1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Tác phẩm “thà ít mà tốt” và quan điểm cải tiến bộ máy nhà nước cách mạng của lênin

33 4,8K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài.Nhằm chuẩn bị lý luận để xây dựng một nhà nước kiểu mới, trước khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công Lênin đã viết rất nhiều tác phẩm, nhiều bài báo về vấn đề nhà nước. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm như: Nhà nước và cách mạng, các bài giảng đọc tại các trường đại học và các báo cáo trong các hội nghị có nội dung chủ yếu đó là: quy luật hình thành, phát triển và triển vọng của Nhà nước. Nhưng nội dung Lênin quan tâm nhất vẫn là việc xây dựng một nhà nước như thế nào, bộ máy nhà nước đã ra sao trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết ra đời. Bên cạnh việc xây dựng cách tổ chức, quản lý nền kinh tế mới XHCN, Lênin đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước. Trong tác phẩm Thà ít mà tốt một trong những tác phẩm cuối đời của mình, Lênin đã đưa ra những nội dung cụ thể, chi tiết để xây dựng một bộ máy nhà nước theo kiểu mới, một kiểu nhà nước hoàn toàn khác hẳn về chất so với nhà nước tư bản chủ nghĩa. Đó là một trong những định hướng lớn của Lênin về việc xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ.Tuy rất ngắn, vẻn vẹn có 18 trang, nhưng cho đến bây giờ Thà ít mà tốt vẫn được coi là một trong những tác phẩm quan trọng của Người nói về vấn đề nhà nước. Tác phẩm không những đã thực sự giúp cho Đảng Bônsêvích Nga không ngừng củng cố nhà nước thời bấy giờ mà còn có ý nghĩa là di huấn chính trị có tầm quốc tế đối với các đảng mácxít Lêninnít lãnh đạo chính quyền.Nhận thức tầm quan trọng của tác phẩm, tiểu luận đi vào đề tài: Tác phẩm “Thà ít mà tốt” và quan điểm cải tiến bộ máy Nhà nước Cách mạng của Lênin .

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Nhằm chuẩn bị lý luận để xây dựng một nhà nước kiểu mới, trước khiCách mạng tháng Mười Nga thành công Lênin đã viết rất nhiều tác phẩm, nhiềubài báo về vấn đề nhà nước Nội dung chủ yếu của các tác phẩm như: "Nhà nước

và cách mạng", các bài giảng đọc tại các trường đại học và các báo cáo trong cáchội nghị có nội dung chủ yếu đó là: quy luật hình thành, phát triển và triển vọngcủa Nhà nước Nhưng nội dung Lênin quan tâm nhất vẫn là việc xây dựng mộtnhà nước như thế nào, bộ máy nhà nước đã ra sao trong giai đoạn quá độ từ chủnghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)

Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, giai cấp vô sản đã giànhđược chính quyền, nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết ra đời.Bên cạnh việc xây dựng cách tổ chức, quản lý nền kinh tế mới XHCN, Lênin đặcbiệt quan tâm đến vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước Trong tác phẩm "Thà ít mà tốt"

- một trong những tác phẩm cuối đời của mình, Lênin đã đưa ra những nội dung

cụ thể, chi tiết để xây dựng một bộ máy nhà nước theo kiểu mới, một kiểu nhànước hoàn toàn khác hẳn về chất so với nhà nước tư bản chủ nghĩa Đó là mộttrong những định hướng lớn của Lênin về việc xây dựng nhà nước "chuyênchính vô sản" trong thời kỳ quá độ

Tuy rất ngắn, vẻn vẹn có 18 trang, nhưng cho đến bây giờ "Thà ít màtốt" vẫn được coi là một trong những tác phẩm quan trọng của Người nói về vấn

đề nhà nước Tác phẩm không những đã thực sự giúp cho Đảng Bônsêvích Ngakhông ngừng củng cố nhà nước thời bấy giờ mà còn có ý nghĩa là di huấn chínhtrị có tầm quốc tế đối với các đảng mác-xít Lêninnít lãnh đạo chính quyền

Nhận thức tầm quan trọng của tác phẩm, tiểu luận đi vào đề tài:

T ác phẩm “Thà ít mà tốt” và quan điểm cải tiến bộ máy Nhà nước Cách mạng của Lênin "

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu.

