng trở nên đau lòng, nhức nhối

Thứ hai: Tham những, quan liêu là biểu hiện tập trung của chủ nghĩa cá nhân

Thứ ba: Xác định những lĩnh vực diễn ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm

trọng nhất

Thứ tư: Chủ nghĩa cá nhân thực sự là một nguy cơ đối với Đảng, Nhà

nước, Chế độ Do đó, phải kiên quyết chống lại nguy cơ này

Ê Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị BCHTƯ lần thứ 6 (lần 2), khóa VIII, NXBCTQG, H 1999, tr 12

Tupi "9 am, n Hội nghị BCHTƯ lần thứ 9, khóa IX, NXBCTQG, H 2001, tr 64 QCVIỆN

Trang 22

‘Tom lai, Đảng ta cho rằng chủ nghĩa cá nhân là tàn dư xấu xa của chế độ

bóc lột, thực dân, phong kiến, là trái với chủ nghĩa tập thể, trái với đạo đức

cách mạng Chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình

lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch

hung ác của chủ nghĩa xã hội, là bạn đồng minh của tư bản, đế quốc và các

phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu

1.2 Chống chủ nghĩa cá nhân

1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin về chống chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa Mác — Lênin cho rằng, để chiến thắng chủ nghĩa cá nhân

trong cán bộ, đảng viên cần phải:

Thứ nhất, xóa bị chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xác

lập quan hệ xuất xã hội chủ nghĩa Các nhà kinh điển mácxit khẳng định rằng, chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sinh ra chủ

nghĩa cá nhân Do đó, cơ sở nảy sinh, tồn tại và phát triển chủ nghĩa cá

nhân là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất phải bị thủ tiêu Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phải được xây dựng thành công Theo Lênin: “Đấy là công việc rất lâu dài Muốn hồn thành cơng việc đó, phải thực hiện một bước tiến khổng lồ trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, phải chiến thắng sự phản kháng của nhiều tàn dư của sản xuất nhỏ, phải chiến thắng sức mạnh to lớn của tập quán và thói

thủ cựu gắn liền với tàn dư đó.”"9

Thứ hai, phải thường xuyên, liên tục thực hiện công tác tư tưởng-lý luận, kiên trì giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ cho cán bộ, đảng, viên Lênin cho rằng: “Nhiệm vụ của chúng ta là đập tan mọi sự phản kháng của bọn tư bản,

không những về phương diện quân sự và chính trị, mà cả phản kháng về

phương diện tư tưởng, sự phản kháng sâu sắc nhất Sự hứng thú và ham muốn của quần chúng muốn học và hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản là sự

đảm bảo cho thắng lợi của chúng ta trong lĩnh vực này”''.Trong các biện pháp '9 VỊ, Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, M 1979, t 39, tr 18

1! VỊ;Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, M 1979, t 41, tr 481

Trang 23

đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận, kiên trì giáo dục, phải đặc biệt coi trọng các phương tiện thông tỉn đại chúng, trước hết là báo chí Lênin cho rằng, đây

là “phương tiện thứ nhất và chủ yếu của chúng ta tạo ra dư luận để giáo dục

nhân dân Lênin đòi hỏi báo chí phải là phương tiện thứ nhất và chủ yếu để

nâng cao kỷ luật tự giác của những người lao động

Thứ ba, thông qua thực tiễn cách mạng mà nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản là người

cầm lái, lãnh đạo phải nhanh nhạy, sáng suốt, kịp thời định hướng và chỉ đạo

hành động cho các lực lượng cách mạng chiến thắng chủ nghĩa cá nhân Lênin

khẳng định: “Đó là con đường mà chúng ta có thể và phải theo, nhằm trước hết làm cho việc nêu gương trở thành một kiểu mẫu về đạo đức, sau nữa trở

thành kiểu mẫu có tính chất cưỡng bức trong việc tổ chức lao động.”'?

Thứ tư, thông qua nhà nước cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên Theo C Mác: Nhà nước là một thế lực tư tưởng đầu tiên chỉ phối

con người Bởi vậy, cần thông qua bộ máy nhà nước vô sản mà tổ chức, quản lý

cán bộ, đảng viên hành động theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp, hình thành nếp sống, thói quen, nhân cách và đạo đức mới Thậm chí, phải thơng qua Nhà nước mà thực hiện những cưỡng bức để chống chủ nghĩa cá nhân

1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chống chủ nghĩa

cá nhân

Ngay từ những năm đầu của Chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy và chỉ rõ, một số cán bộ, đảng viên của ta sa vào chủ nghĩa cá

nhân, làm những việc trái với tư cách của người yêu nước, người cán bộ, trái với tư cách công dân, trái với đạo đức cách mạng Do đó, việc xây

dựng đạo đức mới phải đi đôi với việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Đại hội II của Đảng năm 1951 đã chỉ ra sức hấp dẫn của việc vào Đảng,

đối với những phần tử mang nặng tư tưởng chủ nghĩa cá nhân Từ sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là từ kháng chiến chống thực dân Pháp, ảnh hưởng

của Đảng tới nhân dân ngày một lớn Nhưng, sự phát triển đó đẻ ra khuyết `? V.1: Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, M 1979, t 36, tr 182

