1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tếTìm hiểu thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở xã Thạnh Lợi

46 873 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 23,49 MB

Nội dung

Lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá” hy vọng góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, là

Trang 1

Người thực hiện: Đoàn Văn Tuấn

Đơn vị công tác: Uỷ ban nhân dân xã Thạnh Lợi, huyên Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Thạnh Lợi, tháng 5 năm 2011

A LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/ĐH ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Đại hộiđại biểu Đảng bộ huyện Tháp Mười lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010- 2015 về việcthực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đến năm 2015

Đẩy mạnh phát triển nông nhiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh

Trang 2

thuật vào sản xuất Lấy nhiệm vụ xây dựng trạm bơm điện và cơ giới hoá làmkhâu đột phá trong sản xuật nông nghiệp.

Tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp, khuyến khích mở rộng quy mô

và nâng cao năng sản xuất Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xây dựngcác nhà máy, xí nghiệp để mở thêm ngành nghề mới, tận dụng nguyên liệu tạichỗ phục vụ cho sản xuất và đời sống; xây dựng nhanh các công trình giaothông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước; xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, vănhoá, thể dục thể thao; xây dựng các khu, cụm công nghiêp; nâng cấp, chỉnhtrang các chợ và đô thị trung tâm…

Riêng xã Thạnh Lợi là xã thuần nông, có trên 80% người dân sống nhờ vàosản xuất nông nghiệp Xác định đây là thế mạnh để bứt phá và là đòn bẩy nhằmthúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tăng thu nhập, nâng dần mứcsống của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm Hiểuđược tầm quan trọng này, Đảng bộ và nhân dân xã Thạnh Lợi luôn tập trung mọinguồn lực của nhà nước và vận động nhân dân cùng tham gia đầu tư cơ sở hạtầng như: giao thông - thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, hệ thống cấp nướcsạch, chợ, khu vui chơi giải trí, xây dựng Cụm, Tuyến dân cư thu hút dân về ở…

Từ đây góp phần vào sự phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hoá - xã hội, quốc phòng- an ninh ở địa phương, vì dân giàu, quê hươngtươi đẹp

Mốc thời gian nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010-2011 xây dựng đề tài trên

cơ sở khảo sát thực tế; tham khảo báo cáo năm của UBND xã; nghị quyết củaHĐND và báo cáo của UBND xã, chương trình hành động của Đảng uỷ xãnhiệm kỳ 2010-2015

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, giải quyết những vấn đề đặt

ra còn nhiều thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa tập thể thầy cô Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp và các bạn đồng nghiệp đểtôi tiếp thu và vận dụng những ý kiến đó vào thực tế công tác tại địa phương

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô đã hướng dẫn tận trình chu đáo, và sựđóng góp nhiều ý kiến quí báu của các bạn đồng nghiệp giúp để tôi hoàn thành

đề tài này, xin chân thành cảm ơn

- Lý do chọn đề tài:

Thực tiễn 20 năm đổi mới sự phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn

đã góp phần thay đổi diện mạo kinh tế xã hội nông thôn, góp phần vào sự thànhcông của công cuộc xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệpnông thôn nước ta

Sự phát triển hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn không chỉ là vấn đề kinhtế- kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề chonông thôn phát triển nhanh và bền vững Do vậy, trong đường lối và chính sáchphát triển kinh tế - xã hội nông thôn luôn là một trong những vấn đề được Đảng,Nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng và luôn được gắn với các chương

trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá” hy vọng góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, là căn cứ cho

việc xác định chính sách và giải pháp phát triển kết cấu, hạ tầng kỹ thuật địa

phương hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian nghiên cứu: Năm 2010- 2011

Về địa điểm nghiên cứu: Toàn bộ xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, TỉnhĐồng Tháp

- Phương pháp nghiên cứu:

Bước một: Tâp hợp tài liệu từ nhiều nguồn.