Cho đến nay, những quan điểm của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước đã

có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau đã được đê cập đếntrong các cuốn sách, tạp chí về chuyên ngành lý luận chính trị, tạp chí xây dựngĐảng

Trong các công trình nghiên cứu đó, tiêu biểu phải kể đến cuốn cuốn sách

Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác – Lênin” của tập thể

tác giả, do PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, PGS.TS Trần Ngọc Linh,PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên đồng chủ biên Các tác giả đi sâu vào kháiquát Những quan điểm chung về chính trị trong các tác phẩm kinh điển Mác –Lênin, tập trung vào những vấn đề lớn sau: vấn đề giai cấp, chính trị, nhà nước;

vị trí và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh giành quyền lựcchính trị của giai cấp công nhân; tổ chức quyền lực của giai cấp công nhân trongthời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,…

“Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí PGS, TS Lê Minh Quân – Viện Chính trị học, Học viện Chính trị- Hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội 4/2009

Minh”-Ngoài những công trình nghiên cứu của các tác giả trên, những quan điểmcủa Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước còn được đề cập đến trong nhiều cuốnsách, tạp chí chuyên ngành thuộc bộ môn chính trị học như: Chính trị học đạicương của khoa chính trị học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tập bài giảngchính trị học của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh chủ biên…

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những quan điểm của Lênin

về nhà nước và cải cách bộ máy nhà nước ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhaumột cách tương đối hoàn chỉnh Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quan điểmchung nhất mà chưa đưa ra được những phương hướng, giải pháp để vận dụngnhững quan điểm này vào tình hình thực tế ở Việt Nam Chính vì những lý dotrên, tiểu luận này góp phần bổ sung những thiếu hụt đó trong quan điểm của

Trang 3

Lênin về cải cách bộ máy nhà nước đồng thời cố gắng trình bày những quanđiểm này một cách toàn diện và hệ thống nhất.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở làm rõ những quan điểm cơ bản của Lênin về cải tiến bộ máynhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt”, liên hệ với Việt Nam Tiểu luận rút ra

ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm đối với công cuộc đổi mới bộ máy nhà nước ởViệt nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này, tiểu luận tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Quan điểm của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít

mà tốt”

Liên hệ với thực tiễn đổi mới bộ máy nhà nước ở Việt Nam

Ý nghĩa của tác phẩm đối với công cuộc đổi mới bộ máy nhà nước ở ViệtNam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Cơ sở lý luận.

Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta

Mác-về cải cách bộ máy nhà nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Lênin đó là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng vớicác phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Logic-lịch sử, phân tích-tổng hợp, sosánh, hệ thống hoá,…

Mác-5 Kết cấu của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Tiểu luận gồm

có 2 chương, 5 tiết và 32 trang

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA LÊ-NIN VỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

xu hướng hết sức trừu tượng muốn đi đến cái mới, mới đến nỗi không còn chứađựng một chút gì của cái cũ nữa Và cuộc cách mạng ấy càng triệt để bao nhiêuthì mâu thuẫn kia càng tồn tại lâu bấy nhiêu Nước Nga lúc này cũng ở tronghoàn cảnh đó Sự tác động cản trở nước Nga Xô viết của các cường quốc tư bảnphương Tây bằng can thiệp chiến tranh, phá hoại Sự can thiệp của các nước tưbản phương Tây mặc dầu "chúng không đánh đổ được chế độ mới do cách mạngthiết lập lên, nhưng chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tứcmột bước tiến, đúng theo dự kiến của những người xã hội chủ nghĩa và cho phépnhững người xã hội chủ nghĩa phát triển được lực lượng sản xuất một cách hếtsức nhanh chóng; chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả mọi khảnăng đủ để trở thành chủ nghĩa xã hội; không để cho chế độ đó chứng minhđược cho tất cả và cho mỗi người thấy rõ rằng, thấy hoàn toàn hiển nhiên rằngchủ nghĩa xã hội chứa đựng những lực lượng vô biên, rằng nhân loại ngày nay

đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, một giai đoạn có những tiền đồ rực

rỡ phi thường”[10, tr.455-456]

Về tình hình quốc tế, Lênin nhận định: Nước Nga đang có thuận lợi làtoàn thế giới hiện đang bước vào một phong trào nhất định sẽ đưa đến một cuộccách mạng XHCN toàn thế giới Song cái bất lợi là bọn đế quốc đã chia thế giới

Trang 5

ra làm hai phe, và nước Đức - một nước thực sự phát triển theo chủ nghĩa tư bảnvăn minh tiên tiến ngày nay đang phục hồi một cách khó khăn bởi sự xâu xé củacác cường quốc tư bản chủ nghĩa khác Mặt khác, toàn bộ phương đông vớihàng trăm triệu người lao động bị bóc lột bần cùng hóa đến cực điểm đang lâmvào hoàn cảnh là lực lượng thể chất và vật chất và quân sự của bất cứ nước nào ởTây Âu dù đó là nhỏ bé hơn nhiều.

Tình hình trong nước và quốc tế nhìn chung thuận lợi thì ít mà khó khănthì nhiều Từ đó Lênin đã đặt ra nhiều câu hỏi: "Với nền sản xuất tiểu nông vàtiểu tiểu nông của ta, với tình trạng bị tàn phá của đất nước ta, liệu chúng ta cóthể đứng vững được cho đến khi các nước tư bản Tây Âu hoàn thành được bướcphát triển của họ lên chủ nghĩa xã hội không?"[10, tr.456] Để giải quyết đượcvấn đề này, Lênin nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đến việc thực hiện một sáchlược phải làm thế nào để giữ vững và củng cố quyền hạn của giai cấp vô sản.Lênin nêu lên: "Tình hình đó buộc nước ta phải có sách lược gì? cố nhiên làsách lược sau đây: Chúng ta cần tỏ ra hết sức thận trọng để bảo toàn chínhquyền công nhân của ta, để duy trì tầng lớp tiểu nông và tiểu tiểu nông của tadưới quyền lực và dưới sự lãnh đạo của chính quyền đó"[10, tr.457] Vấn đề cănbản nhất để đương đầu với những khó khăn và bước đầu thực hiện những côngviệc tiền đề cho chủ nghĩa xã hội là: "Chúng ta phải gắng sức xây dựng một nhànước, trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì được lòng tin của

họ đối với mình và trừ bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnhvực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt"[10, tr.458]

Lênin phân tích rõ tại sao phải làm như vậy? Bởi vì chỉ có làm cho bộmáy của chúng ta trong sạch đến tột mực, chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cảnhững cái không tuyệt đối cần thiết chúng ta mới có thể đứng vững được Nhưvậy với việc phân tích một cách khách quan những khó khăn, thuận lợi, trongnước và quốc tế cũng như quy luật phát triển của xã hội, bằng tác phẩm "Thà ít

mà tốt" và những báo cáo về việc cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông, Lênin

Trang 6

đã chỉ ra rằng: cần làm ngay và làm một cách nghiêm túc dứt khoát và mạnh mẽviệc cải tiến bộ máy nhà nước trên cơ sở nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác-Ăngghen và thực tiễn nước Nga lúc bấy giờ.

1.2 Nội dung cơ bản của vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin

1.2.1 Quan điểm của Lênin đánh giá nhà nước sau 5 năm Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

Trước khi đi đến những chủ trương cải tiến bộ máy nhà nước, Lêninđánh giá đúng tính chất, bản chất, vai trò, ý nghĩa lịch sử trọng đại của Nhà nước

Xô viết Người khẳng định: Nhà nước Xô viết đã tạo ra một xã hội mới, một kỷnguyên mới

Người viết: "Trong hàng mấy trăm năm nay, người ta đã xây dựng lạinhững nhà nước theo kiểu tư sản, và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra mộthình thức nhà nước không phải tư sản Dẫu cho bộ máy nhà nước ta còn kémcỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, mộtnhà nước vô sản đã được sáng tạo ra"[10, tr.130]