Trang 24

điểm ngày một lớn, chính là việc nhiều phần tử cơ hội đã tìm cách chui vào

Đảng, nhằm lợi dụng danh hiệu đảng viên mà mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình Và chính vì lẽ đó, Đại hội II đã khẳng định, muốn chống chủ nghĩa

cá nhân trong cán bộ, đảng viên, thì bản thân mỗi người phải ra sức rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng theo đạo đức Hồ Chí Minh Và Đảng

ta đã khẳng định, đây chính là “Điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn”

Đại hội lần thứ III của Đảng, năm 1960, đòi hỏi, chống chủ nghĩa cá

nhân phải đi đôi với việc nâng cao đạo đức cách mạng Văn kiện Đại hội II

việt: “Đảng yêu cầu mỗi đảng viên phải xác định nhân sinh quan cộng sản chủ

nghĩa, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đấu tranh chống ”!3, Quan điểm trên của Đảng ta ở Đại mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân

hội III đã tiếp tục khẳng định, yêu cầu đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân ngày càng đặt ra một cách bức bách và cần thiết Chống chủ nghĩa cá nhân

cũng đồng nghĩa với việc mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự có đạo đức của một người cộng sản

Đại hội VI của Đảng lại tiếp tục bàn về vấn đề chủ nghĩa cá nhân Đại hội khẳng định rằng, trong xã hội ta đang diễn ra hai cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, chăm lo lợi ích của tập thể, của đất nước, với lối sống thực dụng, ăn bám, dối trá, chạy theo đồng

tiền Gắn xây với chống, Văn kiện Đại hội đòi hỏi, mỗi người và toàn xã hội phải tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh lên án, vạch trần bản chất thối nát

của xã hội cũ, khẳng định mạnh mẽ và truyền bá rộng rãi những giá trị đạo đức mới Các Đại hội VII, VIII của Đảng tiếp tục quán triệt quan điểm chống

chủ nghĩa cá nhân phải đi đôi với xây dựng nền đạo đức mới làm trọng tâm

Đại hội VII đòi hỏi, trong thời gian tới Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần tập

trung giải quyết một số nhiệm vụ cấp bách Một trong những nhiệm vụ đó là: “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và nạn buôn lậu, rà soát lại và

'° Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t 21, tr 782

Trang 25

sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định của Nhà nước để tạo điều kiện đấu

tranh có kết quả chống tệ tham những; kịp thời xử lý nghiêm minh những trường hợp đã phát hiện, loại bỏ khỏi guồng máy những cán bộ, thối hóa,

biến chất” Đại hội VIII gắn nâng cao đạo đức cách mạng với chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ lãnh đạo, chủ chốt: “phải gương mẫu học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, giữ gìn đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân”'Š

Tai Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam địi hỏi tồn Đảng, mỗi cấp ủy,

mỗi đảng viên phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó phải có kế hoạch định kỳ kiểm điểm và thực hiện Di chúc của Người về nâng cao

đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Từ Hội nghị Đại biểu tồn

quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, năm 1994, đến nay, Đảng ta đều khẳng định

rằng: tham nhũng diễn ra nghiêm trọng và kéo dài, gây bất bình trong nhân

dân và là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta Nhận thức được

sự nguy hiểm đó, Đảng ln coi trọng cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, và coi đó là việc làm cấp bách, thường xuyên, lâu dài đối với

mọi cấp, mọi ngành Trong văn kiện Đại hội X, Đảng chỉ rõ: “Toàn Đảng,

toàn bộ hệ thống chính trị và tồn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí” Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định sự

quyết tâm: “Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham

những, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đây lùi được tệ nạn này.”

Sự nghiệp đổi mới địi hỏi tồn Đảng và mỗi người cách mạng cần phải

nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, phải coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng, và phải nhất quán trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta

'* Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn đại hội đại biểu toàn quốc lần thir VII, NXB Sy That, H 1991, tr 103 '* Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, , NXBCTQG, H 1996, tr 49 ' Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBCTQG, H 2006, tr 128

' Đăng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXBCTQG, H 201 1, tr 266

Trang 26

CHƯƠNG 2

TƯ TƯỞNG HỊ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VA CHONG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân

2.1.1 Khái niệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến hai cụm từ: chủ nghĩa cá

nhân và cá nhân chủ nghĩa Người không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về chủ nghĩa cá nhân Tùy điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng, mà Người nêu những

ý kiến cụ thể, phù hợp, để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ Về chủ nghĩa cá nhân:

Hồ Chí Minh chỉ rõ: chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do đó

mà nó sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm, thí dụ như các bệnh sau đây:

- Bệnh tham lam - Bệnh lười biếng - Bệnh kiêu ngạo - Bệnh hiếu danh - Bệnh thiếu kỷ luật - Óc hẹp hịi - Ĩc thực dụng, - Óc lãnh tụ

Trong mối quan hệ giữa các lợi ích, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá

nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc Đó là bệnh chính, bệnh mẹ, sinh ra các căn bệnh khác như:

tự tư tự lợi, sợ khó sợ khổ, khơng yên tâm công tác, ham địa vị danh tiếng,

lãng phí, tham ô, quan liêu, mệnh lệnh

Trong mối quan hệ với tập thẻ, với chủ nghĩa xã hội, thì chủ nghĩa cá

nhân trái ngược với chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian

giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc Chủ nghĩa cá nhân là

Trang 27

-một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh cho rằng, kẻ địch của

chủ nghĩa xã hội có ba loại: Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to Loại địch

thứ ba, mà Hồ Chí Minh thường gọi là giặc nội xâm, đó chính là chủ nghĩa cá

nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mỗi chúng ta Nó là bạn đồng

minh cia hai kẻ địch kia Tom lại, cái gì trái với đạo đức cách mạng, đều là chủ nghĩa cá nhân