Bước hai: Sàn lọc, tuyển chọn tài liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Trang 4

1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng:

Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ

sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản

là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sảnxuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục Kết cấu hạ tầng cũng đượcđịnh nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nềntảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường

Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khácnhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Cụ thể như:

- Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì kết cấu hạ tầng có thểđược phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục

vụ hoạt động xã hội, và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh - quốc phòng Tuynhiên, trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế

mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại

- Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu

hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trongnông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, xây dựng, hoạt độngtài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội…

- Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn; Kết cấu hạ tầng kinh tế biển (ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn…

Kết cấu hạ tầng trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồmnhững công trình đặc trưng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực vànhững công trình liên ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệthống Trong nhiều công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng, các tác giảthường phân chia kết cấu hạ tầng thành hai loại cơ bản, gồm: kết cấu hạ tầng

Trang 5

kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.

(1) Kết cấu hạ tầng kinh tế: thuộc loại này bao gồm các công trình hạ

tầng kỹ thuật như: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đờisống, các công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển,đường sông, đường hàng không, đường ống), bưu chính - viễn thông, cáccông trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp… Kết cấu hạ tầngkinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tếphát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanhhơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư

(2) Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở khoa

học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, thể thao… và các trang,thiết bị đồng bộ với chúng Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng caomức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phùhợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Như vậy, kết cấu hạtầng xã hội là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm dochúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất côngcộng, liên hệ với sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần

1.2 Vai trò của kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển

Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất

có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội củamỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiệnđại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững

Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, phát triển kết cấu hạtầng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội ở cả các nước phát triển

và đang phát triển Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết

Trang 6

động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (2) trình độ phát triển kết cấu hạtầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm.

Từ hai kết luận này, các tác giả đã đưa ra một kết luận (4) Phát triển kết cấu

hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và góp phần vào việc giữ gìn môitrường; (5) Đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao chung là trình độphát triển kết cấu hạ tầng có tác động mạnh đến công tác xoá đói, giảm nghèo

Naoyuki Yoshino và Masaki Nakahigashi (2000) đã nghiên cứu về vaitrò của kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á vàđưa ra kết luận rằng, kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế của các nước vì hai lý do:(1) phát triển kết cấu hạ tầng góp phầnnâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế; và (2) phát triển kết cấu hạtầng có tác động rất tích cực đến giảm nghèo Còn tác giả Kingsley Thomas(2004) cho rằng, kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng không chỉ vì nó là điều

sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của các hộ giađình, mà kết cấu hạ tầng còn là lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDPcủa một nước Đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng thường chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư và chiếm từ 40- 60% đầu tư công ở hầu hết các nướcđang phát triển Tính trung bình, lượng đầu tư này chiếm 4% GDP của cácnước đang phát triển, cá biệt có nước chiếm hơn 10 %

Nghiên cứu về tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam,tác giả Phạm Thị Tuý (2006) đã phát hiện ra sáu tác động quan trọng sau đây:(1) Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư

đa dạng cho phát triển kinh tế- xã hội; (2) Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ,hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọngđiểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển; (3)Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo

Trang 7

triển kết cấu hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và việc góp phần gìn giữmôi trường (5) Đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông nông thôn,đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo; và (6) Phát triển kết cấu hạtầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻcho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho ngườinghèo.

Tóm lại, kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển Hệthống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết cácvấn đề xã hội Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là mộttrở lực lớn đối với sự phát triển Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kếtcấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khóhấp thụ vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởngtrực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

Ngân hàng Thế giới (2000)5 trong một nghiên cứu về 60.000 ngườinghèo trên thế giới cũng chỉ ra rằng, kết cấu hạ tầng yếu kém dẫn đến chấtlượng cuộc sống thấp kể cả khi thu nhập có tăng nhanh

Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là nhữngnước có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại Trong khi

đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển đang có hệ thống kết cấu hạ tầngkém phát triển Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đang là ưutiên của nhiều quốc gia đang phát triển Ở Việt N a m , với quan điểm “kếtcấu hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành mộtmức đầu tư cao cho phát triển kết cấu hạ tầng Khoảng 9-10% GDP hàng năm