Đồng thời, Lênin đã phân tích kỹ lưỡng thực trạng của bộ máy nhà nướcNga lúc đó: "Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốnnói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta sẽ phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xemnên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào"[10, tr.442-443].Lênin cho rằng những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ và nó tồn tại chođến lúc này Điều đó là không tránh khỏi, vì Lênin cho rằng: "quá khứ này tuy

đã bị lật đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hóa đãhết thời từ lâu"[10, tr.443] Mặt khác, những gì mà xã hội mới - xã hội Xô viếttiếp nhận và đào thải mới chỉ trong vòng 5 năm qua thì cố nhiên là không thểnào khác được vì đó là văn hóa, là phong tục, tập quán, đã ăn sâu vào trong đờisống của mọi người Việc tiếp nhận hay khắc phục nó không phải là dễ, vì vậynếu hấp tấp vội vàng sẽ dẫn đến nguy hại Câu kết luận và nên từ từ một chút thìhơn Vì nếu chúng ta tiến hành cải tiến bộ máy nhà nước khi những hiểu biết

Trang 7

còn quá ít ỏi, và những yếu tố cần thiết để xây dựng bộ máy nhà nước xã hội chủnghĩa còn chưa đủ thì tốt nhất là phải từ từ Lênin nói: "điều tai hại nhất ở đây làhấp tấp Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta biết được một tí như thế là đủrồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số yếu tố khá lớn để xây dựngđược một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy xãhội chủ nghĩa, bộ máy Xô viết"[10, tr.443].

Từ việc phân tích trên, Lênin nhấn mạnh: Không thể thay thế văn hóatrong công cuộc cải tiến bộ máy nhà nước bằng những hành động liều lĩnh, xungphong hay bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực hay bằng bất cứ một trong nhữngđức tính tốt đẹp của con người Chỉ có một cách là học tập, học tập và học tập

Bên cạnh thực trạng trên, nước Nga lúc này cũng càng khó khăn hơn bởinhững người công nhân, công nhân đại công nghiệp phải ra mặt trận, để lạichính quyền trong tay những người của chế độ cũ Nước Nga Xô viết lúc nàyvẫn là một nước lạc hậu về kinh tế, sản xuất nhỏ chiếm phần lớn Nền sản xuấtnhỏ phân tán lạc hậu, là gốc rễ của bệnh quan liêu, tâm lý, thủ cựu, nhận thứcvấn đề không đầy đủ, không toàn diện, không triệt để Đó là những cơ sở thuậnlợi cho sự tấn công của ý thức hệ tư tưởng của tư bản chủ nghĩa

Đó là thực trạng, hay nói đúng hơn là những nguyên nhân mà Lênin đãnêu ra để xác định một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền Xô viết là phải cảitiến bộ máy nhà nước

1.2.2 Nội dung cơ bản của vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin

Trong tác phẩm "Thà ít mà tốt" viết năm 1923 Lênin đã chỉ ra những vấn

đề cốt lõi của việc cải tiến bộ máy nhà nước như sau:

Vấn đề thứ nhất đó là vấn đề lựa chọn con người.

Lênin nêu lên: Cần phải lựa chọn thật kỹ những con người có đủ nănglực phẩm chất vào bộ máy nhà nước - đó là điều cốt yếu nhất để có một bộ máynhà nước thực sự là của nhân dân lao động Từ quan điểm đó Lênin đề nghị xây

Trang 8

dựng Bộ dân ủy thanh tra công nông Mục đích của Lênin khi xây dựng bộ này

là giống như một việc xây dựng bộ kiểu mẫu cho việc cải tiến bộ máy nhà nước,bởi vì việc tuyển lựa người vào làm việc ở bộ này cần được tiến hành rất kỹlưỡng Theo Lênin: "Những công nhân mà chúng ta chỉ định là ủy viên Bankiểm tra Trung ương phải là những người cộng sản không thể chê trách được Rồi thì để giúp việc họ, cần phải có một số thư ký nhất định mà ta đã cẩn thậnthẩm tra ba lần trước khi nhận Sau hết, những người nào mà chúng ta quyếtđịnh, ngoại lệ, nhận ngay vào các cơ quan thuộc Bộ dân ủy thanh tra công nông,phải có đủ những điều kiện sau đây:

Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu.

