Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
507,15 KB
Nội dung
TS PHẠM QUỐC THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CÁC CỘNG TÁC VIÊN Nguyễn Phương An Lưu Xuân Công Nguyễn Anh Cường Nguyễn Ngọc Hân Trần Bách Hiếu Nguyễn Thị Kim Hoa Trần Thị Quang Hoa Đinh Ngọc Quý Đào Thành Trường Đỗ Xuân Tuất Nguyễn Thanh Tùng MỤC LỤC Chương VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ 1.1 Cán - quan niệm, vị trí, vai trò 1.2 Đào tạo, sử dụng cán - quan niệm, tầm quan trọng 21 Chương 41 HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ 41 2.1 Về ₫ào tạo cán 41 2.1.1 Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ, ₫ảng viên 42 2.1.2 Đào tạo - huấn luyện cán 49 2.2 Về sử dụng cán 74 2.2.1 Nhận thức ₫úng tầm quan trọng việc sử dụng cán 75 2.2.2 Sử dụng ₫úng cán 79 2.2.3 Phải khéo dùng cán 83 2.2.4 Điều kiện ₫ể sử dụng cán tốt 98 Chương 122 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY 122 3.1 Sự nghiệp ₫ổi công tác ₫ào tạo, sử dụng cán 122 3.1.1 Nhân tố tác ₫ộng 122 3.1.2 Thực trạng ₫ội ngũ cán bộ, ₫ảng viên 127 3.1.3 Nguyên nhân thành tựu hạn chế ₫ào tạo sử dụng cán 144 3.2 Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ₫ào tạo sử dụng cán nghiệp ₫ổi 151 3.2.1 Hồ Chí Minh với nghiệp ₫ào tạo sử dụng cán 151 3.2.2 Quan ₫iểm, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ₫ào tạo sử dụng cán giai ₫oạn 167 KẾT LUẬN 175 MỞ ĐẦU Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cán bộ. Từ khi chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã trực tiếp mở lớp huấn luyện cán bộ. Đến khi giành được chính quyền, việc huấn luyện cán bộ càng được chú trọng, quy mơ huấn luyện ngày càng được mở rộng. Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn: bồi dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau là một cơng việc quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ nói chung và việc huấn luyện cán bộ nói riêng, trong những năm qua, các nhà khoa học Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Trong đó có các cơng trình tiêu biểu như: Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ (Đức Vượng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và cơng tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997); Luận cứ khoa học cho việc nâng cao đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nguyễn Phú Trọng, Trần Xn Sầm, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001); Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên (Phạm Quốc Thành, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004); Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ (Bùi Đình Phong, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006); Nhìn chung, qua các cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ như vai trò của cán bộ; q trình hình thành tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; những chuẩn mực của cán bộ; Tuy nhiên, do hạn chế về chủ quan và khách quan mà nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được nghiên cứu thấu đáo. Nội dung của cuốn sách phân tích vai trò của cán bộ và tầm quan trọng của việc đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; phân tích hệ thống các quan điểm Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ; phân tích làm sáng rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ. Thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới đã chứng minh rằng sự thành cơng hay thất bại, tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, điều hành và hiền tài của quốc gia. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân hiểu và đem nguyện vọng của dân chúng báo cáo Chính phủ để đặt chính sách cho đúng. Người chỉ rõ, cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc, mn việc thành cơng hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Chính vì vậy, đào tạo cán bộ theo nhu cầu của thực tiễn cách mạng và đòi hỏi của nhân dân ln được đặt ra như một trong những vấn đề cốt yếu. Hồ Chí Minh ln coi việc huấn luyện cán bộ là cơng việc gốc của Đảng. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ đơng đảo làm nòng cốt trong việc giải phóng dân tộc thành cơng và xây dựng chế độ mới đạt nhiều thành tựu. Nước ta hiện nay đang đứng trước một thời kỳ mới, thời cơ nhiều và thách thức cũng khơng ít. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác cán bộ nói chung và việc đào tạo và sử dụng cán bộ nói riêng. Mặt khác, thực tiễn sinh động nảy sinh nhiều vấn đề mới đòi hỏi chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “hồng” ‐ “chun” thì mới đáp ứng được đòi hỏi trước mắt cấp bách cũng như yêu cầu lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực thì việc nghiên cứu chun sâu tư tưởng của Người về đào tạo và sử dụng cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng đặc biệt bởi vì tư tưởng của Người về vấn đề này đã soi đường cho cơng tác đào tạo cán bộ của Đảng ta, là tài sản to lớn của dân tộc ta. Hơn nữa, việc nghiên cứu này vừa mang tính khoa học, vừa là u cầu của cuộc sống, vừa cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài đòi hỏi sự đầu tư của nhiều thế hệ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi quyết định xuất bản cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ. Cuốn sách sẽ góp phần làm sáng rõ vai trò của cán bộ và cơng tác đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; hệ thống hóa các quan điểm của Người về đào tạo và sử dụng cán bộ; đồng thời phân tích để nêu bật những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, bồi dưỡng cán bộ của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết quả của cuốn sách này sẽ giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về đào tạo và sử dụng cán bộ nói riêng và vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn cách mạng nước ta. Từ u cầu cơng tác chun mơn và tình hình nghiên cứu thực tế, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: làm rõ vai trò của cán bộ và tầm quan trọng của việc đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng được hệ thống các quan điểm Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ; nêu được giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ. Các tác giả Chương VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ 1.1 Cán - quan niệm, vị trí, vai trò Cán bộ là một thuật ngữ được cho là du nhập vào nước ta từ Trung Quốc với hai nghĩa cơ bản là: Nghĩa thứ nhất là cái khung, cái khn (khung ảnh), nghĩa thứ hai là người nòng cốt, những người chỉ huy qn đội, trong một cơ quan tổ chức làm nòng cốt. Khi du nhập vào nước ta, thuật ngữ cán bộ đã biến đổi khơng còn ngun nghĩa gốc, song hàm nghĩa bộ khung, người làm nòng cốt, người làm chỉ huy ln được lưu giữ và nhận thức. Thuật ngữ cán bộ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi Đảng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền nhà nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ đây, Đảng trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện những bước đầu tiên trong xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới. Trong điều kiện đó, cán bộ là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trước yêu cầu vừa cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Cách hiểu được cho là rộng nhất về cán bộ, xem cán bộ gồm tất cả những người thoát ly, hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong bộ máy chính quyền, trong hệ thống chính trị. Đây là quan niệm thơng dụng ở nước ta, đặt cơ sở đầu tiên phân biệt cán bộ với các thành phần khác trong xã hội, với những cơng dân là người lao động khơng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước. Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2003 “cán bộ” có hai nghĩa: 1. Người làm cơng tác có nghiệp vụ chun mơn trong cơ quan nhà nước. 2. Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan nhà nước, một tổ chức, phân biệt với người thường, khơng có chức vụ1. Trong Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999, “cán bộ” có nghĩa: 1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước. Bố mẹ đều là cán bộ. 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bỡnh thường, không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ chức, cán bộ đại hội2. Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại Điều 4 nêu: “Cán bộ là cơng dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị ‐ xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng ‐ Trung tâm Từ điển học ‐ Hà Nội ‐ Đà Nẵng, 2003, tr. 109. 