Trang 8

phát triển kết cấu hạ tầng với tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam Độ dàicủa mạng lưới đường bộ đã tăng hơn gấp đôi tính từ năm 1990, và chất lượng cũng cải thiện đáng kể Tất cả các khu vực thành thị và90% hộ dân nông thôn được tiếp cận với điện Số đường điện thoại cố định và

di động tăng gấp mười lần so với năm 1995 Tiếp cận nước sạch tăng từ26% dân số lên 57% trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, vàtrong cùng giai đoạn này tiếp cận nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tăng từ 10% lên31% dân số Rõ ràng, đây là những thành tựu rất đáng ghi nhận

Từ cơ sở lý luận cho thấy rằng, thực trạng về phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của xã ThạnhLợi có những chuyễn biến tích cực, đã tác động mạnh mẽ đến các mặt của đờisống xã hội được thể hiện như sau:

+ Phía Đông: Giáp xã Trường Xuân Huyện Tháp Mười;

+ Phía Tây: Giáp xã Hòa Bình và Phú Cường Huyện Tam Nông;

+ Phía Bắc: Giáp xã Vĩnh Châu A Tân Hưng - Long An;

+ Phía Nam: Giáp xã Hưng Thạnh Huyện Tháp Mười

* Diện tích:

Tổng diện tích đất tự nhiên 4.627.5 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là3.764 ha, diện tích nuôi, trồng thuỷ sản là 28.8 ha; đất lâm nghiệp 146.44 ha, đấtchuyên dùng 85.27 ha

Trang 9

* Dân số: Tổng số hộ là 1.138 hộ; với 4.357 nhân khẩu, toàn \xã gồm có 05

b) Tài nguyên nước:

Nước mặt : xã Thạnh Lợi có hệ thống kênh rạch chằng chịt, lại xa sôngTiền nên nguồn nước mặt tự nhiện chưa được dồi dào, chất lượng nước chưađược thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

Nước ngầm: có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồnnước này hết sức dồi dào, khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt, chất lượng nướctương đối tốt, trung bình khai thác ở độ sâu khoẳng 350 – 400m

Trang 10

Cây màu: cây màu là 28 ha, trong đó: 16,8 ha, dưa hấu:10 ha, cây ớt:1,2ha.

Gai súc, gia cầm: Xã đang duy trì tốt việc chăn nuôi trên địa bàn của xã:tổng số đàn bò 50 con, đàn heo 450 con, đàn gia cầm 1.752 con

Thuỷ sản: diện tích nuôi cá trong ao hầm 2,8 ha, chủ yếu là nuôi cá rô, cálóc, cá trê đồng…

Thu hoạch 22 bè cá lóc và cá lóc bong, đạt sản lượng 30 tấn

Giao thông – xây dựng cơ bản:

-Hoàn thành và đưa vào sử dụng trạm y tế tại trung tâm xã đạt chuẩn quốcgia Kinh phí xây dựng và bố trí trang thiết bị y tế là : 2.028.000.000đ Trườngtiểu học ngã năm Hồng kỳ, kinh phí xây du75ngla2: 950.000.000đ, trườngTHCS kinh phí xây dựng, bố trí trang thiết bị dạy và học là:4,9 tỷ đồng, trên đầu

tư 100%

Dậm vá sửa lộ đal kênh công sự, kinh phí là:47.000.000đ , sửa 03 cây cầutrên đoạn lô từ trụ sở UB đến gia1p ranh xả Hoà bình, kinh phí là: 60.000.000đ,nhà nước đầu tư 100% Phối hợp với đoàn sinh viên chiến dịch mùa hè xanh,khoa địa chất- d6àu khí trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh xâydựng tuyến lộ đal kênh phước xuyên dài 1000m, tổng trị giá trên 500 triệuđồng Hoàn thành và đưa vào sử dụng 02 trạm cấp nước sạch, 01 là trạm kênhcông sự, 02 là trạm kênh phước xuyên ấp 1 , tổng kinh phí: 360.000.000đ Dângóp vốn: 225.000.000đ Tư nhân đầu tư 135.000.000đ, nâng tổng số trạm cấpnước sạch của xã là: 05 trạm,phục vụ cho 825 hộ dân, đạt tỷ lệ 73%( hộ dân sửdụng nước giếng)

Đã có quy họach trung tâm Xã tuy nhiên không phù hợp với tiêu chí mới,các quy họach khác đều thiếu và không đầy đủ