Hai là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết bộ

máy nhà nước của chúng ta

Ba là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết lý luận

thường thức về bộ máy nhà nước của chúng ta, những nguyên tắc của khoa họcquản lý, những giấy tờ sổ sách

Bốn là, họ phải phối hợp tốt công tác với những ủy viên Ban kiểm tra

Trung ương với ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta có thể đảm bảo chotoàn thể bộ máy chạy tốt"[10, tr.446-447]

Lênin chỉ ra rằng: Những người đáp ứng được những yêu cầu trên chính

là những phần tử ưu tú trong Bộ dân ủy thanh tra công nông họ là những ngườicông nhân tiên tiến và sau nữa là những phần tử thật sự có học thức Đó lànhững người hoạt động cho cách mạng chứ không phải là những kẻ huyênhhoang, những kẻ nói suông, những tên quan liêu, xa rời quần chúng, những kẻ

xu nịnh

Đối với những cán bộ chủ chốt của bộ máy nhà nước: Họ thực sự phải lànhững người cộng sản, và những người đó cũng cần được huấn luyện về nhữngvấn đề mục tiêu, phương pháp đào tạo cán bộ Và muốn đạt được những mục

Trang 9

tiêu đó Lênin nhấn mạnh: chỉ có một cách là học tập Lênin nói: "Muốn đổi mới

bộ máy nhà nước của chúng ta, phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sauđây: một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm saocho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa,phải làm sao cho học thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trởthành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta"[10, tr.444] Đó làquan điểm vừa học vừa làm, lý luận phải được thử nghiệm trong thực tiễn Cóđược những con người như vậy mới làm cho bộ máy nhà nước hoạt động tốt

Vấn đề thứ hai là phải xây dựng bộ máy nhà nước trên cơ sở khoa học, gọn nhẹ và tiết kiệm.

Việc trước tiên là phải phá bỏ chính quyền cũ, xây dựng chính quyềnmới về tay nhân dân Nhiệm vụ chính của chúng ta không chỉ là phải chiếnthắng bọn phản động trong nước mà còn phải thực hiện tổ chức xây dựng vàquản lý, điều hành nền kinh tế Trước mắt phải làm thử nội bộ đó là bộ dân ủy

Có thể lấy đó là mẫu để tiếp tục cải tiến được bộ máy khác Muốn cải tiến được

bộ máy đó trong hoàn cảnh nước Nga còn lạc hậu, Lênin nêu lên: cần phảinghiên cứu các loại sách của các tác giả trong nước đã nói về vấn đề này, ngoài

ra còn cần phải cử người tận tâm, sang Đức hay Anh để sưu tầm tài liệu vànghiên cứu để học tập và vận dụng Bộ Dân ủy thanh tra công nông phải cố gắnglàm việc hết khả năng và sức lực của mình, phải sáng tạo ra một cái gì thực sựkhông chê trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôntrọng, không chỉ những chức vị và cấp bậc

Về việc cải tổ Bộ dân ủy thanh tra, trong báo cáo gửi Đại hội XII củaĐảng, Lênin đề nghị mở rộng Ban kiểm tra Trung ương và trung bình, cứ haitháng, hội nghị toàn thể ấy chỉ họp một lần Ban Chấp hành Trung ương giao phócông việc hàng ngày cho Bộ chính trị, cho bộ tổ chức, cho ban bí thư

Và muốn cho Ban kiểm tra Trung ương, Bộ dân ủy thanh tra trở thànhcông cụ để cải tiến bộ máy nhà nước thì chúng ta phải tự cải tổ bộ máy dân ủy

Trang 10

thực sự gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm và phải bằng hành động thực tế,chứng minh rằng: cán bộ của bộ đó gánh vác được những công việc mà nhândân giao phó Tất nhiên để đạt được mục đích đó, sự lựa chọn cán bộ vào bộ đóphải thật cẩn thận, dần dần từng bước Bộ dân ủy thanh tra công nông cần có sựkiểm tra thật chặt chẽ những cơ quan ngang dọc và có hướng công việc cho các

cơ quan đó sao cho phù hợp với trình độ khoa học hiện đại Lênin đề nghị: nếu

Bộ dân ủy thanh tra công nông tán thành kế hoạch cải cách này thì có thể bắtđầu chuẩn bị ngay và tiếp tục hành động có hệ thống cho đến khi chuẩn bị xong,không vội vàng mà cũng không từ chối làm lại những việc có thể là đã làm quamột lần rồi