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, và trước khi qua đời, Hồ Chí Minh

tiếp tục phát triển quan điểm của mình về chủ nghĩa cá nhân Cụ thể có một số quan điểm được Hồ Chí Minh nêu vào các thời điểm sau:

Tháng 3 - 1960: Chủ nghĩa cá nhân, như tự tư tự lợi, tự kiêu tự mãn, chỉ

tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường

Tháng 3 - 1961: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ

chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa

xã hội

Tháng 1 - 1965: Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn ln tỉnh táo đề phịng và kiên quyết tiêu diệt

Tháng 7 - 1965: Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân

Tháng 2 - 1969: Chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng

của mình trước hết Họ khơng lo “mình vì mọi người”, mà chỉ muốn “mọi

người vì mình”

Về cá nhân chủ nghĩa:

Hồ Chí Minh cho rằng, cá nhân chủ nghĩa là cái gì cũng chỉ biết có mình và gia đình mình, ít nghĩ đến cái gia đình lớn là dân tộc Cái gì khơng phải xã hội chủ nghĩa là cá nhân chủ nghĩa Do khuyết điểm này, nên sinh ra khuyết

điểm khác, như: không kiên quyết; thái độ chờ đợi, bàng quan; tính bảo thủ; óc làm thuê; tư tưởng địa vị

Bệnh cá nhân chủ nghĩa còn sinh ra nhiều loại bệnh nguy hiểm khác Đó

là tính vơ kỷ luật, vô tổ chức, tham địa vị, tham danh vọng, bè phái, tham ô, lãng

phí, quan liêu, kiêu ngạo, thoái bộ, xuống dốc, rồi đi đến bất mãn, hủ hóa

Trang 28

Như vậy, với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân và cá nhân chủ nghĩa có

nội hàm giống nhau Khi thể hiện nội hàm của những khái niệm này, Hồ Chí

Minh đều xuất phát từ thái độ, mồi quan hệ giữa cá nhân đối với Tổ quốc, dân

tộc, chế độ, xã hội và cộng đồng, với mọi người, với công việc, với các giá trị tốt đẹp của truyền thống và chuẩn mực đạo đức cách mạng

Có thể tìm thấy định nghĩa ngắn gọn nhất về chủ nghĩa cá nhân trong tư

tưởng Hồ Chí Minh như sau: chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với đạo đức cách mạng, trái với chủ nghĩa tập thể, cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân

2.1.2 Những biểu hiện chính của chủ nghĩa cá nhân

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi

trùng rất độc, sinh ra trăm thứ bệnh rất nguy hiểm Hồ Chí Minh đã nêu lên

mười một bệnh chính được sinh ra từ chủ nghĩa cá nhân như sau:

Bệnh quan liêu: Là bệnh của những người, những cơ quan lãnh đạo

Người cho rằng, quan liêu là căn bệnh mệnh lệnh, hình thức, “khơng biết giải

thích tun truyền Khơng biết làm cho dân chúng tự giác và tự động”'" Cán bộ mắc bệnh quan liêu chỉ biết khai hội, viết nghị quyết, đề ra hàng loạt chỉ

thị, mà không biết điều tra, đôn đốc, nghiên cứu, giúp đỡ khuyến khích, kiểm

tra, cịn đối với bản thân việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện, nói một đường làm một nẻo Người mắc bệnh quan liêu chỉ lo cho

bản thân, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí, chỉ biết ăn sung mặc sướng và còn muốn nhân dân phụng sự mình

Theo Hồ Chí Minh, bệnh quan liêu, trong nhiều trường hợp Người gọi

là nạn quan liêu, tệ quan liêu, khơng chỉ có trong chế độ cũ, mà còn tồn tại và phát triển cả trong chế độ mới; không chỉ có ở Việt Nam, mà cịn là tình trạng

phổ biến trong bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị của nhiều nước trên thế giới

Trong Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần 2, công bố hơn 2500 bài viết,

điện, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì có hơn 145 bài viết có từ “quan liêu”,

Trang 29

chiếm trên 5% tổng số các tác phẩm của Người Rõ ràng, điều đó đã chứng mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề này Trên thực tế, đây

đã trở thành một tệ xấu ảnh hưởng đến toàn xã hội Ngày 11/5/1952, trong buổi nói chuyện với lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương, Hồ Chí Minh đã đặt câu hỏi: “Vì sao ta phải chỉnh đốn Đảng?” Sau rất nhiều trao đồi, câu trả lời

mà Người đưa ra là, vì số đơng cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện han

hoi, nên tư tưởng và trình độ chính trị cịn thấp kém và lạc hậu Điều thể hiện rõ nét nhất là bệnh quan liêu, mà nhiều cán bộ, đảng viên ta mắc phải

Theo Hồ Chí Minh, bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra tệ tham ơ, lãng

phí Người đã chỉ rõ, có tham ơ, lãng phí là vì bệnh quan liêu Tham ơ, lãnh phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và chính phủ Nó là kẻ thù khá

nguy hiểm, vì nó khơng mang gươm, mang súng, mà nằm trong các tô chức

của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính Nó là một thứ giặc “ở trong lòng”, “giặc nội xâm”