2 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hố thơng tin, H, 1999, tr. 249. 10 bộ. Tồn bộ cơng tác cán bộ, chính sách cán bộ phải đảm bảo cho đường lối chính trị của Đảng được thực hiện thắng lợi trong cuộc sống. Nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, bảo đảm thực hiện đường lối chính trị đổi mới của Đảng, tiêu biểu cho đường lối chính trị đó, tuyệt đối trung thành với đường lối chính trị đó, qn triệt sâu sắc, kiên quyết đấu tranh thực hiện thắng lợi đường lối chính trị đó và những nhiệm vụ do Đảng đề ra với một lập trường, ngun tắc khơng gì có thể lay chuyển được, với quyết tâm cao nhất, với đầy đủ những tri thức cần thiết, với khả năng chấp hành đường lối của Đảng một cách sáng tạo. Khả năng và hiệu lực hoạt động của những con người như thế phụ thuộc rất lớn vào cơng tác tổ chức nói chung, cơng tác cán bộ nói riêng, đặc biệt trong đó là khâu đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Với quan điểm đó, cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh ln ln chú trọng đến cơng tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện, thử thách, rèn luyện, sử dụng, đãi ngộ. Sau năm 1920, khi đã trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị cả về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hồ Chí Minh là tìm kiếm những thanh niên Việt Nam u nước, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; gửi những người ưu tú hoặc có nhiều triển vọng tốt vào đào tạo tại các trường của Trung Quốc và của Quốc tế Cộng sản. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 trở đi, Hồ Chí Minh ln ln chú ý huấn luyện và xây dựng lực lượng cán bộ. Chính do như vậy, cho nên Đảng đã lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 26 Như vậy, cơng tác cán bộ là một trong những vấn đề có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, đối với sự hoạt động và trưởng thành của Đảng. Bởi vì, cán bộ của Đảng là người góp phần tích cực vào q trình xây dựng, giữ gìn, cụ thể hóa, phát triển và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng. Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” (Nghị quyết số 3NQ/HNTW ngày 18 tháng 6 năm 1997). “Cán bộ quyết định” nói cho cùng là cơng tác cán bộ quyết định. Công tác cán bộ là cơ sở quan trọng đầu tiên minh chứng tầm quan trọng của đào tạo và sử dụng cán bộ. Nói đến vị trí, vai trò của cơng tác cán bộ cũng bao hàm trong đó tầm quan trọng của các bộ phận hợp thành, trong đó có đào tạo và sử dụng. Trong các khâu của cơng tác cán bộ, đào tạo và sử dụng là mắt xích quan trọng, gắn liền với tuyển chọn và đánh giá cán bộ, đảm bảo cho cơng tác cán bộ được tiến hành sn sẽ, nhịp nhàng, hiệu quả. Ngồi ra, việc xác định tầm quan trọng của đào tạo và sử dụng cán bộ còn xuất phát từ những cơ sở sau: Một là, xuất phát từ vị trí, vai trò của giáo dục ‐ đào tạo đối với người cách mạng, tổ chức cách mạng, sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh khơng chỉ được biết đến như là một nhà tổ chức kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc,…, mà còn trong vai trò nhà giáo dục vĩ đại. Chính Người đã “kế tục và phát triển cao hơn cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, dân trí của thế hệ những người Việt Nam yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”1 Theo bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” trên trang http://www.cpv.org.vn (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) ngày 09 tháng 01 năm 2006. 27 và “dày cơng tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới của nhân dân lao động ‐ nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và tính dân chủ cao cả, đảm bảo cho sự phát triển tồn diện những năng lực sẵn có của con người”1. Tổng kết sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà khoa học nêu ra năm chữ “dân” là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, dân trí nâng cao và dân chủ thực hành. Muốn đạt được năm chữ “dân” đó, theo Hồ Chí Minh phải có những con người có ý chí, năng lực đầy đủ và mạnh mẽ ngang tầm với việc thực hiện thắng lợi ước vọng. Con người đó, chỉ có thể có được thơng qua giáo dục ‐ đào tạo. Hồ Chí Minh cho rằng “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì vậy “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục – đào tạo có vai trò rất lớn cho cách mạng “khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế, văn hóa”2 và “xã hội càng đi tới, việc cũng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà khơng chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”3. Nhấn mạnh vai trò của giáo dục, trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em”4. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã Theo bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” trên trang http://www.cpv.org.vn (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) ngày 09 tháng 01 năm 2006. 2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.8, sđd, tr.184. 3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.9, sđd, tr.554. 4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.4, sđd, tr.32. 28 đặt giáo dục ở vị trí cao nhất trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để có những con người phát triển tồn diện, Hồ Chí Minh hướng đến một nền giáo dục ‐ đào tạo tồn diện. Nền giáo dục đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trí dục, thể dục nhằm đào tạo ra những con người tồn diện, vừa “hồng” vừa “chun”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, Theo Người, “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học ‐ kỹ thuật, lao động và sản xuất”1. Con người được tạo bởi một nền giáo dục tồn diện, sẽ trở thành những chủ nhân thực hiện thắng lợi mục tiêu hiện thực hóa khát vọng về một nền hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, phát triển giàu mạnh của tồn dân Việt Nam, qua đó, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và cơng bằng xã hội trên phạm vi tồn thế giới. Cùng với việc nhận thức mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xn và phần xấu bị mất dần đi thì Hồ Chí Minh cũng thấy được vai trò to lớn của giáo dục. Người khẳng định: “Thụy thì đơ tượng thuần lương hán, Tỉnh hậu tài phân thiện ác, nhân, Thiện, ác ngun lai vơ định tính, Đa do giáo dục đích ngun nhân” Nghĩa là: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.10, sđd, tr.190. 29 Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”1. Hồ Chí Minh nêu bật vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi giáo dục có những đặc điểm và tính chất ưu việt: Một mặt, nó là sự tác động có mục đích, có hệ thống, theo một tổ chức chặt chẽ, nó định hướng cho sự phát triển bởi nó phác thảo trước mơ hình nhân cách cần đạt đến; mặt khác, giáo dục truyền lại những thành tựu của nền văn minh xã hội theo con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất. Tuy vậy, Hồ Chí Minh khơng coi giáo dục là yếu tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ là “phần nhiều”, phần chủ đạo trong các yếu tố trên. Tính ưu việt mà giáo dục có được khơng những khơng phủ nhận mà còn phát huy những lợi thế của các yếu tố bẩm sinh di truyền, của hoàn cảnh sống, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của các yếu tố trên, tạo điều kiện cho cá nhân thơng qua các hoạt động giao lưu mà tự rèn luyện và giáo dục mình. Trong giáo dục lý luận, Hồ Chí Minh nhận thấy “lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của lồi người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử”2. Khơng giống như nhiều người chỉ nhìn lý luận ở góc độ lý luận chính trị. Với ý nghĩa đó, lý luận rất quan trọng vì nó định hướng hành động, là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của mỗi người, của tập thể người, của tồn thể quốc gia ‐ dân tộc. Vì bởi lý luận được tổng kết từ thực tiễn và quay trở lại chỉ đạo thực tiễn nên chủ thể của hoạt động đó cần phải nắm được quy luật này, nắm vững lý luận như người đứng trên vai mọi thế hệ trước đã tổng kết và sáng tạo lý luận, để rồi tiếp tục thực hiện hoạt động Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.3, sđd, tr.383. Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.8, sđd, tr.497. 