Để tinh giản và tiết kiệm, Lênin đưa ra ý kiến kết hợp một cơ quan Đảngvới một cơ quan chính quyền Xô viết Lênin nói: "Thật vậy, tại sao lại không kếthợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích của công việc đòi hỏi phải như thế Phảichăng chưa bao giờ có ai nhận xét chẳng hạn rằng trong một bộ dân ủy như Bộdân ủy ngoại giao, việc kết hợp như thế thật là vô cùng có ích và đã được thựchiện ngay từ khi bộ đó mới thành lập"[10, tr.452] Đây là một quan điểm quantrọng của Lênin trong việc tinh giản bộ máy nhà nước Xô viết "Phải chăng sựkết hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền với yếu tố đảng lại không phải là mộtnguồn sức mạnh phi thường trong chính sách của chúng ta”[10, tr.452] Lênin đãkhẳng định rằng sự hợp nhất là điều đảm bảo duy nhất cho một hoạt động có kếtquả

Vấn đề thứ ba là vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước.

Ông nói rằng: "Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế vàchính trị, chúng ta đều tỏ ra là cách mạng "ghê gớm" Nhưng về mặt cấp bậc, vềmặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì "tínhcách mạng" của chúng ta thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ bạinhất"[10, tr.453-454] Từ đó Lênin đã kết luận rằng: Mọi người chúng ta có thểrất táo bạo, mạnh mẽ trong một công việc vĩ đại nhưng khi tiến hành một việc

Trang 11

nhỏ cỏn con trong cải cách hành chính thì lại rụt rè Và ông cũng coi đó là mộtviệc khó vì nó chưa trở thành phong tục, chưa đi sâu vào tập quán của mọingười Nhưng đó là một việc phải làm trong cải tiến bộ máy nhà nước.

Để tăng cường tinh giản bộ máy nhà nước, thực hành tiết kiệm trong mọihoạt động, tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong bộ máy nhà nước.Lênin chỉ ra: "Chúng ta phải gắng sức xây dựng một nhà nước, trong đó côngnhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì được lòng tin của họ đối với mình và trừ

bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội,bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt Chúng ta phải thực hành tiết kiệmtột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta Chúng ta phải bài trừ mọi vết tíchlãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã

để lại đầy dẫy"[10, tr.458]

Lênin đặt vấn đề về sự cải tiến bộ máy nhà nước của thời kỳ đầu nướcNga Xô viết như là việc chuyển từ con ngựa này sang cưỡi con ngựa khác Cụthể là chuyển từ con ngựa của người nông dân, của người mu gích, con ngựakhốn khổ, tức là từ những doanh nghiệp không thể thiếu được trong một nướcnông dân phá sản sang con ngựa mà giai cấp vô sản đương tìm kiếm và khôngthể không tìm kiếm cho mình, tức là đại công nghiệp cơ khí, điện khí hóa Vềviệc tinh giản bộ máy nhà nước Lênin đề nghị Đại hội XII của Đảng bầu vàoBan kiểm tra Trung ương từ 75 đến 100 người ủy viên mới và tất nhiên là nhữngngười đó phải trải qua những cuộc thẩm tra cẩn thận Còn Bộ dân ủy thanh tracông nông trước đây có 800 người nay sẽ phải rút xuống chỉ còn độ 300 hay 400trăm nhân viên đã được đặc biệt kiểm tra về phương diện trung thực, cũng nhưphương diện hiểu biết bộ máy nhà nước Họ cũng sẽ phải trải qua một cuộc sáthạch đặc biệt chứng nhận rằng họ thông hiểu những nguyên tắc tổ chức khoahọc vê lao động nói chung và nhất là về công tác quản lý, công tác văn phòng

Họ phải được hưởng lương cao để giúp cho họ thoát khỏi "hoàn cảnh thực sự làkhốn khổ"