Bệnh tham lam: Những người mắc bệnh này, thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc Do đó, mà chỉ tự tư tự lợi, dùng của công

làm việc tư; dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích của riêng mình; sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi Người mắc bệnh tham lam chỉ lo vun vén cho cá nhân, trong suy nghĩ và hành động luôn luôn nghĩ lợi ích cho mình, lúc nào cũng chỉ lo vun vén cho quyền lợi của bản thân, mà không, cần quan tâm xem điều đó có hại cho dân, cho nước hay khơng Thậm chí, họ cịn chà đạp lên lợi ích của dân tộc, của nhân dân, một khi đụng chạm đến quyền lợi cá

nhân hay gia đình họ

Bệnh tham lam thường có ở những người có chức, có quyền trong bộ máy Nhà nước, tổ chức Đảng Khác với bệnh tham lam của người bình thường, loại

tham lam này thường dùng uy quyền của mình để lấy của công làm việc tư Tệ

hại hơn là họ nhân danh tổ chức cách mạng, nhân danh Nhà nước kiểu mới và

dựa vào thế lực của Đảng để thực hiện mục đích của mình Một số người có

Trang 30

chức, có quyền đã lợi dụng chức vụ của mình để đục khoét, tham những, “ dĩ công vi tư” Do bịn rút được cơng quỹ, nên sinh hoạt của họ rất xa hoa, tiêu xài

bừa bãi, phung phí tiền bạc của Nhà nước, của dân “Thử hỏi, tiền bạc đó ở đâu

ra?”- Hồ Chí Minh đặt câu hỏi ',và đã trả lời là, tiền bạc đó khơng phải do mồ hôi, nước mắt, bằng sức lao động của họ làm ra, mà là “không xoay của Đảng,

thì xoay của đồng bào Thậm chí, làm chợ đen, buôn lậu.”

Bệnh lười biếng: Là tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng, giỏi, việc

gì cũng biết; làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ; việc dễ thì tranh lấy cho mình; việc khó thì đùn cho người khác; gặp nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh

Triệu chứng của bệnh này không, biểu hiện rõ như bệnh tham lam, nhưng tác

hại không kém Việc tự cho mình là giỏi, khơng chịu học hỏi, lười suy nghĩ,

dẫn đến trình độ ngày càng mai một, không đáp ứng công việc được giao Do

đó, họ chẳng những khơng giúp ích, mà cịn trở thành vật cản cho xã hội Bởi

vì, theo Hồ Chí Minh, người mắc bệnh này thường có việc nào dễ thì tranh,

khó thì đùn đẩy cho người khác, khi gặp việc nguy hiểm thì tìm cách né tránh

Như vậy, nếu khơng tích cực phòng chống bệnh này, đẻ nó lan rộng, thì hậu

quả khôn lường cho Đảng, cho cách mạng

Bệnh thiếu kỷ luật: Hồ Chí Minh cho rằng, người mắc bệnh này luôn đặt

cá nhân lên trên hết; họ là những người muốn thế nào, thì làm thế ấy, quên cả

kỷ luật Đảng Phê bình, thì cốt cơng kích những đồng chí mình khơng ưa Cat nhắc, thì cốt làm ơn với những người mình quen thuộc Biểu hiện của bệnh thiếu kỷ luật khá phức tạp và đã được Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập nhiều đến,

trong đó có hiện tượng một số cán bộ đã tự bỏ địa phương này để chạy sang địa

phương khác làm việc, mà khơng hề có quyết định của đoàn thể, của cấp trên Như vậy, họ đã biểu lộ tỉnh thần kém cỏi Việc nào dễ hay ưa thích thì

làm, việc nào khó khăn hay khơng ưa thích thì bỏ, lại còn tỏ ra coi thường kỷ

luật của đoàn thể, làm rối loạn hàng ngũ của đồn thể Hồ Chí Minh chỉ ra, nhiều nơi cán bộ phạm lỗi nhưng không bị phạt xứng đáng, có người bị hạ tầng,

'8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXBCTQG, H 201 1, t 5, tr 225

Trang 31

nơi công tác này đi nơi khác lại nguyên cắp cũ, hay chỉ bị hạ tầng cơng tác theo kiểu hình thức Thậm chí có nơi cịn che đậy, bao che cho nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, thi hành kỷ luật như vậy

làm cho họ không những không biết sửa lỗi cho mình, mà cịn xem thường kỷ

luật Tai họa hơn nữa, nếu biết kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hành ngũ của ta để phá hoại đoàn thể ta

Bệnh kiêu ngạo: Là những người có tư tưởng tự cao, tự đại, hay lên mặt; ưa người ta tâng bốc mình lên, khen ngợi mình; ưa sai khiến người khác; hé làm việc gì hơi thành cơng thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng khơng

bằng mình; khơng thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình; việc gì cũng muốn làm thầy người khác Đối với việc học tập thì lười

biếng, không ra sức nâng cao trình độ cá nhân mình Trong cơng tác thì xem

thường nhân dân, xa rời quần chúng; ở trong Đảng thì khơng thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thẻ lãnh đạo Phớt lờ kỷ

luật và chính sách của Đảng, của chính phủ, khinh rey kiến cấp dưới, xem

thường chỉ thị cấp trên Đây là bệnh cố hữu của nhiều người, khi họ không tự đánh giá đúng mình Họ là người lấy địa vị xã hội làm mục tiêu phấn đấu với bất

kỳ giá nào, chứ không xem mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ được giao Người

mắc bệnh kiêu ngạo rất thích nịnh, thích được khen ngợi, rất sợ người ta phê

bình mình, nhất là khi đã là lãnh đạo, là thủ trưởng, dù to hay nhỏ Tác hại của

bệnh kiêu ngạo là làm cho cán bộ, đảng viên đi đến bất mãn, hủ hố Hồ Chí

Minh đã khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của Đảng, của nhân

dân lao động, chứ không phải của anh hùng cá nhân Công việc kháng, chiến kiến quốc ngày càng nhiều, càng to, càng mới Đại đa số chúng ta thì trình độ cịn thấp, kinh nghiệm cịn ít Chúng ta phải tuyệt đối chống bệnh kiêu ngạo” ?