Đánh giá chưa đạt

Trang 11

III GIAO THÔNG:

Dọc tuyến có 04 cầu gồm: Cầu bắc qua kênh Công Sự, Cầu bắc qua Kênh Hậu

700, Cầu bắc qua kênh An Phước (Bảy Bê), Cầu bắc qua kênh ranh xã (Ba Bé)

1/ Cầu dọc đường huyện bắc qua kênh Công Sự: tải trọng 5T, dài 45m,

rộng 4,4m

Trang 12

2/ Cầu dọc đường huyện bắc qua kênh Hậu 700: tải trọng 5T, dài 34m, rộng

4,4m

Trang 13

3/ Cầu dọc đường huyện bắc qua kênh An Phước (Bảy Bê): tải trọng 5T, dài

34m, rộng 4,4m

4/ Cầu dọc đường huyện bắc qua kênh Ranh T X (Ba Bé): tải trọng 5T, dài 34m,

rộng 4,4m

Trang 14

- Định hướng: Trùng đường Huyện Trường Xuân - Thạnh Lợi nên không cần đầu tư mới.

1.2 Đường bờ Tây kênh Công Sự (kênh Phước Xuyên - kênh Tân Công Sính

1) dài 5,3km

- Hiện trạng: Đường đan, mặt 2m, cao trình thấp hơn lũ 2000 (-0,5m)

Đoạn từ kênh Phước Xuyên – ngã 5 Hồng Kỳ hư hỏng nhiều chỗ, đoạn từ ngã 5 Hồng Kỳ - kênh Tân Công Sính 1 còn tốt do mới thi công năm 2004

Trang 15

- Định hướng: đầu tư mới đường loại HA (mặt đan rộng 3.5m, nền 6.5m) vốn đầu tư … tỷ đồng.

Trang 16

- Định hướng: xây dựng mới cầu bê tông rộng 3.5m, dài 36m, trọng tải 5 tấn, vốn đầu tư … tỷ.

b/ Cầu dọc bờ Tây kênh Công Sự bắc qua kênh Tân Công Sính I : (Ngã 5 Tân Công Sính I):

- Hiện trạng: Cầu bê tông rộng 2.0m, dài 38m, dầm thép, trụ bê tông, lan canthép

- Định hướng: xây dựng mới cầu bê tông rộng 3.5m, dài 38m, trọng tải 5 tấn, vốn đầu tư … tỷ

- Hiện trạng: đường đất mặt 3,0m, cao trình thấp hơn lũ (-1.2m)

- Định hướng: đầu tư mới đường loại B (mặt đan rộng 2.5m, nền 3.5m), vốn đầu

Trang 17

- Định hướng: đầu tư mới đường loại B (mặt đan rộng 2.5m, nền 3.5m), vốn đầu

tư … tỷ đồng

Cầu dọc Bờ Đông kênh Cùng bắc qua kênh Nông Trường:

- Hiện trạng: chưa có

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 26,0m, vốn đầu tư:

2.3 Đường bờ Bắc kênh Lô 3: (ranh trường xuân - ranh giáp phú cường) dài

a/ Cầu dọc Bờ Bắc kênh Lô 3 bắc qua kênh Cùng :

- Hiện trạng: cầu gỗ, dài 26m, rộng 1.5m

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 28m, vốn đầu tư:

b/ Cầu dọc Bờ Bắc kênh Lô 3 bắc qua kênh Lô Ba Kéo dài:

- Hiện trạng: cầu gỗ tạm, dài 26m, rộng 1.5m

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 26m, vốn đầu tư:

Trang 18

c/ Cầu dọc Bờ Bắc kênh Lô 3 bắc qua kênh Công Sự: (Cầu ngã 5 Trường học)

- Hiện trạng: Sắt, gỗ, dài 34m, rộng 2m, trụ sắt bị mục

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 34m, trọng tải 2,5 tấn, vốnđầu tư:

d/ Cầu dọc Bờ Bắc kênh Lô 3 bắc qua kênh Hậu 700 Ấp 3: (cầu Ba Đông)