Trang 12

Việc giảm biên chế như Lênin nêu lên nhằm mục đích "sẽ làm tăng rấtnhiều cả chất lượng của những người làm việc trong Bộ dân ủy thanh tra côngnông lẫn chất lượng của toàn bộ công tác, như thế sẽ giúp cho bộ trưởng dân ủy

và cho những ủy viên trong ban lãnh đạo tập trung được hết công sức của mìnhlại để tổ chức công tác và nâng cao chất lượng công tác một cách có hệ thống vàliên tục, điều rất khẩn thiết đối với chính quyền công nông và đối với với chế độ

Xô viết của chúng ta”[10, tr.438]

Ngoài ra Lênin còn đề nghị phải nghiên cứu để sát nhập một số việnkhoa học lại với nhau nếu như hợp lý và cũng cần phải chỉ rõ tính độc lập củacác viện này Lúc này, vai trò của bộ trưởng các bộ càng vô cùng quan trọng vànặng nề Bộ trưởng phải nắm được tình hình chung, đồng thời cũng là người amhiểu nghiệp vụ, công tác cải cách hành chính Nhất là vấn đề bộ máy nhà nướctrong đó con người đóng vai trò quan trọng - những quan chức nhà nước

Trang 13

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng bộ máy nhà nước Viêt Nam hiện nay

Từ năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Trải quanhững thời kỳ dài của công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựngđất nước, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã không ngừng củng cố, cải tiến, bộ máy nhà nước cho phù hợp với từngthời kỳ cách mạng Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bộmáy nhà nước ta hoạt động trong cơ chế bao cấp, tuy rằng còn có nhiều hạn chếnhưng điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ không cho phép chúng ta cải cách toàndiện bộ máy nhà nước

Điều cần nói ở đây là từ năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàngiải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng chung nhiệm vụ là xây dựng chủnghĩa xã hội (CNXH) thì bộ máy nhà nước ta vẫn ở trong tình trạng là bộ máynhà nước của cơ chế kế hoạch, tập trung, bao cấp

Lúc này, không chỉ mọi vấn đề kinh tế, xã hội đang chìm trong vòngcương tỏa của một cơ chế cũ mà cả bộ máy nhà nước cũng chưa có gì đổi mớicho phù hợp với tình hình thực tế của thời kỳ quá độ lên CNXH Sự tồn tại của

cơ chế đó kéo dài cho đến năm 1986, chúng ta mới có bước đột phá trong mọilĩnh vực, trong đó có vấn đề bộ máy nhà nước

Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh, vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước đã được nhìn nhận, đánh giá và tiếnhành từng bước Thông qua các hội nghị của BCHTW Đảng khóa VII, Hội nghịTW3 và 7 khóa VIII, Đảng ta đã đánh giá bộ máy nhà nước ta đã hoàn thành tốtnhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng với những ưu điểm như sau:

Trang 14

Nó thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán của mộtnhà nước của dân, do dân và vì dân.

Có nhiều văn bản pháp quy về tổ chức bộ máy nhà nước, về hànhchính nhà nước có một đội ngũ những người quản lý nhà nước và côngchức có tinh thần yêu nước, trung thành với tổ quốc, phục tùng sự lãnhđạo của Đảng và tôn trọng lợi ích của nhân dân

Bộ máy nhà nước phát huy hiệu lực góp phần vào những thắng lợicủa cách mạng

Bên cạnh những ưu điểm, bộ máy nhà nước của ta còn có những yếukém:

Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, chưa xác định đúng và phân biệt rõ sựlãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước Các chứcnăng lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặc biệt là thẩm quyền của bộ máynhà nước chưa được phân định rõ ràng

Bộ máy quản lý nhà nước và nền hành chính chưa phân biệt giữaquản lý nhà nước và quản lý kinh doanh

Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian,nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung vừa phân tán, tản mạn, không đúngnguyên tắc tập trung dân chủ

Đội ngũ công chức nhà nước vừa thiếu lại vừa thừa không đượcđào tạo kiến thức quản lý hành chính nhà nước, pháp luật chu đáo; thiếumột quy chế công chức nhà nước hoàn chỉnh có tính pháp lý

Thủ tục hành chính rườm rà; bệnh cửa quyền, tham nhũng trở nênphổ biến và nghiêm trọng

Đảng ta đã chỉ ra rằng: những khuyết điểm trên làm cho bộ máy nhànước không đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực, hiệu quả để quản lý nhà nước đặc

Trang 15

biệt là để đảm đương chức năng, nhiệm vụ mới của Nhà nước trong công cuộcđổi mới.