Bệnh hiếu danh: Những người mắc bệnh này ln tự cho mình là anh

hùng, là vĩ đại Vì tham vọng đó, mà việc gì khơng đáng làm cũng làm Đến

khi bị cơng kích, bị phê bình, thì tỉnh thần lung lay Những người đó chỉ biết

lên mà không biết xuống; chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ; chỉ

Trang 32

ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực Mục

đích cơng việc của họ là nhằm gây thanh thế, khoe khoang và hình thức, chứ khơng phải vì cơng việc, vì sự phát triển của phong trào Bởi thế, những việc

đáng làm, nhưng khơng hoặc ít có dịp phô trương danh vị, thì họ khơng làm;

nhưng những việc, mà có dịp đề phô diễn tên tuổi, địa vị, gây ảnh hưởng, đến mọi người, thì việc khơng đáng, hoặc rất tốn kém, họ vẫn cứ làm Họ làm

khơng phải vì phong trào, mà vì cái danh, nên thường bỏ tiền vào những việc trang trí hình thức, chú ý tiệc tùng, quà cáp , hơn là chất lượng, hiệu quả của công việc Bệnh này còn biểu hiện rõ là chỉ biết giữ chức vụ mãi mãi, giữ “ghế” lâu để hưởng lộc, hơn là xem mình đã làm được gì cho dân, cho Đảng

Họ là những người chỉ biết về mình nhất và không bao giờ tự giác rút khỏi vị trí chức quyền, mặc dù khơng cịn đủ điều kiện trên mọi phương diện

Bệnh hữu danh vô thực: Những người mắc bệnh này chỉ biết làm những

việc không thiết thực, không từ chỗ góc, chỗ chính, không từ dưới làm lên; làm cho có chuyện, làm lấy rồi; làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì lại rỗng tuếch

Bệnh cận thị: Là không trông xa, thấy rộng Những vấn đề to tát thì

khơng nghĩ đến, mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ Những người như vậy chỉ

trông thấy sự lợi, hại nhỏ nhen, mà không thấy sự lợi, hại to lớn

Bệnh tị nạnh: Là cái gì cũng muốn bình đẳng, sinh ra hiểu lầm hai chữ “bình đẳng” Những người này lại không hiểu rằng, người khỏe gánh nặng,

người yếu gánh nhẹ Người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ

thì ăn ít Thế là bình đẳng

Bệnh xu nịnh, a dua: Là những người: trước mặt thì ai cũng, tốt, sau

lưng thì ai cũng xấu Thấy xơi nói xơi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi Theo gió bẻ

buồm, khơng có khí khái

Bệnh kéo bè, kéo cánh: Đối với loại người này, ai hợp với mình thì người

xấu cũng cho là tốt, việc gì dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn

Trang 33

dỡ, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống Từ bè phái mà đi đến chia rẽ

Voi hệ thống và những phân tích của Hồ Chí Minh về các biểu hiện

chính của chủ nghĩa cá nhân dưới các dạng bệnh, cho thấy, hệ thống này đối

lập với đạo đức cách mạng và nếu soi vào các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng

viên, có thể chỉ ra chính xác những căn bệnh nào mà họ đang mắc phải, hoặc

có nguy cơ mắc phải

Ngoài ra, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân còn biểu hiện ở tệ tham

ô Tham ô không chỉ biểu hiện ở những cán bộ, những người có chức, có

quyền, mà ngay cả quần chúng nhân dân đều có thể phạm tội tham ô Trước

hết, đối với cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô là:

“Ăn cap của công làm của tư Đục khoét của nhân dân Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương

mình, đơn vị mình.”'?

Đối với nhân dân, theo Hồ Chí Minh, tham ơ là: “Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.”'” Do đó, tham ô là một tội trong sản xuất, tiết kiệm, trong tiêu dùng, trong việc dành vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế nước nhà

Lãng phí khác tham ô ở chỗ không ăn cắp, ăn trộm của công làm của tư Nhung đứng về mặt tổn thất tài sản của Nhà nước và của nhân dân, thì tác hại

của lãng phí thật là to lớn Lãng phí biểu hiện trên nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên của

nhân dân, của đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán một số ngành, “công

nghiệp, xây dựng cơ bản, lâm nghiệp, thuỷ sản, nội thương, ngoại thương,

giáo dục, văn hoá, y tế , cũng như ở các địa phương, còn nhiều hiện tượng, lãng phí, phơ trương hình thức.”'” Hồ Chí Minh cho rằng, lãng phí khơng chỉ ˆ xây ra ở cán bộ, các cơ quan, mà còn biểu hiện phổ biến trong nhân dân Việc Ễ_ bỏ đất hoang, bán trâu, cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma, đốt vàng mã

gây nên lãng phí khá lớn `

Trang 34

Lãng phí có nhiều ngun nhân: cán bộ lãnh đạo, cá nhân lập kế hoạch không chu đáo, trong khi thực hiện kế hoạch tính tốn khơng cẩn thận, hoặc

chỉ vì bệnh hình thức, xa xỉ, phơ trương Nói tóm lại, là vì thiếu ý thức trách

nhiệm, thiếu ý thức quý trọng sức của, sức người của Nhà nước, của nhân dân, còn mang nặng tư tưởng chủ nghĩa cá nhân