30 đó. Riêng trong điều kiện cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giáo dục lý luận chính trị. Tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị ln được Người khẳng định. Hồ Chí Minh nói: “Khơng học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, khơng trơng xa, thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị” thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”1 và “ít nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn cho nên gặp thắng lợi thì lạc quan tếu, gặp khó khăn thì dao động, bi quan, lập trường cách mạng khơng vững vàng, thiếu tinh thần độc lập suy nghĩ và chủ động sáng tạo. Do đó gặp nhiều khó khăn trong cơng việc, tác dụng lãnh đạo hạn chế”2. Bác ln dẫn câu nói của Lênin để nhắc nhở Đảng ta phải quan tâm đến cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên: “Khơng có lý luận cách mạng thì khơng có phong trào cách mạng” và “chỉ có một đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong”3. Tất cả đều là sự nghiệp của giáo dục ‐ đào tạo. Trong giáo dục thể chất, Hồ Chí Minh đã từng là trợ giáo mơn thể dục tại Trường Dục Thanh một thời gian trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Sau này, Người vẫn ln nêu gương sáng về tinh thần rèn luyện thân thể cho sự phát triển hài hòa giữa trí lực và thể lực. Hồ Chí Minh xác định giáo dục thể chất “là một trong những cơng tác cách mạng”, có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Người khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành cơng… Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người u nước”4. Cùng với Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.7, sđd, tr.234. Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.11, sđd, tr.24. 3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.8, sđd, tr.495. 4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.4, sđd, tr. 212. 31 việc kêu gọi tồn dân rèn luyện thân thể, Hồ Chí Minh cũng quan tâm sâu sắc đến thể dục trong nền giáo dục ‐ đào tạo quốc dân. Khi trực tiếp là người thầy giảng dạy hay sau này trên cương vị lãnh đạo cách mạng thì Hồ Chí Minh vẫn chú trọng việc truyền thụ nhận thức vị trí, vai trò của thể dục, nội dung và phương pháp thể dục, xem đó như là một trong những giải pháp quan trọng cho phong trào tồn dân rèn luyện thân thể, hướng đến tạo ra những con người phát triển tồn diện. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Đào tạo cán bộ để xây dựng nước nhà, giữ gìn sức khỏe nhân dân, phát triển thuần phong mỹ tục”1. Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã mở ra triển vọng thúc đẩy cơng tác thể dục nước nhà phát triển, thực hiện tốt vai trò phục vụ sức khỏe nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi nói về các đối tượng, thành phần cụ thể trong xã hội, Hồ Chí Minh nêu ra những quan điểm riêng về vai trò của giáo dục ‐ đào tạo đối với trẻ em, đối với thanh niên, , đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, chỉ có qua giáo dục ‐ đào tạo, mỗi người mới trở thành cán bộ, thành cán bộ rồi thì ngày một tốt hơn. Chính Hồ Chí Minh đã gầy dựng nên thế hệ cán bộ cách mạng đầu tiên cũng như mãi về sau này bằng các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Người cũng quan tâm đặc biệt đến những lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ trong các trường Đảng, quân đội, đại học quốc dân,… Theo Người, giáo dục ‐ đào tạo cung cấp, bồi dưỡng, củng cố, nâng cao cho người cán bộ lý tưởng cách mạng, lập trường giai cấp vô sản, tri thức chuyên môn, kỹ năng cơng tác để hồn thành nhiệm vụ được giao. Hồ Chí Minh nhận thấy vai trò giáo dục ‐ đào tạo rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí. Người chỉ rõ “một trong những cơng việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.7, sđd, tr.341. 32 dân trí”, bởi khơng một quốc gia nào có thể tiến hành xây dựng chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc thành cơng trong điều kiện văn hố, dân trí, đạo đức, tinh thần xã hội lại thấp kém. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục ‐ đào tạo, phải thơng qua giáo dục ‐ đào tạo để nâng cao dân trí, để dân tộc ngày một mạnh lên. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ (ngày 3 tháng 9 năm 1945), một trong các nhiệm vụ cấp bách được nêu ra là “chống giặc dốt”, Hồ Chí Minh chú trọng kêu gọi giáo dục lại tinh thần nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, năng lực làm chủ cho tồn dân ta. Trong việc tạo nên con người phát triển một cách tồn diện, trước hết là người cán bộ, thì Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của giáo dục ‐ đào tạo. Đó là một trong những phương pháp cách mạng hàng đầu, quan trọng và hữu hiệu. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa khơng có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chun” trong thời đại mới. Hai là, xuất phát từ tính hiện thực triệt để của cách mạng. Sinh ra đã phải làm nơ lệ, cuộc sống bần cùng của người dân mất nước để lại trong tâm trí Nguyễn Tất Thành niềm khao khát giải thốt cho dân tộc mình. Suốt q trình theo cha đến nhiều vùng của Tổ quốc, khơng ít lần nghe cha chú bàn việc nước, Nguyễn Tất Thành càng nung nấu quyết tâm tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình. Quyết tâm đó cùng với tư duy nhạy bén của một thiên tài ln trăn trở mưu cuộc giải phóng dân tộc đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) với hy vọng tìm hiểu chính kẻ thù mình để đánh đuổi chúng. Từ năm 1911 đến trước khi tiếp xúc với bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc làm rất nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng 33 của nhân dân nhiều nước và khơng ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn xã hội các nước, Nguyễn Ái Quốc dần nắm bắt được xu hướng và đặc điểm của thời đại. Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc nên cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khơng còn là hành động riêng lẻ của mỗi quốc gia mà đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Sự thất bại của các con đường cứu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX một phần là do chưa hiểu được đặc điểm này của thời đại. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân đến nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia tư bản phát triển. Thực tế xã hội tại những chính quốc đi “khai hóa” văn minh thuộc địa cho thấy “dù màu da có khác nhau, trên đời cũng chỉ có hai giống người: bóc lột và bị bóc lột”. Tình cảnh nhân dân lao động chính quốc phơi bày trước mắt, cộng với việc chủ động khảo sát lịch sử các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như cách mạng Anh, cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các cuộc cách mạng ấy đều là “cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa”. Do đó, cách mạng tư sản khơng phải là con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Cách mạng Việt Nam cần có con đường phải khác về chất, tức là phải mang tính triệt để hơn tất cả các con đường trước đó. Sau sự kiện bản u sách của nhân dân An Nam khơng được các nước đế quốc để ý, Nguyễn Ái Quốc tiến thêm một bước trong nhận thức về con đường cách mạng Việt Nam. Theo Người, con đường đó phải là con đường cách mạng tự chủ: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào bản thân mình”. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của 34 Lênin. Luận cương đã “khai trí” cho Người về một con đường cứu nước duy nhất đúng đắn ‐ con đường cách mạng vô sản. Người thấy rõ: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Kể từ đó, Nguyễn Ái Quốc đi theo Lênin, theo con đường mà Lênin chỉ dẫn. Tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản nước ta, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thiện cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là con đường cách mạng vơ sản diễn ra theo trình tự “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945‐1954), Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện kháng chiến kiến quốc. Chủ trương này vừa giúp chúng ta thắng lợi trước thực dân Pháp, vừa mang lại cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành đường lối tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn sau 1954. Sự hoàn thiện tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh soi sáng cuộc đấu tranh chống Mỹ‐ngụy, thống nhất đất nước. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đi theo con đường cách mạng vơ sản dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh hướng đến một cuộc cách mạng triệt để bằng những minh chứng hiện thực. Tính triệt để của cách mạng được thể hiện ở mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người bằng hiện thực, chứ khơng dừng lại ở khẩu hiệu. Sự nghiệp ấy là to lớn, vẻ vang, khó khăn, gian khổ, là sự nghiệp của con người và vì con người. Con người ấy khơng phải được dừng lại 35 ở con người lý luận. Hồ Chí Minh nhắc nhở “Trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản. Các đồng chí đều là những cán bộ những cán bộ cốt cán của Đảng. Việc học tập lý luận của các đồng chí khơng phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận sng, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn”. Đích đến của con người cách mạng là con người thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, con người hiện thực hóa những mục tiêu, lý tưởng của cách mạng. Chủ nghĩa Mác – Lênin gọi đó là những con người biết sử dụng lực lượng thực tiễn. Rõ ràng, việc tuyển chọn và đào tạo người cách mạng khơng dừng lại ở nhà trường, ở cơ sở đào tạo, mà phải đưa họ vào thực tiễn cách mạng một cách hợp lý, đúng đắn để kết quả của tuyển chọn, đào tạo được phát huy cao độ, đóng góp cho sự phát triển thắng lợi của cách mạng. Muốn thế, nhất thiết phải thơng qua sử dụng người cách mạng, trong đó nòng cốt là cán bộ. Cách mạng chỉ có thể là thắng lợi trong hiện thực khi biết sử dụng cán bộ để hiện thực mục tiêu, lý tưởng. Ba là, xuất phát từ phương thức tồn tại của Đảng. Q trình sinh tồn của vạn vật ln phải gắn sinh thành với chăm lo, ni dưỡng. Khơng chăm lo, ni dưỡng tất yếu sẽ diệt vong. Đảng ta cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Nhìn lại lịch sử của Đảng, q trình chuẩn bị thành lập chỉ khoảng 10 năm, nhưng xây dựng, rèn luyện thì kéo dài mãi kể khi Đảng ra đời. Đó là u cầu tự thân, là phương thức tồn tại của Đảng. Hồ Chí Minh khẳng định: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết. Nó như cung cấp thêm sức sống của Đảng. Bồi dưỡng là để sử dụng, nếu khơng thì Đảng cũng khơng tồn tại được. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, bồi dưỡng và sử dụng gắn liền với sự tồn tại của Đảng; còn Đảng, còn 36 hoạt động còn cần phải làm. Trong khi chỉ ra tính tất yếu phải “có Đảng” thì Hồ Chí Minh cũng ln đi kèm theo đó tính tất yếu phải “Đảng vững”. Điều này diễn ra trước cả khi Đảng ra đời, kéo dài xuyên suốt quá trình tồn tại của Đảng. Đảng là sự tập hợp của những con người, là một cơ thể sống. Đảng khơng thể nào tồn tại nếu chỉ hình thành xong rồi bng xi, bỏ mặc. Khi Đảng được thành lập cũng là lúc cơng tác đào tạo, sử dụng được quy định tất yếu. Trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, trong đó nhấn mạnh khâu đào tạo, huấn luyện cán bộ. Thông qua huấn luyện, cán bộ ngày càng vươn lên ngang tầm, Đảng biết dùng cán bộ hợp lý để làm nòng cốt, tiên phong trong “tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền”. Khơng có q trình đào tạo, huấn luyện, khơng biết sử dụng cán bộ đúng cách, Đảng khơng thể có đội ngũ những người tổ chức và giáo dục nhân dân, đem sức dân, tài dân, lực dân làm nên thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bốn là, xuất phát từ những tác động tiêu cực đến đội ngũ cán bộ, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh xem Đảng là một “cơ thể sống” tập hợp những con người cụ thể, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội. Tác động của mơi trường bên ngồi đến Đảng là tất yếu. Nó diễn ra liên tục, phức tạp, nhiều chiều, cả cái tốt và cái xấu, tích cực, tiến bộ và tiêu cực, lạc hậu, cái hay và cái dở. Nó vừa tạo ra thời cơ, thuận lợi, vừa gây trở ngại, thách thức. Để tồn tại và phát triển, Đảng chỉ có con đường duy nhất là nhận ra và tiếp biến được những tác động tích cực, hạn chế đi đến “miễn nhiễm” trước tác động tiêu cực. Muốn thế, Đảng phải không ngừng nâng cao bản lĩnh thông qua đào tạo và rèn luyện cán bộ, đảng viên trong thực tiễn. 37 Ở mỗi bước chuyển của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh trước hết nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ, chú trọng đổi mới cách dùng người. Người nhận thấy, cách mạng ln chuyển biến theo hướng đặt ra u cầu có tính chất và nội dung ngày càng cao, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, mới mẻ, phức tạp, quy mơ rộng lớn, phạm vi tác động sâu sắc. Đào tạo và sử dụng cán bộ là để Đảng khơng tụt hậu trước những chuyển biến đó, trái lại “bồi bổ” thêm phẩm chất và năng lực để ngang tầm, thậm chí vượt lên, chủ động trước thời cuộc. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng vì thế được giữ vững. Đào tạo, rèn luyện là nhu cầu tự hồn thiện của cán bộ, đảng viên, giúp cho Đảng tránh được cái chết từ bên trong. Đào tạo được người cán bộ khơng dễ, nhất là cán bộ tốt. Muốn có được phải mất nhiều thời gian, tâm trí và cơng phu từ việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đến việc đề bạt, cất nhắc, rất tốn cơng, tốn của. Bởi thế cán bộ là vốn q của Đảng, của dân. Trong q trình đấu tranh cách mạng rất dễ hao tổn cán bộ. Có cán bộ hy sinh anh dũng cho cách mạng, nhưng cũng có cán bộ bị suy thối, biến chất. Do đó, đào tạo, huấn luyện giúp cho Đảng củng cố và phát triển đội ngũ là gốc của mọi cơng việc. Có như thế cách mạng mới thành cơng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh xem đào tạo, sử dụng cán bộ là cơng việc thường xun. Người thấy được tính hai mặt vốn có của quyền lực: Một mặt, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng; Mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê gớm, vì con người nắm quyền lực có thể thối hóa biến chất rất nhanh chóng, nếu đi vào con đường ham muốn, chạy theo, tranh giành quyền lực; và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi, biến quyền lực của dân thành đặc quyền cá nhân. Vì vậy, đào tạo và sử dụng cán bộ là để sử dụng và phát huy quyền lực đúng 38 đắn, để quyền lực góp phần làm cho Đảng mạnh hơn, sự nghiệp cách mạng tiến triển lên. Sự ra đời của Đảng là tất yếu lịch sử. Vai trò lãnh đạo của Đảng được tồn dân tộc thừa nhận. Điều đó khơng dễ dàng có được. Để có một Đảng “vĩ đại như biển rộng, như núi cao” là cả q trình đấu tranh với mồ hơi và xương máu, vật chất và tinh thần của lớp lớp những người Việt Nam yêu nước, những người cộng sản chân chính. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau khơng chỉ là nhiệm vụ mà còn là nghĩa cử thiêng liêng của những người đi sau đối với thế hệ đi trước. Nói chuyện tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, sau khi ca ngợi Đảng ta thật vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng, vui vẻ hơm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của nhân dân ta. [ ] Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hồn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta”1. Đó vừa là lời nhắc nhở, vừa là lời thề, biểu thị quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ. Tầm quan trọng của đào tạo và sử dụng cán bộ, xét cho cùng, xuất phát từ vị trí, vai trò của cán bộ. Q trình vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác ‐ Lênin và sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cụ thể hố quan điểm về vai trò của cán bộ, Người khẳng định “Cán bộ là gốc của cơng việc, Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.10, sđd, tr.3. 39 cơng việc thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”1. Nếu cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm với u cầu nhiệm vụ thì việc xây dựng đường lối, chính sách sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết đưa sự nghiệp cách mạng đi lên thắng lợi. Khơng có đội ngũ cán bộ tốt, khơng biết dùng cán bộ thì dù đường lối chính sách có đúng đến đâu cũng khó có thể biến thành hiện thực được. Đào tạo và sử dụng là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, là công việc gốc của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng và là nguồn cội quyết định chất lượng cũng như tính hiện thực của việc cách mạng. Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.38, sđd, tr.563. 40 ... quan trọng của việc đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tư ng Hồ Chí Minh; phân tích hệ thống các quan điểm Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ; phân tích làm sáng rõ giá trị tư tư ng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ. ... đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tư tư ng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ như vai trò của cán bộ; q trình hình thành tư tư ng của Người về cán bộ và công tác cán bộ; sự vận dụng tư tư ng Hồ Chí ... dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ₫ào tạo sử dụng cán nghiệp ₫ổi 151 3.2.1 Hồ Chí Minh với nghiệp ₫ào tạo sử dụng cán 151 3.2.2 Quan ₫iểm, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ₫ào tạo sử dụng