2.2 Vấn đề đổi mới bộ máy nhà nước ở Việt Nam

Để khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại trong tổ chức bộ máy nhànước, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ nănglực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc củaNhà nước Vận dụng quan diểm của Lênin, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóaVII đã đề ra mục tiêu cải cách hành chính một cách nhất quán, lâu dài và thiếtthực, từng bước, liên tục trong nhiều năm, không nóng vội, giản đơn

Nội dung của cải cách hành chính được đưa ra với 4 nội dung chủ yếu:Cải cách thể chế của nền hành chính

Chấn chỉnh tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức

Cải cách tài chính côngHội nghị Trung ương 3 và Trung ương 7 khóa VIII cũng đã đặt vấn đềcải cách hành chính trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị nói chung và đượccoi là yếu tố, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội về cải cách hành chính,thông qua việc thi hành các chỉ thị của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh côngtác cải cách thủ tục hành chính (Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 và chỉ thị342/TTg ngày 22/5/1997) cho đến nay chúng ta đã đạt được một số kết quả lớn

Trang 16

các bộ, ngành Phân định rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước với chứcnăng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính phủ đã thực hiện một bước quan trọng sắp xếp tổ chức bộ máyhành chính từ Trung ương đến địa phương, các bộ đã chuyển sang quản lý đangành, nhiều lĩnh vực

Nhìn chung xu hướng việc sắp xếp lại với mục tiêu là: giảm đầu mốitheo xu hướng tinh gọn Chính phủ cũng đã sắp xếp lại một số tổ chức theongành dọc và thành lập một số tổ chức như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ủy banchứng khoán nhà nước

Công tác cải cách hành chính đã chú ý tới việc giảm công việc sự vụ, bớtthì giờ hội họp, tập trung làm tốt chức năng nghiên cứu chiến lược, chính sách vĩmô góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo và điều hành hoạt động của bộmáy hành chính

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và các văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý và

sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Đưa công tác quản lý nhân sự từkhâu xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sửdụng, đề bạt, thuyên chuyển, điều động khen thưởng, kỷ luật cán bộ Trong xâydựng đội ngũ cán bộ công chức đã thực hiện chế độ tuyển dụng qua thi tuyển

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng được quan tâm, chú

ý hơn trước So sánh các năm từ 1998 đến năm nay, số lượng cán bộ công chứcđược đào tạo bồi dưỡng năm sau đều cao hơn năm trước từ 5 - 10% Nội dungchương trình đào tạo được cải tiến, đổi mới

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Chính phủ đã thôngqua các đề án về việc giảm 15% biên chế hành chính các cơ quan Đảng và Nhànước (theo nghị quyết trung ương 7 khóa VIII) Trên cơ sở xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ khối lượng công việc, cơ cấu tổ chức bộ máy để xác định cơ

Ngày đăng: 02/06/2016, 03:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: (1991) . Văn kiện Đại hội lần thứ VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ VII
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: (1996). Văn kiện Đại hội lần thứ VIII , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: (2001). Văn kiện Đại hội lần thứ IX , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: (2006). Văn kiện ĐH lần thứ X , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện ĐH lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
5. Lê Hữu Nghĩa: (2002). Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin
Tác giả: Lê Hữu Nghĩa
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
6. Lê Minh Quân: (2009). Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Minh Quân
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
7. Nguyễn Thanh Tuấn: (2003), Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác – Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác – Lênin
Tác giả: Nguyễn Thanh Tuấn
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
8. Đỗ Tư: (1987). Giới thiệu tác phẩm của V. I. Lênin "Thà ít mà tốt" , Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thà ít mà tốt
Tác giả: Đỗ Tư
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
9. Phạm Xanh: (2001). Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1921-1930), Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1921-1930)
Tác giả: Phạm Xanh
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
10. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, Tập 45 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w