- Hiện trạng: cầu gỗ, dài 26m, rộng 1.5m

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 26m, trọng tải 2,5 tấn, vốnđầu tư:

e/ Cầu dọc Bờ Bắc kênh Lô 3 bắc qua kênh Tập đoàn 1:

- Hiện trạng: cầu gỗ, dài 26m, rộng 1.5m

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 26m, trọng tải 2,5 tấn, vốnđầu tư:

f/ Cầu dọc Bờ Bắc kênh Lô 3 bắc qua kênh An Phước:

- Hiện trạng: cầu gỗ, dài 34m, rộng 1.5m

- Định hướng: làm mới mặt bê tông rộng 2.5m, dài 34m, trọng tải 2,5 tấn, vốnđầu tư:

3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa::

(Tổng … km; trong đó ……km đạt tiêu chí đạt … , còn lại 10km đầu tư mới)

3.1 Đường bờ Nam kênh Phước Xuyên: (kênh Công Sự - ranh Tam Nông) dài

3,3km

Trang 19

Đường bờ Nam kênh Phước Xuyên Đoạn 2 (ĐH Bách Khoa thi công)

a/ Cầu dọc bờ Nam kênh Phước Xuyên bắc qua kênh Trạm bơm Thạnh Lợi 1

- Hiện trạng: mặt ván rộng 2.0m, trụ thép, dầm thép, lan can thép, dài 26m, cầu

đã xuống cấp

Trang 20

- Định hướng: Bỏ cầu cũ, làm trạm bơm kết hợp cầu (do nhà đầu tư trạm bơmlàm)

b/ Cầu dọc bờ Nam kênh Phước Xuyên bắc qua kênh Cùng

- Hiện trạng: mặt ván rộng 2.0m, trụ thép, dầm thép, lan can thép, dài 26m, cầu

đã xuống cấp

Trang 21

- Định hướng: Làm mới mặt bê tông 2.4m, dài 34m, vốn đầu tư là … tr.

c/ Cầu dọc bờ Nam kênh Phước Xuyên bắc qua kênh Ranh Tam Nông

- Hiện trạng: mặt ván rộng 2.0m, trụ bê tông cột điện, , dài 28m., mới sửa chửa

Trang 22

- Định hướng: Làm mới mặt bê tông 2.4m, dài 32m, vốn đầu tư là … tr.

3.2 Đường bờ Bắc kênh An Long: (kênh An Phước - ranh Trường Xuân) dài

- Hiện trạng: Đường đất mặt 2.0m, cao trình thấp hơn lũ 2000 là (-1.2m)

- Định hướng: đầu tư mới đường loại B (mặt rãi đá 0-4 rộng 3.0m, nền 4.0m), vốn đầu tư … tỷ đồng

a/ Cầu dọc bờ Nam kênh Lô Ba bắc qua kênh Hậu 700

- Hiện trạng: Chưa có

- Định hướng: Làm mới mặt bê tông 3.0m, dài 28m, vốn đầu tư là … tr

b/ Cầu dọc bờ Nam kênh Lô Ba bắc qua kênh Tập đoàn 13B

- Hiện trạng: Đường đất mặt 3.5m, cao trình thấp hơn lũ 2000 là (-0,5m)

- Định hướng: đầu tư mới đường loại B (mặt đan rộng 2.5m, nền 3.5m), vốn đầu

tư … tỷ đồng

a/ Cầu dọc bờ Đông kênh Công Sự bắc qua mương Khu lấy đất

- Hiện trạng: mặt sắt rộng 1.5m, trụ thép, dầm thép, lan can thép, dài 26m, cầu

đã xuống cấp

Trang 23

- Định hướng: bỏ cầu cũ tuyến đi vòng đấu nối vô đi dẫn 845,

b/ Cầu dọc bờ Đông kênh Công Sự bắc qua kênh Giữa Lô Ba

- Hiện trạng: không có

- Định hướng: làm mới cầu bê tông mặt rộng 2.5m, dài 36m, vốn đầu tư là … tr

c/ Cầu dọc bờ Đông kênh Công Sự bắc qua kênh Lô Ba

- Hiện trạng: mặt ván rộng 2.0m, trụ bê tông cột điện, dài 36m., mới sửa chửa

Ngày đăng: 02/06/2016, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w