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, lãng phí khác tham ô ở chỗ: người

gây ra lãng phí khơng trực tiếp trộm cắp của công làm riêng, nhưng kết quả giữa chúng có điểm giống nhau, đều làm tôn hại rất nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tập thể, và đời sống của nhân dân Chính vì vậy, không chỉ

tham ô mới có tội Người khẳng định: lãng phí cũng có tội, lãng phí “có khi

tai hại hơn nạn tham ô.”'” Nền kinh tế còn lạc hậu, đời sống nhân dân ta còn nghèo, để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân, Hồ Chí Minh địi hỏi mọi người phải cần kiệm, phải chống lười biếng, chống lãng phí

2.2 Chống chủ nghĩa cá nhân

2.2.1 Nâng cao giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tắm gương tiêu biểu trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc và góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa

của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa để quốc Bên cạnh sự nghiệp vĩ đại đó, Chủ

tịch Hồ Chí Minh còn là vị tổng tư lệnh trên mặt trận chống “giặc nội xâm” cả về tư tưởng, lý luận và trong thực tiễn Theo Hồ Chí Minh, nếu như giặc ngoại xâm là kẻ thù từ nước ngoài đến xâm chiếm nước ta, đặt ách áp bức bóc

lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức và cũng là kẻ thù rõ ràng, dễ xác định

trận tuyến để đấu tranh, diệt trừ, thì, trái lại, chủ nghĩa cá nhân trong lòng mỗi

người lại là kẻ thù bên trong nội bộ, ở trong từng người, từng, tổ chức, đơn vị

của mỗi quốc gia, dân tộc Đây là thứ giặc nguy hại, khó nhìn thấy, khó đầu

tranh, khó xác định Đây là những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, sự thối hóa,

È biến chất trong một bộ phận của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân

Trang 35

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem chủ nghĩa cá nhân như là một

thứ “giặc nội xâm”, nó nguy hiểm tương tự và cần phải chống lại như là giặc

ngoại xâm Mà đã là giặc, thì, theo Bác, dù bắt luận là giặc ở bên ngoài hay

bên trong, ta cũng phải ra sức đấu tranh, tiêu diệt Người cách mang, Dang cách mạng, nhân dân cách mạng phải thắng các loại giặc đó Bởi vậy, ngay

sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi

toàn dân ta phải ra sức chống giặc ngoại xâm và giặc nội xâm Năm 1952,

nhân địp phát động phong trào thi đua giết giặc, thi đua tăng gia sản xuất, tiết

kiệm, chống tham ô, quan liêu, lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Tham ơ, quan liêu, lăng phí là một “thứ giặc ở trong lòng” Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm, mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ ” Theo Hồ Chí Minh, tiến hành công cuộc chống,

chủ nghĩa cá nhân - giặc nội xâm - còn lâu dài và khó khăn, phức tạp hơn cả

sự nghiệp chống giặc ngoại xâm Sự nghiệp đó địi hỏi rất nhiều ý chí và nghị

lực, quyết tâm và sáng tạo, trí tuệ và cơng sức của nhiều thế hệ người Việt

Nam; phải có sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta Trong bài nói

chuyện tại buổi phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm, Bác nói: “ muốn chống tham ơ, lãng phí, phải chống bệnh quan liêu Nhưng, tiến hành phải có chuẩn bị, có kế hoạch, có lãnh đạo, có trọng tâm, vậy bắt kỳ ngành nào, địa

phương nào cũng phải giáo dục cho cán bộ, nhân dân, chiến sĩ gớm ghét nạn

tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu.”?

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chống chủ nghĩa cá nhân cũng quan

trọng và cần kíp như một việc đánh giặc trên mặt trận Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị Tuy nhiên, quan liêu, theo Bác, đó không là bệnh dễ chữa

° Đến tận năm 1959, khi một số nơi tổ chức trưng bày cải tiền kỹ thuật và phát ˆ "nh sáng kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn đích thân chỉ rõ bệnh quan liêu ở ác nhà lãnh đạo Thói này còn khiến cho các cán bộ chẳng những không

yết khích, mà cịn kìm hãm sự sáng tạo của quần chúng Tiêu biểu là câu

uyện cơng nhân ở Hịn Gai, dù anh em ở đây có nhiều sáng kiến hay, nhưng

Trang 36

ội đồng xét duyệt cả năm không họp Anh em công nhân gặng hỏi, thì được

án bộ trả lời gọn lỏn một câu: Bận việc quá, không họp được Biết được

uyện trên, Bác nhận xét:

“Than ôi! Cán bộ nhà ta! Quan liêu đến thé, thật là quan liêu”

Nếu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh chỉ rõ phải

Ệ ` ae : k

„ dựa vào lực lượng của dân, tỉnh thần của dân, thì trong sự nghiệp chong giac

nội xâm cũng phải dựa vào dân mới có thể giành được thắng lợi Bác nói:

“Phong trào chống tham ơ, lãng phí, quan liêu ất phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành cơng”'”, Nhưng bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nói: Việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dé, nhưng việc

xoa đấu tranh với kẻ địch trong người, trong nội bội tỉnh thần, là một khó khăn, đau xót Vì vậy, để chiến thắng giặc nội xâm, xây dựng chế độ xã hội mới và

xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đó càng địi hỏi rất

Niữnnytrayen

nhiều ý chí và nghị lực, quyết tâm và sáng tạo, trí tuệ và công sức của nhiều

thế hệ người Việt Nam Phải có sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta

Mục tiêu nhất quán của cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh là đem lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân Chủ nghĩa cá nhân

đã đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân Bác nói: “Miệng thì nói

dân chủ, nhưng làm việc lại theo lối quan chủ Miệng thì nói phụng sự quần

chúng, nhưng họ lại làm trái ngược với lợi ích của quần chúng.” "8

Trong bài viết kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, 3 - 2 - 1969, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” Theo Hồ Chí Minh, để chống chủ nghĩa

cá nhân, trước hết phải giáo dục đạo đức cách mạng, cho cán bộ, đảng viên,

làm cho họ thấm nhuần những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới; khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở từng cán bộ, đảng viên để họ tự giác

nhận thức và cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của việc trau đồi đạo đức cách mạng

°Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXBCTQG, H 2011, t.6, tr 292-293

Trang 37

là việc làm “sung sướng, vẻ vang nhất trên đời này” Một khi ý thức của người cán bộ, đảng viên được khơi dậy, sẽ giúp họ đấu tranh loại bỏ cái thấp hèn để vươn tới cái cao đẹp, loại bỏ cái ác, vô đạo đức, chống lại chủ nghĩa cá

nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên Bên cạnh việc nâng cao giáo dục đạo đức

cách mạng cho cán bộ, đảng viên, cũng cần phải thấy được những gì có thẻ

xảy ra, để đề phòng, ngăn chặn Những năm 1925 - 1927, Người nhắc nhở lớp

cán bộ, đảng viên của cách mạng không được hiếu danh, kiêu ngạo, ít lịng

ham muốn vật chất Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người phát hiện thấy nhiều lỗi lầm của cán bộ, đảng viên Năm 1947, trong các tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Đời sống mới Người lại vạch ra những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, đảng viên dưới các dạng bệnh Tháng 5 năm 1952, Hồ Chí Minh cho rằng, những bệnh cần tập trung tây sạch là tệ quan liêu, tham ơ, lãng phí, vì nó là một tội ác đối với đồng bào, với dân tộc Cũng trong năm 1952, trong bài Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh

quan liêu Hồ Chí Minh chỉ rõ, tham ơ, lãng phí và quan liêu là kẻ thù chung

của nhân dân, là đồng minh của thực dân và phong kiến Tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám Bởi vậy, theo Hồ Chí Minh, chống chủ nghĩa cá

nhân cũng chính là làm cách mạng - đây là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên

Hồ Chí Minh cho rằng phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi tham gia xây và chống Bản thân Người cũng đã phát động nhiều phong trào

Năm 1948 Người phát động phong trào thi đua yêu nước Năm 1952 Người

khởi xướng phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

Nam 1963 là cuộc vận động “Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tăng cường quan

|? lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỷ thuật, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu”, gọi “t là cuộc vận động ba xây ba chống Những phong trào này đã mang lại kết

quả to lớn trong việc nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân ong cán bộ, đảng viên

Trang 38

Để phòng chống chủ nghĩa cá nhân có thể nảy sinh trong cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người cần phải rèn luyện tư cách của ột cán bộ, đảng viên Theo Hồ Chí Minh, tư cách của người cách mạng

được biểu hiện chủ yếu ở ba loại quan hệ đạo đức:

Đối với mình: Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của người cách mạng Cái lõi trong nhân cách của người cán bộ cách mạng trước hết phải

được thể hiện trong quan hệ ứng xử với bản thân mình Cho nên, đối với bản

thân mình cần thấy vai trò của sự tự điều chỉnh của chủ thể đạo đức, tức là sự tự ý thức đạo đức của mỗi cá nhân Theo nghĩa đó, người cán bộ cách mạng, trước hết phải tự mình nêu một tắm gương đạo đức, phải giác ngộ sâu sắc vai

trị nêu gương của mình Vì thế, ở đâu và bao giờ Người cũng đòi hỏi mỗi

người cán bộ, đảng viên phải trở thành một tắm gương mẫu mực về nhân cách

đạo đức Người cho rằng, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng lồi người, đó là một cơng việc to tát, nếu “tự mình đã khơng,

có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa, thì cịn làm nỗi việc

gi” Do vậy, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, mỗi người cách mạng

phải giữ gìn cho bản thân mình trong sạch, sao cho 'giàu sang, không thể

quyến rũ, nghèo khó khơng thể chuyển lay, uy vũ khơng thể khuất phục” Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, trong quan hệ với bản thân mình, mỗi cán bộ, đảng viên phải trau dồi bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính Theo quan điểm Thiên - Địa - Nhân của Triết học Phương Đông, Người so vị trí bốn đức của con người với trời, đất:

có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đơng Đất có bốn phương Đơng, Tây, Nam, Bắc

“Ty

Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.”

Và Người nhấn mạnh: “Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một

phương thì khơng thành đất Thiếu một đức thì khơng thành người.”?

Trong cuộc sống ai cũng có nhu cầu nhất định về vật chất và tỉnh thần

cho bản thân và gia đình Nhưng, nếu khơng có sự tự điều chỉnh, để nhu cầu

Trang 39

ợp lý trở thành những đòi hỏi phi lý, và nhu cầu vật chất chính đáng trở

thành ham muốn quá đáng, hơn thế nữa là đó khơng cịn là phương tiện mà

trở thành mục đích, dục vọng của cuộc sống, thì con người sẽ thối hóa, biến

chất, chạy theo chủ nghĩa cá nhân tầm thường, ích kỷ

Đối với người: Đạo đức không chỉ liên quan đến bản thân mỗi người, không chỉ gắn liền với thế giới bên trong của con người đó Đạo đức phải

được thể hiện trong quan hệ giữa con người với con người, tức là quan hệ giữa mình với người khác Chính vì vậy, Hồ Chí Minh địi hỏi người cách mạng phải biết cách ứng xử với người khác như thế nào Theo quan niệm của

Hồ Chí Minh, chữ “người” ở đây có rất nhiều nghĩa: nghĩa hẹp là gia đình,

anh em, họ hàng, bầu bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả nước; rộng hơn nữa là cả

loài người Nhưng, đối với người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh thường đặt

trong quan hệ với nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường mượn quan hệ chủ tớ trong xã hội cũ để nói lên mối quan hệ giữa người cán bộ, đảng viên với nhân dân trong xã hội

mới Ngày trước bọn quan lại là chủ, còn nhân dân lao động là đày tớ Còn

ngày nay, nhân dân lao động là chủ, người cán bộ cách mạng là đại diện cho

nhân dân, gánh vác công việc chung của đất nước, do đó có bổn phận phải

suốt đời phục vụ nhân dân, thật sự là người đày tớ trung thành của nhân dân

Người thường nói, tất cả cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, cần quyết tâm suốt đời phục vụ Đảng và nhân dân Đó là phẩm chất cao quý của người cách mạng.”? Và mỗi người Đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới phải hiểu rằng: Mình vào Đảng là làm đầy tớ phục vụ nhân dân, chứ không phải

làm quan đè đầu cưỡi cỗ nhân dân Đây mới là điều căn bản nhất, cốt lõi nhất

trong quan hệ đối với người của người cán bộ, đảng viên Người nhấn mạnh:

“Làm cán bộ tức là làm đầy tớ cho nhân dân, mấy chữ a, b, c, này không phải

ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được” Để mỗi

người cán bộ, đảng viên thấm nhuần quan điểm phục vụ nhân dân, thực sự là

Trang 40

phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; tuyệt đối không được lên

mặt quan cách mạng, ra mặt ra oai, cách mạng phải thật thà ngay thẳng; chăm

o đời sống của dân; phải chí cơng vơ tư và có tỉnh thần lo trước thiên hạ, vui

sau thiên hạ

Đối với việc: Đạo đức không chỉ dừng lại quan hệ với mình, với người,

mà cịn thể hiện trong mối quan hệ với công việc Khi nói với tư cách người

cách mạng, Hồ Chí Minh khơng chỉ nhắn mạnh tới yếu tố rèn luyện, tu dưỡng,

ý thức đạo đức, mà Người còn rất chú ý tới khía cạnh hành động đạo đức và

đòi hỏi người cán bộ phải hành động hợp đạo đức Hồ Chí Minh yêu cầu,

người cán bộ cách mạng trong quan hệ với công việc phải có tỉnh thần trách nhiệm cao độ Người nói: *Tất cả các cán bộ, đảng viên phải nâng cao tinh

thần trách nhiệm, tính trách nhiệm nghĩa là lúc Đảng, Chính phủ giao cho việc

gì, thì dù khó đễ cũng cố làm cho được.”?”

Trong công việc mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau, vị trí khác nhau,

nhưng ý thức và trách nhiệm cá nhân chỉ có một Đó là tỉnh thần toàn tâm

toàn ý vì cơng việc cách mạng Đó là sự tận tụy đem hết ý chí nghị lực và khả năng cống hiến cho sự nghiệp chung trên cương vị riêng của mình, với năng

suất chất lượng hiệu quả cao nhất Hiệu quả công việc mới là thước đo ý thức

trách nhiệm cá nhân của người cán bộ, đảng viên, chứ không phải là chức vụ

cấp bậc Hồ Chí Minh cho rằng, một cán bộ tuy chức vụ không cao nhưng làm

tốt là anh hùng, còn người quyền cao chức trọng nhưng khơng làm trịn trách

nhiệm là cán bộ tồi Từ đó, Người kết luận: Bat ky lam công việc gì, ở địa vị

nào mà làm tròn nhiệm vụ đều là vẻ vang, đều là anh hùng

Như vậy, tư cách của người cán bộ, đảng viên chân chính là giải quyết tốt

các mối quan hệ: Đối với mình phải cần kiệm liêm chính; đối với nhân dân phải có quan điểm phục vụ nhân dân, thật sự là đầy tớ trung thành của nhân dân; đối

với việc phải hết lòng tận tụy hy sinh và có tỉnh thần trách nhiệm cao Đây là những bài học quý báu của người cán bộ trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí

Ngày đăng: 02/06/2016, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w